Quy Chế Pháp Lý của Các Vùng Biển và Sự Suy Giảm Các Quyền Tự Do trên Biển

Tác giả: Helmut Tuerk

Hội thảo “Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ,” tháng 6/2015.

Biên dịch: Nghiên cứu Biển Đông

Trật tự mà UNCLOS 1982  tạo ra là sự cân bằng khéo léo giữa một bên là quyền của quốc gia ven biển và bên kia là quyền tự do của tất cả các quốc gia khác. Quyền tự do hàng hải tiếp tục là thành tố cơ bản của quyền tự do trên biển, tuy nhiên các quyền tự do này đang ngày càng suy giảm trong những năm gần đây.

Tóm tắt

Nguyên tắc tự do biển cả được khai sinh từ đầu thế kỷ XVII. Thuyết tự do biển cả (mare liberum) vẫn chiếm ưu thế và không bị thách thức cho đến tận thế kỷ 20. Trật tự biển cũ mà bốn Công ước năm 1958 đặt ra, vì nhiều lý do, đã sụp đổ và được thay thế bởi các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Trật tự hiện nay là sự cân bằng khéo léo giữa một bên là quyền của quốc gia ven biển và bên kia là quyền tự do của tất cả các quốc gia khác. Quyền tự do hàng hải tiếp tục là thành tố cơ bản của quyền tự do trên biển, tuy nhiên các quyền tự do này đang ngày càng suy giảm trong những năm gần đây.

Phần I. Giới thiệu

Trước khi đề cập đến quy chế pháp lý của các vùng biển và sự suy giảm các quyền tự do trên biển, tác giả muốn nêu một số ý giới thiệu khái quát liên quan đến chủ đề này.

Chúng ta cần nhớ rằng trước khi nhân loại vươn ra biển, quyền tự do trên không gian bao la này đã từng bị thách thức bởi sự thống trị đất liền. Một số nguyên tắc chính của luật biển được hình thành từ sự giằng co giữa hai trường phái đối lập – sau này còn được gọi là thuyết “tự do biển cả” (mare liberum) và “kiếm soát biển cả” (mare clausum). Thuyết “tự do biển cả” được xây dựng và củng cố vào năm 1609 bởi luật gia nổi tiếng gốc Hà Lan Hugo Grotius – người chịu ảnh hưởng của các nhà thần học Tây Ban Nha và có lẽ cả từ truyền thống xa xưa của Châu Á về quyền tự do không bị cản trở của tàu buôn và thương mại biển. Thuyết “kiểm soát biển cả” với quan điểm trái ngược được xây dựng bởi nhà lập pháp người Anh John Selden vào năm 1635. Trường phái “tự do biển cả” của Grotius dần chiếm được sự ủng hộ của số đông và trở thành một nguyên tắc của luật tập quán quốc tế.

Lợi thế vẫn nghiêng về thuyết “tự do biển cả” cho đến tận thế kỷ XX khi thuyết này bắt đầu bị thách thức. Nguyên nhân đến từ sự nhận thức ngày càng tăng về nguồn tài nguyên khổng lồ và tiềm năng kinh tế lớn lao của các vùng biển; lo ngại về những thiệt hại cho nguồn cá ven bờ do các đoàn đánh bắt xa bờ gây ra và nguy cơ ô nhiễm cũng như chất thải từ các tàu vận chuyển hàng hóa độc hại. Người ta dần bước vào một tiến trình chuyển đổi luật biển từ cái được gọi là “luật lưu chuyển” sang “luật về lãnh thổ và chiếm hữu”. Trật tự trước đây của các vùng biển, như được quy định trong bốn Công ước Geneva năm 1958 và được phản ánh trong luật tập quán quốc tế, đã sụp đổ trước sức ép của ba nhân tố: tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự thất bại của luật cũ trong việc giải quyết thỏa đáng quan ngại của các quốc gia ven biển trong sử dụng tài nguyên biển và sự thay đổi cơ cấu của cộng đồng quốc tế với ngày càng nhiều các quốc gia đang phát triển. Luật biển hiện đại được thể hiện trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS)[1], tuy đã ghi nhận nhiều thay đổi đáng kể có lợi cho các quốc gia ven biển song vẫn cố gắng cân bằng khéo léo giữa quyền của các quốc gia ven biển và quyền tự do của tất cả các quốc gia khác, vì thế không sai khi gọi Công ước này là một “bản Hiến pháp của các đại dương”[2].

Đọc toàn bộ bản dịch tại http://nghiencuubiendong.vn/trung-tam-du-lieu-bien-dong/doc_download/1093-quy-ch-phap-ly-ca-cac-vung-bin-va-s-suy-gim-cac-quyn-t-do-tren-bin

Về tác giả: Đại sứ. Tiến sỹ. Helmut Tuerk, nguyên Thẩm phán và Phó Chủ tịch Tòa án Luật Biển quốc tế, Áo. Bài viết được trình bày tại Hội thảo Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ do Học viện Ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu.

Bản quyền thuộc Nghiên cứu Biển Đông.

—-

Chú thích: 

[1] Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, ngày 10/12/1982, xem tại www.un.org/Depts/los/convention_agreements/texts/unclos/unclos_e.pdf, truy cập lần cuối ngày 10/5/2016. Công ước có hiệu lực từ ngày 16/11/1994.

[2] Phát biểu của Chủ tịch Hội nghị Luật biển Quốc tế lần thứ III của Liên Hợp Quốc (UNCLOS III) tại thời điểm ký kết Công ước Luật biển http://www.un.org/depts/los/convention_agreements/texts/koh_english.pdf, truy cập lần cuối ngày 10/5/2016.

Advertisement

One thought on “Quy Chế Pháp Lý của Các Vùng Biển và Sự Suy Giảm Các Quyền Tự Do trên Biển

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.