Bản Tin Biển Đông Số 108

(Tuần từ 23/5 – 30/5/2022)

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Ngô Trung Hiếu, Lưu Việt Hà, Hương Nguyễn, Đinh Tùng Lâm, Trần Phạm Bình Minh, Đoàn Thị Hằng Ni

Biên tập: Phạm Huệ Việt, Trần Bằng

Tư liệu: South China Sea News

Ảnh: Đội hình máy bay Không quân Mỹ và Nhật Bản tập trận chung ngày 25/5/2022. Ảnh: U.S. Indo-Pacific Command

Tải bản PDF ở

—————

Trong Bản Tin Biển Đông Số 108 có những nội dung sau:

I- TRÊN BIỂN

II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

III- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG

IV- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á

V- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

VI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

VII- CUỘC CHIẾN GIÀNH ẢNH HƯỞNG Ở THÁI BÌNH DƯƠNG

VIII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

—————

I- TRÊN BIỂN

Tàu chiến Bayern của Đức bị tàu cá Trung Quốc quấy rối tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Trong một cuộc thảo luận về an ninh hàng hải của Viện Hàng hải Đức/Wilhemshaven ngày 24/5/2022, các báo cáo đã tiết lộ thêm các thông tin về hành trình của tàu chiến Bayern tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kéo dài từ tháng 8/2021 tới tháng 1/2022. Hành trình của tàu Bayern đã phải thay đổi so với kế hoạch sau khi bị phía Trung Quốc từ chối cho cập cảng tại Thượng Hải, và đã bị các tàu cá Trung Quốc gây hấn, chiếu đèn pha nhiều lần trong hành trình.

Xem thêm: 

Europaische Sicherheit & Technik ngày 24/5/2022: Fregatte Bayern von Fischerbooten im Indo-Pazifik bedrängt

Chỉ trong vòng 2 tháng, tàu hải cảnh và tàu cá Trung Quốc ba lần thách thức các hoạt động nghiên cứu biển và thăm dò hydrocacbon trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines

Báo cáo của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á phân tích chi tiết diễn biến ba vụ việc cho thấy cả ba vụ việc đều thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc kiểm soát hoạt động hàng hải trong yêu sách đường chín đoạn, không ngại tạo ra nguy cơ va chạm trên biển để thực hiện sự kiểm soát này. Chiến thuật của họ rõ ràng đã thành công khi đã khiến Philippines phải từ bỏ ý định dỡ bỏ lệnh cấm thăm dò dầu khí kéo dài gần một thập kỷ tại các khu vực thuộc thềm lục địa của Philippines nhưng nằm trong yêu sách của Trung Quốc, để lại tương lai mờ mịt không biết đến bao giờ nước này có thể tiếp cận các nguồn hydrocacbon hợp pháp tại Bãi Cỏ Rong.

Xem thêm:

AMTI ngày 26/5/2022: Three Rounds of Coercion in Philippine Waters

Philippine Daily Inquirer ngày 30/5/2022: China ships forcing PH to drop Ayungin 

GMA News ngày 31/5/2022: ​​Philippines summons Chinese envoy over ‘harassment’ of research vessel

AP News ngày 31/5/2022: ​Sea feud with China flares as Marcos prepares for presidency

Đội hình tàu khu trục Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông

Truyền thông nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin đội tàu khu trục của Trung Quốc đã tiến hành một cuộc diễn tập chiến đấu đa chủ đề bắn đạn thật ở Biển Đông. Trong cuộc tập trận, các tàu khu trục của Trung Quốc, Côn Minh, Tây An và Liễu Châu, đã thực hành các bài diễn tập phòng thủ và tấn công mọi lúc, mọi chiều, bao gồm phòng không-biển, bắn pháo và điều chỉnh đội hình trong các tình huống chiến trường thay đổi nhanh. Cuộc diễn tập nhằm xác minh khả năng chỉ huy và phối hợp tác chiến của binh lính trong một kịch bản chiến trường thực tế.

Xem thêm:

Thai PBS World ngày 29/5/2022: China’s destroyer flotilla conducts naval drill in South China Sea 

Mỹ – Nhật Bản tập trận chung đáp lại tập trận chung Nga – Trung và vụ bắn tên lửa của Bắc Triều Tiên. Ý định tập trận chung của Trung Quốc (?)

Vào ngày 25/5/2022, Không quân Mỹ và Nhật Bản đã triển khai máy bay chiến đấu thực hiện một cuộc diễn tập chung trên Biển Nhật Bản. Chuyến bay có sự tham gia của 8 máy bay phản lực, gồm 4 chiếc F-16 của Mỹ và 4 chiếc F-15 của Nhật Bản, xuất phát từ căn cứ tại Nhật Bản. Theo thông cáo của Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cuộc tập trận nhằm tăng cường nâng cao các kỹ năng tiên tiến và khả năng tương tác. Nhật Bản và Hoa Kỳ nhằm  duy trì sự sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống. 

Chuyến bay dường như là một phản ứng đối với cuộc diễn tập chung của máy bay ném bom Trung Quốc và Nga trên Biển Nhật Bản hôm thứ Ba và cuộc thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên diễn ra vài giờ trước đó.

Ảnh: Đội hình máy bay Không quân Mỹ và Nhật Bản tập trận chung ngày 25/5/2022. Ảnh: U.S. Indo-Pacific Command

Trước đó, vào ngày 24/5/2022, cùng ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ tại Tokyo, một cuộc tập trận chung gồm bốn máy bay ném bom chiến lược của Trung Quốc và hai chiếc của Nga đã được tiến hành ở Biển Nhật Bản và Biển Hoa Đông. Đầu tiên, hai máy bay ném bom Xian H-6 của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã được phát hiện bay từ Biển Hoa Đông đến Biển Nhật Bản, hội tụ cùng hai máy bay ném bom chiến lược Tupolov Tu-95 của Nga ở vùng biển Nhật Bản. Bốn máy bay ném bom sau đó tiếp tục trên cùng một hướng tây nam. Tới chiều, xuất hiện hai chiếc H-6 của PLA thay thế cho hai chiếc H-6 trước đó trong đội hình. Đội hình sau đó bay qua eo biển Miyako giữa các đảo Okinawa và Miyakojima đi vào Tây Thái Bình Dương, sau đó quay trở lại Biển Hoa Đông trên cùng một đường bay. 

Lộ trình của máy bay ném bom Nga và Trung Quốc trong cuộc tập trận gần Nhật Bản và Hàn Quốc. Ảnh: Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, đây là chuyến bay chung đường dài thứ tư của Không quân Trung Quốc và Nga xung quanh Nhật Bản kể từ tháng 7/2019, và là cuộc tập trận chung đầu tiên kể từ tháng 11 năm 2021, vài tháng trước khi Nga xâm lược Ukraine.

Mặc dù Trung Quốc bác bỏ rằng cuộc tập trận chung không quân này không nhắm cụ thể tới ai và không liên quan tới tình hình quốc tế và khu vực hiện tại, nhưng trong tài liệu “Khoa học của Chiến lược Quân sự” – một tài liệu có thẩm quyền của Trung Quốc, đã nói hoàn toàn ngược lại. Theo tài liệu, các cuộc tập trận chiến lược sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng có tính chiến lược như hiệu ứng răn đe, hoặc khiến đối phương khó có thể xác định được rằng chúng ta đang tiến hành tập trận thông thường, hay là chớp thời cơ biến thành một trận chiến thật sự, bởi vậy mà có thể tạo hiệu ứng hoảng hốt cho đối phương. 

Kế đó, chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Joe Biden kết thúc chuyến công du Châu Á với cam kết sẽ tăng cường hợp tác với các đồng minh để ngăn chặn các mối đe dọa từ Triều Tiên, Triều Tiên đã bắn thử một tên lửa bị nghi ngờ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và hai tên lửa tầm ngắn hơn ở ngoài khơi bờ biển phía đông. Seoul và Tokyo đã lên án vụ phóng tên lửa. Đáp trả vụ phóng thử của Triều Tiên, Quân đội Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật, trong đó bao gồm cả các vụ thử tên lửa đối đất.

Xem thêm:

US Indo-Pacific Command ngày 25/5/2022: Japan and US Conduct Bilateral Exercise

AP News ngày 26/5/2022: Japan, US fly fighters after China drill, N. Korean missiles 

Reuters ngày 26/5/2022: US and Japan say they staged joint fighter jet flight after N.Korea missile launches

The Washington Post ngày 26/5/2022: Japan, US fly fighters after China drill, N. Korean missiles. Một bản PDF được lưu ở đây.

Janes ngày 26/5/2022: China, Russia fly bombers to ‘counter’ Quad summit 

USNI News ngày 25/5/2022: Chinese, Russian Bombers Hold Joint Exercises Near Japan, Korea 

AP News ngày 25/5/2022: Seoul: N Korea fires suspected ICBM and 2 other missiles

Reuters ngày 25/5/2022: North Korea launches ICBM after Biden summits with Asia allies

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 26/5/2022: Readout Of Secretary Of Defense Lloyd J. Austin III’s Call With Japan Minister Of Defense Kishi Nobuo 

Military Times ngày 25/5/2022: US and South Korea fire missiles in exercise following North Korean ballistic missile demonstration 

Tân Hoa Xã ngày 25/5/2022: China-Russia joint air patrol targets no third party: spokesman 

Mỹ tập trận tàu sân bay đội hình kép sau cuộc tập trận của Nhóm tàu Liêu Ninh Trung Quốc

Hải quân Mỹ được cho là đã tiến hành cuộc tập trận tàu sân bay đội hình kép vào thứ Bảy và Chủ nhật ở phía đông nam Okinawa, không xa vị trí mà nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) vừa kết thúc cuộc tập trận kéo dài ba tuần.

Xem thêm:

Global Times ngày 29/5/2022: China keeps close eye on US dual carrier drills after PLA exercises 

Tàu khu trục nhỏ HMAS Parramatta của Hải quân Hoàng gia Úc khởi hành cho kế hoạch hiện diện hai tháng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Tàu HMAS Parramatta của Hải quân Hoàng gia Úc (RAN) đã rời Căn cứ phía Đông của Hạm đội trước khi triển khai sự hiện diện trong khu vực kéo dài hai tháng.

Tàu khu trục nhỏ này sẽ nối tiếp tàu HMAS Arunta đã triển khai ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào đầu năm nay, tham gia các hoạt động cùng với Hải quân các đối tác quốc tế quan trọng.

“Thông qua nhiều hoạt động sắp tới, chúng tôi sẽ hướng tới việc tăng cường khả năng tương tác với các đối tác trong khu vực và xây dựng mối quan hệ bền chặt đã tồn tại giữa Australia và các quốc gia cùng chí hướng trong khu vực,” Sỹ quan chỉ huy tàu HMAS Parramatta David Murphy cho biết.

Xem thêm: 

Defence News ngày 26/5/2022: HMAS Parramatta departs for a regional presence deployment 

Defence Connect ngày 27/5/2022: HMAS Parramatta embarks on regional deployment 

Đài Loan thử nghiệm bắn tên lửa diệt hạm từ tàu cảnh sát biển

 Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết một tên lửa chống hạm Hsiung Feng II đã được phóng thành công từ một tàu Cảnh sát biển lớp An Bình (CGA) vào ngày 27/5/2022 như một phần của cuộc diễn tập nhằm đánh giá việc sử dụng các tàu cảnh sát biển như các tài sản hải quân có trong thời chiến. Cuộc tập trận do các quân nhân của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc (ROCN) thực hiện và con tàu hiện sẽ hướng đến một cảng ở huyện Hoa Liên để đảm bảo không có tác động đến kết cấu của con tàu. 

Xem thêm:

Naval News ngày 28/5/2022: Taiwan test-fires Anti-ship missile from Coast Guard Vessel 

Trung Quốc triển khai 30 máy bay chiến đầu gần Đài Loan trong lúc nghị sĩ Hoa Kỳ đang thăm hòn đảo

30 máy bay chiến đấu của PLA tham gia sứ mệnh là 2 máy bay cảnh báo sớm KJ-500, 4 máy bay tình báo điện tử Y-8, 1 máy bay tác chiến điện tử Y-8, 1 máy bay tác chiến chống ngầm Y-8, 6 máy bay chiến đấu J-16, 8 máy bay chiến đấu J-11, 4 máy bay chiến đấu J-10, 2 máy bay chiến đấu Su-35 và 2 máy bay chiến đấu Su-30. Đội hình máy bay đã đi vào vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan giữa quần đảo Đông Sa và đảo Đài Loan vào hôm thứ Hai ngày 30/5/2022, Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết. Đây là hoạt động lớn thứ hai của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc trong năm 2022, sau 39 lần xuất kích vào ngày 23/1. Nó cũng đánh dấu lần đầu tiên trong một thời gian dài máy bay Su-35 của Lực lượng Không quân PLA xuất hiện trở lại trước công chúng, các nhà quan sát cho biết.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 30/5/2022: Air activities in the southwestern ADIZ of R.O.C.

Reuters ngày 30/5/2022: Taiwan jets scramble as China air force enters air defence zone

Global Times ngày 31/5/2022: PLA sends 30 warplanes near Taiwan island amid US senator visit, carrier drills 

———-

II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sắp công du Thái Lan để tăng cường hợp tác quân sự

Trong khuôn khổ chuyến công du lần thứ tư tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ sẽ tham dự Đối thoại Shangri La lần thứ 19 tại Singapore và tại đây sẽ gặp gỡ các nhà lãnh đạo quan trọng của khu vực để thúc đẩy mối quan hệ quốc phòng của Mỹ trong khu vực. Sau đó, ông Austin sẽ đến Bangkok trong bối cảnh hai nước đang thực hiện các bước đi quan trọng nhằm hiện đại hoá liên minh Hoa Kỳ – Thái Lan và mở rộng cả chiều sâu và chiều rộng hợp tác quân sự hai nước. Trước đó, Hải quân Hoàng gia Thái Lan và Hoa Kỳ đã bắt đầu huấn luyện hàng hải trong khuôn khổ cuộc tập trận CARAT thường niên, bắt đầu từ ngày 23/5/2022.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 26/5/2022: Pentagon Press Secretary John F. Kirby Holds a Press Briefing 

U.S. Navy ngày 22/5/2022: Expanding Maritime Partnership: Thailand, U.S. 2022 CARAT Exercise

Indonesia hợp tác với Hàn Quốc phát triển máy bay chiến đấu

Quân đội Indonesia đang hợp tác cùng với Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc trong chương trình phát triển máy bay chiến đấu nội địa công nghệ Hàn Quốc KF-21, với mục tiêu sản xuất một dòng máy bay chiến đấu đa năng tiên tiến cho không quân Hàn Quốc và Indonesia. Có thông tin cho biết Indonesia đã cử 39 phi công và kỹ thuật viên sang Hàn Quốc để huấn luyện trên KF-21. KF-21 đang được thử nghiệm trên mặt đất và sẽ bắt đầu bay thử nghiệm từ tháng 7 năm 2022. Quá trình phát triển KF-21 dự tính sẽ hoàn thành vào năm 2026 sau khi vượt qua 2200 phi vụ bay thử nghiệm. 

Xem thêm:

dongA ngày 24/5/2022: [단독]‘KF-21’ 전투기 5년간 분담금 한 푼 안낸 인니, 조종사 ·기술진 39명 파견 

Quần đảo Natuna có thể là địa điểm cho cuộc tập trận chung thường niên Indonesia – Mỹ trong năm nay

Indonesia đang cân nhắc tổ chức các cuộc tập trận chung với Mỹ trên quần đảo Natuna, gần đường yêu sách tự xưng của Trung Quốc và là điểm nóng đang nổi lên bởi các hành động bành trướng hàng hải của Bắc Kinh ở Biển Đông. Theo các nguồn tin, đây sẽ là một trong những địa điểm cho cuộc tập trận thường niên Garuda Shield dự kiến sẽ diễn ra trong hai tuần kể từ ngày 1/8/2022. Quân đội Hoa Kỳ và Indonesia đã tổ chức các cuộc tập trận từ năm 2007.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 25/5/2022: Indonesia, US eye South China Sea hot spot for military drills. Một bản toàn văn được lưu ở đây.

Lầu Năm Góc tìm kiếm các quan hệ đối tác công nghệ của Thụy Điển

Một nhóm của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chuyên tìm kiếm công nghệ nước ngoài gần đây đã gặp gỡ các công ty quốc phòng Thụy Điển để thảo luận về các năng lực mới nổi. Sự việc diễn ra trong bối cảnh Thuỵ Điển đang trong quá trình gia nhập NATO và tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ trước mối đe dọa từ Nga. 

Xem thêm:

National Defense ngày 26/5/2022: Pentagon Seeks Out Swedish Tech Partnerships

Tổng thống Đài Loan: Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ có kế hoạch hợp tác với quân đội Đài Loan

Gặp thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Tammy Duckworth tại văn phòng ở Đài Bắc, Tổng thống Thái Anh Văn ghi nhận Duckworth là một trong những nhà bảo trợ chính cho Đạo luật Đối tác Đài Loan, đạo luật đã nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng trong Quốc hội Hoa Kỳ mặc dù vẫn chưa trở thành luật. “Do đó, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hiện đang chủ động lập kế hoạch hợp tác giữa Vệ binh Quốc gia Hoa Kỳ và các lực lượng phòng vệ của Đài Loan,” bà nói, mà không cho biết thêm chi tiết.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 31/5/2022: Taiwanese President Tsai Ing-wen says US National Guard planning ‘cooperation’ with island’s military. Một bản PDF được lưu ở đây.

Lần đầu tiên, Ukraine tham gia cuộc họp trung tâm phòng thủ mạng của NATO

Các quan chức Ukraine đã có cuộc gặp đầu tiên vào hôm thứ Hai ngày 30/5/2022 với ban chỉ đạo của Trung tâm Phòng thủ Không gian mạng Hợp tác NATO (CCDCOE) ở Tallinn, Estonia. Quốc gia này đã nộp đơn xin gia nhập Trung tâm vào tháng 8/2021 và được tất cả các thành viên trong ban chỉ đạo nhất trí thông qua vào tháng 3/2022.

“Việc Ukraine gia nhập CCDCOE là một thành tựu quan trọng đối với đất nước chúng tôi về việc tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh mạng và phòng thủ mạng, cũng như một bước quan trọng để Ukraine trở thành thành viên NATO,” cơ quan an ninh quốc gia Ukraine cho biết trong bài đăng trên trang nhà.

Xem thêm:

The Hill ngày 31/5/2022: Ukraine joins its first NATO cyber defense center meeting

National Security and Defense Council of Ukraine ngày 30/5/2022: For the first time, the Ukrainian delegation took part in the meeting of the CCDCOE Steering Committee 

Người Lithuania huy động được 5 triệu euro để mua một chiếc máy bay không người lái Bayraktar cho Ukraine

Một mạng lưới truyền hình ở Lithuania dẫn đầu một chiến dịch gây quỹ cộng đồng đã huy động được hơn 5 triệu euro chỉ trong ba ngày để tài trợ cho việc mua một máy bay không người lái (UAV) Bayraktar TB2 cho quân đội Ukraine. Việc gây quỹ thành công nhanh chóng này – gồm các khoản đóng góp cá nhân từ € 5 đến € 100 – diễn ra trong bối cảnh dấy lên những lo ngại của công chúng rằng Nga có thể gây hấn với các nước Baltic. Bộ Quốc phòng Lithuania được cho là đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc mua UAV từ nhà sản xuất Thổ Nhĩ Kỳ và sẽ ký hợp đồng mua vào tuần tới.

Xem thêm:

Euronews ngày 31/5/2022: Lithuanians collect €5 million, crowdfunding a Bayraktar drone for Ukraine

Phó Tổng Thư ký NATO: NATO không còn bị ràng buộc bởi thoả thuận hạn chế hiện diện quân sự ở Đông Âu

Phó Tổng Thư ký NATO Mircea Geoană đã đến thăm Lithuania vào Chủ nhật ngày 29/5/2022 trong khuôn khổ Kỳ họp mùa Xuân của Hội đồng Nghị viện NATO và nói rằng hành động gây hấn của Nga đối với Ukraine đã vi phạm Đạo luật NATO-Nga năm 1997 trong đó ngăn chặn sự tăng cường quân sự ở Đông Âu. Kết quả là NATO không còn bị ràng buộc bởi thỏa thuận hạn chế sự hiện diện quân sự của mình. Geoană nói rằng giờ đây NATO “[không còn] hạn chế nào để củng cố vững chắc thế trận ở sườn phía đông và đảm bảo rằng mỗi inch lãnh thổ của NATO được bảo vệ bởi Điều 5 và các đồng minh”, mặc dù ông không cung cấp thêm chi tiết về việc triển khai thêm NATO đến khu vực.

Xem thêm:

Newsweek ngày 30/5/2022: ‘No Restrictions’: NATO to Take More Aggressive Stance Against Russia 

———-

III- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG

Hệ thống mạng trọng yếu của Việt Nam dễ bị tổn thương

Trong buổi gặp gỡ với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tại Boston trong chuyến công du của ông tới Mỹ, một chuyên gia mạng người Việt hiện đang là Product Security & Cryptography Lead của Google, anh Dương Ngọc Thái, cho biết rằng anh cùng một số đồng nghiệp trẻ “đã có thể xâm nhập vào nhiều hệ thống máy tính trọng yếu của Việt Nam, với sự đồng ý của người quản lý.” “Nếu chúng tôi làm được như vầy, tưởng tượng những nhóm hacker quân đội hay tội phạm có tổ chức sẽ còn làm được gì nữa,” anh Thái nêu ra quan ngại.

Xem thêm:

Blog Dương Ngọc Thái ngày 19/5/2022: Một chuyến đi Boston 

Trung Quốc và Mỹ đang sắp xếp một cuộc họp trực tiếp giữa những người đứng đầu quốc phòng hai nước

Trung Quốc và Mỹ đang làm việc để chuẩn bị cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các quan chức quốc phòng hàng đầu của họ bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào tháng 6 trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về Đài Loan, theo những nguồn tin ẩn danh có thông tin tiết lộ với The Wall Street Journal. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin cho biết ông sẽ tới Đối thoại Shangri-La, một hội nghị quốc phòng thường niên sẽ được tổ chức trong năm nay từ ngày 10-12/6. Sự tham dự của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Wei Fenghe chưa được công bố, nhưng ông dự định sẽ trực tiếp tham gia.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 30/5/2022: China and the US Are Arranging an In-Person Meeting Between Heads of Defense. Một bản PDF được lưu giữ ở đây.

The Hill ngày 31/5/2022: Pentagon chief, Chinese counterpart planning first face-to-face meeting: report 

Tin tặc đã đánh cắp dữ liệu từ các tổ chức Hoa Kỳ, Châu Âu mà không bị phát hiện kể từ năm 2019

Một nhóm tin tặc của Trung Quốc đã đánh cắp tài sản sở hữu trí tuệ từ các công ty Hoa Kỳ và Châu Âu kể từ năm 2019 và hầu như không bị phát hiện. Các nhà nghiên cứu tin rằng nhóm này được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn.

Xem thêm:

BleepingComputer ngày 04/5/2022: ​​Hackers stole data undetected from US, European orgs since 2019

CBS News ngày 04/5/2022: Chinese hackers took trillions in intellectual property from about 30 multinational companies 

Industrial Cyber ngày 05/5/2022: Operation CuckooBees cyber espionage attack reveals massive Chinese IP theft campaign across tech, manufacturing sites

Quan chức EU: Chiến tranh Ukraine cho thấy nhu cầu cần có một thỏa thuận bảo mật dữ liệu Hoa Kỳ – Châu Âu

Tại một hội nghị ở Brussels, các quan chức Châu Âu cho rằng cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine cho thấy cần có hành động chung của Hoa Kỳ và Châu Âu trong việc xác định các quy tắc dữ liệu để bảo vệ quyền riêng tư và ngăn chặn hành vi lạm dụng. Các công cụ truyền thông kỹ thuật số ngày càng trở nên quan trọng, Ukraine đã sử dụng các công nghệ này để chia sẻ kế hoạch quốc phòng và phối hợp các biện pháp an ninh mạng với các chuyên gia nước ngoài. Việc lập ra các quy tắc và tiêu chuẩn quản lý những trao đổi này sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ và các đối tác Châu Âu khả năng di chuyển dữ liệu một cách an toàn trong một môi trường mà các ranh giới pháp lý rõ ràng và được cả các bên đồng thuận.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 25/5/2022: Ukraine War Shows Need for Global Data-Privacy Agreement, EU Officials Say 

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ: Mỹ phải ưu tiên AI để đảm bảo thành công trên chiến trường

Trung tướng Michael Groen, giám đốc Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Chung của Lầu Năm Góc, cảnh báo về mục tiêu của Trung Quốc là dẫn đầu thế giới về trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Để duy trì tốc độ, tướng Groen cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ phải “tái tạo lại chính mình”. Groen đã trích dẫn khái niệm của Amazon về sử dụng cùng một tập dữ liệu tổ chức trên tất cả các bộ phận và cho biết Lầu Năm Góc cũng phải làm như vậy để đạt được một cách tiếp cận thống nhất hiệu quả. Groen nói thêm rằng Bộ Quốc phòng nói chung phải vượt qua những thói quen văn hóa đã ăn sâu và “suy nghĩ về các vấn đề của họ thông qua lăng kính dữ liệu”. Ông lưu ý rằng có sự trùng lặp rõ ràng trong các mục tiêu của Trung Quốc và Hoa Kỳ đối với AI, với chiến lược công nghệ của cả hai quốc gia đều đặt năm 2030 như một cột mốc quan trọng.

Xem thêm:

CyberScoop ngày 25/5/2022: Head of DOD artificial intelligence command warns Pentagon must improve to beat China on AI

CSIS ngày 20/5/2022: One Key Challenge for Diplomacy on AI: China’s Military Does Not Want to Talk 

Đại học và khu vực tư nhân hợp tác phát triển công nghệ lượng tử “không thể bị thâm nhập”

Xuất phát từ ý tưởng của Bộ Quốc phòng và Không quân Hoa Kỳ khi nhìn thấy những tiềm năng đáng kể của việc tích hợp thông tin liên lạc lượng tử vào các hệ thống máy bay không người lái, đặc biệt cho các hoạt động trong môi trường có tranh chấp, một trường đại học ở Florida và các công ty công nghệ lượng tử đang hợp tác phát triển một mạng lượng tử dựa trên máy bay không người lái có thể cơ động linh hoạt trong khi bay cũng như trong thời tiết và môi trường thay đổi. Sử dụng các hạt ánh sáng, mạng kết hợp một trạm mặt đất, máy bay không người lái và sợi quang để truyền đạt thông tin bảo mật lượng tử mà không thể bị tin tặc tấn công. 

Xem thêm:

Florida Atlantic University ngày 24/5/2022: ‘Beam Me Up:’ Nation’s First Quantum Drone Provides Unrivaled Security 

Cơ quan chính phủ Hoa Kỳ ký hợp đồng mua hình ảnh vệ tinh tư nhân

Văn phòng Trinh sát Quốc gia Hoa Kỳ vừa có một động thái được coi là có tính lịch sử khi ký hợp đồng mười năm với ba công ty vệ tinh thương mại để mua hình ảnh vệ tinh từ khu vực tư nhân. Đây là một sự kiện cho thấy sự công nhận chính thức của chính phủ đối với các hình ảnh vệ tinh của khu vực tư nhân. Ba công ty vệ tinh thương mại nhận được hợp đồng là Planet, BlackSky và Maxar. Trong những năm gần đây, các hình ảnh vệ tinh thương mại đã đóng một vai trong quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của chính phủ và người tiêu dùng tư nhân, đặc biệt nhu cầu đưa tin liên quan đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Xem thêm:

C4ISRNET ngày 25/5/2022: National Reconnaissance Office expands use of commercial satellite imagery

The Washington Post ngày 25/5/2022: Spy agency awards ‘historic’ contracts to commercial satellite firms. Một bản PDF được lưu ở đây.

Các vấn đề vệ tinh không gian của Nga và cuộc chiến ở Ukraine

Mặc dù Moscow có 102 vệ tinh quân sự trên quỹ đạo, nhưng hiệu quả của các hệ thống trinh sát, giám sát, xác định mục tiêu và điều khiển chiến trường dường như vẫn thấp hơn mức mong đợi đối với một quốc gia có chương trình vũ trụ và khu phức hợp quân sự-công nghiệp tiên tiến như của Nga. Bất chấp những nỗ lực cải thiện năng lực không gian trong hai thập kỷ qua, Nga đã không thể vượt qua các tiêu chuẩn công nghệ và hoạt động mà Hoa Kỳ đã đáp ứng vào đầu những năm 2000. Ngày nay, Nga chỉ có 12 vệ tinh để thu thập thông tin tình báo (Mỹ đã sử dụng 30 vệ tinh vào năm 2003 cho cuộc chiến ở Iraq), 45 vệ tinh thông tin liên lạc (trong đó 30 vệ tinh vượt quá tuổi thọ dự kiến) và tốc độ truyền dữ liệu của chúng chậm hơn Mỹ 3 thập kỷ. Do đó, các lực lượng Nga đã không thể sử dụng đầy đủ các năng lực không gian để phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự của Ukraine hoặc loại bỏ hệ thống phòng không/tên lửa của Ukraine. 

Xem thêm:

Eurasia Daily Monitor ngày 24/5/2022: Russia’s Space Satellite Problems and the War in Ukraine

Nga thử nghiệm tên lửa Zircon siêu thanh mới nhất

Bộ Quốc phòng Nga cho biết khinh hạm Đô đốc Gorshkov của Hạm đội phương Bắc ở Biển Trắng đã phóng tên lửa hành trình Zircon ở Biển Barents, đánh trúng mục tiêu thực hành ở Biển Trắng cách đó khoảng 1.000 km (540 hải lý). Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Zircon có khả năng bay với tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh và có tầm bay 1.000 km (620 dặm). Putin đã nhấn mạnh rằng việc triển khai nó sẽ thúc đẩy đáng kể khả năng của quân đội Nga. Zircon được dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay.

Xem thêm:

The Associated Press/ABC News ngày 28/5/2022: Russia test-fires its latest hypersonic Zircon missile 

Các nhà nghiên cứu quân đội Trung Quốc nhấn mạnh nhu cầu về năng lực chống vệ tinh

Một bài báo do Viện viễn thông PLA công bố vào tháng trước đã lấy Starlink của SpaceX như một ví dụ cho thấy Trung Quốc cần tập trung vào năng lực chống vệ tinh. Bài báo kêu gọi một hệ thống giám sát “quy mô và độ nhạy chưa từng có” để giám sát chòm vệ tinh Starlink. Các năng lực được triển khai chống lại các mục tiêu vệ tinh phải kết hợp “phương pháp tiêu diệt mềm và cứng” để vô hiệu hóa các vệ tinh Starlink riêng lẻ và vô hiệu hóa các hệ điều hành của chòm vệ tinh.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 25/5/2022: China military must be able to destroy Elon Musk’s Starlink satellites if they threaten national security: scientists. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc tăng tốc phiên bản Web3 của riêng mình

Với sự ra mắt của mạng lưới blockchain phi tiền điện tử mới cho các thị trường quốc tế bởi Mạng lưới dịch vụ chuỗi khối (BSN) được nhà nước hậu thuẫn, Trung Quốc đang đẩy nhanh quá trình phát triển phiên bản Web3 của mình. Theo He Yifan, Giám đốc điều hành của Công nghệ Red Date được niêm yết tại Hồng Kông, Mạng BSN Spartan, phiên bản beta của chuỗi khối mới, sẽ được phát hành vào ngày 31/8/2022. Mạng BSN Spartan chỉ dành cho các thị trường quốc tế và phí giao dịch sẽ được thanh toán bằng đô la Mỹ chứ không phải tiền điện tử như ether, mã thông báo gốc của Ethereum.

Xem thêm:

PingWest ngày 31/5/2022: China accelerates its own version of Web3 

Công ty vật liệu điện tử Merck của Đức mở cơ sở bán dẫn tại Trung Quốc

Merck, một công ty của Đức sản xuất hóa chất và vật liệu dùng để sản xuất chất bán dẫn, hôm thứ Ba cho biết họ đã ký hợp đồng với chính quyền địa phương để mở một cơ sở bán dẫn ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Dự án Tô Châu, bao gồm một cơ sở tích hợp bán dẫn tiên tiến cho các địa điểm sản xuất vật liệu bán dẫn, nhà kho và trung tâm hoạt động, là khoản đầu tư kinh doanh điện tử đơn lẻ lớn nhất của công ty trong nước.

Xem thêm:

PingWest ngày 31/5/2022: German electronic materials company Merck to open semiconductor base in China 

Hải quân Ấn Độ muốn có được ‘máy bay không người lái phóng từ tàu ngầm’ để tăng cường sức mạnh ở các vùng biển tranh chấp

Chính phủ Ấn Độ đang bày tỏ sự quan tâm đối với việc xây dựng và sản xuất máy bay không người lái phóng từ dưới nước để sử dụng cho tình báo ngày và đêm, giám sát & trinh sát, tăng cường nhận thức hàng hải, theo dõi mục tiêu trong thời gian thực và trinh sát bãi biển trước các hoạt động đặc biệt.

Xem thêm:

EurAsian Times ngày 25/5/2022: Indian Navy Looks To Acquire ‘Submarine-Launched Drones’ That Will Boost Its Prowess In Contested Waters 

Nhật Bản “quyết liệt củng cố” quân đội

Nhật Bản sẽ “tăng cường mạnh mẽ” năng lực quân sự do những lo ngại về an ninh khu vực, theo Reuters trích dẫn một dự thảo chính sách kinh tế. Dự thảo không nêu chi tiết chi tiêu cụ thể nhưng cho biết: “Đã có những nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Đông Á, khiến an ninh khu vực ngày càng trở nên nghiêm trọng”. Dự thảo không nêu tên các mối đe dọa cụ thể, nhưng quân đội Nhật Bản cho biết họ lo ngại về sự xâm lược từ Trung Quốc và Triều Tiên. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã cam kết hôm thứ Hai trong cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden rằng Nhật Bản sẽ “tăng đáng kể” ngân sách quốc phòng của mình.

Xem thêm:

Reuters ngày 27/5/2022: Japan to ‘drastically strengthen’ military capability

The Japan Times ngày 29/5/2022: Support surges for Kishida pledge to boost defense spending. Một bản PDF được lưu ở đây.

Nhật Bản cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu và tên lửa tới 12 quốc gia

Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cho phép xuất khẩu máy bay chiến đấu, tên lửa và các loại vũ khí khác tới 12 quốc gia, bao gồm Ấn Độ, Australia cũng như một số quốc gia Châu Âu và Đông Nam Á. Các thay đổi về quy định để cho phép xuất khẩu có thể đến vào tháng 3 tới.

Nhật Bản đặt mục tiêu tăng cường khả năng răn đe đối với Trung Quốc bằng cách hợp tác với các quốc gia đã ký các thỏa thuận an ninh song phương với Tokyo. Các quốc gia này bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hoa Kỳ, Anh, Đức, Pháp và Ý.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 27/5/2022: Japan to enable fighter jet and missile exports to 12 nations. Một bản toàn văn được lưu ở đây.

Hải quân Philippines chuyển những con tàu lớn nhất tới nhà máy đóng tàu chiến lược Subic hướng ra Biển Đông

Hải quân Philippines đã chính thức tiếp quản một phần của nhà máy đóng tàu chiến lược hướng ra Biển Đông để làm nơi neo đậu cho những con tàu lớn nhất của mình vốn đã ở các nhà máy đóng tàu thương mại trong một thời gian dài.

Xem thêm:

Philippine Daily Inquirer ngày 26/5/2022: Navy makes strategic move to Subic shipyard facing WPS

Hải quân Philippines sẽ trang bị tên lửa đất đối đất cho hai khinh hạm 

Quan chức quân đội Philippines cho biết tên lửa SSM-700K C-Star do Hàn Quốc sản xuất sẽ được trang bị trên hai khinh hạm BRP Jose Rizal (FF-150) và BRP Antonio Luna (FF-151) vào thứ Sáu tại cảng nhà mới ở Agila Subic. Trang bị thêm năng lực tên lửa sẽ cho phép những tàu này đối phó với các mối đe dọa trên mặt nước như pháo hạm và tàu chiến của đối phương.

Xem thêm:

Philippine Daily Inquirer ngày 27/5/2022: Missiles readied for frigates

———-

IV- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á

Việt Nam khẳng định chưa phải là thành viên IPEF

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 26/5/2022 cho biết sự kiện công bố Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF) hôm 23/5, vốn có sự tham gia của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính, chỉ là sự kiện khởi động quá trình thảo luận giữa các nước trước ý tưởng của Mỹ. Theo cơ quan trên, việc tham gia của mỗi nước gồm cả Việt Nam sẽ phụ thuộc vào kết quả của quá trình thảo luận.

Xem thêm:

Tuổi Trẻ ngày 26/5/2022: Việt Nam chỉ mới thảo luận, chưa phải là thành viên IPEF

Nhật Bản và Việt Nam hợp tác đối phó hành động đe dọa hòa bình, ổn định

Trong cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Nhật Bản Hayashi Yoshimasa, hai bên khẳng định sẽ hợp tác đối phó với các hành động đe dọa hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Nhật Bản. Ngoài ra, ông Hayashi bày tỏ sự phản đối với các nỗ lực thay đổi đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 26/5/2022: 林外務大臣とミン・ベトナム筆頭副首相との会談

SCMP ngày 26/5/2022: Japan, Vietnam vow to confront security threats in Indo-Pacific after China maritime assertiveness. Một bản PDF được lưu trữ ở đây

VOV ngày 27/5/2022: Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh chào Thủ tướng Kishida Fumio và tiếp nhiều lãnh đạo Nhật Bản

Khảo sát Ipsos: Trung Quốc lần đầu vượt Nhật Bản như “đối tác quan trọng” tại ASEAN

Theo kết quả khảo sát của Ipsos tại Đông Nam Á, Trung Quốc (48%) lần đầu vượt Nhật Bản (43%) với câu hỏi đâu là “đối tác quan trọng trong tương lai” trong số các thành viên nhóm G20. Khảo sát này do Bộ Ngoại giao Nhật Bản đề xuất thực hiện.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 26/5/2022: China unseats Japan as ‘important partner’ to top ASEAN poll. Một bản toàn văn được lưu trữ tại đây

Trung Quốc mở tuyến đường sắt mới tới Myanmar

Một tuyến đường sắt quốc tế mới nối Trùng Khánh (Trung Quốc) và Mandalay (Myanmar) đã đi vào hoạt động từ ngày 23/5/2022. Tuyến đường này giúp rút ngắn thời gian chuyển hàng giữa hai địa điểm còn 15 ngày, ngắn hơn 20 ngày so với các cách thức truyền thống.

Xem thêm:

Global Times ngày 24/5/2022: New China-Myanmar railway route launched in boost for trade with ASEAN

Thủ tướng Singapore: Châu Á cần tránh lập các khối an ninh như NATO

Trả lời phỏng vấn Nikkei Asia, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận định lịch sử Châu Âu và Châu Á là khác nhau – Châu Á chưa bao giờ có một khối nào tương tự NATO, còn các quốc gia Châu Á vẫn giữ quan hệ tốt với Trung Quốc. Do đó, ông cho rằng việc không có một khối như NATO ở Châu Á là điều tốt hơn.

Trong khi đó, phát biểu tại Hội nghị Tương lai Châu Á, ông Lý cho rằng ngoài việc thiết lập các nhóm của các quốc gia cùng chí hướng như Quad hay AUKUS, các nước cũng cần làm việc cùng nhau để tăng cường an ninh tập thể. Ông cũng nhận định khu vực cần một kiến trúc rộng mở và bao hàm dựa trên các thỏa thuận an ninh và tương tác kinh tế.

Xem thêm:

Văn phòng Thủ tướng Singapore ngày 23/5/2022: PM Lee Hsien Loong’s interview with Nikkei Asia (May 2022)

SCMP ngày 24/5/2022: Asian countries have good ties with US, China and other major powers, don’t need Nato-equivalent, Singapore’s PM Lee says

Văn phòng Thủ tướng Singapore ngày 26/5/2022: PM Lee Hsien Loong at the 27th International Conference on the Future of Asia

Tân Tổng thống Philippines khẳng định ủng hộ phán quyết tòa trọng tài

Tân Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. ngày 26/5/2022 gọi phán quyết của tòa trọng tài về Biển Đông là “rất quan trọng”, cũng như cho biết sẽ dùng phán quyết để khẳng định các quyền lợi của Philippines. Ông cũng tuyên bố “không để một milimét” quyền lợi của Philippines bị xâm phạm, cũng như đề cập trực tiếp đến Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông cũng thừa nhận Philippines không thể gây chiến tranh với Trung Quốc, cũng như ngăn chặn sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc nội bộ.

Xem thêm:

Inquirer ngày 26/5/2022: Marcos says Philippines to uphold South China Sea ruling

Straits Times ngày 26/5/2022: Philippines’ Marcos Jr vows to thwart interference from outside powers

Campuchia ca ngợi quan hệ với Mỹ

Trả lời phỏng vấn bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ) ngày 25/5/2022, ông Kao Kim Hourn, quan chức cấp cao của Phnom Penh, cho biết quan hệ giữa nước này và Mỹ đã cải thiện đáng kể, “ở mức cao nhất trong 72 năm”. Ông cũng cho rằng Mỹ sẽ sớm dỡ bỏ các lệnh cấm vận đang áp đặt lên Campuchia.

Xem thêm:

Straits Times ngày 26/5/2022: Cambodia hails US ties, seeks relief on China-linked sanctions

———-

V- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

Trung Quốc thừa nhận khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5%

Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 25/5/2022 đã triệu tập một hội nghị trực tuyến với sự tham gia của hơn 100.000 quan chức từ trung ương đến cấp huyện để bàn về ổn định nền kinh tế. Phát biểu trong hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường lần đầu tiên thừa nhận nước này có thể không đạt mục tiêu tăng trưởng 5,5%. Ông cũng tuyên bố mục tiêu thực tế cho nửa sau năm 2021 chỉ là quay lại quỹ đạo tăng trưởng.

Xem thêm:

SCMP ngày 26/5/2022: China GDP: economic growth likely to ‘fall far short’, premier admits as crisis concerns mount

CNBC ngày 26/5/2022: China holds an unprecedented, massive videoconference on the economy

Bất hòa giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường làm tê liệt các quan chức chịu trách nhiệm về kinh tế Trung Quốc

Các quan chức Đảng Cộng sản Trung Quốc chịu trách nhiệm thực thi các chính sách trên thực địa đang rơi vào tình thế khó xử khi Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường theo đuổi các ý tưởng khác nhau về nền kinh tế và Covid-19. Trong khi Tập tiếp tục thúc đẩy cách tiếp cận Covid Zero thì Lý đang thúc giục các cán bộ của mình đạt được các mục tiêu tăng trưởng.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 26/5/2022: Xi-Li Discord Paralyzes Officials Responsible for China Economy. Một bản PDF được lưu ở đây.

Thượng Hải mở cửa trở lại, Trung Quốc công bố kế hoạch phục hồi kinh tế

Truyền thông Trung Quốc đưa tin từ ngày 1/6/2022, Thượng Hải sẽ mở cửa trở lại và khôi phục hoàn toàn các hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt hàng ngày. Đường hàng không cũng đã được khôi phục trở lại.

Vào ngày 31/5, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành một thông tư quy định chi tiết một gói chính sách nhằm ổn định nền kinh tế của đất nước, bao gồm các chính sách tài khóa và tiền tệ, đầu tư và tiêu dùng, an ninh lương thực và năng lượng, ổn định chuỗi cung ứng và sinh kế của người dân. Nhiều cơ quan chính phủ đã công bố các chính sách chi tiết hơn vào thứ Ba để đáp ứng thời hạn cuối tháng do Thủ tướng Lý Khắc Cường đặt ra.

Hội đồng Nhà nước cho biết các chính quyền và cơ quan địa phương nên “ổn định hiệu quả nền kinh tế trong quý II” và đặt “nền tảng vững chắc” cho nửa cuối năm.

David Chao, một chiến lược gia thị trường toàn cầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản, tại Invesco, cho biết ông lạc quan hơn đối với chứng khoán Trung Quốc trong những ngày gần đây.

“Mặc dù rất khó để gọi là đáy đối với các động thái đi xuống gần đây của thị trường, tôi nghĩ rằng định giá cổ phiếu Trung Quốc đã giảm khá nhiều so với trường hợp xấu nhất,” ông Chao nói. Ông cho biết giá cả thị trường không phản ánh khả năng phục hồi tăng trưởng kinh tế trong nửa cuối năm, và tác động của các biện pháp kích thích được công bố gần đây sẽ phát huy tác dụng.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 31/5/2022: Shanghai to fully restore normal production, living order from June 1

Yicai ngày 31/5/2022: Shanghai’s Airports to Restart International Flights Tomorrow With Bigger Passenger Loads

Bloomberg ngày 31/5/2022: China Plans for Years of Covid Zero Strategy With Tests on Every Corner

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ngày 31/5/2022: 国务院关于印发扎实稳住经济一揽子政策措施的通知

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc ngày 31/5/2022: China issues policy package to stabilize economy

South China Morning Post ngày 31/5/2022: China economy: Beijing unveils detailed stimulus plan to offset coronavirus damage. Một bản PDF được lưu ở đây.

The Wall Street Journal ngày 31/5/2022: China’s Tentative Reopening Gives Boost to Markets. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 31/5/2022: ​​An opportunity for China to improve ties with foreign investors. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc đề nghị cùng Đức giữ gìn “chủ nghĩa đa phương chân chính”

Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Đức Annalena Baerbock hôm 24/5/2022, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đề nghị hai bên giữ gìn “chủ nghĩa đa phương chân chính”. Về Ukraine, ông Vương cho rằng cộng đồng quốc tế nên thúc đẩy cho một lệnh ngừng bắn sớm, cũng như “bật đèn xanh” để Nga và Ukraine xuất khẩu lương thực.

Về phần mình, bà Baerbock nhắc đến vấn đề nhân quyền tại Tân Cương và kêu gọi điều tra minh bạch. Thông cáo của Trung Quốc không đề cập đến vấn đề này.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Đức ngày 24/5/2022: Statement by a Federal Foreign Office Spokesperson on today’s video conference between Foreign Minister Annalena Baerbock and her Chinese counterpart, Wang Yi

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/5/2022: 王毅同德国外长贝尔伯克举行视频会晤

Tân Hoa Xã ngày 25/5/2022: Chinese, German FMs hold virtual meeting on bilateral ties, multilateralism

Số lượng các nhà khoa học lấy địa chỉ nghiên cứu cùng lúc ở Trung Quốc và Hoa Kỳ đang giảm

​​Một phân tích được thực hiện trên tạp chí Nature cho thấy số lượng các học giả tuyên bố có địa chỉ nghiên cứu ở cả Trung Quốc và Hoa Kỳ trên các công trình được công bố đã giảm hơn 20% trong vòng 3 năm qua. Sự sụt giảm đó dường như là một phần của sự suy yếu mô hình hợp tác Mỹ-Trung đang bắt đầu xuất hiện trong cơ sở dữ liệu nghiên cứu. Số lượng bài báo là sự hợp tác giữa các tác giả ở Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai nhà sản xuất nghiên cứu lớn nhất thế giới – cũng đã lần đầu tiên giảm vào năm ngoái.

Xem thêm:

Nature ngày 30/5/2022: https://www.nature.com/articles/d41586-022-01492-7 

———-

VI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

George Soros cảnh báo cuộc chiến ở Ukraine là sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh thế giới mới

Tỷ phú George Soros, người gốc Hungary sống sót sau thảm họa Holocaust, đã đưa ra lời cảnh báo trên tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ. Ông gọi sự trỗi dậy của “các chế độ đàn áp” dưới thời Vladimir Putin của Nga và Tập Cận Bình của Trung Quốc là “mối đe dọa lớn nhất đối với xã hội mở”. Ông cảnh báo rằng, cùng với tất cả các mối đe dọa khác mà hành tinh phải đối mặt, “nền văn minh có thể không tồn tại.” Tại Ukraine, các công nhân đã tìm thấy 200 thi thể dưới tầng hầm của một tòa nhà chung cư ở Mariupol bị quân Nga phá hủy, làm tăng thêm hàng nghìn dân thường đã thiệt mạng trong cuộc chiến của Putin. Một số quốc gia Châu Âu đang thúc đẩy Liên minh châu Âu cử tàu chiến vào Biển Đen để bảo vệ các tàu vận tải chở ngũ cốc của Ukraine khỏi sự can thiệp tiềm tàng của Nga. Điện Kremlin đã phong tỏa một cách hiệu quả các cảng của Ukraine như một phần của cuộc xâm lược kéo dài 3 tháng nay, khiến giá ngũ cốc lên mức cao kỷ lục và gây ra một cuộc khủng hoảng lương thực lớn toàn cầu. Ấn Độ đang chuẩn bị hạn chế xuất khẩu đường, một hành động bảo hộ khác sau khi cấm bán lúa mì chỉ hơn một tuần trước, và Malaysia đã ngừng bán thịt gà ở nước ngoài. Trong khi một số quốc gia đang phát triển đang hành động để bảo vệ nguồn cung, cuộc khủng hoảng có nguy cơ tràn sang các nền kinh tế khác. Tuy nhiên, có ít nhất một quốc gia đang kiếm được lợi nhuận từ sự hỗn loạn của thị trường ngũ cốc: Đó là Nga. Các nhà lãnh đạo EU đã cáo buộc Nga đang vũ khí hoá lương thực và sử dụng nó như một công cụ để gây áp lực yêu sách các quốc gia phương Tây phải gỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Xem thêm:

George Soros ngày 24/5/2022: Remarks Delivered at the 2022 World Economic Forum in Davos

Các cuộc khủng hoảng toàn cầu đang khiến cho các lãnh đạo Davos tiếp tục lo ngại

Các lãnh đạo doanh nghiệp tham gia Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos đã tiếp tục lo ngại về những ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine đối với kinh tế toàn cầu. Các tín hiệu cho thấy cuộc chiến có khả năng sẽ tiếp tục kéo dài trong thời gian tới, và giới doanh nghiệp khó có thể tác động thay đổi tình trạng này. Giới doanh nghiệp đang tiếp tục thúc đẩy, tìm kiếm một giải pháp ngừng bắn càng sớm càng tốt để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng kinh tế, lương thực toàn cầu, với lo ngại rằng khủng hoảng an ninh lương thực do cuộc chiến tại Ukraine tạo ra sẽ dẫn tới một làn sóng bất ổn an ninh trên thế giới tương tự như Mùa xuân Ả Rập trong giai đoạn 2008 – 2011. 

Xem thêm:

Bloomberg ngày 26/5/2022: Reasons to Worry Keep Piling Up for Davos Executives. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 24/5/2022: European Leaders in Davos Decry Russia Using Food as ‘Blackmail’. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bloomberg ngày 24/5/2022: Support Grows for Naval Escorts for Ukraine Grain, Estonia Says. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bloomberg ngày 25/5/2022: Mined Ports, Polish Red Tape Stop Ukraine Grain. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bloomberg ngày 25/5/2022: Dutch May Join Naval Escorts for Ukraine Wheat If Russia Commits. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bloomberg ngày 24/5/2022: Food Crisis Risks ‘Messy’ Migration Wave Into Europe, EU Warns. Một bản PDF được lưu ở đây

Reuters ngày 26/5/2022: Kremlin says West is to blame for Ukraine grain crisis 

Châu Âu lo ngại phụ thuộc Trung Quốc về nguồn cung đất hiếm

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sĩ), Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen cho biết khối này đang tìm cách đảm bảo nguồn cung đất hiếm dài hạn cần thiết để phát triển năng lượng tái tạo qua thỏa thuận với các quốc gia thân thiện. Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc về đất hiếm và tuyên bố không nên đánh đổi nhu cầu an ninh dài hạn lấy lợi ích kinh tế ngắn hạn.

Xem thêm:

The Telegraph ngày 24/5/2022: China’s dominance of critical minerals may be as dangerous for Europe as Russia’s energy weapon

Bộ trưởng Kinh tế Đức: Đức thay đổi chính sách Trung Quốc với ưu tiên cao hơn cho nhân quyền

Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck cho biết Đức đang đa dạng hóa hơn, giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc và sẽ kiểm tra chặt chẽ đơn của các công ty Đức muốn đầu tư vào Trung Quốc để loại trừ các vi phạm nhân quyền và lao động cưỡng bức trong chuỗi cung ứng.

Lần đầu tiên, Đức đã từ chối bảo lãnh đầu tư cho một công ty – có liên quan đến tình hình ở Tân Cương. Đó là Volkswagen. Và điều này chỉ là khởi đầu. Khi Luật Chuỗi cung ứng có hiệu lực, các quy tắc sẽ trở nên chặt chẽ hơn.

Xem thêm:

Reuters ngày 24/5/2022: Germany changing its China policy with higher priority for human rights, says minister

Der Spiegel ngày 27/5/2022: VW in China: Bundesregierung lehnt Investitionsgarantie ab – Menschenrechte

Biden thảo luận về việc dỡ bỏ một số loại thuế quan của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Trong cuộc họp báo ở Tokyo ngày 23/5/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông sẽ xem xét dỡ bỏ một số mức thuế mà người tiền nhiệm áp đặt lên Trung Quốc và sẽ nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen về vấn đề này khi ông trở về sau chuyến công du Châu Á. Nhận xét của Biden được đưa ra sau khi Yellen nói trong một cuộc họp báo ngày 18/5 rằng bà đang thúc đẩy chính quyền Biden giảm bớt một số loại thuế quan, mà theo bà là không ”chiến lược lắm theo nghĩa giải quyết các vấn đề thực tế mà chúng tôi có với Trung Quốc.”

Nhận xét của ông Biden được đưa ra trong bối cảnh Nhà Trắng đang đối phó với những ảnh hưởng chính trị từ lạm phát của Mỹ ở mức cao nhất trong 40 năm và lo ngại về một cuộc suy thoái kinh tế tiềm năng. Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones đã giảm 8 tuần liên tiếp, chuỗi giảm hàng tuần dài nhất kể từ năm 1932. Việc dỡ bỏ thuế quan đối với Trung Quốc cuối cùng có thể sẽ tác động nhỏ đến lạm phát của Mỹ – có lẽ chỉ 0,3% khi lạm phát ở mức 8,3%. Nhưng đây vẫn sẽ là một động thái chính trị hữu hình mà Nhà Trắng có thể chỉ ra khi cố gắng định hình nhận thức của công chúng về việc nên chỉ ra nguyên nhân khiến giá cả tăng cao. Tuy nhiên, có những chia rẽ trong chính quyền Biden về vấn đề này; Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai đã ủng hộ thuế quan như một đòn bẩy chống lại Trung Quốc, bất chấp những lời chỉ trích từ Yellen và những người khác. Hơn nữa, bất kỳ động thái nới lỏng thuế quan nào cũng sẽ khiến các công đoàn xa lánh – một khu vực bầu cử quan trọng mà Đảng Dân chủ của Biden đang dựa vào để tránh những tổn thất đáng kể trong bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 trong bối cảnh nền kinh tế suy yếu. Các lực lượng cạnh tranh này có nghĩa là bất kỳ việc nới lỏng thuế quan nào cũng có thể sẽ có phạm vi hẹp, chẳng hạn như nới lỏng thuế quan đối với một số lượng nhỏ hàng hóa hoặc mở rộng phạm vi loại trừ khỏi các loại thuế quan hiện hành, thay vì giảm thuế quan trên phạm vi rộng.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 23/5/2022: Biden Says He’ll Review Trump’s China Tariffs, Fueling Yuan Rally. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bloomberg ngày 31/5/2022: . ​Yellen’s Deputy Highlights Tariff Advantages in China Debate. Một bản PDF được lưu ở đây.​

Cố vấn thương mại Mỹ: Việc xem xét lại thuế quan với Trung Quốc có thể kéo dài hàng tháng

Bà Greta Peisch, Tổng Cố vấn Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ, ngày 25/5/2022 cho biết quá trình xem xét thuế quan lên hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc mà Washington áp đặt có thể kéo dài vài tháng.

Trước đó, đầu tháng 5, Washington cho biết đã bắt đầu việc xem xét lại thuế quan – quá trình cần thiết để chúng không tự động hết hạn vào tháng 7 này.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 25/5/2022: US’s China-Tariff Review Likely to Take Months, Aide Says. Một bản PDF được lưu ở đây.

Blinken vạch chi tiết Chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đưa ra chiến lược của chính quyền Joe Biden đối với Trung Quốc trong một bài phát biểu ngày 26/5/2022, gọi Bắc Kinh là “mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng nhất đối với trật tự quốc tế”. Blinken cho biết Washington quyết tâm tránh xung đột hoặc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc. Cách tiếp cận của Hoa Kỳ – được gọi là “đầu tư, liên kết, cạnh tranh” – dựa trên nỗ lực đầu tư vào nền tảng cho sức mạnh trong nước (tính cạnh tranh, sức sáng tạo và nền dân chủ), liên kết với các đồng minh và đối tác, đồng thời cạnh tranh với Trung Quốc về các vấn đề như đổi mới công nghệ. Blinken nhắc lại rằng chiến lược của Hoa Kỳ đối với Đài Loan là không thay đổi và Washington tìm cách can dự và hợp tác với Trung Quốc nếu có thể, đặc biệt là về biến đổi khí hậu. Các quan chức cho biết Tổng thống Biden có thể tổ chức một cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong vòng vài tuần.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 26/5/2022: The Administration’s Approach to the People’s Republic of China

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27/5/2022: Foreign Ministry Spokesperson Wang Wenbin’s Regular Press Conference on May 27, 2022 

Global Times ngày 29/5/2022: US has serious misconceptions in its views on world, China and China-US ties: Wang Yi on Blinken’s ‘China policy’ speech

Reuters ngày 20/5/2022: White House says Biden, China’s Xi may talk in coming weeks 

Mỹ vượt Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ trong năm tài chính 2022

Theo số liệu của Bộ Thương mại Ấn Độ, trong giai đoạn 2021-22, kim ngạch thương mại song phương giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ đạt mức 119,42 tỷ USD so với 80,51 tỷ USD trong giai đoạn 2020-21. Mỹ đã vượt qua Trung Quốc để trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Ấn Độ trong năm 2021-22, phản ánh sự tăng cường quan hệ kinh tế giữa hai nước.

Xem thêm:

The Financial Express ngày 29/5/2022: US surpasses China as India’s biggest trading partner in FY22 at $119.42 bn 

Hindustan Times ngày 22/5/2022: Apple looking to India, not China, to produce iPhones and more: Report

Cơ hội tái khởi động quan hệ EU – Australia đã tới

Sau chiến thắng của tân Thủ tướng Australia Anthony Albanese ngày 21/5/2022, các tín hiệu từ phía Pháp và Australia đã cho thấy tiềm năng tái khởi động quan hệ Pháp – Australia và mở rộng hơn là quan hệ EU – Australia. Ngày 25/5/2022, Đại sứ Pháp tại Australia khẳng định: “Australia và EU có khả năng mang lại sự giúp đỡ cần thiết về hạ tầng cho các quốc đảo Thái Bình Dương, tạo ra một lựa chọn thay thế cho đầu tư từ Trung Quốc”. Ngày 26/5/2022, Tổng thống Macron đã điện đàm với tân Thủ tướng Albanese, khẳng định sự đồng thuận đối với việc chung tay xây dựng lại quan hệ song phương dựa trên niềm tin và sự tôn trọng, hướng tới vượt qua các thách thức chung toàn cầu và các thách thức chiến lược tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Xây dựng lại quan hệ Pháp – Australia đồng nghĩa với việc tái khởi động đàm phán hiệp định thương mại tự do EU – Australia, vốn đã bị đóng băng do sự phản đối của Pháp sau sự kiện thành lập AUKUS.

Xem thêm:

The Guardian ngày 25/5/2022: France has ‘huge hopes’ of rebuilding relationship with Australia after Coalition’s ‘deceitful’ behaviour

Điện Élysée ngày 26/5/2022: Entretien téléphonique avec le Premier ministre d’Australie, Anthony Albanese

Một số tín hiệu đứt gãy đoàn kết trong nội bộ EU đối với cuộc chiến tại Ukraine

Trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine bước sang tháng thứ tư và các lệnh trừng phạt nặng nề lên Nga đang khiến cho thế giới chứng kiến lạm phát tăng cao, các thành viên EU đang thể hiện ngày càng nhiều tín hiệu mất đoàn kết nội khối:

Tại Đông Âu, các quốc gia Baltic tiếp tục kiên định với việc thuyết phục EU không nhượng bộ với Nga. Ngày 25/5/2022, Thủ tướng Estonia đã một lần nữa cảnh báo về rơi vào bẫy đàm phán của Nga. Thủ tướng Estonia khẳng định rằng Tổng thống Nga đang sử dụng chiến thuật đàm phán của Liên Xô là đòi hỏi yêu sách tối đa, đặt ra các tối hậu thư để đe dọa, và chờ phương Tây nhượng bộ, trao cho ít nhất ⅓ cho tới ½ yêu sách đề ra. Do đó, EU không được “ngây thơ” mà vội vã tìm kiếm các thỏa thuận ngừng bắn quá sớm, trao cho Nga những gì mà họ không có. Tuy nhiên các quốc gia Tây Âu vẫn tiếp tục kêu gọi ngừng bắn để bảo vệ nền kinh tế và ngăn chặn khủng hoảng lương thực. Ngày 26/5, Thủ tướng Italy đã liên lạc với Tổng thống Nga, và ngày 28/5, Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức điện đàm với Tổng thống Nga để đưa ra thông điệp: kêu gọi ngừng bắn và đối thoại hòa bình dựa trên nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ và tôn trọng chủ quyền của Ukraine, kêu gọi Tổng thống Putin đối thoại trực tiếp với Tổng thống Zelenskyy, kêu gọi Nga trả tự do cho hơn 2500 tù binh tại Nhà máy thép Mariupol, cũng như gỡ bỏ bao vây cảng Odesa để ngũ cốc từ Ukraine có thể xuất khẩu được. Tổng thống Nga ngược lại cảnh báo phương Tây đang tạo ra bất ổn lớn tại Ukraine với việc tài trợ vũ khí, và khẳng định sẵn sàng tìm kiếm phương án cho phép xuất khẩu ngũ cốc, cũng như sẵn sàng trở lại đối thoại với Kyiv. 

Thúc đẩy sự nghi ngờ của Đông Âu đối với Tây Âu, Thủ tướng Anh đã âm thầm vận động hình thành một liên minh các quốc gia Châu Âu của riêng mình. Ngày 26/5, các phóng viên của tờ Corriere/Italy làm việc tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos cho biết Thủ tướng Anh đã dành nhiều tháng qua để vận động hình thành một “Khối Thịnh vượng chung Châu Âu” về chính trị, kinh tế, và quân sự gồm Vương quốc Anh, Ba Lan, các quốc gia Baltic, Ukraine, và có thể là cả Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn kết dựa trên nguyên tắc “không tin tưởng Brussels”. Thủ tướng Anh đã đề xuất về ý tưởng này với Tổng thống Ukraine trong chuyến thăm Kyiv bất ngờ ngày 9/4, nhưng Ukraine chưa phản hồi đề xuất vì muốn chờ kết quả đánh giá tư cách ứng cử viên EU trong Thượng đỉnh Hội đồng Châu Âu ngày 23/6.

Trong khi đó, EU đang phải nỗ lực vừa đảm bảo đoàn kết nội khối, vừa thúc đẩy gói trừng phạt tiếp theo đối với Nga, vừa giải quyết tác động của cuộc chiến. Ngày 20/5, Pháp tái khẳng định thông tin về việc các cuộc điện đàm của Tổng thống Pháp với Tổng thống Nga đều qua tham vấn chặt chẽ với Tổng thống Ukraine, một thông tin thường được báo giới Anh ngữ bỏ qua. Ngày 25/5, Ủy ban Châu Âu đề xuất luật mới cho phép EU tịch thu và bán tài sản của Nga trên lãnh thổ EU, và sử dụng khoản tiền này để xây dựng lại Ukraine hậu chiến. Ngày 27/5, các báo cáo cho biết Ủy ban Châu Âu đang cân nhắc không cấm vận đối với dầu nhập bằng đường ống để đổi lấy sự ủng hộ của Hungary cho gói trừng phạt thứ 6. Đây là một nhượng bộ đáng kể để tìm kiếm một giải pháp cho gói trừng phạt đã bị tạm dừng trong gần một tháng. 

Xem thêm:

Defense News ngày 20/5/2022: Winning in Ukraine: A French perspective

Ủy ban Châu Âu ngày 25/5/2022: Proposal for a Council decision on extending the list of EU crimes to include the violation of Union restrictive measures

Twitter Thủ tướng Estonia ngày 25/5/2022: Security in the Baltic Sea Region with Estonia’s Prime Minister

Politico ngày 25/5/2022: EU mulls diluting Russian oil ban to get Hungary on board 

Corriere ngày 26/5/2022: Il piano segreto di Boris Johnson per dividere l’Ucraina da Russia e Ue: il Commonwealth europeo. Một bản PDF được lưu ở đây.

Corriere ngày 28/5/2022: Putin mette in guardia Scholz e Macron: basta armi a Kiev. Ma apre sul grano e sul dialogo con l’Ucraina. Một bản PDF được lưu ở đây.

Điện Élysée ngày 28/5/2022: Telephone conversation with the Chancellor of the Federal Republic of Germany, Olaf SCHOLZ, and the President of the Russian Federation, Vladimir PUTIN

Financial Times ngày 31/5/2022: ​The hour of Europe has still not arrived. Một bản PDF được lưu ở đây.

Nghị sỹ tại vùng Viễn Đông kêu gọi Tổng thống Putin ngừng chiến

Ngày 27/5/2022, một nhóm các nghị sỹ thuộc đảng Cộng sản tại khu vực Primorye thuộc vùng Viễn Đông Nga đã đưa ra thông cáo kêu gọi Tổng thống Nga Putin dừng các hoạt động quân sự tại Ukraine và rút toàn bộ quân khỏi đây. Các nghị sỹ này cho rằng với tổn thất nặng nề về người và trang thiết bị vũ khí tại Ukraine, Nga không thể giành được một chiến thắng quân sự tại Ukraine. Thống đốc vùng Primorye là Oleg Kozhemyako đã khẳng định rằng: “thông cáo này đã bôi nhọ Quân đội Nga và những chiến binh bảo vệ đất nước khỏi chủ nghĩa phát xít”, và ra lệnh bắt giữ nhóm nghị sỹ này. 

Xem thêm:

Radio Free Europe ngày 27/5/2022: In Rare Display Of Dissent, Lawmakers In Russia’s Far East Urge Putin To Stop Ukraine War

Bộ trưởng Tài chính Nga khẳng định rằng các báo cáo về việc Nga vỡ nợ là không thực tế

Ngày 27/5/2022, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tái khẳng định rằng Nga sẽ nỗ lực bảo đảm vị thế một quốc gia có trách nhiệm và sẽ hoàn trả các khoản nợ nước ngoài đầy đủ. Siluanov cáo buộc các báo cáo của phương Tây về việc Nga vỡ nợ là điều các quốc gia phương Tây “tự tưởng tượng ra” vì dự kiến Nga sẽ thu về thêm 1000 tỷ ruble trong năm 2022 nhờ xuất khẩu năng lượng, và tuyên bố Nga sẽ trả nợ nước ngoài bằng đồng ruble. 

Xem thêm: 

TASS ngày 26/5/2022: Statements of Russia’s default out of touch with reality — Finance Minister 

Times of India ngày 26/5/2022: Russia expects $14 bn in additional energy revenue this year: minister

Moscow Times ngày 26/5/2022: Russia to Make Foreign Debt Payments in Rubles – Ministry

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga cảnh báo kinh tế Nga bắt đầu suy thoái do lệnh trừng phạt

Trong cuộc họp khẩn ngày 26/5/2022, Ngân hàng Trung ương Nga đã cắt giảm lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, từ mức 14% giảm xuống còn 11%, nhằm tìm cách thúc đẩy nền kinh tế, mặc dù lạm phát ở Nga vẫn tiếp tục tăng chưa thấy điểm dừng.

​​Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Elvira Nabiullina khi đó cảnh báo những tháng tới sẽ “khó khăn cho cả doanh nghiệp và người dân” vì nền kinh tế nước này đang suy thoái.

Các mặt hàng cơ bản đang dần thiếu hụt. Giá hàng hóa tiêu dùng đã tăng vọt, tỉ lệ lạm phát tăng lên 17,8% vào tháng trước. Nguồn thu từ lĩnh vực năng lượng mặc dù vẫn ở mức cao nhưng được dự báo sẽ giảm, do khách hàng Châu Âu bắt đầu quay lưng lại với dầu của Nga.

“Triển vọng kinh tế Nga đặc biệt u ám”, Ngân hàng Phần Lan cho biết trong một báo cáo công bố đầu tháng. “Bằng cách khơi mào một cuộc chiến chống lại Ukraine, Nga đã chọn trở nên nghèo hơn và ít ảnh hưởng hơn về mặt kinh tế”.

Xem thêm:

Báo Tuổi Trẻ ngày 27/5/2022: Việc làm ở Nga bắt đầu bị ảnh hưởng do lệnh trừng phạt 

EU đạt được thỏa thuận cho gói trừng phạt thứ 6, cấm nhập dầu đường biển, chặn hoạt động bảo hiểm các tàu chở dầu của Nga trên toàn thế giới. Nga tiếp tục vũ khí hoá nguồn cung năng lượng cho Châu Âu

Liên minh Châu Âu chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với Nga, cấm nhập khẩu dầu của họ (trừ dầu nhập theo đường ống) và ngăn chặn các công ty bảo hiểm tham gia bảo hiểm hàng hóa dầu thô của họ. Lệnh cấm đối với các công ty bảo hiểm sẽ áp dụng cho tất cả các tàu chở dầu của Nga ở bất cứ đâu trên thế giới. Các biện pháp trừng phạt này có thể cắt giảm nỗ lực của Nga trong việc bán dầu của mình ở Châu Á. Các công ty Châu Âu bảo hiểm hầu hết hoạt động thương mại dầu mỏ của thế giới.

Hungary đã dẫn đầu một số quốc gia phản đối lệnh cấm, bao gồm Slovakia, Cộng hòa Séc và Bulgaria, tuyên bố rằng việc ngừng nhập khẩu sẽ là một thảm họa về kinh tế, vì bản thân Hungary phụ thuộc 60% dầu và 85% khí đốt tự nhiên từ Nga. Lệnh cấm thỏa hiệp chỉ yêu cầu các quốc gia ngừng nhập khẩu dầu đường biển (chiếm 2/3 nguồn cung của Nga) trong khi các quốc gia vẫn được phép nhập khẩu qua đường ống. Một số quốc gia, như Đức và Ba Lan, đã phát đi tín hiệu rằng họ có ý định cắt giảm tất cả nhập khẩu vào cuối năm 2022, sẽ dẫn đến việc vận chuyển dầu của Nga sang EU giảm 90%. EU cũng đồng ý loại bỏ Sberbank, ngân hàng lớn nhất của Nga, khỏi hệ thống SWIFT, điều này sẽ hạn chế đáng kể khả năng thực hiện các giao dịch nước ngoài của Nga.

Lệnh cấm nhập khẩu dầu của EU dự tính sẽ khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin mất 10 tỷ USD doanh thu xuất khẩu. Lệnh cấm này có thể khiến Nga phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ sử dụng dầu mà Châu Âu không muốn. Nó cũng có thể tạo thêm một cú sốc mới khiến tăng giá tiêu dùng.

Gazprom của Nga đã tạm dừng cung cấp khí đốt cho Hà Lan và Đan Mạch, đồng thời cắt một hợp đồng nhỏ cung cấp khí đốt cho Đức, sau khi các quốc gia này từ chối thanh toán cho công ty Nga bằng đồng rúp sau khi Nga đơn phương thay đổi hợp đồng cung cấp của họ. Trong khi đó, Serbia – nước vẫn thân thiết với Moscow bất chấp cuộc chiến ở Ukraine và ý định gia nhập EU – đã thông báo rằng họ đã đạt được thỏa thuận cắt giảm lãi suất kéo dài 3 năm đối với khí đốt tự nhiên của Nga.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 31/5/2022: EU Sets Harshest Russian Sanctions, Targeting Oil and Insurance. Một bản PDF được lưu ở đây.

Deutsche Welle ngày 31/5/2022: EU leaders hail ′solidarity′ in compromise on Russia oil ban after summit 

Bloomberg ngày 31/5/2022: Gas Wars Deepen as Russia Curbs Supplies to More European Buyers. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 31/5/2022: ​Europe’s Move Against Putin’s Oil May Be Its Last for a While. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 31/5/2022: Russia’s Putin Needs Help From China and India on Oil Europe Doesn’t Want. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 31/5/2022: Consumers Squeezed Even More Between Russian Oil Ban and Chinese Reboot. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 31/5/2022: How the EU’s embargo on Russian oil came about, eventually. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 31/5/2022: Brussels ready to propose tariffs on Russian oil as fallback after embargo. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 31/5/2022: ​​UK and EU hit Russian oil cargoes with insurance ban. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 31/5/2022: ​​How the EU’s ban on Russian oil will rock global markets. Một bản PDF được lưu ở đây

Nga thúc đẩy việc nhập quốc tịch Nga cho người Ukraine ở những vùng đất bị Nga chiếm đóng

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Tư ngày 25/5/2022 đã ký một sắc lệnh đơn giản hóa quy trình để người Ukraine ở các vùng Kherson và Zaporizhzhia do Nga chiếm đóng có thể nhập quốc tịch và hộ chiếu Nga. Sắc lệnh mở rộng một kế hoạch có sẵn cho các khu vực Luhansk và Donetsk do phe ly khai do Nga hậu thuẫn kiểm soát và là một phần trong mục tiêu “Nga hóa” của Moscow đối với các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng.

Việc nhập tịch hàng loạt các khu vực Zaporizhzhia và Kherson của Ukraine là bước đầu tiên hướng tới sự sáp nhập của những vùng đất này vào Nga và đảm bảo sự tiếp tục hiện diện quân sự của Nga ở đó, vì Moscow giờ đây có thể biện minh rằng sự hiện diện là để “bảo vệ các công dân Nga.” Động thái này có thể sẽ phá hoại thêm triển vọng vốn đã rất xa vời của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào và khiến các cuộc đàm phán hòa bình tiếp theo không có kết quả, vì Kyiv đã chỉ ra rằng họ có thể chấm dứt đàm phán nếu Nga tiến tới với kế hoạch sáp nhập các vùng đất của Ukraine. Nga có khả năng sẽ sáp nhập các khu vực vào cuối năm sau các cuộc trưng cầu dân ý hiện được cho là sẽ được lên lịch vào tháng 9.

Xem thêm:

Reuters ngày 25/5/2022: Russia offers fast-track citizenship to residents of occupied Ukraine 

Stratfor ngày 25/5/2022: Ukraine, Russia: Moscow to Expedite Citizenship for Residents of Occupied Ukraine. Một bản PDF được lưu ở đây.

Nga muốn Ukraine chấp thuận yêu sách của Nga ở các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng. Ngoại trưởng Nga tuyên bố việc chiếm được toàn bộ Donbas là “ưu tiên tuyệt đối” của Nga”

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 26/5/2022 cho biết chấp thuận từ bỏ các vùng lãnh thổ do Nga chiếm đóng không phải là nhượng bộ lãnh thổ. Ukraine đã nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không từ bỏ bất kỳ vùng lãnh thổ nào của mình.

Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda hôm thứ Năm đã gọi là hoàn toàn không thể chấp nhận được những cân nhắc của một số chính trị gia và chuyên gia rằng Ukraine có thể trao một số vùng đất của mình cho Nga để đổi lấy hòa bình, bởi điều này có thể đóng vai trò bật đèn xanh cho những kẻ xâm lược tiềm tàng khác.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov nói rằng việc chiếm đóng toàn bộ lãnh thổ của Donetsk và Luhansk vẫn là ưu tiên hàng đầu của Nga. Ông nói thêm rằng cư dân của các khu vực Ukraine khác sẽ cần phải tự mình “quyết định tương lai của họ”. Kể từ tháng 2, Nga đã giảm bớt lời hùng biện của mình, chuyển từ nỗ lực giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ của Ukraine sang tập trung hạn hẹp hơn vào Donbas.

Xem thêm:

Ukrayinska Pravda ngày 26/5/2022: Moscow expects Kyiv to accept the occupation of territories 

Delfi ngày 27/5/2022: President calls statements about giving part of Ukraine to Russia unacceptable 

RIA Novosti ngày 29/5/2022: Лавров оставил слухи о “болезни” Путина на совести их распространителей 

———-

VII- CUỘC CHIẾN GIÀNH ẢNH HƯỞNG Ở THÁI BÌNH DƯƠNG 

Trung Quốc đề xuất Thỏa thuận hợp tác trên toàn Thái Bình Dương. Các quốc đảo Thái Bình Dương từ chối

Bắc Kinh đã đề xuất một thỏa thuận trên phạm vi rộng với 10 quốc đảo Thái Bình Dương về hợp tác an ninh và kinh tế mang tên “Tầm nhìn phát triển chung”. Bản đề xuất kêu gọi hợp tác mở rộng về “an ninh truyền thống và phi truyền thống”, cùng phát triển cơ sở hạ tầng nghề cá và truyền thông của khu vực, các Viện Khổng Tử mới và một khu vực thương mại tự do với 10 quốc gia Thái Bình Dương. Tin tức về hiệp ước toàn khu vực Thái Bình Dương mới được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị bắt đầu chuyến công du kéo dài 10 ngày tới 8 quốc đảo Thái Bình Dương, bắt đầu từ quần đảo Solomon.

Dự thảo ‘Kế hoạch Hành động 5 năm về Phát triển Chung (2022-2026)’. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hy vọng sẽ được các nước ký kết trong chuyến công du của ông tới Thái Bình Dương. Nguồn: Cleo Paskal

Thỏa thuận tìm cách chuyển mối quan hệ của Trung Quốc với các quốc đảo Thái Bình Dương khỏi bản chất song phương của họ sang một cấu trúc đa phương. Tuy nhiên, như Grant Wyeth nhận định trên trang AFA Weekly, đây là một cách hiểu sai cơ bản về khu vực.

Các quốc đảo Thái Bình Dương thường sử dụng sức nặng ngoại giao tập thể của mình để giải quyết các vấn đề quan trọng trong khu vực và tìm kiếm sự đồng thuận khi theo đuổi các sáng kiến ​​chung. Tuy nhiên, các quốc gia này đánh giá cao sự độc lập của họ và việc ràng buộc họ một cách tập thể vào một thỏa thuận đi kèm lợi ích nhưng làm suy yếu các mối quan hệ đối tác hiện có và ngăn cản khả năng điều động của mỗi quốc gia sẽ là một  khó đạt được.

Kết quả là, 10 quốc đảo Thái Bình Dương, mặc dù công nhận Trung Quốc chứ không phải Đài Loan, đã lịch sự từ chối thỏa thuận trong cuộc gặp tại Fiji với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị, trong bối cảnh lo ngại đề xuất này có thể đe dọa sự ổn định của khu vực. Theo Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama, các quốc gia Thái Bình Dương đã thống nhất với nhau trong quyết định từ chối thỏa thuận. Tuy nhiên, chuyến công du của ông Vương Nghị đến khu vực này đã dẫn đến nhiều thỏa thuận song phương nhỏ hơn giữa Trung Quốc và một số quốc gia Thái Bình Dương, cho thấy cơ hội tiếp tục tăng cường hợp tác của Trung Quốc tại Thái Bình Dương trong tương lai. Bên cạnh đó, để đáp lại sự từ chối của các quốc đảo, Trung Quốc nhanh chóng đưa ra một “tài liệu lập trường” cho sự can dự trong tương lai của họ với Thái Bình Dương, trong đó lĩnh vực chính sách và an ninh mạng đã bị loại khỏi kế hoạch ban đầu. Ông Vương nói rằng ông hy vọng rằng điều này có thể “tạo ra sự đồng thuận và hợp tác nhiều hơn” trong tương lai.

Trong chuyến công du Thái Bình Dương từ ngày 26/5 đến ngày 04/6, Vương đã đến thăm Quần đảo Solomon – nơi Trung Quốc đã ký kết một hiệp ước an ninh gây tranh cãi – cũng như Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Timor Leste, đồng thời có một chuyến thăm trực tuyến tới Liên bang Micronesia. Sự tương tác của Vương với Micronesia – nơi có mối quan hệ lịch sử gần gũi với Hoa Kỳ – nhấn mạnh nỗ lực của Trung Quốc nhằm thay thế Hoa Kỳ và Úc trở thành các đồng minh chiến lược được lựa chọn của khu vực. Tại Kiribati, Ngoại trưởng Bắc Kinh nói với quốc gia Thái Bình Dương rằng Mỹ đang cản trở sự phát triển của Trung Quốc và  tuyên bố rằng Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các quốc gia đang phát triển để xóa bỏ bất công.

Xem thêm:

Aljazeera ngày 26/5/2022: China wants closer security, trade links with the Pacific

AP News ngày 26/5/2022: China wants 10 Pacific nations to endorse sweeping agreement 

Reuters ngày 25/5/2022: China seeks Pacific islands policing, security cooperation -document

The Diplomat ngày 26/5/2022: China Wants 10 Pacific Nations to Sign a Major Cooperation Agreement 

ABC News ngày 30/5/2022: Pacific nations walk away from trade and security deal with China as Australia aims to ‘build stronger family’ 

South China Morning Post ngày 27/5/2022: Beijing’s foreign minister tells Pacific nation the US is hindering Chinese development. Một bản PDF được lưu ở đây.

AP News ngày 27/5/2022: China’s FM visits Kiribati, where fishing ground is at stake 

Đại sứ quán Trung Quốc tại New Zealand ngày 26/5/2022: Ambassador Wang Xiaolong took an Interview by Newsroom on issues including China-Pacific Island Countries Relations 

Reuters ngày 27/5/2022: China ForMin hopes relations with Solomon Islands can be model for Pacific islands 

Đại sứ quán Trung Quốc tại Hoa Kỳ ngày 30/5/2022: China’s Position Paper on Mutual Respect and Common Development with Pacific Island Countries 

AFA Weekly ngày 1/6/2022: Wang Yi tours Pacific 

The Guardian ngày 26/5/2022: ​​Deal proposed by China would dramatically expand security influence in Pacific

The Guardian ngày 26/5/2022: Five things we learned about China’s ambitions for the Pacific from the leaked deal 

Tân Bộ trưởng Ngoại giao Úc hứa hẹn cho Thái Bình Dương một diện mạo mới

Bộ trưởng Ngoại giao mới nhậm chức của Australia, Penny Wong, nói rằng Chính phủ mới của Đảng Lao động “sẽ là một thành viên hào hiệp, tôn trọng và đáng tin cậy trong gia đình Thái Bình Dương,” trong một thông điệp gửi tới khu vực vào hôm thứ Hai ngày 23/5/2022. 

Bà Wong cho biết Australia nhìn nhận biến đổi khí hậu là “trọng tâm của an ninh và hạnh phúc ở Thái Bình Dương.”

Xem thêm:

RNZ ngày 25/5/2022: Australia promises the Pacific a new look

New Zealand tiếp tục triển khai quân đội đến Quần đảo Solomon

New Zealand hôm thứ Tư ngày 25/5/2022 cho biết họ sẽ kéo dài thời gian triển khai của Lực lượng Phòng vệ New Zealand đến quần đảo Solomon cho đến ít nhất là tháng 5 năm sau, trong bối cảnh các đồng minh phương Tây lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc ở Nam Thái Bình Dương.

Xem thêm:

Reuters ngày 25/5/2022: New Zealand extends troop deployments to Solomon Islands

Fiji tham gia kế hoạch kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ

Nhà Trắng thông báo hôm thứ Năm ngày 26/5/2022 rằng Fiji sẽ tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Joe Biden, trở thành quốc đảo Thái Bình Dương đầu tiên làm như vậy. Fiji là quốc gia thứ 14 tham gia kế hoạch mà Biden đã công bố vào tuần trước trong chuyến công du Châu Á như một phần trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. 

Xem thêm:

Nhà Trắng ngày 26/5/2022: Statement by National Security Advisor Jake Sullivan on Fiji Joining the Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity 

The Wall Street Journal ngày 27/5/2022: Fiji to Join Biden’s Asian Economic Platform as Pacific Competition Intensifies. Một bản PDF được lưu ở đây.

Reuters ngày 27/5/2022: White House welcomes Fiji to its Indo-Pacific economic plan

———-

VIII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Charissa Yong: Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông dường như bất khả thi

Bài viết tường thuật lại nội dung một webinar giữa các học giả trong thời gian gần đây về diễn tiến đàm phán Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông, vốn đã kéo dài 20 năm. Trong tháng 5, Trung Quốc và ASEAN sẽ có những cuộc họp trực tiếp tại Campuchia để thảo luận về bộ quy tắc. Phía Trung Quốc mong muốn có thể cuộc họp lần này có thể đạt được tiến bộ và đẩy nhanh quá trình tham vấn, sớm đạt được Bộ quy tắc.

Theo bài viết, một số nội dung mấu chốt trong các cuộc đàm phán bao gồm: (i) liệu Bộ Quy tắc có nên ràng buộc về mặt pháp lý không, (ii) Bộ Quy tắc có nên nêu rõ các khu vực địa lý được đề cập hay không, và (iii) Bộ Quy tắc có nên nhằm mục đích giải quyết tranh chấp trên Biển Đông hiện nay không. Các nhà nghiên cứu cho biết, Trung Quốc và một số quốc gia có yêu sách ở Biển Đông phản đối COC ràng buộc về mặt pháp lý. Nếu như vậy thì ý nghĩa và tính thực tiễn của Bộ Quy tắc là gì?

Đại dịch Covid đã ảnh hưởng đến tiến độ của các cuộc đàm phán. Quan trọng hơn, theo các chuyên gia, Trung Quốc dường như không thiện chí tham gia Bộ Quy tắc mà chỉ kéo dài thời gian để củng cố quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp. Cụ thể, Trung Quốc đã thành lập chính quyền Hải Nam trên đảo Woody và ba hòn đảo ở Hoàng Sa, thành lập thành phố Tam Sa, tiến hành các dự án xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo,… Các hành động này thể hiện sự hiện diện lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông và giúp Trung Quốc có lợi thế hơn khi giải quyết tranh chấp trong tương lai.

Theo các học giả tham dự thảo luận, những quốc gia ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, EU có thể giúp thúc đẩy quá trình đàm phán bằng các biện pháp như nhấn mạnh Phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài Quốc tế trước Liên Hợp Quốc hay giúp các nước ASEAN ngăn chặn hiệu quả các vấn đề như đánh bắt bất hợp pháp,…

Cuối cùng, bài viết tổng hợp quan điểm về việc liệu có nên tiếp tục các cuộc đàm phán cho Bộ Quy tắc không. Quan điểm thứ nhất cho rằng, ASEAN nên từ bỏ quá trình xây dựng Bộ Quy tắc và tập trung theo đuổi các vụ kiện tại Tòa án Công lý Quốc tế hoặc Tòa án Quốc tế về Luật Biển. Ngược lại, quan điểm thứ hai khẳng định, ASEAN nên khẩn trương tham gia các cuộc đàm phán đa phương song song về những nội dung cụ thể như quản lý nghề cá và phát triển dầu khí. Kể cả khi không thể có được một Bộ Quy tắc phù hợp, quá trình đối thoại giữa các bên đã thể hiện tinh thần sẵn sàng giải quyết các vấn đề trên Biển Đông.

Xem thêm:

The Straits Times ngày 23/5/2022: ​The seemingly never-ending quest for a South China Sea Code of Conduct. Một bản PDF được lưu ở đây.

Deryk Matthew N. Baladjay: Hợp tác Anh – ASEAN tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Vương quốc Anh là một đối tác tiềm năng, đang trong giai đoạn phát triển quan hệ của ASEAN. Chính sách đối ngoại hậu Brexit tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương cần tiếp tục được cải thiện, tuy nhiên đã có nhiều tín hiệu cho thấy quan hệ Anh – ASEAN đang trên đà phát triển nhờ vào nỗ lực từ phía Anh. Hợp tác với nước Anh sẽ góp phần vào việc bảo vệ chủ nghĩa đa phương và vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, mang lại lợi ích kinh tế cho cả hai phía, cũng như củng cố trật tự thế giới dựa trên luật lệ và an ninh khu vực.

Xem thêm:

Fact Asia ngày 25/5/2022: The UK and ASEAN: Cooperation in the Indo-Pacific

Sokvy Rim: Hàm ý của Hội nghị Cấp cao Mỹ – ASEAN tới quan hệ Campuchia – Mỹ

Tác giả nhận định Hội nghị Cấp cao Mỹ – ASEAN vừa qua là cơ hội để Campuchia và Mỹ thiết lập lại quan hệ vốn nhiều vấn đề giữa hai nước. Cùng thời điểm với hội nghị, Campuchia đã gửi thông điệp tới Washington về việc nước này không có ý định phục vụ mục tiêu chiến lược của Trung Quốc – chống lại vai trò của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Dù vậy, mối quan hệ giữa Phnom Penh và Washington vẫn sẽ còn khó đoán do lợi ích mâu thuẫn và hàng thập kỷ thiếu lòng tin.

Xem thêm:

The Diplomat ngày 25/5/2022: What are the Implications of the US-ASEAN Summit for Cambodia-US Relations?

Robert Delaney: Sự phụ thuộc của Đông Nam Á vào Trung Quốc có thể làm đảo lộn kế hoạch của Mỹ – EU về tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu

Trong một phiên thảo luận của Viện Nghiên cứu Trung – Mỹ (một think tank dẫn dắt bởi các nhà nghiên cứu Trung Quốc đặt tại Hoa Kỳ), các chuyên gia nhận định nỗ lực phát triển các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu của Mỹ và EU có thể không mấy thành công ở Châu Á do khu vực này quá phụ thuộc vào các sản phẩm của Trung Quốc. Theo Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – Trung Quốc Craig Allen, sự đa dạng của Đông Nam Á (so sánh với EU) cũng sẽ là thách thức khi Mỹ tìm cách thúc đẩy các tiêu chuẩn cùng các đồng minh thân cận nhất.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 19/5/2022: Southeast Asia’s reliance on China may upend US-EU plan for global tech standards

Bốn cách thức Trung Quốc đang gia tăng ảnh hưởng truyền thông ở Đông Nam Á

Tác giả chỉ ra bốn cách thức mà Bắc Kinh đang sử dụng để mở rộng phạm vi ảnh hưởng về mặt truyền thông ở khu vực Đông Nam Á: (i) Phát sóng/xuất bản trực tiếp qua các kênh như Tân Hoa xã, CGTN, CRI… (ii) Đạt các thỏa thuận đối tác/chia sẻ nội dung với các tổ chức truyền thông nước ngoài. (iii) Xây dựng quan hệ với báo giới, bao gồm báo tiếng Hoa. (iv) Tận dụng nguồn lực tư nhân. Theo tác giả, động lực của Trung Quốc đến từ mong muốn có được ảnh hưởng và chống lại “các câu chuyện tiêu cực, không công bằng” về Trung Quốc của truyền thông phương Tây. Cho đến nay, các nỗ lực của Bắc Kinh dường như đang đem lại kết quả trái chiều.

Xem thêm:

Defense One ngày 10/5/2022: Four Ways China Is Growing Its Media Influence in Southeast Asia

Dipanjan Roy Chaudhury: Trung Quốc gia tăng hiện diện tại Ấn Độ Dương

Bài viết nhận định việc xây dựng các cảng tại Gwadar, Hambantota và tuyến đường vận chuyển từ Vân Nam tới Yangon cho thấy Trung Quốc đang muốn thống trị Ấn Độ Dương. Trong khi đó, Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar (CMEC) có thể giúp hải quân Trung Quốc giám sát Ấn Độ tại vịnh Bengal, cũng như giúp hoạt động vận chuyển dầu của Trung Quốc không cần đi qua eo biển Malacca.

Xem thêm:

The Economic Times ngày 19/5/2022: China seeks to dominate Bay of Bengal through Myanmar ports

Bonny Lin: Khủng hoảng Ukraine: Hàm ý với chính sách của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Tác giả nhận định Bắc Kinh đã rút ra ba bài học lớn từ Ukraine: Thứ nhất, Trung Quốc đang phải đối mặt với môi trường bên ngoài nguy hiểm hơn và hành động của Mỹ có thể châm ngòi xung đột ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Nhận định này đến từ ba nhân tố trong góc nhìn của Trung Quốc (i) Sự mở rộng của NATO là một trong những nguyên nhân chính gây xung đột và sự tương đồng giữa NATO và hành động của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; (ii) Việc phương Tây không thông cảm với quan ngại an ninh của Nga thể hiện Mỹ sẽ có quan điểm tương tự với quan ngại của Trung Quốc; (iii) Mỹ có lập trường chống Trung Quốc. Từ bài học này, Trung Quốc sẽ tiếp tục coi Nga là đối tác chiến lược thân cận, giúp Nga đứng vững, nhưng có thể tìm kiếm các đối tác khác trong dài hạn.

Thứ hai, cuộc khủng hoảng Ukraine làm tăng mong muốn tự lập của Trung Quốc, bao gồm về kinh tế. Các biện pháp cấm vận của phương Tây khiến Trung Quốc nhận ra xung đột trong tương lai sẽ không chỉ là chiến dịch quân sự, mà là về sức mạnh quốc gia tổng thể. Điều này sẽ khiến Trung Quốc tiếp tục giảm phụ thuộc vào phương Tây, tăng vai trò trong các tổ chức đa phương và thiết lập các cơ chế song song. Dù vậy, điều này không đồng nghĩa với sự “tự cung tự cấp” mà Trung Quốc vẫn sẽ tìm cách để kinh tế Mỹ, phương Tây và thế giới phụ thuộc vào nước này.

Thứ ba, quân đội Trung Quốc cần tiếp tục xu hướng phát triển hiện nay, khi cuộc chiến cho thấy nhiều điểm yếu của quân đội Nga. Cũng chưa có bằng chứng cho thấy cuộc chiến thay đổi quyết tâm sử dụng vũ lực của Bắc Kinh nếu Đài Loan bước qua “lằn ranh đỏ”.

Xem thêm:

CSIS ngày 19/5/2022: The Ukraine Crisis: Implications for U.S. Policy in the Indo-Pacific

Kei Hakata và Brendon J. Cannon: Vai trò nào cho Trung Á trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Bộ Tứ

Thượng đỉnh Bộ Tứ tại Nhật Bản ngày 24/5/2022 đã tái khẳng định vai trò trung tâm của Bộ Tứ và nhiệm vụ trọng tâm đối phó với Trung Quốc trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của các quốc gia thành viên. Tuy nhiên, cuộc chiến tại Ukraine đã chỉ ra một số bất đồng giữa các quốc gia thành viên trước xu hướng Pax Eurasiana – sự thống trị của Trung Quốc và Nga trên lục địa Á-Âu – và Bộ Tứ nên xem xét một số thay đổi trong cách tiếp cận với các quốc gia Trung Á để kiềm chế xu hướng này. Tác giả đề xuất một chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mở rộng” trong quan hệ với Trung Á để ngăn Nga và Trung Quốc hình thành các vùng ảnh hưởng trên toàn khối lục địa Á-Âu.

Xem thêm:

The Diplomat ngày 25/5/2022: Where Does Central Asia Fit in the Quad’s Indo-Pacific Plans?

Fareed Zakaria: Kỷ nguyên mới của chiến tranh máy bay không người lái

Những thành công trên chiến trường của Ukraine đã chứng minh giá trị của những vũ khí tương đối mới, tương đối rẻ, như Phillips Payson O’Brien gần đây đã miêu tả chi tiết tại The Atlantic. Cùng với tên lửa phòng không và chống tăng di động, máy bay không người lái được cho là đã đóng góp đáng kể, đến mức Stephen Witt lập luận trên tờ The New Yorker rằng máy bay không người lái TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất đang thay đổi cuộc chiến trên toàn cầu.

Xem thêm:

The Atlantic ngày 26/5/2022: War Will Never Be This Bulky Again

The New Yorker ngày 9/5/2022: The Turkish Drone That Changed the Nature of Warfare 

Vụ Nghiên cứu Quốc hội Hoa Kỳ: Mối quan hệ kinh tế và thương mại của Trung Quốc với Nga

Hai diễn biến vào tháng 2/2022 – tuyên bố của các nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Liên bang Nga về quan hệ đối tác chiến lược “không giới hạn” và cuộc xâm lược mới của Nga vào Ukraine với sự hỗ trợ ngầm của Trung Quốc – có thể đưa ra những cân nhắc mới đối với Quốc hội về mối quan hệ ngày càng sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga. Mối quan hệ thương mại, tài chính và công nghệ của Trung Quốc với Nga có thể ảnh hưởng đến sức mạnh của các nỗ lực do Hoa Kỳ dẫn đầu nhằm hạn chế Nga, bao gồm cả việc thông qua các lệnh trừng phạt và kiểm soát xuất khẩu. Sự liên kết của Trung Quốc với Nga dường như là một phần trong những nỗ lực rộng lớn hơn nhằm tạo ra các hệ thống toàn cầu thay thế về thương mại, tài chính và công nghệ có thể tăng cường và thách thức trật tự kinh tế toàn cầu tự do.

Xem thêm báo cáo ở đây.

Pierre Morcos: Con đường tới tư cách thành viên EU của Ukraine

Tác giả nhận định rằng mặc dù các lãnh đạo EU đã khẳng định sự ủng hộ đối với một tương lai Ukraine gia nhập EU, con đường dẫn tới tư cách thành viên sẽ có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ như lời cảnh báo của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tác giả chỉ rõ rằng một quốc gia cần phải thực thi đầy đủ ba giai đoạn chính của quá trình gia nhập, và các yếu tố từ cả các quốc gia ứng cử viên và từ EU đang khiến cho quá trình gia nhập kéo dài quá mức. Đối với Ukraine, tác giả đề xuất EU sẽ tiếp tục từng bước giúp Ukraine hội nhập với Châu Âu, tuy nhiên điều quan trọng nhất là cả EU và Ukraine đều phải quyết tâm thực hiện được các cải cách cần thiết thì mới có thể hiện thực hóa được mục tiêu đưa Ukraine trở thành thành viên EU trong tương lai.

Xem thêm:

CSIS ngày 18/5/2022: Ukraine’s Road to EU Membership

—————

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.