‘Vùng biển Tranh Chấp’: Hướng Tới Một Khuôn Khổ Hợp Tác Chung ở Biển Đông

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng

Hội thảo “Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ,” Tháng 6/2015

Biên dịch: Nghiên cứu Biển Đông.

Bài viết phân loại các tranh chấp khác nhau trên Biển Đông nhằm phân biệt giữa ‘tranh chấp về các yêu sách trên biển’ và ‘các vùng biển tranh chấp’. Khái niệm thứ hai có lẽ là khái niệm phù hợp cho các đàm phán về phát triển chung trên Biển Đông. Bài viết cũng đưa ra một số câu hỏi cần được trả lời để giúp các bên tranh chấp trên Biển Đông có thể định nghĩa và nhất trí với các vùng, cụ thể là ‘vùng biển tranh chấp’, để phục vụ quá trình phát triển chung.

  1. Giới thiệu

Biển Đông là vùng biển nửa kín lớn thứ hai thế giới với các tài nguyên thiên nhiên quan trọng. Tài nguyên sinh vật ở Biển Đông được xem là rất dồi dào[1] và mang lại những nguồn dinh dưỡng, ngoại tệ và việc làm quan trọng cho các quốc gia ven biển.[2] Đồng thời, việc đáy của Biển Đông chứa một trữ lượng dầu và khí lớn cũng được công nhận rộng rãi.

Tuy nhiên, đây cũng là nơi xảy ra nhiều tranh chấp biển và lãnh thổ phức tạp, không chỉ gây ra căng thẳng mà còn cản trở sự phát triển bền vững các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Trên cơ sở đó, ‘phát triển chung’, vốn được xem như một giải pháp tạm thời đối với các tranh chấp trên Biển Đông trong một thời gian dài,[3] đã xuất hiện trở lại trong các đối thoại chính trị[4] cũng như tại các cuộc thảo luận giữa các học giả.[5]

Một giải pháp tạm thời với tính thực tiễn như vậy rất có giá trị đối với các tranh chấp phức tạp trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa ý tưởng này còn gặp nhiều cản trở đáng kể, trong đó có quan trọng có thể kể tới việc xác định vùng khai thác chung trên Biển Đông.[6] Từ các tuyên bố chính thức của các bên tranh chấp trên Biển Đông, có thể thấy, tình huống thường xảy ra trong đàm phán liên quan tới phát triển chung giữa các bên là việc một khu vực được coi là vùng tranh chấp đối với bên này nhưng lại là vùng hoàn toàn nằm trong các vùng biển ‘không thể chối cãi’ đối với một bên khác.

Trên cơ sở đó, bài viết này phân loại các tranh chấp khác nhau trên Biển Đông nhằm phân biệt giữa ‘tranh chấp về các yêu sách trên biển’ và ‘các vùng biển tranh chấp’. Khái niệm thứ hai có lẽ là khái niệm phù hợp cho các đàm phán về phát triển chung trên Biển Đông. Tuy nhiên, bài viết sẽ không chỉ ra các ‘vùng biển tranh chấp’ cụ thể. Thay vào đó sẽ đưa ra một số câu hỏi cần được trả lời để giúp các bên tranh chấp trên Biển Đông có thể định nghĩa và nhất trí với các vùng, cụ thể là ‘vùng biển tranh chấp’, để phục vụ quá trình phát triển chung.

  1. Định nghĩa ‘phát triển chung’

Thực tiễn các quốc gia hợp tác để khai thác tài nguyên thiên nhiên – hay ‘phát triển chung’ – ở một vùng biển được chỉ định từ lâu đã thu hút sự quan tâm của các chuyên gia pháp lý.[7] Tuy nhiên, vẫn chưa có cách hiểu và sử dụng thống nhất đối với khái niệm ‘phát triển chung’.[8] Theo kết luận của một nhóm các luật sư trong một hội thảo về Khả năng Phát triển Chung ở Biển Đông, ‘“phát triển chung”, thường được dùng như một thuật ngữ chung, chỉ các hoạt động từ cấp độ cùng khai thác các nguồn tài nguyên chung cho tới đơn phương phát triển một tài nguyên chung ngoài một ranh giới được định sẵn, và các hoạt động tương tự giữa hai cấp độ này.[9]

Một số học giả ưu tiên sử dụng định nghĩa ‘phát triển chung’ theo nghĩa rộng, theo đó, phát triển chung bao gồm không chỉ sự tham gia trực tiếp của quốc gia mà còn là việc các quốc gia này sử dụng một số chính sách cụ thể thúc nhằm thúc đẩy khai thác chung thông qua hoạt động của các công ty dầu khí tại một số vùng nhất định. Từ đó, ‘phát triển chung’ được định nghĩa là việc “một hay nhiều nước quyết định chia bất kỳ quyền lợi nào của mình đối với một vùng xác định và, ở một mức nào đó, thực hiện quản lý chung nhằm mục đích khám phá và khai thác các tài nguyên.’[10] Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu lại ưu tiên sử dụng định nghĩa hẹp về phát triển chung và giới hạn nó ở các thỏa thuận giữa các chính phủ, loại trừ các liên doanh giữa chính phủ và công ty dầu khí hay của các nhóm công ty tư nhân tham gia góp vốn.[11] Như vậy, phát triển chung có thể được định nghĩa là “một thỏa thuận phát triển giữa hai quốc gia nhằm chia sẻ chung [tài nguyên thiên nhiên] theo một tỷ lệ nhất định thông qua hợp tác giữa hai nước và biện pháp quốc gia ở một vùng được chỉ đinh ở [vùng biển] mà ở đó cả hai hoặc một trong hai quốc gia tham gia có quyền theo quy định của luật quốc tế.”[12]

Nhìn chung, hợp tác chung có thể được phân biệt bởi chức năng của nó trong phân định vùng biển. Cụ thể, một hiệp định về phát triển chung có thể được ký kết trước hoặc song song với việc thực hiện công ước phân định vùng biển.[13] Khi phát triển chung được thực hiện song song với công ước phân định vùng biển, nó có chức năng ‘tách quá trình phân định khỏi vấn đề về tài nguyên’ và từ đó tạo điều kiện cho việc ký kết công ước phân định.[14] Mặt khác, khi không có công ước phân định, hay trong tình huống của vùng biển tranh chấp, phát triển chung được coi là một ‘dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn’ cho phép các bên tranh chấp có thể tiếp cận các tài nguyên trong các vùng tranh chấp hoặc chồng lấn.[15]

Trong bối cảnh của Biển Đông thì ‘phát triển chung’ đóng vai trò là một dàn xếp tạm thời có tính thực tiễn trong khi chờ đợi một  giải pháp cuối cùng đối với các tranh chấp tại đây. Và khi mà ‘phát triển chung’ được coi như giải pháp tạm thời của tranh chấp, phạm vi địa lý của khu vực này phải được gắn với tranh chấp đó.  Đây chính là xuất phát điểm của ý tưởng về việc sử dụng ‘vùng biển tranh chấp’ hay ‘tranh chấp biển’ làm khuôn khổ cho quá trình thực hiện phát triển chung.

Đọc toàn bộ bản dịch tại Nguyễn Đăng Thắng (2015) Vùng biển tranh chấp – hướng tới khuôn khổ hợp tác chung ở Biển Đông

Về tác giả: Tiến sỹ Nguyễn Đăng Thắng là Giảng viên Khoa Luật Quốc tế, học viện Ngoại giao Việt Nam. Bài viết được trình bày tại Hội thảo Các vấn đề Biển và Công ước Liên Hợp Quốc về  Luật biển (UCNLOS): Chia sẻ cách Tiếp cận của Châu Âu và Châu Á đối với Tranh chấp Lãnh Thổ do Học viện Ngoại giao tổ chức với sự hỗ trợ của Liên minh Châu Âu vào tháng 6 năm 2015.

Bài viết nhằm phản bác quan điểm phổ biến nhưng cũng rất không chính xác về việc chỉ định các ‘vùng biển tranh chấp’ mà các nhà bình luận đã nêu khi thảo luận về một sự kiện hay vụ việc ở Biển Đông.

Bản quyền bản dịch thuộc Nghiên cứu Biển Đông

—–

Chú thích:

[1] T Kivimäki (ed), War or peace in the South China Sea? (NIAS Press, Copenhagen, 2002), 44, xếp hạng Biển Đông đứng thứ tư trong số 19 vùng giàu tài nguyên đánh bắt cá thế giới.

[2] Theo báo cáo có khoảng 10% nguồn cung cấp cá quốc tế đến từ vùng này. Xem B Bland, ‘Vietnam’s fishermen on front line in China clash’,Financial Times, 20 June 2011 <http://www.ft.com/intl/cms/s/0/0b4e8380-9b52-11e0-bbc6-00144feabdc0.html#axzz1PVz5IRNV&gt; (truy cập 21/6/2011). Xem thêm D Rosenberg, ‘Fisheries Management in the South China Sea ‘ in S Bateman and R Emmers (eds), Security and International Politics in the South China Sea: Towards a Co-operative Management Regime (Routledge, London, 2009), ch 4, 61.

[3] Trong bối cảnh Biển Đông, ý tưởng này được Đặng Tiểu Bình đưa ra từ đầu những năm 1980. Xem Set Aside Dispute and Pursue Joint Development,    http://www.fmprc.gov.cn/eng/ziliao/3602/3604/t18023.htm (truy cập lần cuối: 15/12/2008).

[4] Quan điểm này được các lãnh đạo Trung Quốc đặc biệt đưa ra. Ví dụ, xem Foreign Minister Wang Yi: Solving Nansha Disputes Can Be Worked Along Three Lines at the Same Time, (3 August) http://www.fmprc.gov.cn/eng/wjb/zzjg/yzs/xwlb/t1065514.shtml (truy cập lần cuối: 9/11/2013);Premier Li Keqiang Holds Talks with Prime Minister Nguyen Tan Dung of Vietnam, (13 October)  http://www.fmprc.gov.cn/eng/zxxx/t1089863.shtml (last visited: 9 November 2013).

[5] Với hai ấn phẩm gần đây, xem Robert Beckman, Ian Townsend-Gault, Clive Schofield, Tara Davenport, và Leonardo Bernard (ed.)^(eds.),Beyond Territorial Disputes in the South China Sea: Legal Frameworks for the Joint Development of Hydrocarbon Resources (Chltenham: Edward Elgar 2013) và Wu Shicun, and Nong Hong, Recent Developments in the South China Sea Dispute: The Prospect of a Joint Development Regime(Oxford: Routledge 2014).

[6] Xem H. Djalal. “South China Sea Island Disputes” The Raffles Bulletin of Zoology Supplement  8 (2000) 9-21, xác định bốn vấn đề quan trọng đối với phát triển chung là (1) “vùng” mà chúng ta sẽ hợp tác hoặc phát triển chung; (2) “tính chất” và “đối tượng” hoặc “chủ đề” mà chúng ta hy vọng sẽ hợp tác (đánh cá, khoáng sản, dầu, khí, môi trường, nghiên cứu khoa học biển, công viên biển…); (3) “cơ chế” cho việc hợp tác đó, có thể là một Cơ quan hay một tổ chức hoàn dàn xếp phối hợp lỏng; và (4) “Ai” sẽ tham gia vào các hoạt động Phát triển Chung hay hợp tác chung đó.

[7] Có rất nhiều bài viết nhưng những bài quan trọng gồm có Hazel Fox, Paul McDade, Derek Rankin Reid, Anastasia Strati, and Peter Huey, Joint Development of Offshore Oil and Gas: Model Agreement for States for Joint Development with Explanatory Commentary 1 (London: British Institute of International and Comparative Law 1989); Hazel Fox (ed.)^(eds.), Joint Development of Offshore Oil and Gas: Conference Papers(London: British Institute of International and Comparative Law 1990); Zhiguo Gao, “Legal Aspects of Joint Development in International Law” in M. Kusuma-Atmadja, T. A. Mensah and B. H. Oxman (ed.)^(eds.) Sustainable Development and Preservation of the Oceans: the Challenges of UNCLOS and Agenda 21 (Honolulu: Law of the Sea Institute, University of Hawaii 1997), 629; Rainer Lagoni. “Report on Joint Development of Non-living Resources in the Exclusive Economic Zone” International Law Association Reports  63 (1988) 509-69; Masahiro Miyoshi. “The Basic Concept of Joint Development of Hydrocarbon Resources on the Continental Shelf” IJECL  3 (1988) 1-18; ———. “The Joint Development of Offshore Oil and Gas in Relation to Maritime Boundary Delimitation” IBRU Maritime Briefing  2 (1999) 1-53; David M. Ong. “Joint Development of Common Offshore Oil and Gas Deposits: “Mere” State Practice or Customary International Law?” AJIL  93 (1999) 771-804; Ian Townsend-Gault, and William G. Stormont, “Offshore Petroleum Joint Development Arrangements: Functional Instrument? Compromise? Obligation?” in G. H. Blake, W. J. Hildesley, M. A. Pratt, R. J. Ridley and C. H. Schofield (ed.)^(eds.) The Peaceful Management of Transboundary Resources(London: Graham & Trotman/M. Nijhoff 1995), 51-76.

[8] Masahiro Miyoshi. “The Basic Concept of Joint Development of Hydrocarbon Resources on the Continental Shelf” IJECL  3 (1988) 1-18, 5; David M. Ong, “Joint Exploration Areas” in R. Wolfrum (ed.)^(eds.) Max Planck Encyclopedia of Public International Law Oxford University Press 2012), , paragraph 3.

[9] Xem ‘Conclusions and Recommendations’ in Mark J. Valencia, and C. Y. Li, Geology and hydrocarbon potential of the South China Sea and possibilities of Joint Development: proceedings of the Second EAPI/CCOP Workshop East-West Center, Honolulu, Hawaii 22-26 August 1983(Oxford: Pergamon Press 1985), x.

[10] Ian Townsend-Gault. “Joint Development of Offshore Mineral Resources – Progress and Prospects for the Future” National Resources Forum  12 (1988) 275.

[11] Xem Masahiro Miyoshi. “The Basic Concept of Joint Development of Hydrocarbon Resources on the Continental Shelf” IJECL  3 (1988) 1-18, 5; ———. “The Joint Development of Offshore Oil and Gas in Relation to Maritime Boundary Delimitation” IBRU Maritime Briefing  2 (1999) 1-53, 3; Rainer Lagoni. “Report on Joint Development of Non-living Resources in the Exclusive Economic Zone” International Law Association Reports  63 (1988) 509-69; Hazel Fox, Paul McDade, Derek Rankin Reid, Anastasia Strati, and Peter Huey, Joint Development of Offshore Oil and Gas: Model Agreement for States for Joint Development with Explanatory Commentary 1 (London: British Institute of International and Comparative Law 1989), 45.

[12] ———, Joint Development of Offshore Oil and Gas: Model Agreement for States for Joint Development with Explanatory Commentary 1 (London: British Institute of International and Comparative Law 1989), 45.

[13] Đối với các nghiên cứu tập trung vào phát triển chung  thay cho ranh giới trên biển, xem bài trên; Sun Pyo Kim, Maritime Delimitation and Interim Arrangements in North East Asia (The Hague: Martinus Nijhoff 2004) (the latter however briefly alludes to joint development as an additional element of maritime boundaries); Đối với các bài viết bao quát phát triển chung ở các vùng đã phân định cũng như chưa phân định, xem Masahiro Miyoshi. “The Joint Development of Offshore Oil and Gas in Relation to Maritime Boundary Delimitation” IBRU Maritime Briefing  2 (1999) 1-53, 3; Rainer Lagoni. “Report on Joint Development of Non-living Resources in the Exclusive Economic Zone” International Law Association Reports  63 (1988) 509-69.

[14] ———. “Report on Joint Development of Non-living Resources in the Exclusive Economic Zone” International Law Association Reports  63 (1988) 509-69, 548.

[15] Như trên., 549.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.