Chính Sách Ngoại Giao Sổ Nợ của Trung Quốc

Tác giả: Sam Parker và Gabrielle Chefitz

Báo cáo phân tích chính sách, Harvard Kennedy School ngày 24 tháng 5 năm 2018

China US Trump

Trích dịch tóm tắt báo cáo:

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã tung ra hàng trăm tỷ đô la dưới dạng các khoản vay cho các nước thường không thể trả nợ. Thông qua một quá trình mà các tác giả đặt tên là “ngoại giao sổ nợ” (debtbook diplomacy), Trung Quốc đã bắt đầu tận dụng những khoản nợ tích lũy này làm đòn bẩy để đạt được các mục tiêu chiến lược của mình.

Ba mục tiêu chiến lược chính mà các tác giả tin rằng Trung Quốc có thể nhắm tới bằng kỹ thuật ngoại giao sổ nợ là: (1) phủ đầy “Chuỗi ngọc trai” để giải quyết “thế lưỡng nan eo biển Malacca” và triển khai sức mạnh xuyên qua các tuyến thương mại Nam Á thiết yếu; (2) làm suy yếu và phá vỡ liên minh khu vực do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm chống lại các yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh; và (3) cho phép Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân vượt qua “Chuỗi Đảo thứ nhì” tiến vào Thái Bình Dương.

Mục tiêu của báo cáo nhằm phân tích tương lai của chiến lược ngoại giao sổ nợ: những quốc gia nào dễ bị tổn thương bởi sự ép buộc của Trung Quốc; các lợi ích chiến lược của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào; và cách các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ có thể giảm thiểu tác động của chiến lược này.

Báo cáo xác định 16 mục tiêu tiềm năng của chính sách ngoại giao sổ nợ của Trung Quốc, được nhóm thành 3 hạng mục chính dựa trên ba mục tiêu chiến lược được nêu ở trên: Sổ nợ ở phía Tây/Chuỗi ngọc trai; Sổ nợ ở phía Nam/Biển Đông; và Số nợ ở phía Đông/Chuỗi đảo thứ nhì và xa hơn.

Về phía Tây, Pakistan, Djibouti, Myanmar và Sri Lanka là những nguy cơ cần được ưu tiên chú ý: các quốc gia này đã nhượng lại hải cảng then chốt hay căn cứ quân sự cho Trung Quốc, và tiếp tục chìm sâu hơn vào bẫy nợ của Trung Quốc. Lợi ích của Mỹ có thể bị đe doạ ở những nước này.

Trong hạng mục thứ nhì, Sổ nợ phía Nam, không một quốc gia đơn lẻ nào cấu thành mối lo ngại chính ngay lập tức do thiếu ảnh hưởng quyền lực ngoại giao cá nhân, những mối quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ và/hoặc tình trạng nợ tương đối ổn định. Tuy nhiên, những tác động tích lũy của các khoản nợ mà Trung Quốc để lại Campuchia, Lào và Philippines có thể tạo cho Trung Quốc những proxy giúp Trung Quốc phủ quyết trong nội bộ ASEAN, tước đi sự ủng hộ của khu vực đối với Mỹ trong việc phản đối những yêu sách Biển Đông của Trung Quốc, trong lúc Trung Quốc đang thách thức trật tự quốc tế dựa trên luật pháp do Mỹ dẫn dắt.

Và cuối cùng, ở hạng mục thứ ba, Sổ nợ phía Đông, các quốc gia đang được Mỹ bảo trợ trong khuôn khổ Hiệp ước liên kết tự do (khối COFA) là những nước tạo nguy cơ khẩn cấp nhất, với sự chấm dứt nguồn tài trợ cho Hiệp ước sẽ có thể đưa các quốc gia này đi vào quỹ đạo của Trung Quốc. Điều này sẽ đe doạ những quyền mà Mỹ đã được hưởng từ Thế Chiến II, đó là quyền được truy cập không giới hạn vào các căn cứ quân sự ở những nước này cũng như ngăn chặn bất kỳ hoạt động quân sự nước ngoài nào mà không được phép của Mỹ.  Đồng thời, điều này cũng giúp hải quân Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động vượt qua Chuỗi đảo thứ nhất và tiến vào vùng nước xanh Thái Bình Dương.

Tải toàn văn báo cáo tại Sam Parker & Gabrielle Chefitz (2018) Debtbook Diplomacy.

Những bài đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của tất cả các thành viên, cộng tác viên hay nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

———-

Đọc thêm về nghiên cứu Trung Quốc:

https://daisukybiendong.wordpress.com/tag/nghien-cuu-trung-quoc/

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.