Bản Tin Biển Đông Số 97

(Tuần từ 07/03 – 14/03/2022) Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lưu Việt Hà, Lê Đức Tâm, Đoàn Thị Hằng Ni, Trần Phạm Bình Minh Biên tập: Phạm Huệ Việt Tư liệu: South China Sea News Lực lượng Phòng vệ Mặt đất của Nhật Bản tập trận chung với Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ tại … Continue reading Bản Tin Biển Đông Số 97

Advertisement

Thủ Tướng Việt Nam Dâng Hương Tưởng Niệm Chiến Sĩ Gạc Ma, Thăm Lữ Đoàn Tàu Ngầm Và Vùng 4 Hải Quân

Theo Báo điện tử Chính phủ, chiều ngày 12/3/2022, trong chuyến công tác tại Khánh Hòa, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác Trung ương đã tới dâng hương, dâng hoa tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma; thăm, kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Lữ đoàn Tàu ngầm … Continue reading Thủ Tướng Việt Nam Dâng Hương Tưởng Niệm Chiến Sĩ Gạc Ma, Thăm Lữ Đoàn Tàu Ngầm Và Vùng 4 Hải Quân

Trích Hồi Ký Đại Tướng Lê Đức Anh Giai Đoạn 1988 – 1991

Trích Hồi ký "Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng" của Đại tướng Lê Đức Anh. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia năm 2015. Chương 11 Tham Gia Lãnh Đạo Thực Hiện Công Cuộc Đổi Mới Đất Nước, Xây Dựng và Bảo Vệ Tổ Quốc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa Trước Đại hội … Continue reading Trích Hồi Ký Đại Tướng Lê Đức Anh Giai Đoạn 1988 – 1991

Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm Nói Chuyện về Biến Cố Gạc Ma năm 1988

Những đoạn trích dưới đây được cắt từ một thước phim ghi hình cuộc nói chuyện của Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, được đăng tải bởi cựu binh Phan Trí Đỉnh. Trong những đoạn trích này, Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm cho biết một số thông tin cụ thể về tình hình Biển … Continue reading Chuẩn Đô Đốc Lê Kế Lâm Nói Chuyện về Biến Cố Gạc Ma năm 1988

Từ Geneva đến Paris – Từ Lệ Thuộc đến Tự Chủ

Trích Phỏng Vấn GS.TS Vũ Dương Huân về Trường phái Ngoại Giao Hồ Chí Minh Thực hiện phỏng vấn: Huỳnh Phan Tuần Việt Nam ngày 20 tháng 5 năm 2018 Nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với GS.TS Vũ Dương Huân, nhà … Continue reading Từ Geneva đến Paris – Từ Lệ Thuộc đến Tự Chủ

Bài Học từ Hải Chiến Trường Sa: Việt Nam Đã Chiến Đấu và Phải Sẵn Sàng Chiến Đấu Một Lần Nữa

Tác giả: Koh Swee Lean Collin và Ngo Minh Tri The Diplomat ngày 20 tháng 3 năm 2018 Biên dịch: Phạm Nguyên Trường Chuyến thăm Việt Nam của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Carl Vinson, ngày 5 tháng 3 vừa qua là hành động mang tính biểu tượng trên nhiều mặt trận. Sau khi chiến … Continue reading Bài Học từ Hải Chiến Trường Sa: Việt Nam Đã Chiến Đấu và Phải Sẵn Sàng Chiến Đấu Một Lần Nữa

Bài Phát Biểu của Đại Tướng Lê Đức Anh tại Trường Sa Năm 1988

Nguồn: Tuần Việt Nam Ngày 14 tháng 3 năm 2018 Năm 1988, trong chuyến thị sát tại quần đảo Trường Sa, Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng đã dự lễ kỷ niệm 33 năm ngày truyền thống của Quân chủng Hải quân Việt Nam (7/5/1955-7/5/1988) do Quân chủng Hải quân cùng Tỉnh … Continue reading Bài Phát Biểu của Đại Tướng Lê Đức Anh tại Trường Sa Năm 1988

Gạc Ma 1988 qua Tài Liệu của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam

Trích Lời nói đầu của cuốn sách: Nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7.5.1955-7.5.2015), trên cơ sở cuốn Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955- 2005) được biên tập, xuất bản năm 2005, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Hải quân quyết định sửa chữa bổ sung, tu chỉnh, nâng cấp và xuất bản công trình “Lịch sử Hải quân nhân dân Việt Nam (1955-2015)”, lấy đó làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống và đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, giảng dạy của các cơ quan, các nhà khoa học, của bạn đọc trong và ngoài quân chủng.

Dưới đây là phần tường thuật lại những diễn biến xung quanh Biến cố Gạc Ma năm 1988 được trích từ cuốn sách.

Gạc Ma 1988: Lưỡi Lê, AK, 12ly7 vs. Quần Đùi, Áo Ba Lỗ, Cuốc, Xẻng, Tay Không

Những người lính trên biển sáng hôm ấy, nhiều người mặc áo lót và quần đùi, cùng nắm tay nhau, mỏng manh trước họng súng quân thù. Vòng tròn bất tử Gạc Ma đã in hằn một vòng đau thương và bi tráng trong lịch sử bảo vệ chủ quyền biển đảo.

30 năm rồi…

Gạc Ma 1988: Chai Rượu Ngon Chưa Kịp Khui của Trung Tá Thông

Sau cuộc thảm sát, anh Thoa bị bắt làm tù binh. Cũng ngay sau đó, anh Chương cùng tàu Chữ Thập Đỏ trở lại vùng biển Gạc Ma để tìm kiếm đồng đội (còn sống hoặc đã hy sinh) nhưng bị tàu vũ trang Trung Quốc xua đuổi nên phải quay về. 30 năm đã trôi qua, nhiều nỗ lực "ngoại giao" đã được triển khai nhưng phía Trung Quốc vẫn chưa cho Việt Nam tiếp cận để quy tập hài cốt liệt sĩ. Trong khoảng thời gian này, một số nỗ lực "không chính thức" đã được triển khai nhưng cũng chỉ mới vớt được một số bộ phận cơ thể của một số ít liệt sĩ Gạc Ma. Phần lớn các anh vẫn nằm dưới lòng biển xanh.