(Tuần từ 16/5 – 23/5/2022)
Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Hương Nguyễn, Ngô Trung Hiếu, Lưu Việt Hà, Trần Phạm Bình Minh, Đoàn Thị Hằng Ni
Biên tập: Phạm Huệ Việt, Trần Bằng
Tư liệu: South China Sea News

Tải bản PDF ở
—————
Trong Bản Tin Biển Đông Số 107 có những nội dung sau:
I- SÁNG KIẾN KHUNG KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
II- TỔNG THỐNG HOA KỲ CÔNG DU CHÂU Á
III- TRÊN BIỂN
IV- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ
V- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG
VI- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á
VII- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
VIII- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG
IX- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
X- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
—————
I- SÁNG KIẾN KHUNG KINH TẾ ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
Hoa Kỳ đã lựa chọn các nhà đàm phán cho Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Biden
Theo nguồn tin từ các quan chức ẩn danh, Sharon Yuan, một thành viên Bộ Tài chính, người từng làm việc trong Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã bị Mỹ từ bỏ, đã được tuyển dụng để giám sát công việc của nhân viên cho Bộ Thương Mại trong khi những nỗ lực của nhân viên Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) sẽ được dẫn dắt bởi Dawn Shackleford, trợ lý USTR khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Shackleford sẽ làm việc cùng với Phó USTR Sarah Bianchi, người được Biden bổ nhiệm điều hành nỗ lực của cơ quan này.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 19/5/2022: US Picks Negotiators for Biden’s Indo-Pacific Economic Framework. Một bản PDF được lưu ở đây.
Hoa Kỳ cùng 12 quốc gia khởi động Khung Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Trong khuôn khổ chuyến công du Châu Á đầu tiên của Tổng thống Biden, vào ngày 23/5/2022 tại Tokyo, Tổng thống Biden cùng người đồng cấp thuộc 12 quốc gia trong khu vực đã chính thức khởi động Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì Thịnh vượng (IPEF) với một tuyên bố chung và một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo dưới cả hai hình thức trực tuyến và trực tiếp. Đại diện cho Việt Nam là Thủ tướng Phạm Minh Chính. Cùng với nhau, các quốc gia tham gia đại diện cho khoảng 40% nền kinh tế thế giới và bất kỳ thỏa thuận cụ thể nào xuất hiện từ khối có thể đi một chặng đường dài hướng tới việc thiết lập các tiêu chuẩn thậm chí vượt ra ngoài khuôn khổ của khung.
Ra đời 5 năm sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), IPEF có mục đích khẳng định lại cam kết kinh tế của Hoa Kỳ tại khu vực bằng cách cung cấp một giải pháp do Hoa Kỳ lãnh đạo thay thế cho quy chế kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Mặc dù không có cam kết ràng buộc mới nào được đưa ra tại sự kiện này, sáng kiến kinh tế trọng tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vốn được chờ đợi từ lâu của chính quyền Biden đã chính thức khởi động.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Biden cho biết Khung Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương được thiết kế để mang lại “lợi ích cụ thể” cho người dân trong toàn khu vực. Nhà Trắng cho biết khuôn khổ sẽ giúp Hoa Kỳ và các nền kinh tế Châu Á hợp tác chặt chẽ hơn trong các vấn đề bao gồm chuỗi cung ứng, thương mại kỹ thuật số, năng lượng sạch, bảo vệ người lao động và các nỗ lực chống tham nhũng. Các chi tiết vẫn cần được thương lượng giữa các nước thành viên, khiến chính quyền khó có thể nói làm thế nào khuôn khổ này có thể thực hiện lời hứa giúp đỡ người lao động và doanh nghiệp Hoa Kỳ đồng thời đáp ứng nhu cầu toàn cầu.
Khung kinh tế mới được đưa ra vào thời điểm chính quyền Hoa Kỳ tin rằng họ có lợi thế trong cuộc cạnh tranh với Bắc Kinh. Vào tuần trước, Bloomberg Economics đã công bố một báo cáo dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ vào khoảng 2,8% vào năm 2022 so với 2% của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1976, Hoa Kỳ vượt Trung Quốc về chỉ số tăng trưởng. Sự suy thoái của Trung Quốc đã làm suy yếu các giả định rằng Trung Quốc sẽ tự động thay thế Mỹ với tư cách là nền kinh tế hàng đầu thế giới. Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan nói rằng đây “là một ví dụ khá nổi bật để các quốc gia trong khu vực nên nhìn nhận câu hỏi về các xu hướng và quỹ đạo.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói hôm thứ Sáu rằng bất kỳ khuôn khổ hợp tác khu vực nào cũng phải vì “hòa bình và phát triển, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau và hợp tác giữa các nước trong khu vực, không nên nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào hoặc làm suy yếu lợi ích của họ, và không nên chọn lọc hoặc loại trừ.”
Những câu hỏi quan trọng
Câu hỏi 1: Những đặc điểm chính nào của IPEF đã được công bố tại sự kiện khởi động?
A1: Không nhiều chi tiết mới được cung cấp trong bản khuôn khổ được chính thức công bố bên cạnh những gì đã được thông báo. Thay vào đó, bản khuôn khổ chính thức phát hành chủ yếu phân bổ các chủ đề từ nghị trình thương mại rộng lớn hơn của chính quyền Biden, ưu tiên – ít nhất một cách thể hiện – thương mại công bằng và bao trùm, tính bền vững, và nhu cầu phát triển dân chủ kỹ thuật số.
Trong một cuộc họp báo về việc khởi động sáng kiến, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan cho biết IPEF là “nền tảng” cho các nỗ lực của Hoa Kỳ trong khu vực. Ông cũng nhấn mạnh cách tiếp cận mới của chính quyền trong tương tác kinh tế, “Thực tế là các mô hình trước đây đã không giải quyết được những thách thức này – hoặc không giải quyết chúng một cách đầy đủ và khắc phục chúng – khiến người lao động, doanh nghiệp và người tiêu dùng của chúng ta dễ bị tổn thương hơn. Vì vậy, chúng tôi tin rằng chúng ta cần một mô hình mới mà chúng ta có thể nhanh chóng tiến tới đối đầu với những thách thức này một cách thực tế và đó là những gì IPEF sẽ làm.”
Như đã được biết trước đây, IPEF sẽ tập trung vào bốn trụ cột chính sách, giờ đây với các tên gọi mới, mỗi trụ cột do một cơ quan riêng lẻ lãnh đạo:
Kinh tế kết nối, bao gồm các chủ đề thương mại công bằng và linh hoạt, với bảy chủ đề phụ về lao động, môi trường và khí hậu, kinh tế kỹ thuật số, nông nghiệp, minh bạch và các thông lệ quản lý tốt, chính sách cạnh tranh và tạo thuận lợi thương mại. Trụ cột này do Đại diện Thương mại Hoa Kỳ ( USTR) chủ trì;
Nền kinh tế có tính đàn hồi, bao gồm các chủ đề về năng lực chống chịu của chuỗi cung ứng. Trụ cột này do Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) dẫn dắt;
Kinh tế sạch, bao gồm các chủ đề về cơ sở hạ tầng, năng lượng sạch và giảm thải cacbon. Trụ cột này do Bộ Thương mại Hoa Kỳ dẫn dắt;
Kinh tế Công bằng, bao gồm các chủ đề về thuế và chống tham nhũng. Trụ cột này do Bộ Thương mại Hoa Kỳ chủ trì.
Các quốc gia có thể chọn tham gia bất kỳ số lượng nào trong bốn trụ cột nhưng phải cam kết tất cả các khía cạnh của từng trụ cột mà họ tham gia.
Về tổng thể, hiện vẫn chưa rõ chi tiết về cách thức chính quyền Biden, phối hợp với các đối tác trong khu vực, theo đuổi hoặc đạt được những mục tiêu này, những lợi ích cụ thể mà chính quyền sẽ có thể cung cấp như một công cụ thương lượng để khuyến khích sự theo đuổi và hợp tác chặt chẽ hơn giữa các đối tác. Mặc dù đã có 12 quốc gia ký kết khởi động IPEF, hiện vẫn chưa rõ đối tác nào sẽ tham gia trụ cột chính sách cụ thể nào, cũng như những quốc gia nào đã quyết định không tham gia ban đầu nhưng cuối cùng có thể bị thuyết phục tham gia vào các cuộc đàm phán.
Như tờ Financial Times đã đưa tin trước đó, Biden đã quyết định giảm nhẹ ngôn ngữ để thu hút nhiều quốc gia Đông Nam Á tham gia hơn. Mỹ và các nước đã thay đổi ngôn ngữ trong dự thảo tuyên bố chung sẽ đi kèm với việc công bố IPEF. Bản dự thảo ban đầu nói các nước sẽ “khởi động các cuộc đàm phán”. Nhưng dự thảo sau này đã pha loãng ngôn ngữ để truyền đạt rằng các nước đang bắt đầu tham vấn cho các cuộc đàm phán sau này. Các đề cập về các cuộc đàm phán đã được loại bỏ khỏi tờ thông tin về IPEF của Nhà Trắng. Bên cạnh đó, trụ cột thương mại chỉ cho biết rằng Hoa Kỳ sẽ “tham gia toàn diện” với các đối tác. Điều này hỗ trợ gì cho việc khởi động các cuộc đàm phán chính thức thì hiện vẫn chưa rõ.
Câu hỏi 2: Nhóm các quốc gia tham gia ban đầu nói gì về sự nhiệt tình của khu vực đối với IPEF?
Úc, Brunei, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã tuyên bố quan tâm đến IPEF và ký kết khởi động, mặc dù vẫn chưa rõ trụ cột nào mỗi quốc gia có kế hoạch tham gia.
Sự tham gia của các đối tác kinh tế tiên tiến gần gũi như Nhật Bản, Úc, New Zealand và Singapore đã được dự kiến, nhưng sự tham gia của bảy quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương khác – bao gồm cả bảy quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) , các thành viên trong Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), cùng với Hàn Quốc và Ấn Độ – là rất quan trọng. Có vẻ như cách tiếp cận phi tập trung của IPEF với các rào cản tham gia thấp, ít nhất là ở bước đầu, đã tỏ ra thành công.
Một số quốc gia đã bị loại khỏi sự ra mắt của IPEF. Do những lo ngại về chính trị và nhân quyền, Myanmar không tham gia. Lào và Campuchia, hai trong số các quốc gia kém phát triển nhất trong khu vực, cũng không tham gia vì những thách thức về năng lực. Các quốc gia thuộc Vành đai Thái Bình Dương ở Châu Mỹ đã tham gia đàm phán TPP – Canada, Mexico, Peru và Chile – không được mời. Thay vào đó, các quan chức Hoa Kỳ có kế hoạch sử dụng Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ sắp tới làm địa điểm để thảo luận nhiều vấn đề thuộc IPEF với các quốc gia này. Trong khi Đài Loan thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia IPEF – và 250 thành viên Quốc hội kêu gọi gia nhập – hòn đảo này cuối cùng đã bị loại ra khỏi khuôn khổ để đảm bảo sự tham gia của các quốc gia Nam và Đông Nam Á khác không muốn chống lại Bắc Kinh. Đáng chú ý, các quốc đảo Thái Bình Dương cũng vắng mặt trong buổi ra mắt IPEF.
Một quan chức Nhà Trắng cho biết hôm Chủ nhật rằng Hoa Kỳ đang tìm cách làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác kinh tế với Đài Loan, bao gồm ngành công nghiệp bán dẫn và chuỗi cung ứng, nhưng nói thêm, “Chúng tôi đang theo đuổi hướng đó trước trên cơ sở song phương.”
Có thể nói Hoa Kỳ đã thành công trong việc thu hút các nước đang phát triển ở Đông Nam Á, Nam Á và Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc các quốc gia này chỉ cam kết tham dự vòng đầu tiên xác định phạm vi thảo luận, và liệu sự nhiệt tình ban đầu đối với khuôn khổ có tiếp tục khi các cuộc đàm phán được bắt đầu, vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ.
Câu hỏi 3: IPEF nói gì về cách tiếp cận của chính quyền Biden trong việc tham gia kinh tế ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương?
A3: Chính sách kinh tế và thương mại quốc tế vẫn là một vấn đề gây tranh cãi đối với chính quyền Biden. Những người chỉ trích ở cả hai đảng tiếp tục phản đối việc chính quyền kéo dài các mức thuế quan dưới thời Trump, sự không sẵn sàng đàm phán các hiệp định thương mại mới và chiến lược cải cách hệ thống thương mại đa phương đang phát triển – vẫn chưa rõ ràng – của chính quyền.
Vì IPEF không phải là một hiệp định thương mại truyền thống, chính quyền sẽ không cần phải xin sự chấp thuận của Quốc hội, do đó tránh được một cuộc chiến chính trị hóa để có được sự phê chuẩn trong nước. Trong khi cách tiếp cận phi tập trung của nó làm giảm rào cản đối với các đối tác Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tham gia khuôn khổ, việc theo đuổi một thỏa thuận không cần thông qua Quốc hội là tín hiệu rằng Hoa Kỳ không có ý định nhượng bộ đáng kể.
Dù vậy, có phải tất cả các thỏa thuận sẽ không cần thông qua Quốc hội Mỹ hay không vẫn còn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Đại diện Thương mại Hoa Kỳ cho biết các nhóm lao động và môi trường sẽ “có ghế hàng đầu trên bàn nghị sự” của khung kinh tế mới, nhưng không thể biết trước về việc liệu các thoả thuận ra đời từ những cuộc thương thuyết này có được đệ trình lên Quốc hội để thông qua. Điều này phụ thuộc vào diễn tiến của các đàm phán.
Trong khi đó, các quan chức chính quyền ẩn danh khác nói rằng nếu không có yếu tố thuế quan, rất có thể sẽ không cần thiết phải thông qua Quốc hội. Các loại thỏa thuận đang được hình dung hiện nay, một số ràng buộc, một số không, có thể được thực thi thông qua các thỏa thuận hành pháp. Tuy nhiên một quan chức nói chính quyền sẽ tham khảo ý kiến của Quốc hội như thể cần tới sự chấp thuận của Quốc hội. Đây được coi là nỗ lực xây dựng lại lòng tin sau kinh nghiệm về TPP và nhằm thiết lập một sự ủng hộ lưỡng đảng lâu dài cho bất kỳ thỏa thuận cuối cùng nào.
Tuy nhiên, vẫn có những hạn chế khiến IPEF không phải là một hiệp định thương mại truyền thống. Không có lời hứa về khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn của Hoa Kỳ, động lực đáng kể để các đối tác trong khu vực đồng ý với các tiêu chuẩn cao của Hoa Kỳ sẽ biến mất. Việc thiếu các cơ chế thực thi cũng hạn chế khả năng của Hoa Kỳ trong việc đảm bảo các lợi ích của mình trong khuôn khổ.
Ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và xa hơn, chính quyền Biden đã cam kết thực hiện một cách tiếp cận đa phương về thương mại và kinh tế nhằm thúc đẩy mối quan hệ với các đồng minh và đối tác. Trong Hội đồng Thương mại và Công nghệ Hoa Kỳ-EU (TTC), một diễn đàn an ninh kinh tế khác do Hoa Kỳ lãnh đạo, các đồng minh xuyên Đại Tây Dương vốn đã chia sẻ các mục tiêu chung, lịch sử thể chế mạnh mẽ về đàm phán các mục tiêu phức tạp và ngày càng có nhiều thỏa thuận chung được ký kết trong những chủ đề mà IPEF cũng chứa đựng. Nếu Hoa Kỳ có thể nhân rộng mức độ hợp tác và động lực này ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương — không chắc chắn do sự đa dạng của khu vực và thiếu các động lực rõ ràng — IPEF vẫn có khả năng là một khuôn khổ đầy tham vọng tương tự giữa một loạt các đối tác.
Câu hỏi 4: Các bước tiếp theo cho IPEF là gì?
IPEF không phải là một hiệp định thương mại đa phương và các cuộc đàm phán sắp tới theo từng trụ cột của khuôn khổ có thể sẽ tiến hành theo tốc độ riêng của chúng. Không giống như một hiệp định thương mại truyền thống, IPEF sẽ là một hiệp định hành pháp (hoặc các hiệp định) không yêu cầu sự chấp thuận của quốc hội.
Dự kiến trong vài tháng tới, các quốc gia quan tâm IPEF sẽ lựa chọn các trụ cột mà họ sẽ tham gia đàm phán. Vào giữa mùa hè, chính quyền đặt mục tiêu triệu tập hội nghị thượng đỉnh cấp bộ trưởng với tất cả các quốc gia tham gia sự kiện khởi động để mở rộng các cuộc đàm phán tổng thể, chia thành các nhóm theo trụ cột và bắt đầu đàm phán. Trong vòng 12-18 tháng, chính quyền hy vọng sẽ kết thúc các cuộc đàm phán theo từng trụ cột. Hội nghị các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), do Hoa Kỳ đăng cai vào tháng 11 năm 2023, được nhiều người coi là thời hạn không chính thức để hoàn tất các thỏa thuận IPEF. Điều đó nói lên rằng, có hy vọng về những chiến thắng sẽ được “thu hoạch sớm”, đặc biệt liên quan đến các vấn đề thương mại và chuỗi cung ứng.
Như CSIS đã lập luận trước đây, IPEF là trụ cột trong chính sách kinh tế của chính quyền tại một khu vực quan trọng và thất bại sẽ là một đòn giáng mạnh vào các mục tiêu của chính quyền. Sau một sự kiện khởi động đầy hứa hẹn, giờ đây sự chú ý chuyển sang mức độ hiệu quả của chính quyền có thể chuyển sang các cuộc đàm phán chính thức và đưa ra các biện pháp khuyến khích để các nước chủ chốt trong khu vực tiếp tục tham gia và đưa ra các cam kết có ý nghĩa.
Thủ tướng Singapore: Sự phát triển của Trung Quốc là tốt cho Châu Á, nhưng các nước cũng muốn duy trì quan hệ với Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei hôm thứ Sáu ngày 20/5/2022 trước thềm Hội nghị Quốc tế về Tương lai Châu Á tại Tokyo, Thủ tướng Lý Hiển Long nói sự phát triển của Trung Quốc là tích cực cho khu vực, nhưng các nước ở Châu Á – Thái Bình Dương cũng muốn duy trì mối quan hệ rất quan trọng với các nền kinh tế khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Châu Âu. Và các quốc gia như Singapore muốn nuôi dưỡng những liên kết này với Nhật Bản, duy trì sự cân bằng để có thể đạt được khả năng chống chịu và không quá phụ thuộc hẳn vào một bên.
Thủ tướng Modi: Ấn Độ sẽ làm việc với các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương để có IPEF linh hoạt, bao trùm
Trong bài phát biểu tại sự kiện khởi động IPEF, Thủ tướng Modi mô tả việc ra mắt IPEF là một tuyên bố về mong muốn chung đưa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trở thành động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Cảm ơn Biden về “sáng kiến quan trọng”, ông nói rằng cần phải tìm ra các giải pháp chung và sáng tạo cho những thách thức kinh tế của khu vực.
“Ấn Độ sẽ làm việc với tất cả các bạn để thiết lập một IPEF vừa bao trùm vừa linh hoạt,” Modi nói bằng tiếng Hindi. Ông liệt kê lòng tin, minh bạch và kịp thời là nền tảng của chuỗi cung ứng linh hoạt. Ông nói: “Tôi tin rằng khuôn khổ sẽ giúp củng cố ba trụ cột này và điều này sẽ đưa khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trên con đường tiến tới tiến bộ, hòa bình và thịnh vượng.”
Thủ tướng Việt Nam kêu gọi duy trì chủ nghĩa đa phương và tăng cường đoàn kết quốc tế trên cơ sở chân thành, tin cậy và trách nhiệm
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh sự cần thiết phải xây dựng mô hình tăng trưởng và liên kết kinh tế bền vững hơn, linh hoạt hơn, đồng thời phát huy hết nội lực và ngoại lực. Ông kêu gọi duy trì chủ nghĩa đa phương và tăng cường đoàn kết quốc tế trên cơ sở chân thành, tin cậy và trách nhiệm.
Tổng thống Hàn Quốc hứa sẽ hợp tác với các đối tác trong khu vực trong việc xây dựng chuỗi cung ứng đối ứng trong công nghệ bán dẫn, pin và công nghệ di động tương lai
Trong bài phát biểu tại sự kiện khởi động IPEF, tân Tổng thống Hàn Quốc cho rằng việc khởi động IPEF vì thịnh vượng chung của các nước trong khu vực là vô cùng quan trọng để giải quyết những thách thức bởi đại dịch, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và các cuộc khủng hoảng khác. “Tôi kỳ vọng IPEF sẽ phát triển theo các nguyên tắc cởi mở, bao trùm và minh bạch để mở ra một kỷ nguyên thịnh vượng chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”
Ông Yoon cũng hứa với các nhà lãnh đạo rằng Hàn Quốc sẽ hợp tác với các đối tác trong khu vực trong việc xây dựng chuỗi cung ứng đối ứng trong công nghệ bán dẫn, pin và công nghệ di động tương lai.
Xem thêm:
CSIS ngày 23/5/2022: Unpacking the Indo-Pacific Economic Framework Launch
Financial Times ngày 20/5/2022: Joe Biden waters down Indo-Pacific Economic Framework to win more support. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nhà Trắng ngày 23/5/2022: FACT SHEET: In Asia, President Biden and a Dozen Indo-Pacific Partners Launch the Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 23/5/2022: Statement on Indo-Pacific Economic Framework for Prosperity [PDF]
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 23/5/2022: Summit-level meeting on the launch of the Indo-Pacific Economic Framework (IPEF)
The Asahi Shimbun/The Associated Press ngày 23/5/2022: Biden to lay out in Japan who’s joining new Asia trade pact
Bloomberg ngày 20/5/2022: US Economic Growth 2022 Seen Outpacing China’s for First Time Since 1976. Một bản PDF lưu ở đây.
Kyodo News ngày 23/5/2022: US launches Indo-Pacific economic framework to push back China
The New York Times ngày 23/5/2022: Biden to Begin New Asia-Pacific Economic Bloc With a Dozen Allies. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nikkei Asia ngày 19/5/2022: Indo-Pacific Economic Framework is not an FTA: 5 things to know. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
The Straits Times ngày 23/5/2022: China’s development is good for Asia, but countries want to maintain ties with Japan, US, Europe too: PM Lee
Hindustan ngày 23/5/2022: India will work with Indo-Pacific partners for inclusive, flexible IPEF: PM Modi
Báo Chính phủ ngày 24/5/2022: Prime Minister calls for adjusting growth model, economic linkage at launch event of IPEF
The Korea Times ngày 24/5/2022: Korea joins US-led trade pact as China bristles
———-
II- TỔNG THỐNG HOA KỲ CÔNG DU CHÂU Á
Tại Hàn Quốc, Biden nói nhà máy chip Hàn Quốc là một mô hình cho mối quan hệ sâu sắc hơn với Châu Á
Tổng thống Joe Biden đã mở đầu chuyến công du Châu Á vào thứ Sáu ngày 20/5/2022 bằng chuyến tham quan một nhà máy sản xuất chip máy tính của Hàn Quốc sẽ là mô hình cho một nhà máy ở Texas. Đây được coi là một minh họa về mối quan hệ sâu sắc hơn với Ấn Độ Dương có thể thúc đẩy đổi mới công nghệ và thúc đẩy sự sôi động các nền dân chủ.
Quan hệ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc rơi vào thời kỳ tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ vì những tranh chấp về lịch sử thời chiến và thương mại. Đây là những rạn nứt mà hai nhà lãnh đạo mới của hai nước có vẻ sẵn sàng hàn gắn trong bối cảnh phải đối mặt với những thách thức tăng lên từ Bắc Triều Tiên và Trung Quốc. Biden được coi như một người đối thoại khả dĩ có thể giúp đưa họ đến gần nhau hơn.
Tổng thống Biden cho biết ông sẽ cân nhắc tổ chức các cuộc hội đàm với Kim Jong Un nếu ông tin rằng nhà lãnh đạo Triều Tiên đã sẵn sàng gặp mặt trong thiện chí. Bình Nhưỡng dường như chuẩn bị phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác và có thể tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân đầu tiên kể từ năm 2017.
Theo Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan, “Chuyến đi này sẽ thể hiện đầy đủ Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Tổng thống Biden, và nó sẽ cho thấy một màu sắc sống động rằng Hoa Kỳ có thể cùng lúc vừa lãnh đạo thế giới tự do trong việc phản ứng với cuộc chiến của Nga ở Ukraine, mà vẫn vạch ra con đường về vai trò lãnh đạo và sự tham gia có nguyên tắc và hiệu quả của Hoa Kỳ ở một khu vực sẽ xác định phần lớn tương lai của thế kỷ 21.”
Xem thêm:
AP News ngày 20/5/2022: Biden: SKorean chip plant a model for deeper ties to Asia
Nhà Trắng ngày 21/5/2022: United States-Republic of Korea Leaders’ Joint Statement
PBS NewsHour ngày 18/5/2022: WATCH LIVE: White House press secretary Karine Jean-Pierre, NSA Jake Sullivan hold news briefing
Bloomberg ngày 21/5/2022: Joe Biden Would Consider Meeting North Korean Leader Kim Jong Un. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tại Nhật Bản
Trong cuộc họp báo tại Tokyo ngày 24/5/2022, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã xác nhận hai bên đạt được một thỏa thuận về hợp tác an ninh kinh tế, bao gồm tăng cường năng lực sản xuất chất bán dẫn và đa dạng hoá, phát triển bán dẫn tiên tiến. Hai bên sẽ khởi động một nhóm làm việc chung để khám phá sự phát triển của chip máy tính thế hệ tiếp theo. Các chất bán dẫn tiên tiến thế hệ tiếp theo sẽ rất cần thiết cho việc sản xuất máy tính lượng tử vượt qua hiệu suất của siêu máy tính. Hai bên cũng sẽ hợp tác về chuỗi cung ứng pin tiên tiến.
Theo các quan chức Nhật Bản, hai nước hướng tới việc xây dựng cơ cấu sản xuất tại quốc gia mình đồng thời chia sẻ các thành phần cần thiết, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ các quốc gia bên ngoài đối với chất bán dẫn. Một quan chức của Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết: “Một ngày nào đó, Nhật Bản sẽ xây dựng một trung tâm nghiên cứu và phát triển hoặc một địa điểm sản xuất chất bán dẫn thế hệ tiếp theo tiên tiến hơn chíp 2 nanometer.
Một tài liệu kèm theo được công bố sau hội nghị thượng đỉnh song phương kêu gọi tăng cường hợp tác hướng tới việc thúc đẩy “mạng truy cập mở” bằng cách thiết lập các trạm gốc di động 5G có thể được kết nối thông qua bất kỳ thiết bị của công ty viễn thông nào. Đây rõ ràng là một nỗ lực nhằm ngăn chặn “tiêu chuẩn Trung Quốc” lan rộng.
Nhật Bản và Mỹ “sẽ theo dõi các hoạt động gần đây của hải quân Trung Quốc cũng như các hoạt động liên quan đến các cuộc tập trận chung giữa Trung Quốc và Nga”, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết.
Cùng ngày, Đài truyền hình NHK cho biết Tổng thống Biden ủng hộ việc Nhật Bản trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Xem thêm:
Kyodo News ngày 13/5/2022: Japan, US to deepen economic security ties amid supply disruptions
Reuters ngày 23/5/2022: US President Biden supports Japan becoming permanent member of the UN Security Council
Nhà Trắng ngày 23/5/2022: FACT SHEET: US- Japan Climate Partnership
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 23/5/2022: FACT SHEET: The U.S.-Japan Competitiveness and Resilience (CoRe) Partnership [PDF]
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 23/5/2022: Japan-U.S. Joint Leaders’ Statement: – Strengthening the Free and Open International Order [PDF]
NHK News ngày 23/5/2022: Kishida, Biden agree to strengthen alliance
The Japan News ngày 24/5/2022: 5G key for ensuring economic security
Mỹ xem xét hỗ trợ thêm 4 tỷ USD cho Ấn Độ
Hoa Kỳ đang xem xét “hỗ trợ đầu tư” 4 tỷ USD cho Ấn Độ bên cạnh hàng tỷ USD đã gia hạn trước đó, New Delhi cho biết hôm thứ Hai ngày 23/5/2022 sau khi hai bên ký một thỏa thuận duy trì dòng tiền.
Cho đến nay, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) và các cơ quan tiền thân đã cung cấp cho Ấn Độ 5,8 tỷ USD, trong đó 2,9 tỷ USD còn lại để sản xuất vắc xin Covid-19, chăm sóc sức khỏe, năng lượng tái tạo, tài chính và cơ sở hạ tầng.
Xem thêm:
The Economic Times ngày 23/5/2022: US considering $4 billion additional support for India
Hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ: Các nhà lãnh đạo công bố sáng kiến hàng hải dựa trên vệ tinh để chống lại Trung Quốc
Các nhà lãnh đạo quốc gia thành viên Bộ Tứ – Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ – đã gặp mặt lần thứ tư và là cuộc gặp trực tiếp lần thứ hai vào ngày 24/5/2022 tại Tokyo. Tại đây, các nhà lãnh đạo đã thảo luận về một sáng kiến hàng hải mới dựa trên vệ tinh, kết nối các trung tâm giám sát hiện có ở Ấn Độ, Singapore, Quần đảo Solomon và Vanuatu để chia sẻ thông tin và giám sát các hoạt động trên biển, theo dõi các hoạt động đánh bắt cá trái phép và các lực lượng dân quân biển bất hợp pháp. Đây được coi là nỗ lực mới nhất nhằm chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên biển thông qua các lực lượng dân sự.
Các nhà lãnh đạo cũng sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD vào cơ sở hạ tầng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong 5 năm tới.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã mở đầu bài phát biểu của mình với lời tố cáo sự xâm lược của Nga đối với Ukraine và hứa sẽ ngăn chặn các hành động tương tự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nhưng tuyên bố chung Bộ Tứ đưa ra sau đó không nêu tên Nga hoặc Trung Quốc dù cảnh báo chống lại những nỗ lực “thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.”
Tại cuộc họp, Thủ tướng Nhật Bản Kishida nói rằng cần lắng nghe cẩn thận tiếng nói của các quốc gia ASEAN, Nam Á cũng như các quốc đảo Thái Bình Dương, để thúc đẩy hợp tác hơn nữa, có lợi cho việc giải quyết các vấn đề cấp bách thách thức tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Tân Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho biết chính phủ của ông cam kết sẽ làm việc cùng với các nước trong Bộ Tứ cũng như cam kết với Bộ Tứ. “Các ưu tiên mới của chính phủ Úc phù hợp với chương trình nghị sự của Bộ Tứ, bao gồm hành động về biến đổi khí hậu và xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mạnh mẽ và linh hoạt hơn thông qua an ninh kinh tế tốt hơn, an ninh mạng tốt hơn và an ninh môi trường và sức khoẻ tốt hơn,” ông Albanese nói.
Theo tờ The Australian, tại hội nghị Bộ Tứ, Albanese sẽ trình bày kế hoạch của chính phủ mới của ông trong việc tái gắn kết với các nước Đông Nam Á thông qua quan hệ đối tác viện trợ nước ngoài trị giá 470 triệu đô la và một đặc phái viên mới cho khu vực cùng với kế hoạch 525 triệu đô la nhằm tăng cường quan hệ với các nước Thái Bình Dương.
Trong cuộc tranh cử Tổng thống, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol hứa sẽ cố gắng đạt được một thỏa thuận trong nỗ lực chuyển hướng Hàn Quốc trở thành một thành viên của Bộ Tứ.
Xem thêm:
Financial Times ngày 24/5/2022: Quad unveils satellite-based maritime initiative to counter China. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nikkei Asia ngày 24/5/2022: Quad welcomes Albanese and vows to defend international order. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
The Australian ngày 24/5/2022: A complex political love triangle her emerged. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Nhà Trắng ngày 23/5/2022: FACT SHEET: Quad Leaders’ Tokyo Summit 2022
Aljazeera ngày 24/5/2022: At Tokyo summit, Quad vows ‘tangible benefits’ to counter China
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 24/5/2022: Japan-Australia-India-US(Quad) Leaders’ Meeting
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 24/5/2022: Quad Joint Leaders’ Statement
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 24/5/2022: Japan-Australia Leaders Meeting
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 24/5/2022: Secretary Blinken’s Meeting with Australian Foreign Minister Wong
Zack Cooper và Gregory Poling: Bộ Tứ vươn tới biển giúp các đối tác nhỏ hơn nâng cao năng lực theo dõi hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc trên khắp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Sáng kiến nâng cao nhận thức trên biển dựa trên vệ tinh tận dụng được các thế mạnh tự nhiên của Bộ Tứ: hợp tác an ninh và nâng cao năng lực. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ là bốn trong số các cường quốc hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bởi vậy sẽ là một lẽ tự nhiên nếu Bộ Tứ giúp khu vực phát triển năng lực nhận thức lĩnh vực hàng hải. Sáng kiến này không chỉ giúp làm nổi bật các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc trong vùng biển nhiều quốc gia trong khu vực – một lợi ích từ quan điểm chiến lược, nhưng đồng thời cũng đem lại lợi ích kinh tế cho các quốc gia nhỏ nhất ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Xem thêm:
War on the Rocks ngày 24/5/2022: The Quad Goes to Sea
The Indian Express ngày 24/5/2022: Explained: Navy info hub could play key role in Quad push to check China overfishing. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc phản ứng về chuyến công du của ông Biden, cáo buộc Mỹ hình thành khối chống Trung Quốc
Trong một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi hôm thứ Tư ngày 18/5/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã phản đối những nỗ lực “tràn lan” của Mỹ-Nhật “nhằm đối đầu với Trung Quốc”.
Cùng ngày, Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, đã gọi điện cho cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan để phàn nàn rằng “phía Hoa Kỳ đã có một loạt lời nói và hành động sai trái nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc.”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ám chỉ Trung Quốc là “bên thứ ba”, không nên bị tổn hại lợi ích bởi các thỏa thuận giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/5/2022: 王毅就日美涉华动向表明立场
Tân Hoa Xã ngày 18/5/2022: 杨洁篪应约同美国总统国家安全事务助理沙利文通电话
Nhà Trắng ngày 18/5/2022: Readout of National Security Advisor Jake Sullivan’s Phone Call with Politburo Member Yang Jiechi
Tân Hoa Xã ngày 19/5/2022: Senior Chinese diplomat holds phone conversation with US national security advisor
Reuters ngày 25/5/2022: Beijing says U.S.-backed Asia plan seeks to ‘decouple’ countries from China
Cùng thời gian Tổng thống Biden thăm Châu Á, Trung Quốc tổ chức tập trận ở Biển Đông
Văn phòng Cục An toàn Hàng hải của Trung Quốc tại đảo Hải Nam cho biết các cuộc tập trận bắt đầu từ thứ Năm ngày 19/5/2022 và sẽ tiếp tục đến hết thứ Hai ngày 23/5. Thông báo cho hay các máy bay và tàu thuyền khác sẽ bị cấm vào khu vực này nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Xem thêm:
ABC News ngày 20/5/2022: As Biden visits Asia, China launches South China Sea drills
Biden và Tập sẽ nói chuyện trong tương lai gần
Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng ông ‘sẽ không ngạc nhiên’ nếu Tổng thống Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình nối lại đối thoại trong những tuần tới. Sullivan đưa ra bình luận này sau cuộc trò chuyện của chính Sullivan với cố vấn chính của ông Tập, trong đó Sullivan đã nhấn mạnh vào người đồng cấp Trung Quốc về mối quan ngại của Mỹ về các hoạt động hạt nhân của Triều Tiên.
Xem thêm:
Reuters ngày 20/5/2022: White House says Biden, China’s Xi may talk in coming weeks
Máy bay ném bom Trung Quốc và Nga tổ chức tập trận bay chung xung quanh Nhật Bản trong một sự khiêu khích rõ ràng ngay sau hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ
“Hai máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc đã hội tụ cùng hai máy bay ném bom TU-95 của Nga ở Biển Nhật Bản và thực hiện hoạt động bay chung đến Biển Hoa Đông,” Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết trong một cuộc họp báo tối thứ Ba ngày 24/5/2022. “Sau đó, đội hình tổng cộng 4 máy bay – gồm 2 máy bay ném bom Trung Quốc có lẽ thay thế các máy bay ném bom trước đó – và hai máy bay ném bom Nga đã thực hiện một chuyến bay chung từ Biển Hoa Đông đến Thái Bình Dương.” Máy bay thu thập thông tin tình báo của Nga cũng đã bay từ phía bắc Hokkaido đến bán đảo Noto ở tỉnh Ishikawa cùng ngày.
Xem thêm:
The Japan Times ngày 24/5/2022: Tokyo scrambles fighters after Russian and Chinese bombers fly near Japan during ‘Quad’ summit. Một bản PDF được lưu ở đây.
Reuters ngày 24/5/2022: Japan scrambles jets after Russian, Chinese warplanes near airspace during Quad
Bloomberg ngày 25/5/2022: Joint Russia-China Air Drill During Biden Trip Rankles Neighbors. Một bản PDF được lưu ở đây
Global Times ngày 24/5/2022: China, Russia hold joint aerial patrol for 4th consecutive year amid Biden’s Asia visit at Quad summit
Stars and Stripes ngày 24/5/2022: China and Russia sent bombers near Japan as Quad leaders discussed security in Tokyo
Financial Times ngày 24/5/2022: Chinese and Russian nuclear bombers fly over Sea of Japan as Biden visits Tokyo. Một bản PDF được lưu ở đây
The New York Times ngày 24/5/2022: Russia and China Held Military Exercise in East Asia as Biden Visited. Một bản PDF được lưu ở đây
Independent ngày 24/5/2022: Japan says it scrambled jets after warplanes from Russia and China neared airspace. Một bản PDF được lưu ở đây
Reuters ngày 24/5/2022: US says China and Russia bomber drill shows depth of their alignment
———-
III- TRÊN BIỂN
Cảnh sát biển Philippines xây tiền đồn, dựng phao hàng hải tại Trường Sa
Lực lượng Cảnh sát biển Philippines ngày 20/5/2022 thông báo đã xây dựng các trạm chỉ huy – quan sát (COP) tại các đảo Bến Lạc, Vĩnh Viễn và Song Tử Đông ở quần đảo Trường Sa từ hôm 17/5. Các trạm này bao gồm nhà thông minh và hệ thống thông tin liên lạc. Tư lệnh Cảnh sát biển Philippines Artemio Abu bày tỏ hy vọng các trạm này sẽ giúp Philippines tăng cường năng lực thúc đẩy an toàn hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và bảo vệ môi trường biển.
Trong khi đó, hôm 18/5, Cảnh sát biển Philippines đã thiết lập 5 phao báo hiệu hàng hải mang cờ Philippines ở các đảo Bến Lạc, Vĩnh Viễn, Song Tử Đông và Thị Tứ. Cơ quan trên cho biết sẽ thiết lập thêm một số phao nữa trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Hôm 19/5, Cảnh sát biển Philippines cũng cho biết sự hiện diện của ngư dân Philippines ở đảo Thị Tứ đang gia tăng.
Xem thêm:
Cảnh sát biển Philippines ngày 19/5/2022: PCG confirms increasing presence of Filipino fishermen on Pag-asa Island
Inquirer ngày 21/5/2022: Eyes on WPS: Coast Guard builds command outposts on 3 islands
Tokyo: Bắc Kinh đang xây dựng cấu trúc để phát triển mỏ khí đốt tiềm năng
Hôm thứ Sáu ngày 21/5/2022, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết họ đã xác nhận Trung Quốc đang tiến hành xây dựng một cơ sở được cho là nhằm mục đích phát triển đơn phương mỏ khí đốt ở Biển Hoa Đông. Nhật Bản và Trung Quốc có thoả thuận vào năm 2008 về việc khai thác chung khí đốt trong khu vực, nhưng các cuộc đàm phán đã bị đình chỉ vào năm 2010.
Bên cạnh cơ sở mới nhất, Tokyo đã biết về việc Trung Quốc tiến hành khai thác khí đốt tại 17 địa điểm gần đường trung tuyến giữa hai đường bờ biển hai nước, mà Nhật Bản coi là đường phân giới giữa hai nước theo luật nội địa. Các giàn khoan nằm ở phía Trung Quốc của đường phân giới nhưng Tokyo lo ngại khí đốt từ phía Nhật Bản cũng có thể đã trích xuất. Trung Quốc lập luận rằng vùng đặc quyền kinh tế của họ mở rộng ra xa hơn nhiều từ đất liền.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối với Đại sứ quán Trung Quốc tại Tokyo, nói rằng việc Trung Quốc thúc đẩy khai thác đơn phương là điều đáng tiếc.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 21/5/2022: Japan protests over suspected Chinese drilling in East China Sea. Một bản PDF được lưu ở đây.
Kishida calls China’s development in East China Sea ‘unacceptable’. Một bản PDF được lưu ở đây.
Hải quân Trung Quốc, Nga vẫn hoạt động gần Nhật Bản; Tàu sân bay USS Ronald Reagan bắt đầu hành trình Tuần tra Mùa xuân
Một tàu giám sát của Trung Quốc và một tàu giám sát của Nga đã thực hiện các chuyến đi riêng rẽ qua Nhật Bản trong tuần này. Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nhật Bản, Lực lượng Đặc nhiệm Hộ tống số 41 của Hải quân Trung Quốc đã đi qua eo biển Miyako hôm thứ Năm trên đường đến Vịnh Aden. Tàu giám sát RFS Pribaltica (80) của Nga được nhìn thấy lúc 5 giờ sáng. đi về phía đông, cách Cape Soya 120 km về phía tây, và sau đó đi về phía đông qua eo biển La Pérouse.
Trong khi đó, Hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ USS Ronald Reagan (CVN-72) đã rời Yokosuka vào thứ Sáu ngày 20/5 để thực hiện chuyến tuần tra mùa xuân năm 2022, Hạm đội 7 cho biết trong một thông cáo báo chí.
Xem thêm:
USNI News ngày 20/5/2022: Chinese, Russian Navies Remain Active Near Japan; Carrier USS Ronald Reagan Begins Spring Patrol
Nhóm tàu sân bay tấn công Trung Quốc hiện đang hoạt động ở Biển Hoa Đông
Nhóm tàu sân bay tấn công Liêu Ninh của Trung Quốc hiện đang hoạt động ở Biển Hoa Đông sau khi tiến hành các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương và Biển Philippines trong hơn hai tuần, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết vào cuối tuần qua.
Chính phủ Nhật Bản cho biết phần lớn đội hình đã quá cảnh eo biển Miyako vào thứ Bảy. Nhóm tàu Liêu Ninh bao gồm tám tàu, cụ thể là tàu sân bay CNS Liaoning (16); Tàu khu trục Type 055 CNS Nanchang (101); Các tàu khu trục Type 052D CNS Xining (117), CNS Urumqi (118) và CNS Chengdu (120); Khu trục hạm Type 052C CNS Zhengzhou (151), khinh hạm Type 054A CNS Xiangtan (531) và tàu hỗ trợ tác chiến nhanh Type 901 CNS Hulunhu (901).
Xem thêm:
USNI News ngày 23/5/2022: Chinese Carrier Strike Group Now Operating in East China Sea
———-
IV- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ
Mỹ tìm cách chấm dứt tình trạng phụ thuộc của Ấn Độ vào nguồn vũ khí Nga bằng gói viện trợ vũ khí
Những người có thông tin về vấn đề này cho biết Mỹ đang chuẩn bị một gói viện trợ quân sự cho Ấn Độ để làm sâu sắc hơn quan hệ an ninh và giảm sự phụ thuộc của nước này vào vũ khí của Nga. Theo một nguồn tin, gói tài trợ đang được xem xét sẽ bao gồm khoản tài trợ quân sự lên tới 500 triệu USD, điều này sẽ khiến Ấn Độ trở thành một trong những nước nhận viện trợ lớn nhất của Mỹ sau Israel và Ai Cập.
Xem thêm: Bloomberg ngày 17/5/2022: US Seeks to Wean India From Russia Weapons With Arms-Aid Package. Một bản PDF được lưu ở đây.
Quân đội Hoa Kỳ kích hoạt phi đội kỵ binh không quân mới với máy bay trực thăng Apache mới nhất ở Hàn Quốc
Phi đội mới bao gồm khoảng 500 binh sĩ và 24 chiếc AH-64E Apache, phiên bản mới nhất của máy bay trực thăng tấn công của Lục quân.
Xem thêm:
Stars & Stripes ngày 17/5/2022: Army activates new air cavalry squadron with latest Apache helicopters in South Korea
Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản, Mỹ tăng cường hợp tác trước thách thức Trung Quốc
Lực lượng bảo vệ bờ biển của Nhật Bản và Hoa Kỳ hôm thứ Tư ngày 18/5/2022 đã ký thỏa thuận hợp tác tập trận chung và chia sẻ thông tin vào thời điểm ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Theo thỏa thuận mới nhất, lực lượng bảo vệ bờ biển của hai đồng minh sẽ tổ chức các cuộc tập trận chung vào tháng 5 và tháng 6 tại Hoa Kỳ, đồng thời hỗ trợ nâng cao năng lực cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các nước Đông Nam Á.
Xem thêm:
Mainichi ngày 18/5/2022: Japan, US coast guards to boost cooperation amid China’s rise
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ – Nhật – Hàn Quốc sẽ gặp mặt vào tháng Sáu
Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đang có kế hoạch tổ chức một cuộc họp giữa các bộ trưởng quốc phòng tại Singapore vào tháng 6, bắt đầu lại các cuộc đàm phán trực tiếp sau gần hai năm rưỡi.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 19/5/2022: Japan, US, South Korea defense chiefs to meet in June. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Hàn Quốc xúc tiến thúc đẩy ‘bình thường hóa’ hoạt động của đơn vị THAAD của Mỹ
Hôm thứ Hai ngày 23/5/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc sẽ khẩn trương thúc đẩy “bình thường hóa” đơn vị phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ tại đây. Hiện hệ thống đang ở trong tình trạng “lắp đặt tạm thời” do đánh giá môi trường và các lý do khác.
Xem thêm:
Korea Times ngày 23/5/2022: South Korea to expeditiously push for ‘normalization’ of US THAAD unit operation: defense chief
EU tăng cường hiện diện quốc phòng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trước lo ngại Trung Quốc và tấm gương của Ukraine
Gabriele Visentin, đặc phái viên của EU tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cho biết, một kế hoạch an ninh chuyên sâu hơn sẽ không liên quan đến việc thiết lập các căn cứ quân sự cũng như không triển khai quân trừ khi xảy ra khủng hoảng, tăng cường thông tin tình báo và để các tàu của EU đi qua các khu vực có lợi ích hàng hải.
Xem thêm:
The Guardian ngày 18/5/2022: EU to step up Indo-Pacific defence presence over China fears and Ukraine example
Uỷ ban Châu Âu ngày 18/5/2022: EU steps up action to strengthen EU defence capabilities
EU muốn bắt đầu mua chung vũ khí quốc phòng
Ngày 18/5/2022, Ủy ban Châu Âu đã đệ trình đề xuất về việc gia tăng năng lực và tính hiệu quả trong chi tiêu quốc phòng của EU, bao gồm việc mua chung đạn dược và vũ khí, củng cố hạ tầng công nghiệp và nghiên cứu công nghệ quốc phòng. Dựa trên các yêu cầu mà lãnh đạo EU đã đưa ra trong Thượng đỉnh Versailles, Ủy ban Châu Âu đã xác định được ba loại thiếu sót chính trong đầu tư quốc phòng EU: (i) chi tiêu cho quốc phòng quá thấp, không có một kế hoạch phối hợp các khoản chi quốc phòng, khiến cho nỗ lực củng cố năng lực bị phân mảnh; (ii) năng lực công nghiệp quốc phòng không cao: do các khoản chi quốc phòng bị phân mảnh, nguồn vốn đầu tư quốc phòng của các thành viên EU bị phân tách theo đường biên giới quốc gia trong hầu hết các ngành công nghiệp quốc phòng trừ hàng không và tên lửa; (iii) năng lực vũ khí bắt đầu đi xuống: cuộc chiến tại Ukraine đã làm hiện rõ điểm yếu trong năng lực quốc phòng của Châu Âu, khi nhiều vũ khí đạn dược trong kho vũ khí không hoạt động được, nhiều quốc gia vẫn phải sử dụng các hệ thống vũ khí do Liên Xô sản xuất. Việc EU cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine cũng đã bắt đầu khiến cho các kho vũ khí của EU cạn kiệt.
Để giải quyết các thiếu sót này, Ủy ban Châu Âu đưa ra các biện pháp giải quyết sau: (i) trong ngắn hạn, một cơ chế cho phép các thành viên EU mua chung vũ khí, đạn dược sẽ được thông qua với trị giá 500 triệu euro, để giải quyết các thiếu sót lớn; (ii) trong trung hạn, EU sẽ thành lập một Nhóm Hành động Mua chung Quốc phòng để phối hợp kế hoạch củng cố năng lực quốc phòng của các thành viên; (iii) trong dài hạn, EU sẽ xây dựng kế hoạch để xác định rõ các ưu tiên chung và củng cố nền công nghiệp quốc phòng Châu Âu.
Xem thêm:
Le Figaro ngày 18/5/2022: Defense, l’Europe veut se lancer dans les achats conjoints
Ủy ban Châu Âu ngày 18/5/2022: Towards an EU framework for Joint defense procurement
Quan chức quốc phòng hàng đầu của Nhật Bản tham dự cuộc họp đầu tiên của các chỉ huy quân sự NATO
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, sĩ quan mặc quân phục cấp cao nhất của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, Tướng Koji Yamazaki, sẽ lần đầu tiên tham dự cuộc họp của các Chỉ huy Quân sự NATO vào thứ Năm ngày 19/5/2022, trong bối cảnh Tokyo tìm cách đạt được sự hiểu biết chung với liên minh về môi trường an ninh Châu Á – Thái Bình Dương.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 17/5/2022: Japan’s top uniformed officer to attend 1st NATO military chiefs meeting. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Các quan chức Thụy Điển yêu cầu Lầu Năm Góc tăng cường sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Baltic
Các quan chức Thụy Điển đang yêu cầu một sự hiện diện hải quân lớn hơn của Hoa Kỳ ở Biển Baltic như một phần của nỗ lực ngoại giao đang diễn ra để Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO, hai quan chức quốc phòng nói với USNI News hôm thứ Năm ngày 19/5/2022.
Hai quan chức quốc phòng này cho biết, lực lượng quân đội Thụy Điển hiện đang ở Washington yêu cầu tăng cường các cuộc tập trận song phương và đa phương với Hải quân và Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, đồng thời điều chuyển nhiều tàu hơn đến Baltic. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Peter Hultqvist đã gặp nhau tại Lầu Năm Góc hôm thứ Tư khi việc Thụy Điển và Phần Lan đệ trình chính thức tư cách thành viên NATO diễn ra cùng ngày tại Brussels.
Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh và ổn định ở Châu Âu cũng như sự thống nhất xuyên Đại Tây Dương, và mong muốn hợp tác song phương sâu sắc hơn, theo thông cáo sau cuộc họp.
Các quan chức nói với USNI News rằng Lầu Năm Góc hiện đang xem xét cách thức Hoa Kỳ có thể tăng cường sự hiện diện của hải quân trong khu vực.
Xem thêm:
USNI News ngày 19/5/2022: Swedish Officials Ask Pentagon to Increase US Naval Presence in Baltic Sea
Các quan chức mạng cấp cao của NATO tổ chức cuộc họp đầu tiên về toàn cảnh các mối đe dọa
Cuộc tham vấn lần đầu tiên với sự tham gia của các điều phối viên cao cấp về không gian mạng của NATO đã diễn ra tại Brussels hôm thứ Tư ngày 18/5/2022 nhằm xem xét toàn cảnh mối đe dọa mạng sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine. Được coi là bước chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh NATO vào tháng 6 tại Madrid, cuộc họp được tổ chức trong bối cảnh lo ngại ngày càng gia tăng về các mối đe dọa mạng ngày càng trở nên thường xuyên hơn, ngày càng phức tạp và có tính hủy diệt. Cuộc họp diễn ra sau Hội nghị Quốc tế về Ngoại giao Không gian mạng, được tổ chức bởi Viện R&D tin học của Romania ở Bucharest.
Xem thêm:
The Hill ngày 18/5/2022: NATO cyber coordinators hold first-ever meeting amid Russia’s invasion
Quốc hội Mỹ cân nhắc kế hoạch tài trợ cho việc mua vũ khí của Đài Loan
Quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét kế hoạch cung cấp vài tỷ USD hỗ trợ tài chính để Đài Loan có thể mua sắm vũ khí, theo ba nguồn tin liên quan đến cơ quan lập pháp này.
Việc Nga xâm lược Ukraine đã làm dấy lên lo ngại trong Quốc hội về một cuộc xâm lược tiềm tàng của Trung Quốc đối với Đài Loan, và các nhà lập pháp nhận thấy cần phải tăng cường khả năng phòng thủ của hòn đảo này. Ủy ban Đối ngoại Thượng viện dự kiến sẽ hoàn tất các cuộc thảo luận về kế hoạch này sớm nhất là vào mùa hè năm nay.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 19/5/2022: US Congress weighs plan to finance Taiwan weapon purchases. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
The New York Times ngày 24/5/2022: US Speeds Up Reshaping of Taiwan’s Defenses to Deter China. Một bản PDF được lưu ở đây.
10 quốc gia nhận viện trợ quân sự nhiều nhất của Mỹ vào năm 2020
Dưới đây là danh sách 10 quốc gia hàng đầu nhận được nhiều viện trợ quân sự nhất từ Hoa Kỳ vào năm 2020, theo phân tích dữ liệu của USAFacts từ Bộ Ngoại giao và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Do những yêu cầu của việc báo cáo và một số thông tin được xếp vào loại mật, báo cáo không bao gồm tất cả các chi tiêu quốc phòng.
Xem thêm:
US News ngày 18/5/2022: 10 Countries That Received the Most US Military Aid in 2020
———-
V- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG
Hoa Kỳ tăng cường chi tiêu ở Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc, nhưng chưa có ‘con số thực’
Theo Camille Dawson, phó trợ lý thư ký tại Cục các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương của Bộ Ngoại giao Mỹ, thông báo về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Nhà Trắng không bao gồm bất kỳ khoản tiền nào, nhưng điều đó sẽ thay đổi trong ngân sách liên bang tiếp theo.
Xem thêm:
Breaking Defense ngày 19/5/2022: US to boost Pacific spending to counter China, but no ‘real number’ yet
Giám đốc công nghệ Lầu Năm Góc muốn có cảm biến ‘tất cả trong một’
Một trong những quan chức công nghệ hàng đầu của Lầu Năm Góc muốn có một cảm biến “tất cả trong một” cho công việc quốc phòng.
“Tôi quan tâm đến việc thúc đẩy công nghệ hướng tới một cảm biến duy nhất có tất cả các khả năng lắng nghe, gây nhiễu, giao tiếp,” Shyu nói, mà không cung cấp chi tiết cụ thể về lộ trình để có được một thiết bị như vậy. Nhưng đây là một trong những công nghệ quan trọng mà Heidi Shyu, thứ trưởng bộ quốc phòng nghiên cứu và kỹ thuật, đã đưa vào phát biểu hôm thứ Tư ngày 18/5/2022 tại Hội nghị Công nghiệp Lực lượng Hoạt động Đặc biệt ở Florida.
Xem thêm:
Defense News ngày 19/5/2022: Pentagon tech chief wants an ‘all in one’ sensor
Hải quân Hoa Kỳ triển khai MQ-8C Fire Scout trên tàu USS Jackson ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Theo một bài viết được Northrop Grumman công bố vào ngày 23/5/2022, MQ-8C Fire Scout, hệ thống trực thăng tự hành không phụ thuộc vào đường băng của Hải quân Hoa Kỳ, đã thực hiện lần triển khai hoạt động thứ hai và lần đầu tiên được triển khai tới Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trên tàu USS Jackson cung cấp cho các chỉ huy quân sự năng lực tình báo, giám sát, trinh sát và xác định mục tiêu hàng hải tốt hơn.
Xem thêm:
Navy Recognition ngày 23/5/2022: US Navy deploys MQ-8C Fire Scout aboard USS Jackson in Indo-Pacific
Ấn Độ, khách hàng vũ khí lớn nhất của Nga, tìm cách đa dạng hóa các nhà cung cấp
Ấn Độ đang tìm kiếm các công ty trong nước và các quốc gia Đông Âu để cung cấp thiết bị quân sự và đạn dược trong nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế khi Moscow đang chiến đấu với Ukraine và đối mặt với các lệnh trừng phạt.
Xem thêm:
Reuters ngày 18/5/2022: India, world’s biggest buyer of Russian arms, looks to diversify suppliers
Ấn Độ thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm đầu tiên phát triển nội địa ngoài khơi bờ biển Odisha
Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) và Hải quân Ấn Độ đã thực hiện thành công thử nghiệm đầu tiên đối với Tên lửa chống hạm phát triển nội địa từ một Trực thăng Hải quân từ Bãi thử Tích hợp (ITR), Chandipur ngoài khơi bờ biển Odisha vào ngày 18/5/2022 . Cuộc thử nghiệm đã đáp ứng được tất cả các mục tiêu đặt ra. Đây là hệ thống tên lửa chống hạm phóng từ trên không đầu tiên của Hải quân Ấn Độ.
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 18/5/2022: DRDO & Indian Navy conduct successful maiden flight-test of indigenously-developed Naval Anti-Ship Missile off Odisha coast
Đài Loan lắp đặt hệ thống phòng thủ UAV tại 45 căn cứ quân sự trên toàn quốc
Quân đội Đài Loan hôm thứ Năm ngày 19/5/2022 đã thông qua dự án lắp đặt hệ thống phòng thủ máy bay không người lái (UAV) tại 45 căn cứ trên khắp đất nước, nhằm vô hiệu hóa các cuộc xâm nhập của máy bay không người lái thù địch khi cần thiết.
Nguồn tin quân sự cho biết, các hệ thống phòng thủ UAV sẽ được lắp đặt tại 45 căn cứ không quân, hải quân và tên lửa trên khắp đất nước, bao gồm cả những căn cứ ở vùng núi hẻo lánh và trên các hòn đảo xa xôi của Đài Loan. Hệ thống này được thiết kế để phá vỡ và vô hiệu hóa các máy bay không người lái tham gia giám sát trên không và các hoạt động nguy hiểm tiềm ẩn khác. Hệ thống có khả năng phát hiện, theo dõi và phân loại từ xa các UAV cỡ nhỏ, trước khi đưa ra tùy chọn làm gián đoạn hoạt động của chúng.
Xem thêm:
Focus Taiwan ngày 19/5/2022: Taiwan to install UAV defense systems at 45 military bases nationwide
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ: xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc sang Nga giảm mạnh
Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cho biết việc xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc sang Nga giảm là một dấu hiệu cho thấy sự thận trọng của Trung Quốc về việc vi phạm các lệnh trừng phạt do Hoa Kỳ dẫn đầu. Các lô hàng máy tính xách tay đến Nga đã giảm 40% trong tháng 3 so với tháng 2 cùng với việc xuất khẩu điện thoại thông minh giảm 2/3. Bà Raimondo cho rằng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu này đã có tác dụng vì Mỹ có một liên minh mạnh gồm nhiều quốc gia trên toàn thế giới cùng tham gia vào thực thi lệnh trừng phạt.
Xem thêm:
The Washington Post ngày 17/5/2022: China cut tech exports to Russia after U.S.-led sanctions hit. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc đang phát triển vũ khí siêu thanh nhắm bắn chính xác
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Lực lượng Tên lửa của quân đội Trung Quốc tuyên bố họ đã đạt được “tiến bộ quan trọng” trong việc phát triển một tên lửa siêu thanh có khả năng bắn trúng mục tiêu đang di chuyển. Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ siêu thanh gây ra những phức tạp đáng kể trong hệ thống định vị và dẫn đường, trong đó một “lỗi nhỏ” có thể khiến vũ khí bay chệch mục tiêu. Với công nghệ tìm kiếm nhiệt mới giúp giảm nhiễu hệ thống dẫn đường, quân đội Trung Quốc hy vọng sẽ giải quyết được các vấn đề cố hữu về độ chính xác theo dõi và nhắm mục tiêu của vũ khí siêu thanh.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 17/5/2022: Chinese scientists work on hypersonic missile that can hit moving car. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay không người lái tự hành đầu tiên trên thế giới
Một con tàu chở máy bay không người lái điều khiển từ xa và điều hướng tự động đã được hạ thủy hôm thứ Tư từ một nhà máy đóng tàu ở Quảng Châu. Bản thân con tàu có thể chở hàng chục phương tiện không người lái, bao gồm cả máy bay không người lái và tàu lặn. Con tàu 2.000 tấn dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm nay sau khi hoàn thành các chuyến thử nghiệm trên biển. Theo một ấn phẩm của Trung Quốc, con tàu sẽ tham gia thực hiện nghiên cứu và quan sát khoa học biển. Công nghệ AI của nó được coi là một thành phần ngày càng quan trọng trong an ninh hàng hải, kiểm soát luồng biển và các hoạt động tài nguyên biển.
Xem thêm:
The Independent ngàny 21/5/2022: Zhu Hai Yun: China unveils world-first drone carrier that contains own fleet of autonomous vessels. Bản PDF được lưu trữ ở đây.
Tin tặc “Cướp biển không gian” của Trung Quốc nhắm mục tiêu vào lĩnh vực hàng không vũ trụ của Nga
Một nhóm tấn công Trung Quốc chưa từng được biết đến trước đây có tên là ‘Cướp biển không gian’ đã tung ra các email lừa đảo trong nỗ lực cài đặt phần mềm độc hại mới trên hệ thống của các doanh nghiệp hàng không vũ trụ của Nga. Đây được cho là một chiến dịch hoạt động độc hại mới của nhóm đe dọa có liên kết với APT41, Mustang Panda và APT27. Các nhà phân tích mối đe dọa của Nga gọi nhóm này là “Cướp biển không gian” vì nỗ lực đánh cắp thông tin bí mật từ các công ty hàng không vũ trụ. Được biết, nhóm này đã bị phát hiện nhắm mục tiêu vào các cơ quan chính phủ và tổ chức liên quan đến các ngành dịch vụ CNTT, hàng không vũ trụ và năng lượng điện ở Nga, Georgia và Mông Cổ.
Xem thêm:
BleepingComputer ngày 18/5/2022: Chinese ‘Space Pirates’ are hacking Russian aerospace firms
Báo cáo cho thấy tin tặc Trung Quốc đã cố gắng thu thập dữ liệu quốc phòng của Nga
Công ty an ninh mạng Checkpoint của Mỹ – Israel đã công bố báo cáo về các nỗ lực thu thập dữ liệu quốc phòng của tin tặc Trung Quốc nhắm vào nhiều quốc gia, trong đó có cả Nga. Chiến dịch tấn công mạng nhắm vào Nga đã được bắt đầu từ tháng 7/2021, và đã được đẩy mạnh sau khi cuộc chiến tại Ukraine bắt đầu. Các tin tặc Trung Quốc đã sử dụng các kỹ thuật tấn công phi kỹ thuật nhắm vào các nhân viên trong các viện nghiên cứu về chiến tranh điện tử, viễn thông vệ tinh, và radar trên không thuộc Tập đoàn Rostec, tập đoàn quốc phòng lớn nhất của Nga. Không chỉ tấn công vào Nga, các tin tặc Trung Quốc còn lợi dụng cuộc chiến tại Ukraine để thu thập dữ liệu trên toàn Châu Âu. Các đòn tấn công nhắm vào dữ liệu quốc phòng tại Châu Âu là một bằng chứng bổ sung, cho thấy Trung Quốc đang sử dụng tấn công mạng một cách có hệ thống và dài hạn như một công cụ nhằm hiện thực hóa mục tiêu chiến lược về việc đạt được sự ưu việt về công nghệ và quốc phòng.
Xem thêm:
The New York Times ngày 19/5/2022: Chinese Hackers Tried to Steal Russian Defense Data, Report Says – The New York Times. Một bản PDF được lưu ở đây.
Canada cấm sử dụng thiết bị của Huawei Technologies Co. và ZTE Corp. trong mạng 5G
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Francois-Philippe Champagne cho biết công ty viễn thông được bảo hộ bởi nhà nước Trung Quốc gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của Canada. Thiết bị của ZTE Corp cũng sẽ bị cấm.
Các công ty đã lắp đặt thiết bị của Huawei hoặc ZTE sẽ phải loại bỏ với hạn cuối cùng là cuối năm 2027. Chính phủ của Trudeau đã trì hoãn quyết định trong hơn ba năm, vì quan hệ giữa Canada và Trung Quốc xấu đi, và lệnh cấm gần như chắc chắn sẽ gây ra căng thẳng.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 19/5/2022: Canada Bans Huawei From 5G, Ending Years-Long Impasse. Một bản PDF được lưu ở đây
Chính phủ Canada ngày 19/5/2022: Policy Statement – Securing Canada’s Telecommunications System
CBC ngày 19/5/2022: Canada bans Chinese tech giant Huawei from 5G network
China Digital Times ngày 20/5/2022: Canada Kicks Out Huawei, US Weighs Further Sanctions on Hikvision, China Invests in Undermining Sanctions
Nhà cung cấp chip nhận định Trung Quốc sẽ phải vật lộn để phát triển công nghệ tiên tiến
Giám đốc điều hành của JSR, một trong những nhà cung cấp lớn nhất thế giới cung cấp vật liệu quan trọng cho sản xuất chất bán dẫn, cho biết việc thiếu cơ sở hạ tầng ngành sẽ khiến Trung Quốc “rất khó khăn” trong việc phát triển công nghệ sản xuất chip tiên tiến mặc dù thúc đẩy tự cung tự cấp.
Xem thêm:
Financial Times ngày 23/5/2022: Chip supplier says China will struggle to develop advanced technology. Một bản PDF được lưu ở đây.
———-
VI- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á
Đại diện quân đội Việt Nam: Cần sớm xúc tiến ký kết COC
Tại Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+), thượng tướng Hoàng Xuân Chiến – đại diện Việt Nam – nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh, an toàn hàng hải, hàng không ở Biển Đông và nhận định việc tuân thủ DOC và sớm ký kết COC thực chất và hiệu quả là điều cần thiết.
Xem thêm:
Báo Thế giới và Việt Nam ngày 18/5/2022: Việt Nam nhấn mạnh tại ADSOM+: Cần thiết phải tuân thủ Tuyên bố ứng xử và sớm ký kết Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
The Star ngày 19/5/2022: Vietnam stresses the importance of maritime and aviation security in South China Sea at ADSOM+
Tân tổng thống Philippines cam kết nâng quan hệ với Trung Quốc lên “tầm cao mới”
Trong cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 18/5/2022, Tổng thống đắc cử Philippines Ferdinand Marcos Jr tuyên bố quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc sẽ “lên một tầm cao mới” sau khi ông lên nắm quyền. Ông cũng cho biết cuộc đối thoại là “rất thực chất”, cũng như ông Tập đã cam kết ủng hộ “chính sách đối ngoại độc lập” của ông, và khẳng định hai nước nên mở rộng quan hệ về cả văn hóa, giáo dục hay y tế, bên cạnh ngoại giao và thương mại.
Ông Tập nhấn mạnh vai trò của Tổng thống Marcos như một “người xây dựng, ủng hộ và thúc đẩy” tình hữu nghị Philippines-Trung Quốc.
Nhận xét
Theo Stratfor, cuộc điện đàm cho thấy ông Marcos sẽ tiếp tục chính sách nồng ấm với Trung Quốc của Tổng thống Rodrigo Duterte về kinh tế và thương mại, đặc biệt là tìm cách thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng từ Trung Quốc. Dù vậy, một điểm đáng chú ý là ông Marcos không nhắc đến hợp tác và thương tác quân sự với Trung Quốc. Do đó, nhiều khả năng Philippines tiếp tục tương tác với Mỹ về bảo vệ lãnh thổ trên biển, thậm chí dùng hợp tác kinh tế là bàn đạp trong quan hệ với Mỹ.
Xem thêm:
Reuters ngày 18/5/2022: Philippines’ Marcos wants China ties to ‘shift to higher gear’ under his presidency
Rappler ngày 18/5/2022: Xi calls Marcos, urges PH to continue friendship with China
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/5/2022: Xi talks with Philippine president-elect over phone on ties
Stratfor ngày 18/5/2022: Philippines: Marcos Clarifies China Policy in Phone Call With Xi Jinping. Một bản PDF được lưu trữ ở đây
Tổng thống Marcos thảo luận về thỏa thuận quốc phòng với đặc phái viên Hoa Kỳ
Hôm thứ Hai ngày 23/5/2022, ông Marcos cho biết ông đã thảo luận với một đặc phái viên Hoa Kỳ về Hiệp định Các lực lượng Thăm viếng và cách thức nó được xác định lại trong bối cảnh khu vực đang thay đổi. Bên cạnh đó là vấn đề kinh phí giảm thiểu biến đổi khí hậu.
Marcos nói trong một cuộc họp báo: “Chúng tôi hoan nghênh bất kỳ sự hỗ trợ nào cho nền kinh tế mà chúng tôi có thể nhận được từ Hoa Kỳ.
Xem thêm:
Reuters/Rappler ngày 23/5/2022: Marcos says he discussed defense deal with US envoy
———-
VII- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Trung Quốc thấp kỷ lục
Chỉ có 55 dự án được fDi Markets ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2021 – giảm 50,5% so với cùng kỳ năm trước đó và giảm so với mức thấp kỷ lục trước đó là 91 dự án vào năm 2020. Chi tiêu vốn ước tính cho đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc trong quý là 2,8 tỷ USD.
Xem thêm:
fDi Intelligence ngày 11/5/2022: Chinese FDI suffers lowest first quarter on record
Cơ quan hoạch định kinh tế Trung Quốc tìm cách mở rộng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đang nghiên cứu sửa đổi và mở rộng danh mục các ngành khuyến khích đầu tư nước ngoài, tập trung vào sản xuất, dịch vụ sản xuất và các vùng trọng điểm bao gồm miền trung, miền tây và đông bắc Trung Quốc.
Xem thêm:
Yicai Global ngày 17/5/2022: China’s Economic Planner Mulls Ways to Expand Foreign Investment in Industry
Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh đẩy nhanh thực thi các chính sách vĩ mô
Tại hội nghị chuyên đề ở Vân Nam với sự tham gia của các quan chức chính phủ từ 12 tỉnh ở miền đông, miền trung, miền tây và đông bắc Trung Quốc, trong đó có 10 tỉnh hàng đầu Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực phối hợp kiểm soát COVID-19 với phát triển kinh tế xã hội theo cách hiệu quả hơn, và tầm quan trọng của việc đẩy mạnh điều tiết vĩ mô. Vì hầu hết các chính sách được đưa ra trong Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương và báo cáo công việc của chính phủ được thực hiện trong nửa đầu năm 2022, ông Lý đã kêu gọi các chính quyền địa phương đưa ra nhiều biện pháp hơn vào tháng 5 để nhanh chóng đưa nền kinh tế đi đúng hướng. Quốc gia phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các biện pháp cứu trợ, bao gồm cắt giảm và hoàn thuế, các doanh nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ kịp thời và triệt để.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế kêu gọi kích thích mạnh mẽ hơn, và tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đang ở mức thấp tồi tệ nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát vào năm 2020.
Các nhà kinh tế kêu gọi kích thích mạnh mẽ hơn; Sự chậm lại là tồi tệ nhất kể từ khi bùng phát Covid-19 đầu tiên vào năm 2020.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 18/5/2022: Chinese premier stresses faster implementation of macro policies
The Wall Street Journal ngày 16/5/2022: China’s Economic Distress Deepens as Lockdowns Drag On. Một bản PDF được lưu ở đây.
Reuters ngày 16/5/2022: China’s economy skids as lockdowns hit factories, retailers
People ngày 17/5/2022: 实现发展预期目标有利条件较多 经济长期向好基本面没有改变(权威发布)
South China Morning Post ngày 20/5/2022: Chinese Premier Li Keqiang vows ‘resolute efforts’ to prevent power cuts amid ‘skyrocketing’ energy prices. Một bản PDF được lưu ở đây.
Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh triển khai rộng việc mở cửa nền kinh tế
Hôm thứ Năm, ông Lý cũng đã tham dự hội nghị chuyên đề kỷ niệm 70 năm thành lập Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc (CCPIT). Hội nghị có sự tham gia của đại diện từ gần 30 tổ chức và công ty đa quốc gia, bao gồm Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ-Trung Quốc, Câu lạc bộ 48 Nhóm có trụ sở tại London, Cơ quan Xúc tiến Thương mại-Đầu tư Hàn Quốc, Hội đồng Doanh nghiệp Malaysia-Trung Quốc, Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tại Trung Quốc và Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc.
Ông Lý cam kết tăng cường giao tiếp và hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm tìm kiếm sự hiểu biết và điểm chung, đồng thời giải quyết đúng đắn các tranh chấp và khác biệt để đạt được sự hợp tác cùng có lợi. Về tác động hiện tại của COVID-19 đối với hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài tại Trung Quốc, Thủ tướng Lý cho biết Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp tích cực để điều phối và giải quyết các vấn đề trong các lĩnh vực như nối lại sản xuất, nhập nhân sự và hậu cần, cam kết sẽ nỗ lực hơn nữa để tối ưu hóa các chính sách.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 20/5/2022: Premier stresses expanding opening-up
Trung Quốc tăng cường nhiều hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Xu Xiaolan nói rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ổn định trong quý đầu tiên của năm 2022, với tổng doanh thu và lợi nhuận của các công ty công nghiệp lớn lần lượt tăng 14,1% và 6,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Xu cho biết, để giải quyết những khó khăn mà các doanh nghiệp nhỏ phải đối mặt về chi phí, tài chính và hậu cần, chính quyền địa phương đã đưa ra các chính sách trợ cấp cho chi phí thuê nhà, điện nước, trả nợ vay và bảo hiểm xã hội.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 19/5/2022: China to strengthen multiple supports for small, medium enterprises
Ủy ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước: Tập trung nâng cao khả năng của các doanh nghiệp trung ương trong việc củng cố, bổ sung, và tăng tính dẻo dai của chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng
Ngày 19/5/2022, Uỷ ban Giám sát và Quản lý Tài sản Nhà nước của Quốc Vụ viện (SASAC) đã tổ chức cuộc họp xúc tiến xây dựng chuỗi công nghiệp hiện đại của các doanh nghiệp trung ương. Theo báo cáo về cuộc họp, một phần trong kế hoạch SASAC đưa ra là tìm cách tạo ra những bước đột phá trong công nghệ cốt lõi, xây dựng “cụm” nhân tài R&D và tăng cường liên lạc giữa các công ty lớn và nhỏ hơn. Mục tiêu là tăng cường năng lực chống chịu và năng lực của các chuỗi cung ứng, trong đó tập trung vào việc xây dựng “chuỗi công nghiệp hiện đại” tại các doanh nghiệp nhà nước.
Xem thêm:
China Securities Journal ngày 19/5/2022: 国资委:着力提升央企固链补链强链塑链能力
Các nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục bán phá giá trái phiếu đồng nhân dân tệ
Các nhà đầu tư tổ chức ở nước ngoài nắm giữ 3,77 nghìn tỷ nhân dân tệ (558 tỷ USD) trái phiếu liên ngân hàng Trung Quốc vào cuối tháng 4, giảm 108,5 tỷ nhân dân tệ so với một tháng trước đó, theo dữ liệu mới nhất từ Công ty TNHH Lưu ký và Thanh toán Trung ương Trung Quốc và Thượng Hải. Nhà thanh toán bù trừ. Dữ liệu cho thấy, trái phiếu chính phủ Trung Quốc được nắm giữ giảm 42 tỷ nhân dân tệ xuống 2,39 nghìn tỷ nhân dân tệ, trong khi trái phiếu ngân hàng chính sách được nắm giữ giảm 40,8 tỷ nhân dân tệ xuống 965 tỷ nhân dân tệ.
Tom Slater, người quản lý quỹ tín thác thế chấp Scotland trị giá 14,4 tỷ bảng Anh, cho biết cuộc chiến ở Ukraine đã làm xấu đi mối quan hệ Mỹ-Trung và các nhà đầu tư nước ngoài cần phải tính đến bất kỳ giới hạn nào mà Bắc Kinh có thể áp đặt đối với lợi nhuận đầu tư của họ. Ông nói: “Thách thức hiện nay đối với các nhà đầu tư phương Tây là gấp đôi: (1) làm sao có thể kết hợp nguy cơ tuy còn thấp nhưng ngày càng gia tăng của các lệnh trừng phạt trong tương lai của Mỹ vào các đánh giá về các khoản đầu tư ở Trung Quốc, và (2) xem xét cách thức nhà nước Trung Quốc có thể hạn chế đà tăng giá cổ phiếu cho những người chiến thắng đột phá,” ông nói.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 18/5/2022: Chinese Bonds Suffer Third Straight Month of Foreign Outflows. Một bản PDF được lưu ở đây.
Caixin Global ngày 19/5/2022: Global Investors Continue to Dump Yuan Bonds as Treasurys, Dollar Rise
Financial Times ngày 19/5/2022: China bull Baillie Gifford warns of growing threat to foreign investors. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bắc Kinh tìm cách chặn các quan chức sở hữu tài sản ở nước ngoài
Tờ Wall Street Journal đưa ra một báo cáo cho biết Bắc Kinh đã ban hành lệnh vào tháng 3 cấm các quan chức sở hữu tài sản ở nước ngoài như lợi ích tài chính trong các công ty hoặc bất động sản. Chỉ thị nội bộ rõ ràng là một nỗ lực của Tập Cận Bình nhằm củng cố quyền lực chính trị trong bối cảnh cuộc cải tổ lãnh đạo hai lần mỗi thập kỷ sắp diễn ra vào cuối năm nay và để bảo đảm sự lãnh đạo cấp cao của đảng trong trường hợp Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với Trung Quốc.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 19/5/2022: China Insists Party Elites Shed Overseas Assets, Eyeing Western Sanctions on Russia. Một bản PDF được lưu ở đây.
Giới tinh hoa của Trung Quốc đang gấp rút rời khỏi Trung Quốc
Ngày càng nhiều công dân thuộc tầng lớp trung lưu và thượng lưu Trung Quốc đang tìm cách di cư, với lý do thất vọng với những hạn chế nặng nề của chính sách Zero COVID của Bắc Kinh. Cảm giác tuyệt vọng thúc đẩy những chuyến ra đi trái ngược với cảm giác lạc quan bao trùm đặc trưng cho tình cảm của công chúng trong thời kỳ Trung Quốc trỗi dậy như một cường quốc toàn cầu trong hai thập kỷ qua.
Xem thêm:
World Politics Review ngày 18/5/2022: Because of COVID, China Emigration Rate May Increase. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tập Cận Bình nói chuyện với các ngoại trưởng khối BRICS
Qua video, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc đẩy Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI) mới và nhắc lại lời kêu gọi “từ chối tâm lý Chiến tranh Lạnh và ngăn chặn đối đầu”. Ông Tập nhấn mạnh rằng cả lịch sử và thực tế đều cho thấy việc tìm kiếm sự an toàn của chính mình với chi phí của quốc gia khác sẽ chỉ tạo ra những căng thẳng và rủi ro mới. Để thúc đẩy an ninh chung trên thế giới, cách đây không lâu, ông đã đưa ra Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI).
Xem thêm:
CGTN ngày 19/5/2022: Xi Jinping sends congratulatory letter to BRICS forum
South China Morning Post ngày 19/5/2022: Xi Jinping calls for more trust, security cooperation in BRICS talks. Một bản PDF được lưu ở đây.
People ngày 20/5/2022: 习近平向金砖国家政党、智库和民间社会组织论坛致贺信
People ngày 20/5/2022: 习近平在金砖国家外长会晤开幕式上发表视频致辞
Tân Hoa Xã ngày 20/5/2022: Xi calls on BRICS countries to build global community of security for all
Được hậu thuẫn bởi những nhân vật quan trọng, Argentina tiến gần hơn đến việc gia nhập khối BRICS
Tổng thống Argentina Alberto Fernández nói rằng việc tham gia là cơ hội để thể chế hóa “trật tự thế giới mới dựa trên sự phát triển.” Trung Quốc và Brazil ủng hộ việc gia nhập khối của Argentina.
Xem thêm:
Buenos Aires Times ngày 21/5/2022: With key backers onboard, Argentina moves closer to joining BRICS group
Trung Quốc tìm cách thiết lập lại quan hệ với Australia sau bầu cử
Một nguồn tin ngoại giao Trung Quốc cho biết giai đoạn sau bầu cử là ‘cơ hội tốt’ để giảm bớt căng thẳng với chính quyền được bầu, dù là Liên minh được bầu lại hay chính phủ mới của đảng Lao động.
Xem thêm:
The Guardian ngày 18/5/2022: China seeks to reset relationship with Australia after election
Trung Quốc cử đặc phái viên tới Brussels trong nỗ lực cứu vãn quan hệ căng thẳng với EU
Trung Quốc sẽ cử một đặc phái viên cấp cao tới Brussels vào tuần tới trong nỗ lực tìm cách củng cố mối quan hệ đang gặp khó khăn với Liên minh Châu Âu. Wu Hongbo, đại diện đặc biệt của Bắc Kinh tại Châu Âu, sẽ gặp các quan chức để thảo luận về hậu quả từ hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc ảo vào tháng trước, một nguồn tin của Brussels cho biết. “Ông ấy sẽ có các cuộc họp tại Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu về mối quan hệ EU-Trung Quốc hậu hội nghị thượng đỉnh,” nguồn tin cho biết, đề cập đến bộ phận chính sách đối ngoại của EU.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 19/5/2022: China sends special envoy to Brussels in bid to salvage souring ties with EU. Một bản PDF được lưu ở đây.
Các nguồn tin cho biết Trung Quốc đang tìm đến dầu của Nga cho dự trữ chiến lược
Bắc Kinh và Matxcơva đã tổ chức các cuộc đàm phán về việc bổ sung nguồn dự trữ dầu chiến lược của Trung Quốc bằng nguồn cung cấp từ Nga, các nguồn tin ẩn danh nói với Bloomberg.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 19/5/2022: China in Talks With Russia to Buy Oil for Strategic Reserves. Một bản PDF được lưu ở đây
Reuters ngày 20/5/2022: More Russian oil going east squeezes Iranian crude sales to China
Reuters ngày 20/5/2022: Exclusive: China quietly increases purchases of low-priced Russian oil
Trung Quốc đàm phán thêm các hiệp ước an ninh đảo để tăng cường ảnh hưởng ở Thái Bình Dương
Theo các quan chức Mỹ và các nước đồng minh, Trung Quốc đang tăng cường động lực giành ảnh hưởng ở Thái Bình Dương thông qua đàm phán các thỏa thuận an ninh với hai quốc đảo khác sau hiệp ước với Quần đảo Solomon.
Các cuộc đàm phán của Bắc Kinh với Kiribati, một quốc đảo ở Thái Bình Dương cách Hawaii 3.000 km, nơi Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đặt trụ sở, là cuộc đàm phán tiên tiến nhất, các quan chức cho biết.
“Họ đang đàm phán với Kiribati và ít nhất một quốc đảo khác ở Thái Bình Dương về một thỏa thuận sẽ bao gồm nhiều điều tương tự như với Quần đảo Solomon,” một quan chức tình báo từ một đồng minh của Mỹ cho biết.
Xem thêm:
Financial Times ngày 20/5/2022: China seeks more island security pacts to boost clout in Pacific. Một bản PDF được lưu ở đây.
The Japan Times ngày 21/5/2022: China eyes more security pacts with Pacific nations, report says. Một bản PDF được lưu ở đây.
Ngoại trưởng Trung Quốc thăm các quốc đảo Nam Thái Bình Dương sau hiệp ước an ninh với Quần đảo Solomon
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm tám quốc gia ở Thái Bình Dương bắt đầu từ tuần này trong nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác an ninh, chính sách và truyền thông dữ liệu trong khu vực. Chuyến đi của ông Vương sẽ kéo dài từ thứ Năm đến ngày 4/6/2022, dự kiến tới Quần đảo Solomon, Kiribati, Samoa, Fiji, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea và Đông Timor.
Một dự thảo thông cáo chung và kế hoạch hành động 5 năm được Trung Quốc gửi tới 10 hòn đảo ở Thái Bình Dương trước cuộc họp ngoại trưởng đã gây ra sự phản đối từ ít nhất một trong số các quốc gia được mời, trong đó nói rằng nó cho thấy ý định kiểm soát khu vực của Trung Quốc và ” đe dọa sự ổn định của khu vực ”.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 24/5/2022: 王毅将访问南太岛国和东帝汶并主持召开第二次中国
Chính phủ Quần đảo Solomon ngày 24/5/2022: SOLOMON ISLANDS FORMALLY ANNOUNCES VISIT BY CHINA’S STATE COUNCILOR AND FOREIGN MINISTER
ABC News ngày 25/5/2022: Chinese Foreign Minister Wang Yi visiting multiple nations as Pacific push continues
Reuters ngày 25/5/2022: Exclusive: China seeks Pacific islands policing, security cooperation
The Guardian ngày 24/5/2022: China’s foreign minister to visit Solomon Islands amid push for more deals with Pacific countries
Global Times ngày 24/5/2022: China launches diplomatic activities to boost ties with South Pacific islands; ‘US, Australian containment strategy doomed to fail’
———-
VIII- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG
Trong quý đầu tiên, tăng trưởng kinh tế của Nga ‘chậm lại hơn dự kiến’
Theo Bloomberg, tăng trưởng GDP của Nga giảm xuống còn 3,5%, mặc dù dự báo trung bình là 3,7%, vì “tác động ban đầu của các lệnh trừng phạt Nga bởi cuộc xâm lược Ukraine của Tổng thống Vladimir Putin bắt đầu xuất hiện”.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 18/5/2022: Russia’s Economy Slowed Down More Than Expected in First Quarter. Một bản PDF được lưu ở đây.
Yellen: Xung đột Ukraine cho thấy tại sao phương Tây nên chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc và Nga
Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết Mỹ và Châu Âu nên tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các mặt hàng như khoáng sản đất hiếm, kêu gọi các nước phương Tây và đồng minh chuyển quan hệ thương mại khỏi các đối thủ toàn cầu tiềm năng. Trong một bài phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Brussels hôm thứ Ba ngày 17/5/2022, bà Yellen chỉ ra việc Nga xâm lược Ukraine khi lập luận rằng các nước không nên nể nang Nga hoặc Trung Quốc về các mặt hàng quan trọng như dầu mỏ.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 17/5/2022: Yellen Says Ukraine Conflict Shows Why West Should End Reliance on China and Russia
EU và Đài Loan củng cố quan hệ song phương. Trung Quốc cảnh báo “không đánh bạc về vấn đề này”
Ngày 18/5/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu chia sẻ về tiềm năng quan hệ Đài Loan – EU và nhấn mạnh nhu cầu củng cố năng lực quốc phòng của Đài Loan trước nguy cơ tấn công ngày càng tăng cao từ Trung Quốc đại lục. Theo đó, quan hệ giữa Đài Loan và các quốc gia Đông Âu như Séc, Ba Lan, Slovakia ngày càng gần gũi trong thời gian qua, nhờ có những trải nghiệm đối đầu với chủ nghĩa toàn trị cộng sản. Quan hệ với Lithuania được củng cố mạnh mẽ nhờ vào việc cho phép Đài Loan mở văn phòng đại diện tại thủ đô Vilnius, và EU đã cùng Mỹ hỗ trợ Lithuania đối phó với các hành vi gây áp lực từ Trung Quốc, thể hiện tinh thần đoàn kết và tương hỗ giữa các quốc gia dân chủ. Bộ trưởng cũng hoan nghênh việc Đức quan ngại về vấn đề an ninh và hòa bình trên Eo biển Đài Loan, cũng như về việc Đức ủng hộ Đài Loan tham gia vào các tổ chức quốc tế. Về vấn đề quốc phòng, Bộ trưởng Wu chia sẻ về nhận thức của Đài Loan đối với việc củng cố năng lực tổng động viên và bảo vệ đất nước, cũng như việc Đài Loan tiếp tục theo đuổi xây dựng năng lực phòng thủ bất đối xứng với sự hỗ trợ của Mỹ.
Từ phía mình, EU sẽ “hiện đại hóa” đối thoại thường niên về thương mại – đầu tư giữa EU và Đài Loan vào ngày 2/6/2022. Thay vì là một đối thoại cấp thứ trưởng, đối thoại năm nay sẽ được nâng cấp với sự tham gia bởi Tổng giám đốc về Thương mại thuộc Ủy ban Châu Âu Sabine Weyand và Người phụ trách kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua, và sẽ thảo luận về vấn đề kiểm soát nguồn vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, kiểm soát xuất khẩu, các chuỗi cung ứng quan trọng, và có thể là cả hợp tác trong Đạo luật Chip Châu Âu (European Chips Act) trị giá 47 tỷ euro. Đối thoại thường niên này đã bị tạm hoãn trong năm 2021 với lý do “các đối thoại cấp cao có thể ảnh hưởng tới quan hệ với Trung Quốc”.
Ngày 19/5/2022, tờ Bưu điện Hoa Nam đưa tin Trung Quốc sẽ điều Đặc phái viên Wu Hongbo tới Brussels trong tuần cuối tháng 5/2022 để cải thiện quan hệ với Châu Âu sau Thượng đỉnh EU – Trung Quốc, và thuyết phục EU không nâng cấp quan hệ với Đài Loan.
Xem thêm:
Taiwan News ngày 18/5/2022: Foreign minister talks Taiwan-Europe ties with German newspaper. Bản gốc: Taiwan und der Ukrainekrieg: Joseph Wu im Interview
RANE Worldview ngày 18/5/2022: EU Pushes for Upgraded Trade Ties With Taiwan in Light of European Chips Act
SCMP ngày 19/5/2022: China sends special envoy to Brussels in bid to salvage souring ties with EU
South China Morning Post ngày 18/5/2022: EU to upgrade trade ties with Taiwan as China warns Brussels ‘not to gamble on this issue’. Một bản PDF được lưu ở đây.
China.Table ngày 19/5/2022: EU-Taiwan talks receive upgrade. Một bản PDF được lưu ở đây.
Quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ gặp Bộ trưởng Đài Loan để củng cố mối quan hệ ngày càng sâu sắc
Trong cuộc gặp hôm thứ Sáu ngày 20/5/2022, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai và Bộ trưởng Đài Loan John Deng đã thảo luận về sự tham gia của Đài Loan vào các thể chế kinh tế đa phương như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và Tổ chức Thương mại Thế giới, cũng như sự phát triển quan hệ kinh tế giữa Washington và Đài Bắc.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 20/5/2022: Top US trade official meets with Taiwanese minister to explore deepening ties. Một bản PDF được lưu ở đây.
Vương quốc Anh hướng tới hoàn tất quá trình đàm phán gia nhập CPTPP trong năm 2022
Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Anh Anne-Marie Trevelyan cho biết Vương quốc Anh đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên của quá trình gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Giai đoạn tiếp theo đang được tiến hành, và Trevelyan cho rằng “việc hoàn tất quá trình này trước cuối năm nay không phải là không thể. Các thành viên CPTPP đều rất hào hứng với sự tham gia của Anh, và tất cả đều đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ”. Anh đã bắt đầu đàm phán gia nhập CPTPP từ tháng 6/2021, và có thể sẽ trở thành thành viên đầu tiên gia nhập vào hiệp định này kể từ khi được thành lập năm 2018.
Xem thêm:
Financial Times ngày 20/5/2022: UK hopes to conclude deal with Pacific trade bloc this year. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tân Thủ tướng Úc yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ lệnh trừng phạt thương mại
Thủ tướng Anthony Albanese đã tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh Bộ Tứ ngày 23/5/2022 rằng Trung Quốc phải dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với hàng hoá Úc để có cơ hội cải thiện quan hệ giữa hai nước. Ông cũng ủng hộ đường lối kiên quyết chống lại sự ép buộc của Trung Quốc và sự xâm lược của Nga đối với Ukraine, đồng thời cam kết quan hệ an ninh chặt chẽ hơn với các đồng minh Bộ Tứ là Nhật Bản, Ấn Độ và Mỹ.
Xem thêm:
The Sydney Morning Herald ngày 24/5/2022: Quad meeting 2022: Anthony Albanese tells China to lift Australian trade bans. Một bản PDF được lưu ở đây.
EU có kế hoạch đầu tư 300 tỷ euro để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga
Trong “Kế hoạch REPowerEU,” EU đã cam kết đầu tư 300 tỷ € (314 tỷ USD) để cắt giảm sử dụng dầu của Nga, chấm dứt sự phụ thuộc vào dầu mỏ vào năm 2030, cũng như thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo.
Xem thêm:
Uỷ ban Châu Âu ngày 18/5/2022: REPowerEU: A plan to rapidly reduce dependence on Russian fossil fuels and fast forward the green transition
Uỷ ban Châu Âu ngày 18/5/2022: https://audiovisual.ec.europa.eu/en/video/I-225513
Reuters ngày 18/5/2022: EU plans 300-billion-euro investment to quit Russian fossil fuels
Energy Voice ngày 19/5/2022: Northern European states pledge 150GW of North Sea wind, hydrogen. Một bản PDF được lưu ở đây.
Energy Voice ngày 19/5/2022: Balancing security of UK energy supply with energy transition. Một bản PDF được lưu ở đây.
Các quốc gia sân sau của Nga cân nhắc cơ hội, mối đe dọa từ cuộc chiến của Putin
Trong khi cuộc xâm lược của Putin vào Ukraine đang bị đình trệ, các quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác đang cân nhắc triển vọng rút khỏi quỹ đạo của Moscow dù lo sợ về nguy cơ xung đột biên giới tiềm ẩn. Chiến tranh đang gây ra những chấn động dọc theo một vòng cung bất ổn kéo dài từ nước láng giềng Moldova của Ukraine qua Caucasus và đến Kazakhstan ở trung Á.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 15/5/2022: Ukraine-Russia War: These Ex-Soviet States Are Worried About Putin’s Invasion. Một bản PDF được lưu ở đây.
Mỹ nhắm đến mục tiêu làm tê liệt ngành công nghiệp dầu mỏ của Nga
Chính quyền Biden đang phát triển các kế hoạch để tiếp tục bóp nghẹt nguồn thu từ dầu mỏ của Nga với mục tiêu dài hạn là phá hủy vai trò trung tâm của nước này trong nền kinh tế năng lượng toàn cầu, một bước leo thang lớn có thể khiến Mỹ rơi vào xung đột chính trị. với Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia khác mua dầu của Nga.
Các biện pháp được đề xuất bao gồm áp đặt giới hạn giá đối với dầu của Nga, được hỗ trợ bởi các biện pháp trừng phạt thứ cấp, sẽ trừng phạt những bên mua nước ngoài không tuân thủ các hạn chế của Hoa Kỳ bằng cách ngăn họ kinh doanh với các công ty Mỹ và của các quốc gia đối tác.
Xem thêm:
The New York Times ngày 19/5/2022: US Eyeing Russian Energy Sanctions Over Ukraine War, Officials Say. Một bản PDF được lưu ở đây.
RANE Worldview ngày 20/5/2022: Biden Administration Considering Secondary Sanctions on Russian Oil Exports
Bộ trưởng Giao thông Nga: Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng đối với hậu cần ở Nga
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nga Vitaly Savelyev nói với các nhà báo hôm 21/5/2022 rằng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã dẫn đến việc hệ thống hậu cần Nga bị phá vỡ hoàn toàn. Theo một cuộc khảo sát mới, một phần ba số công ty đã gặp vấn đề về hậu cần; 51% gặp khó khăn với các bộ phận và nguyên liệu nhập khẩu.
Nga sẽ phải “tìm kiếm các hành lang hậu cần mới. Hiện Nga sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào hành lang vận tải Bắc-Nam để vận chuyển hàng hoá, ông Savelyev nói.
Xem thêm:
Meduza ngày 21/5/2022: Министр транспорта заявил, что «санкции практически поломали всю логистику» в России
The Insider ngày 21/5/2022: «Санкции, которые наложили на Россию, практически поломали всю логистику в нашей стране» — глава Минтранса Виталий Савельев
Hoa Kỳ, Các Ngân hàng Phát triển công bố Kế hoạch Cứu trợ Khủng hoảng Lương thực Toàn cầu
Chính phủ Hoa Kỳ và các ngân hàng như Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á sẽ chi hàng chục tỷ USD để giải quyết cuộc khủng hoảng cung cấp phân bón toàn cầu và phát triển thêm đất để sản xuất lương thực trong bối cảnh gián đoạn do chiến tranh ở Ukraine.
Xem thêm:
AP News ngày 18/5/2022: US, banks, unveil plan to ease food crisis from Russia’s war
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 19/5/2022: Chair’s Statement: Roadmap for Global Food Security–Call to Action
Atlantic Council ngày 18/5/2022: Putin’s Black Sea blockade leaves millions facing global famine
UN News ngày 18/5/2022: Nations must ‘act together, urgently and with solidarity’ to end crisis of food insecurity
Điều gì Ukraine coi là chiến thắng trước Nga
Bộ trưởng Ngoại giao Dmytro Kuleba nói với tờ NRC của Hà Lan rằng danh sách này bao gồm: giải phóng các vùng lãnh thổ Nga chiếm đóng, bao gồm Donbas và Crimea, Nga trả tiền bồi thường, xét xử các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người của Nga, và Ukraine hội nhập Châu Âu.
Theo một quan chức quân sự NATO giấu tên, dự đoán cả hai bên đều không không đạt được lợi ích nào đáng kể, mặc dù động lực đã thay đổi theo hướng có lợi cho Ukraine. Các cuộc thảo luận được cho là đang diễn ra về việc liệu Ukraine có thể chiếm lại các khu vực Crimea và Donbas do Nga chiếm đóng hay không.
Trong một cuộc phỏng vấn với Reuters, một cố vấn của chính quyền Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podoliak, cho biết việc đồng ý với một lệnh ngừng bắn sẽ gây phản tác dụng vì Nga sẽ sử dụng thời gian tạm ngừng chiến để chuẩn bị cho các cuộc tấn công tiếp theo. Ông nói: “Các lực lượng (Nga) phải rời khỏi đất nước và sau đó có thể nối lại tiến trình hòa bình.”
Trong bài phát biểu trước các sinh viên đại học Ukraine vào ngày 19/5/2022, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết ông chưa thể kêu gọi người Ukraine từ nước ngoài trở về nước do lo ngại giai đoạn cuối của cuộc chiến sẽ là “khó khăn nhất, đẫm máu nhất”.
Xem thêm:
NRC ngày 17/5/2022: Minister Koeleba: ‘Nu pas beseft de EU dat Oekraïne bij de Europese familie hoort’
CNN ngày 19/5/2022: Live updates: Russia’s war in Ukraine
Радіо НВ ngày 18/5/2022: Процес евакуації з Азовсталі триває і він дуже важкий – Михайло Подоляк
Pravda ngày 19/5/2022: Зеленський: Фінальна стадія війни найкривавіша, я не можу кликати українців з-за кордону
Italy đề xuất kế hoạch hòa bình tại Ukraine lên Liên Hiệp Quốc
Ngày 19/5/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Italy Luigi di Maio đã có buổi làm việc trực tiếp với Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres tại New York/Mỹ, và đã trình bản đề xuất kế hoạch hòa bình Ukraine do chính quyền Italy xây dựng lên Tổng thư ký. Theo đó, bản đề xuất gồm có 04 bước: (i) đàm phán về một lệnh ngừng bắn. Đây sẽ là bước đi phức tạp nhất, và một lệnh ngừng bắn cần phải đi kèm với một cơ chế giám sát hiệu quả và phi quân sự hóa tiền tuyến; (ii) đàm phán đa phương về tình trạng quốc tế của Ukraine trong tương lai, bao gồm các điều khoản liên quan tới tình trạng trung lập của Ukraine, được đảm bảo bởi quốc tế. Các điều kiện đặt ra phải hoàn toàn thuận theo nguyện vọng trở thành một thành viên EU của người dân Ukraine; (iii) đàm phán về một thỏa thuận phân định biên giới giữa Nga và Ukraine liên quan tới khu vực Crimea và Donbas, với sự điều phối của quốc tế. Italy đề xuất một khuôn khổ cho phép trao quyền tự trị tối đa đối với hai khu vực này, tuy nhiên chủ quyền của hai khu vực phải thuộc về Ukraine; (iv) đàm phán về một thỏa thuận đa phương mới về hòa bình và an ninh châu Âu, trong khuôn khổ OSCE và Chính sách Láng giềng của EU. Các ưu tiên đàm phán bao gồm các biện pháp đảm bảo ổn định chiến lược, giải giáp và kiểm soát vũ khí, ngăn chặn xung đột, xây dựng niềm tin.
Một trong các điều kiện then chốt để các đàm phán có thể được tiến hành là Nga phải rút quân, ít nhất là trở về tình trạng trước ngày 24/2/2022. Kế hoạch hòa bình sẽ được giám sát bởi một Nhóm Hòa giải Quốc tế (GIF), và GIF có thể bao gồm các thành viên như Pháp, Đức, Mỹ, Italy, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Canada, Anh, Ba Lan, Israel. Nhóm này sẽ có quyền giám sát, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình, thiết lập phái đoàn quan sát để đảm bảo kế hoạch được thực thi hiệu quả.
Xem thêm:
Repubblica ngày 19/5/2022: Hòa bình trong 04 bước: Kế hoạch hòa bình do Italy đề xuất đã tới bàn làm việc của Liên Hiệp Quốc
Thăm dò ý kiến: 82% người Ukraine tin rằng Ukraine không nên từ bỏ lãnh thổ để đổi lấy hòa bình
Theo một cuộc khảo sát gần đây của Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv, chỉ 10% người Ukraine được hỏi nói rằng Ukraine có thể từ bỏ một số lãnh thổ của mình để đạt được hòa bình và bảo tồn nền độc lập của mình.
Xem thêm:
Kyiv International Institute of Sociology ngày 24/5/2022: Readiness for territorial concessions to end the war as soon as possible: the results of a telephone survey conducted on May 13-18, 2022
Stoltenberg: Cuộc tấn công của Nga ở Donbas bị đình trệ, nhưng ‘chiến tranh có thể tiếp tục trong một thời gian dài’
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 19/5/2022 cho biết NATO không tin rằng Nga đã từ bỏ các mục tiêu chiến lược của mình và NATO phải chuẩn bị hỗ trợ Ukraine “trong một thời gian dài”.
Xem thêm:
NATO ngày 19/5/2022: Joint press conference with NATO Secretary General Jens Stoltenberg and the Prime Minister of Denmark, Mette Frederiksen, 19-May.
Reuters ngày 21/5/2022: Ukrainian negotiator rules out ceasefire or concessions to Russia
Đang gặp khó khăn ở Ukraine, Nga mở đường cho những người trên 40 tuổi đăng ký nhập ngũ
Trước một dấu hiệu cho thấy sự cấp thiết trong việc tăng cường nỗ lực chiến tranh ở Ukraine, Quốc hội Nga hôm thứ Sáu ngày 20/5/2022 cho biết họ sẽ xem xét một dự luật cho phép người Nga trên 40 tuổi và người nước ngoài trên 30 tuổi đăng ký tham gia quân đội.
“Để sử dụng vũ khí chính xác cao, vận hành vũ khí và thiết bị quân sự, cần phải có các chuyên gia có chuyên môn cao. Kinh nghiệm cho thấy họ có thể đạt được độ chín muồi này ở độ tuổi 40–45”.
Xem thêm:
Reuters ngày 20/5/2022: Struggling in Ukraine, Russia paves way to sign up over-40s for army
Thống đốc tự xưng nói Kherson sẽ trở thành một phần của Nga
Tại cuộc họp đầu tiên với các cộng tác viên thân Nga đang chiếm đóng ở Kherson, Thống đốc người Nga Volodymyr Saldo do Nga bổ nhiệm đã nói rằng Kherson sẽ “sớm trở thành một phần” của Liên bang Nga. “Chúng tôi coi Liên bang Nga là đất nước của chính mình,” Saldo nói và cho biết thêm ngân sách mới của khu vực Kherson đã được phê duyệt bằng đồng rúp của Nga.
Xem thêm:
Readovka ngày 19/5/2022: Херсонская область станет субъектом Российской Федерации — бюджет уже утвержден в рублях
Nhóm 40 nước hỗ trợ quốc phòng cho Ukraine gặp nhau lần hai. 20 quốc gia sẽ gửi vũ khí cho Ukraine
Trong cuộc họp, 20 quốc gia đã đồng ý gửi vũ khí mới cho Ukraine để chống lại quân đội Nga. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, các vũ khí mới được gửi tới Ukraine bao gồm tên lửa chống hạm Harpoon do Mỹ sản xuất và bệ phóng tên lửa do Đan Mạch gửi cũng như trực thăng tấn công, xe tăng và hệ thống tên lửa do Cộng hòa Séc gửi tới. ra còn có lựu pháo và đạn pháo do Ý, Hy Lạp, Na Uy và Ba Lan gửi tới.
Xem thêm:
The New York Times ngày 24/5/2022: 20 nations are sending new weapons to Kyiv, says the US defense chief
Hoa Kỳ chấm dứt miễn trừ đối với các khoản thanh toán nợ của Nga
Bộ Tài chính Hoa Kỳ cho biết trên trang web của mình rằng họ sẽ không mở rộng sự miễn trừ cho phép Nga thanh toán khoản nợ của mình cho các chủ trái phiếu Hoa Kỳ, điều này có thể đẩy Nga đến gần tình trạng vỡ nợ. Giấy phép sẽ hết hạn vào ngày 25/5/2022.
Xem thêm:
Reuters ngày 24/5/2022: US to allow Russian debt payment license to expire
Tổng Thư ký NATO: Cuộc xâm lược của Nga đã làm thay đổi cục diện an ninh Châu Âu và trật tự quốc tế, kêu gọi bảo vệ giá trị thay vì lợi nhuận
Stoltenberg nói với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp rằng “tự do quan trọng hơn tự do thương mại” và ông kêu gọi bảo vệ các giá trị chung thay vì lợi nhuận. Ông cảnh báo rằng việc làm ăn với các chế độ độc tài làm “xói mòn an ninh của chúng ta”, với ví dụ là Nga và Trung Quốc.
Xem thêm:
The Washington Post ngày 24/5/2022: Putin made ‘big strategic mistake’ in Ukraine, NATO chief says in Davos. Một bản PDF được lưu ở đây
The Guardian ngày 24/5/2022: Nato head warns over risks of close economic ties with Russia and China
———-
IX- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
Richard Pomfret: Các nền kinh tế Trung Á không cần Nga
Năm 1991, năm nền kinh tế Trung Á vốn thuộc Liên Xô trước đây hướng tới Nga trong thương mại và vận tải. Trong hơn ba thập kỷ độc lập, Kazakhstan, Cộng hòa Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan đã xây dựng đường sắt, đường bộ và đường ống ở phía đông và phía nam, đồng thời đa dạng hóa các đối tác thương mại, tách biệt khỏi Nga. Cuộc chiến ở Ukraine đang làm nổi bật những quá trình này.
Xem thêm:
East Asia Forum ngày 19/5/2022: Central Asian economies don’t need Russia
———-
X- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
Jingdong Yuan et al. (2022) China’s Evolving Approach to Foreign Aid
SIPRI Policy Paper Số 62, 05/2022
Vai trò của Trung Quốc trong viện trợ nước ngoài và rộng hơn là trong hợp tác phát triển trên phạm vi toàn cầu đã tăng lên đáng kể kể từ khi bắt đầu cách đây bảy thập kỷ. Đặc biệt trong những năm gần đây, thông qua các nền tảng như Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), hồ sơ quản trị toàn cầu của Trung Quốc trong viện trợ nước ngoài và các lĩnh vực liên quan đã được nâng cao hơn nữa. Tham vọng của Trung Quốc là thực hiện cách tiếp cận chủ động hơn trong viện trợ nước ngoài và hướng tới mô hình hợp tác phát triển quốc tế bằng cách liên kết với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về Phát triển bền vững và bằng cách đưa BRI làm nền tảng chính để đạt được các mục tiêu phát triển chính.
Bài báo này cung cấp phân tích kịp thời về sự phát triển của chính sách viện trợ nước ngoài của Trung Quốc trong bảy thập kỷ qua, đặc biệt tập trung vào những phát triển kể từ năm 2000. Báo cáo thảo luận về tài chính phát triển của Trung Quốc tới châu Phi và các lĩnh vực chính nhận viện trợ của Trung Quốc. Nó cũng phân tích các xu hướng viện trợ nước ngoài của Trung Quốc gần đây và xác định một số thách thức mà Trung Quốc phải đối mặt khi trở thành một bên đóng vai trò chính trong tài trợ phát triển quốc tế.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
Rafał Ulatowski (2022): Germany in the Indo-Pacific region: strengthening the liberal order and regional security
Tác giả nhận định rằng sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thuận theo dự báo của các nhà nghiên cứu quốc tế theo chủ nghĩa hiện thực, là đối đầu với siêu cường Mỹ chứ không tích hợp một cách hòa bình vào trật tự thế giới tự do hậu Chiến tranh Lạnh. Đức, quốc gia được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự thế giới này, đã cảm thấy bị đe dọa từ các thách thức mà Trung Quốc tạo ra và đã có một số bước chuyển trong chiến lược đối ngoại của mình. Tác giả dựa vào lập luận rằng Đức đã từng bước hiện thực hóa bước chuyển chiến lược tạo thế đối trọng mềm với Trung Quốc bằng cách kết nối gần gũi hơn với các đối tác chung chí hướng tại Châu Á trong thời gian qua, để khẳng định rằng quan hệ kinh tế không khiến cho Đức mềm yếu trước Trung Quốc, và Đức sẽ sẵn sàng đối mặt với hiện thực chính trị siêu cường trong tương lai.
Tải toàn văn bài báo ở đây.
—————
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.