Diễn tiến Dự án – Tháng Giêng, 2015

1. Sau một tháng kể từ ngày khởi động dự án, cùng với sự đóng góp tài liệu và tham gia nhập liệu của các CTV, nhà nghiên cứu cùng với BBT và nhóm thẩm định dự án, dự án hiện đã có:

+ 558 sự kiện (chưa thẩm định) trải dài từ trước thế kỷ 19 cho tới nay:
https://daisukybiendong.wordpress.com/su-kien-da-nhap/
+ và 132/145 tên tài liệu có bản điện tử:
https://daisukybiendong.wordpress.com/danh-muc-tai-lieu/

Ngoài ra dự án cũng đã nhận được nhiều góp ý của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.

Những sự kiện được nhập từ những tư liệu tiêu biểu của các luật gia, các nhà nghiên cứu đến từ Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, như một nỗ lực kết nối các mảnh ghép để tạo ra một bức tranh hoàn chỉnh nhất có thể.

Như một ví dụ:
+ Bảng sự kiện trước năm 1900 hiện đang là sự kết hợp giữa các bằng chứng lịch sử của Việt Nam, sử liệu của Trung Quốc (chính thống và không chính thống) và thư tịch cổ phương Tây, với nhiều dữ liệu được các nhà nghiên cứu dịch nguyên văn từ tài liệu gốc. Nhìn vào bảng sự kiện cho đến lúc này, có thể thấy trong khi các bằng chứng khẳng định chủ quyền của TQ khá rời rạc và nằm nhiều trong các sách vở không chính thống chưa được kiểm chứng, mâu thuẫn với những sử liệu chính thống của TQ, thì các bằng chứng của VN và của bên thứ 3 (phương Tây) ghi nhận chủ quyền của VN có tính hệ thống cao.

https://daisukybiendong.wordpress.com/su-kien-da-nhap/bang-su-kien-truoc-nam-1900/

+ Bảng sự kiện từ năm 1901-1954 đã dần dần tái hiện được nhiều diễn biến, chẳng hạn như cho tới những năm 1930, trong nhiều ghi chép nội bộ của TQ cũng chỉ ghi Tri Tôn là cực Nam của lãnh thổ TQ, hay những ghi chép của chính quan chức TQ thể hiện sự thiếu hiểu biết của họ đối với quần đảo Trường Sa. Chiến lược phía sau đường chữ U tại thời điểm nó ra đời là gì, quá trình tiến hóa của đường chữ U từ chỗ chỉ bao quanh quần đảo Hoàng Sa và Hải Nam cho tới chỗ bành trướng ra tới James Shoal…

https://daisukybiendong.wordpress.com/su-kien-da-nhap/bang-su-kien-tu-1901-1954/

2. Hiện tại dự án đang cần người đọc những tài liệu sau để ưu tiên hoàn thành bảng sự kiện trước năm 1900 và cũng là bảng khó nhất (Tuy nhiên, quý vị vẫn có thể tham gia ở những bảng sự kiện khác, tài liệu sẽ dễ đọc hơn rất nhiều).

+ Stein Tonneson (2001). An International history of the dispute in the South China Sea. EAI Working paper 71.
+ Phạm Hoàng Quân (2014). Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc. NXB Văn hóa – Văn nghệ.
+ Shimao Minuro. Hoàng Sa, Trường Sa trong sử liệu Trung Quốc. Tạp chí Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng số 57: 39 – 45 (2014).
+ Antonio T. Carpio (2014). Historical Facts, Historical Lies, and Historical Rights in the West Philippine Sea.
+ JIa Yu (2013). International perspective on the dotted line in the South China Sea. China Legal Sci. 25: 25-55.
+ Raul (Pete) Pedrozo (2014). China versus Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the South China Sea. CNA Occasional Report: từ trang 25-63.
+ Nguyễn Bá Diến (2012). Về chủ quyền lịch sử, pháp lý của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 28: 151‐168.

Riêng cuốn sách “Hoàng Sa, Trường Sa: Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc” của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân thì cuốn sách giấy vừa mới xuất bản đã có nhiều chỉnh lý so với những bài viết của tác giả được lưu hành trên mạng trước đó. Bởi vậy dự án sẽ sử dụng cuốn sách này.

Nếu có ai đang ở Việt Nam và nhận đọc và nhập dữ liệu từ cuốn sách này, chúng tôi sẽ gửi tiền sách cho quý vị. Đây là của dự án tặng cho quý vị.

3. Trân trọng cảm ơn các thành viên và CTV dự án, các nhà nghiên cứu đã tham gia nhập dữ liệu, góp tài liệu và ý kiến cho dự án. Dự án mong tiếp tục nhận được sự theo dõi, góp ý, tham gia của mọi người.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông
(Báo cáo viết ngày 02.02.2015. Hiệu chỉnh lần cuối và đăng trên website ngày 16.02.2015).

Advertisement

One thought on “Diễn tiến Dự án – Tháng Giêng, 2015

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.