Trung Quốc Tận Dụng Khu Vực Tư Nhân để Gia Tăng Năng Lực Quân Đội

Giới thiệu: Kate O’Keeffe và Jeremy Page | The Wall Street Journal 25/9/2019

Biên dịch: Nguyễn Thế Phương | Ngày 2/10/2019

01
Khách tham quan triển lãm mô hình tàu sân bay Liêu Ninh ở Bắc Kinh. Nguồn: Jason Lee/Reuters.

Một báo cáo cho biết các doanh nghiệp phương Tây vô tình giúp Trung Quốc cải thiện năng lực quốc phòng.

Theo một số quan chức và một báo cáo mới gần đây, Bắc Kinh đang ngày càng đẩy mạnh việc “tận dụng” các công ty tư nhân Trung Quốc nhằm thu thập công nghệ quân sự nước ngoài, trong một chiến lược khiến các nhà lãnh đạo ở Washington phải kêu gọi điều chỉnh lại chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. 

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang thúc đẩy các công ty này tham gia quá trình đấu thầu các hợp đồng quốc phòng như một phần của nỗ lực “dung hợp quân-dân sự” (military-civil fusion), nhằm mục tiêu nâng cấp ngành công nghiệp vũ khí Trung Quốc vốn từ lâu bị thống trị bởi một vài các nhà thầu và các viện nghiên cứu kém hiệu quả do nhà nước quản lý. 

Nỗ lực trên, vốn được nhấn mạnh trong một báo cáo mới của C4ADS (một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dõi các vấn đề xung đột và an ninh xuyên quốc gia), khiến giới quan chức Mỹ lo ngại. Họ lo sợ rằng sáng kiến này chính là phần trọng tâm trong nỗ lực của Bắc Kinh nhằm xây dựng một lực lượng quân sự tiên tiến có khả năng thách thức vị thế của Mỹ không những ở Châu Á. C4ADS thường xuyên tiến hành các phân tích liên quan tới các vấn đề an ninh quốc tế dựa trên dữ liệu thô, và nổi tiếng với các báo cáo chi tiết về cách thức Bắc Triều Tiên có thể né tránh cấm vận.

> Toàn văn báo cáo của C4ADS: Marcel Angliviel de la Beaumelle et al. (2019) Open Arms – Evaluating Global Exposure to China’s Defense-Industrial Base [PDF].

Như một quan chức cấp cao ở Washington đã nói với The Wall Street Journal: “Hành động che dấu hay xoá nhoà rào cản giữa khu vực quân sự và dân sự của Trung Quốc tạo ra những tác động không có lợi cho cả các công ty nội địa Trung Quốc lẫn các công ty nước ngoài”.

Chiến lược của Trung Quốc tạo ra nhiều rủi ro mới cho các công ty và các nhà nghiên cứu nước ngoài, vốn không hề cố tình giúp đỡ quân đội Trung Quốc thu thập những công nghệ và chuyên môn mà tổ chức này cần để cải thiện năng lực vốn đã phát triển rất nhanh chóng của mình, theo bản báo cáo được công bố hôm thứ tư của C4ADS.

Tổ chức có trụ sở ở Washington cho biết đã gửi báo cáo của mình tới những bên có liên quan, bao gồm các cơ quan chính phủ và quốc hội ở Mỹ và các nước đồng minh, các nhà thầu quốc phòng, các thể chế tài chính và các công ty khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon.

Bắc Kinh đã nỗ lực thực hiện chính sách tương tự trong quá khứ, thế nhưng thứ khiến cho chiến lược ở hiện tại khác biệt và nguy hiểm hơn đối với Mỹ chính là việc năng lực công nghiệp cũng như tài chính của Trung Quốc hiện nay đã mạnh hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, sự can dự của nước này vào các hoạt động kinh doanh cũng như nghiên cứu ở nước ngoài cũng lớn hơn bao giờ hết, theo C4ADS

Không gian ứng dụng các công nghệ dân sự tiên tiến hiện nay vào trong lĩnh vực thiết bị quốc phòng cũng rộng hơn rất nhiều, ví dụ như máy bay không người lái hay trí tuệ nhân tạo.

Tầm nhìn của ông Tập về một ngành công nghiệp quốc phòng hiệu quả phần lớn dựa trên mô hình của Mỹ. Thế nhưng xuất hiện một số khác biệt lớn giữa chiến lược của Trung Quốc và cách tiếp cận của Mỹ, theo Christopher Ashley Ford, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách An ninh Quốc tế và Chống phổ biến vũ khí, đã nói trong một cuộc phỏng vấn.

Không giống như các nhà thầu quốc phòng Mỹ, các công ty Trung Quốc không thể từ chối đề xuất từ phía chính phủ. Khi tham gia vào quá trình phát triển quân đội, các công ty này sẽ đối mặt với tình trạng ăn cắp bản quyền trầm trọng, và Mỹ không khuyến khích các công ty của mình làm như vậy, theo Ford. 

Ông cũng nhấn mạnh, “Chúng tôi không nghĩ rằng chúng ta nên lợi dụng mối quan hệ thương mại với các công ty tư nhân để rồi ăn cắp từ họ”.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho rằng cáo buộc của Mỹ liên quan tới vấn đề ăn cắp bản quyền là “một công cụ chính trị”. Trong một phát biểu năm 2018, Tập cho rằng dung hợp quân-dân sự “là sự lựa chọn cần thiết giúp Đảng đạt được mục tiêu xây dựng một quân đội mạnh trong kỷ nguyên mới”.

Lầu Năm Góc đã từ chối nhận xét. Bộ Quốc phòng cũng như Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc không phản hồi yêu cầu đưa ra lời nhận xét.

Trong một ví dụ về dung hợp quân-dân sự, được C4ADS đưa ra lần đầu tiên, công ty tư nhân Beijing Highlander Digital Technology đã tận dụng một loạt những thoả thuận ở khắp Châu Âu và Canada để giúp xây dựng quân đội Trung Quốc, bao gồm cung cấp công nghệ cho con tàu sân bay đầu tiên của nước này.

Công ty này cũng tự ca ngợi vai trò của bản thân trong ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc trên trang web tiếng Trung của mình và trong các văn bản khác, bao gồm tuyên bố trong báo cáo hằng năm năm 2017 rằng các sản phẩm của công ty xuất hiện trên “mọi phiên bản” tàu chiến của Trung Quốc, theo C4ADS

Highlander đã ký kết thoả huận với một số công ty công nghệ nước ngoài đóng vai trò cung cấp trang thiết bị cho các quân đội phương Tây ít nhất từ năm 2004. Và quá trình này gặp phải rào cản lớn sau khi Highlander mua lại một công ty Canada có tên Oceanworks International Corp vào năm 2016, vốn có khách hàng là Hải quân Mỹ.

Các quan chức Canada đã yêu cầu Highlander rút vốn vào năm 2017 và tuyên bố rằng công ty này không được phép tiếp cận “vốn hiểu biết, các bí mật thương mại và các thông tin mật” của Oceanworks, theo một bản cáo trạng của toà án Mỹ, đề cập tới công ty Trung Quốc như là một “công ty của Bắc Kinh”. Đầu tháng này, giám đốc của Oceanworks là Glen Omer Viau và công ty của ông ta đã bị buộc các tội danh liên quan tới việc chia sẻ một cách bất hợp pháp với Trung Quốc các thông tin kỹ thuật về hệ thống ứng cứu tàu ngầm của Hải quân Mỹ. 

Preston Burton, một luật sư thuộc công ty luật Buckley LLP đại diện cho các bị đơn, đã từ chối nhận xét. Highlander cũng đã không phản hồi yêu cầu nhận xét. Văn phòng công tố ở Washington cũng từ chối nhận xét. 

Việc xây dựng một đối sách hiệu quả trước chính sách “quân-dân sự dung hợp” của Trung Quốc đang được đẩy mạnh ở Washington, khi mà cả Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhau không những thông qua chiến tranh thương mại, mà còn thông qua quá trình cạnh tranh công nghệ, quân sự rộng lớn hơn ở Châu Á, và cạnh tranh ảnh hưởng địa chính trị toàn cầu. 

Một số nhân vật trong cộng đồng an ninh quốc gia cảm thấy Mỹ cần phải làm nhiều hơn thế. Trong khi Quốc hội vào năm ngoái thông qua một số điều luật nhằm thẩm tra một cách kỹ càng hơn hàng hoá xuất khẩu của Mỹ, cũng như những khoản đầu tư nước ngoài đổ vào Mỹ – vốn có thể khoá chặt khả năng lấy cắp công nghệ nước ngoài của Trung Quốc, thì quá trình thực thi luật pháp vẫn còn nhiều lỗ hổng.

Vào ngày 11 tháng 9, một nhóm lập pháp lưỡng đảng dẫn đầu bởi TNS Tom Cotton và lãnh đạo phe thiểu số ở Thượng viện Chuck Schumer đã viết một bức thư gửi Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper, hối thúc ông sử dụng tất cả các biện pháp theo luật định để giải quyết vấn đề, bao gồm lên một danh sách tất cả các công ty quân sự của Trung Quốc đang hoạt động tại Mỹ.

Cùng ngày hôm đó, ông Ford thuộc Bộ Ngoại giao, thông qua hai bài phát biểu, đã đưa ra lời cảnh báo về những rủi ro tới từ chính sách “quân-dân sự dung hợp”. Trong một tuyên bố, ông đưa ra những tác động của việc hợp tác với những gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc như Tencent, Alibaba, Baidu hay Huawei. 

Quân-dân sự dung hợp có nghĩa là “rất khó, và trong một số trường hợp là không thể, tiếp cận khu vực công nghệ cao của Trung Quốc mà không bị vướng vào các hành động có thể được xem là hỗ trợ các nỗ lực đang tiếp diễn nhằm phát triển, hoặc tiếp cận các năng lực công nghệ tối tân nhất của quân đội Trung Quốc”, Ford nhấn mạnh.

Baidu từ chối đưa ra lời nhận xét. Cả Tencent, Alibaba và Huawei không trả lời yêu cầu nhận xét.

Quân-dân sự dung hợp là chính sách đã có từ thời Đặng Tiểu Bình, người đã khởi động các cải cách kinh tế theo hướng thị trường sau khi nắm quyền năm 1978. 

Khi Đặng ra lệnh cho các nhà máy quân sự lỗi thời chuyển sang sản xuất các sản phẩm dân sự, những nỗ lực nhằm tích hợp các kiến thức dân sự hiện đại vào việc sản xuất vũ khí đã thất bại do các rào cản quan liêu, một nền tảng công nghiệp yếu kém và sự bí mật đến khó chịu của giới quân sự. 

Sáng kiến dung hợp quân-dân sự của Tập, được đề xuất lần đầu vào năm 2015, đã được đưa vào kế hoạch 5 năm của chính phủ vào năm 2016 và chính thực được áp dụng như là một chiến lược quốc gia trong năm tiếp theo. Vào tháng 1 năm 2017, một Uỷ ban Trung ương mới phụ trách Phát triển Hỗn hợp Quân-Dân sự được thành lập và đứng đầu bởi Tập.

Nguyễn Thế Phương là nghiên cứu viên cộng tác của Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế, ĐHKHXH&NV TpHCM và là cộng tác viên Dự án Đại Sự ký Biển Đông. 

———-

Bản dịch được hỗ trợ kinh phí từ quỹ tài chính chung của Dự án Sự Ký Biển Đông, được tài trợ bởi những nhà tài trợ. Xem thông tin các nhà tài trợ tại https://daisukybiendong.wordpress.com/nha-tai-tro/.

Mọi sự sử dụng lại hay trích dẫn các ấn phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông phải ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài gốc trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Sử dụng cho mục đích thương mại phải được sự đồng ý bằng văn bản của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. 

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Mọi khoản đóng góp xin gửi về: Tài khoản Paypal: sukybiendong@gmail.com. Hay chuyển khoản: Hoàng Việt. Số tài khoản: 207503269. Ngân hàng ACB (Asia Commercial Bank). Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

 

Advertisement

2 thoughts on “Trung Quốc Tận Dụng Khu Vực Tư Nhân để Gia Tăng Năng Lực Quân Đội

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.