(Tuần từ 30/5 – 06/6/2022)
Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Ngô Trung Hiếu, Lưu Việt Hà, Hương Nguyễn, Đinh Tùng Lâm, Trần Phạm Bình Minh
Biên tập: Phạm Huệ Việt
Tư liệu: South China Sea News

Tải bản PDF ở
—————
Trong Bản Tin Biển Đông Số 109 có những nội dung sau:
I- TRÊN BIỂN
II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ
III- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG
IV- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á
V- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
VI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG
VII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
VIII- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
—————
I- TRÊN BIỂN
Canada nói máy bay chiến đấu của Trung Quốc quấy rối máy bay tuần tra Canada đang làm nhiệm vụ giám sát Bắc Triều Tiên tuân thủ lệnh trừng phạt. Quan hệ Canada – Trung Quốc có dấu hiệu căng thẳng trở lại
Lực lượng Vũ trang Canada (CAF) đã cáo buộc máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhiều lần quấy rối máy bay tuần tra của họ đang thực thi nhiệm vụ đa quốc gia giám sát Triều Tiên tuân thủ lệnh trừng phạt, buộc máy bay Canada đôi lúc phải chuyển hướng khỏi đường bay của họ.
“Trong những lần tương tác này, các máy bay của Không quân Trung Quốc đã không tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn hàng không quốc tế”, tuyên bố của Canada cho biết. “Những tương tác này là không chuyên nghiệp và/hoặc gây rủi ro cho sự an toàn của các quân nhân của chúng tôi.”
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản bác cáo buộc của Canada và tuyên bố rằng máy bay Canada đã thực hiện “các hành động khiêu khích và người điều khiển thiếu thân thiện cũng như không chuyên nghiệp,” khiến cho máy bay của Lực lượng Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) phải thực hiện “các biện pháp hợp pháp và mạnh mẽ”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kêu gọi CAF kiềm chế, không thực hiện thêm các hành động “phiêu lưu mạo hiểm hoặc khiêu khích”, và cảnh báo Canada về “hậu quả nghiêm trọng” của bất kỳ “hành động khiêu khích rủi ro nào”.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã bảo vệ các cuộc tuần tra của CAF, nhắc lại rằng chúng diễn ra trên không phận quốc tế như một phần của nỗ lực đa quốc gia nhằm duy trì các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc, và rằng các cuộc tuần tra do PLAAF thực hiện “đang khiến tính mạng con người gặp rủi ro đồng thời không tôn trọng các quyết định của Liên Hợp Quốc nhằm thực thi các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên.”
Căng thẳng giữa hai quốc gia gần đây đã gia tăng sau khi Canada tuyên bố cấm sử dụng công nghệ Huawei trong mạng không dây 5G. Trong một dấu hiệu khác về mối quan hệ có khả năng căng thẳng, Đại sứ của Trung Quốc tại Canada đã vắng mặt trong bốn tháng qua, trong khi Canada đã không có phái viên đến Trung Quốc trong sáu tháng.
Xem thêm:
Reuters ngày 02/6/2022: Canada says Chinese warplanes harassed its patrol aircraft on N.Korea sanctions mission
Hindustan Times ngày 02/6/2022: Chinese jets are ‘flying threateningly close’ to our North Korea flights on UN mission: Canada. Một bản PDF được lưu ở đây
Reuters ngày 06/6/2022: China-Canada tensions rising again over N.Korea air patrols
The Globe and Mail ngày 06/6/2022: Chinese warplanes ‘putting people at risk’ by harassing Canadian air patrols, Trudeau says
BBC News ngày 20/5/2022: Canada to ban China’s Huawei and ZTE from its 5G networks
Máy bay chiến đấu Trung Quốc dùng thủ thuật thời Thế Chiến thứ II chặn đường máy bay giám sát của Úc “một cách nguy hiểm” trên Biển Đông. Trung Quốc cáo buộc Canberra xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa
Australia đã cáo buộc một máy bay phản lực của Trung Quốc thực hiện một động tác nguy hiểm gần máy bay giám sát hàng hải P-8 của Không quân Hoàng gia Australia (RAAF) trên Biển Đông vào ngày 26/5/2022. Theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Australia, trong một hoạt động giám sát thường lệ trên biển, máy bay RAAF đã bị tiêm kích J-16 của Trung Quốc bay chặn trên không phận quốc tế. Máy bay Trung Quốc được cho là đã bay sát phía trước RAAF P-8 trước khi phóng ra một cụm nhỏ tựa đám mây chứa các mảnh nhôm nhỏ, khiến động cơ của P-8 cuốn vào, gây ra “mối đe dọa an toàn cho máy bay P-8 và phi hành đoàn.” Bắc Kinh đáp lại các cáo buộc của Úc rằng máy bay Úc được xác định là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, và các biện pháp đáp trả mà máy bay J-16 của Trung Quốc thực hiện là hợp lý và đúng luật. Những cáo buộc về hành vi này của Trung Quốc phù hợp với mô hình hành vi liều lĩnh ngày càng tăng của các nhân viên Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) trên các vùng biển quốc tế. Vào tháng 2, Australia báo cáo rằng một tàu hải quân Trung Quốc đã chiếu tia laser về phía một trong những máy bay của họ trên Biển Arafura ngoài khơi phía bắc Australia, và các nhà phân tích cho rằng sự gia tăng hoạt động quấy rối gần đây của không quân Trung Quốc, cũng như sự bảo vệ mạnh mẽ những hành động đó của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, có thể phản ánh một chính sách “cứng rắn” mới chống lại các máy bay giám sát quân sự của phương Tây bay quá gần các địa điểm mà Bắc Kinh cho là nhạy cảm, bất chấp các quy tắc và chuẩn mực quốc tế.
Euan Graham, thành viên viên cao cấp về an ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết đây không phải là lần đầu tiên máy bay Úc bị xáo động ở Biển Đông, nhưng việc công bố công khai về sự cố là một dấu hiệu tốt rằng Bộ Quốc phòng Úc đang trở nên minh bạch hơn về những điều này.
Phát tán những cụm nhỏ mỏng như đám mây chứa những mảnh nhôm, sợi thuỷ tinh kim loại hoá hoặc nhựa vào trước mặt máy bay đối phương vốn là một chiến thuật đối phó với kẻ thù bắt nguồn từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Những cụm nhỏ này xuất hiện trên màn hình radar đối phương nhằm gây nhầm lẫn, đánh lạc hướng, ví dụ như đánh lạc hướng tên lửa dẫn đường bằng radar khỏi mục tiêu của chúng.
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Úc ngày 05/6/2022: Chinese interception of P-8A Poseidon on 26 May 2022
Sky News ngày 05/6/2022: Richard Marles reveals what happened when Chinese J-16 jet intercepted RAAF P-8 maritime aircraft over South China Sea
Financial Times ngày 05/6/2022: Australia accuses China of intercepting surveillance plane. Một bản PDF được lưu ở đây.
NCA NewsWỉre ngày 05/6/2022: Chinese aircraft intercepts RAAF plane over South China Sea: defence
Breaking Defense ngày 06/6/2022: Australia protests China after ‘dangerous’ flying by J-16; China warns Aussies off
The Guardian ngày 06/6/2022: ‘A dangerous act’: how a Chinese fighter jet intercepted an RAAF aircraft and what happens next
Bloomberg ngày 06/6/2022: Australia PM Anthony Albanese Reaches Out to China Over Fighter Jet Interception. Một bản PDF được lưu ở đây.
BBC News ngày 06/6/2022: China fighter jet intercepts Australian plane – Canberra
Bloomberg ngày 07/6/2022: China Warns Australia of Serious Consequences Over Jet Interception Claims. Một bản PDF được lưu ở đây.
Global Times ngày 07/6/2022: PLA warns away Australian spy plane for close airspace trespass in China’s Xisha.
ABC News ngày 07/6/2022: China warns Australia to stop ‘dangerous’ actions over the South China Sea after RAAF interception
Reuters ngày 07/6/2022: Australia military plane in South China Sea threatens sovereignty, China says
CNN News ngày 07/6/2022: Chinese fighter jet ‘chaffs’ Australian plane near South China Sea, Canberra alleges
Reuters ngày 22/02/2022: Australia says plane had ‘right’ to watch China navy vessel in its waters
Bắc Kinh nói đã tiến hành tuần tra thể hiện sự chuẩn bị sẵn sàng xung quanh Đài Loan
Quân đội Trung Quốc cho biết họ đã tiến hành một cuộc tuần tra trong trạng thái “sẵn sàng” xung quanh Đài Loan trong những ngày gần đây. Trong một tuyên bố, Quân đội Giải phóng Nhân dân nói rằng hành động này là cần thiết để chống lại “sự thông đồng giữa Mỹ và Đài Loan” và cũng cáo buộc Hoa Kỳ gần đây đã xúi giục ủng hộ Đài Loan độc lập, điều mà họ cho rằng có thể đẩy Đài Bắc vào một “tình huống nguy hiểm”.
Xem thêm:
Reuters ngày 01/6/2022: China says it conducted ‘readiness patrol’ around Taiwan
Máy bay ném bom của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc tập trận không kích ban đêm xung quanh Đài Loan
Theo các phương tiện truyền thông nhà nước đưa tin hôm thứ Tư ngày 01/6/2022, Lực lượng quân đội Trung Quốc phụ trách khu vực xung quanh Đài Loan gần đây đã thực hiện sáu giờ huấn luyện máy bay ném bom vào ban đêm. Các máy bay ném bom là một phần của Bộ chỉ huy Chiến khu Đông của Quân đội Giải phóng Nhân dân, giám sát tình hình trên eo biển Đài Loan và cả một phần của Biển Hoa Đông.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 02/6/2022: Chinese PLA bombers carry out night raid drills around Taiwan and East China Sea. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tàu chiến Trung Quốc và Nga tiếp tục tập trận gần Nhật Bản
Theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản, một nhóm tàu chiến Trung Quốc đã đi qua các đảo của Nhật Bản để tiến vào Thái Bình Dương vào hôm thứ Tư ngày 01/6/2022 trong khi một tàu giám sát của PLAN đi qua eo biển Miyako vào thứ Năm để tiến vào Thái Bình Dương.
Bộ Quốc phòng Nga trong một thông cáo hôm thứ Sáu đã thông báo rằng Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã bắt đầu các cuộc tập trận ở Thái Bình Dương. Các cuộc tập trận có sự tham gia của hơn 40 tàu chiến và tàu hỗ trợ, cũng như 20 máy bay và trực thăng và sẽ kết thúc vào ngày 10/6, phù hợp với lịch trình huấn luyện năm 2022 của Hạm đội Thái Bình Dương. Cuộc tập trận sẽ có sự tham gia của các nhóm đặc nhiệm cùng với các đơn vị trên không của hải quân chuyên phát hiện tàu ngầm của đối phương, huấn luyện năng lực phòng không của các nhóm tàu, diễn tập chiến đấu và huấn luyện liên quan đến các mục tiêu trên mặt nước và trên không, huấn luyện hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho các đơn vị trên biển.
Xem thêm:
USNI News ngày 03/6/2022: Chinese, Russian Warships Continue to Exercise Near Japan
Reuters ngày 03/6/2022: Russian Pacific fleet begins week-long exercises with more than 40 vessels -Russian agencies
Trung Quốc có thể đang tiến hành khảo sát biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế của Nhật Bản
Tàu Dong Fang Hong 3 của Trung Quốc đang tiến hành cuộc khảo sát biển trong vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản ngoài khơi đảo Ishigaki của tỉnh Okinawa, Cảnh sát biển Nhật Bản cho biết hôm thứ Bảy ngày 04/6/2022. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã phản đối chính phủ Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao và cho biết sẽ vô cùng đáng tiếc nếu Trung Quốc tiến hành một cuộc khảo sát biển mà không có sự đồng ý của Nhật Bản. Một tàu cảnh sát biển Nhật Bản đã cảnh báo tàu Trung Quốc dừng hoạt động, nhưng tàu Trung Quốc ngó lơ không phản hồi. Con tàu Trung Quốc dường như vẫn đang tiếp tục hoạt động.
Xem thêm:
The Japan News ngày 05/6/2022: China likely conducting marine survey in Japan’s EEZ
NHK News ngày 04/6/2022: Japan protests suspected Chinese maritime survey in EEZ
Hoa Kỳ và Hàn Quốc tiến hành tập trận chung
Mỹ và Hàn Quốc đã triển khai 20 máy bay chiến đấu trong cuộc tập trận chung hôm thứ Ba ngày 07/6/2022 khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đến thăm Seoul. Cuộc tập trận diễn ra sau khi hai nước phóng tám tên lửa tầm ngắn ngoài khơi để đáp trả việc Triều Tiên phóng tám tên lửa đạn đạo vào Chủ nhật. Sự tham gia và hợp tác quân sự gia tăng giữa Seoul và Washington diễn ra trong bối cảnh lo ngại rằng Bình Nhưỡng đang chuẩn bị nối lại việc thử vũ khí hạt nhân.
Xem thêm:
AP News ngày 07/6/2022: US official vows ‘forceful response’ if N. Korea tests nuke
Reuters ngày 07/6/2022: South Korea, US showcase air power during US official’s Seoul visit
AP News ngày 07/6/2022: US, S. Korea fire missiles to sea, matching North’s launches
Cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương, cuộc tập trận lớn nhất thế giới, sẽ bao gồm cả 4 thành viên Bộ Tứ và 5 nước ven Biển Đông
Hải quân từ 26 quốc gia với 38 tàu nổi và 4 tàu ngầm, sẽ tham gia vào cuộc tập trận hàng hải Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) quy mô lớn bắt đầu từ cuối tháng này ở Hawaii, đánh dấu sự trở lại đầy đủ của cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới vốn đã bị thu hẹp đáng kể vào năm 2020 do đại dịch COVID-19.
Cuộc tập trận, được tổ chức chủ yếu trên và xung quanh Quần đảo Hawaii với một vài sự kiện ngoài khơi Nam California, bắt đầu từ ngày 29/6/2022 kéo dài đến ngày 04/8/2022. Dự kiến tham gia là các lực lượng từ Úc, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Đan Mạch, Ecuador, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore , Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Bên cạnh tàu chiến, các quốc gia tham gia cũng sẽ gửi khoảng 170 máy bay. Khoảng 25.000 nhân viên tham gia cũng sẽ bao gồm các thành viên của lực lượng trên bộ từ chín quốc gia.
Hải quân Hoa Kỳ cho biết các cuộc tập trận năm nay sẽ liên quan đến mọi khía cạnh, từ cứu trợ thiên tai đến chiến tranh. “Chương trình đào tạo thực tế, phù hợp bao gồm các hoạt động đổ bộ, tập trận pháo, tên lửa, chống tàu ngầm và phòng không, cũng như các hoạt động chống cướp biển, hoạt động rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, và hoạt động lặn và cứu hộ.”
Việt Nam đã lần đầu tiên tham gia RIMPAC năm 2018 nhưng kể từ đó đã không quay trở lại.
Xem thêm:
CNN ngày 01/6/2022: RIMPAC, world’s largest naval exercises, to include all 4 Quad nations and 5 South China Sea countries
South China Morning Post ngày 01/6/2022: US to be joined by other Quad members, South China Sea nations for Rimpac war games. Một bản PDF được lưu ở đây.
Stars and Stripes 07/6/2022: RIMPAC returning to full steam with navies from 26 nations set to join massive drills
NATO tiến hành cuộc tập trận hải quân ở biển Baltic với Phần Lan, Thụy Điển
NATO đã khởi động cuộc tập trận hải quân thường niên BALTOPS ở Biển Baltic vào Chủ nhật ngày 05/6/2022. Cuộc tập trận hải quân kéo dài hai tuần do Hoa Kỳ dẫn đầu năm nay sẽ có sự tham gia của Thụy Điển và Phần Lan, hai quốc gia đang trong quá trình đợi gia nhập NATO. Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết hôm thứ Bảy ngày 04/6 rằng tàu chiến đổ bộ USS Kearsarge đang ở Stockholm để tham gia cuộc tập trận. Ông nói thêm rằng Biển Baltic là một vùng nước quan trọng về mặt chiến lược và việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO sẽ là “rất khó khăn” đối với Nga vì gần như toàn bộ bờ Biển Đen sẽ trở thành lãnh thổ thành viên NATO.
Xem thêm:
USNI News ngày 31/5/2022: US Warships Now in the Baltic Ahead of BALTOPS as Sweden, Finland Move Through NATO Membership Process
Stars and Stripes ngày 01/6/2022: Baltic Sea exercise may serve as prime showcase for prospective NATO members Finland, Sweden
Defense News ngày 04/6/2022: Major Baltic Sea exercise kicks off as Swedish, Finnish NATO bids wait on Turkey
AP News ngày 05/6/2022: NATO holds Baltic Sea naval exercises with Finland, Sweden
———-
II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ
Việt Nam lần đầu có học viên sĩ quan tại một học viện quân sự Mỹ
Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 2/6/2022 đăng bài giới thiệu về Nguyễn Xuân An – học viên sĩ quan (cadet) đầu tiên của Việt Nam tại một học viện quân sự (U.S. Service Academy) của Mỹ, cụ thể là Học viện Không quân Mỹ.
Xem bài đăng của đại sứ quán Mỹ tại đây
Cơ quan hỗ trợ Ukraine lãnh đạo bởi Lực lượng Đặc biệt Hoa Kỳ có thêm ba đối tác quốc tế mới
Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Christine Wormuth hôm thứ Ba ngày 31/5/2022 cho biết một đơn vị phối hợp và lập kế hoạch do Lực lượng Đặc nhiệm Hoa Kỳ lãnh đạo đã phát triển thêm ba đối tác quốc tế. Đơn vị này được thành lập sau cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine và được chỉ huy bởi Nhóm Lực lượng Đặc biệt số 10, có một tiểu đoàn đóng tại Stuttgart, Đức. Sự gia nhập của ba thành viên mới đã nâng tổng số lên 20 quốc gia tham gia vào nỗ lực hỗ trợ vận chuyển vũ khí và hậu cần và đang cung cấp thông tin tình báo về các mối đe dọa quân sự của Nga.
Xem thêm:
Defense One ngày 31/5/2022: Three More Nations Join Ukraine Planning Cell Run By Army Special Forces
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tổ chức cuộc họp ngày 15/6 để phối hợp giúp đỡ Ukraine
Lloyd Austin nói rằng các nhà lãnh đạo quốc phòng từ khắp nơi trên thế giới “sẽ thảo luận về cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở Ukraine sau cuộc xâm lược vô cớ của Nga” tại cuộc họp của Nhóm liên lạc quốc phòng Ukraine vào ngày 15/6/2022 tại Brussels. Cuộc họp đầu tiên của nhóm, bao gồm hơn 40 quốc gia, được tổ chức tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức vào ngày 26/4 và cuộc họp thứ hai diễn ra vào ngày 23/5.
Xem thêm:
The Kyiv Independent ngày 04/6/2022: Austin to host June 15 meeting to coordinate help for Ukraine
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 06/6/2022: US Secretary of Defense to Host Ukraine Defense Contact Group Meeting June 15 in Brussels
Kishida có thể trở thành nhà lãnh đạo Nhật Bản đầu tiên tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO
Một nguồn tin chính phủ Nhật Bản cho biết, Thủ tướng Fumio Kishida đang có kế hoạch tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO vào ngày 29-30/6/2022 tại Madrid sau khi tham dự hội nghị thượng đỉnh kéo dài 3 ngày của Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển từ ngày 26/6 tại Đức. Tuy nhiên, việc tham dự ông phụ thuộc vào tình hình chính trị trong nước dẫn đến cuộc bầu cử Thượng viện có khả năng được tổ chức vào ngày 10/7.
Thông qua việc Kishida tham gia hội nghị thượng đỉnh NATO, các quan chức hy vọng Nhật Bản sẽ tăng cường phối hợp với Hoa Kỳ và các nước Châu Âu để đối phó với cuộc chiến của Nga ở Ukraine và các tình huống có thể xảy ra ở eo biển Đài Loan.
Australia, New Zealand và Hàn Quốc cũng đã được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO với tư cách là các nước đối tác trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Xem thêm:
The Japan Times ngày 04/6/2022: Kishida could become first Japanese leader to attend NATO summit. Một bản PDF được lưu ở đây.
———-
III- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG
Bộ Quốc phòng Ấn Độ đặt hàng tên lửa nội địa để phá vỡ sự phụ thuộc vào nước ngoài
Bộ Quốc phòng Ấn Độ hôm thứ Ba ngày 31/5/2022 đã trao hợp đồng trị giá 424,4 triệu đô la cho công ty nhà nước Bharat Dynamics Limited để cung cấp tên lửa không đối không Astra MK-I được phát triển trong nước, mở đường để chấm dứt sự phụ thuộc vào vũ khí tầm xa của nước ngoài. Theo hợp đồng, Bharat Dynamics sẽ cung cấp khoảng 400 tên lửa Astra MK-I và các thiết bị liên quan, sẽ được chuyển giao trong 4 năm cho Không quân và Hải quân để sử dụng trên các máy bay Su-30MKI, LCA-MK và MiG-29K.
Loại tên lửa này được kỳ vọng giúp Ấn Độ giảm phụ thuộc vào các tên lửa tầm xa R-77 của Nga, MICA của Pháp và Derby của Israel. Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết cho biết trong một tuyên bố: “Dự án về cơ bản thể hiện tinh thần “Aatmanirbhar Bharat” (“Ấn Độ tự tin”) và sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình của đất nước hướng tới khả năng tự lực về tên lửa không đối không.”
Xem thêm:
Defense News ngày 02/6/2022: India orders Astra weapon in move to break dependence on foreign missiles
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hoà đã xác nhận sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La, một cuộc đối thoại thường niên giữa các Bộ trưởng Quốc phòng, tại Singapore vào ngày 10-12/6/2022. Điều này làm tăng khả năng sẽ diễn ra một cuộc gặp trực tiếp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và Mỹ bên lề đối thoại.
Xem thêm:
IISS ngày 31/5/2022: Chinese Minister of National Defense Wei Fenghe to address IISS Shangri-La Dialogue
Bộ trưởng Quốc phòng Trung – Mỹ sắp gặp mặt lần đầu dưới thời Tổng thống Biden
Một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ hôm 03/6/2022 cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sẽ có cuộc gặp đầu tiên với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore. Dự kiến, ông Austin sẽ có bài phát biểu tại đây ngày 11/6, còn ông Ngụy phát biểu ngày 02/6.
Xem thêm:
CNN ngày 03/6/2022: US Defense Secretary set to meet Chinese counterpart for first time during trip to Indo-Pacific
Nhiều máy bay không người lái được phát hiện trên boong tàu sân bay Sơn Đông. Trung Quốc khởi công đóng tàu không người lái cỡ lớn tiên tiến nhất
Trung Quốc đã bắt đầu đóng tàu không người lái cỡ lớn tiên tiến nhất của nước này, nhà sản xuất tàu này thông báo hôm thứ Tư ngày 01/6/2022.
Các nhà phân tích hải quân dựa trên tình báo nguồn mở đã phát hiện ra hình ảnh cho thấy nhiều loại máy bay không người lái (UAV) trên boong đáp của tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc, được lấy từ video được phát trên truyền hình nhà nước Trung Quốc. Mặc dù thông tin cụ thể về sự hiện diện của UAV trên boong tàu sân bay vẫn chưa được biết, nhưng các nhà quan sát cho rằng sự hiện diện của chúng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của Trung Quốc trong việc nâng cao năng lực tự hành không người lái trong tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả tàu chiến.
Xem thêm:
The War Zone ngày 02/6/2022: Chinese Aircraft Carrier Seen With A Fleet Of Drones On Its Deck
Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc dường như sắp hoàn thành
Hình ảnh vệ tinh ngày 31/5/2022 cho thấy tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc dường như sắp sẵn sàng hạ thuỷ. Tàu sân bay thứ hai của Trung Quốc, Sơn Đông, đi vào hoạt động vào tháng 10/2020. Và tàu đầu tiên của Bắc Kinh, một tàu Liên Xô được hoán cải có tên Liêu Ninh, đã được sử dụng trong các cuộc tập trận của Trung Quốc ít nhất từ năm 2016.
Nhưng đối với tàu sân bay thứ ba này, được gọi là “Type 003”, hình ảnh vệ tinh do Maxar Technologies chụp ngày 31/5 cho thấy bến tàu nơi con tàu đang được xây dựng đã được dọn sạch khỏi các tàu nhỏ hơn, dọn đường cho hải quân Trung Quốc có thể “triển khai tàu sân bay vào sông Dương Tử”.
Dù vậy, theo nhiều nhà phân tích, có thể còn nhiều năm nữa tàu sân bay mới hoạt động hoàn toàn và Trung Quốc vẫn còn kịp để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo, Chengdu J-20, tương thích cho tàu sân bay.
Xem thêm:
CSIS ngày 02/6/2022: China Gears Up to Launch Its Third Aircraft Carrier
The Wall Street Journal ngày 02/6/2022: China Nears Launch of Advanced Aircraft Carrier, Satellite Images Show. Một bản PDF được lưu ở đây.
AP News ngày 03/6/2022: Satellite images suggest new Chinese carrier close to launch
South China Morning Post ngày 03/6/2022: China delays launch of Type 003 aircraft carrier for unknown reason – are technical problems at fault?. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc phóng vệ tinh cho các phương tiện tự hành
Tập đoàn Zhejiang Geely Holding của Trung Quốc đã thành công trong lần phóng vệ tinh đầu tiên vào hôm thứ Tư ngày 01/6/2022, đưa 9 vệ tinh vào quỹ đạo thấp trong nỗ lực xây dựng mạng lưới vệ tinh để cung cấp khả năng điều hướng chính xác hơn cho các phương tiện tự hành.
Xem thêm:
Reuters ngày 02/6/2022: China’s Geely launches first nine low-orbit satellites for autonomous cars
Tân Hoa Xã ngày 02/6/2022: China launches nine Geely-01 satellites
Thêm chi tiết về các hoạt động của Trung Quốc nhằm đạt được ảnh hưởng trực tuyến
Theo một nghiên cứu về ảnh hưởng của các chính phủ độc tài, các quan điểm và lập trường của Trung Quốc về các vấn đề nhạy cảm như nhân quyền và COVID-19 thường xuyên dẫn đầu các kết quả tìm kiếm trên các nền tảng truyền thông xã hội. Các nhà nghiên cứu từ Brookings và Liên minh Bảo mật Dân chủ cho biết các nội dung được tìm thấy bắt nguồn từ các nhà cung cấp do nhà nước kiểm soát có xu hướng phủ nhận các báo cáo truyền thông và học thuật về các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Các kết quả thân thiện với Trung Quốc thường dẫn đầu các tìm kiếm trên Google, Bing và YouTube, thậm chí còn mở rộng đến những tìm kiếm mang tính trung lập về địa danh như “Tân Cương”, nơi Bắc Kinh từ lâu đã bị cáo buộc giam giữ hàng loạt người theo đạo Hồi.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 27/5/2022: China Tops Google, YouTube Results on Covid Origins and Beijing’s Human-Rights Record. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nhật Bản chuẩn bị triển khai tàu sân bay ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Nhật Bản dự định đưa hàng không mẫu hạm vào kế hoạch triển khai thường niên của nước này tới khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bốn tháng tới, với các hoạt động đào tạo và tăng cường quan hệ với các đối tác trong khu vực kéo dài đến ngày 28/10/2022.
Ngoài tàu sân bay còn có sự tham gia của các tàu khác, chẳng hạn như tàu khu trục Takanami và Kirisame và tàu ngầm, và các đơn vị trên không bao gồm máy bay tuần tra hàng hải P-1. Các cảng ghé thăm sẽ bao gồm 12 quốc gia và khu vực, bao gồm cả Fiji , Quần đảo Solomon, Tonga và Vanuatu ở Nam Thái Bình Dương, cũng như các thành viên Bộ Tứ như Hoa Kỳ, Ấn Độ và Úc. Đây sẽ là lần đầu tiên Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản ghé thăm cảng tại Vanuatu.
Xem thêm:
Defense News ngày 02/6/2022: Japan’s converted aircraft carrier to undertake Indo-Pacific deployment
Japan Announces Indo-Pacific Warship Deployment Ahead of US-led RIMPAC Exercise
The Japan News ngày 02/6/2022: Japan’s de facto aircraft carrier Izumo to be dispatched to Indo-Pacific from mid-June.
Nhật Bản tăng chi tiêu cho quốc phòng trong 5 năm
Một kế hoạch mới tăng chi tiêu quốc phòng “trong vòng 5 năm tới” đã được nội các của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida thông qua hôm thứ Ba ngày 07/6/2022. Lộ trình đề cập đến cả khung thời gian và lần đầu tiên đề cập đến Đài Loan. Truyền thông Nhật Bản cho biết các chi tiết cụ thể đã được bổ sung sau khi các nhà lập pháp kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% GDP từ mức giới hạn 1% thông thường trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng quyết đoán và Nga xâm lược Ukraine. Kế hoạch không bao gồm số tiền chi tiêu được đề xuất nhưng đề cập đến cam kết chi 2% GDP của các thành viên NATO.
Xem thêm:
Reuters ngày 07/6/2022: Japan calls for defence spending hike in policy paper, notes threats to Taiwan
Bloomberg ngày 07/6/2022: Japan Adds Defense Detail to Economy Plan After Party Complaints. Một bản PDF được lưu ở đây.
The Japan Times ngày 07/6/2022: Japanese government coy on specifics as five-year plan to strengthen defense confirmed. Một bản PDF được lưu ở đây.
Sony xây dựng laser liên vệ tinh
Hôm thứ Năm ngày 02/6/2022, Sony thông báo rằng họ đã thành lập một công ty mới để chế tạo tia laser không gian cho liên lạc giữa các vệ tinh. Gã khổng lồ công nghệ cho biết Sony Space Communications Corp sẽ tận dụng lợi thế của công nghệ laser đang phát triển nhanh chóng để tránh vấn đề tắc nghẽn của tần số vô tuyến. Sony không cho biết khi nào các thiết bị của họ sẽ được đưa ra thị trường hay họ hiện đã có khách hàng đặt mua hàng chưa.
Xem thêm:
SpaceNews ngày 03/6/2022: Sony launches space laser communications business
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Liên quân Hoa Kỳ: Quân đội Hoa Kỳ có thể cần đại tu đổi mới để chống lại các cuộc chiến tranh trong tương lai
Theo Tướng Mark Milley, quân đội Mỹ có thể cần phải tổ chức lại để chống lại các cuộc chiến trong tương lai, vốn sẽ bị thay đổi sâu sắc bởi trí tuệ nhân tạo, robot và các công nghệ tiên tiến khác.
Xem thêm:
Defense News ngày 01/6/2022: US military may need innovation overhaul to fight future wars, Milley says
Biden viện dẫn Đạo luật sản xuất quốc phòng để thúc đẩy sản xuất năng lượng sạch
Ngày 06/6/2022, Tổng thống Joe Biden đã viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng trong nỗ lực tăng cường sản xuất năng lượng sạch, giảm chi phí năng lượng cho các gia đình Mỹ và cải thiện an ninh quốc gia thông qua việc giảm sự phụ thuộc về khí đốt và dầu mỏ vào các đối tác nước ngoài.
Các cơ quan có thẩm quyền theo Đạo luật Sản xuất Quốc phòng – khi kết hợp với quỹ do Quốc hội phân bổ – sẽ cho phép chính phủ liên bang đầu tư vào các công ty chuyên về công nghệ năng lượng sạch. Thông báo của Tổng thống Biden nêu ra 5 công nghệ năng lượng cụ thể: năng lượng mặt trời, máy biến áp và các thành phần lưới điện, máy bơm nhiệt, chất cách nhiệt và điện phân, pin nhiên liệu và kim loại nhóm bạch kim.
Xem thêm:
Defense One ngày 06/6/2022: President Biden Invokes Defense Production Act to Boost Clean Energy Manufacturing
AP News ngày 07/6/2022: Biden orders emergency steps to boost US solar production
The Hill ngày 07/6/2022: Biden increasingly relies on DPA, drawing GOP scorn
Financial Times ngày 06/6/2022: US gives solar projects reprieve by suspending SE Asian import tariffs. Một bản PDF được lưu ở đây.
Thủ thuật xóa mờ ranh giới giữa tin tặc và tình báo của các quốc gia đối thủ làm phức tạp các biện pháp đối phó của Hoa Kỳ
Trong một diễn đàn an ninh mạng do The Wall Street Journal bảo trợ, Matt Olsen, Trợ lý Tổng Chưởng lý về an ninh quốc gia, nói rằng ranh giới giữa tin tặc tội phạm và hoạt động tình báo trở nên khó phân biệt khi chúng liên quan đến Nga, Iran và Trung Quốc. Do đó, các nỗ lực phòng thủ của Hoa Kỳ chống lại hoạt động như vậy ngày càng khó khăn. Sự chồng chéo này, Olsen nói, làm phức tạp quá trình xác định và chống lại các cuộc tấn công mạng trong thời gian thực.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 01/6/2022: Line Between Criminal Hackers and Nation-State Threats Blurs, US Officials Say
Các cuộc tấn công doanh nghiệp Hoa Kỳ bằng các phần mềm tống tiền ngày càng gia tăng
Các chuyên gia an ninh mạng ghi nhận rằng các cuộc tấn công chống lại các doanh nghiệp Hoa Kỳ bằng các phần mềm độc hại tống tiền (ransomware) đang gia tăng. Các cuộc tấn công chủ yếu nhắm vào khu vực tư nhân, bao gồm cả các công ty số hóa hoạt động trong đại dịch và hiện đang dành nhiều thời gian hơn để chuẩn bị cho các cuộc tấn công trong một môi trường luôn thay đổi. Một Báo cáo Điều tra Vi phạm Dữ liệu từ Verizon đã phát hiện các vụ tấn công đã gia tăng 13% trong năm qua, nhiều hơn so với 5 năm trước đó cộng lại.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 31/5/2022: Cyber Defense Confidence Ebbs as Ransomware Attacks Multiply. Một bản PDF được lưu ở đây.
Vệ tinh Starlink thế hệ thứ hai đang chờ phương tiện phóng hạng nặng
Starlink đã phát triển một vệ tinh thế hệ thứ hai nặng gấp 5 lần so với thế hệ tiền nhiệm nhưng chưa thể triển khai vì phải chờ tên lửa đẩy hạng nặng SpaceX’s Starship được hoàn thiện. Elon Musk cho biết vệ tinh Gen2 là sự cải tiến “gần như lên một bậc mới” so với các đơn vị thế hệ đầu tiên. Một cuộc đánh giá môi trường cuối cùng đối với phương tiện phóng dự kiến vào giữa tháng 6. Các vệ tinh Gen2 được cho là bước vượt lên đáng kể của Starlink trước các đối thủ cạnh tranh như Amazon và Telesat của Canada.
Xem thêm:
CNET ngày 02/6/2022: Elon Musk’s New Second-Gen Starlink Satellites Are Too Big for Current Rockets
Cơ quan quản lý Đức cảnh báo lĩnh vực tài chính về mối đe dọa mạng ngày càng tăng
BaFin, cơ quan quản lý tài chính của Đức, cảnh báo hôm thứ Ba ngày 31/5/2022 rằng lĩnh vực tài chính của nước này đang bị nhiều cuộc tấn công cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, điển hình là các cuộc tấn công DDoS ngày càng gia tăng nhằm cố gắng làm tê liệt các hệ thống trong đích ngắm của tin tặc. Lời khuyên bảo mật của BaFin được mô tả như một lời cảnh báo cao độ đối với lĩnh vực này.
Xem thêm:
Reuters ngày 31/05/2022: Germany issues fresh warning to banks of cyber attacks due to Ukraine war
Tin tặc Trung Quốc triển khai nền tảng phần mềm độc hại với những năng lực “phi thường”
Các nhà nghiên cứu của phòng thí nghiệm Kaspersky đã xác định được một nền tảng phần mềm độc hại có tên là WinDealer mà nhóm tấn công Trung Quốc, LouYu, đang sử dụng để thực hiện các cuộc tấn công “man-on-the-side” giống như các cuộc tấn công được quy cho dự án Quantum Insert của NSA và GCHQ. Các chuyên gia của Kaspersky đã báo cáo vào tuần trước rằng nhóm tấn công có thể chặn lưu lượng mạng, đưa “gói TCP và UDP tùy ý” vào mạng, cho phép chúng gửi lệnh tới nền tảng WinDealer. Cuối cùng, nhóm tấn công “có thể cài đặt phần mềm độc hại từ xa, không cần nhấp chuột” thông qua việc tham nhũng cơ chế tự động cập nhật. Ban đầu nền tảng này tập trung vào các nhóm người Trung Quốc bất đồng chính kiến. Nhưng trong năm qua LouYu được cho là đã mở rộng hoạt động sang các quốc gia và tổ chức láng giềng. Kaspersky cho biết họ đã phát hiện ra một số nơi bị nhiễm phần mềm độc hại này “ở Đức, Áo, Hoa Kỳ, Cộng hòa Séc, Nga và Ấn Độ.”
Xem thêm:
The Stack ngày 02/6/2022: Kaspersky says Chinese APT demonstrating “seemingly impossible network behaviors”
Securelist ngày 02/6/2022: WinDealer dealing on the side
———-
IV- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á
Trung Quốc phát triển lớn mạnh ở Đông Timor
Bài viết cho biết, Trung Quốc ngày càng có sức ảnh hưởng lớn ở Đông Timor. Phía Bắc Kinh khẳng định Đông Timor là “đối tác quan trọng” trong sáng kiến Vành đai và Con đường. Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã hỗ trợ Đông Timor xây dựng các tòa nhà chính phủ, xây dựng đường cao tốc hay phát triển thương mại. Mối quan hệ gây lo ngại cho Australia, Mỹ và Nhật Bản trong vấn đề an ninh ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 20/5/2022: China looms large in East Timor 20 years after independence
Việt Nam kêu gọi Ấn Độ tăng cường đầu tư dầu khí, năng lượng
Trong phiên tham khảo chính trị lần thứ 12 giữa Việt Nam và Ấn Đô ngày 30/5/2022, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Minh Vũ đề nghị Ấn Độ tăng cường đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực như dầu khí, công nghiệp phụ trợ ô tô, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo, nông nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
Xem thêm:
Báo Thế giới & Việt Nam ngày 30/5/2022: Việt Nam mong muốn Ấn Độ tăng cường đầu tư vào ngành dầu khí, năng lượng
Apple di chuyển một phần hoạt động sản xuất iPad sang Việt Nam trong bối cảnh chuỗi cung ứng Trung Quốc gặp khó khăn
Sau làn sóng Covid-19 tại Thượng Hải, chuỗi cung ứng bị gián đoạn trong nhiều tháng. Do đó, lần đầu tiên Apple chuyển một số hoạt động sản xuất iPad từ Trung Quốc sang Việt Nam. Động thái này của Apple không chỉ thể hiện nỗ lực của công ty trong việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng mà còn cho thấy tầm quan trọng ngày càng tăng của Việt Nam.
Ngoài ra, để hạn chế những tổn hại của việc gián đoạn chuỗi cung ứng, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp tăng cường nguồn cung cấp bổ sung các thành phần linh kiện. Không chỉ vậy, gã khổng lồ công nghệ của Hoa Kỳ còn hỗ trợ chi phí vận tải của một số nhà cung cấp để đảm bảo các nguyên vật liệu quan trọng cho quá trình sản xuất đến đúng thời hạn.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày ngày 1/6/2022: Apple to shift iPad capacity to Vietnam amid China supply chain woes. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Trung tâm dữ liệu ở ASEAN là trung tâm mới nhất của sự cạnh tranh Mỹ-Trung
Trung tâm dữ liệu là lĩnh vực đầu tư đang phát triển nhanh chóng ở các nước ASEAN, và các công ty Mỹ và Trung Quốc đang tranh giành thị phần. Các nhà phân tích cho rằng các công ty Mỹ đang dẫn đầu thị trường ASEAN, nhưng các công ty công nghệ Trung Quốc đang có được vị thế.
Xem thêm:
The Straits Times ngày 30/5/2022: Battle hots up between US and Chinese firms for slice of Asean’s data centre market. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Thị trường giàn khoan Đông Nam Á trầm lắng bất chấp giá dầu tăng cao
Trong những tháng gần đây, mặc dù giá dầu toàn cầu dao động trong khoảng 100-120 USD/thùng, thị trường giàn khoan trong khu vực Đông Nam Á lại không sôi động như bình thường, theo ông Paul Ezekiel, chuyên gia cấp cao tại Westwood Energy. Indonesia là quốc gia duy nhất có nhu cầu vượt trội, đang tìm kiếm ba đến bốn giàn khoan tự nâng.
Malaysia và Thái Lan đang là các quốc gia Đông Nam Á tích cực khoan thăm dò nhất ở Biển Đông. Ngoài ra, có những suy đoán rằng, tập đoàn Murphy Oil có một chiến dịch dài hạn được lên kế hoạch vào năm tới tại Việt Nam.
Xem thêm:
Energy Voice ngày 01/6/2022: Southeast Asia market for drilling rigs lukewarm despite lofty oil prices
VOV ngày 14/5/2022: Murphy Oil – Mỹ đầu tư 300 triệu USD vào tìm kiếm thăm dò dầu khí tại Việt Nam
Tài phiệt Philippines Razon mua phần lớn mỏ khí đốt ở Biển Đông
Ông trùm người Philippines Enrique Razon đang mua lại phần lớn cổ phần trong dự án khí đốt Malampaya từ Tập đoàn Udenna của doanh nhân Dennis Uy, động thái được cho là có lợi cho việc nhượng quyền khai thác dầu tại Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Thỏa thuận trên cần được sự chấp thuận của Bộ Năng lượng Philippines và Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí Quốc gia Philippines (PNOC-EC), công ty sở hữu 10% mỏ Malampaya. Trong một tuyên bố, ông Dennis Uy thể hiện mong muốn hợp tác với ông Razon để duy trì hoạt động của Malampaya và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về an ninh năng lượng. Với việc giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) khó có thể giảm trong vài năm tới, động thái tăng cường sản xuất khí đốt trong nước trở nên cấp thiết hơn để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia của Philippines.
Bên cạnh đó, trong đầu năm nay, việc Shell bán 45% cổ phần trong dự án khí đốt Malampaya cho Tập đoàn Udenna đã bị đình trệ sau khi công ty dầu khí quốc gia PNOC của Philippines ngăn chặn thỏa thuận do không có sự ủng hộ về chính trị. Hiện nay, giao dịch này được xem là vẫn đang được triển khai.
Xem thêm:
Reuters ngày 02/6/2022: Philippine tycoon Razon to buy majority of South China Sea gas field
Energy Voice ngày 03/6/2022: Tycoon Razon to acquire Philippines Malampaya gas project from Udenna, Shell divestment ongoing
Bộ trưởng Quốc phòng, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ thăm Đông Nam Á
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Lloyd Austin sẽ có chuyến thăm tới Singapore và Thái Lan trong tuần tới. Tại đây, ông sẽ tham dự Đối thoại Shangri-La và “hướng tới hiện đại hóa liên minh Mỹ – Thái Lan”.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết Thứ trưởng Wendy Sherman sẽ tới thăm Hàn Quốc, Philippines, Lào và Việt Nam. trong khoảng thời gian 5-14/6. Tại Philippines, bà Sherman sẽ gặp Tân tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và các quan chức cấp cao của cả hai chính quyền mới và cũ tại Manila. Tại Lào, bà sẽ thảo luận về các mục tiêu phát triển, công bố hỗ trợ rà phá bom mìn và gặp gỡ thành viên xã hội dân sự. Tại Việt Nam, bà sẽ tới thăm Đại học Fulbright ở TP.HCM và gặp gỡ các quan chức cấp cao tại Hà Nội.
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 03/6/2022: Secretary of Defense June Travel to Colorado, Singapore, Thailand, Belgium
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 03/6/2022: Deputy Secretary Sherman’s Travel to the ROK, Philippines, Laos, and Vietnam
———-
V- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Tập Cận Bình chỉ ra 5 vấn đề cần hiểu đúng và nắm rõ liên quan đến phát triển của Trung Quốc
Trong bài viết trên tạp chí Cầu Thị của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chỉ ra 5 vấn đề lý luận và thực tiễn mà Trung Quốc đang đối mặt cần được hiểu đúng và làm rõ:
1. Mục tiêu chiến lược và đường lối thực tiễn của “thịnh vượng chung”: Ông Tập chỉ ra “thịnh vượng chung” là yêu cầu thiết yếu của CNXH đặc sắc Trung Quốc. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc trước hết cần nỗ lực để miếng bánh to hơn, rồi xử lý quan hệ giữa tăng trưởng và phân phối, chia chiếc bánh công bằng. Do đó, chính quyền cần đóng vai trò “nhà phân phối”.
2. Đặc tính của tư bản và quy luật hành vi: Cần tìm cách phát huy mặt tích cực và kiểm soát mặt tiêu cực của tư bản. Do thiếu hiểu biết và kiểm soát, một số nơi của Trung Quốc đã xảy ra tình trạng bành trướng vô trật tự của tư bản trong thời gian qua và đòi hỏi điều chỉnh. Do đó, chính quyền cần thiết lập “hệ thống đèn giao thông” để điều tiết tư bản.
3. Bảo đảm nguồn cung các sản phẩm cơ bản: Đối với Trung Quốc, đây là vấn đề chiến lược chính. Trung Quốc cần tăng khả năng hoạch định chiến lược và đảm bảo an ninh nguồn cung.
4. Ngăn chặn, hóa giải các thách thức lớn: Trong lĩnh vực kinh tế – tài chính của Trung Quốc đang tồn tại nhiều thách thức tiềm ẩn, nhưng về tổng thể có thể được kiểm soát.
5. Đạt đỉnh phát thải và trung hòa carbon: Đây là quyết định chiến lược lớn của TW Đảng sau khi suy tính cẩn thận, là cam kết của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế, và là điều kiện cho phát triển chất lượng cao.
Xem thêm:
Cầu Thị ngày 15/5/2022: 这些重大理论和实践问题怎么看、怎么办的科学指引
Bản dịch tiếng Anh một phần tại đây
Trung Quốc bắt đầu phục hồi kinh tế
Trung Quốc đã ra lệnh cho các ngân hàng chính sách thuộc sở hữu nhà nước thiết lập hạn mức tín dụng 800 tỷ nhân dân tệ (120 tỷ USD) cho các dự án cơ sở hạ tầng kích thích nền kinh tế đang bị vùi dập bởi đại dịch COVID-19. Thông báo được đưa ra tại cuộc họp của Hội đồng Nhà nước do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, một tháng sau khi Tập Cận Bình ra lệnh “toàn lực” thúc đẩy cơ sở hạ tầng.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 01/6/2022: China Orders $120 Billion Credit Line for Infrastructure Growth. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 01/6/2022: Shanghai Braces for Long Road to Recovery as Lockdown Ends. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 02/6/2022: Beijing Plans Subsidies for EV Buyers to Boost Covid-hit Economy. Một bản PDF được lưu ở đây.
Dự thảo quy tắc an ninh mạng của Trung Quốc gây rủi ro cho các công ty tài chính, nhóm vận động hành lang cảnh báo
Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) đã công bố dự thảo Các biện pháp hành chính để quản lý an ninh mạng trong ngành chứng khoán và hợp đồng tương lai vào ngày 29/4/2022 và đưa ra tham vấn công khai kéo dài một tháng. Dự thảo tìm cách bắt buộc các ngân hàng đầu tư, nhà quản lý tài sản và các công ty tương lai có hoạt động tại Trung Quốc phải chia sẻ dữ liệu với CSRC, cho phép kiểm tra do cơ quan quản lý hướng dẫn và giúp thiết lập trung tâm sao lưu dữ liệu tập trung.
Xem thêm:
Reuters ngày 02/6/2022: China’s draft cybersecurity rules pose risks for financial firms, lobby group warns
Các nhà môi giới thương vụ công nghệ hàng đầu cảnh báo sự giá lạnh trong thị trường vốn của Trung Quốc còn lâu mới kết thúc
Các nhà đầu tư vào quỹ đầu tư tư nhân và quỹ đầu tư mạo hiểm, được gọi là đối tác hữu hạn, đang trở nên chọn lọc kỹ hơn rất nhiều trước khi cam kết rót vốn, theo Bao Fan, người sáng lập China Renaissance Holdings. Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg, ông cho biết ngành công nghiệp có thể đang chứng kiến sự khởi đầu của một sự thay đổi dài hạn về địa lý và kiểu nhà đầu tư, khi mà những người ủng hộ từ Mỹ và không thích rủi ro bắt đầu hạ nhiệt với Trung Quốc.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 02/6/2022: Top Tech Dealmaker Warns China’s VC Winter Is Far From Over. Một bản PDF được lưu ở đây.
Các nhà đầu tư nước ngoài trở lại thị trường chứng khoán Trung Quốc
Sau quãng thời gian bán tháo vì ảnh hưởng của các biện pháp chống Covid-19, tác động địa chính trị của cuộc chiến tại Ukraine và ảnh hưởng của các biện pháp điều chỉnh của Bắc Kinh, các nhà đầu tư đã quay trở lại thị trường Trung Quốc. Trong tuần vừa rồi, qua cơ chế kết nối của sàn Hong Kong, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua ròng 4,2 tỷ USD cổ phiếu của Trung Quốc đại lục.
Xem thêm:
Financial Times ngày 03/6/2022: Investors return to Chinese stocks after sell-off triggered by Covid and geopolitics.
Trung Quốc mở thêm một tuyến tàu hàng mới tới Châu Âu
Một đoàn tàu với 50 container chứa điều hòa, màn hình LCD, bóng đèn và một số sản phẩm khác đã rời nhà ga tại cảng Nam Sa, Quảng Châu ngày 30/5/2022 để tới Châu Âu. Đây là đoàn tàu đầu tiên khởi hành từ cảng Nam Sa tới Châu Âu, theo China Daily.
Xem thêm:
China Daily ngày 31/5/2022: First freight train departs Guangzhou for Europe
Báo Nga: Trung Quốc đóng không phận với máy bay Airbus, Boeing Nga
Tờ RBK của Nga ngày 27/5/2022 đưa tin Trung Quốc đã cấm các máy bay Boeing và Airbus của các hãng hàng không Nga được sở hữu bởi các công ty cho thuê nước ngoài bay qua không phận. Theo bài báo, Trung Quốc yêu cầu chứng nhận rằng máy bay không còn được đăng ký bên ngoài nước Nga.
Xem thêm:
Airways Magazine ngày 28/5/2022: China Closes Airspace to Russian Airbus, Boeing Aircraft
Đại sứ Nga tại Trung Quốc: Quan hệ Nga – Trung “tốt đẹp hơn liên minh”
Tại một sự kiện trực tuyến ngày 01/6/2022, Đại sứ Nga tại Trung Quốc Andrey Denisov tuyên bố quan hệ giữa Trung Quốc và Nga không phải là liên minh, nhưng còn “tốt đẹp hơn liên minh”. Ông Denisov cũng khẳng định mối quan hệ này là linh động, không có giới hạn, không nhằm vào nước thứ ba và không bị ảnh hưởng bởi thay đổi trong môi trường bên ngoài.
Trong khi đó, cũng trong ngày 01/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố nước này sẽ cùng Nga thúc đẩy “dân chủ thực sự” dựa trên điều kiện riêng của từng quốc gia.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 01/6/2022: China Says It Will Work With Russia to Promote ‘Real Democracy’
SCMP ngày 02/6/2022: Russia’s relationship with China is better than an alliance, says ambassador
The Washington Post: Trung Quốc mệt mỏi trước yêu cầu hỗ trợ từ Nga
Các quan chức Trung Quốc giấu tên tiết lộ với The Washington Post rằng giới chức Nga đang đưa ra yêu cầu hỗ trợ ngày càng lớn với Trung Quốc trong những tuần qua, bao gồm hỗ trợ về kinh tế. Dù vậy, giới lãnh đạo Trung Quốc không muốn va chạm với các lệnh cấm vận của phương Tây và đặt ra hạn chế với những gì họ làm.
Xem thêm:
The Washington Post ngày 02/6/2022: Beijing chafes at Moscow’s requests for support, Chinese officials say
Trung Quốc chỉ trích biện pháp hạn chế chuỗi cung ứng của Mỹ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 01/6/2022 tuyên bố Mỹ đã mở rộng quá mức khái niệm an ninh quốc gia khi áp đặt các biện pháp hạn chế về chuỗi cung ứng lên Trung Quốc để cản trở sự phát triển của nước này. “Các hành động này gây phương hại đến các quyền và lợi ích chính đáng của các công ty Trung Quốc và cướp đi quyền phát triển của Trung Quốc,” ông Triệu nói.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 01/6/2022: Beijing Says US Supply Chain Curbs Sabotage China’s Development
Think Tank của Trung Quốc nói chiến tranh Ukraine đã làm tăng cường cạnh tranh Mỹ – Trung
Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Renmin cho rằng cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã khiến Mỹ phải suy nghĩ lại về chiến lược đối với Trung Quốc và gia tăng nỗ lực để kiềm chế Bắc Kinh. Báo cáo kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ ‘ảo tưởng’ tránh cạnh tranh với Mỹ và tăng cường chuẩn bị cho một cuộc đối đầu quân sự giữa Mỹ và Bắc Kinh. Báo cáo cũng kêu gọi Bắc Kinh tìm cách hợp tác với Mỹ và định hình quan hệ để giảm căng thẳng. Báo cáo được công bố trong bối cảnh Hoa Kỳ công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của mình, bao gồm Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF) và khuôn khổ kinh tế song phương riêng với Đài Loan.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 01/6/2022: China should give up ‘illusion’ of avoiding US rivalry, Beijing think tank says. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc có Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại TW mới
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng, thay cho ông Tống Đào nghỉ hưu. Ông Lưu từng là phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đại sứ tại Philippines, Indonesia và chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Chiết Giang.
Xem thêm:
SCMP ngày 2/6/2022: Ex-ambassador and corruption-buster takes over as head of Chinese Communist Party’s diplomatic arm. Một bản PDF được lưu trữ ở đây
Cố vấn An ninh Quốc gia mới của Hàn Quốc lần đầu điện đàm với ông Dương Khiết Trì
Tân Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han ngày 02/6/2022 đã có cuộc điện đàm với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì. Trong cuộc điện đàm, ông Kim đề nghị ông Dương có vai trò chủ động và tích cực trong thuyết phục Triều Tiên kiềm chế và quay trở lại đối thoại. Tuy vậy, báo cáo cho biết hai quan chức có quan điểm khác nhau về hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (IPEF).
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 02/6/2022: Senior Chinese diplomat talks with South Korean national security advisor over phone
KBS ngày 03/6/2022: S. Korea, China National Security Chiefs Hold Phone Talks
———-
VI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG
Hoa Kỳ và Đài Loan khởi động Đàm phán Thương mại
Các quan chức từ Mỹ và Đài Loan đã gặp nhau hôm thứ Tư ngày 01/6/2022 tại Washington để khởi động các đàm phán nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp, công nghệ và quy định lao động. Các quan chức Mỹ cho biết mục tiêu của cuộc đàm phán, được gọi là Sáng kiến Thương mại Mỹ-Đài Loan Thế kỷ 21, sẽ là tạo ra một khuôn khổ cho các thỏa thuận trong tương lai.
Mỹ muốn giải quyết vấn đề thương mại công nghệ với Đài Loan, cụ thể là sản xuất chất bán dẫn. Đài Loan hiện đang sản xuất hơn 90% chất bán dẫn trên thế giới và hiện đang bị thiếu hụt nguồn cung do đại dịch gián đoạn sản xuất và phân phối. Washington rất muốn giúp hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan để ngăn Trung Quốc giành được thị phần lớn hơn trong thị trường công nghệ toàn cầu.
Sáng kiến Thương mại Hoa Kỳ-Đài Loan Thế kỷ 21 dự kiến sẽ bao gồm các yếu tố tương tự như IPEF, chẳng hạn như các biện pháp tạo thuận lợi thương mại và chống tham nhũng. Dự kiến sẽ không giảm thuế quan và do đó sẽ không yêu cầu quốc hội Hoa Kỳ chấp thuận.
Bắc Kinh, rõ ràng là không vui mừng, đã kêu gọi Washington “ngừng nâng cao quan hệ với Đài Loan”, quốc gia mà họ coi là một phần của đại lục. Các quan chức Hoa Kỳ cũng nói rằng Hoa Kỳ duy trì chính sách một Trung Quốc “lâu đời” nhưng chính quyền Biden có kế hoạch tăng cường mối quan hệ ‘không chính thức’ vốn đã bền chặt với Đài Bắc.
Xem thêm:
France 24 ngày 01/6/2022: US, Taiwan launch trade talks in challenge to China
South China Morning Post ngày 01/6/2022: China-US relations: Washington, Taipei launch joint trade initiative. Một bản PDF được lưu ở đây.
CNN ngày 01/6/2022: US and Taiwan unveil new trade initiative after Taiwan was excluded from US Indo-Pacific economic initiative
The Wall Street Journal ngày 01/6/2022: US Launches Initiatives to Boost Economic Ties With Taiwan. Một bản PDF được lưu ở đây.
AP News ngày 02/6/2022: China demands US stop trade talks with Taiwan
Đài Loan cam kết tiếp tục là đối tác “đáng tin cậy” trong ngành công nghiệp chip
Trong cuộc họp đối thoại thương mại cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa Đài Loan và Liên minh Châu Âu mà Đài Bắc gọi là bước đột phá nâng cấp quan hệ với EU, Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Wang Mei-hua nói với một quan chức thương mại cấp cao của EU rằng Đài Loan sẽ tiếp tục là “đối tác đáng tin cậy” cho ngành công nghiệp chip toàn cầu và giúp ổn định chuỗi cung ứng. EU đã yêu cầu Đài Loan xây dựng các nhà máy bán dẫn ở Châu Âu trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu và Đài Loan tìm cách tăng cường quan hệ với phương Tây nhằm đối phó với những thách thức từ Trung Quốc.
Brussels và Đài Bắc cũng đã trao đổi về các cách thức hợp tác về nghiên cứu và đổi mới. Ngoài trọng tâm về công nghệ, Tổng Giám đốc Thương mại EU và Bộ trưởng Kinh tế Đài Loan Mei-Hua Wang cũng thảo luận về việc tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp của EU tại Đài Loan và cách cải thiện môi trường đầu tư cho các công ty EU trong lĩnh vực năng lượng gió ngoài khơi.
Xem thêm:
Uỷ ban Châu Âu ngày 02/6/2022: EU and Taiwan hold Trade and Investment Dialogue
Reuters ngày 02/6/2022: Taiwan tells EU it will continue to be ‘trusted’ chip partner
Stratfor ngày 03/6/2022: Taiwan, EU: First Ministerial Trade Talks a Boon to Taiwan’s International Profile. Một bản PDF được lưu ở đây.
Các công ty công nghệ Đài Loan đẩy mạnh hợp tác tại Nhật Bản
Nikkei Asia đưa tin, các công ty công nghệ Đài Loan đang thực hiện nhiều thương vụ hơn ở Nhật Bản để tăng tốc phát triển xe điện và mở rộng ra bên ngoài thị trường nội địa tương đối nhỏ của họ.
Nhà cung cấp Foxconn của Apple và nhà sản xuất chip Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) đang tìm cách tiếp cận bí quyết của Nhật Bản. Foxconn đã ký kết quan hệ đối tác với gần 100 công ty Nhật Bản, bao gồm nhà sản xuất động cơ Nidec, trong khi TSMC và đối thủ United Microelectronics Corporation đang hợp tác với đơn vị Denso của Toyota.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 01/6/2022: Taiwan targets Japan’s auto industry after electronics, chip deals. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Đài Loan cấm xuất khẩu tất cả các loại chip công nghệ cao sang Nga, Belarus
Vào ngày 01/6/2022, Bộ Kinh tế Đài Loan đã công bố danh sách hàng hóa công nghệ chiến lược bị cấm xuất khẩu sang cả hai nước Nga và Belarus. Belarus được đưa vào danh sách để chặn nguy cơ nước này có thể tiếp tay cho Nga.
Xem thêm:
Taiwan News ngày 02/6/2022: Taiwan bans exports of all modern chips to Russia, Belarus
Ngày càng nhiều người dân Đài Loan đi học bắn súng để chuẩn bị cho nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược
Lần đầu tiên trong đời, người dân Đài Loan đi học bắn súng khi chứng kiến Nga xâm lược Ukraine làm dấy lên lo lắng trước viễn cảnh nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc có động thái tương tự trên hòn đảo dân chủ này.
Xem thêm:
Reuters ngày 01/6/2022: More seek gun training in Taiwan as Ukraine war drives home China threat
Hoa Kỳ một lần nữa cập nhật thông tin, trở về quan điểm cũ không ủng hộ Đài Loan độc lập
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã thay đổi từ ngữ trên trang web của họ về Đài Loan, loại bỏ các cụm từ diễn đạt sự không ủng hộ Đài Loan độc lập và thừa nhận quan điểm của Bắc Kinh rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Điều này đã khiến Bắc Kinh tức giận. Từ ngữ đó hiện đã được thay đổi một lần nữa, khôi phục lại diễn đạt cũ rằng “chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập”.
Xem thêm:
Reuters ngày 03/6/2022: US updates fact sheet, again, says does not support Taiwan independence
South China Morning Post ngày 03/6/2022: US State Department struggles to get its fact sheet straight on Taiwan. Một bản PDF được lưu ở đây.
Lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với nhập khẩu từ Tân Cương sẽ bắt đầu trong tháng này
Các quan chức của Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết họ sẵn sàng thực hiện luật mới cấm nhập khẩu từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc khi luật có hiệu lực vào cuối tháng này. Tổng thống Joe Biden đã ký Đạo luật ngăn chặn lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ (UFLPA) vào tháng 12 năm ngoái và đạo luật này cấm nhập khẩu từ Tân Cương với giả định rằng tất cả các sản phẩm được làm bằng lao động cưỡng bức, điều mà Bắc Kinh liên tục phủ nhận.
Xem thêm:
Reuters ngày 01/6/2022: US is ready to implement ban on Xinjiang goods on June 21
Các nhà đầu tư Trung Quốc từ bỏ việc thu mua nhà sản xuất graphene của Anh
Các nhà đầu tư Trung Quốc đã từ bỏ kế hoạch mua lại nhà sản xuất graphene Perpetuus Group sau khi chính phủ Anh xem xét vấn đề bảo mật. Bộ trưởng Kinh doanh và Năng lượng Vương quốc Anh Kwasi Kwarteng viết trên Twitter: “Thương vụ thâu tóm được đề xuất đã bị hủy bỏ. Chính phủ Anh theo dõi thị trường mọi lúc để xác định các thương vụ thâu tóm tiềm ẩn nguy cơ cho an ninh quốc gia. Chúng tôi sẽ can thiệp khi cần thiết,” ông nói thêm.
London đã bắt đầu đánh giá khía cạnh an ninh đối với kế hoạch thâu tóm của Shanghai Kington Technology, một công ty Trung Quốc chuyên sản xuất nhựa hiệu suất cao vào đầu năm nay. Perpetuus sản xuất graphene và ống nano carbon – những sản phẩm tiền thân nhỏ bé mà họ hy vọng sẽ tìm thấy những ứng dụng hữu ích trong các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm điện tử, quốc phòng và y tế.
Xem thêm:
Tweet của UK Business and Energy Secretary Kwarteng ngày 01/6/2022
Chứng kiến Nga xâm lược Ukraine, người dân Đan Mạch lựa chọn tham gia chính sách an ninh – quốc phòng chung EU sau 30 năm đứng ngoài
Ngày 01/6/2022, hơn 67% người dân Đan Mạch đã lựa chọn đồng ý với quyết định tham gia vào chính sách quốc phòng chung của EU trong cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này. Quyết định này của người dân Đan Mạch là phản ứng đối với cuộc chiến mà Nga đang gây ra tại Ukraine, đảo ngược gần 30 năm chính sách “nghi ngờ EU” của chính quyền Đan Mạch. Đan Mạch là một trong những thành viên sáng lập của NATO, do đó quyết định này không tạo ra thay đổi quá lớn đối với tình hình an ninh khu vực. Tuy nhiên, đây lại là một động thái đáng hoan nghênh để củng cố một nền quốc phòng chung toàn Châu Âu, hướng tới một tương lai EU tự chủ chiến lược về an ninh – quốc phòng.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói: “Thế giới đã thay đổi. Châu lục của chúng ta đã thay đổi. Đó là lý do vì sao, theo quan điểm logic của tôi, việc các nước Châu Âu xích lại gần nhau, bao gồm cả quốc phòng và an ninh, là điều cần thiết.”
Xem thêm:
Ouest France ngày 1/6/2022: Danes overwhelmingly voted ‘yes’ to join EU defense policy
France 24 ngày 03/6/2022: Europe on the defensive: EU states move towards more military spending, co-operation
Financial Times ngày 27/5/2022: Letter: Increasing German defence spending is only half the battle. Một bản PDF được lưu ở đây.
World Politic Review ngày 31/5/2022: The EU Needs to Aim Even Higher on Its Defense Transformation. Một bản PDF được lưu ở đây.
Financial Times ngày 03/6/2022: Germany approves €100bn fund to modernise its armed forces. Một bản PDF được lưu ở đây.
Project Syndicate ngày 01/6/2022: Getting Serious About European Defense by Josep Borrell
Politico ngày 31/5/2022: The in crowd? Denmark votes on joining EU defense cooperation
Uỷ ban Châu Âu ngày 30/5/2022: Special Meeting of the European Council
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 03/6/2022: Secretary Blinken’s Meeting with Danish Foreign Minister Kofod
Stratfor ngày 03/6/2022: The Significance of Denmark Ending Its EU Defense Opt-Out. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tổng thống Biden: Những gì Mỹ sẽ và sẽ không làm ở Ukraine
Trong một bài xã luận trên The New York Times, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cho biết quyết định này có liên quan đến mục tiêu của Hoa Kỳ là thúc đẩy “một Ukraine dân chủ, độc lập, có chủ quyền và thịnh vượng với các phương tiện để răn đe và tự vệ trước các hành động xâm lược tiếp theo”. Ông Biden lặp lại bình luận của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy rằng cuộc chiến “chắc chắn sẽ chỉ kết thúc thông qua ngoại giao”, cho biết sự hỗ trợ vũ khí của Mỹ nhằm củng cố vị thế đàm phán của Ukraine. Ông cũng viết rằng ông sẽ không gây áp lực buộc Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ cho Nga.
Trong bài viết, ông Biden cũng gửi đi thông điệp rằng Hoa Kỳ không tìm kiếm chiến tranh giữa NATO và Nga. “Dù tôi không đồng ý với ông Putin và phẫn nộ với hành động của ông ấy, Hoa Kỳ sẽ không cố gắng làm cho ông ấy bị lật đổ ở Moscow. Miễn là Hoa Kỳ hoặc các đồng minh của chúng tôi không bị tấn công, chúng tôi sẽ không trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột này, bằng cách gửi quân đội Mỹ đến chiến đấu ở Ukraine hoặc bằng cách tấn công các lực lượng của Nga.” Ông Biden cũng nói rằng Ukraine sẽ nhận được nhiều hệ thống tên lửa và đạn dược tiên tiến hơn “cho phép họ tấn công chính xác hơn các mục tiêu quan trọng trên chiến trường Ukraine.”
Bài viết được xuất bản trước khi Mỹ công bố gói viện trợ quân sự trị giá 700 triệu USD cho Ukraine, bao gồm việc chuyển giao 4 đơn vị thuộc Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142, được trang bị tên lửa có tầm bắn dưới 50 dặm, ngắn hơn so với yêu cầu của Ukraine, nhưng vẫn xa hơn hầu hết các loại vũ khí khác trong kho vũ khí của Ukraine.
Phân tích
Bài viết của Biden thể hiện rõ ràng nhất chính sách của Hoa Kỳ đối với Nga và Ukraine kể từ khi chiến tranh nổ ra vào cuối tháng Hai. Nó cũng báo hiệu rằng khả năng hỗ trợ Ukraine của Hoa Kỳ có những giới hạn nhằm giảm bớt bất kỳ nhu cầu nào trong tương lai có thể dẫn tới việc buộc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nhượng bộ Nga trong các cuộc đàm phán. Ông Biden cũng nhắc lại rằng Hoa Kỳ muốn “ngăn chặn … sự xâm lược hơn nữa”. Điều này sẽ thiết lập tiêu chuẩn theo mong muốn cho việc tiếp tục cung cấp vũ khí, vì Ukraine có thể sẽ cần số lượng lớn các hệ thống tiên tiến để ngăn chặn Nga tiếp tục hoặc leo thang chiến tranh. Tuy nhiên, ông Biden cũng cho biết Mỹ “không khuyến khích hoặc tạo điều kiện cho Ukraine tấn công ngoài biên giới”, khẳng định việc Washington không cung cấp cho Ukraine pháo tầm xa là nhằm tránh leo thang với Nga. Mặc dù vậy, leo thang ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra vì Nga đã chiếm Crimea và có thể tìm cách sáp nhập nhiều phần lớn hơn của Ukraine trong những tháng tới, lúc đó vẫn chưa rõ liệu Ukraine có được phép sử dụng vũ khí của Mỹ để giành lại những vùng lãnh thổ này hay không.
Xem thêm:
The New York Times ngày 31/5/2022: Opinion | President Biden: What America Will and Will Not Do in Ukraine
Stratfor ngày 01/6/2022: Ukraine, US: Biden Justifies Ukraine Policy, Weapons Deliveries. Một bản PDF được lưu ở đây.
Von der Leyen: Việc Ukraine gia nhập EU là “nghĩa vụ đạo đức” của khối
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen nói rằng Ukraine phải đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn và điều kiện cần thiết để gia nhập, nhưng kêu gọi EU giúp Ukraine đạt được các mục tiêu này. Bà nói: “Hỗ trợ Ukraine trên con đường tiến tới Liên minh Châu Âu không phải là một gánh nặng mà đó là trách nhiệm lịch sử của chúng ta.”
Xem thêm:
The Kyiv Indepdent ngày 03/6/2022: Von der Leyen: Ukraine’s admission to the EU is the bloc’s ‘moral duty.’
Nga một mặt vừa tìm kiếm giải pháp tránh trừng phạt, vừa phản đòn chiến tranh kinh tế với phương Tây
Trước tình hình cuộc chiến tại Ukraine bước sang tháng thứ 4, ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây bắt đầu thể hiện ngày một rõ rệt trong nền kinh tế Nga. Nga mất đi nguồn cung nguyên liệu nhôm oxide, một trong những nguyên liệu sản xuất cơ bản do không thể nhập từ nhà máy Rusal tại Ukraine và không thể nhập khẩu từ Australia do các lệnh trừng phạt kinh tế, nên đã bắt đầu phải phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc. Khối lượng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng mạnh từ hơn 300 tấn trong tháng 1 và 2 lên 9,9 nghìn tấn trong tháng 3 năm 2022, vọt lên 123,8 nghìn tấn trong tháng 4/2022. Các báo cáo cũng cho biết Nga đang cạn kiệt nguồn chip bán dẫn, linh kiện điện tử, và phụ tùng phần cứng, do đó đang phải tìm kiếm các nguồn thay thế không chính thức với giá thành cao gấp nhiều lần. Chính quyền Nga đã ít nhất hai lần kêu gọi chính quyền Trung Quốc giúp đỡ về kinh tế để chống lại sức ép từ các lệnh trừng phạt, tuy nhiên các quan chức và lãnh đạo Trung Quốc đã trả lời rằng: “Chúng tôi thông cảm với thế khó khăn của Nga, nhưng chúng tôi không thể bỏ qua ảnh hưởng đối với Trung Quốc trong vấn đề này. Trung Quốc sẽ luôn hành động vì lợi ích trên hết của người dân Trung Quốc.” Chủ tịch Tập Cận Bình được cho là đã ra chỉ thị yêu cầu các quan chức tìm cách hỗ trợ Nga về tài chính mà không vi phạm các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Trước tình hình khó khăn này, Nga đã tìm các phương án khác để chống lại các lệnh trừng phạt. Một mặt, Nga tiếp tục sử dụng thế mạnh về xuất khẩu một số nguyên liệu quan trọng như khí trơ để phản công vào ngành công nghiệp bán dẫn của phương Tây. Mặt khác, Nga tiếp tục sử dụng an ninh lương thực làm quân bài mặc cả với phương Tây, tuyên bố sẵn sàng phối hợp cùng Thổ Nhĩ Kỳ gỡ bỏ thế bao vây cảng Odessa nếu Thổ Nhĩ Kỳ đảm nhận vai trò gỡ mìn xung quanh thành phố này.
Xem thêm:
RFERL ngày 30/5/2022: Putin Tells Erdogan Russia Ready To Work With Ankara To Unblock Ukrainian Ports
Reuters ngày 2/6/2022: Russia limits exports of noble gases, a key ingredient for making chips
Kommersant ngày 1/6/2022: Russia is increasing imports in the conditions of the shutdown of the Rusal plant in Ukraine
Washington Post ngày 2/6/2022: Beijing chafes at Moscow’s requests for support, Chinese officials say
Financial Times ngày 2/6/2022: ‘Everything is gone’: Russian business hit hard by tech sanctions. Một bản PDF được lưu ở đây.
RFERL ngày 3/6/2022: Russian Miners Say Sanctions Hurting Coal, Diamond Exports
Financial Times ngày 07/6/2022: Russian oil and gas: headed for long-term decline?. Một bản PDF được lưu ở đây.
Đánh đu với nguy cơ vỡ nợ, Nga bỏ lỡ nghĩa vụ thanh toán 1,9 triệu USD
Một nhóm các nhà đầu tư đã xác định việc Nga không trả 1,9 triệu USD tiền lãi cộng dồn cho một trái phiếu bằng USD sẽ kích hoạt các khoản bồi thường có khả năng trị giá hàng tỷ USD, trong bối cảnh khi nước này sắp lần đầu tiên vỡ nợ lớn trong hơn một thế kỷ qua.
Xem thêm:
Reuters ngày 02/6/2022: Teetering on default, Russia misses $1.9 mln payment, committee determines
EU loại bỏ thêm 3 ngân hàng Nga khỏi hệ thống SWIFT
Ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank, Ngân hàng Tín dụng Moscow và Ngân hàng Nông nghiệp Nga sẽ bị ngắt kết nối với mạng nhắn tin chính của thế giới cho các khoản thanh toán quốc tế. Biện pháp này là một phần trong gói trừng phạt thứ sáu của EU, đã được EU chính thức phê duyệt vào ngày 02/6/2022.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 02/6/2022: EU Approves Partial Russian Oil Ban, Sanctions on Sberbank. Một bản PDF được lưu ở đây.
Các nhà điều hành điện lực khu vực Baltic quyết định dừng mua điện của Nga
Các nhà điều hành hệ thống tải điện Baltic bao gồm Elering (Estonia), AS Augstsprieguma tikls của Latvia (AST) và Litgrid của Lithuania, đã đồng ý dựa vào các nguồn Baltic, Bắc Âu và Ba Lan kể từ ngày 01/6/2022 thay vì mua từ Nga. Các lý do được viện dẫn cho quyết định này là vấn đề thanh toán của Nga và họ không sẵn sàng thanh toán cho các công ty Nga.
Xem thêm:
AST ngày 02/6/2022: The Baltic transmission system operators have decided to stop purchasing electricity from Russia
Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan: EU đã bắt đầu làm việc hướng tới gói trừng phạt thứ 7 chống lại Nga
Trong một cuộc phỏng vấn với Polska Agencia Prasowa, Paweł Jabłoński nói rằng EU đã bắt đầu thực hiện gói trừng phạt thứ bảy chống lại Nga vì xâm lược Ukraine. Ông nói: “Các biện pháp trừng phạt thậm chí nên cứng rắn hơn đối với nguồn khí đốt mà Nga vẫn có thể bán.” EU đã áp đặt lệnh cấm một phần đối với dầu của Nga trong gói trừng phạt thứ sáu vào ngày 30/5/2022.
Xem thêm:
Polska Agencja Prasowa ngày 04/6/2022: szósty pakiet sankcji to sukces polskiej dyplomacji, choć nie są one jeszcze wystarczające
———-
VII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
Nguyễn Hồng Hải: Quan hệ Đối tác Chiến lược ngày càng sâu rộng giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Âu
Tác giả cho biết Việt Nam có 5 Quan hệ Đối tác Chiến lược với các quốc gia Châu Âu bao gồm Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Italy, Vương quốc Anh, và các quan hệ đối tác này đã mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam trong chính sách đối ngoại đa phương của mình. Cụ thể, 4 quốc gia thành viên EU đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiến trình đàm phán và triển khai Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA), cũng như trong việc hỗ trợ Việt Nam trong vai trò thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021. Các quan hệ đối tác chiến lược này có thể mang lại nhiều lợi ích đối với vấn đề hợp tác quốc phòng – an ninh, và với việc EU cùng các thành viên đưa ra các chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của mình, Việt Nam có thể củng cố vị thế như một đối tác quan trọng của EU tại khu vực.
Xem thêm:
The Diplomat ngày 30/5/2022: Vietnam’s Growing Strategic Partnerships with European Countries
Ann Marie Murphy: Hội nghị Cấp cao Mỹ – ASEAN 2022: Thời kỳ mới của quan hệ?
Tác giả chỉ ra hội nghị giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Mỹ vừa qua thể hiện sự hội tụ về lợi ích của hai bên, khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã tính tới các lợi ích của Đông Nam Á và thay đổi chính sách so với chính quyền tiền nhiệm. Dù vậy, hai bên cũng gặp phải một số thách thức: một số nhà phân tích nhận định các sáng kiến của Mỹ thể hiện lợi ích của nước này hơn là ASEAN, Mỹ thiếu công cụ kinh tế so với Trung Quốc, trong khi Myanmar cũng là một thách thức. Theo tác giả, hai bên sẽ cần thúc đẩy đà phát triển này trong thời gian tới với hội nghị thượng đỉnh vừa qua là nền tảng để tăng cường quan hệ.
Xem thêm:
NBR ngày 23/5/2022: The 2022 U.S.-ASEAN Summit: A New Era in Relations?
Ken Moriyasu: Hoa Kỳ gia nhập các đồng minh Châu Á để bảo vệ Đài Loan
Mỹ đang cố gắng xây dựng một liên minh đáng tin cậy có thể đối đầu với Trung Quốc nếu nước này cố gắng chiếm Đài Loan bằng vũ lực. Khung thời gian cho một cuộc xâm lược như vậy có thể trong vòng năm năm. Mỹ không muốn đối đầu với Trung Quốc một mình, do lợi thế địa lý của Bắc Kinh. Tuy nhiên, trong khi Mỹ có 5 đồng minh hiệp ước song phương và nhiều đối tác ở Châu Á, ý tưởng để họ làm việc đoàn kết cho đến nay vẫn còn khó nắm bắt. Liệu Ấn Độ có tham gia lên án Nga vào thời điểm này hay không không phải là ưu tiên của Nhà Trắng. Điều quan trọng hơn là Ấn Độ đã cam kết với Bộ Tứ và rằng, khi bị đẩy tới chân tường, Ấn Độ có thể đóng góp theo cách riêng của mình. Việc vận động Ấn Độ không chỉ giới hạn trong vấn đề Đài Loan mà còn làm lung lay cán cân quyền lực trong tương lai của Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 01/6/2022: All for one: US enlists its Asian allies in defense of Taiwan. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Brian G. Carlson: Cuộc chiến của Nga tại Ukraine: Tính toán của Trung Quốc
Theo tác giả, cuộc chiến của Nga tại Ukraine khiến Trung Quốc rơi vào vị trí khó khăn, khi việc gắn bó với Nga đem lại cả thách thức lẫn cơ hội. Về thách thức: (i) Kích thích sự phản đối của quốc tế có thể nhằm vào Trung Quốc. (ii) Nga thất bại và bị mất ổn định, hoặc có chính quyền mới muốn cải thiện quan hệ với phương Tây. (iii) Nga sử dụng vũ khí hóa học hoặc hạt nhân tại Ukraine, khiến Trung Quốc khó có thể ủng hộ. Về cơ hội: (i) Nếu Nga đạt được kết quả khả quan, Moscow sẽ tiếp tục có giá trị với Trung Quốc. (ii) Nga phụ thuộc hơn vào Trung Quốc. (iii) Uy tín cá nhân của Chủ tịch Tập Cận Bình. Từ đó, tác giả nhận định Trung Quốc sẽ vẫn coi trọng quan hệ với Nga, dù thận trọng để không ảnh hưởng đến hình ảnh và lợi ích của nước này.
Xem toàn văn bài viết tại đây
Yun Jiang: Khi Thế giới trừng phạt Nga, Trung Quốc theo dõi chặt chẽ
Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ cách các nước phản ứng với việc Nga xâm lược Ukraine, để chuẩn bị cho ngày nước này có thể thực hiện động thái quân sự đối với Đài Loan. Không chỉ phản ứng quân sự mà còn là phản ứng kinh tế. Một bài học quan trọng cho Bắc Kinh là tầm quan trọng của việc hội nhập với thế giới trong khi giảm phụ thuộc vào phương Tây – và ở những lĩnh vực mà điều này không khả thi, ví dụ như lĩnh vực công nghệ cao, thì sẽ tăng cường xây dựng tính tự cường. Ngay cả trước khi Nga xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã và đang thực hiện các bước để bảo vệ hệ thống tài chính của mình, bao gồm cả thông qua các hệ thống thanh toán thay thế. Sự phụ thuộc của Trung Quốc vào phương Tây và năng lực của Trung Quốc chống chịu các lệnh trừng phạt sẽ giảm nếu họ có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với hệ thống tài chính. Trong khi đang nỗ lực để trở nên ít phụ thuộc kinh tế hơn vào phương Tây, Trung Quốc vẫn chưa đạt được điều đó. Tương tự, hội nhập với nền kinh tế thế giới làm giảm nguy cơ bị trừng phạt, mà ngành năng lượng của Nga là một ví dụ. Bằng cách xây dựng các liên kết kinh tế dày đặc hơn, bao gồm cả thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường, Bắc Kinh có thể thành công tránh được một tương lai bị cô lập kinh tế toàn diện.
Xem thêm:
East Asia Forum ngày 30/5/2022: As the world sanctions Russia, China takes note
Emily Kilcrease & Maria Shagina: Liệu Nga có thể xây dựng lại lĩnh vực công nghệ của mình với sự trợ giúp của Trung Quốc không?
Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu sâu rộng mà Hoa Kỳ và các quốc gia khác đặt ra để trừng phạt Nga xâm lược Ukraine là nhằm tác động ăn mòn lâu dài, nhưng tác động của chúng đối với Nga đã rõ ràng. Điều này đặc biệt đúng trong lĩnh vực bán dẫn. Những nỗ lực của Moscow sản xuất chất bán dẫn và linh kiện điện tử trong nước, bắt đầu từ năm 2021, đã không tạo ra nhiều kết quả, và công nghệ phương Tây cần thiết để khởi động lĩnh vực chip bản địa giờ đây đã vượt xa tầm tay. Do đó, Trung Quốc sẽ đóng một vai trò quan trọng trong tương lai phát triển công nghệ của Nga. Nhưng trong khi những thiện cảm về địa chính trị của Trung Quốc nằm ở Nga, sự hỗ trợ tích cực của Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của các nước đồng minh và khiến tham vọng của chính Trung Quốc trong ngành công nghiệp chip gặp rủi ro.
Xem thêm:
War on the Rocks ngày 02/6/2022: Can Russia rebuild its tech sector with China’s help?
Simon Lester: Chính phủ mới của Australia sẽ tiếp cận quan hệ thương mại với Trung Quốc thế nào?
Các chuyên gia về chính sách thương mại tại Australia nhận định căng thẳng giữa Australia và Trung Quốc vừa đến từ nhiều nguyên nhân, nhưng nổi bật là các tuyên bố của giới chính trị, gây ra bởi bối cảnh chính trị nội bộ tại Australia và Trung Quốc. Theo các chuyên gia, hai nước cần giảm căng thẳng, thiết lập lại quan hệ qua kênh ngoại giao (thay vì các chính trị gia và truyền thông), quay lại cách tiếp cận dựa trên luật lệ và thực sự có mong muốn cải thiện quan hệ. Các chuyên gia nhận định chính quyền mới tại Australia của Công đảng dường như sẵn sàng thay đổi, có tính xây dựng hơn, sẵn sàng sử dụng ngoại giao hơn, cũng như có cơ sở cử tri khác với chính quyền cũ.
Xem thêm:
China Trade Monitor ngày 02/6/2022: How Will the New Australian Government Approach Trade Relations with China?
MERICS: Các công ty công nghệ Trung Quốc vẫn bị giám sát chặt chẽ
Với quy định cấm trẻ em gửi quà trên các nền tảng livestream hôm 07/5/2022, dường như Trung Quốc sẽ không trở lại thời kỳ “tự do” đối với các công ty công nghệ như trước kia. Thay vào đó, việc giám sát được bình thường hóa với các quy định được đưa ra với tần suất ít hơn và dễ đoán hơn. Theo chuyên gia Jeroen Groenewegen-Lau của MERICS, việc kiểm soát công nghệ là bước chuẩn bị để kinh tế số đóng vai trò quan trọng hơn trong chiến lược quốc gia của Trung Quốc. Trong khi đó, các công ty công nghệ đang hào hứng bày tỏ sự trung thành và ủng hộ các ưu tiên của chính phủ.
Xem toàn văn nhận định tại đây
Carl Bildt: Giờ tử của Davos đã tới?
Tác giả cho rằng thế giới đã bước vào một giai đoạn xung đột địa chính trị, chủ nghĩa bảo hộ, và chủ nghĩa khu vực mới, khiến cho đại diện của chủ nghĩa toàn cầu là Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos mất đi vị thế của mình. Giai đoạn bất ổn này đã khiến cho vai trò của giới doanh nghiệp trong việc hoạch định chính sách giảm đi, vai trò của các chính trị gia tăng lên, và có nguy cơ kéo kinh tế thế giới vào khủng hoảng, khiến cho một thế giới toàn cầu hóa trở nên phân mảnh. Tác giả khuyến khích các quốc gia nên lựa chọn lập trường thực tế và tỉnh táo trước những thách thức toàn cầu trong giai đoạn này để có thể tìm ra được giải pháp phù hợp.
Xem thêm:
The Strategist ngày 30/5/2022: The death of Davos?
RANE Worldview: EU cuối cùng đã cấm vận dầu từ Nga. Giờ chúng ta nên làm gì tiếp theo?
Ngày 30/5/2022, các thành viên EU cuối cùng cũng đã thống nhất được một lệnh trừng phạt nhắm vào nhập khẩu dầu từ Nga, với một số điều kiện đi kèm. Việc EU cần tới gần một tháng để thống nhất được lệnh trừng phạt này cho thấy các nền kinh tế EU đang đi tới giới hạn của sức chịu đựng đối với ảnh hưởng của cuộc chiến tại Ukraine, và đang ở trong nguy cơ suy giảm tăng trưởng trong những tháng tới. Lệnh trừng phạt dầu Nga sẽ khiến cho giá năng lượng tăng cao, dẫn tới tăng giá cả tiêu dùng tại Châu Âu, tạo ra nguy cơ đối với chính sách tài khóa của EU và đối với an ninh trong khối. Do đó, EU sẽ khó có thể áp đặt lệnh trừng phạt lên khí đốt Nga, kể cả khi Ủy ban Châu Âu có đưa ra đề xuất. EU chỉ có thể huy động được sự đoàn kết nếu như Nga tăng mạnh căng thẳng tại Ukraine, với các động thái như sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Xem thêm:
RANE Worldview ngày 31/5/2022: EU has finally approved its ban of Russian oil. What now? Một bản PDF được lưu ở đây.
Bence Nemeth: Quan hệ song phương và liên minh cỡ nhỏ là những sức mạnh bí mật của Châu Âu
Trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine đặt lại câu hỏi về củng cố năng lực quốc phòng chung Châu Âu, tác giả lập luận rằng một trong những vấn đề nền tảng cần phải được đánh giá đúng mức là quan hệ hợp tác quốc phòng tại Châu Âu về cơ bản dựa trên các quan hệ hợp tác song phương và các liên minh cỡ nhỏ dưới 5 thành viên. NATO hay EU chỉ được coi là những khuôn khổ đa phương cho phép các quan hệ hợp tác quốc phòng này liên kết với nhau. Do đó, để củng cố năng lực quốc phòng chung Châu Âu một cách hiệu quả, tác giả cho rằng những quan hệ hợp tác nền tảng giữa các nhóm quốc gia cần được củng cố, và sự phối hợp giữa các quan hệ này trong khuôn khổ NATO và EU cần được khuyến khích.
Xem thêm:
War on the Rocks ngày 3/6/2022: Bilateralism and Minilateralism Are Europe’s Secret Strengths
Jade McGlynn và Fiona Greenland: Sự kiêu căng của Nga đang phá hủy di sản văn hóa của Ukraine
Các tác giả cho rằng với việc đưa ra các tuyên bố phủ nhận quyền tồn tại của quốc gia Ukraine và hành vi phá hủy các cơ sở văn hóa của Ukraine, chính quyền Putin đang áp đặt góc nhìn đế quốc về văn hóa của mình lên Ukraine. Tương tự như tại Syria, chính quyền Nga đang tiếp tục tự coi nước Nga là truyền nhân duy nhất của văn minh cổ điển Châu Âu. Do đó, Nga là quốc gia duy nhất có khả năng và có quyền sở hữu, điều chỉnh văn hóa của các quốc gia khác cho phù hợp. Dưới góc nhìn đế quốc kiêu căng này, chính quyền Nga tiếp tục tuyên truyền với người dân rằng những gì nước Nga làm là đúng đắn và thuận theo truyền thống lịch sử, những tuyên truyền của phương Tây là những hành vi bôi xấu, gây hấn văn hóa Nga, ngăn nước Nga trở lại với vị thế siêu cường.
Xem thêm:
Foreign Policy ngày 30/5/2022: Russia’s Imperial Arrogance Is Destroying Ukrainian Heritage. Một bản PDF được lưu ở đây
Steven Pifer: Vì sao việc Putin phản bội Ukraine có thể thúc đẩy phổ biến vũ khí hạt nhân
Tác giả lập luận rằng cuộc chiến của Putin tại Ukraine năm 2014 và 2022 đã vi phạm chính những cam kết của Nga trong việc giải giáp vũ khí hạt nhân tại Ukraine năm 1994, và đã khiến cho người dân Ukraine cũng như các quốc gia khác suy nghĩ lại về vai trò của vũ khí hạt nhân trong tư thế răn đe quân sự. Những cơ chế bảo đảm an ninh cho Ukraine trong với Biên bản ghi nhớ Budapest đã không được tôn trọng, tạo ra nguy cơ khiến các quốc gia khác trên thế giới mất niềm tin vào nỗ lực chống phổ biến vũ khí hạt nhân, thay đổi các tính toán trong việc sở hữu các hệ thống vũ khí hủy diệt hàng loạt này.
Xem thêm:
Bulletin of the Atomic Scientists ngày 01/6/2022: Why Putin’s betrayal of Ukraine could trigger nuclear proliferation
———–
VIII- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Andrew Chubb (2022) Dynamics of assertiveness in the South China Sea: China, the Philippines, and Vietnam, 1970-2015
Qua phân tích định lượng từ cơ sở dữ liệu các hoạt động “quyết đoán” ở Biển Đông của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam từ năm 1970 đến 2015, nghiên cứu đã rút ra một số kết luận:
1. Các hành động quyết đoán của Trung Quốc diễn ra liên tục, với bốn thời kỳ được đẩy mạnh: 1973-1975, 1987-1989, 1992-1995, và từ năm 2007 đến nay (khác với đa số tài liệu tiếng Anh cho rằng thời điểm Trung Quốc thay đổi chính sách là khoảng từ 2009 tới 2012). Việt Nam là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ thập niên 2000 về trước, nhưng bị Philippines vượt qua trong 5 năm đầu thập niên 2010.
Năm 2007 không chỉ đánh dấu sự gia tăng các hành động quyết đoán của Trung Quốc về lượng, mà còn về chất khi Bắc Kinh bắt đầu tăng cường các hoạt động trên thực địa và liên quan tới hoạt động quản lý dân sự ở khu vực.
2. Có ba thời kỳ Philippines đẩy mạnh hành động quyết đoán: Những năm 1970 (trực tiếp kiểm soát các thực thể), từ giữa những năm 1990 tới đầu những năm 2000 (hành vi cưỡng ép trên biển) và sau 2010 (chủ yếu là ngoại giao). Hành động của Philippines cũng rải rác và không nhất quán, nếu so sánh với các quốc gia khác. Trong thời kỳ đầu, hành vi quyết đoán của Philippines nhằm vào cả Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, nhưng trong các thời kỳ sau chủ yếu nhằm vào Trung Quốc.
3. Trong 3 thập niên cuối thế kỷ XX, sự quyết đoán của Việt Nam khá tương đồng với Trung Quốc – mỗi khi Trung Quốc tỏ ra quyết đoán, Việt Nam có thể đáp trả, thậm chí mạnh mẽ hơn. Dù vậy, từ những năm 2010, Việt Nam không còn có thể theo kịp và tập trung vào ngoại giao. Giống như Philippines, kể từ những năm 1990, gần như toàn bộ hành vi quyết đoán của Việt Nam có nhằm vào Trung Quốc.
4. Nhìn chung, vai trò của dầu khí như nhân tố thúc đẩy sự quyết đoán của các quốc gia đã suy giảm. Tỷ lệ của các hành động quân sự trong tổng số hành động quyết đoán cũng đã giảm mạnh so với ba thập niên cuối thế kỷ XX, kể cả khi tăng trở lại từ 2008. Trong khi đó, xu hướng “dân sự hóa” được thể hiện khi số hành động cưỡng ép tăng lên, dù sử dụng vũ lực sụt giảm.
5. Các hành động quyết đoán của Trung Quốc từ năm 2007 mở rộng về quy mô ra nhiều khu vực khác ở Biển Đông ngoài Trường Sa như vùng ven biển Việt Nam, Philippines, Nam Biển Đông… Trong khi đó, tần suất hoạt động cưỡng ép tại Trường Sa lại không tăng, bất chấp hoạt động xây đảo từ năm 2013.
Từ dữ liệu, tác giả đưa ra 5 hàm ý chính sách:
1. Sự quyết đoán của Trung Quốc ít liên quan đến cạnh tranh Mỹ hơn giả định của các nhà phân tích phương Tây.
2. Chính sách răn đe (của Mỹ) nên tập trung vào kinh tế, thay vì quân sự.
3. ASEAN và các chủ thể ngoài khu vực có lợi ích nên có hành động mang tính biểu tượng để giải quyết tranh chấp nội khối.
4. ASEAN – hoặc cơ chế tiểu đa phương gồm một số thành viên – nên bảo trợ cho một kế hoạch quản lý đánh bắt cá chung.
5. Cần có thêm các nghiên cứu trong tương lai về hoạt động trung gian, hòa giải và kiểm soát khủng hoảng trong tranh chấp trên biển.
(Trong nghiên cứu, sự quyết đoán được định nghĩa là “các tuyên bố và hành vi giúp tăng cường vị thế của một quốc gia trong tranh chấp” và được chia làm bốn loại hình: tuyên bố, thể hiện, cưỡng ép và sử dụng vũ lực).
Xem toàn văn báo cáo tại đây
Cơ sở dữ liệu của tác giả tại đây
RSIS ngày 23/5/2022: IP22031 | China’s Grey Zone Strategy: Historical Trajectory, Recent Trends and Policy Options
USCC (2022) China’s Interests in U.S. Agriculture-Augmenting Food Security through Investment Abroad
Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc (USCC) đã công bố một báo cáo cho biết Trung Quốc đang đầu tư vào nông nghiệp Hoa Kỳ để giảm thiểu tình trạng thiếu lương thực của chính họ. Những khoản đầu tư này làm giảm sự phụ thuộc của Bắc Kinh vào nhập khẩu và giúp Trung Quốc có được công nghệ nông nghiệp hiện đại. Báo cáo xem xét các lĩnh vực đầu tư chính của Trung Quốc vào Hoa Kỳ, bao gồm đất đai, chăn nuôi, ngũ cốc và cơ sở hạ tầng liên quan, chẳng hạn như thiết bị nông nghiệp và công nghệ. Báo cáo cũng đưa ra những cân nhắc cho các nhà lập pháp liên quan đến sự hội nhập sâu hơn của Trung Quốc trong lĩnh vực nông nghiệp của Hoa Kỳ.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
John Seaman et al. (2022) Dependence in Europe’s Relations with China – Weighing Perceptions and Reality
Báo cáo chính sách về Sự phụ thuộc của Châu Âu trong quan hệ với Trung Quốc – Đánh giá Góc nhìn và Thực tế là một báo cáo công phu, đa chiều về quan hệ EU – Trung Quốc, được thực hiện dưới sự phối hợp của các viện nghiên cứu chính sách trong Hệ thống Viện nghiên cứu Châu Âu về Trung Quốc.
Cuộc chiến tại Ukraine đã buộc EU phải nhìn nhận rõ ràng về nguy cơ đến từ sự phụ thuộc vào năng lượng, kim loại quan trọng, và lương thực của Nga, buộc EU phải đánh giá lại về ảnh hưởng của toàn cầu hóa đối với kinh tế Châu Âu. Chủ nghĩa tự do thương mại, tối đa hiệu quả sản xuất đã chi phối kinh tế thế giới trong hơn 30 năm qua, mang lại lợi ích cho Châu Âu nhưng cũng tạo ra không ít nguy cơ đối với nền kinh tế EU, bao gồm nguy cơ đến từ sử dụng sự phụ thuộc kinh tế để gây sức ép trong cạnh tranh địa chiến lược. Những nguy cơ này nâng cao tầm quan trọng của câu hỏi về sự phụ thuộc của EU vào kinh tế Trung Quốc, do đó báo cáo đặt ra mục tiêu trả lời các câu hỏi: (i) các quốc gia Châu Âu đánh giá như thế nào về sự phụ thuộc vào Trung Quốc; (ii) đánh giá này có ảnh hưởng thế nào đối với chính sách chung của EU.
Báo cáo đã trình bày 19 đánh giá về sự phụ thuộc vào Trung Quốc dưới góc nhìn của các quốc gia thành viên, xếp loại những đánh giá này theo 4 mức độ “quan ngại lớn, ưu tiên lớn”; “quan ngại nhỏ, ưu tiên lớn”; “quan ngại lớn, ưu tiên nhỏ”; và “quan ngại nhỏ, ưu tiên nhỏ”. Tổng hợp lại, báo cáo đánh giá rằng các thành viên EU thừa nhận rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc có nhiều khía cạnh khác nhau, ảnh hưởng của sự phụ thuộc là không đồng đều trên từng thành viên, các thành viên EU đã trải qua nhiều đợt “thức tỉnh” trong quan hệ với Trung Quốc, do đó đang có một sự hội tụ chính sách ở cấp EU trong việc nâng cao khả năng tự chủ của Châu Âu bằng cách giảm dần phụ thuộc vào Trung Quốc. Báo cáo có thể cung cấp những thông tin quan trọng, những góc nhìn đáng chú ý từ Châu Âu cho các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia khác đang xem xét lại về sự phụ thuộc trong quan hệ với Trung Quốc.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
Mason Clark et al. (2022) Russian General Officer Guide
Các tác giả Mason Clark, Karolina Hird, và Kateryna Stepanenko của Học viện Nghiên cứu Chiến tranh đã xây dựng và công bố một văn bản hướng dẫn chung về cấu trúc cấp chỉ huy của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga, bao gồm hệ thống cấp bậc, các quân khu, và tóm tắt thông tin có thể xác nhận được về các chỉ huy.
Liên bang Nga được chia thành 5 quân khu, bao gồm Quân khu Đông có sở chỉ huy tại thành phố Khabarovsk, Quân khu Trung tâm có sở chỉ huy tại thành phố Ekaterinburg, Quân khu Nam với sở chỉ huy tại thành phố Rostov-on-Don, và Quân khu Tây với sở chỉ huy tại thành phố Saint Peterburg. Quân khu Bắc nằm dưới sự quản lý của Bộ chỉ huy chiến lược chung của Hạm đội Phương Bắc, đặt tại Severomorsk.
Liên bang Nga phân cấp chỉ huy thành 5 cấp độ:
– Nguyên soái Liên bang Nga, tương đương với tướng 5 sao của Mỹ. Hiện không có cá nhân nào giữ quân hàm này.
– Đại tướng Lực lượng Vũ trang, tương đương với tướng 4 sao của Mỹ. Hiện tại có 4 cá nhân giữ quân hàm này là Bộ trưởng Quốc phòng Shoigu, Tổng tham mưu trưởng Gerasimov, Chỉ huy Quân khu Nam Dovrnikov, và Chỉ huy trưởng Không quân Liên bang Nga Surovikin.
– Thượng tướng, tương đương với tướng 3 sao của Mỹ. Quân hàm này thường được trao cho cấp chỉ huy quân khu và các chỉ huy trưởng có kinh nghiệm chiến đấu.
– Trung tướng, tương đương với tướng 2 sao của Mỹ. Quân hàm này thường được giữ bởi chỉ huy trưởng và tham mưu trưởng cấp quân đoàn.
– Thiếu tướng, tương đương với tướng 1 sao của Mỹ. Các chỉ huy trưởng và tham mưu trưởng sư đoàn thường giữ quân hàm này.
Danh sách các cá nhân trong cấu trúc cấp chỉ huy của Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga được liệt kê cụ thể trong hướng dẫn này, và tiếp tục được cập nhật bởi các tác giả theo diễn biến của cuộc chiến tại Ukraine.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
—————
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.