Bản Tin Biển Đông Số 111

(Tuần từ 13/6 – 20/6/2022)

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Ngô Trung Hiếu, Hương Nguyễn, Trần Phạm Bình Minh, Lưu Việt Hà, Đinh Tùng Lâm

Biên tập: Phạm Huệ Việt, Trần Bằng

Tư liệu: South China Sea News

Tàu hộ vệ Singapore cùng tàu chiến Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines tới Thái Bình Dương tham gia các cuộc tập trận chung. Ảnh: Bộ Quốc phòng Singapore.

Tải bản PDF ở

—————

Trong Bản Tin Biển Đông Số 111 có những nội dung sau:

I- TRÊN BIỂN

II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

III- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG

VI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

VII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

—————

I- TRÊN BIỂN

Tàu hộ vệ Singapore cùng tàu chiến Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Philippines tới Thái Bình Dương tham gia các cuộc tập trận chung

Tàu hộ vệ RSS Intrepid của Hải quân Cộng hòa Singapore đã tham gia vào Chuyến đi của Nhóm Đa quốc gia cùng với 4 tàu chiến khác từ Hải quân Ấn Độ, Hải quân Indonesia, Hải quân Hoàng gia Malaysia và Hải quân Philippines vào ngày 16-18/6/2022 tại Thái Bình Dương, nơi họ đã tiến hành một loạt các cuộc tập trận chung.

Xem thêm:

Twitter của Hải quân Singapore

Tàu Hải quân Hoàng gia Úc chuẩn bị triển khai  ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Các tàu HMA Canberra, Waramunga, Supply, Sydney và Perth sẽ lên đường triển khai sự hiện diện ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong ba tuần tới.

Tàu LHD dẫn đầu HMAS Canberra, khinh hạm HMAS Waramunga Lớp Anzac và tàu tiếp dầu phụ trợ (AOR) HMAS Supply dự kiến sẽ tham gia Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương 2022 (RIMPAC 22), tại và xung quanh Quần đảo Hawaii. Cuộc tập trận RIMPAC 22 dự kiến diễn ra từ ngày 29/6 đến ngày 04/8/2022, với sự tham gia của khoảng 25.000 nhân viên từ 26 quốc gia.

Xem thêm: 

Defence Connect ngày 15/6/2022: RAN vessels gear up for Indo-Pacific deployments

Hoa Kỳ nói Eo biển Đài Loan là một tuyến đường thủy quốc tế

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ Ba ngày 14/6/2022 cho biết Hoa Kỳ coi Eo biển Đài Loan là một “tuyến đường thủy quốc tế”. Ông nhắc lại những lo ngại của Hoa Kỳ về “những diễn ngôn hung hăng và hoạt động cưỡng ép đối với Đài Loan” của Trung Quốc và cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đi qua eo biển chiến lược này. Bình luận của ông đã bác bỏ khẳng định của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm thứ Hai rằng Bắc Kinh “có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với Eo biển Đài Loan” và gọi nó là vùng biển quốc tế là một “tuyên bố sai lầm”.

Xem thêm:

Reuters ngày 15/6/2022: ​​US rebuffs China by calling Taiwan Strait an international waterway

Bộ Ngoại giao Mỹ ủng hộ Philippines phản đối Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, Bãi Ba Đầu

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/6/2022 tuyên bố “ủng hộ Philippines trong việc kêu gọi Trung Quốc dừng các hành động khiêu khích và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông.” Washington “chia sẻ quan ngại” với Manila về việc Trung Quốc “cản trở quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines gần bãi Cỏ Mây” và “tập hợp tàu gần đá Ba Đầu”.

Trước đó, như Bản tin Biển Đông số 100 đã đề cập, Bộ Ngoại giao Philippines hôm 09/6 ra tuyên bố phản đối việc hơn 100 tàu Trung Quốc hoạt động trong và xung quanh đá Ba Đầu hôm 04/4. Theo Manila, Ba Đầu là “một bãi cạn nửa nổi nửa chìm trong lãnh hải của các thực thể nổi liên quan trong nhóm đảo Kalayaan”.

Đá Ba Đầu là thực thể nửa nổi nửa chìm cách đảo Sinh Tồn Đông khoảng 6 hải lý. Do đó, có thể nói đá Ba Đầu thuộc về lãnh hải Sinh Tồn Đông, thay vì vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của quốc gia khác. Hiện nay Việt Nam đang đóng quân và có tuyên bố chủ quyền với đảo Sinh Tồn Đông. Các chính quyền Philippines, Trung Quốc và Đài Loan cũng có yêu sách với thực thể này.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/6/2022: U.S. Support for the Philippines in the South China Sea

Dự án Đại Sự ký Biển Đông ngày 23/3/2021: Tàu Dân Quân Biển Trung Quốc ở Bãi Ba Đầu (Phần 1)

Nhật Bản triển khai hạm đội tàu chiến tới thăm các nước khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tham gia các cuộc tập trận chung nhiều quốc gia

Nhật Bản đã cử một hạm đội thuộc Lực lượng Phòng vệ trên biển trong đợt triển hàng năm trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bắt đầu từ thứ Hai ngày 06/6/2022 và sẽ kéo dài đến ngày 28/10/2022. Trong đợt triển khai năm nay, hạm đội sẽ cập cảng 11 quốc gia khu vực và New Caledonia, một lãnh thổ của Pháp ở Nam Thái Bình Dương. 11 quốc gia mà Nhật Bản sẽ cập cảng là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Úc, Quần đảo Solomon, Tonga, Papua New Guinea, Palau, Vanuatu, Fiji, Việt Nam và Philippines. Hạm đội cũng sẽ tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương – cuộc tập trận hải quân đa quốc gia lớn nhất thế giới, cuộc tập trận Vanguard ở Thái Bình Dương cùng với Úc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc, và các cuộc tập trận chung quốc tế khác. Lần này, hạm đội được triển khai bao gồm tàu sân bay trực thăng Izumo và hai tàu khu trục, cũng như một tàu ngầm, một máy bay tuần tra và các thiết bị khác.

Xem thêm:

Kyodo News ngày 18/6/2022: Japan deploys self-defense fleet to Indo-Pacific with eye on China

Tàu khu trục Type 055 Lhasa của Hải quân Trung Quốc tập trận ở Biển Nhật Bản

Theo thông tin được Global Times đăng tải vào ngày 17/6/2022, tàu khu trục lớn Type 055 thứ hai của Trung Quốc là Lhasa được cho là sẽ tổ chức cuộc tập trận trên biển xa đầu tiên khi tiến vào Biển Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản hôm thứ Hai ngày 20/6/2022 đã phát hiện một đội tàu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bao gồm ba tàu – tàu Lhasa, tàu khu trục Type 052D Chengdu và tàu hậu cần Type 903 Dongpinghu – khi chúng đi qua eo biển Tsushima từ tây nam sang đông bắc về phía Biển Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên Lhasa thực hiện một chuyến đi biển xa kể từ khi được biên chế vào Hải quân PLA vào tháng 3/2021. Kể từ đầu năm 2022, con tàu đã tiến hành một số cuộc tập trận theo kịch bản thực tế ở Hoàng Hải. Chuyến đi mới nhất cho thấy Lhasa đã đạt 100% khả năng hoạt động và nó có thể thực hiện các nhiệm vụ quân sự ở vùng biển xa với tư cách là nòng cốt của một hạm đội.

Xem thêm:

Navy Recognition ngày 20/6/2022: Chinese Navy’s Type 055 destroyer Lhasa conducts drills in Sea of Japan 

Hải quân Nga tích cực hoạt động xung quanh Nhật Bản 

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản xác nhận rằng 5 tàu hải quân Nga đã đi từ Thái Bình Dương đến Biển Hoa Đông theo hải trình đi qua vùng biển giữa đảo chính của Okinawa và đảo Miyakojima ở tây nam Nhật Bản vào chiều Chủ nhật ngày 19/6/2022. 

Hôm thứ Tư ngày 15/6/2022, các con tàu đã được phát hiện ở phía đông nam của Cape Erimo ở quận Hokkaido, cực bắc của Nhật Bản. Sau đó đội tàu đi về phía nam đến vùng biển ngoài khơi tỉnh Chiba phía đông, và di chuyển đến gần các đảo Izu trước khi đi qua giữa các đảo Okinawa.

Hành trình vòng cung cho thấy các con tàu đã đi gần nửa vòng quanh Nhật Bản.

Ngày 20/6, Hải quân Nga và Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo các tàu chiến của Nga đang di chuyển ở Hoa Đông và vùng biển Philippines gần Nhật Bản. Hải quân Nga cho biết các tàu thực hành tập trận chung trong khu vực với lực lượng phòng không, tìm kiếm tàu ngầm và hiệp đồng tác chiến với các máy bay của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Trước đó, hôm thứ Sáu, phía Nga cho biết một biệt đội thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã tiến vào Biển Philippines và đang tham gia huấn luyện phòng không cũng như tập trận tìm kiếm tàu ngầm đối phương.

Một nhóm thứ hai gồm 9 tàu Nga đã được phát hiện hôm thứ Sáu, cách Cape Soya, Hokkaido 25 dặm về phía bắc. Sau đó nhóm tàu đã đi về phía tây qua Eo biển La Pérouse vào Biển Nhật Bản.

Tờ Sankei dẫn một số nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết tàu do thám  lớp Balzam của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã đi vòng quanh Hokkaido từ tháng 5 đến tháng 6. 

Xem thêm:

NHK News ngày 20/6/2022: Five Russian navy ships pass between two Okinawa islands  

USNI News ngày 20/6/2022: Chinese, Russian Warships Active Near Japan Ahead of RIMPAC 2022 

Military News ngày 20/6/2022: Боевые корабли РФ проводят учения в Филиппинском и Восточно-Китайском морях Тихого океана 

The Sankei News ngày 20/6/2022: <独自>ロシア情報収集艦が北海道を周回 自衛隊・米軍の動き監視か

Quân đội Đan Mạch: Tàu chiến Nga vi phạm lãnh hải của Đan Mạch ở Biển Baltic

Reuters trích dẫn nguồn tin từ từ quân đội Đan Mạch, một tàu chiến Nga đã vi phạm lãnh hải Đan Mạch hai lần vào thứ Sáu ngày 17/6/2022. Vụ việc xảy ra gần một lễ hội tôn vinh nền dân chủ và cộng đồng, nơi các quan chức cấp cao và giới doanh nhân đang tập trung trên đảo Bornholm, Biển Baltic. Đại sứ quán Nga tại Đan Mạch nói rằng chính phủ Đan Mạch thiếu bằng chứng hỗ trợ cho cáo buộc. Căng thẳng ở Biển Baltic xảy ra sau khi Đan Mạch bắt đầu gửi tên lửa Harpoon đến Ukraine để giúp nước này phòng thủ trước cuộc xâm lược của Nga.

Xem thêm:

Reuters ngày 17/6/2022: Russian warship violated Danish territorial waters in Baltic, Danish military says

Các nhà ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc sẽ hội đàm về nghi vấn Trung Quốc tiến hành hoạt động dầu khí đơn phương, phá vỡ thỏa thuận song phương ở vùng biển tranh chấp

Tờ The Mainichi dẫn các nguồn tin ngoại giao cho biết các nhà ngoại giao cấp cao của Nhật Bản và Trung Quốc đang thu xếp một cuộc hội đàm vào ngày 23/6/2022 để thảo luận về nghi vấn Trung Quốc chuẩn bị tiến hành các hoạt động thăm dò mỏ khí đốt ở Biển Hoa Đông, trong khu vực chồng lấn yêu sách vùng đặc quyền kinh tế của hai nước, và đã đạt được thỏa thuận hai nước sẽ cùng khai thác khí đốt chung vào năm 2008. Tuy nhiên các cuộc đàm phán về khai thác chung đã bị đình chỉ vào năm 2010 khi căng thẳng gia tăng sau vụ tàu cá của Trung Quốc va chạm với tàu Cảnh sát biển Nhật Bản.

Xem thêm: 

The Mainichi ngày 19/6/2022: Japan, China diplomats to hold talks on suspected gas developments

South China Morning Post ngày 20/6/2022: East China Sea tensions: Will fresh Sino-Japan talks over Beijing’s gas drilling end in deadlock again?. Một bản PDF được lưu ở đây

The Mainichi ngày 21/6/2022: Japan says China set up gas drilling facility in contested sea area – The Mainichi 

Hai mươi chín máy bay Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tiến vào ADIZ của Đài Loan, trong đó có một máy bay tiếp nhiên liệu trên không Y-20 hiếm khi được nhìn thấy

Bản đồ máy bay chiến đấu của Trung Quốc xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan ngày 21/6/2022. Nguồn: Bộ Quốc phòng Đài Loan

29 máy bay của PLA đã tiến vào ADIZ của Đài Loan hôm 21/6/2022, trong đó có một máy bay Tiếp nhiên liệu trên không Y-20 hiếm khi được nhìn thấy. Đây có thể là đợt tập dượt năng lực tiếp nhiên liệu trên không để đảm bảo cho các máy bay chiến đấu có thể hoạt động trên không lâu hơn. 

Nhà hàng nổi Jumbo nổi tiếng của Hồng Kông chìm ở Hoàng Sa

Một trong những địa danh nổi tiếng nhất của Hồng Kông – một nhà hàng nổi lớn nổi tiếng với các phòng tiệc xa hoa và đèn neon – đã bị lật úp ở gần quần đảo Hoàng Sa vì gặp thời tiết bất lợi, công ty mẹ Aberdeen Restaurant Enterprises cho biết hôm thứ Hai ngày 20/6/2022, đồng thời cho biết thêm rằng không có thuyền viên nào bị thương.

Nhà hàng nổi Jumbo – còn được gọi là Vương quốc Jumbo – đã được kéo khỏi thành phố vào tuần trước sau khi đóng cửa trong đại dịch. Con tàu gặp thời tiết bất lợi hôm Chủ nhật và bị lật gần quần đảo Hoàng Sa, Aberdeen Restaurant Enterprises cho biết trong một tuyên bố, đồng thời cho biết thêm rằng không có thuyền viên nào bị thương.

“Độ sâu tại khu vực là hơn 1.000 mét, gây khó khăn cho việc triển khai công tác trục vớt,” thông báo từ Aberdeen Restaurant Enterprises cho biết. 

Jumbo đã rời khỏi Hồng Kông vào thứ Ba tuần trước đến một địa điểm không được tiết lộ. Trước khi tàu khởi hành, công ty cho biết con tàu đã được các kỹ sư hàng hải kiểm tra và các thiết bị tích trữ đã được lắp đặt, và đã nhận được tất cả các phê duyệt liên quan.

Xem thêm:

The Guardian ngày 20/6/2022: Floating Hong Kong restaurant capsizes in South China Sea

———-

II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

Cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan

Trong chuyến thăm Thái Lan từ ngày 12-13/6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd J. Austin III đã có cuộc gặp với Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Thái Lan Prayut Chan-o-cha. Hai bên đã chia sẻ quan điểm về các vấn đề an ninh khu vực và thảo luận về các cơ hội tăng cường liên minh Hoa Kỳ – Thái Lan. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh các ưu tiên hợp tác trong các lĩnh vực kỹ thuật mới như không gian mạng. Cuối cùng, cả hai cũng thảo luận trong việc tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, ủng hộ ký kết một thỏa thuận công nghệ quốc phòng song phương mới gần đây và đồng ý hợp tác trong tương lai.

Xem thêm:

US Department of Defense ngày 13/6/20222: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III Meeting With Thailand Prime Minister and Minister of Defence Prayut Chan-o-cha 

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tham gia Hội nghị Bộ trưởng NATO

Trong hai ngày 15 – 16/6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã tham gia thảo luận với những người đồng cấp về cuộc chiến tại Ukraine và vị thế răn đe tại Mặt trận phía Đông trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng NATO. Hội nghị đã tái khẳng định cam kết của liên minh đối với bảo vệ lãnh thổ NATO, và thảo luận về chuẩn bị cho Thượng đỉnh NATO sẽ diễn ra vào cuối tháng 6/2022, dự kiến có sự tham gia của các lãnh đạo Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, và New Zealand. Bộ trưởng cũng làm việc bên lề với những người đồng cấp từ Bồ Đào Nha về Mặt trận phía Nam và những nguy cơ đến từ ảnh hưởng của Trung Quốc và Nga tại Châu Phi.

Bộ trưởng Austin cũng đã thảo luận về phương án mở rộng hỗ trợ quân sự cho Ukraine với 50 quốc gia đối tác trong khuôn khổ Nhóm làm việc Quốc phòng Ukraine. Các quốc gia đã công bố kế hoạch ủng hộ một loạt các hệ thống vũ khí hiện đại và đạn dược, và hoan nghênh sự góp mặt của một số quốc gia mới như Ecuador, Georgia, và Moldova.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 17/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III’s Participation in NATO Defense Ministerial

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 17/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III’s Meeting With Portuguese Minister of Defense Helena Carreiras

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 17/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III’s Meeting With Estonian Minister of Defense Laanet, Latvian Minister of Defense Pabriks, and Lithuanian Minister of National Defense Anusauskas 

1News ngày 18/6/2022: Ardern first Kiwi invited to speak at NATO Leaders Summit

Bộ trưởng Austin ngày 16/6/2022: Ukraine Defense Contact Group Third meeting

Australia, Nhật Bản tăng cường hợp tác quốc phòng

Một tuyên bố chung đã được đưa ra sau cuộc họp giữa Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo tại Tokyo, trong đó phác thảo các kế hoạch “tăng cường hợp tác quốc phòng” theo Thỏa thuận tiếp cận qua lại Nhật Bản-Australia. Hai bên đã đồng ý tăng tần suất và cường độ các hoạt động quân sự chung trên tất cả các lĩnh vực của chiến đấu; nâng cao mức độ phức tạp của các cuộc tập trận và hoạt động trên tất cả các lĩnh vực tác chiến để cải thiện năng lực tương tác; thúc đẩy hợp tác về khoa học và công nghệ, các năng lực chiến lực; tăng cường hợp tác trên không gian và mạng, các cơ sở công nghiệp trên đất của nhau thông qua hợp tác trong chuỗi cung ứng; thúc đẩy hợp tác giữa đẩy nhanh tiến độ phát triển một khuôn khổ để thúc đẩy hợp tác giữa Cơ quan Tiếp quản, Công nghệ & Hậu cần và Nhóm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng; và tăng cường phối hợp hoạt động hơp tác với các đối tác Thái Bình Dương và ASEAN.

Xem thêm:

Defence Connect ngày 15/6/2022: Australia, Japan to ramp-up defence cooperation

Diễn đàn Các Chỉ Huy Lực lượng Đổ Bộ Thái Bình Dương lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản

Các chỉ huy đại diện cho lực lượng vũ trang từ 19 quốc gia đã trao đổi quan điểm về an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Diễn đàn Chỉ Huy Đổ Bộ Thái Bình Dương (PALS) diễn ra trong tuần trước ở Tokyo và tỉnh Chiba. Trong số các quốc gia có Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Úc và có cả sự hiện diện của Đài Loan.

Hội nghị lần thứ tám của các chỉ huy phụ trách phòng thủ biển đảo lần đầu tiên được tổ chức tại Nhật Bản và do Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản (GSDF) và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đồng đăng cai.

Tại cuộc họp báo hôm thứ Năm, Chánh văn phòng GSDF Yoshihide Yoshida cho biết, “Chúng tôi sẽ tích cực thúc đẩy hợp tác với các đối tác chia sẻ các giá trị chung và đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực.”

Xem thêm:

The Yomiuri Shimbun ngày 17/6/2022: Pacific Amphibious Leaders Symposium held in Japan for 1st time 

Stars and Stripes ngày 17/6/2022: Taiwan makes ‘significant’ appearance at multinational military conference in Japan

Chỉ huy Thủy quân lục chiến Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cam kết tăng cường bảo vệ Nhật Bản chống lại Trung Quốc và Nga

Trong buổi hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi hôm thứ Sáu ngày 17/6/2022, Chỉ huy Lực lượng Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, Trung tướng Steven Rudder, cho biết lực lượng của ông cam kết bảo vệ các đảo phía tây nam Nhật Bản khi các đồng minh trong khu vực nỗ lực tăng cường phòng thủ trong bối cảnh các mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc và Nga. Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ sẽ tập trung hiện diện ở chuỗi đảo đầu tiên ở Tây Thái Bình Dương – chuỗi đảo trải dài từ các đảo ở Biển Hoa Đông của Nhật Bản qua Philippines. Chuỗi đảo này theo truyền thống đã xác định ranh giới phạm vi ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng Bắc Kinh hiện dường như đang đẩy mạnh về phía đông.

Xem thêm:

Marine Times/AFP ngày 17/6/2022: Marine Pacific commander vows to bolster Japanese defenses against China, Russia

Hoa Kỳ sẽ dẫn dắt một khuôn khổ hợp tác đa quốc gia ở Thái Bình Dương để đối phó với Trung Quốc

Điều phối viên các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Kurt Campbell cho biết trong Hội nghị trực tuyến về An ninh quốc gia của Trung tâm An ninh Mỹ mới hôm thứ Năm ngày 17/6/2022 rằng vào tuần này, Hoa Kỳ sẽ thiết lập một khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản, Úc và các quốc gia khác để tăng cường quan hệ với các quốc gia Thái Bình Dương, ngăn chặn các nỗ lực của Trung Quốc nhằm mở rộng các vị trí quân sự ở Nam Thái Bình Dương.

Lưu ý rằng khu vực Thái Bình Dương là “một khu vực có tầm quan trọng chiến lược to lớn”, Campbell cho biết “Chúng tôi sẽ đưa ra sáng kiến ​​vào tuần tới để làm việc với nhiều quốc gia cùng chí hướng về một tập hợp các cam kết cởi mở, cụ thể… để thể hiện rõ mong muốn của chúng tôi là duy trì một môi trường Thái Bình Dương cởi mở, lành mạnh, hiệu quả và không bị ép buộc.”

Các quốc gia cùng chí hướng mà Campbell đã trích dẫn bao gồm Nhật Bản, Úc, Anh, Pháp, New Zealand và Hoa Kỳ.

Xem thêm:

The Japan News ngày 17/6/2022: US to lead multinational Pacific cooperation framework with China in mind

Bộ trưởng Quốc phòng Úc muốn hợp tác quân sự nhiều hơn với Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ The Daily Telegraph, Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles đã tiết lộ cách Đảng Lao động cầm quyền sẽ tiếp cận các đồng minh, và các mối quan hệ “khó khăn hơn” của Australia.

Tái khẳng định cam kết của Đảng Lao động đối với quan hệ đối tác AUKUS, ông Marles tiết lộ ông muốn thu hẹp “khoảng cách năng lực” 20 năm giữa thời điểm bắt đầu liên minh và thời điểm dự kiến bàn giao một hạm đội chạy bằng năng lượng hạt nhân vào những năm 2040.

Ông Marles cũng đảm bảo chi tiêu Quốc phòng sẽ duy trì trên 2% GDP. Ông cho biết một bản đánh giá phân bố quân sự sẽ được hoàn thành càng sớm càng tốt để đảm bảo các khí tài quân sự mới có thể phục vụ lợi ích chiến lược của Australia ở Châu Á Thái Bình Dương và xa hơn thế.

Xem thêm:

The Daily Telegraph ngày 19/6/2022: Defence Minister Richard Marles wants more military collaboration with US, India and Japan. Một bản PDF được lưu ở đây.

Thủ tướng Nhật Bản cân nhắc hội nghị thượng đỉnh với Hàn Quốc, Australia, New Zealand bên lề hội nghị thượng đỉnh NATO vào tuần tới

Theo các nguồn tin, Thủ tướng Fumio Kishida đang cân nhắc cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của Hàn Quốc, Australia và New Zealand bên lề hội nghị thượng đỉnh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương vào tuần tới tại Madrid.

Ngoài Kishida, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol, Thủ tướng Australia Anthony Albanese và Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cũng đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách là các đối tác Châu Á-Thái Bình Dương của liên minh.

Xem thêm:

The Japan News ngày 20/6/2022: Kishida mulls summit with South Korea, Australia, New Zealand on sidelines of NATO talks next week 

Sáu quốc gia NATO hợp tác khởi động chương trình máy bay trực thăng thế hệ mới

Dự án Năng lực Máy bay Thế hệ Tiếp theo của NATO đã chính thức khởi động tại Brussels ngày 16/6/2022 dưới sự lãnh đạo của Anh cùng với sự tham gia của Pháp, Đức, Hy Lạp, Ý, Hà Lan. Sáu quốc gia NATO đã đồng ý phân bổ quỹ 26,7 triệu euro (28,2 triệu USD) để xác định các yêu cầu của quân đội họ đối với một máy bay trực thăng đa năng hạng trung mới thay thế cho các loại máy bay hiện tại sẽ kết thúc vòng đời vào khoảng năm 2035. Mặc dù thỏa thuận không bắt buộc các quốc gia phải cùng mua một thiết kế cuối cùng, nhưng tất cả sáu quốc gia NATO vận hành cùng một hệ thống sẽ có lợi ích rõ ràng về năng lực tương tác và, ít nhất trên giấy tờ, sẽ giúp giảm chi phí khi mua số lượng nhiều.

Tây Ban Nha và Mỹ trước đó đã bày tỏ sự quan tâm nhưng cuối cùng đã không tham gia.

Xem thêm:

Breaking Defense ngày 16/6/2022: Six NATO nations team up to launch helicopter program eyed by Euro, US industry 

Hải quân Hoa Kỳ, Hải quân Hoàng gia Anh mở trung tâm công nghệ có trụ sở tại London

Hải quân Hoa Kỳ và Hải quân Hoàng gia Vương quốc Anh đã chính thức mở một “cầu nối công nghệ” chung có trụ sở tại Luân Đôn để tăng cường đầu tư vào các công nghệ mới cho cả hai quốc gia.

Khái niệm “cầu nối công nghệ” về cơ bản nhằm mục đích dễ dàng chia sẻ công nghệ giữa các cơ quan, học viện và doanh nghiệp tư nhân. Khái niệm bắt nguồn từ Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2019 khi giám đốc điều hành thu mua công nghệ của Hải quân lúc đó là Hondo Geurts thành lập “NavalX” tại Mỹ. Ông cho biết vào thời điểm đó, văn phòng đó được thiết kế để cải thiện cách thức kinh doanh của Hải quân bằng cách kết nối những người thường không nói chuyện với nhau thông qua quy trình thu mua thông thường.

Xem thêm:

Breaking Defense ngày 16/6/2022: US, Royal navies open London-based tech hub

Công chúng Đức thay đổi quan điểm về sự hiện diện của vũ khí hạt nhân Mỹ, với 52% hiện ủng hộ

Cuộc chiến kéo dài nhiều tháng của Nga ở Ukraine dường như đang làm lung lay lập trường của người Đức về việc lưu trữ vũ khí hạt nhân của Mỹ trên nước Đức sau nhiều thập kỷ kiên quyết ủng hộ việc loại bỏ biện pháp răn đe mạnh mẽ nhất của NATO.

Panorama, một tạp chí truyền hình của đài truyền hình công cộng Đức ARD, đã khảo sát 1.337 cử tri đủ điều kiện từ ngày 30/5 đến ngày 01/6/2022. Lần đầu tiên, đa số người được hỏi ủng hộ việc duy trì vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức, một số ủng hộ việc hiện đại hóa và mở rộng các loại vũ khí này.

Xem thêm:

Stars and Stripes ngày 17/6/2022: German public changes mind on presence of US nukes, with 52% now in favor, poll reveals

NATO sẽ triển khai thêm lực lượng đến sườn phía đông nhưng sẽ không thêm các căn cứ quân sự thường trực

Liên minh NATO do Hoa Kỳ dẫn đầu sẽ áp dụng kế hoạch trong vài tuần tới để gửi thêm vũ khí và các đơn vị chiến đấu đến sườn phía đông của mình nhưng chiến lược này dường như không đáp ứng được mong muốn của một số đồng minh về việc thiết lập các căn cứ mới với quân thường trực.

“Mô hình lực lượng mới cũng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, nhưng khi nói đến lục quân, và đặc biệt là ở phần phía đông của liên minh, chúng tôi chủ yếu nói về ba trụ cột,” Stoltenberg nói.

Trụ cột đầu tiên là sự mở rộng các căn cứ tiền phương với nhiều lực lượng sẵn sàng chiến đấu hơn kèm theo năng lực chỉ huy và kiểm soát. Thứ hai là trang bị tập kết trước nhiều hơn, chẳng hạn như xe thiết giáp và đạn dược. Và thứ ba liên quan đến các binh sĩ được giao nhiệm vụ huấn luyện và bảo vệ các khu vực lãnh thổ cụ thể, Stoltenberg nói.

Tuy nhiên, ông không đề cập đến việc xây dựng các căn cứ thường trực với các lực lượng đồng minh được giao cho họ. Các đồng minh phương Đông như Ba Lan và các nước Baltic đã nhiều lần đưa ra lời kêu gọi về sự hiện diện quân sự mạnh mẽ hơn của NATO tại các quốc gia của họ.

Dẫn lời ba nhà ngoại giao NATO, Reuters đưa tin hôm thứ Năm rằng nhiều thành viên, bao gồm cả Anh và Hoa Kỳ, không ủng hộ các căn cứ mới lâu dài ở Baltic. Lý do: chúng sẽ tiêu tốn hàng tỷ đô la và khó có thể duy trì.

Xem thêm:

Stars and Stripes ngày 17/6/2022: NATO plan would move forces east but wouldn’t add permanent bases

Ukraine có thể tham gia vào các dự án hợp tác quốc phòng của EU sau khi chiến tranh kết thúc

Theo giám đốc điều hành của Cơ quan Quốc phòng Châu Âu, Jiří Šedivý, Ukraine có một thỏa thuận với cơ quan này và có thể được kích hoạt để thực hiện các dự án hợp tác quốc phòng với khối sau khi chiến tranh với Nga kết thúc.

Ukraine là một trong số ít các quốc gia không phải thành viên đã đàm phán về cái gọi là thỏa thuận hành chính với cơ quan này, một yêu cầu đầu vào để phát triển chung năng lực quân sự. Thỏa thuận đã có từ tháng 12/2015, nhưng chưa bao giờ được sử dụng vì Ukraine quan tâm đến việc xây dựng kho vũ khí của mình, tập trung vào số lượng hơn là các thiết kế mới, Šedivý nói với Defense News.

Xem thêm:

Defense News ngày 17/6/2022: Ukraine could partake in EU defense-cooperation projects after war ends

———-

III- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Vũ trụ Pháp đánh giá các hoạt động không gian của Nga

Việc Nga phá huỷ một trong những vệ tinh của chính họ trên quỹ đạo và tấn công vệ tinh của công ty Viasat có trụ sở đặt tại Mỹ ngay trước ngày xâm lược Ukraine đã cung cấp bằng chứng cụ thể về việc Nga dự kiến sử dụng vũ khí không gian và mạng. Thiếu tướng Michel Friedling, người đứng đầu Bộ Chỉ huy Không gian của Pháp, lưu ý rằng kinh nghiệm của Ukraine đã xác nhận ý định của Nga bắt đầu từ không gian và mạng trước khi tiến hành tấn công trên bộ. Theo Friedling, một cuộc thử nghiệm vũ khí chống vệ tinh mà Nga tiến hành vài tháng trước cuộc xâm lược cho thấy Moscow sẵn sàng phá hỏng thiết bị của chính mình để ngăn cản kẻ thù không thể tiến hành các hoạt động vũ trụ ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc Nga cũng không thể sử dụng.

Xem thêm:

Defense News ngày 15/6/2022: How Russia telegraphed invasion of Ukraine in space and online 

Trung Quốc hạ thuỷ tàu sân bay thứ ba, tàu sân bay lớn và tiên tiến nhất, trang bị hệ thống phóng điện từ giống công nghệ Mỹ, “dễ bị tổn thương bởi vũ khí Hoa Kỳ”

Trung Quốc đã hạ thuỷ tàu sân bay thứ ba tại Thượng Hải hôm thứ Sáu ngày 17/6/2022. Tàu mang tên tỉnh Phúc Kiến, đối diện với Đài Loan, số hiệu 18, có lượng giãn nước đầy tải hơn 80.000 tấn, được coi là tàu sân bay lớn nhất và tiên tiến nhất. Đây là tàu sân bay sản xuất nội địa thứ hai của Trung Quốc nhưng là tàu nội địa đầu tiên có hệ thống phóng máy bay (Aircraft catapult) điện từ, giống với công nghệ được sử dụng trên các tàu sân bay hiện đại của Mỹ, cho phép máy bay có thể cất cánh từ một khoảng không gian rất hạn chế và nhiều loại máy bay được triển khai hơn từ tàu sân bay.

Các nhà phân tích từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hoa Kỳ nhận định: “Mặc dù phải mất nhiều năm trước khi [tàu sân bay] đạt được năng lực hoạt động ban đầu và chính thức được đưa vào biên chế, nhưng việc ra mắt nó sẽ là một thời điểm quan trọng trong nỗ lực hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc và là biểu tượng cho sức mạnh quân sự ngày càng tăng của đất nước”. 

Trung tá Thuỷ quân lục chiến đã nghỉ hưu của Hoa Kỳ Dakora Wood, một chuyên gia quốc phòng tại tổ chức tư vấn chính sách theo trường phái bảo thủ Quỹ Heritage, cho rằng “trừ khi tàu Phúc Kiến “có năng lực phòng thủ siêu bí mật, đáng kinh ngạc,” đó vẫn chỉ là một tàu sân bay nổi trên mặt nước và rất dễ bị tổn thương trước các loại vũ khí của Hoa Kỳ, ví dụ như máy bay tuần tra hàng hải với tên lửa hành trình chống hạm hoặc tàu ngầm.

Xem thêm:

PLA Daily/Tân Hoa Xã ngày 17/6/2022: China launches third aircraft carrier

Global Times ngày 17/6/2022: China launches EM catapults-equipped 3rd aircraft carrier in Shanghai 

Nikkei Asia ngày 17/6/2022: China launches ‘Fujian,’ its most advanced aircraft carrier. Một bản toàn văn được lưu ở đây

Financial Times ngày 17/6/2022: China launches new aircraft carrier in bid to catch up with US capability. Một bản PDF được lưu ở đây

Task & Purpose ngày 17/6/2022: How the US can sink China’s new aircraft carrier

Trung Quốc thử nghiệm chặn tên lửa trong khi phản đối các hệ thống phòng thủ THAAD của Mỹ đặt ở Hàn Quốc

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết họ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm “công nghệ đánh chặn tên lửa tầm trung trên mặt đất” và đã “đạt được mục đích mong đợi”.

Trung Quốc đang tăng cường nghiên cứu tất cả các loại tên lửa, từ loại có thể phá hủy vệ tinh trong không gian đến tên lửa đạn đạo có đầu đạn hạt nhân tiên tiến, như một phần của quá trình hiện đại hóa do Chủ tịch Tập Cận Bình giám sát.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 19/6/2022: China conducts land-based mid-course missile interception test 

The Guardian ngày 20/6/2022: China carries out anti-missile tests amid opposition to US systems in South Korea

Dữ liệu người dùng TikTok ở nước ngoài đang bị truy cập liên tục từ Trung Quốc

Theo những tệp ghi âm bị rò rỉ từ hơn 80 cuộc họp nội bộ của TikTok, các nhân viên của ByteDance có trụ sở tại Trung Quốc đã nhiều lần truy cập vào dữ liệu không công khai về người dùng TikTok của Hoa Kỳ. TikTok vẫn thường giải đáp những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu bằng cách liên tục hứa rằng thông tin thu thập được về người dùng ở các quốc gia sở tại được lưu trữ tại các quốc gia đó. Hiện giờ, công ty nói rằng Oracle sẽ lưu trữ tất cả dữ liệu từ người dùng Hoa Kỳ, nhằm giảm bớt lo ngại về sự an toàn của nó.

Xem thêm:

BuzzFeed News ngày 17/6/2022: Leaked Audio From 80 Internal TikTok Meetings Shows That US User Data Has Been Repeatedly Accessed From China

The Guardian ngày 17/6/2022: TikTok moves to ease fears amid report workers in China accessed US users’ data 

Úc: Mối đe dọa mạng mới nhất “INCONTROLLER” nhắm tới hạ tầng cơ sở quan trọng

Mối đe dọa mới nhất đến từ một phần mềm độc hại tùy chỉnh có tên là ‘INCONTROLLER’. Phân tích của Mandiant chỉ ra rằng INCONTROLLER được phát triển bởi một tác nhân đe dọa cấp quốc gia tinh vi để thao túng môi trường hệ thống điều khiển công nghiệp (ICS) một cách ác ý.

Hiện tại, INCONTROLLER không liên quan đến bất kỳ sự cố nào, cũng không liên quan đến một tác nhân đe dọa cụ thể. Tuy nhiên, mức độ phức tạp được quan sát thấy trong phần mềm độc hại nên là một cảnh báo cho ngành công nghiệp Australia để chuẩn bị cho các mối đe dọa nguy hiểm hơn.

Xem thêm:

Cyber Security Connect ngày 09/6/2022: Newest cyber threat ‘INCONTROLLER’ targets critical infrastructure

Snake Keylogger được xác định là phần mềm độc hại được lưu thông hàng đầu ở Úc

Báo cáo của Check Point Research (CPR) cho biết phần mềm độc hại Snake Keylogger đã giành vị trí đầu tiên ở Úc và vị trí thứ tám trên toàn cầu sau một thời gian dài vắng bóng trong Chỉ số Đe doạ Toàn cầu.

Snake Keylogger ghi lại các lần gõ phím của người dùng và truyền dữ liệu thu thập được tới các tác nhân đe dọa. Nó thường lây lan qua các email bao gồm tệp đính kèm docx hoặc xlsx với các macro độc hại, nhưng các nhà nghiên cứu CPR nhận thấy rằng Snake Keylogger cũng đã lây lan qua các tệp PDF. Dữ liệu CPR đã tiết lộ Snake Keylogger là họ phần mềm độc hại hàng đầu ảnh hưởng đến các tổ chức của Úc, chiếm 2,48% các sự cố mạng của Úc.

Xem thêm:

Cyber Security Connect ngày 20/6/2022: Snake Keylogger identified as top malware circulating in Australia

Phần mềm độc hại trên nền tảng Android bòn rút tài chính, dữ liệu cá nhân từ các thiết bị bị nhiễm

Một ứng dụng phần mềm độc hại mới trên Android, Malibot, đã chứng minh khả năng xóa dữ liệu tài chính và cá nhân sau khi giành quyền kiểm soát các thiết bị bị nhiễm. Một phòng thí nghiệm an ninh mạng báo cáo rằng Malibot, được chỉ huy và kiểm soát từ Nga, giả dạng là một ứng dụng khai thác tiền điện tử tập trung vào việc thu thập thông tin tài chính thông qua triển khai máy chủ VNC. Malibot có thể hỗ trợ các cuộc tấn công lớp phủ, xóa ứng dụng và thu thập dữ liệu như cookie, mã MFA và tin nhắn SMS.

Xem thêm:

Security Week ngày 16/6/2022: ‘MaliBot’ Android Malware Steals Financial, Personal Information

Phần mềm gián điệp Hermit đa chức năng được nhiều quốc gia sử dụng

Kazakhstan là quốc gia mới nhất sử dụng một ứng dụng phần mềm gián điệp có tên là Hermit nhắm vào các thiết bị Android thông qua tin nhắn SMS được coi là liên lạc hợp pháp. Một khi Hermit lây nhiễm vào một thiết bị, nó có thể thao túng cuộc gọi, ghi âm và thu thập dữ liệu như nhật ký cuộc gọi, danh bạ, ảnh và vị trí. Theo các nhà nghiên cứu, thiết kế Hermit cho phép nó che giấu các ứng dụng của mình bằng cách triển khai các gói với mức độ khả năng can thiệp sẽ tăng tuỳ mức độ cần thiết. Các trường hợp được quan sát cho đến nay che giấu danh tính của chúng bằng cách bắt chước phần mềm viễn thông và điện thoại thông minh, hiển thị dưới dạng các trang web hợp pháp nhưng đằng sau đó là phần mềm gián điệp kích hoạt hoạt động.

Xem thêm:

Security Week ngày 16/6/2022: Sophisticated Android Spyware ‘Hermit’ Used by Governments 

———-

IV- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á

Việt Nam thúc đẩy hoạt động nhóm bạn bè UNCLOS

Ngày 14/6/2022, tại trụ sở Phái đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York đã diễn ra buổi chiêu đãi dành cho các nước thành viên Nhóm bạn bè Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày thông qua UNCLOS. Buổi lễ diễn ra đúng vào dịp một năm ngày thành lập Nhóm (30/6/2021), cũng như thời gian tổ chức Hội nghị lần thứ 32 các nước thành viên UNCLOS.

Xem thêm:

Thế giới & Việt Nam ngày 15/6/2022: Nhóm bạn bè Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 nhấn mạnh UNCLOS là ‘hiến pháp của đại dương’

Việt – Nga trao đổi về tăng cường hợp tác dầu khí

Bên lề Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg lần thứ 25, Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết ông đã trao đổi với đoàn Việt Nam về các dự án mới về sản xuất khí đốt, cũng như việc cung cấp dầu và các sản phẩm dầu của Nga đến Việt Nam. Ngoài ra, theo ông, Việt Nam quan tâm đến việc tham gia các dự án sản xuất dầu tại Liên bang Nga.

Xem thêm:

Sputnik tiếng Việt ngày 17/6/2022: Phó Thủ tướng LB Nga trao đổi với Đoàn Việt Nam về các dự án mới sản xuất khí đốt tại nước này

Cảnh sát biển Philippines tính mua thêm tàu từ Nhật Bản

Trong cuộc gặp với đại diện các doanh nghiệp đóng tàu Nhật Bản, phó đô đốc Eduardo Fabricante, Phó tư lệnh Cảnh sát biển Philippines, bày tỏ ý định mua thêm một số tàu 97 mét phỏng theo lớp Kunigami của Cảnh sát biển Nhật Bản, giống như hai tàu BRP Teresa Magbanua (MRRV-9701) và BRP Melchora Aquino (MRRV-9702) mà Philippines đã nhận.

Xem thêm:

Cảnh sát biển Philippines ngày 14/6/2022: PCG conveys intention to procure more 97-meter vessels from Japan

Philippines giành được ghế trong Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa

Trong cuộc bầu cử giữa các quốc gia thành viên của UNCLOS tại New York, ứng viên của Philippines trở thành Uỷ viên của Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa, với 113/164 phiếu bầu. Phái đoàn Philippines cho biết đây là lần đầu tiên quốc gia quần đảo này tham gia vào Ủy ban, góp phần thúc đẩy thực hiện các quy định của UNCLOS.

Đáng chú ý, Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ trong khi Úc – một đối tác của Philippines trong việc duy trì trật tự dựa trên luật lệ trong lĩnh vực hàng hải đã bỏ phiếu phản đối. 

Xem thêm:

ABS-CBN News ngày 16/6/2022: PH wins seat in UN law of the sea treaty body

Marcos sẽ khai thác sự hỗ trợ của Trung Quốc để phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Tài chính sắp mãn nhiệm Carlo Dominguez đã cảnh báo rằng những người kế nhiệm ông rằng Philippines sẽ phải tạo ra 249 tỷ peso (50 tỷ USD) bổ sung hàng năm trong thập kỷ tới để trang trải 3,2 nghìn tỷ peso (60 tỷ USD) nợ bổ sung phát sinh trong đại dịch Covid-19 . Tuy nhiên, chính quyền sắp tới của Marcos đã bác bỏ lời kêu gọi giải pháp thắt lưng buộc bụng để có thể tiếp tục chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và phục hồi kinh tế bền vững.

“Chúng ta chỉ có thể hợp tác với các đối tác của mình – và đối tác mạnh nhất của chúng ta luôn là người láng giềng thân thiết và người bạn tốt của chúng ta, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” Marcos Jr nói với các doanh nhân Philippines gốc Hoa trong bài phát biểu tại APCU trong tháng này. Ông cảm ơn Trung Quốc vì đã tài trợ vắc-xin Covid-19 quy mô lớn và cam kết sẽ duy trì chính sách đối ngoại “độc lập” của ông Duterte, cụ thể là bớt phụ thuộc vào phương Tây để có quan hệ đối tác chiến lược mới với Trung Quốc.

Xem thêm:

Asia Times ngày 20/6/2022: Marcos to tap China’s assistance for economic recovery

Tổng thống Indonesia chuẩn bị đóng một vai trò không được dự trù trước như người môi giới hòa bình

Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo dự kiến ​​sẽ tiết lộ chi tiết về chuyến đi sắp tới của ông tới Đức, Nga và Ukraine sau cuộc gặp vào thứ Hai ngày 20/6/2022 với Bộ trưởng Ngoại giao Retno LP Marsudi, người vừa trở về sau chuyến công du nước ngoài, bao gồm cả tới Châu Âu. Một quan chức hàng đầu của chính phủ Indonesia tiết lộ Tổng thống đã chuẩn bị công bố chương trình nghị sự Châu Âu của mình sau khi chủ trì một cuộc họp Nội các phạm vi hẹp. Tuần tới, ông sẽ làm nhiệm vụ của Liên Hợp Quốc để thuyết phục Tổng thống Nga Vladimir Putin nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề để Ukraine xuất khẩu lúa mì cần thiết trên toàn cầu. Và tất nhiên, Jokowi sẽ trao đổi với Putin về Hội nghị thượng đỉnh G-20 mà Indonesia sẽ tổ chức tại Bali.

Xem thêm:

The Jakarta Post ngày 20/6/2022: Jokowi set to play an unexpected global role as peacebroker. Một bản PDF được lưu ở đây.

The Straits Times ngày 21/6/2022: Indonesian President Widodo due to meet Russia’s Putin this month 

Campuchia từ chối lời kêu gọi không mời Bộ trưởng Quốc phòng chính quyền quân sự  Myanmar tham dự cuộc họp ASEAN

Campuchia, với tư cách là chủ tịch luân phiên ASEAN, đã phớt lờ lời kêu gọi của các tổ chức xã hội dân sự Myanmar cũng như khu vực và quốc tế về việc không mời bộ trưởng quốc phòng của chính quyền quân sự Myanmar, người chịu trách nhiệm về các hành động tàn bạo của quân đội đối với dân thường, tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) sắp tới. Tướng Nem Sowath, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính sách và Đối ngoại thuộc Bộ Quốc phòng Campuchia, cho biết họ đã nhận được sự đồng thuận từ tám nước ASEAN còn lại.

Cuộc họp dự kiến tổ chức trong tuần này sẽ có sự tham gia của các bộ trưởng quốc phòng 10 nước ASEAN. 

Xem thêm:

The Irrawaddy ngày 20/6/2022: Cambodia Rejects Calls to Bar Myanmar Junta Minister From ASEAN Meeting

———-

V- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc chuyển sang Tổng cục Phát thanh Truyền hình

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành, người được giới quan sát cho là có triển vọng trở thành bộ trưởng ngoại giao mới của Trung Quốc, đã được bổ nhiệm vào chức vụ Phó tổng cục trưởng Tổng cục Phát thanh Truyền hình nước này.

Xem thêm:

SCMP ngày 14/6/2022: Career diplomat Le Yucheng moves to Chinese state broadcasting body as deputy chief. Một bản PDF được lưu trữ tại đây

Sách giáo khoa mới của Hồng Kông khẳng định đây chưa từng là thuộc địa của Anh

Bộ sách giáo khoa mới của Hồng Kông sẽ bao gồm nội dung phủ nhận việc vùng lãnh thổ này từng là thuộc địa của Anh vì chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ thừa nhận hiệp ước trao cho Anh quyền kiểm soát Hồng Kông từ thế kỷ 19. Ngoài ra, bộ sách này cũng đề cập đến các cuộc biểu tình năm 2019 theo quan điểm của Trung Quốc và đổ lỗi cho “các thế lực bên ngoài”.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 14/6/2022: Rewritten Schoolbooks Say Hong Kong Was Never British Colony. Một bản PDF được lưu ở đây.

Tập ủng hộ Putin

Hôm thứ Hai ngày 13/6/2022, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 69 của mình bằng một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây là cuộc điện đàm thứ hai giữa nguyên thủ hai nước kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, trong khi Tập chưa có cuộc trao đổi trực tiếp nào với Tổng thống Ukraine Zelensky. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp, Tập nhắc lại sự ủng hộ của Trung Quốc đối với các mối quan ngại về an ninh của Nga. Một tường thuật về cuộc trò chuyện phần lớn lặp lại những bình luận trước đây của Trung Quốc về Nga, bao gồm cả lời kêu gọi Putin và các quốc gia khác cùng tìm kiếm một giải pháp. Đến lượt mình, Putin bày tỏ ủng hộ Trung Quốc về các vấn đề bao gồm Tân Cương, Đài Loan và Hồng Kông, nói rằng Nga phản đối bất kỳ sự can thiệp nào vào các vấn đề của Trung Quốc. Cuộc trò chuyện diễn ra vài ngày sau khi Trung Quốc đưa ra một trong những cảnh báo mạnh mẽ nhất của nước này về nguy cơ chiến tranh đối với Đài Loan.

Putin và Tập đã ở cùng nhau ở Dushanbe, Tajikistan vào năm 2019 nhân sinh nhật lần thứ 66 của ông Tập, và đã có các cuộc điện đàm vào ngày sinh nhật của ông Tập vào năm 2013 và 2018. Các bài phát biểu từ hai chính phủ khác nhau một chút về chủ đề Ukraine, nhưng không có dấu hiệu nào từ cả hai bất kỳ sự thay đổi nào trong quan điểm của Tập và CHND Trung Hoa đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, hoặc mối quan hệ rộng lớn hơn giữa hai nước. Ông Tập cũng đã có bài phát biểu qua video tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St Petersburg vào thứ Sáu. 

Phản ứng về sự kiện này, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các quốc gia sát cánh với Nga đang đứng “nhầm bên của lịch sử.” Chính phủ Trung Quốc đã cố gắng tránh các lệnh trừng phạt từ phương Tây trong khi cân bằng mối quan hệ chặt chẽ với Nga kể từ khi xâm lược Ukraine.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 15/6/2022: China’s Xi in Call With Putin Reaffirms Support for Russia’s Security. Một bản PDF được lưu ở đây.

Tân Hoa Xã ngày 15/6/2022: Xi talks with Putin over phone

CCTV ngày 15/6/2022: [视频]习近平同俄罗斯总统通电话

Điện Kremlin ngày 15/6/2022: Telephone conversation with President of China Xi Jinping

Global Times ngày 16/6/2022: Xi, Putin hold phone call, vow mutual support amid global turbulence

Hội nghị Hòa bình của Trung Quốc tại Ethiopia

Addis Ababa sẽ tổ chức hội nghị hòa bình Sừng châu Phi của Trung Quốc từ ngày 20 đến ngày 22/6/2022. Theo đại diện của Đặc phái viên Trung Quốc tại Sừng châu Phi Xue Bing, cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ethiopia, hạn hán trong khu vực và sự ổn định thông qua tăng trưởng kinh tế sẽ là những điểm nổi bật trong các cuộc thảo luận. Việc Trung Quốc đi đầu trong các nỗ lực nhằm đạt được hòa bình và an ninh ở vùng Sừng châu Phi thể hiện một xu hướng tương đối mới. Khuôn khổ của Trung Quốc nhằm đạt được hòa bình thông qua thịnh vượng kinh tế và quản trị mạnh mẽ, điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc thường đặt cạnh cái mà họ gọi là mô hình ổn định khiếm khuyết của phương Tây thông qua nền dân chủ tự do.

Sức mạnh sản xuất chip của Trung Quốc tăng trưởng bất chấp nỗ lực chống lại của Mỹ

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đang có dấu hiệu khởi sắc ngay cả khi chính quyền Biden nỗ lực chống lại sự tăng trưởng của nó, dấy lên hồi chuông cảnh báo ở Washington. Theo dữ liệu được cung cấp bởi cơ quan công nghiệp Semi, đơn đặt hàng của Trung Quốc đối với thiết bị sản xuất chip từ các nhà cung cấp nước ngoài đã tăng 58% vào năm 2021, trở thành thị trường lớn nhất cho các sản phẩm này trong năm thứ hai hoạt động.

Còn theo dữ liệu của Bloomberg, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc đang phát triển nhanh hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới, sau khi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với các tập đoàn Trung Quốc như Huawei và Hikvision đã thúc đẩy nhu cầu đối với các linh kiện sản xuất trong nước. Trung bình, 19 trong số 20 công ty ngành công nghiệp bán dẫn phát triển nhanh nhất thế giới trong bốn quý qua đến từ Trung Quốc. Sự tăng trưởng siêu tốc đó cho thấy căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh đang biến đổi ngành công nghiệp bán dẫn trị giá 550 tỷ USD toàn cầu như thế nào.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 13/6/2022: Semiconductor Equipment Market: China Chip Sector Advances Growth, Outpacing US. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bloomberg ngày 20/6/2022: US Sanctions Helped China Supercharge Its Chipmaking Industry. Một bản PDF được lưu ở đây.

PRC đưa ra các yêu cầu mới trong việc phát triển ứng dụng dành cho thiết bị di động

Cơ quan an ninh mạng của Trung Quốc đã sửa đổi các quy tắc cho các ứng dụng di động Internet yêu cầu các nhà phát triển củng cố “các giá trị xã hội chủ nghĩa cốt lõi” trong nội dung ứng dụng. Cơ quan giám sát mạng của Trung Quốc thông báo rằng các yêu cầu sửa đổi về bảo vệ nội dung và dữ liệu sẽ thúc đẩy “sự phát triển lành mạnh” của lĩnh vực này trong khi thích ứng với “các tình huống và vấn đề mới”. Sản xuất ứng dụng nội địa của Trung Quốc đã suy giảm do sự cạnh tranh gay gắt và các cuộc đàn áp của chính phủ đối với những “bất thường” trong nội dung.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 15/6/2022: China’s internet watchdog tightens mobile app rules for national security, requires promotion of ‘core socialist values’. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc tăng kỷ lục nhập khẩu dầu từ Nga vào tháng Năm

Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga vào tháng 5 đã tăng 55% so với một năm trước đó lên mức kỷ lục, thay thế Ả Rập Saudi trở thành nhà cung cấp hàng đầu, theo dữ liệu hôm thứ Hai ngày 20/6/2022 từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Các công ty Trung Quốc, bao gồm tập đoàn lọc dầu khổng lồ Sinopec và công ty Zhenhua Oil của nhà nước, đã bị lôi kéo bởi các đợt giảm giá mạnh sau khi các công ty dầu mỏ lớn và các nhà kinh doanh phương Tây rút lui do lệnh trừng phạt.

Xem thêm:

Reuters ngày 20/6/2022: China May oil imports from Russia soar to a record, surpass top supplier Saudi

BBC ngày 20/6/2022: Ukraine war: Russia becomes China’s biggest oil supplier 

———-

VI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

Đối thoại cấp cao về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khẳng định một trong những ưu tiên của Séc trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU

Trong hai ngày 13 – 14/6/2022, Đối thoại cấp cao về Ấn Độ – Thái Bình Dương đã được tổ chức tại Prague/Cộng hòa Séc, khởi động nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Hội đồng EU sắp tới của Séc. Bộ trưởng Ngoại giao Séc Jan Lipavský đã khai mạc sự kiện, khẳng định rằng “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là một trong những ưu tiên đối ngoại của nhiệm kỳ chủ tịch của Cộng hòa Séc”, tiếp nối sự ưu tiên của EU đối với khu vực thông qua Chiến lược Hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và sáng kiến Cửa ngõ Toàn cầu.

Cũng trong sự kiện này, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đã đề xuất 3 công thức để xây dựng ổn định tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: (i) tất cả các bên cần tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế; (ii) xây dựng một hạ tầng an ninh khu vực mang tính bao trùm, không cô lập, có thể là một hạ tầng do ASEAN lãnh đạo; (iii) ưu tiên các phương án hợp tác cụ thể, thực tế, không thể chỉ dựa trên cách tiếp cận chính trị và an ninh. Bộ trưởng Marsudi cũng nhấn mạnh rằng bảo đảm ổn định tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ mang lại lợi ích cho toàn thế giới, và kêu gọi EU hợp tác với ASEAN để đạt được mục tiêu này.

Xem thêm:

Báo Quốc tế ngày 16/6/2022: Việt Nam tham dự Đối thoại cấp cao về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do Bộ Ngoại giao Czech tổ chức

Bộ Ngoại giao Séc ngày 15/6/2022: Prague Dialogue on the Indo-Pacific discussed one of the Czech EU Presidency priorities 

Medcom ngày 14/6/2022: Indonesia Offers 3 Formulas to Create Stability in Indo-Pacific

EU khảo sát ý kiến người dân về cập nhật Chiến lược và Kế hoạch Hành động về An ninh Hàng hải

Ngày 16/6/2022, để chuẩn bị cho việc triển khai “La bàn Chiến lược”, Ủy ban Châu Âu đã công bố khảo sát ý kiến của người dân đối với Chiến lược An ninh Hàng hải EU năm 2014 và Kế hoạch Hành động Hành động của Chiến lược An ninh Hàng hải sửa đổi năm 2018. Đây là một sáng kiến thể hiện tính dân chủ của EU, cho phép cộng đồng đóng góp vào quá trình thảo luận xây dựng chính sách an ninh hàng hải và nghề cá, trong bối cảnh các thách thức an ninh trên biển đã vượt quá các lĩnh vực an ninh truyền thống. Quá trình khảo sát sẽ kéo dài cho tới tháng 9/2022, và các ý kiến đóng góp sẽ được nghiên cứu để bổ sung vào quyết định của Hội đồng Châu Âu.

Xem thêm:

Ủy ban Châu Âu ngày 16/6/2022: Update of the EU maritime security strategy and its action plan

Thủ tướng Australia: Trung Quốc nên dỡ cấm vận

Tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 14/6/2022 tuyên bố Trung Quốc nên dỡ bỏ các biện pháp cấm vận áp đặt lên quốc gia này để cải thiện quan hệ. Ông cũng hoan nghênh cuộc gặp đầu tiên giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước sau gần 3 năm.

Xem thêm:

Reuters ngày 14/6/2022: Australia’s prime minister says China should lift trade sanctions; welcomes talks

Mỹ – EU hợp tác cạnh tranh với Trung Quốc trên mặt trận an ninh mạng

Mỹ và EU đã có kế hoạch đầu tư chung vào hạ tầng kỹ thuật số an toàn tại các quốc gia đang phát triển. Đây là một kết quả hợp tác đáng mong chờ nhất của Hội đồng Thương mại và Công nghệ Mỹ – EU, và sẽ mang lại lựa chọn thay thế cho hạ tầng mạng do Trung Quốc cung cấp, vốn được cho là đi kèm với nguy cơ rò rỉ dữ liệu. Mỹ và EU cũng sẽ hợp tác để đầu tư và bảo vệ các hạ tầng quan trọng của các quốc gia này khỏi tấn công mạng. Dự kiến, các dự án đầu tiên sẽ được công bố vào cuối năm 2022, và có thể sẽ được triển khai tại Châu Phi hoặc Mỹ Latin.

Xem thêm:

Wall Street Journal ngày 15/6/2022: U.S., EU Plan Joint Foreign Aid for Cybersecurity to Counter China. Một bản PDF được lưu ở đây.

Lithuania có kế hoạch mở văn phòng đại diện tại Đài Loan vào tháng 9, cho biết xuất khẩu sang Trung Quốc đại lục ‘gần bằng 0’

Bộ trưởng Lithuania đang ở thăm Đài Bắc Đài Bắc cho biết Bắc Kinh là một đối tác thương mại quan trọng và việc sụt giảm xuất khẩu đã gây đau đớn cho một số doanh nghiệp trong nước. Nhưng nước này tin tưởng rằng giá trị 250 triệu USD xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc đại lục trong năm ngoái có thể được tạo ra ở các thị trường khác ở Châu Á.

Xem thêm:

South China Morning Post/Reuters ngày 15/6/2022: Lithuania plans to open Taiwan office in September, says exports to mainland China ‘close to zero’. Một bản PDF được lưu ở đây.

Kế hoạch của Boris Johnson nhằm cắt giảm sự phụ thuộc của Vương quốc Anh vào Trung Quốc đã bị loại bỏ một cách lặng lẽ

Hai năm trước, trong thời điểm cao trào của đại dịch, Thủ tướng Anh đã chỉ thị cho lập kế hoạch cho ‘Project Defend’ – một chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia sau đại dịch bằng cách đa dạng hóa nhập khẩu các mặt hàng quan trọng của Anh, chẳng hạn như dược phẩm, nhằm giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh.

Một lá thư do Thứ trưởng Ngoại giao Ahmad gửi cho biết ‘Project Defend’ đã bị loại bỏ một cách lặng lẽ vào năm ngoái. Tuy nhiên, các thành viên khác của Thượng viện cho biết họ có kế hoạch sửa đổi Dự luật Mua sắm để buộc các Bộ trưởng khôi phục chính sách một cách hiệu quả bằng cách loại bỏ bất kỳ hình thức phụ thuộc chiến lược nào vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc.

Xem thêm:

Daily Mail ngày 19/6/2022: Boris Johnson’s plan to cut UK’s reliance on imports of critical goods from China has been scrapped

Lãnh đạo Pháp, Đức, Italy, Romania tới thăm Kyiv, khẳng định lập trường ủng hộ tư cách ứng cử viên EU “ngay lập tức” cho Ukraine. Thực hư tuyên bố của Macron. Uỷ ban Châu Âu chính thức đề xuất trao tư cách ứng viên EU cho Ukraine kèm điều kiện

Ngày 16/6/2022, sau khi hoàn thành chuyến thăm hai nước Moldova và Romania, Tổng thống Pháp Macron đã cùng với Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Italy Draghi, và Tổng thống Romania Iohannis tới thăm Kyiv để khẳng định sự đoàn kết của Tây Âu và Đông Âu, của thành viên cũ và thành viên mới trong khối EU với Ukraine.

Ngày làm việc bao gồm một chuyến thăm thành phố Irpin ở ngoại ô Kyiv để chứng kiến sự tàn phá của quân Nga tại Ukraine, sau đó là buổi làm việc chung tại Kyiv để thảo luận về sự ủng hộ của EU đối với Ukraine. Trong họp báo sau hội nghị, 4 lãnh đạo đã cùng tuyên bố sự ủng hộ “không mơ hồ” đối với tư cách ứng cử viên EU của Ukraine. Macron khẳng định rằng EU sẽ làm mọi thứ để “cho phép Ukraine tự lựa chọn vận mệnh của mình. Chỉ lãnh đạo và người dân Ukraine có quyền quyết định điều này, và EU sẽ sát cánh cho tới chiến thắng”. Các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục được áp dụng cho tới khi Ukraine và Nga đạt được một thỏa thuận công bằng, với các điều kiện hòa bình được người dân và lãnh đạo Ukraine quyết định. Pháp tuyên bố sẽ tiếp tục ủng hộ vũ khí hạng nặng, bao gồm bổ sung thêm 6 pháo tự hành CAESAR, tăng số lượng pháo CAESAR tại Ukraine lên 18 khẩu. Đức tuyên bố cam kết tiếp tục ủng hộ vũ khí cho Ukraine cho tới khi hết nhu cầu, với các hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) sẽ được giao trong tháng 7/2022. Kết thúc bài phát biểu, để trả lời phản ứng của Tổng thống Zelenskyy đối với những phát biểu mơ hồ trước đó của mình, Macron đã khẳng định rằng “Ukraine sẽ tiếp tục tồn tại, cùng với sự độc lập và vinh quang của mình.”

Số lượng pháo tự hành CAESAR mà Pháp ủng hộ cho Ukraine đã chiếm tới hơn 25% tổng số hệ thống mà Pháp sở hữu, tức là Pháp đang có nguy cơ đối mặt với kho vũ khí cạn kiệt trong thời gian tới. Để đảm bảo có thể thực hiện những lời hứa về tăng cường hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, ngày 13/6/2022, Macron đã yêu cầu sửa đổi luật về sản xuất quốc phòng với mục tiêu huy động nguồn lực và nguyên vật liệu sản xuất dân sự để ưu tiên cho hoạt động quân sự, với mục tiêu xây dựng một “nền kinh tế chiến tranh” để bảo vệ EU. Luật này có vai trò tương tự như Defense Production Act của Mỹ, và có khả năng cho phép Pháp tăng nhanh tốc độ sản xuất trang thiết bị vũ khí, tương tự như cách mà Mỹ đã đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu và sản xuất vắc-xin Covid-19 thông qua đạo luật này. Tiếp đó, Macron yêu cầu tập đoàn NEXTER đẩy nhanh tốc độ sản xuất các hệ thống pháo CAESAR mới và đạn dược phục vụ cho các hệ thống này, như bước đầu tiên dịch chuyển nền kinh tế theo luật sản xuất quốc phòng mới. Tuy nhiên, cần nhìn nhận rằng các động thái này của Macron không thể hiện bước chuyển trong chính sách mà chỉ là nhằm giải tỏa sự mơ hồ của các phát ngôn trước đây, vốn đã bị báo giới Anh ngữ khai thác. Ngay trước khi chuyến thăm tại Kyiv diễn ra, phát biểu sau của Macron tại Romania đã tiếp tục bị báo giới Anh ngữ “lược bỏ”: “Bởi vì khi mà chúng ta đã giúp đỡ hết sức có thể và khi Ukraine đã giành chiến thắng và xung đột đã dừng lại, chúng ta sẽ phải đàm phán. Tổng thống và các lãnh đạo của Ukraine sẽ phải đàm phán với Nga. Và Châu Âu sẽ là những đối tác thúc đẩy đàm phán này, bằng cách cung cấp bảo đảm an ninh”.

Ngay sau chuyến công du của ba lãnh đạo Tây Âu hoàn tất, ngày 17/6/2022, Ủy ban Châu Âu đã công bố đề xuất về tư cách ứng cử viên của Ukraine, Georgia, và Moldova. Theo đó, Ủy ban Châu Âu đánh giá rằng Ukraine đã đạt được nhiều điều kiện cần thiết về hệ thống tư pháp, dân chủ, nhân quyền, cải cách kinh tế, do đó đề xuất với Hội đồng Châu Âu trao tư cách ứng cử viên EU cho Ukraine trên cơ sở Ukraine thỏa mãn một số điều kiện sau khi nhận được tư cách ứng cử viên như sau: (i) ban hành và triển khai luật về quá trình lựa chọn thẩm phán cho Tòa Hiến pháp Ukraine, bao gồm quá trình sơ loại theo đề xuất của Ủy ban Venice; (ii) hoàn thiện quá trình đánh giá ứng cử viên của Hội đồng Tư pháp Tối cao và lựa chọn Ủy ban Đánh giá Chất lượng Thẩm phán; (iii) tiếp tục đẩy mạnh cuộc chiến chống tham nhũng, đặc biệt ở cấp cao, thông qua điều tra chủ động và hiệu quả, cũng như một cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về tiền án tiền sự; (iv) đảm bảo rằng các đạo luật chống rửa tiền phù hợp với tiêu chuẩn của FATF, và áp dụng một kế hoạch chiến lược về cải cách toàn bộ lực lượng hành pháp; (v) triển khai luật chống tài phiệt để giới hạn ảnh hưởng của các nhà tài phiệt đối với kinh tế, chính trị, và dư luận; (vi) đấu tranh với ảnh hưởng của lợi ích nhóm thông qua việc áp dụng luật truyền thông có sự tương đồng với luật của EU; (vii) hoàn tất quá trình cải cách khung tư pháp đối với sắc dân thiểu số và triển khai ngay lập tức và hiệu quả các cơ chế liên quan.

Tương tự, Moldova và Georgia vẫn còn một số hạn chế trong cải cách kinh tế vĩ mô, và Ủy ban Châu Âu vẫn đề xuất với Hội đồng trao tư cách ứng cử viên cho hai quốc gia này trên cơ sở các quốc gia này tiếp tục thỏa mãn các điều kiện cải cách của EU. Ủy ban Châu Âu sẽ trình đề xuất này lên Thượng đỉnh Hội đồng Châu Âu ngày 23 – 24/6/2022 để thảo luận và đạt được đồng thuận.

Giữa một loạt các nỗ lực xây dựng sự đoàn kết toàn khối EU đối với Ukraine, Giáo hoàng Francis lại đưa ra một phát ngôn có khả năng gây chia rẽ tại Châu Âu. Trong buổi phỏng vấn với các biên tập viên của Tờ Cộng đồng Jesuit Châu Âu được công bố ngày 14/6/2022, Giáo hoàng Francis cho biết đã “đối thoại với một lãnh đạo rất kiệm lời, rất thông thái trong một chuyến du hành trước khi cuộc chiến nổ ra vài tháng. Vị lãnh đạo này đã thể hiện lo ngại chiến tranh nổ ra vì NATO đang gây hấn với Nga mà không hiểu rằng Nga là một đế quốc, do đó sẽ không chấp nhận kẻ thù tiến sát tới lãnh thổ của mình… Chúng ta đang đối mặt với nguy cơ chỉ nhìn thấy bề mặt sự việc mà không nhận thấy những cơn sóng ngầm phía sau một cuộc chiến mà tôi cho rằng có thể đã nổ ra do khiêu khích hoặc không bị ngăn cản. Chúng ta nên để mắt tới lợi ích từ việc bán và thử vũ khí chiến tranh”. 

Xem thêm:

Điện Élysée ngày 16/6/2022: Déplacement du Président de la République en Ukraine.

Economist ngày 14/6/2022: Emmanuel Macron seeks to advertise his support for Ukraine

Le Monde ngày 13/6/2022 : « Economie de guerre » : Emmanuel Macron demande une réévaluation de la loi de programmation militaire

Unherd ngày 17/6/2022: Macron embraces Nietzsche’s civilizational vision

Elise ML ngày 15/6/2022: Clarification on Macron’s Romania speech

Phóng viên Kim Willsher ngày 10/6/2022: Elysée briefing on Ukraine following Emmanuel Macron’s telephone conversation with President Zelensky.

Riigikogu ngày 17/6/2022: Chairs of the parliamentary foreign affairs committees of Northern Europe call on increasing support to Ukraine

Ủy ban Châu Âu ngày 17/6/2022: European Commission recommends to Council confirming Ukraine, Moldova and Georgia’s perspective to become members of the EU and provides its opinion on granting them candidate status

Ủy ban Châu Âu ngày 17/6/2022: Opinion on the EU membership application by Ukraine

La Civilta Cattolica ngày 14/6/2022: Pope Francis says Ukraine war was ‘perhaps somehow provoked’

Vatican: Apostolic Journeys outside Italy – 2021

Nga giảm dòng khí đốt sang Châu Âu

Theo nhiều phương tiện truyền thông, Nga đã giảm nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên qua đường ống Nordstream 1 tới một số nước Châu Âu. Ý và Slovakia cho biết họ chỉ nhận được một nửa khối lượng được yêu cầu vào thứ Sáu, Đức cho biết họ chỉ nhận được 40% lưu lượng thông thường kể từ thứ Tư và Pháp cho biết họ đã không có khí đốt qua đường ống kể từ thứ Tư. Nga đổ lỗi các lệnh trừng phạt của Canada ngăn chặn các thiết bị quan trọng cho đường ống dẫn tới việc phải cắt giảm bảo trì. Thủ tướng Ý Mario Draghi hôm thứ Năm cho biết ông và các nhà lãnh đạo Châu Âu khác “cho rằng đó là một lời nói dối [và rằng] Nga sử dụng khí đốt mang tính chính trị.” Sự gián đoạn đang khiến giá năng lượng tăng cao và làm dấy lên lo ngại rằng Châu Âu sẽ không dự trữ đủ nguồn cung cấp khí đốt cho mùa đông.

Trợ lý nghiên cứu Nathan Kohlenberg cho biết Nga hoàn toàn có thể thay thế đường ống Nordstream 1 bằng đường ống xuyên qua Ukraine nhưng cho đến nay đã không làm như vậy. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của Châu Âu trong việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng ngoài khí đốt của Nga để đảm bảo khả năng phục hồi trước các cú sốc nguồn cung, cho dù đó là kết quả của các thất bại kỹ thuật hay các quyết định chính trị.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 14/6/2022: Gazprom Caps Flows Via Key EU Route by 40% Amid Technical Issues. Một bản PDF được lưu ở đây.

AP News ngày 17/6/2022: Russia again cuts natural gas exports to European countries

Bloomberg ngày 17/6/2022: Russia Gas Supply Cuts Force Europe to Use Reserves Saved for Winter. Một bản PDF được lưu ở đây.

BBC News ngày 18/6/2022: Italy’s Eni says Russian gas supply cut by half

Politico ngày 17/6/2022: Russia puts the gas squeeze on France and Italy

Reuters ngày 17/6/2022: Russian gas to Europe falls short as heatwave drives demand 

Tổng thống Putin tuyên bố về một trật tự thế giới mới: chỉ các quốc gia mạnh mẽ và có chủ quyền mới có tiếng nói trong trật tự thế giới này, nếu không sẽ phải trở thành thuộc địa mà không có quyền gì cả 

Ngày 17/6/2022, Tổng thống Putin đã tham gia sự kiện Diễn đàn Kinh tế Thế giới St. Petersburg, hay còn được gọi là “Davos của Nga”. Do tác động của các lệnh trừng phạt của phương Tây, sự kiện năm nay đã không còn là diễn đàn để ký kết các thỏa thuận đầu tư, mà thay vào đó Putin đã biến sự kiện thành một diễn đàn để tuyên truyền về diễn ngôn “phương Tây chống lại nước Nga” và quảng bá về những thành tựu phục hồi kinh tế dưới những gói trừng phạt nặng nề nhất.

Tham gia sự kiện bên cạnh Tổng thống Kazakhstan Tokayev, Putin mở đầu bằng việc lên án Mỹ, khẳng định rằng “tham vọng của nước Mỹ sau Chiến tranh Lạnh là phục vụ lợi ích của nước Mỹ”, “đơn phương tìm cách ngăn chặn dòng chảy lịch sử”, “Mỹ coi tất cả các quốc gia khác là thuộc địa của mình”. Putin cũng khẳng định rằng một thế giới đơn cực đang đi tới hồi kết, một trật tự thế giới mới đang được hình thành: “chỉ các quốc gia mạnh mẽ và có chủ quyền mới có tiếng nói trong trật tự thế giới này, nếu không sẽ phải trở thành thuộc địa mà không có quyền gì cả”.

Về cuộc chiến tại Ukraine, Putin cho rằng “nước Nga bị buộc phải phản ứng lại để tự bảo vệ. Đây là một quyết định của một quốc gia có chủ quyền, dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc để bảo vệ an ninh của mình,” “Nước Nga bảo vệ người dân Nga và người dân tại Donbas. Tương lai của Donbas phụ thuộc vào quyền lựa chọn của người dân khu vực này, và chúng tôi sẽ tôn trọng tất cả sự lựa chọn của họ.”

Đối với việc Ủy ban Châu Âu đề xuất trao tư cách ứng cử viên cho Ukraine, Putin cho rằng “chúng tôi không ngăn cản điều đó. Gia nhập các liên minh kinh tế hay không là quyết định chủ quyền của Ukraine”, “EU không phải liên minh quân sự như NATO, tuy nhiên nếu Ukraine tiếp tục gia nhập EU thì nước này có thể sẽ trở thành một thuộc địa của phương Tây”.

Về trừng phạt kinh tế, Putin cho rằng “cuộc chiến kinh tế chớp nhoáng mà phương Tây áp đặt lên Nga chưa bao giờ có cơ hội chiến thắng. Vũ khí trừng phạt của phương Tây là một con dao hai lưỡi”, “EU đã tự đánh mất chủ quyền của mình, các lãnh đạo EU tuân lệnh của quốc gia khác để làm hại người dân của mình, trong khi lợi ích của người dân và doanh nghiệp EU bị gạt sang một bên”. Đồng thời, Putin cũng khẳng định rằng việc giá lương thực tăng không liên quan tới “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, mà thay vào đó đây là tác động của những chính sách do chính quyền Mỹ và EU đưa ra. Putin dự báo rằng các kho dự trữ ngoại tệ thế giới sẽ từng bước dịch chuyển khỏi đồng USD và Euro, và thay vào đó là lương thực và hàng hóa.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tham gia phát biểu tại diễn đàn theo hình thức trực tuyến, tuy nhiên nội dung phát biểu có sự khác biệt giữa thông cáo của Nga và Trung Quốc. Theo tờ RT, Tập Cận Bình khẳng định rằng “hợp tác giữa Trung Quốc và Nga đang đi lên. Thương mại song phương đã đạt hơn vài chục tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2022, và dự kiến còn tiếp tục đạt kỷ lục trong những tháng tới”. Tuy nhiên, thông cáo của phía Trung Quốc lại không nhắc tới những “kỷ lục” trong thương mại song phương, và chỉ bao gồm cam kết giao thương với Nga, kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế cũng như gỡ bỏ các rào cản thương mại. 

Trong phần phát biểu của mình, Tổng thống Kazakhstan Tokayev cho biết Kazakhstan không công nhận các “Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk”, và gọi đây là các “giả cộng hòa”. Đáp trả lại phát ngôn của Tokayev, Putin khẳng định rằng “lãnh thổ thuộc Liên Xô có sự trùng khớp với lãnh thổ lịch sử của nước Nga. Tuy nhiên không ai lại nghĩ tới việc phá hoại quan hệ anh em giữa Nga và Kazakhstan”. 

Tờ báo độc lập của Nga The Moscow Times sau đó cho biết Nga đã áp đặt các hạn chế đối với lô hàng xuất khẩu dầu của Kazakhstan sau diễn đàn.

Xem thêm:

Financial Times ngày 17/6/2022: Russia’s investment showcase becomes morale-boosting exercise

SputnikNews ngày 17/6/2022: Putin: Era of Unipolar World Has Ended Despite Attempts To Preserve it at Any Cost

TASS ngày 17/6/2022: Putin addresses SPIEF plenary session 

CNBC ngày 17/6/2022: China’s Xi says trade with Russia expected to hit new records in the coming months

Bloomberg ngày 17/6/2022: Putin Gets Unexpected Pushback From Ally Over War in Ukraine

The Moscow Times ngày 19/6/2022: Россия приостанавливает отгрузку казахстанской нефти после заявлений Токаева на ПМЭФ 

Các nước EU tiếp tục nỗ lực ủng hộ Ukraine

Trong một bài trả lời phỏng vấn Thông tấn xã DPA của Đức, Thủ tướng Đức Olaf Schloz nói rằng các nhà lãnh đạo EU sẽ cố gắng đạt được 27 phiếu đồng ý để trao cho Ukraine tư cách ứng cử viên, bởi việc trao cho Ukraine tư cách ứng viên EU sẽ là dấu hiệu của sự đoàn kết với một quốc gia đang đấu tranh cho tự do và dân chủ. Ủy ban Châu Âu đã đề nghị trao tư cách ứng cử viên cho Ukraine vào ngày 17/6/2022, và Hội đồng Châu Âu sẽ quyết định về đơn đăng ký của Ukraine vào ngày 23/6.

Ông Scholz còn cho biết Khối các nước công nghiệp phát triển G7 sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine chừng nào còn cần thiết. Sự ủng hộ này sẽ được tái khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. “Chúng tôi muốn đảm bảo rằng các tính toán của Tổng thống Nga [của Vladimir Putin] sẽ không thành công,” Scholz nói.

Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói với các phóng viên Anh rằng nước Anh phải tiếp tục hỗ trợ Ukraine bất chấp sự mệt mỏi. Điều quan trọng là phải “thể hiện rằng những gì chúng ta biết là đúng, rằng Ukraine có thể chiến thắng và sẽ thắng.” Johnson đã đề nghị huấn luyện chiến trường cho 10.000 quân nhân Ukraine trong chuyến thăm bất ngờ thứ hai tới thủ đô Ukraine vào ngày 17/6/2022.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte khẳng định, mặc dù Hà Lan không chính thức gây chiến với Nga, nhưng cuộc chiến ở Ukraine cũng là “cuộc chiến của chúng ta”. “Trong mọi trường hợp, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta sẽ làm tất cả những gì có thể để đưa họ đến gần với chiến thắng.” Ông cũng nói rằng người dân Hà Lan phải chuẩn bị để sẵn sàng gánh hậu quả bởi cuộc chiến của Nga. “Những hậu quả đó cũng ảnh hưởng đến túi tiền của chúng ta. Nhưng chúng ta phải làm điều đó vì sự an toàn và tự do của chúng ta.”

Ngày 18/6/2022, Quốc hội Romania và Moldova đã tổ chức phiên họp chung đầu tiên và thông qua vào tuyên bố chung lịch sử lên án chiến tranh của Nga chống lại Ukraine và tán thành khát vọng vươn lên của Liên minh Châu Âu của Moldova. Tại phiên họp, hai quốc hội tái khẳng định “sự ủng hộ hoàn toàn đối với độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Ngày 20/6/2022, Bloomberg cho biết tại cuộc họp các đại sứ EU, không có đại sứ nào phản đối quyết định ủng hộ nỗ lực của Ukraine để trở thành thành viên EU. Tư cách ứng viên EU cũng đang được xem xét cho Moldova và Georgia nếu họ đáp ứng các điều kiện cần thiết.

Xem thêm:

De Teleegraph ngày 17/6/2022: Rutte: ‘Oorlog in Oekraïne is ook onze oorlog, daar moeten we het eens over worden’ 

The Federal Government ngày 18/6/2022: Kanzler kompakt: In der Ukraine ist Krieg. Und was macht Europa?

Reuters ngày 18/6/2022: Britain must keep up support for Kyiv amid ‘Ukraine fatigue,’ Boris Johnson says

Ukrainska Pravda ngày 18/6/2022: Парламенти Молдови та Румунії ухвалили спільну декларацію – згадали і про Україну 

Bloomberg ngày 20/6/2022: Ukraine Is Poised to Get Backing of EU States on Membership Path. Một bản PDF được lưu ở đây.

Người đứng đầu NATO, Thủ tướng Anh Cảnh báo Chiến tranh Ukraine có thể kéo dài nhiều năm.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói với một tờ báo Đức hôm thứ Bảy ngày 18/6/2022 rằng cuộc chiến ở Ukraine “có thể kéo dài nhiều năm”. Ông nói thêm rằng phương Tây “không được từ bỏ hỗ trợ Ukraine” bất kể giá nào và vũ khí tối tân sẽ làm tăng cơ hội Ukraine giải phóng các phần do Nga kiểm soát trong khu vực Donbas. Thủ tướng Anh Boris Johnson lặp lại quan điểm của mình trên tờ Sunday Times khi viết rằng phương Tây phải đảm bảo cung cấp cho Ukraine nhanh hơn so với việc Nga có thể bổ sung lực lượng vì “thời gian là yếu tố sống còn”. Ông cũng vạch ra một kế hoạch bốn điểm để phân bổ “nguồn vốn liên tục và trợ giúp kỹ thuật” cho “những năm tới”. Một báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh ghi nhận có thể cả Nga và Ukraine có thể đang bị khủng hoảng về đạo đức và xuất hiện hiện tượng đào ngũ khi giao tranh kéo dài.

Xem thêm:

Aljazeera ngày 19/6/2022: UK, NATO warn of long Ukraine war as Zelenskyy visits front lines

AP News ngày 19/6/2022: Zelenskyy Father’s Day post spotlights family ties amid war

Reuters ngày 20/6/2022: Russia advances in battle for eastern Ukraine city as NATO warns of long war

Hành trình của điệp viên Nga tiếp cận Tòa Hình sự Quốc tế

Ngày 16/6/2022, dựa trên thông cáo báo chí của Cục Tình báo và An ninh Hà Lan, tổ điều tra của nhóm nghiên cứu dữ liệu mở Bellingcat đã tổng hợp và công bố các thông tin về tất cả các danh tính của một điệp viên của Cục Tình báo Quân sự Nga (GRU) là Sergey Vladimirovich Cherkasov. Cherkasov được GRU xây dựng một danh tính mới là Victor Muller Ferreira, một sinh viên người Brazil gốc Ireland. Cherkasov đã sử dụng danh tính giả của mình để tham gia vào Học viện Trinity tại Dublin và Học viện Nghiên cứu Quốc tế Cao cấp của Đại học John Hopkins. Thông qua chương trình học của mình, Cherkasov đóng vai một sinh viên chính trị có tham vọng để làm quen với các giáo sư có tên tuổi trong lĩnh vực quan hệ quốc tế, bao gồm giáo sư Eugene Finkel, người đã viết một thư giới thiệu để Cherkasov đăng ký trở thành một thực tập sinh tại Tòa Hình sự Quốc tế (ICC). Đơn đăng ký của Cherkasov trùng vào thời điểm ICC mở cuộc điều tra vào các tội ác chiến tranh do quân đội Nga thực hiện tại Ukraine và Georgia, và đây là nguyên nhân khiến tình báo Hà Lan vào cuộc và khám phá ra danh tính thực của cá nhân này. Nếu Cherkasov thành công trong việc tiếp cận ICC, GRU có thể sẽ nhận được những thông tin tình báo quan trọng để có thể can thiệp vào hoạt động điều tra của quốc tế.

Xem thêm:

Cục Tình báo và An ninh Hà Lan ngày 16/6/2022: AIVD disrupts activities of Russian intelligence officer targeting the International Criminal Court

Bellingcat ngày 16/6/2022: The Brazilian Candidate: The Studious Cover Identity of an Alleged Russian Spy

———-

VII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Huỳnh Tâm Sang: Việt Nam muốn đạt được lợi ích thực dụng từ Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Việc tham gia vào sáng kiến kinh tế mới của Hoa Kỳ có thể thúc đẩy Việt Nam đạt được lợi ích kinh tế và vị thế vững chắc trong cấu trúc kinh tế khu vực. Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) giúp đảm bảo ổn định các chuỗi cung ứng chủ chốt cho Việt Nam trong bối cảnh các chuỗi cung ứng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine. Sáng kiến này cũng hỗ trợ Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghệ, năng lượng sạch, biến đổi khí hậu hay chuyển đổi số. 

Tuy nhiên, những yêu cầu về “nền kinh tế công bằng” và lo ngại về cái gọi là “diễn biến hòa bình” có thể cản trở Việt Nam tham gia IPEF. Để thúc đẩy IPEF hướng tới “một quá trình toàn diện, cởi mở và linh hoạt,” Hà Nội cần giải quyết những thiếu sót như năng suất lao động tương đối thấp, các quy định thiếu chặt chẽ trong công nghệ tài chính hay sự thiếu hụt trong xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao. Việt Nam và các đối tác cần tham gia cuộc đối thoại bình đẳng và tham vấn thường xuyên, theo quan điểm tác giả. 

Xem thêm:

The Diplomat ngày 13/6/2022: Vietnam Eyes Pragmatic Gains from the Indo-Pacific Economic Framework 

Ministry of Foreign Affairs of Japan ngày 13/6/2022: Informal Ministerial Discussion on the Trade Pillar of the Indo-Pacific Economic Framework (IPEF) for Prosperity 

Richard A. Bitzinger: Việt Nam hiện đại hoá quân sự trong sự cảnh giác với Trung Quốc

Những thành công của Ukraine trong cuộc chiến với Nga đem lại kỳ vọng cho các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á như Việt Nam trong tranh chấp với cường quốc Trung Quốc. Hà Nội đã có những tranh chấp với Bắc Kinh trong việc thực thi các yêu sách ở Biển Đông. Về vấn đề này, Việt Nam áp dụng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), chiến lược ngăn cản một lực lượng quân sự vượt trội xâm nhập vào khu vực xung đột hoặc cản trở nghiêm trọng quyền tự do hành động của quân đội đó trong khu vực.

Theo bài viết, Hải quân nhân dân Việt Nam đã hiện đại hóa và nâng cấp vũ trang một cách đáng kể cả trên biển, ven biển và trên không như mua tàu ngầm lớp Kilo, trang bị tên lửa hành trình chống hạm,… Bên cạnh đó, Hoa Kỳ đã mở rộng một số viện trợ cho Quân đội Việt Nam qua việc cung cấp cho quân đội các thiết bị hay Hoa Kỳ cũng đưa Việt Nam vào Sáng kiến ​​An ninh Hàng hải năm 2016.

Tuy nhiên, khác Kyiv có mối quan hệ chính trị và quân sự với phương Tây, Hà Nội không có liên minh quân sự chính thức hoặc quan hệ hiệp ước với một quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương như Hoa Kỳ, Úc hoặc Nhật Bản để có thể đảm bảo an ninh hay gia tăng năng lực răn đe. Tác giả cho rằng, Việt Nam nên chia sẻ lo ngại an ninh với các nước trong khu vực để được hỗ trợ an ninh hoặc viện trợ quân sự trong trường hợp xảy ra xung đột.

Xem thêm:

World Politics Review ngày 07/6/2022: Vietnam Modernizes Its Military With a Wary Eye on China. Một bản PDF được lưu ở đây.

Abdul Rahman Yaacob: Nâng cao cam kết quốc phòng Australia-ASEAN

Theo tác giả, sau cuộc bầu cử, Chính phủ Australia xác định Đông Nam Á là khu vực có lợi ích chiến lược trực tiếp. Do đó, Đảng Lao động hứa hẹn viện trợ bổ sung trị giá 470 triệu AUD (330 triệu USD) cho khu vực và thành lập Văn phòng Đông Nam Á trong Bộ Ngoại giao và Thương mại.

Tuy nhiên, đối với các nước Đông Nam Á, Australia không được coi là có ảnh hưởng kinh tế và chính trị. Nguyên nhân dường như là ngoại giao không phải yếu tố quan trọng đối với Chính phủ Australia trước đây và nước này cũng không tận dụng được khoảng cách địa lý với Đông Nam Á để thúc đẩy hợp tác với các quốc gia thành viên ASEAN.

Bài viết cho biết, các quan chức quốc phòng ASEAN nhấn mạnh rằng Australia là đối tác an ninh đáng tin cậy hơn Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc bởi Canberra không tham gia vào bất kỳ tranh chấp nào cũng như không có tham vọng lãnh thổ. 

Với sự lãnh đạo của Chính phủ mới, Australia có nhiều cơ hội tăng cường can dự quốc phòng với các quốc gia trong khu vực và thúc đẩy các lợi ích chiến lược quốc gia.

Xem thêm:

East Asia Forum ngày 15/6/2022:  Improving Australia–ASEAN defence engagement 

Aaron Connelly: Ý nghĩa thường bị bỏ sót của “vai trò trung tâm của ASEAN”

Theo tác giả, vai trò trung tâm của ASEAN không có nghĩa khối này là lực đẩy đằng sau chuyển động địa chính trị và địa kinh tế khu vực. Thay vào đó, thuật ngữ này chỉ ra vị trí trung tâm của ASEAN trong cấu trúc ngoại giao khu vực, có được nhờ mạng lưới hội nghị và họp thượng đỉnh. Nhờ vị trí chủ nhà/điều hành, các nước ASEAN có thể thúc đẩy ưu tiên của mình và gây ảnh hưởng lên cả các nước lớn. Dù vậy, khối này đang phải đối mặt với các thách thức, cả về bên trong tới bên ngoài như sự hình thành khối Quad. Tác giả nhận định các thách thức này có thể buộc ASEAN phải thay đổi, trong khi các nước bên ngoài vẫn nên ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN để thúc đẩy sự thay đổi này.

Xem thêm:

IISS ngày 9/6/2022: The often-overlooked meaning of ‘ASEAN centrality’

Sheryn Lee: Cạnh tranh giữa các cường quốc hạn chế tham vọng của ASEAN 

Phản ứng im lặng của ASEAN đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine đã cho thấy những giới hạn trong sự liên kết giữa các nước ASEAN và Hoa Kỳ về các vấn đề giá trị và lợi ích chiến lược. Bất chấp việc Biden kêu gọi các nhà lãnh đạo ASEAN có lập trường cứng rắn hơn, các quốc gia thành viên Đông Nam Á miễn cưỡng ‘can thiệp vào bất cứ điều gì đang xảy ra ở Châu Âu’. Nguyên tắc chính của ASEAN về không can thiệp vào bất kỳ chế độ nào sẽ mâu thuẫn với Mỹ và các đồng minh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương chính như Australia và Nhật Bản.

Xem thêm:

East Asia Forum ngày 14/6/2022: Major power competition constrains ASEAN ambitions 

Raul (Pete) Pedrozo: Hoạt động hải quân và quyền tự do hoạt động ở Eo biển Đài Loan

Phía Trung Quốc cho biết việc tàu Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan là vi phạm “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc,” “cố ý phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực.” Ngược lại, Hải quân Hoa Kỳ khẳng định, hoạt động quá cảnh của tài chiến tuân thủ “theo quy định của luật pháp quốc tế” và thể hiện “cam kết của Hoa Kỳ đối với một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở”. Bài viết chỉ ra các quy định của luật pháp quốc tế về quyền của tàu chiến khi đi qua eo biển Đài Loan, và ý nghĩa với các hoạt động trong tương lai của các quốc gia.

Chiều rộng trung bình của Eo biển Đài Loan là 97 hải lý (180 km); tại điểm hẹp nhất, nó rộng 70 hải lý (130 km). Các tuyến đường thủy, như Eo biển Đài Loan, rộng hơn 24 hải lý được coi là eo biển địa lý (UNCLOS, Điều 36). Tại các eo biển như vậy, quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển cả và các hoạt động sử dụng hợp pháp khác được áp dụng ở vùng biển ngoài lãnh hải, tức là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và / hoặc hành lang biển cả ( UNCLOS, Điều 58 và 87, và Phần III). Do đó, bên ngoài lãnh hải, tàu chiến và máy bay của Hoa Kỳ có thể tiến hành cùng một phạm vi hoạt động quân sự ở eo biển mà họ tiến hành trong các đặc khu kinh tế nước ngoài hoặc trên biển cả. Một số hoạt động quân sự hợp pháp này bao gồm hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR); phóng và thu hồi máy bay và các thiết bị khác; quá cảnh chìm cho tàu ngầm và các thiết bị dưới nước khác; diễn tập vũ khí; thu thập dữ liệu biển quân sự và khảo sát hải văn hải quân; đang tiến hành bổ sung; hoạt động can thiệp hàng hải; CHDCND Triều Tiên thực thi các biện pháp trừng phạt; hoạt động an ninh hàng hải; và hoạt động bay.

Theo UNCLOS, tàu chiến và máy bay của Hoa Kỳ có thể tiến hành một số hoạt động quân sự ở eo biển như hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát (ISR); phóng và thu hồi máy bay và các thiết bị khác; hoạt động đi qua của tàu ngầm và các thiết bị dưới nước khác… Ngoài ra, với quyền đi lại vô hại, việc Trung Quốc không xác định đúng đặc điểm của Eo biển Đài Loan là vùng nội thủy hoặc eo biển quốc tế, điều này sẽ hạn chế quyền tự do trên biển cả của các quốc gia khác.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc khẳng định rằng việc tàu Hoa Kỳ đi qua đã kích hoạt “các biện pháp đối phó” của Trung Quốc chống lại Hoa Kỳ là không hợp lý. Trung Quốc chỉ có thể kích hoạt biện pháp đối phó khi hành động của Hoa Kỳ cấu thành sự vi phạm nghĩa vụ quốc tế mà Hoa Kỳ có đối với Trung Quốc. Còn trong trường hợp này, Hoa Kỳ, có quyền theo luật pháp quốc tế để tham gia vào các quyền tự do hàng hải và hàng không trên biển cả. Do đó, việc tàu đi qua eo biển không phải là một hành động trái với luật pháp quốc tế và Trung Quốc không thể có các biện pháp đối phó với Hoa Kỳ.

Tác giả kết luận, các tàu và máy bay của Hoa Kỳ nên thực hiện các quyền tự do trên biển cả ở vùng Eo biển Đài Loan. Cả vùng biển và không phận của Eo biển Đài Loan, theo bất kỳ cách nào, đều không thuộc quyền kiểm soát hoặc quyền tài phán của Trung Quốc.

Xem thêm:

Center for International Maritime Security ngày 3/5/2022: Naval Operations and the Right to Operate Freely in the Taiwan Strait 

Tom Ginsburg: Điều 2(4) và Luật quốc tế của độc tài

Năm 1970, Thomas Franck đặt một câu hỏi tu từ có ý nghĩa lâu dài: Ai đã giết chết Điều 2 (4)? – một điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc yêu cầu tất cả các quốc gia thành viên “không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào.”  Canh bạc của Vladimir Putin ở Ukraine, được thực hiện với mục đích hùng biện là xóa bỏ quốc gia này như một quốc gia độc lập, là sự kiện mới nhất trong một loạt các sự kiện khiến các nhà phân tích định kỳ phải than phiền về sự kết thúc của trật tự quốc tế thời hậu Thế chiến thứ hai. Lần này có khác không? Liệu sự kiện này sẽ đánh dấu một sự thay đổi dứt khoát trong luật pháp quốc tế? Bài viết ngắn này sẽ lập luận rằng, dù cuộc xung đột ở Ukraine đẫm máu như thế nào, thì phản ứng tức thời đã cho thấy hướng tới mục tiêu để củng cố hơn là bác bỏ các quy tắc truyền thống về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Các chuẩn mực về toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị là nền tảng của trật tự quốc tế sau Chiến tranh. Chính vì chúng áp dụng được cho cả nền dân chủ và chuyên chế, phù hợp với nhiều lợi ích, nên có sự đồng thuận rộng rãi về việc duy trì các chuẩn mực này, ngay cả trong thời đại chủ nghĩa chuyên chế đang gia tăng. Phản ứng của thế giới đối với cuộc xâm lược của Nga đã cho thấy sức sống không ngừng và sự chấp nhận rộng rãi các quy chuẩn cốt lõi này, ngay cả khi việc thực thi chúng vẫn chưa đạt yêu cầu, cũng như trong rất nhiều lĩnh vực của luật pháp quốc tế.

Đồng thời, cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và phản ứng của các quốc gia khác đối với sự kiện đã cho thấy cả đặc điểm và giới hạn của việc sử dụng luật pháp quốc tế của các nhà độc tài.

Xem thêm:

Symposium on Ukraine and the International Order: Article 2(4) and Authoritarian International Law 

Basil Gavalas và Greg Mills: Cuộc chiến tại Ukraine có thể là chất xúc tác cho điều gì tốt hơn không?

Các tác giả nhận định rằng do tác động rộng lớn của cuộc chiến tại Ukraine tới quan hệ quốc tế và nguy cơ cuộc chiến này kéo dài, tồn tại một cơ hội để các quốc gia chung chí hướng chung tay hợp tác và xây dựng một nền hòa bình dựa trên các lợi ích chia sẻ.

Cuộc chiến tại Ukraine đã làm lộ rõ sự khác biệt trong góc nhìn đối với quan hệ quốc tế và ý thức hệ của các quốc gia phương Tây và phần còn lại của thế giới. Góc nhìn của phương Tây giàu có, chiếm ¾ sản lượng kinh tế thế giới, dựa trên trải nghiệm cạnh tranh nước lớn từ hai cuộc Thế chiến cùng với di sản của các đế quốc Châu Âu, đã chỉ ra rằng nước Nga của Tổng thống Putin muốn xây dựng lại một Liên bang Xô Viết và kêu gọi toàn thế giới hy sinh giúp đỡ Châu Âu chống Nga, giải quyết vấn đề của Châu Âu. Trong khi đó, hơn nửa dân số thế giới sinh sống tại các quốc gia như Ấn Độ, Indonesia, Nam Phi, hầu hết các quốc gia Châu Phi và Trung Đông lại không hưởng ứng diễn ngôn của phương Tây vì nhiều lý do, bao gồm lợi ích quốc gia hoặc sự nghi ngờ đối với “tiêu chuẩn kép” của phương Tây, với gốc rễ từ trải nghiệm bị thực dân phương Tây đô hộ.

Những ký ức về chiến đấu giành độc lập từ thực dân phương Tây đã khiến cho các quốc gia này có một “phản xạ” ủng hộ Liên Xô và Nga, và một “phản xạ” chống lại phương Tây, mặc dù ở cả hai cực đều đã có những thay đổi lớn so với quá khứ: Nga không còn là một đồng minh của các quốc gia đang phát triển chống chủ nghĩa thực dân đế quốc, mà đã thể hiện rõ dã tâm đế quốc của mình; trong khi Mỹ và Châu Âu là nguồn vốn đầu tư trên mọi lĩnh vực để các quốc gia đang phát triển xây dựng nền kinh tế của mình. Một cuộc chiến kéo dài tại Ukraine sẽ là một cơ hội để thay đổi góc nhìn của cả hai phía, tạo ra một kỷ nguyên mới của quan hệ quốc tế dựa trên luật lệ.

Để đạt được mục tiêu này, một mặt, Châu Âu cần phải giải quyết vấn đề về sự đoàn kết đối với vấn đề ủng hộ Ukraine để tránh bị các quốc gia đang phát triển coi là “tiêu chuẩn kép”, thông qua việc chấm dứt những động thái có thể bị coi là xuống nước với Nga hay coi là né tránh ảnh hưởng đối với kinh tế. Mặt khác, phương Tây cần kết nối được với các quốc gia đang lựa chọn lập trường trung lập trên thế giới, thông qua việc đi đầu giải quyết nguy cơ an ninh lương thực, thúc đẩy dân chủ, phi thực dân hóa tại các quốc gia đang phát triển, và cải tổ các thể chế đa phương như Liên Hiệp Quốc để đảm bảo một hệ thống quốc tế công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mọi quốc gia. Làm được những điều này, phương Tây sẽ có thể thuyết phục được các quốc gia còn trung lập tại Châu Phi hay Châu Á rằng việc ủng hộ Ukraine là điều cần làm để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bảo vệ lợi ích của từng quốc gia trước chủ nghĩa xét lại, từ đó xây dựng được một nền hòa bình thế giới công bằng và bền vững.

Xem thêm:

RUSI ngày 13/6/2022: Can Ukraine Catalyse Something Better? | Royal United Services Institute

James Kraska: Các biện pháp trừng phạt ảnh hưởng tiêu cực đến hàng hải Nga

Khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, nhiều quốc gia đã ban hành các lệnh trừng phạt áp lên các công ty vận tải biển của Nga và các tàu thuộc sở hữu của Nga như thu giữ các du thuyền sang trọng thuộc sở hữu của các nhà tài phiệt Nga, cấm các tàu mang cờ Nga và do Nga kiểm soát đến các cảng ở Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và các quốc gia khác,…

Quan trọng hơn, Hiệp hội Đăng kiểm Quốc tế (IACS) vào ngày 11 tháng 3 trục xuất Cơ quan Đăng kiểm Vận tải Hàng hải Nga (RMRS) khỏi tổ chức. Quyết định này cấm các con tàu vào nhiều cảng trên khắp thế giới, ngăn cản việc hoàn thành các giao dịch và gây trở ngại cho việc nhận, giao hàng và thanh toán hàng hóa và dịch vụ. Theo thời gian, các biện pháp trừng phạt khiến giấy chứng nhận tàu biển hết hạn, tàu ngừng cập cảng và các thách thức về bảo hiểm sẽ làm leo thang chi phí giao dịch và làm xói mòn nền kinh tế Nga.

Xem thêm: 

Lieber Institute West Point ngày 7/6/2022: Ukraine Symposium – War Sanctions Steadily  Degrade the Russian Maritime Sector

Raul (Pete) Pedrozo: Luật Trung lập đã không còn tác dụng?

Cuộc chiến tranh giữa Nga – Ukraine thời gian qua đã khơi lại những tranh luận về khái niệm “trung lập”. Theo bài viết, các Quốc gia không tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang quốc tế được coi là các Quốc gia trung lập. Các Quốc gia trung lập cần đối xử công bằng với các bên tham chiến và không cung cấp hàng hóa liên quan đến chiến tranh hoặc hỗ trợ quân sự khác cho bên nào.

Tuy nhiên, đối với những cuộc xâm lược đi ngược lại với luật pháp quốc tế, một số quốc gia cho rằng, bên trung lập có thể phân biệt đối xử có lợi hơn cho một quốc gia là nạn nhân của cuộc xâm lược. Do đó, các Quốc gia trung lập có thể cung cấp vũ khí chiến tranh khác cho quốc gia nạn nhân. Quan điểm khác cho thấy, một Quốc gia chỉ có thể vi phạm quy định về sự trung lập nếu có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong trường hợp của Ukraine và Nga, với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng, Nga phủ quyết bất kỳ nghị quyết nào có ý định thực hiện hành động ngăn chặn hoặc thực thi chống lại Nga theo Hiến chương và Nga coi việc cung cấp vũ khí liên quan đến chiến tranh khác cho Ukraine là vi phạm luật trung lập.

Tác giả kết luận, bằng cách áp dụng Luật về Trách nhiệm Quốc gia, các Quốc gia trung lập có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt với Nga và cung cấp vũ khí chiến tranh cho Ukraine như một biện pháp đối phó hợp pháp mà không ảnh hưởng đến luật trung lập và không làm tăng nguy cơ mở rộng xung đột.

Xem thêm:

Lieber Institute West Point ngày 31/5/2022: Ukraine Symposium – Is the Law of Neutrality Dead? 

Anthony Read: Tại sao dữ liệu sẽ đột phá ranh giới tiếp theo của nền quốc phòng hiện đại

Phó Chủ tịch về hàng không vũ trụ và quốc phòng tại công ty APJ & MEA của Quỹ IFS cho rằng trong khi hệ thống dữ liệu tình báo và cơ sở hạ tầng Công nghệ Thông tin hợp nhất dựa trên nền tảng đám mây đã thay thế nhiều hệ thống bảo trì truyền thống trong khu vực tư nhân của nhiều ngành nghề, các tổ chức quân đội cũng cần phải nắm lấy những tiến hoá này để kịp thời hỗ trợ trận tuyến tiếp theo của phòng thủ hiện đại.

Xem thêm:

Defence Connect ngày 14/6/2022: Why data will break through the next frontier of modern defence

Kateryna Busol: Hãy lắng nghe tiếng nói của người Ukraine

Tác giả, một luật sư người Ukraine và là giảng viên cao cấp tại Đại học Quốc gia Kyiv, kể rằng Tuyên bố của Tổng thống Nga Putin về “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại quê hương Ukraine của tác giả cũng đúng lúc tác giả đang đọc Bản án Liên Xô tại Nuremberg của Francine Hirsch. Và trong khi một số người vẫn đang thắc mắc tại sao Nga lại ngang nhiên lạm dụng quy chế pháp lý cấm sử dụng vũ lực mà chính Liên Xô đã giúp thiết lập, thì người Ukraine hầu như không bị bất ngờ. “Trên thực tế, chúng tôi đã sống trong khung cảnh đời thực giống như được sắp đặt trong một cuốn sách tuyệt vời khác – Thế giới của ngày hôm qua của Stefan Zweig – trong nhiều năm. Trong khi một số người vẫn hầu như không muốn tin rằng chúng ta đang ở trong thời điểm đương đại năm 1938 – và đang tiến nhanh đến năm 1939 – Ukraine đã sống trong thực tế của một cuộc xung đột vũ trang do Nga tạo ra – và thích ứng và hành động theo hậu quả của nó – kể từ năm 2014.

Xem thêm:

EJIL Talk ngày 20/6/2022: If Ukraine’s Fate Is not a Menu à La Carte, then Ukrainian Voices Must Be Heard

Ishaan Tharoor: Putin đã thể hiện rõ dã tâm đế quốc của mình

Tác giả nhận định rằng Tổng thống Putin đã khẳng định dã tâm phục hồi đế quốc Nga của mình trong một sự kiện kỷ niệm 350 năm ngày sinh của Peter Đại đế, người có công lớn nhất trong việc đưa nước Nga trở thành một cường quốc tại khu vực. Theo đó, Putin khẳng định rằng trong Cuộc chiến Phương Bắc Vĩ đại, Peter Đại đế đã không xâm chiếm lãnh thổ của Thụy Điển, mà trên thực tế đây chỉ là hành động giành lại lãnh thổ của nước Nga. Qua đó, Putin ngụ ‎ý rằng cuộc chiến tại Ukraine cũng là một hành động giành lại lãnh thổ của nước Nga, đưa nước Nga trở về với vị thế cường quốc trong quá khứ, từ đó gián tiếp đặt vai trò của mình ngang hàng với Peter trong lịch sử nước Nga.

Putin đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của Ukraine đối với nước Nga. Với Putin, Ukraine là một phần không thể tách rời của thế giới văn minh Nga (Russian Mir), bởi vì Ukraine có thể được coi là cái nôi của văn hóa, văn minh Nga dựa trên các giá trị truyền thống và Chính thống giáo Phương Đông. Là một phần không thể tách rời của Nga, Putin cho rằng Ukraine không thể tồn tại như một quốc gia độc lập và có chủ quyền, và điều này có thể giải thích nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tại Ukraine: Putin đang hiện thực hóa “di nguyện của Peter Đại đế”, giành lại những gì đã mất của đế quốc Nga xưa kia.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao các quốc gia tại khu vực Baltic lại luôn lo lắng về nguy cơ chiến tranh từ Nga và chủ động nỗ lực hết sức để giúp đỡ Ukraine. Trong bài phỏng vấn ngày 10/6/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Lithuania Landbergis đã cảnh báo rằng phương Tây và thế giới cần đảm bảo rằng nước Nga thua cuộc ở cấp chiến lược để cuộc chiến tiếp theo không xảy ra. Tuy nhiên, diễn biến cuộc chiến hiện tại tại Ukraine đang không đảm bảo điều này, và Landbergis kêu gọi phương Tây tăng cường hơn nữa các động thái hỗ trợ để Ukraine có thể chiến thắng trên chiến trường. Chỉ khi nước Nga thua cuộc, Ukraine mới có thể tham gia vào một hệ thống an ninh mới tại Châu Âu, để đảm bảo rằng các cuộc chiến tại Ukraine sẽ không tái diễn. Nếu không, tham vọng của Nga sẽ không chỉ dừng lại tại Ukraine, mà có thể sẽ là cả các thành viên NATO như các quốc gia Baltic hay Ba Lan, Cộng hòa Séc.

Xem thêm:

Washington Post ngày 13/6/2022: Putin makes his imperial pretensions clear. Một bản PDF được lưu ở đây.

Foreign Policy ngày 10/6/2022: Lithuanian Foreign Minister: Russia Might Not Lose in Ukraine. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

IISS (2022) Asia – Pacific Regional Security Assessment: Key Developments and Trends 2022

Ấn bản lần thứ chín của Đánh giá An ninh Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thường niên xuất bản bởi Viện Nghiên cứu An ninh Quốc tế (IISS) gồm 12 chương, trình bày các cuộc thảo luận và phân tích chi tiết về một loạt các mối quan ngại về an ninh lâu dài ở khu vực. Nổi bật trong số đó là những câu hỏi về mối quan hệ giữa các cường quốc trong khu vực, cũng như giữa họ với các cường quốc tầm trung và các quốc gia nhỏ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Tác động của chính sách của Hoa Kỳ đối với an ninh của khu vực là một trọng tâm quan trọng, đặc biệt là đối với các liên minh và đối tác đang phát triển của Washington ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; quan điểm của chính quyền Biden đối với Đài Loan; các hoạt động không quân và hải quân trong khu vực; và các động lực công nghệ và vũ khí hạt nhân trong cạnh tranh Mỹ – Trung. Vai trò địa chính trị ngày càng quan trọng của Trung Quốc thể hiện ở nhiều chương, trong đó nêu bật những thách thức mà nước này đặt ra đối với an ninh của Đài Loan và tác động của các hoạt động thượng nguồn dọc sông Mekong đối với lục địa Đông Nam Á. Quan trọng hơn, cũng có một chương nhằm thúc đẩy sự hiểu biết tốt hơn về quan điểm của Trung Quốc đối với an ninh Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong khi nhiều chương chủ yếu liên quan đến các khía cạnh của chính sách an ninh khu vực của Trung Quốc và Hoa Kỳ và với sự cạnh tranh của Trung Mỹ, ấn bản này cũng thảo luận về những nỗ lực của Nhật Bản để duy trì sự cạnh tranh với Trung Quốc ‘mà không để leo thang thành “thảm họa”, sự nổi lên của Ấn Độ như một cường quốc trong khu vực (và sự tham gia của nước này trong Bộ Tứ), và tiềm năng để Châu Âu trở thành một bên quan trọng hơn về an ninh ở Châu Á – Thái Bình Dương. Hai chương kết luận lần lượt đánh giá an ninh môi trường như một khía cạnh của quan hệ giữa Trung Quốc và Đông Nam Á và những tác động ngày càng quan trọng mà biến đổi khí hậu hứa hẹn sẽ gây ra đối với một loạt các vấn đề an ninh khu vực hiện có, trong trung hạn và xa hơn.

Xem toàn văn báo cáo tại đây.

Stacie Pettyjohn et al. (2022) Dangerous Straits- Wargaming a Future Conflict over Taiwan

Lab thử nghiệm các kế hoạch tại Trung tâm Anh ninh Hoa Kỳ Mới (Center of New American Security), tổ chức tư vấn chính sách ở Hoa Kỳ, hợp tác với Meet the Press của NBC, đã tiến hành một trò chơi chiến lược cấp cao trên chiến trường nhằm khám phá một cuộc chiến hư cấu đối với Đài Loan, lấy bối cảnh vào năm 2027. Trò chơi tìm cách làm sáng tỏ những tình huống khó xử mà các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể phải đối mặt trong một cuộc xung đột, cùng với các chiến lược mà họ có thể áp dụng để đạt được các mục tiêu tổng thể của mình. Trò chơi nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc về cách Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của họ có thể ngăn chặn Trung Quốc xâm lược Đài Loan và có thể định vị tốt hơn để bảo vệ Đài Loan và đánh bại sự xâm lược đó nếu việc ngăn chặn thất bại.

Xung đột về Đài Loan có thể nhanh chóng dẫn đến những hậu quả vượt xa những gì Bắc Kinh và Washington dự định. Trò chơi chiến tranh đã chứng minh một cuộc xung đột có thể leo thang nhanh chóng như thế nào, với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có khả năng vượt qua ranh giới đỏ.

Cuối cùng, trò chơi chỉ ra rằng Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của họ có cơ hội thực hiện các bước để tăng cường đáng kể khả năng răn đe và đảm bảo rằng CHND Trung Hoa không bao giờ coi việc xâm lược Đài Loan là một lựa chọn có lợi. Tuy nhiên, để thay đổi cán cân quân sự Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương có lợi cho họ và phát triển những tiến bộ về năng lực, thế trận và kế hoạch có thể kìm hãm sự xâm lược của CHND Trung Hoa, Hoa Kỳ và các đồng minh và đối tác của họ phải thực hiện các bước ngay lập tức trong một số lĩnh vực quan trọng.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

Emily Kilcrease et al. (2022) Sanctions by the Numbers- Economic Measures against Russia Following Its 2022 Invasion of Ukraine

Ấn bản Các Biện pháp trừng phạt theo Con Số cung cấp một cái nhìn tổng thể về các biện pháp kinh tế của Hoa Kỳ và đồng minh chống lại Nga vì xâm lược Ukraine, tổng quan về các lĩnh vực của nền kinh tế Nga bị trừng phạt nhiều nhất, những trở ngại tiềm ẩn trong việc thực thi các hành động trừng phạt chung chống lại Nga, và triển vọng về khả năng leo thang hoặc giảm leo thang với Moscow. Ấn bản này tìm cách cung cấp một cái nhìn tổng thể về các hành động trừng phạt chính và tác động của chúng, tập trung vào các hành động của Hoa Kỳ, nhưng không có ý định liệt kê chi tiết từng hành động trong số hàng trăm hành động trừng phạt.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

Preprint: Bruno Castanho Silva et al. (2002) Determinants of Public Opinion Support for a Full Embargo on Russian Energy in Germany

Ngày 09/6/2022, một nhóm các nhà nghiên cứu của trường Đại học Cologne và Đại học Vienna đã công bố bản thảo chưa qua bình duyệt của một nghiên cứu về Các Yếu tố quyết định sự ủng hộ của Dư luận Đức đối với Lệnh cấm toàn bộ năng lượng Nga xuất khẩu vào EU. Các tác giả thừa nhận rằng dư luận Đức có sự chia rẽ lớn đối với câu hỏi “trong điều kiện nào thì người Đức ủng hộ một lệnh cấm toàn bộ đối với năng lượng Nga”. Dựa trên mẫu khảo sát 3.251 người Đức vào đầu tháng 5/2022, nghiên cứu chỉ ra những kết quả sau: (i) 52% người dân Đức ủng hộ một lệnh cấm đối với năng lượng nhập khẩu từ Nga, trong khi dưới 40% phản đối; (ii) trong liên minh cầm quyền, đa phần sự ủng hộ đến từ cử tri đảng Xanh với 80% cử tri được hỏi ủng hộ, trong khi đảng Dân chủ Xã hội SPD có sự ủng hộ ở mức 60% và đảng Dân chủ Tự do FDP chỉ có 45% số cử tri ủng hộ. Kết quả này phản ánh sự thay đổi trong dư luận Đức đối với tác động của các gói trừng phạt, tuy nhiên vẫn cho thấy sự chia rẽ lớn trong dư luận đối với quyết định cấm năng lượng của Nga.

Đáng chú ý, trong số 7 yếu tố gây ảnh hưởng được đánh giá trong khảo sát, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới quyết định ủng hộ của người Đức là việc đại đa số dư luận Đức có ủng hộ lệnh cấm này hay không. Các tác giả nhận định rằng nguyên nhân dẫn tới kết quả này là do các vấn đề liên quan tới cuộc chiến quá phức tạp đối với mọi tầng lớp, do đó các cá nhân đã dựa vào “trí tuệ của đám đông” để đưa ra quyết định của mình. Yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ hai là dự báo về tác động đối với kinh tế Đức. Nếu dự báo cho thấy tác động của một lệnh trừng phạt năng lượng Nga thấp hơn so với ảnh hưởng của Covid-19, các cá nhân được khảo sát sẽ lựa chọn ủng hộ trừng phạt. Ảnh hưởng của hai yếu tố này đối với quyết định của một cá nhân cho thấy rằng chính phủ Đức cần phải hết sức cẩn thận đối với việc đưa ra các tuyên bố chính thức để tránh dư luận rơi vào một vòng xoáy tiêu cực. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các yếu tố tuyên truyền từ nước ngoài không có ảnh hưởng tới quá trình ra quyết định của dư luận Đức.

Tải toàn văn bài báo ở đây.

—————

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.