(Tuần từ 06/6 – 13/6/2022)
Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Ngô Trung Hiếu, Lưu Việt Hà, Hương Nguyễn, Đinh Tùng Lâm, Trần Phạm Bình Minh
Biên tập: Phạm Huệ Việt, Trần Bằng
Tư liệu: South China Sea News

Tải bản PDF ở
—————
Trong Bản Tin Biển Đông Số 110 có những nội dung sau:
I- VÉN MÀN HUYỀN THOẠI
II- TRUNG QUỐC BỊ NGHI XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG HẢI QUÂN Ở CẢNG REAM
III- TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN TÀI PHÁN ĐỐI VỚI EO BIỂN ĐÀI LOAN, PHỦ NHẬN LẬP TRƯỜNG “VÙNG BIỂN QUỐC TẾ” CỦA MỸ
IV- TẬP CẬN BÌNH KÝ LỆNH THỬ NGHIỆM TIÊU CHUẨN HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ KHÔNG PHẢI CHIẾN TRANH
V- TRÊN BIỂN
VI- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ
VII- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG
VIII- ĐỐI THOẠI THƯỜNG NIÊN SHANGRI-LA
IX- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á
X- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
XI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG
XII- CHUYỂN ĐỘNG LIÊN HỢP QUỐC
XIII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
XIV- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
—————
I- VÉN MÀN HUYỀN THOẠI
Chủ nghĩa Phát xít “Bài Nga” – Cách mà nước Nga nhìn nhận chủ nghĩa Phát xít và thực hư của việc “phi phát xít hoá” Ukraine
Một trong những cái cớ mà Tổng thống Nga Putin đưa ra để xâm lược Ukraine để “phi phát xít hoá” Ukraine. Căn cứ này của Putin đã nhận được sự ủng hộ của số đông người dân Nga cũng như một bộ phận đáng kể người Việt gồm nhiều sĩ quan cao cấp của quân đội.
Để tìm kiếm câu trả lời cho câu hỏi tại sao người dân Nga lại ủng hộ một cuộc chiến của Nga tại Ukraine, một dân tộc được coi là anh em với dân tộc Nga, nhóm biên tập của tờ Perspectify Ukraine đã đi sâu vào sự thay đổi của xã hội Nga thời kỳ hậu Thế chiến Thứ Hai.
Người Nga nhìn nhận chủ nghĩa Phát xít như thế nào?
Sau khi Thế chiến Thứ Hai kết thúc, chính quyền Xô Viết đã từng bước biến cuộc chiến này thành một trụ cột của nhân dạng dân tộc Nga. Lịch sử được giảng dạy tại nước Nga nhấn mạnh rằng “Cuộc chiến Vệ quốc Vĩ đại” là chiến thắng của dân tộc Nga trước chủ nghĩa Phát xít, và chiến thắng của dân tộc Nga đã trở thành một thứ được tôn thờ trong xã hội Nga thông qua nhiều thập kỷ tuyên truyền của chính quyền Xô Viết và chính quyền Nga. Những thập kỷ tuyên truyền này đã làm thay đổi bản chất của Thế chiến Thứ Hai từ một cuộc chiến chống lại một chính quyền độc tài chống Do Thái thành một cuộc chiến do Liên Xô lãnh đạo, chống lại chủ nghĩa Phát xít mang bản chất chống lại dân tộc Nga. Do đó, đối với người Nga, bất cứ điều gì mang yếu tố “bài Nga” đều được coi là Phát xít, và trên thực tế thì nước Nga vẫn đang trong một “Cuộc chiến Vệ quốc” vĩnh viễn chống lại chủ nghĩa Phát xít.
Hàm ý của góc nhìn này đối với Ukraine
Kể từ năm Cách mạng Maidan 2014, chính quyền Nga đã thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền hiệu quả trên toàn thế giới về một nước Ukraine bị điều khiển bởi chủ nghĩa Phát xít, mặc dù trên thực tế ảnh hưởng của các đảng phái cực hữu tương đối hạn hẹp. Mục tiêu của chiến dịch tuyên truyền này bao gồm: (i) thuyết phục rằng Ukraine là một quốc gia cực đoan, cực hữu thông qua phát tán tin giả để phá hoại sự ủng hộ của quốc tế; (ii) thuyết phục người Nga về sự tồn tại của một Ukraine bài Nga. Trong Thế chiến Thứ Hai, Tổ chức Dân tộc Ukraine (OUN) do Stepan Bandera đã hợp tác với quân Đức để chống lại Liên Xô nhằm giành độc lập cho Ukraine, tuy nhiên sau đó đã chống lại quân Đức khi nhận ra ý đồ của Phát xít Đức. Đây là cơ sở để bộ máy tuyên truyền của Liên Xô và Nga coi OUN và những “Banderite” (những người theo Bandera) là tay chân của chủ nghĩa Phát xít chống lại mọi thứ liên quan tới dân tộc Nga, tìm cách tách “dân tộc Nga Nhỏ” (Little Russia) khỏi đại gia đình văn hóa Nga. Điều này được thể hiện rõ trong các phát ngôn của Tổng thống Putin và của chính quyền Nga, khẳng định rằng Nga chỉ đang đưa Ukraine về với vị trí vốn có của mình, và bất cứ ai chống lại bất cứ yếu tố nào liên quan tới Nga từ văn hóa, ngôn ngữ, lịch sử… đều là những “Banderite” theo chủ nghĩa Phát xít chống lại nước Nga. Nhờ những tuyên truyền này, chính quyền Nga đã lật ngược logic của cuộc chiến: Nga không phải quốc gia xâm lược, mà ngược lại chỉ đang bảo vệ tổ quốc khỏi sự tấn công tiềm tàng của chủ nghĩa Phát xít đối với sự toàn vẹn của lãnh thổ “truyền thống” của Nga.
Tiếp tục logic này, có thể thấy nước Nga đang coi nhận dạng của người Ukraine chính là chủ nghĩa Phát xít, và điều này giải thích cho những hành vi tội ác chiến tranh xảy ra tại Ukraine: phi phát xít hóa Ukraine chính là phi Ukraine hóa. Phi Ukraine hóa được thực hiện một cách có hệ thống thông qua các hành vi giết hại, cưỡng bức dân thường, phá hoại các công trình văn hóa và giáo dục, bắt cóc người dân đưa sang vùng lãnh thổ Viễn Đông, hay cấp căn cước Nga cho người dân và bổ nhiệm bộ máy địa phương tại các khu vực chiếm đóng được tại miền Đông và miền Nam Ukraine. Do tất cả những hành vi này đều được thực hiện để “bảo vệ tổ quốc khỏi chủ nghĩa Phát xít”, xã hội Nga không thể hiện sự phản đối quá rõ rệt, cho phép Tổng thống Putin tiếp tục hướng tới mục tiêu của mình. Do năng lực quân sự không đủ để đạt được một chiến thắng quyết định, mục tiêu trước mắt của Putin có thể là duy trì những thành quả đạt được trên chiến trường, nhưng mục tiêu dài hạn vẫn sẽ là tiêu diệt hoàn toàn nhân dạng Ukraine trên toàn bộ lãnh thổ nước này, buộc quốc gia này phải trở về vị trí một bộ phận trong lãnh thổ Nga. Nếu như thành công tại Ukraine, Putin sẽ càng vững tin hơn về vai trò lịch sử tương tự như Peter Đại đế của mình, và có thể sẽ tiếp tục sứ mệnh giành lại lãnh thổ truyền thống của nước Nga tại các quốc gia khác như ba quốc gia khu vực Baltic, Georgia, và Kazakhstan.
Xem thêm:
Perspectify Ukraine ngày 7/6/2022: Nazism as ‘Russophobia’ — how Russia remembers the Nazis and what it means for Ukraine
Foreign Affairs ngày 26/5/2022: Putin Against History | Foreign Affairs
EJIL Talk ngày 8/6/2022: Sexual and Gender-Based Violence against Women in the Russia-Ukraine Conflict
Tổng thống Putin chính thức xác nhận: Lý do tấn công Ukraine vì Nga muốn “lấy lại” những miền đất Nga coi là lãnh thổ lịch sử của Nga. Duma Quốc gia Nga thảo luận về việc thu hồi công nhận độc lập đối với một loạt các quốc gia vùng Baltic.
Sau nhiều tháng phủ nhận tham vọng đế quốc khi quyết định xâm lược Ukraine, Putin giờ đây đã không còn che giấu, so sánh chiến dịch của Peter với các hành động quân sự hiện tại của Nga. Ông nói điều này vào hôm thứ Năm ngày 9/6/2022 trong một buổi gặp gỡ các doanh nhân trẻ, kỹ sư và nhà khoa học sau chuyến thăm một triển lãm dành riêng cho sa hoàng, trước thềm Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Petersburg.
“Trong cuộc chiến với Thụy Điển, Peter Đại đế đã không chiếm gì, ông chỉ lấy lại những gì vốn dĩ đã luôn là của chúng ta, mặc dù không ai ở Châu Âu công nhận điều này. Và đây cũng là định mệnh của chúng ta hiện tại, lấy lại những gì là của chúng ta.”
“Và nếu chúng ta tiến hành từ thực tế rằng những giá trị cơ bản này tạo thành nền tảng cho sự tồn tại của chúng ta, chúng ta sẽ chắc chắn thành công trong việc giải quyết những nhiệm vụ mà chúng ta phải đối mặt,” ông nói.
“Không có hình thức nhà nước trung gian. Hoặc đó là một quốc gia có chủ quyền, hoặc là một thuộc địa, bất kể thuộc địa được gọi là gì. Và một thuộc địa không có triển vọng lịch sử. Nếu một quốc gia không thể đưa ra các quyết định về chủ quyền, thì đó là một thuộc địa,” Putin tuyên bố.
Cố vấn chính phủ Ukraine, Mykhailo Podolyak, nói rằng những tuyên bố của Putin cho thấy những nỗ lực đàm phán với Putin hoặc tìm một “đường tắt” cho cuộc chiến, như Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, đã tìm cách làm, là sai lầm. Podolyak nói: “Lời thú nhận của Putin về việc chiếm đất và tự so sánh mình với Peter Đại đế chứng tỏ: ở đây không có “xung đột”, chỉ có cuộc xâm lược đẫm máu nhân danh cái cớ được cố ý tạo ra là cứu người dân khỏi diệt chủng. Chúng ta không nên nói về việc giữ thể diện cho Nga, mà cần phải nói về việc xoá bỏ hành động đế quốc của nó ngay lập tức.” Carl Bildt, cựu Thủ tướng Thụy Điển, gọi mong muốn của Putin “lấy lại” những vùng đất mà Nga tuyên bố chủ quyền là “công thức cho nhiều năm chiến tranh”. Ý của ông là với tham vọng lãnh thổ này của Nga, chiến tranh sẽ còn tiếp tục trong nhiều năm tới.
Trên thực tế, song song với các cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ, Điện Kremlin đã có nhiều động thái xúc tiến việc thống nhất các lãnh thổ chiếm đóng được vào cùng một quận thuộc Liên Bang Nga, phát hành hộ chiếu Nga cho người Ukraine ở những vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Quốc hội Nga thậm chí còn đang thảo luận thông qua một dự thảo luật thu hồi tuyên bố công nhận Lithuania độc lập.
Duma Quốc gia Nga sau đó cũng có thể hủy bỏ sự công nhận của Nga đối với nền độc lập của Estonia, Latvia và Ukraine, tờ Gazeta.ru dẫn lời Phó Chủ tịch Duma Quốc gia Yevgeny Fedorov cho biết.
The Guardian ngày 10/6/2022: Putin compares himself to Peter the Great in quest to take back Russian lands
Tổng thống Putin ngày 09/6/2022: Putin says it is his ‘destiny’ to ‘return and fortify’ territories
Bộ Ngoại giao Nga ngày 09/6/2022: President Vladimir Putin: There is no in-between, no intermediate state
INews ngày 5/6/2022: After his botched invasion of Ukraine, Vladimir Putin will have to live with sabotaging his hero’s legacy too
Meduza ngày 9/6/2022: Kremlin wants to unite the occupied territories of Ukraine into a new federal district within the Russian Federation
Ukraine World ngày 10/6/2022: Russia was planning to issue passports of the USSR to Ukrainians on the occupied territories of the Kyiv region
TJournal ngày 9/6/2022: In “Yandex.Maps” state borders disappeared – the company explained this by “emphasis on naturalobjects”
Novaya Gazeta ngày 8/6/2022: Russian MP suggests to revoke Lithuania’s independence recognition
Euromaidan Press ngày 8/6/2022: Draft law on the abolition of Russia’s recognition of Lithuania’s independence
The Baltic Times ngày 14/6/2022: State Duma may weigh repealing Russia’s recognition of Estonia’s, Latvia’s independence
Sergej Sumlenny: Thị trường ấn phẩm văn hoá của Nga đã chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, NATO và phương Tây, thúc đẩy chủ nghĩa Stalin như thế nào?
Sergej Sumlenny là một nhà khoa học chính trị gốc Nga hiện đang sống ở Berlin và là chuyên gia về Đông Âu, đã có trên 10 năm làm việc tại Nga, Belarus và Ukraine. Ông đã thực hiện một cuộc khảo sát về các cuốn sách được bán tại Nga và vén màn bức tranh cho thấy nước Nga đã được chuẩn bị tư tưởng cho một cuộc chiến toàn diện chống lại Ukraine, NATO, phương Tây, và thúc đẩy chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa quốc xã.
Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy Nga chuẩn bị cho sự chuyển hướng toàn diện sang chế độ độc tài và một cuộc chiến tranh toàn cầu là việc xuất bản hàng loạt các cuốn sách về các khía cạnh tuyệt vời của Stalin và chủ nghĩa Stalin và về cuộc chiến sắp tới chống lại phương Tây. Những cuốn sách này đã xuất hiện trên các giá sách của Nga vào đầu những năm 2010.
Sự xuất hiện ồ ạt đến mức không thể là ngẫu nhiên ở một chợ sách vốn nằm trong sự kiểm soát chặt chẽ của cảnh sát mật Cục An ninh Liên bang (FSB). “Hãy tự hào, không xin lỗi! Sự thật về thời đại Stalin”, “Sổ tay của chủ nghĩa Stalin”, “Sự đàn áp của Stalin: Lời nói dối vĩ đại” và “Beria: Người quản lý Cent XX xuất sắc nhất” là ví dụ của một vài tựa sách như vậy.
Làn sóng sách theo chủ nghĩa Stalin lớn đến mức vào năm 2011, đã có những lời kêu gọi các nhà xuất bản “Ngừng xuất bản sách của những người theo chủ nghĩa Stalin”. Tất nhiên lời kêu gọi này đã bị bỏ qua.
Vào năm 2015, tác giả đã đến thăm cửa hàng sách trung tâm “Biblio-Globus” ở Moscow, và chào đón khách ngay sau cửa là quân phục, phụ kiện và sách về Stalin và chiến tranh.
Đó là khúc dạo đầu. Ngay sau đó, Điện Kremlin đã bắt đầu công bố một loạt ấn phẩm mà họ gọi là “trận chiến tuyệt vời”. Sách chất lượng thấp được xuất bản hàng loạt về ưu thế quân sự của Nga trong mọi cuộc xung đột có thể xảy ra. Đơn cử là bộ sách về “Chiến trường Ukraine” cùng chung một ý tưởng, những người “chủ nghĩa quốc xã” Ukraine cần phải bị tiêu diệt. Những tựa đề tiêu biểu như “Ukraine trên Lửa”, “Cánh đồng hoang: Trên tàn tích của Ukraine”, “Ukraine trong máu: Những người Banderite diệt chủng” (với ảnh bìa liên hệ “Azov” với “Đức Quốc xã”), “Địa ngục Ukraine: Đó là cuộc chiến của chúng ta!” (ảnh bìa là một người lính Nga bắt một phi công Mỹ), “Mặt trận Ukraine: Những ngôi sao đỏ trên Maidan” (ảnh bìa là máy bay Mỹ bị tiêu diệt). Và Nhà xuất bản đã mô tả nội dung bên trong như sau: “Thế chiến thứ 3 bắt đầu ở Kyiv Maidan! Với “những người gìn giữ hòa bình” NATO bắt đầu cuộc diệt chủng đối với người Nga, xoá sổ toàn bộ những thành phố. Polava không tồn tại nữa. Novorossiya kháng chiến, Nga giúp đỡ! Chúng ta phải lấy được Kyiv! Đây là trận chiến cuối cùng của chúng ta!”
Hầu hết những cuốn sách này đều có câu chuyện giống nhau: những người Ukraine tồi tệ đóng vai trò như phương tiện hộ tống của phương Tây, Mỹ muốn tiêu diệt Nga, nhưng người Nga, dũng mãnh và không sợ hãi, đã tham gia vào một cuộc kháng chiến toàn diện. Những cuốn sách tương tự đã được xuất bản về Georgia, nhưng không quá nhiều.
Cấp độ tuyên truyền tiếp theo của Nga là dòng sách về chủ nghĩa xét lại, thông qua hình thức là viết lại lịch sử. Nga đã tạo riêng một dòng sách cho việc này. Trong lịch sử được viết lại đó, Nga đã bị đối xử không công bằng và đã bị tước mất quyền lực và vị thế là siêu cường duy nhất trên thế giới. Phương Tây đã phản bội và lừa dối Nga. Có rất nhiều huyền thoại về “chiến thắng bị đánh cắp” và “nước Nga bị phản bội”. Ví dụ như Alaska không phải được bán cho Mỹ mà cho thuê 100 năm, nhưng Mỹ đã phá vỡ hợp đồng v.v… Và để trả thù phương Tây và giành chiến thắng cho Nga, cách tốt nhất là gửi những chiến binh yêu nước tìm về quá khứ để viết lại lịch sử và chiến đấu để giành tương lai chiến thắng.
Theo tác giả, một trong những hiểu lầm lớn nhất của phương Tây về Nga là phương Tây tin rằng, Nga chống Đức quốc xã. Theo tác giả, bản chất câu chuyện không phải vậy. Đau thương của Nga là Hitler đã phá vỡ liên minh Stalin-Hitler và bắt đầu sát hại người Liên Xô, thay vì cùng với Liên Xô sát hại người các quốc gia khác.
Vào năm 1945-46, nhà soạn nhạc Liên Xô Blanter và nhà thơ Isakovsky đã viết một bài hát “Kẻ thù đã đốt cháy túp lều của anh ấy”, mô tả nỗi kinh hoàng của một người lính Liên Xô đã mất gia đình, và huy chương “Vì đã chiếm Budapest” đã không thể giúp anh ta thoát khỏi đau khổ. Phiên bản mới nhất của bài hát đã được sửa đổi với những câu thơ sỉ nhục Barack và Michele Obama, và kết thúc bằng câu “Bây giờ chúng ta cần phải đi giải phóng Alaska”.
Xem thêm:
———-
II- TRUNG QUỐC BỊ NGHI XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG HẢI QUÂN Ở CẢNG REAM
Tờ Washington Post ngày 06/6/2022 dẫn nguồn tin từ các quan chức phương Tây cho biết Trung Quốc đã bí mật xây dựng một cơ sở trong căn cứ hải quân ở cảng Ream, Campuchia, với mục đích đặc dụng cho quân đội Trung Quốc. Các nguồn tin cho biết giới chức Campuchia và Trung Quốc đã cố gắng che giấu sự hiện diện của quân đội Trung Quốc. Ngoài ra, một tòa nhà hữu nghị được Việt Nam xây dựng cũng được chuyển ra khỏi căn cứ để tránh xung đột với quan chức Trung Quốc.
Giới chức Trung Quốc và Campuchia nhanh chóng phủ nhận thông tin này. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố sự chuyến biển của căn cứ Ream chỉ tăng cường năng lực cho Hải quân Campuchia. Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia Vương Văn Thiên khẳng định Trung Quốc không muốn cai trị Campuchia hay bất cứ quốc gia nào khác, trong khi việc hợp tác quốc phòng song phương không nhằm vào bên thứ ba nào.
Nhiều quan chức, cơ quan khác nhau của Campuchia – bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Tea Banh – cũng bác bỏ những nghi ngại về căn cứ nước ngoài trên lãnh thổ Campuchia, điều trái với hiến pháp nước này. Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Tea Banh cũng khẳng định căn cứ Ream được nâng cấp theo yêu cầu của Campuchia, và không quốc gia nào khác có độc quyền sử dụng. Trong cuộc điện đàm với tân Ngoại trưởng Australia Penny Wong, Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn cũng khẳng định điều tương tự.
Tuy nhiên, tại Đối thoại Shangri-La, ông Tea Banh đã nói thêm rằng Campuchia là một nước có chủ quyền. Hiến pháp Campuchia không cho phép đặt căn cứ quân sự của nước ngoài, nhưng Campuchia có quyền nhận hỗ trợ vũ khí, đạn dược và huấn luyện. Căn cứ tại Ream sẽ mở cửa cho bất kỳ nước nào muốn cập cảng để sửa chữa bảo dưỡng.
Ngày 08/6, Bộ trưởng Tea Banh cùng Đại sứ Trung Quốc Vương Văn Thiên đã tham dự lễ khởi công một số công trình mới tại căn cứ Ream, bao gồm ụ tàu, cầu tàu, bệnh viện, tòa nhà hành chính, sửa chữa tàu…
Bình luận về thông tin trên, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói: “Việt Nam luôn mong muốn duy trì và củng cố quan hệ hợp tác tốt đẹp với các quốc gia trên toàn thế giới. Đồng thời, việc hợp tác giữa các quốc gia cần đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như trên toàn thế giới”.
Về phần mình, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố các nghi ngại “phù hợp với các báo cáo đáng tin cậy mà chúng tôi thấy từ Trung Quốc rằng nước này đang có dự án xây dựng đáng kể tại căn cứ hải quân Ream”. “Sự hiện diện quân sự độc quyền của Trung Quốc ở Ream có thể đe dọa sự tự chủ của Campuchia và làm tổn hại an ninh khu vực”, ông nói.
Một số nguồn tin ngoại giao của RFA cũng cho biết đây nhiều khả năng là một chủ đề trong chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman.
Bình luận
Chuyên gia Malcolm Davis nhận định với China.Table rằng một căn cứ ở Campuchia – căn cứ thứ hai ở nước ngoài của Trung Quốc nếu thành hiện thực – sẽ giúp Trung Quốc thực hiện mục tiêu chiến lược là kiểm soát Biển Đông. Theo ông, Campuchia đã quyết định gắn tương lai của mình vào sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Trong khi đó, trên Foreign Policy, chuyên gia Blake Herzinger nhận định sự hiện diện hạn chế của Trung Quốc tại Campuchia không ảnh hưởng quá nhiều tới Mỹ, và Washington không nên phản ứng “quá mức” như chỉ trích hay cấm vận.
Chuyên gia Evan Laksmana tại Đại học Quốc gia Singapore cho rằng phản ứng chỉ trích công khai của Mỹ cho thấy nước này “thiếu đòn bẩy và quan hệ” với Campuchia. Theo đó, các nhân tố chính trị nội bộ có thể khiến Campuchia khó nhượng bộ hơn.
Chuyên gia Zhao Tong (Triệu Thông) tại Quỹ Carnegie vì hòa bình thế giới (Bắc Kinh) chỉ ra giới chuyên gia Trung Quốc tin rằng khi nước này dần mở rộng ảnh hưởng quân sự ra bên ngoài, cộng đồng thế giới sẽ dần quen và dần có quan điểm tích cực.
Bình luận về tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia rằng Hiến pháp Campuchia không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài, Grant Wyeth cho rằng chủ nghĩa hợp hiến không được áp dụng một cách mạnh mẽ ở các chế độ độc tài như Campuchia. Các rào cản pháp lý chỉ là một màn khói gây hoả mù cho những người quan tâm một cách thuận tiện, chứ không phải là trở ngại cho các mục tiêu của Trung Quốc.
Ngoài việc Bắc Kinh tài trợ cho việc tái phát triển, việc đào sâu cảng để đón các tàu lớn hơn cũng là dấu hiệu cho thấy cảng có thể được dùng cho mục đích sử dụng của Trung Quốc. Hiện tại hải quân Campuchia, bao gồm chủ yếu là tàu tuần tra, không có bất kỳ tàu nào cần đến vùng nước sâu hơn. Có quyền tiếp cận một căn cứ hải quân ở vùng biển phía Tây của Biển Đông sẽ củng cố quyền thống trị của Trung Quốc đối với các vùng biển đang tranh chấp.
Trong khi Úc và Hoa Kỳ có thể lo lắng về tham vọng của Trung Quốc, thì ASEAN là bên chịu tác động trực tiếp hơn. Sự gần gũi của Campuchia với Trung Quốc đã khiến nước này liên tục ngăn chặn các tuyên bố của ASEAN chỉ trích Bắc Kinh. Nhiều quốc gia thành viên bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông và sẽ ngày càng cảm thấy bị đe dọa bởi bất kỳ sự tăng cường năng lực biển nào của họ trong khu vực.
Xem thêm:
The Washington Post ngày 6/6/2022: China secretly building naval facility in Cambodia, Western officials say. Một bản PDF được lưu trữ ở đây
The Jakarta Post ngày 7/6/2022: Cambodia, China deny naval base reports as Australia voices concern
Stars and Stripes ngày 7/6/2022: Cambodia denies report China is building secret naval facility
Khmer Times ngày 8/6/2022: Deputy PM and Chinese Ambassador inaugurate new construction at Ream Naval base
The Wall Street Journal ngày 8/6/2022: China to Upgrade Ream Naval Base in Cambodia, Fueling U.S. Concerns. Một bản PDF được lưu ở đây
The Sydney Morning Herald ngày 8/6/2022: Not allowed: Cambodia tells Penny Wong that China can’t access naval base
Global Times ngày 8/6/2022: China-aided renovation kicks off in Cambodia’s Ream Naval Base, Ambassador slams Western speculation
RFA ngày 8/6/2022: China navy facility in Cambodia raises eyebrows in Vietnam and beyond
The Diplomat ngày 8/6/2022: China, Cambodia Breaking Ground on Joint Port Project
Tuổi Trẻ ngày 9/6/2022: Việt Nam nói gì trước tin Trung Quốc cải tạo căn cứ Ream cho Campuchia?
The Guardian ngày 10/6/2022: ‘Ironclad brothers’: what China wants from its role in Cambodia’s biggest naval base
Foreign Policy ngày 10/6/2022: Washington Should Chill About China’s Cambodia Base
China Table ngày 10/6/2022: Is China building a military base in Cambodia?. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây
———-
III- TRUNG QUỐC KHẲNG ĐỊNH CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN TÀI PHÁN ĐỐI VỚI EO BIỂN ĐÀI LOAN, PHỦ NHẬN LẬP TRƯỜNG “VÙNG BIỂN QUỐC TẾ” CỦA MỸ
Ngày 13/6/2022, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chính thức xác nhận những tuyên bố của các quan chức quốc phòng Trung Quốc trong nhiều tháng qua trong các cuộc trao đổi kín với phía Mỹ về eo biển Đài Loan, nơi các tàu chiến của Mỹ thường xuyên đi qua. Đó là “Trung Quốc có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với eo biển Đài Loan. Đồng thời, Trung Quốc tôn trọng các quyền hợp pháp của các quốc gia khác trong các vùng biển liên quan.”
Ông Vương Văn Bân lập luận, “eo biển Đài Loan có chiều rộng dao động từ khoảng 70 hải lý ở nơi hẹp nhất và 220 hải lý ở nơi rộng nhất. Theo UNCLOS và luật pháp Trung Quốc, vùng biển của eo biển Đài Loan, kéo dài từ cả hai bờ về phía giữa eo biển và được chia thành nhiều vùng bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp và Vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.”
Vương bác bỏ lập trường của Mỹ, cho rằng khái niệm “vùng biển quốc tế” không có cơ sở pháp lý trong luật biển quốc tế. “Đó là một tuyên bố sai lầm khi một số quốc gia gọi eo biển Đài Loan là “vùng biển quốc tế” nhằm kiếm cớ thao túng các vấn đề liên quan đến Đài Loan và đe dọa chủ quyền và an ninh của Trung Quốc. Trung Quốc kiên quyết phản đối điều này,” Người phát ngôn của Trung Quốc lớn tiếng nói.
Trước đó, Người phát ngôn Hải quân Mỹ Mark Langford khẳng định: “”Tàu Hải quân Hoa Kỳ sử dụng eo biển Đài Loan để quá cảnh giữa Biển Đông và Biển Hoa Đông theo luật pháp quốc tế và đã làm như vậy trong nhiều năm. Trong những lần di chuyển thường kỳ này, tàu Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên tiếp xúc với tàu chiến và máy bay nước ngoài; tuy nhiên, các tương tác đều phù hợp với các chuẩn mực quốc tế và không ảnh hưởng đến hoạt động của tàu.”
Tuyên bố của Trung Quốc được cho là có thể làm tăng nguy cơ đối đầu với các tàu chiến của Hoa Kỳ thường xuyên quá cảnh trong khu vực.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 12/6/2022: China Alarms US With Private Warnings to Avoid Taiwan Strait. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 13/6/2022: Foreign Ministry Spokesperson Wang Wenbin’s Regular Press Conference on June 13, 2022
———-
IV- TẬP CẬN BÌNH KÝ LỆNH THỬ NGHIỆM TIÊU CHUẨN HOÁ CÁC HOẠT ĐỘNG QUÂN SỰ KHÔNG PHẢI CHIẾN TRANH
Khái niệm “hoạt động quân sự đặc biệt” đã đặc biệt được giới phân tích chú ý tới khi Putin sử dụng thuật ngữ này để triển khai một cuộc chiến tàn khốc mà đã được chỉ ra đây thực chất là một cuộc xâm lược vào một quốc gia có chủ quyền, huỷ diệt sự sống của các thành phố công nghiệp của Ukraine cùng với các công trình dân sinh bị tàn phá. Bởi vậy, sự kiện Tập Cận Bình ký lệnh ban hành đề cương thử nghiệm các hoạt động quân sự không phải chiến tranh đã gây sự chú ý đặc biệt. Đề cương đề ra “mục đích bảo vệ tính mạng và tài sản người dân, bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển, cũng như bảo vệ hoà bình thế giới và ổn định khu vực.” Nhiều nhà quan sát đánh giá rằng mục đích này sẽ tạo căn cứ pháp lý và các tiêu chuẩn cho quân đội Trung Quốc triển khai quân nhân trên toàn cầu để thực hiện các nhiệm vụ, trong đó bao gồm “ngăn chặn và vô hiệu hoá các nguy cơ và thách thứ, xử lý các tình huống khẩn cấp,” nhằm “bảo vệ người Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền quốc gia, lợi ích an ninh và phát triển của Trung Quốc.”
Xem thêm:
Global Times ngày 13/6/2022: Xi signs outlines that direct China’s military operations other than war
Tân Hoa Xã ngày 13/6/2022: 中央军委主席习近平签署命令发布《军队非战争军事行动纲要(试行)》
ABC News ngày 14/6/2022: Xi Jinping announces plans to allow Chinese military to undertake ‘armed forces operations’ abroad
———-
V- TRÊN BIỂN
Loạt bài về tàu thuyền Trung Quốc tại Trường Sa trên báo Thanh Niên
Báo Thanh Niên đã có loạt 5 bài phóng sự về hoạt động của các tàu hải quân, hải cảnh, chấp pháp, dân binh, tàu cá Trung Quốc ở khu vực quần đảo Trường Sa, bao gồm tập trung ở các thực thể trên biển (bao gồm đá Ba Đầu), rượt đuổi tàu thuyền nước khác, qua lại gần các thực thể do Việt Nam kiểm soát…
Xem thêm:
Thanh Niên ngày 6/6/2022: Tàu thuyền Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa: Nằm lì ở Ba Đầu
Thanh Niên ngày 7/6/2022: Tàu thuyền Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa: Bu bám Huy Gơ
Thanh Niên ngày 8/6/2022: Tàu thuyền Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa: Chắn luồng vào Gạc Ma
Thanh Niên ngày 9/6/2022: Tàu thuyền Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa: Hung thần ‘trâu điên’
Thanh Niên ngày 10/6/2022: Tàu thuyền Trung Quốc ‘ăn vạ’ ở Trường Sa: Đủ loại tàu quấy rối, đe dọa
Philippines phản đối tàu Trung Quốc tại đá Ba Đầu
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 09/6/2022 ra tuyên bố phản đối việc hơn 100 tàu Trung Quốc hoạt động trở lại trong và xung quanh đá Ba Đầu hôm 4/4 – chỉ vài ngày trước cuộc điện đàm giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 8/4.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Philippines ngày 9/6/2022: Statement: On the Return of Illegal Chinese Vessels in Julian Felipe Reef
Số lần Nhật Bản điều máy bay chiến đấu tăng đột biến trong tháng 5 năm nay
Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết đã 119 lần điều máy bay chiến đấu trong tháng 5, tăng vọt so với con số 26 lần cùng kỳ năm 2021. Theo cơ quan trên, sự tăng vọt này đến từ việc các máy bay chiến đấu và trực thăng Trung Quốc diễn tập cùng tàu sân bay Liêu Ninh. Trong số 119 lần trên, 93 lần mục tiêu là máy bay Trung Quốc, còn 26 lần mục tiêu là máy bay Nga.
Xem thêm:
Yomiuri ngày 9/6/2022: Japan scrambled aircraft 4.5 times more this May than last
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản huấn luyện chung với NATO tại Địa Trung Hải
Ngày 6/6/2022, tàu chiến Kashima và Shimakaze của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã có buổi huấn luyện chung với Nhóm Hàng hải Thường trực NATO số 2 (SNMG2) tại Địa Trung Hải. Tàu Kashima và Shimakaze đã huấn luyện chung với tàu Margottini của Italy và Salihreis của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm các hoạt động phối hợp trên biển và trao đổi nhân sự, hướng tới củng cố năng lực tác chiến chung trên biển giữa NATO và Nhật Bản. Tàu Kashima và Shimakaze tới Địa Trung Hải trong khuôn khổ chương trình huấn luyện quốc tế Overseas Training Cruise lần thứ 66, bắt đầu từ tháng 4 và sẽ kết thúc vào tháng 8/2022.
Trong một diễn biến khác, ngày 10/6/2022, Nga đã hoàn tất cuộc tập trận lớn trên Thái Bình Dương kéo dài một tuần với sự tham gia của hơn 40 tàu chiến và tàu hỗ trợ, cũng như hơn 20 máy bay chiến đấu thuộc Hạm đội Thái Bình Dương. Ngày 9/6/2022, tàu hộ vệ Yudachi của Nhật Bản thông báo phát hiện 5 tàu chiến Nga đang tập trận tại vùng biển cách Bán đảo Nemuro của Hokkaido 170 km, và Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết Nhật Bản tiếp tục theo dõi sát sao tình hình.
Xem thêm:
NATO ngày 9/6/2022: NATO trains with Japan in the Mediterranean
INDOPACOM ngày 9/6/2022: NATO Ships Train with Japan Maritime Self-Defense Force in Mediterranean Sea
Nippon ngày 10/6/2022: 5 Russian Navy Ships Spotted in Waters Off Eastern Hokkaido | Nippon.com
Global Times ngày 11/6/2022: Russia completes massive military drills in the Pacific
Cảnh sát biển Hoa Kỳ và Nhật Bản tập trận chung chống buôn lậu ma tuý ở Thái Bình Dương
Cảnh sát biển Hoa Kỳ và Nhật Bản đã hoàn thành cuộc tập trận chung chống buôn lậu ma tuý ngoài khơi đảo Guam vào thứ Ba ngày 07/6/2022. Theo các quan chức bảo vệ bờ biển, các cuộc tập trận nhắm tới mục đích tăng năng lực đối tác giữa các đối tác, tập trung vào các phương pháp chia sẻ thông tin, tăng năng lực tương tác giữa các đối tác trong việc theo dõi tàu, các biện pháp dừng tàu và các thủ tục kiểm tra.
Xem thêm:
Naval Today ngày 10/6/2022: US, Japan coast guards conduct counter-narcotics exercise in Pacific
Ấn Độ – Úc diễn tập giám sát hàng hải chung ở Ấn Độ Dương
Một máy bay giám sát P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc đã bay đến Ấn Độ để tham gia cuộc tập trận giám sát hàng hải ở Ấn Độ Dương. Sáng kiến này nhằm mục đích tăng cường nhận thức về tác chiến trên biển, nâng cao năng lực cơ động tác chiến chống tàu ngầm và cải thiện năng lực tương tác.
Phó Giám đốc Tác chiến, Phó Nguyên soái Michael Kitcher cho biết hoạt động này sẽ mở đường cho hợp tác “sâu sắc hơn và tinh vi hơn” giữa Ấn Độ và Australia. Cuộc tập trận mới nhất này diễn ra chỉ vài tháng sau khi một máy bay P-8I của Hải quân Ấn Độ được triển khai tới Top End. Máy bay Ấn Độ đã tiến hành các cuộc tập trận phối hợp cùng với P-8A Poseidon của Không quân Hoàng gia Úc từ ngày 11-15/4/2022 ngoài khơi bờ biển Darwin. Các hoạt động bao gồm diễn tập giám sát, tác chiến chống tàu ngầm và khả năng tương tác.
Xem thêm:
Defence Connect ngày 08/6/2022: RAAF P-8A Poseidon deploys to India
Tàu Hải quân Ấn Độ thăm Philippines
Trong nhiệm vụ tại Biển Đông và khu vực Tây Thái Bình Dương, tàu khu trục tàng hình INS Satpura của Hải quân Ấn Độ đã có chuyến thăm tới thủ đô Manila (Philippines) từ 3-6/6. Theo một quan chức Ấn Độ, chuyến thăm giúp tăng cường quan hệ làm việc và khả năng tương hỗ giữa hải quân hai nước.
Xem thêm:
The Print ngày 7/6/2022: Indian naval warship visits Manila during deployment to South China Sea
Tàu Hải quân Australia thăm Việt Nam
Ngày 5/6/2022, tàu khu trục trực thăng HMAS Parramatta của Hải quân Australia đã cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm tới Việt Nam, theo thông báo trên trang Facebook của Đại sứ quán Australia tại Việt Nam.
Xem thông báo trên trang Facebook của Đại sứ quán Australia tại đây
Naval Recognition ngày 9/6/2022: Australian Anzac class frigate HMAS Parramatta visits Vietnam
———-
VI- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ
Việt Nam và Ấn Độ ký kết 2 thỏa thuận quốc phòng
Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tới Hà Nội từ 7-10/6, Việt Nam và Ấn Độ đã ký kết Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ đối tác quốc phòng Việt Nam – Ấn Độ đến năm 2030 và Bản ghi nhớ về tương hỗ hậu cần giữa Bộ Quốc phòng hai nước, thỏa thuận cho phép hai bên sử dụng căn cứ của nhau để sửa chữa và tiếp liệu.
Ngoài ra, trong chuyến thăm của ông Rajnath Singh, Ấn Độ cũng trao tặng Việt Nam 12 tàu tuần tra cao tốc, cũng như trao tặng Việt Nam các gói hỗ trợ đào tạo phi công, tiếng Anh, công nghệ thông tin và mua sắm trang thiết bị.
Xem thêm:
Quân đội nhân dân ngày 8/6/2022: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh thăm chính thức Việt Nam
Stratfor ngày 8/6/2022: India, Vietnam: Countries Sign Mutual Logistics Pact. Một bản PDF được lưu trữ tại đây
Straits Times ngày 9/6/2022: India, Vietnam deepen defence ties as Delhi seeks to boost maritime presence in Indo-Pacific
Quân đội nhân dân ngày 10/6/2022: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ấn Độ trao gói hỗ trợ đào tạo
Singapore, Trung Quốc nối lại tập trận quân sự chung
Trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa và người đồng cấp Singapore Ng Eng Hen hôm 09/6/2022, hai bên khẳng định sĩ nối lại các cuộc diễn tập quân sự chung – vốn bị gián đoạn do đại dịch COVID-19, cũng như ký kết hai thỏa thuận về giáo dục quốc phòng và trao đổi học thuật.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 9/6/2022: China and Singapore to resume military exercises, cooperate on defence education. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nhật Bản hợp tác nâng cao năng lực Hải quân Philippines
Từ ngày 02 đến ngày 09/6/2022, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã mời các quân nhân của Lực lượng vũ trang Philippines đến Nhật Bản để khởi động dự án kéo dài 3 năm nâng cao năng lực bảo trì tàu thuyền. Dự án này sẽ giúp Hải quân Philippines nâng cao năng lực để có thể mở rộng các hoạt động hàng hải của mình.
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 10/6/2022: JMOD/JSDF invited Philippines Armed Forces personnel to Japan to launch a 3-year capacity building project on vessel maintenance
Hàn Quốc lần đầu tập trận chung tại Philippines
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc ngày 03/6/2022 tuyên bố sẽ lần đầu tham gia tập trận chung tại Philippines vào tháng 10 tới, với lực lượng tham gia là đơn vị thủy quân lục chiến. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup và người đồng cấp Philippines Delfin Lorenzana tại Seoul cùng ngày.
Xem thêm:
Inquirer ngày 6/6/2022: South Korea to join military drills in PH for first time
Không quân Mỹ và Indonesia sẽ tập trận chung
Các quân nhân và máy bay thuộc Lực lượng Không quân Hoa Kỳ ở Căn cứ Không quân Yokota (Nhật Bản) và Không quân Indonesia sẽ tham gia Cope West 2022, một cuộc tập trận không vận song phương, chiến thuật tại Căn cứ Không quân Abdulrachman Saleh, Malang, Indonesia từ ngày 17-24/6/2022.
Trung tá Kira Coffey, Chỉ huy trưởng Phi đội Không vận 36 nói: “Cope West cho phép chúng tôi tăng cường quan hệ đối tác với một trong những đối tác có giá trị nhất của chúng tôi ở Đông Nam Á. Năm nay, chúng tôi tập trung vào phát triển và mở rộng năng lực không vận. Các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình mà chúng tôi trao đổi với Không quân Indonesia trong cuộc tập trận Cope West sẽ giúp hai bên sẵn sàng cho những sự kiện thực tế mà hai bên sẽ cần phải làm việc cùng nhau để đảm bảo lợi ích chung.”
Xem thêm:
U.S. Indo-Pacific Command ngày 07/6/2022: US, Indonesian Air Forces to Conduct Cope West 22 Exercise
Vệ tinh thử nghiệm chung giữa Hoa Kỳ và Vương quốc Anh sẽ được phóng vào mùa hè này từ lãnh thổ Anh
Ngày 07/6/2022, Hải quân Hoa Kỳ thông báo lần đầu tiên trong lịch sử, hai vệ tinh thử nghiệm do Phòng thí nghiệm Nghiên cứu Hải quân Hoa Kỳ và Phòng thí nghiệm Khoa học và Công nghệ Quốc phòng của Vương quốc Anh hợp tác chế tạo sẽ được phóng vào không gian từ lãnh thổ Anh vào mùa hè năm nay.
Xem thêm:
Breaking Defense ngày 07/6/2022: Joint US-UK experimental satellites will launch this summer from Cornwall
NASA phóng tên lửa từ Úc
NASA sẽ phóng ba tên lửa từ miền bắc Australia để nghiên cứu khoa học trong những tuần tới, theo các quan chức. Thủ tướng Australia Anthony Albanese cho biết tên lửa sẽ phóng từ Trung tâm vũ trụ Arnhem thuộc sở hữu tư nhân Equatorial Launch Australia (ELA), đánh dấu lần đầu tiên NASA phóng tên lửa từ một cảng vũ trụ thương mại bên ngoài nước Mỹ.
Xem thêm:
Reuters ngày 08/6/2022: NASA to launch rockets from Australia’s north for scientific studies
Space Connect ngày 06/6/2022: Equatorial Launch Australia inches closer to NASA rocket blast-off
Mỹ, Hàn Quốc thành lập diễn đàn mới để thắt chặt hợp tác công nghệ quan trọng
Trong chuyến thăm Hàn Quốc gần đây, Tổng thống Joe Biden và một nhóm quan chức Mỹ đã thành lập một diễn đàn thường niên mới để mở rộng hợp tác về các công nghệ mới nổi trong các lĩnh vực mà Bộ Quốc phòng cho là quan trọng: trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, phát triển vũ trụ, không gian mạng, chất bán dẫn, pin và điện hạt nhân dân dụng.
Diễn đàn thường niên này sẽ là sự mở rộng của Tiểu ban Hợp tác Công nghệ, được thành lập vào năm 1990 cho hợp tác khoa học và công nghệ giữa Bộ Quốc phòng Mỹ với Hàn Quốc.
Diễn đàn đầu tiên dự kiến sẽ được tổ chức vào cuối mùa hè này hoặc đầu mùa thu tại Hàn Quốc.
Xem thêm:
Breaking Defense ngày 09/6/2022: US, South Korea establish new forum to tighten critical tech cooperation
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Úc đồng ý gia tăng các cuộc tập trận chung
Trong một cuộc họp bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore hôm thứ Bảy ngày 11/6/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles đã nhất trí gia tăng và củng cố các cuộc tập trận ba bên nhằm nâng cao năng lực tương tác và năng lực sẵn sàng, theo đuổi hợp tác ba bên về thiết bị và công nghệ quốc phòng.
Trong cuộc họp song phương Úc – Nhật, hai Bộ trưởng nhất trí sẽ thảo luận sâu sắc hơn về hợp tác quốc phòng Nhật Bản-Australia và tiếp tục cùng nhau hướng tới sự hợp tác mạnh mẽ hơn nữa, bao gồm các nỗ lực hướng tới Hiệp định tiếp cận qua lại Nhật Bản-Australia có hiệu lực.
“Vào thời điểm mà nền tảng trật tự quốc tế đang bị lung lay, điều rất quan trọng là các đồng minh và đối tác chia sẻ các giá trị cơ bản chung phải làm việc cùng nhau,” Kishi nói trong một cuộc họp báo.
Xem thêm:
The Japan News ngày 11/6/2022: Japan, US, Australia Agree to Increase Joint Exercises
Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 12/6/2022: Japan-Australia Defense Ministers’ Meeting
Bộ Quốc phòng Úc ngày 11/6/2022: United States-Japan-Australia Trilateral Defense Ministers Meeting – 2022 Joint Vision Statement
———-
VII- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG
Các giám đốc điều hành an ninh mạng liên bang của Hoa Kỳ phác thảo các mục tiêu chiến dịch Shields Up nhằm chống lại các mối đe dọa an ninh mạng, đặc biệt từ Nga
Giám đốc CISA Jen Easterly và Giám đốc Không gian mạng Quốc gia Chris Inglis đã xuất bản một bài báo chung hôm thứ Hai ngày 06/6/2022 mô tả mục tiêu trọng tâm của chiến dịch Shields Up, đó là bảo vệ chống lại một loạt các mối đe dọa mạng, đặc biệt là từ Nga. Họ mô tả nỗ lực của toàn chính phủ đã chia sẻ thành công các công cụ và phương pháp tốt nhất trong khi giảm thiểu các sự cố mạng. Nhìn về tương lai, họ tập trung vào chiến lược gồm hai mục tiêu là “có thể thực hiện được, có tính bảo vệ, cũng như có tính thiết thực.” Thứ nhất, quan hệ đối tác với khối tư nhân phải được tiếp tục thông qua các khoản đầu tư cần thiết vào các biện pháp bảo vệ an ninh mạng trước các mối đe dọa từ quốc gia-nhà nước và tội phạm. Thứ hai, một khuôn khổ tiếp theo của Shields Up phải cung cấp “cảnh báo kịp thời và các hành động được khuyến nghị” trong các chức năng cảnh báo và tư vấn của nó.
Xem thêm:
CyberScoop ngày 06/6/2022: ‘Shields Up’: the new normal in cyberspace
Báo cáo của các cơ quan an ninh Hoa Kỳ: Tin tặc Trung Quốc nhắm tới các công ty viễn thông “lớn”
Theo báo cáo của Cơ quan An ninh Quốc gia, Cơ quan An ninh Mạng và An ninh Hạ tầng, cùng với Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, các tin tặc được hậu thuẫn bởi nhà nước Trung Quốc đã khai thác các điểm yếu trong bộ định tuyến và các thiết bị mạng khác của các nhà cung cấp mạng, khiến cho cả một hệ thống hạ tầng cơ sở mạng rộng lớn bị tổn thương, mà thông qua đó, tin tặc tấn công vào cả các tổ chức khu vực công và tư nhân trên toàn thế giới với nhiều mục tiêu khác nhau. Các cơ quan an ninh khuyến cáo các tổ chức sử dụng thiết bị của Cisco và Netgear, cùng các nhà sản xuất khác, thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh mạng của họ.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
Tên lửa hành trình siêu thanh của Nga có thể chuyển sang hệ thống phóng trên đất liền
Việc chấm dứt hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung Mỹ-Nga đã mở ra khả năng Nga có thể mở rộng tên lửa hành trình siêu thanh Zircon từ bệ phóng trên tàu hiện tại sang các hệ thống phòng thủ bờ biển trên mặt đất. Cơ quan truyền thông TASS của Nga đã đưa tin rằng một hệ thống phòng thủ bờ biển dựa trên Zicron sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022. Các nhà quan sát cho rằng năng lực của Zicron khiến nhiều khu vực đại dương không còn an toàn đối với ngay cả đối với các tàu chiến lớn hơn do tốc độ tuyệt đối và tác động động học của tên lửa Zircon và đầu đạn.
Xem thêm:
Military Watch Magazine ngày 06/6/2022: New Mobile Launcher with Zicron Hypersonic Missiles Could Change How Russia Wages War: Service Entry By Year’s End Expected
Chuyên gia an ninh mạng dự đoán sẽ có sự thay đổi từ việc sử dụng phần mềm độc hại tống tiền (ransomware) sang chiến thuật xâm nhập email
Một nhà nghiên cứu về lừa đảo kỹ thuật số đã dự báo rằng việc tăng cường bảo vệ và làm gián đoạn các cuộc tấn công ransomware sẽ có thể khiến tội phạm mạng chuyển hoạt động sang các hình thức xâm nhập email doanh nghiệp (Business email compromise – BEC). Theo Crane Hassold, hiệu quả của các biện pháp phòng thủ chống ransomware của chính phủ và ngành sẽ tác động đến “lợi tức đầu tư” của các tác nhân đe dọa. Do đó, Hassold lập luận, ngày càng có khả năng rằng “các tác nhân phức tạp hơn” sẽ chuyển đến BEC, “nơi tất cả nguồn tiền đang được tạo ra.” Theo FBI, số tiền bị đánh cắp trong các hoạt động tấn công vào email doanh nghiệp “vượt xa” số tiền bị tống tiền thông qua các cuộc tấn công bằng ransomware.
Xem thêm:
Wired ngày 05/6/2022: Business Email Compromise Scams Are Poised to Eclipse Ransomware
———-
VIII- ĐỐI THOẠI THƯỜNG NIÊN SHANGRI-LA
Đối thoại Shangri-La quay trở lại, Tổng thống Ukraine Zelensky để đưa ra bài phát biểu đặc biệt
Hội nghị thượng đỉnh an ninh hàng đầu Châu Á sẽ trở lại Singapore vào cuối tuần này sau hai năm gián đoạn đại dịch, với cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ và Trung Quốc và cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine nằm trong số những nội dung được mong đợi nhất trong chương trình nghị sự. Đối thoại Shangri-La dự kiến sẽ làm sáng tỏ suy nghĩ và tư thế của Hoa Kỳ và Trung Quốc trong mối quan hệ với khu vực, và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có một bài phát biểu trực tuyến đặc biệt vào thứ Bảy ngày 11/6/2022.
Xem toàn bộ các bài phát biểu và thảo luận của Đối thoại Shangri-La ở đây.
Đối thoại trực tiếp đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Trung Quốc
Trước thềm Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Trung Quốc Ngụy Phương Hoà đã có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên tại Singapore. Cuộc gặp mặt đã kéo dài khoảng một giờ, gần gấp đôi thời gian dự định ban đầu. Bản tin của Lầu Năm Góc cho biết hai bên đã thảo luận về các vấn đề an ninh toàn cầu và Austin đã nhắc lại với Nguỵ về cam kết của Hoa Kỳ đối với Chính sách Một Trung Quốc, “được hướng dẫn bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Ba Thông cáo chung Hoa Kỳ-Trung Quốc và Sáu đảm bảo.” Một phát ngôn viên của chính phủ Trung Quốc cho biết cuộc gặp diễn ra ‘thẳng thắn’ nhưng tích cực và cho biết Bắc Kinh xem nhu cầu gặp gỡ và duy trì đối thoại cởi mở là quan trọng.
Theo tường thuật của AFP, tướng Nguỵ đã nói với Bộ trưởng Austin rằng: “Nếu ai dám chia cắt Đài Loan khỏi Trung Quốc, quân đội Trung Quốc chắc chắn sẽ không ngần ngại bắt đầu chiến tranh bất kể giá nào… Đài Loan là Đài Loan của Trung Quốc… Dùng Đài Loan để kiềm chế Trung Quốc sẽ không bao giờ thắng được.”
Sau cuộc họp, Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã đăng tải một tuyên bố trong đó nói rằng Trung Quốc hy vọng thiết lập một mối quan hệ cường quốc lành mạnh và ổn định với Mỹ. Hoa Kỳ phải xem sự phát triển và tăng trưởng của Trung Quốc một cách hợp lý, không tấn công và bôi nhọ Trung Quốc, không cố gắng kiềm chế và đàn áp Trung Quốc, không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc hoặc làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc.
“Quan hệ quân sự ổn định là yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ song phương và quân đội hai nước nên tránh xung đột và đối đầu”, tuyên bố viết.
Ngày hôm sau, trong bài phát biểu của mình tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Austin đã đề cập đến “sự gia tăng đều đặn các hoạt động quân sự khiêu khích và gây bất ổn gần Đài Loan. “Chính sách của chúng tôi không thay đổi, nhưng tiếc là CHND Trung Hoa dường như không tin điều đó.”
Trước cuộc họp song phương, các quan chức Mỹ cho biết Mỹ đang tìm kiếm các đường dây liên lạc tốt hơn giữa Austin và Ngụy cũng như tăng cường sự tương tác giữa Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, với người đồng cấp Trung Quốc và giữa Tư lệnh Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ với chỉ huy các chiến khu của Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho biết họ đã thấy “một số tiến bộ” trong việc thiết lập các cơ chế liên lạc với Trung Quốc nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore cho biết cuộc họp của trực tiếp này ít nhiều có tác dụng “trấn an” đối với các nước Đông Nam Á, cũng như khẳng định của họ rằng các nước trong khu vực sẽ không cần phải lựa chọn giữa hai cường quốc.
Ngày 13/6/2022 tại Luxembourg, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan đã có cuộc gặp với Dương Khiết Trì, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Ngoại sự Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Thông cáo của Nhà Trắng chỉ nêu vắn tắt nội dung cuộc họp bao gồm thảo luận thẳng thắn, thực chất và hiệu quả về một số vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực, cũng như các vấn đề chính trong quan hệ Mỹ-Trung. Ông Sullivan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì các đường dây liên lạc cởi mở để quản lý cạnh tranh giữa hai nước.
Ngược lại, bản tin của Tân Hoa Xã về cuộc họp khá dài và chi tiết.
Xem thêm:
Foreign Policy ngày 09/6/2022: Pentagon Hopes for More China Hotlines. Một bản PDF được lưu ở đây.
France 24 ngày 10/6/2022: China will ‘not hesitate to start war’ if Taiwan declares independence, Beijing says
The Wall Street Journal ngày 10/6/2022: US, China Defense Chiefs Dial Down Tensions Over Taiwan. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 10/6/2022: Secretary Austin’s Meeting With People’s Republic of China (PRC) Minister of National Defense General Wei Fenghe
Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 10/6/2022: 魏凤和与美国国防部长举行会谈
Bloomberg ngày 10/6/2022: US, China Defense Chiefs Plan More Talks After Debating Taiwan. Một bản PDF được lưu ở đây.
VOA News ngày 10/6/2022: US-China Military Leaders Meet at Singapore Dialogue
Global Times ngày 10/6/2022: China draws security red line to US at defense ministers’ longer-than-expected first meeting
Breaking Defense ngày 10/6/2022: US-China defense leaders discuss Russia, Taiwan and crisis communications
Reuters ngày 10/6/2022: US, Chinese defence chiefs stand firm over Taiwan in first meeting
South China Moring Post ngày 10/6/2022: China, US defence chiefs square off on Taiwan, Ukraine in first face-to-face talks. Một bản PDF được lưu ở đây.
South China Morning Post ngày 12/6/2022: US-China talks at Shangri-La Dialogue security summit give Southeast Asia ‘some comfort’, Singapore’s Defence Minister Ng Eng Hen says. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nhà Trắng ngày 13/6/2022: Readout of National Security Advisor Jake Sullivan’s Meeting with Politburo Member Yang Jiechi
Tân Hoa Xã ngày 13/6/2022: Senior Chinese diplomat meets US national security advisor
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ gặp 10 người đồng cấp Đông Nam Á
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ngày 10/6/2022 đã có cuộc gặp với các người đồng cấp từ 10 quốc gia Đông Nam Á (ngoại trừ Myanmar) bên lề Đối thoại Shangri-La.
Ông Austin và người đồng cấp Indonesia Prabowo Subianto đã thảo luận về các ưu tiên hiện đại hóa quốc phòng của Indonesia, cũng như cách Mỹ có thể giúp đỡ Indonesia nâng cao năng lực phòng vệ trên biển.
Trong khi đó, ông Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen thảo luận về việc tăng cường quan hệ song phương, bao gồm trên không gian mạng.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang nhấn mạnh quan tâm của Việt Nam tới lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh. Ông Giang tuyên bố việc hợp tác hiệu quả giữa hai bên sẽ giúp tăng cường lòng tin, tạo động lực mở ra những lĩnh vực hợp tác khác.
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 10/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III Meeting With Southeast Asian Defense Ministers
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 10/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III Meeting With Indonesia Minister of Defense Prabowo Subianto
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 10/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III Meeting With Singapore Minister for Defence Dr. Ng Eng Hen
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 10/6/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III Meeting With Vietnam Minister of National Defense Phan Van Giang
Báo Tin tức ngày 10/6/2022: Bộ trưởng Phan Văn Giang gặp song phương Bộ trưởng Quốc phòng Singapore, Mỹ, Canada
Thủ tướng Nhật Bản nói về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La: Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai.
Ông Kishida cho biết chiến lược của Nhật Bản sẽ bao gồm năm sáng kiến trụ cột: duy trì và củng cố trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên luật lệ thông qua những phát triển mới hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, tăng cường an ninh bằng cách tăng cường nâng cao năng lực quốc phòng của Nhật Bản song song với việc củng cố liên minh Nhật-Mỹ và tăng cường hợp tác an ninh với các nước cùng chí hướng, thúc đẩy các nỗ lực thực tế hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân, củng cố các chức năng của Liên Hợp Quốc cùng với việc cải tổ Hội đồng Bảo an, và cuối cùng, tăng cường hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực chính sách mới như an ninh kinh tế.
Ông Kishida đã gây sự chú ý của khán giả khi nhấn mạnh hiệu ứng khủng hoảng lan ra từ cuộc xâm lược của Nga đối với Ukraine. “Không quốc gia hoặc khu vực nào trên thế giới có thể coi đây là vấn đề của người khác. Đó là một tình huống định hình những nền tảng của trật tự quốc tế, mà mọi quốc gia và cá nhân tập trung ở đây ngày hôm nay nên coi đó cũng là chuyện của chính họ,” Thủ tướng Nhật Bản nói thông qua phiên dịch. “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai.”
Ông cũng thông báo ý định lập một kế hoạch hành động vào mùa xuân năm sau để thúc đẩy một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
Xem thêm:
USNI News ngày 10/6/2022: Japanese PM Kishida Lays Out Indo-Pacific Strategy in Shangri-La Speech
Keynote Address – Kishida Fumio Prime Minister Japan – As Delivered.pdf
Hội đàm trực tiếp Nhật Bản – Trung Quốc đầu tiên cấp Bộ trưởng Quốc phòng sau gần ba năm
Trong cuộc họp kéo dài 70 phút với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phương Hoà, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi đã nói về sự không hài lòng của Nhật Bản với Trung Quốc về điều mà ông gọi là “sự phô trương vũ lực” của Bắc Kinh và Moscow khi triển khai các máy bay ném bom cùng bay gần Nhật Bản.
Trong khi Kishi cho biết còn tồn tại nhiều mối lo ngại an ninh khác nhau giữa Nhật Bản và Trung Quốc, Ngụy Phương Hoà nói Trung Quốc muốn tăng cường hợp tác song phương và phát triển mối quan hệ dựa trên sự tin cậy và đồng thuận giữa hai chính phủ.
Kishida đã kêu gọi Trung Quốc kiềm chế các hoạt động ở các khu vực như Biển Hoa Đông, và đóng “vai trò có trách nhiệm” đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Hai Bộ trưởng đã nhất trí tăng tốc phối hợp mở đường dây nóng giữa các thành viên cấp cao của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Trung Quốc nhằm phòng ngừa đụng độ ngẫu nhiên giữa quân đội hai nước.
Xem thêm:
The Japan News ngày 13/6/2022: Kishi meets Wei, criticizes China-Russia bomber flights near Japan
Tân Phó Thủ tướng/Bộ trưởng Quốc phòng Australia gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc trong bước đột phá ngoại giao
Phó Thủ tướng Richard Marles đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa trong cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa các bộ trưởng của hai nước trong gần ba năm. Cuộc hội đàm diễn ra hôm Chủ nhật ngày 12/6/2022 bên lề Đối thoại quốc phòng Shangri-La, được Marles đánh giá là một “cuộc thảo luận đầy đủ và thẳng thắn,” và là “bước đầu tiên quan trọng” trong việc cải thiện quan hệ Australia – Trung Quốc. Đây là cuộc họp cấp Bộ trưởng đầu tiên giữa Úc và Trung Quốc kể từ tháng 11/2019, trước khi căng thẳng giữa Canberra và Bắc Kinh leo thang và Trung Quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Úc.
Marles cho biết ông đã nêu một số vấn đề bao gồm vụ máy bay Trung Quốc bay chặn một cách “nguy hiểm” đối với một máy bay giám sát của Úc gần quần đảo Hoàng Sa vào tháng trước và mong muốn của Úc “đảm bảo rằng các quốc gia ở Thái Bình Dương không bị đặt vào tình thế gia tăng quân sự hóa”.
Marles nói: “Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của chúng tôi và chúng tôi coi trọng mối quan hệ hiệu quả với Trung Quốc. Đây là điều chúng tôi đã nhấn mạnh một thời gian dài. Điều đó để nói rằng, chúng tôi có rất nhiều lợi ích quốc gia và chúng tôi sẽ không dao động trong việc khẳng định những lợi ích đó một cách mạnh mẽ nhất có thể.”
Xem thêm:
The Sydney Morning Herald ngày 12/6/2022: Australian deputy PM meets with China defence chief in diplomatic breakthrough. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tân Bộ trưởng Quốc phòng Úc: Trung Quốc cần minh bạch trong hoạt động xây dựng quân đội
Tân Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles nói với Al Jazeera rằng hoạt động xây dựng quân đội của Trung Quốc là tham vọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai. Các quốc gia hoàn toàn có quyền hiện đại hoá quân đội, nhưng điều rất quan trọng là quá trình đó cần phải được tiến hành một cách minh bạch để không dẫn tới sự bất an và chạy đua vũ trang của các nước xung quanh.
Lần đầu tiên tham gia Đối thoại Shangri-La, ông Marles cho biết thông điệp Úc mang đến đối thoại là tầm quan trọng của trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ. Rằng mối quan hệ của các quốc gia được xác định bằng luật lệ chứ không phải bởi cường quyền. Ví dụ như ở Biển Đông, nơi hầu hết dòng chảy thương mại của Úc đi qua, UNCLOS cung cấp cơ sở pháp lý cho tự do hàng hải ở biển và điều rất quan trọng là những quy tắc trong UNCLOS được áp dụng.
Ông cho biết Úc duy trì ảnh hưởng của mình ở Thái Bình Dương cũng như Đông Nam Á bằng cách đóng một vai trò tích cực trong việc cải thiện đời sống người dân, đặt lợi ích của những đất nước này là trung tâm của mối quan hệ. Bằng cách này, Úc sẽ trở thành đối tác được lựa chọn một cách tự nhiên.
Xem thêm:
Al Jazeera ngày 12/6/2022: China’s military buildup needs to be transparent: Australia
Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia nói về an ninh ở Châu Á – Thái Bình Dương
Trả lời phỏng vấn tờ Aljazeera, Bộ trưởng Prabowo Subianto nói rằng văn hoá của Châu Á là luôn cố gắng giải quyết các vấn đề bằng đàm phán, tương tác, cam kết, duy trì thảo luận và tương tác cho đến khi đạt được một giải pháp thân thiện, đôi bên cùng có lợi. Và đây cũng là cách giải quyết vấn đề của người Indonesia, tìm kiếm lợi ích chung để có thể làm việc cùng nhau thay vì luôn nói về sự khác biệt sẽ khiến cho hai bên không thể gặp nhau ở điểm chung.
Nói về mối quan hệ của Indonesia với Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông Subianto nói Hoa Kỳ là người bạn tốt và nhiều lần giúp đỡ Indonesia trong những giờ phút quan trọng. Nhưng Trung Quốc cũng đã từng giúp đỡ, bảo vệ Indonesia và Trung Quốc hiện giờ là đối tác rất thân thiết của Indonesia. Giữa hai nước đã có hàng trăm năm quan hệ, và Trung Quốc đã luôn là nền văn minh dẫn đầu Châu Á. Indonesia hy vọng là nếu như không thể trở thành cây cầu giữa Trung Quốc và Mỹ thì ít nhất có thể duy trì tình hữu nghị tốt đẹp với cả hai. Trong vấn đề Biển Đông, ông cho rằng với mối quan hệ tốt, giao tiếp tốt cùng với tiếp xúc trực tiếp, Indonesia và Trung Quốc có thể đi đến sự hiểu biết thân thiện mà đôi bên cùng có lợi.
Ông cũng cho biết Indonesia có kế hoạch sẽ có những cuộc tập trận chung với Trung Quốc, bên cạnh tập trận hải quân chung với Hoa Kỳ.
Xem thêm:
Al Jazeera ngày 12/6/2022: Q&A: Indonesia’s defence minister on security in the Asia-Pacific
———-
IX- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á
Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
Ngày 07/6/2022, Việt Nam đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bầu làm một trong 5 Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 77 đại diện cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương (cùng với Malaysia, Nepal, Tajikistan, Turkmenistan). Theo ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao Việt Nam, ở vị trí này, Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương với các nước, đem lại nhiều lợi ích thiết thực, cũng như khẳng định uy tín và vị thế quốc tế.
Xem thêm:
VietnamPlus ngày 8/6/2022: Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77
Thế giới & Việt Nam ngày 9/6/2022: Việt Nam được bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng LHQ khóa 77: Thêm một viên gạch vững chắc vào bức tường vị thế, uy tín của đất nước
Tổng Bí thư Việt Nam hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc
Trong cuộc hội đàm với Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sáng 8/6/2022, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol khẳng định sẽ tăng cường hợp tác với ASEAN – khu vực mà ông coi là “trung tâm của sự tự do, hòa bình và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Trong khi đó, ông Trọng tuyên bố Việt Nam luôn quan tâm và sẵn sàng đóng góp tích cực vào tiến trình hòa bình, phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Đây là lần thứ hai giữa ông Yoon nói chuyện với một lãnh đạo Việt Nam sau khi đắc cử, sau cuộc điện đàm với Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hồi tháng 3. Đây cũng là cuộc điện đàm thứ hai giữa Tổng Bí thư Việt Nam và Tổng thống Hàn Quốc trong chưa đầy một năm. Trước đó, tháng 7/2021, ông Trọng cũng từng có cuộc điện đàm với Tổng thống Moon Jae-in, người tiền nhiệm của ông Yoon.
Xem thêm:
Báo Tin tức ngày 8/6/2022: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm trực tuyến với Tổng thống Hàn Quốc
KBS World ngày 8/6/2022: Tổng thống Hàn Quốc điện đàm video với Tổng bí thư Việt Nam
Putin không muốn ngoại giao, Hoa Kỳ nói với Việt Nam trung lập
Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman, quan chức số 2 trong Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, dự định sẽ chia sẻ với Việt Nam chi tiết về các cuộc thảo luận của chính quyền Biden với Nga, vốn không ngăn cản được cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine.
“Tổng thống Putin đã bắt đầu cuộc chiến này. Ông ấy có thể kết thúc nó ngay hôm nay”, Sherman nói trong phát biểu tại Đại học Fulbright Việt Nam.
“Việt Nam sẽ đưa ra quyết định của riêng mình với tư cách là quốc gia có chủ quyền, và chúng tôi tôn trọng những quyết định đó, nhưng chúng tôi sẽ nói về nó, chúng tôi sẽ đưa ra quan điểm của chúng tôi về nó,” bà nói. “Chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả các hoạt động ngoại giao mà chúng tôi đã thực hiện nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình, một giải pháp mà Tổng thống Putin … sẽ không thực hiện.”
Bà nói thêm: “Vì vậy, chúng tôi sẽ chia sẻ tất cả những này, và sau đó Việt Nam sẽ đưa ra lựa chọn của mình”.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 11/6/2022: Putin didn’t want diplomacy, US tells neutral Vietnam. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Thứ trưởng Ngoại giao Thụy Điển thăm Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thụy Điển Robert Rydberg đã có chuyến thăm tới Việt Nam từ 09-11/6. Trong chuyến thăm, ông đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, hội đàm với Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, có bài phát biểu tại Học viện Ngoại giao và trả lời phỏng vấn báo giới Việt Nam. Trong đó, ông Rydberg đã giải thích về quyết định nộp đơn gia nhập NATO của Stockholm, cũng như quan hệ giữa Thụy Điển và Việt Nam.
Xem thêm:
Tuổi Trẻ ngày 9/6/2022: Thứ trưởng Ngoại giao Thụy Điển thăm Việt Nam
Zing ngày 11/6/2022: ‘Gia nhập NATO không ảnh hưởng chính sách đối ngoại của Thụy Điển’
Zing ngày 12/6/2022: Thụy Điển trung lập hay liên kết không phải mục tiêu cuối cùng
Chính phủ đối lập Myanmar thành lập lực lượng cảnh sát
Chính phủ Thống nhất Quốc gia của Myanmar (NUG) đã thông báo hôm thứ Ba rằng họ đang thành lập lực lượng cảnh sát của riêng mình để chống lại chính quyền quân sự đang cầm quyền ở Myanmar sau cuộc đảo chính quân sự vào năm ngoái. Hiện chưa rõ NUG sẽ vận hành lực lượng như thế nào và sẽ tuyển dụng bao nhiêu nhân sự.
Xem thêm:
Reuters ngày 07/6/2022: Myanmar’s shadow government to create its own police force
Indonesia muốn G20 tập trung vào an ninh năng lượng
Giới chức Indonesia tuyên bố nước này muốn cuộc thảo luận trong các nhóm làm việc cấp chuyên gia của G20 tập trung vào vấn đề an ninh năng lượng, theo Jakarta Post.
Xem thêm:
Jakarta Post ngày 8/6/2022: Indonesia shifts G20 focus to energy security
Tân Tổng thống Philippines khẳng định quan hệ với Trung Quốc, Mỹ
Phát biểu trong một thông điệp hôm 08/6, Tổng thống đắc cử Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc “sẽ tiếp tục đem lại lợi ích lớn cho người dân hai nước chúng ta”.
Trong khi đó, trong cuộc gặp ngày 09/6, ông Marcos và Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman đồng thuận cùng nhau củng cố nền kinh tế, cũng như nhấn mạnh tầm quan trọng của liên minh Mỹ – Philippines với an ninh và thịnh vượng của khu vực. Bà Sherman cũng xác nhận nguyên thủ quốc gia có quyền miễn trừ ngoại giao và có thể tự do nhập cảnh vào Mỹ – qua đó mở đường cho ông Marcos thăm Mỹ trong tương lai.
Xem thêm:
Inquirer ngày 08/6/2022: Bongbong Marcos: PH-China friendship to continue for benefit of people
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 09/6/2022: Deputy Secretary Sherman’s Meeting with Philippine President-Elect Marcos, Jr.
GMA News ngày 9/6/2022: Sherman: Heads of state have diplomatic immunity, are welcome in US
Ngư dân, chủ tàu Philippines được bồi thường sau sự cố trên Biển Đông
22 ngư dân trên tàu cá Philippines trên con tàu bị Trung Quốc đâm chìm tháng 6/2019 cùng chủ tàu đã được bồi thường 6 triệu peso (khoảng 113.421 USD), Bộ Tư pháp Philippines cho biết hôm 8/6. Dù vậy, tổ chức ngư dân Pamalakaya tại Philippines tuyên bố việc bồi thường “bị trì hoãn quá lâu và không đủ”.
Xem thêm:
RFA ngày 08/6/2022: Filipino fishermen, boat owner ‘compensated’ for South China Sea ramming incident
Internet vệ tinh có nhiều cơ hội phát triển tại Đông Nam Á
Với hàng loạt lợi thế, dịch vụ Internet vệ tinh của Starlink có nhiều cơ hội phát triển ở Đông Nam Á, khu vực có thời gian sử dụng Internet trung bình cao. Một số chính phủ – như Philippines – đã tìm cách tạo thuận lợi cho các công ty nước ngoài gia nhập thị trường, trong khi nhiều doanh nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để thử nghiệm, triển khai dịch vụ này.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 9/6/2022: Satellite internet poised for big bang of growth in Southeast Asia. Một bản toàn văn được lưu trữ tại đây
———-
X- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Đại sứ Trung Quốc tại Đảo Síp tuyên truyền về Sáng kiến Phát triển Toàn cầu trên Cyprus Mail
Vào ngày 04/6/2022, Đại sứ Trung Quốc tại Đảo Síp Liu Yantao đã xuất bản một bài báo có tiêu đề “Tổng hợp Sức mạnh Thúc đẩy Phát triển Toàn Cầu” trên Cyprus Mail, tờ báo tiếng Anh có số lượng phát hành lớn nhất tại nước này. Bài viết trình bày sâu hơn về bối cảnh quốc tế, nội hàm và ý nghĩa thực tiễn của Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất tại Cuộc tranh luận chung của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9/2021. Đại sứ Liu kêu gọi Trung Quốc và Đảo Síp phát huy hết lợi thế của mình, mở rộng hợp tác sâu rộng và tìm kiếm sự phát triển và thịnh vượng chung.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 05/6/2022: Chinese Ambassador to Cyprus Liu Yantao publishes an article on the Global Development Initiative in Cyprus Mail
Sri Lanka bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng cần 5 tỷ USD, trợ giúp từ Trung Quốc cho các nhu yếu phẩm
Sri Lanka sẽ cần 5 tỷ USD trong sáu tháng tới để đảm bảo các tiêu chuẩn sống cơ bản. Quốc gia này hiện đang đàm phán lại với Trung Quốc các điều khoản của giao dịch hoán đổi bằng đồng nhân dân tệ trị giá 1,5 tỷ USD để tài trợ cho các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu, Thủ tướng Sri Lanka cho biết hôm thứ Ba ngày 07/6/2022.
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói Trung Quốc hy vọng phía Sri Lanka sẽ tích cực làm việc với phía Trung Quốc và đẩy mạnh tham vấn về các kế hoạch khả thi. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các quốc gia liên quan và các tổ chức tài chính quốc tế để tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc giúp Sri Lanka giải quyết những khó khăn hiện tại, giảm bớt gánh nặng nợ và thực hiện phát triển bền vững. Trong khi đó, Trung Quốc tin rằng Sri Lanka sẽ nỗ lực để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tác đầu tư và tài trợ nước ngoài, đồng thời duy trì sự ổn định và uy tín của môi trường đầu tư và tài chính.
Xem thêm:
Reuters 07/6/2022: Sri Lanka needs $5 billion, help from China for essentials
Tân Hoa Xã ngày 08/6/2022: China paying close attention to Sri Lanka’s current difficulties, challenges: spokesperson
Tổng thống Sri Lanka nói Trung Quốc bớt quan tâm tới Nam Á
Tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa nhận định các quốc gia Nam Á như Sri Lanka đang gặp khó khăn về tài chính không được Bắc Kinh chú ý như trước, trong bối cảnh Bắc Kinh đã chuyển hướng chiến lược sang Đông Nam Á và Châu Phi. Ông cho biết Sri Lanka không thể khai thác gói tín dụng 1,5 tỷ USD từ Bắc Kinh và vẫn chưa hồi âm về yêu cầu vay Trung Quốc 1 tỷ USD để mua hàng hóa thiết yếu.
Xem thêm:
The Japan Times ngày 7/6/2022: China shifting focus to Southeast Asia, Sri Lanka president says. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc thu được lợi nhuận lớn từ giao thương ở Mỹ Latinh
Reuters đưa ra một báo cáo độc quyền cho biết Trung Quốc gần đây đã vượt qua Hoa Kỳ để trở thành đối tác thương mại lớn nhất ở tất cả các khu vực của Châu Mỹ Latinh bên ngoài Mexico. Báo cáo trích dẫn lời của các quan chức hiện tại và cựu quan chức nói rằng Mỹ đã chậm chạp trong hành động và rằng Bắc Kinh chỉ đơn giản là đưa ra nhiều lựa chọn thương mại hơn. Washington tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Châu Mỹ vào tuần này tại Los Angeles, tại đó chính quyền Biden công bố kế hoạch “Đối tác châu Mỹ vì thịnh vượng kinh tế,” tập trung vào việc khắc phục đại dịch và củng cố các hiệp định thương mại hiện có ở Châu Mỹ.
Xem thêm:
Reuters ngày 08/6/2022: Exclusive: Under Biden, China has widened trade lead in much of Latin America
Reuters ngày 09/6/2022: Biden unveils new Latin America economic plan at reboot summit dogged by dissent
Financial Times ngày 08/6/2022: The US’s lack of ambition risks losing Latin America. Một bản PDF đã được lưu trữ ở đây.
Tân Hoa Xã ngày 07/3/2022: Chinese FM hails China-LAC cooperation
Census: Foreign Trade – US Trade with South and Central America
Congressional Research Service ngày 04/5/2022: China’s Engagement with Latin America and the Caribbean
The Washington Post ngày 10/6/2022:Biden’s hemispheric Summit of the Americas may end up a dud. Một bản PDF được lưu ở đây.
Trung Quốc áp dụng các biện pháp có mục tiêu để thúc đẩy tăng trưởng ngoại thương
Theo Tân Hoa Xã, trong nỗ lực giúp các doanh nghiệp nước ngoài vượt qua khó khăn, Quốc vụ viện Trung Quốc đã ban hành hướng dẫn vào tháng trước nhằm cải thiện dịch vụ và cung cấp nhiều hỗ trợ tài chính và tài khóa hơn cho các doanh nghiệp. Để tăng cường sự ổn định hơn nữa, 27 cơ quan chính phủ, trong đó có Bộ Thương mại và Ngân hàng Trung ương, đã đưa ra các chính sách liên quan, chủ yếu tập trung vào việc thông suốt hậu cần ngoại thương, tăng cường hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp ngoại thương và ổn định công nghiệp và chuỗi cung ứng ngoại thương. Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết họ có kế hoạch thiết lập danh sách các nhà xuất khẩu lớn và nhân viên của họ như một phần trong nỗ lực tăng cường hỗ trợ các công ty đang lao đao vì các cú sốc đại dịch. Thứ trưởng Bộ Thương mại Wang Shouwen nói trong một cuộc họp báo hôm thứ Tư ngày 08/6/2022 rằng các biện pháp được đưa ra nhằm đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp, ổn định đơn đặt hàng và thị trường cũng như bảo vệ lòng tin của họ.
Cục Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc cho biết Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ 5 sẽ được tổ chức theo kế hoạch từ ngày 05 – 10/11 ở Thượng Hải. Hơn 75% khu vực triển lãm đã được các nhà triển lãm đăng ký, bao gồm hơn 250 nhà lãnh đạo công nghiệp. Cục triển lãm cho biết họ sẽ thực hiện các biện pháp hỗ trợ đặc biệt cho các nhà triển lãm đủ điều kiện, chẳng hạn như giảm phí xây dựng gian hàng, kéo dài thời gian đăng ký đến ngày 31/7.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 08/6/2022: China Focus: China adopts targeted measures to bolster foreign trade growth
21世纪经济报道 ngày 08/6/2022: 商务部:四方面推动外贸保稳提质,回流订单流出影响整体可控
ECNS ngày 08/6/2022: 5th CIIE to be held offline, on-schedule
Dữ liệu thương mại Trung Quốc: tăng trưởng xuất khẩu phục hồi, triển vọng vẫn còn mong manh
Dữ liệu hải quan hôm thứ Năm ngày 09/6/2022 cho thấy xuất khẩu tính theo USD đã tăng 16,9% trong tháng 5 so với một năm trước đó, cao hơn mức tăng 8% mà các nhà kinh tế dự đoán. Nhập khẩu tăng 4,1% sau khi không thay đổi trong tháng trước.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, dòng chảy đơn hàng ngoại thương từ Trung Quốc sang các nước láng giềng chỉ có tác động hạn chế và có thể kiểm soát được. Đây chỉ là một sự kiện bình thường trong thương mại và đầu tư quốc tế, theo Li Xingqian, Vụ trưởng Vụ ngoại thương của Bộ Thương Mại Trung Quốc.
Thomas Gatley, nhà phân tích cấp cao tại Gavekal Research Ltd., cho biết xuất khẩu có thể giảm trong năm nay ngay cả khi tăng trưởng danh nghĩa (nominal growth) có thể khả quan do giá tăng. “Xuất khẩu suy yếu trong thời điểm này thực sự không phải là tốt. Đây là lý do tại sao các nhà hoạch định chính sách ngày càng hoảng sợ,” Gatley nói.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 09/6/2022: China’s Exports Rebound as Threat of Broader Slowdown Looms. Một bản PDF được lưu ở đây.
Tân Hoa Xã ngày 09/6/2022: China’s foreign trade regains momentum in May
Yicai ngày 08/6/2022: Foreign Trade Order Outflows Are Manageable, Impact Is Limited, China Ministry Says
Bloomberg ngày 07/6/2022: China Export Boom Fades as Buying Shifts, Cheap Rivals Gain. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 09/6/2022: China’s Exports Rebound as Threat of Broader Slowdown Looms. Một bản PDF được lưu ở đây.
South China Morning Post 09/6/2022: China trade: export growth in May boosted by Shanghai reopening, but ‘temporary blip’ to fade amid headwinds. Một bản PDF được lưu ở đây.
Chính sách miễn thuế năng lượng mặt trời của Biden cho Đông Nam Á mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất Trung Quốc
Các nhà phân tích cho biết, các nhà sản xuất quang điện lớn của Trung Quốc có thể thấy xuất khẩu của họ tăng vọt sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden ra lệnh tạm dừng hai năm áp thuế đối với các nhà cung cấp năng lượng mặt trời ở Đông Nam Á, nhiều trong số đó được hỗ trợ bởi các công ty Trung Quốc.
Xem thêm:
Caixin Global ngày 08/6/2022: Biden’s Southeast Asia Solar Tariff Reprieve a Bright Spot for Chinese Producers
Công ty sản xuất công cụ chế tạo chip ASML thuê 200 nhân viên ở Trung Quốc trong nỗ lực mở rộng việc kinh doanh tại thị trường chất bán dẫn lớn nhất thế giới
ASML của Hà Lan là nhà cung cấp số 1 thế giới về máy in thạch bản tia cực tím năng lượng cao (EUV), được sử dụng bởi các nhà sản xuất chip hàng đầu Đài Loan và Công ty điện tử Samsung của Hàn Quốc để sản xuất những con chip tiên tiến nhất cho các khách hàng như Apple Inc.
Công ty hiện đang thuê hơn 200 nhân viên ở Trung Quốc trong năm nay để theo kịp tốc độ tăng trưởng ở quốc gia này, nơi các thiết bị sản xuất chip của họ được coi là rất quan trọng trong cuộc cạnh tranh dài hạn của Trung Quốc với Washington về vị thế cường quốc công nghệ. Trong số các công việc được ASML liệt kê có nhiệm vụ tìm ra cách để doanh nghiệp có thể cân bằng trách nhiệm pháp lý của mình với các cơ quan chức năng địa phương và quốc tế. ASML cũng đã cáo buộc các công ty Trung Quốc ăn cắp tài sản trí tuệ của họ.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 08/6/2022: Chip-making tools firm ASML to hire 200 staff in China as Covid restrictions ease, including sanctions compliance role. Một bản PDF được lưu ở đây.
Global Times ngày 07/6/2022: ASML’s growth in China a rebuttal to US interference in global chip sector
The Telegraph ngày 06/6/2022: Chinese microchip company boss accused of spying and stealing trade secrets
Học giả Chính phủ Trung Quốc: Chúng ta không thể cho phép TSMC di chuyển đến Hoa Kỳ
Vào ngày 30/5/2022, tại một diễn đàn được tài trợ bởi Viện Nghiên cứu Tài chính Chongyang tại Đại học Renmin, Chen Wenling, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Trung tâm Giao dịch Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CCIEE), một tổ chức tư vấn của chính phủ Trung Quốc, đã có một bài phát biểu cho rằng “Trung Quốc nên chuẩn bị và trấn áp chiến lược ngăn chặn của Hoa Kỳ, đồng thời đảm bảo rằng các chuỗi cung ứng được kiểm soát… Chúng ta cần tìm ra những lợi thế đủ để khiến đối thủ sợ hãi và gây ra cho họ những tổn thất và áp lực không thể cứu vãn được. Để đối phó, chúng ta cần đình trệ và làm chậm hết mức có thể các động thái của đối thủ nhằm cắt đứt chuỗi cung ứng, chuỗi hợp tác khoa học và công nghệ và chuỗi đổi mới.”
“Nếu Mỹ và phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt hủy diệt đối với Trung Quốc như họ đã làm đối với Nga, chúng ta phải giành lại Đài Loan. Về việc thực hiện tái cấu trúc chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng, chúng ta phải nắm được TSMC (Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan) và các công ty khác ban đầu thuộc Trung Quốc. Họ đang đẩy nhanh việc chuyển giao sang Hoa Kỳ để thành lập sáu nhà máy ở đó. Chúng ta tuyệt đối không thể để mục tiêu chuyển nhượng của họ đạt được.” TSMC là công ty thiết kế và sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới. Đây là công ty bán dẫn có giá trị nhất thế giới, xưởng đúc bán dẫn độc lập chuyên dụng lớn nhất thế giới và là một trong những công ty lớn nhất của Đài Loan.
“Chúng ta cần ủng hộ Nga một cách công khai, hợp lý và bằng mọi cách có thể. Ví dụ, các cuộc tập trận chung Trung-Nga gần đây, v.v. Chúng ta có thể làm nhiều hơn trong thương mại, để Trung Quốc và Nga có thể kết hợp “Vành đai & Con đường” với Liên minh Kinh tế Á-Âu do Putin đề xuất để hình thành chiều sâu chiến lược ở Trung Quốc, một vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa và một vành đai an ninh năng lượng như một hàng rào an ninh.”
“Cần phải đẩy mạnh hợp tác với Châu Âu. Châu Âu bị ảnh hưởng sâu sắc bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine và đồng euro sẽ bị ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế trong tương lai. Ngoài ra, Châu Âu sẽ gặp khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng và khủng hoảng người tị nạn. Trong thời điểm khủng hoảng ở Châu Âu, Trung Quốc có thể giúp đỡ và tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và Châu Âu, để hai khu vực Châu Á và Châu Âu có thể trở lại vị thế lịch sử như những trung tâm chính trị và kinh tế.”
Xem thêm:
Guancha ngày 06/6/2022: 陈文玲:我们不能让台积电转移到美国
Bloomberg ngày 07/6/2022: China Need to Seize Chipmaker TSMC If US Ramps Up Sanctions, Top Economist Says. Một bản PDF được lưu ở đây.
Ứng dụng chạy bộ của Nike sẽ ngừng dịch vụ ở Trung Quốc, sau các động thái tương tự của Airbnb và Kindle
Mặc dù Nike không cung cấp thêm chi tiết về lý do tại sao họ ngừng cung cấp dịch vụ vào tháng tới, nhưng quyết định này được đưa ra chỉ vài tháng sau khi Bắc Kinh thực hiện hai luật mới, Luật bảo vệ thông tin cá nhân và Luật bảo mật dữ liệu, ảnh hưởng đến các ứng dụng thu thập dữ liệu cá nhân ở Trung Quốc và việc xuất khẩu dữ liệu ra nước ngoài.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 08/6/2022: Nike’s running app to stop service in China next month, following similar moves by Airbnb and Kindle. Một bản PDF được lưu ở đây.
———-
XI- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về nguy cơ lạm phát đình trệ
Ngân hàng Thế giới đưa ra cảnh báo về việc kinh tế thế giới phải đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ (đình lạm) ngày càng cao, thể hiện bởi nền kinh tế tăng trưởng chậm kèm với sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp khiến cho giá cả leo thang. Nguy cơ đình lạm đến từ việc kinh tế thế giới đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp, bao gồm tác động của cuộc chiến tại Ukraine và cách ly xã hội liên tiếp do Covid-19 tại Trung Quốc. Ngân hàng Thế giới giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 từ mức 4,1% trong tháng 1/2022 xuống 2,9%, và dự báo rằng tăng trưởng chậm có thể sẽ còn kéo dài trong thập kỷ tới. Các khu vực có nguy cơ suy thoái rõ rệt nhất là Châu Âu và Trung Đông – Bắc Phi, trong khi Trung Quốc cũng đang chịu ảnh hưởng của các chính sách cách ly xã hội nghiêm ngặt. Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra cảnh báo rằng thế giới có thể lặp lại kịch bản đình lạm của những năm 1970, khi mà tăng trưởng toàn cầu giảm dần về gần mức 0 trong năm 1982. Tuy nhiên Ngân hàng Thế giới đánh giá rằng do giá dầu hiện tại mới chỉ tăng tới mức 2/3 giá dầu thời điểm năm 1980 sau khi điều chỉnh lạm phát, do đó nếu như các tín hiệu hay động thái tăng mạnh sản lượng năng lượng được đưa ra, tăng trưởng phi lạm phát có thể được phục hồi.
Xem thêm:
Washington Post ngày 07/6/2022: World Bank warns global economy may suffer 1970s-style stagflation. Một bản PDF được lưu ở đây.
Reuters ngày 10/6/2022: Americans feel the heat as US annual inflation posts largest gain since 1981
Tác động của các gói trừng phạt đối với kinh tế thế giới và kinh tế Nga
Liên quan tới vấn đề trừng phạt kinh tế của phương Tây đối với Nga, gói trừng phạt thứ 6 của EU nhắm vào xuất khẩu dầu của Nga vào Châu Âu đã có tác động lớn đối với thế giới. Tuyên bố trừng phạt vào xuất khẩu dầu của Nga đã đẩy giá dầu thế giới lên mức cao kỷ lục do nhu cầu tăng cao, tạo ra nguy cơ đẩy kinh tế thế giới vào trạng thái đình lạm. Mặt khác, do EU là thị trường xuất khẩu dầu lớn của Nga, gói trừng phạt của EU đã khiến sản lượng dầu của Nga bắt đầu xu hướng giảm, tiếp tục đẩy giá dầu lên cao do giảm cung. Để đối phó với kịch bản này, trong những ngày qua, Mỹ và EU đã nhanh chóng thảo luận các phương án đối phó, bao gồm việc thành lập một tổ chức các quốc gia mua dầu mỏ để gia tăng khả năng tác động lên giá dầu, và áp đặt một giới hạn giá bán đối với dầu Nga thông qua xây dựng quy định đối với các công ty bảo hiểm của Mỹ và EU để đảm bảo nguồn cung dầu thế giới không bị rối loạn.
Đánh giá về hiệu quả của các gói trừng phạt kinh tế do phương Tây áp đặt lên Nga, Viện nghiên cứu Tài chính Quốc tế (IIF) cho biết các gói trừng phạt kinh tế của phương Tây được thiết kế như một dạng chiến tranh kinh tế với mục tiêu làm suy yếu năng lực và cam kết tiếp tục chiến tranh, do đó các tác động chưa được thể hiện ngay tức khắc. IIF đánh giá rằng nền kinh tế Nga đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tăng trưởng kinh tế trong quá khứ đã bị xóa bỏ, các tập đoàn đa quốc gia đang nhanh chóng rời khỏi thị trường Nga, và mức độ trừng phạt hiện tại vẫn chưa phải là mức độ cao nhất. Các biện pháp né tránh trừng phạt như thiết lập cơ chế trao đổi trực tiếp ruble – rupee giữa Nga và Ấn Độ hay ruble – NDT giữa Nga và Trung Quốc chưa được triển khai thực tế, một phần do lo ngại trừng phạt thứ cấp từ phương Tây. Về việc tỷ giá USD – ruble trở về mức trước chiến tranh và Ngân hàng Trung ương Nga điều chỉnh lãi suất cơ bản về mức 9%, đây là kết quả của các chính sách tiền tệ do Ngân hàng Trung ương Nga áp dụng để chống chọi với các lệnh trừng phạt. Chiến thuật của Nga là chấp nhận thiệt hại đối với ngân sách để ổn định đồng ruble, sau đó mới giảm lãi suất cơ bản để đối phó với lạm phát. Hiện tại, Nga cho biết dự báo lạm phát đã giảm xuống mức 17% cho năm 2022 nhờ các chính sách của Ngân hàng Trung ương. Chiến thuật sử dụng chính sách tiền tệ này hợp lý khi Nga cần thời gian để chờ ổn định cán cân thương mại nhờ nhập khẩu, tuy nhiên vấn đề nằm ở việc các lệnh trừng phạt sẽ tiếp tục khiến cho nguồn hàng nhập khẩu giảm xuống. Điều này đồng nghĩa với việc nếu các lệnh trừng phạt tiếp tục được duy trì và củng cố, tức là không cố định các mục tiêu trừng phạt, thiệt hại đối với ngân sách có thể sẽ vượt quá sức chịu đựng của chính quyền Nga.
Xem thêm:
WSJ ngày 9/6/2022: US, European Allies Try to Restrain Global Oil Prices. Một bản PDF được lưu ở đây.
Elina Ribakova ngày 10/6/2022: Are sanctions working?
Economic Times ngày 6/6/2022: India Potash’s rouble-rupee payment deal stumbles in Russian bank
Ngân hàng Trung ương Nga ngày 10/6/2022: Bank of Russia cuts key rate by 150 bp to 9.50% pa
Bloomberg ngày 9/6/2022: Russia’s Central Bank Rode Ruble (RUB USD) Rally When War Left Few Other Options. Một bản PDF được lưu ở đây.
TASS ngày 10/6/2022: Monetary policy will bring inflation back to target in 2024 — regulator
Economist ngày 10/6/2022: Russia’s economy appears to be back on track
The Wall Street Journal ngày 10/6/2022: Business Losses From Russia Top $59 Billion as Sanctions Hit. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 14/6/2022: Corporate ‘Self-Sanctioning’ of Russia Has US Fearing Economic Blowback. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 14/6/2022: Russia Turns to Old Tanks as It Burns Through Weapons in Ukraine. Một bản PDF được lưu ở đây.
Josep Borrell: Châu Âu và Châu Á có chung lợi ích an ninh
Trong một bài xã luận trên The Straits Times của Singapore, Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về Chính sách An ninh và Đối ngoại đồng thời là Phó Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu, Josep Borrell, với việc Nga xâm lược Ukraine, thế giới đang ở trong một tình thế nguy hiểm, và Châu Âu và Châu Á cần nhau để bảo vệ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ
Trong một thế giới toàn cầu hóa, không có gì gọi là “khoảng cách xa”. Chiến tranh hoặc khủng hoảng an ninh lớn ở một khu vực ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Cũng không thể cho rằng căng thẳng an ninh sẽ không ảnh hưởng đến nền kinh tế. Minh chứng là cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine đang tạo ra một cuộc khủng hoảng năng lượng và lương thực toàn cầu.
Châu Âu và Châu Á có mối quan tâm chung và sâu sắc trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Chỉ có trật tự dựa trên luật lệ đảm bảo cho tất cả các quốc gia được an toàn, mọi người được tự do và các công ty yên tâm đầu tư. Mối đe doạ với trật tự này đang ngày càng tăng. Ông Borell kể ra một loạt các hành động mà Châu Âu đã và đang làm để bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ, bao gồm hỗ trợ kinh tế và quân sự để đảm bảo cho Ukraine thành công trong việc bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của đất nước này, thực hiện các gói trừng phạt Nga, tìm cách độc lập năng lượng khỏi Nga, tăng cường hợp tác với NATO và tăng chi tiêu quốc phòng. Những hành động này, đồng thời cũng sẽ củng cố EU là một đối tác mạnh của Châu Á.
Borrell viết rằng sự xâm lược tàn bạo của Nga đối với Ukraine là một cuộc tấn công trực diện vào Hiến chương Liên Hợp Quốc bởi chính một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an, vi phạm điều cấm sử dụng hoặc đe dọa vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào. Cả Châu Âu và Châu Á đều không thể chấp nhận một thế giới mà hành động xâm lược quân sự chống lại một nước láng giềng yếu hơn được ‘bình thường hóa’ bằng cách nào đó. Không thể có lập trường trung lập khi đối mặt với xâm lược. Liên minh Châu Âu luôn đứng về phía của luật pháp quốc tế, từ Crimea đến Biển Đông; và EU tin tưởng các đối tác quốc tế cũng làm như vậy.
Trong một thế giới đầy nguy hiểm, Châu Âu và Châu Á cần nhau và nên làm việc cùng nhau để duy trì một thế giới dựa trên các quy tắc và luật đã được thống nhất, chứ không phải dựa trên sức mạnh cường quyền, chân lý thuộc về kẻ mạnh, bài viết kết luận.
Xem thêm:
European Union External Action/The Straits Times ngày 10/6/2022: Europe and Asia have a shared stake in each other’s security
Các nhà lập pháp EU thúc đẩy việc công nhận các hành vi vi phạm nhân quyền ở Tân Cương là ‘tội ác diệt chủng’
Các nhà lập pháp Châu Âu đang thúc đẩy thông qua nghị quyết chỉ định các hành vi vi phạm nhân quyền mà Trung Quốc bị cáo buộc đối với người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo dân tộc khác ở Tân Cương là “tội diệt chủng”. Theo South China Morning Post, nghị quyết đã nhận được sự ủng hộ của bốn trong số các đảng lớn nhất trong Nghị viện Châu Âu, có nghĩa là nghị quyết có nhiều khả năng sẽ được thông qua.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 07/6/2022: EU lawmakers push to designate human rights conditions in Xinjiang as ‘genocide’. Một bản PDF được lưu ở đây.
TSMC chưa có kế hoạch cụ thể cho nhà máy tại Châu Âu
Ngày 08/6/2022, Chủ tịch Tập đoàn Sản xuất Bán dẫn Đài Loan (TSMC) Mark Liu cho biết tập đoàn vẫn đang đánh giá tình hình và chưa có kế hoạch cụ thể đối với việc xây dựng nhà máy tại Châu Âu. Tuyên bố được đưa ra sau khi chính quyền Đài Loan và EU đối thoại về các vấn đề hợp tác thương mại trong ngày 02/6, bao gồm vấn đề hợp tác trong lĩnh vực sản xuất chip bán dẫn trong khuôn khổ Đạo luật Chip Châu Âu (European Chips Act). Tuyên bố này cũng cho thấy các đối thoại giữa TSMC và chính quyền Đức về vấn đề đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chip trong thời gian qua chưa đạt được kết quả cụ thể. Đức đã thành công trong việc thuyết phục tập đoàn Intel đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chip tại Châu Âu trong khuôn khổ Đạo luật Chip Châu Âu, tuy nhiên việc triển khai đạo luật này đang tạo ra lo ngại về thiếu công bằng giữa các thành viên trong vấn đề trợ cấp cho các tập đoàn nước ngoài và nguy cơ dư thừa năng lực sản xuất so với nhu cầu thị trường.
Xem thêm:
Tập đoàn TSMC ngày 8/6/2022: Chip giant TSMC: no concrete plans for Europe
Reuters ngày 8/6/2022: Taiwan’s TSMC says no plans for now to build factories in Europe
Bruegel ngày 2/6/2022: Is the EU Chips Act the right approach?
Phòng thương mại EU tại Trung Quốc và Viện MERICS cảnh báo về nguy cơ đối với việc nghiên cứu tại Trung Quốc
Ngày 08/6/2022, Phòng thương mại EU tại Trung Quốc và Viện nghiên cứu MERICS của Đức đã công bố báo cáo mang tên “Hệ sinh thái Sáng tạo Trung Quốc – Phù hợp với một số doanh nghiệp, nhưng không dành cho tất cả”. Báo cáo này đã khảo sát các thành viên Nhóm làm việc về Nghiên cứu và Phát triển và Hội đồng Tham vấn của Phòng thương mại EU để xây dựng một bức tranh về hệ sinh thái sáng tạo tại Trung Quốc, khẳng định rằng thị trường Trung Quốc mang lại lợi thế lớn cho các doanh nghiệp nhờ vào các chính sách hỗ trợ nghiên cứu sáng tạo và đưa sản phẩm nghiên cứu ra thị trường. Tuy nhiên, báo cáo cũng đưa ra một số cảnh báo về nguy cơ đánh mất sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp EU hoạt động nghiên cứu tại Trung Quốc. Giám đốc MERICS Mikko Huotari ủng hộ EU xây dựng một cơ chế quản lý về khoa học công nghệ với Trung Quốc, để có thể cân bằng giữa lợi ích từ nghiên cứu và nguy cơ đánh mất sản phẩm sở hữu trí tuệ về khoa học và công nghệ.
Một số quốc gia thành viên EU đã bắt đầu đánh giá kỹ lưỡng hơn về vấn đề quản lý nguy cơ đối với khoa học công nghệ. Italy là quốc gia đi đầu trong vấn đề này, với việc Thủ tướng Italy Mario Draghi tiếp tục sử dụng luật Chống thâu tóm để bảo vệ sở hữu trí tuệ của các tập đoàn làm việc trong lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược như tài chính, năng lượng, viễn thông, y tế, tự động hóa. Ngày 07/6/2022, Thủ tướng Italy Mario Draghi đã phủ quyết một thương vụ chuyển giao công nghệ giữa công ty ROBOX hoạt động trong lĩnh vực tự động hóa và công nghệ cảm biến của Italy và công ty EFORT Intelligent Equipment của Trung Quốc. Đây là lần thứ 6 chính quyền Italy kích hoạt đạo luật này để ngăn nguy cơ Trung Quốc tiếp cận công nghệ của các doanh nghiệp Italy thông qua hoạt động thâu tóm. Tương tự, Đức cũng đang gửi đi tín hiệu về tăng cường quản lý hoạt động nghiên cứu, sau khi báo cáo về hợp tác nghiên cứu giữa các trường đại học Đức với các đối tác có quan hệ với quân đội Trung Quốc được công bố. Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Đức cho biết chính quyền Đức mong muốn đánh giá kỹ càng hơn về các hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt là về kết quả nghiên cứu và các ứng dụng của kết quả này.
Xem thêm:
EU Chamber and Merics warn of risks of research in China. Báo cáo gốc: China’s Innovation Ecosystem – Right for many, but not for all
Ministry wants more say in research collaborations
Draghi prevents technology transfer
Reuters ngày 7/6/2022: Italy’s PM Draghi vetoes technology transfer to China
Mỹ ngầm không trừng phạt các nhà đầu tư nắm giữ cổ phần của công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen
Ngay trước thời hạn cuối cùng vào thứ Sáu tuần trước ngày 03/6/2022 để các nhà đầu tư Mỹ ngừng giao dịch cổ phiếu và trái phiếu của các công ty có liên hệ chính thức với quân đội Trung Quốc, cơ quan ở Washington chịu trách nhiệm thực thi lệnh cấm đã lặng lẽ thông báo với các nhà đầu tư rằng họ sẽ không bị trừng phạt nếu nắm giữ những khoản đầu tư đó.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 06/6/2022: US gave investors ‘green light’ on blacklisted Chinese companies. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Yellen: Mỹ đang tìm cách “điều chỉnh lại” thuế quan đối với Trung Quốc. Biden nghiêng về việc nới lỏng một số thuế quan.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết chính quyền Biden đang tìm cách “cấu hình lại” các mức thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump để khiến chúng trở nên có tính “chiến lược” hơn. “Chính quyền này thừa hưởng bộ gồm 301 loại thuế do chính quyền Trump áp đặt mà tôi nghĩ rằng thực sự không được thiết kế để phục vụ lợi ích chiến lược của chúng ta,” Yellen nói với các nhà lập pháp tại Capitol Hill hôm thứ Tư ngày 08/6/2022.
Cùng một quan điểm, Biden đang hướng tới việc ra lệnh cho Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ thực hiện một quy trình chính thức để xác định xem một số mặt hàng tiêu dùng, chẳng hạn như xe đạp, có được miễn thuế theo Mục 301 hay không. Tuy nhiên ít có khả năng Biden sẽ đưa các mặt hàng công nghiệp lớn như thép và nhôm vào quá trình này.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 08/6/2022: Yellen Says Biden Team Is Looking to ‘Reconfigure’ China Tariffs. Một bản PDF được lưu ở đây.
Axios ngày 13/6/2022: Scoop: Biden leans toward easing some of Trump’s China tariffs.
Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc: Quan hệ song phương xấu nhất kể từ 1972
Phát biểu trong một sự kiện của Đại học Utah Valley ngày 9/6/2022, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc nhận định quan hệ song phương giữa hai nước “ở mức thấp nhất” kể từ năm 1972. Ông cũng nhắc đến sự “chia rẽ sâu sắc” giữa Mỹ và Trung Quốc trên nhiều vấn đề, từ kinh tế, kỹ thuật tới an ninh và nhân quyền.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 10/6/2022: China Ties at ‘Lowest Moment’ Since 1972, US Ambassador Says. Một bản PDF được lưu trữ ở đây
Tổng thống Zelensky chia sẻ về tình hình chiến sự tại Ukraine
Chiến sự tại miền Đông Ukraine tiếp tục diễn ra căng thẳng trong tuần vừa qua. Trong bài phỏng vấn ngày 7/6/2022, Tổng thống Ukraine Zelensky đã đưa ra một bức tranh về tình hình hiện tại tại khu vực Donbas và lập trường của Ukraine: (i) cuộc chiến đang đi vào giai đoạn tiêu hao sinh lực nặng nề khi Nga và Ukraine sử dụng pháo kích để yểm trợ cho bộ binh. Do không có ưu thế về hỏa lực, Ukraine đang gặp khó khăn trong việc giành lại lãnh thổ và phải chịu thiệt hại nặng nề về người và hạ tầng. Zelensky kêu gọi phương Tây tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển giao các hệ thống vũ khí tầm xa để ngăn chặn bước tiến quân Nga tại Donbas, khẳng định rằng một tình huống bế tắc về quân sự tại Donbas không phải là một lựa chọn có thể chấp nhận được; (ii) cuộc chiến chỉ có thể kết thúc trên bàn đàm phán, tuy nhiên chiến thắng cần phải đạt được trên chiến trường. Zelensky cho biết mục tiêu cuối cùng của Ukraine vẫn là giành lại toàn bộ lãnh thổ, tuy nhiên trong giai đoạn hiện tại, đẩy lùi quân Nga về hiện trạng trước ngày 24/2/2022 sẽ là một chiến thắng lớn đối với Ukraine. Zelensky sẵn sàng hòa đàm với Nga nhưng phải là đối thoại trực tiếp với Tổng thống Putin, và Ukraine không chấp nhận việc thảo luận về các thỏa thuận ngừng bắn mà không thông qua tham vấn với Ukraine; (iii) phương Tây cần tiếp tục duy trì và mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Nga bởi vì mặc dù tác động của các lệnh trừng phạt là không nhỏ, các biện pháp này chưa đủ để thay đổi lập trường của Nga. Zelensky cho rằng cam kết của một số quốc gia đã bắt đầu lung lay khi các ảnh hưởng đối với kinh tế bắt đầu hiện rõ, và kêu gọi tiếp tục củng cố, mở rộng các lệnh trừng phạt mới để ngăn Nga tìm các phương án né tránh.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 8/6/2022: Russia-Ukraine Latest News: June 8, 2022
Financial Times ngày 7/6/2022: Ukraine’s Volodymyr Zelenskyy says stalemate with Russia ‘not an option’
Financial Times ngày 7/6/2022: Volodymyr Zelenskyy: ‘No one is humiliating Ukraine. They are killing us’
RANE Worldview ngày 8/6/2022: Ukraine: Kremlin Leaves Possibility of Return of Kherson, Zaporizhzhya Regions Open. Một bản PDF được lưu ở đây.
Nghị viện EU khuyến nghị Ukraine được cấp tư cách ứng viên EU. Ukraine có khả năng giành được sự ủng hộ ban đầu của Liên minh Châu Âu
Ngày 08/6/2022, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết khuyến nghị EU cấp cho Ukraine tư cách ứng viên EU. Nghị viện Châu Âu cũng khuyến nghị cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí hơn “ngay lập tức.” Nghị quyết được thông qua với 438 phiếu ủng hộ và 65 phiếu phản đối.
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba nói với các nhà báo ngày 08/6/2022 rằng Ukraine đáp ứng các tiêu chuẩn để ứng cử vào EU nhưng có những người hoài nghi ở Châu Âu đang cố gắng áp đặt các lựa chọn thay thế cho tư cách ứng cử viên đầy đủ.
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đã tới Kyiv lần thứ hai và gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky vào ngày 11/6/2022. Bà cho biết các nước thành viên EU sẽ phải đối mặt với một “quyết định có tính lịch sử” về việc có cấp quy chế ứng viên cho Ukraine hay không. “Tôi hy vọng rằng trong 20 năm nữa, khi chúng ta nhìn lại, chúng ta sẽ có thể nói rằng chúng ta đã làm đúng,” bà nói.
Bộ phận điều hành của Liên minh Châu Âu dự kiến sẽ nói vào tuần tới rằng Ukraine nên được cấp tư cách ứng viên, một bước quan trọng trên con đường dài trở thành thành viên EU, các nguồn tin cho biết. Khuyến nghị sẽ đi kèm với các điều kiện liên quan đến pháp quyền và luật chống tham nhũng.
Xem thêm:
DW ngày 08/6/2022: Європарламент рекомендував дати Україні статус кандидата на вступ до ЄС
European Pravda ngày 08/6/2022: Kuleba: Ukraine to Not Accept Surrogate Alternatives to EU Candidate Status
Bloomberg ngày 09/6/2022: Ukraine EU Membership Likely to Win Initial Backing for Candidate Status. Một bản PDF được lưu ở đây.
Financial Times ngày 10/6/2022: Why countries are at odds over Ukraine’s EU candidate status. Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 12/6/2022: Von der Leyen Says She Hopes EU Does ‘Right Thing’ for Ukraine. Một bản PDF được lưu ở đây.
Ngoại trưởng Séc: Putin không quan tâm phương Tây đánh giá Nga như thế nào
Bình luận về quan điểm gần đây của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron về việc phương Tây cần tránh làm nhục Nga, Bộ trưởng Ngoại giao Séc Jan Lipavsky cho rằng “Macron có lẽ không hiểu rõ vấn đề này.”
Xem thêm:
České Noviny ngày 12/6/2022: Lipavský: Ukrajinu nelze vyřadit z jednání o ukončení války s Ruskem
Dòng chảy thương mại của Nga bị đảo lộn. Belarus vượt Đức về giá trị xuất khẩu vào Nga
Những nỗ lực của Nga trong việc điều chỉnh dòng chảy thương mại và bỏ qua các lệnh trừng phạt bởi cuộc chiến ở Ukraine không thể bù đắp cho sự sụp đổ trong nhập khẩu. Lần đầu tiên, Belarus đã vượt qua Đức – nền kinh tế lớn hơn 60 lần – vào tháng 4 về giá trị xuất khẩu vào Nga, theo phân tích dữ liệu mới nhất của Bloomberg.
Mặc dù Nga đã ngừng công bố một số thống kê chính bao gồm phân tích chi tiết về nhập khẩu và xuất khẩu khiến việc đọc chính xác nền kinh tế Nga trở nên khó khăn hơn, vẫn có thể đánh giá được tình trạng thương mại bị đảo lộn của Nga từ số liệu của các đối tác nhập khẩu lớn nhất của Nga.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 08/6/2022: Russia Is in Topsy-Turvy World Where Belarus Tops German Exports. Một bản toàn văn được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 11/6/2022: Russia Under Sanctions Can Learn From Iran’s Grim Survival. Một bản PDF được lưu ở đây.
Quan hệ Trung Quốc – Nga tiếp tục được củng cố qua cây cầu nối đường bộ hai thành phố
Hôm thứ Sáu ngày 10/6/2022, Trung Quốc và Nga đã khánh thành một cây cầu mới nối thành phố Heihe ở Trung Quốc và Blagoveshchensk ở Nga. Mặc dù hai bên có đường biên giới dài nhưng đây là cây cầu đường bộ đầu tiên giữa Trung Quốc và Nga.
Phó Thủ tướng Trung Quốc đã Hu Chunhua đã tham dự buổi lễ khánh thành qua video, ca ngợi công lao của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quan tâm thúc đẩy xây dựng cây cầu.
Hu cho biết Trung Quốc mong muốn làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác với Nga, không ngừng mở rộng các lĩnh vực hợp tác mới.
Về phía Nga, Phó Thủ tướng Yuri Trutnev bình luận với ẩn ý châm biến phương Tây: “Trong thế giới bị chia cắt ngày nay, cây cầu Blagoveshchensk-Heihe giữa Nga và Trung Quốc mang một ý nghĩa biểu tượng đặc biệt.”
Các nhà quan sát nhận định, Tập Cận Bình vẫn đang cố gắng tìm mọi cách để giúp Nga mà không bị mắc kẹt bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Xem thêm:
Gov.cn ngày 10/6/2022: 胡春华出席中俄黑河-布拉戈维申斯克公路桥开通仪式
Reuters ngày 10/6/2022: Russia and China open cross-border bridge as ties deepen
The Moscow Times ngày 10/6/2022: Russia-China Highway Bridge Opens to Traffic
Bộ trưởng Ấn Độ sẽ tham gia Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg
Ngày 10/6/2022, Đại sứ quán Ấn Độ tại Nga cho biết Ấn Độ sẽ tham gia vào Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg từ ngày 15 – 18/6/2022. Động thái này cho thấy Ấn Độ tiếp tục khẳng định lập trường đối ngoại trung lập của mình, và sẽ không chấp nhận việc các quốc gia khác gây sức ép buộc Ấn Độ phải thuận theo “trục Mỹ” hay “trục Trung Quốc”.
Xem thêm:
TASS ngày 10/6/2022: India will participate in SPIEF at ministerial level — embassy
Ngoại trưởng Ấn Độ Jaishankar ngày 3/6/2022: ‘India is not sitting on the fence’, says External Affairs Minister S.Jaishankar
TASS ngày 14/6/2022: Bosnian Serb leader Dodik intends to attend SPIEF and meet Putin
Chiến dịch pháp lý dân sự quy mô lớn yêu cầu bồi thường cho các nạn nhân chiến tranh Ukraine
Các luật sư Ukraine và quốc tế đang chuẩn bị khởi động một vụ kiện dân sự chống lại nhà nước Nga, cũng như các nhà thầu quân sự tư nhân và các doanh nhân ủng hộ cuộc chiến tranh do Nga gây nên. Nhóm các luật sư dự định sẽ sử dụng các phán quyết của Anh và Mỹ để thu giữ tài sản của Nga trên toàn cầu.
Mặc dù vụ kiện tập thể sẽ thuộc về tư pháp, không phụ thuộc vào nhà nước Ukraine, nhưng theo Jason McCue, một luật sư ở London, bên nguyên đơn sẽ cần tiếp cận bằng chứng và thông tin tình báo từ phía Ukraine.
Xem thêm:
The Guardian ngày 31/5/2022: Mass civil legal action to seek compensation for Ukrainian war victims
———-
XII- CHUYỂN ĐỘNG LIÊN HỢP QUỐC
Hội đồng Bảo An tranh luận về việc thắt chặt luật pháp để ngăn chặn tội ác chống lại loài người
Cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc bao gồm các trọng tâm chính như tăng cường trách nhiệm giải trình và công lý đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, bao gồm tội ác diệt chủng, tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người. Trong cuộc thảo luận, Uỷ ban Luật pháp Quốc tế đã xây dựng một bản dự thảo về một công ước về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác chống lại loài người.
Thẩm phán Joan E. Donoghue, Chủ tịch Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cho biết: “Việc thông qua một công ước về tội ác chống lại loài người sẽ là một cách để thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với những hành vi vi phạm một số nghĩa vụ cơ bản nhất được quy định trong luật pháp quốc tế”. Ngoài ra, các Quốc gia được khuyến khích chấp nhận quyền tài phán bắt buộc của Tòa án Hình sự Quốc tế ICC “vì lợi ích chung của toàn thể cộng đồng quốc tế”.
Bên cạnh đó, Giáo sư Dapo Akande của Đại học Oxford nhấn mạnh thêm rằng vấn đề trách nhiệm giải trình vẫn chưa hoàn chỉnh khi tội ác quốc tế thứ tư – tội xâm lược – vẫn chưa hoàn toàn bị trừng trị . Ông đề xuất các quốc gia nên xem xét phê chuẩn các sửa đổi về tội xâm lược để cho phép ICC có thể thực hiện quyền tài phán đối với tội ác đặc biệt nghiêm trọng này.
Xem thêm:
UN News ngày 2/6/2022: Security Council debates tightening laws to deter crimes against humanity
Bản dự thảo tại đây.
———-
XIII- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN
Juliette McIntyre và Adam Simpson: Câu chuyện về hai vụ án diệt chủng: Công lý quốc tế ở Ukraine và Myanmar
Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) đang giải quyết hai vụ việc theo Công ước Diệt chủng – một vụ chống lại Myanmar và một vụ chống lại Nga.
Trong vụ kiện đầu tiên, Cộng hòa Gambia cáo buộc rằng Myanmar chịu trách nhiệm thực hiện tội ác diệt chủng đối với người dân tộc thiểu số Rohingya ở Bang Rakhine vào năm 2017. Các lực lượng quân sự của quốc gia này bị cáo buộc đã gây ra các vụ di cư của hơn 740,000 người và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Sau phiên điều trần, Tòa đã yêu cầu Myanmar phải ‘thực hiện tất cả các biện pháp trong khả năng’ để ngăn chặn việc thực hiện tất cả các hành vi diệt chủng đối với các thành viên của nhóm Rohingya trên lãnh thổ của nước này. Ngoài ra, Myanmar cũng được yêu cầu báo cáo về tất cả các biện pháp được thực hiện trong vòng bốn tháng và sau đó sáu tháng một lần cho đến khi có quyết định cuối cùng về vụ việc.
Vụ kiện thứ hai giữa Nga – Ukraine, khi Ukraine đã đệ đơn lên ICJ phản đối việc Nga biện minh cho cuộc chiến tranh dựa trên tội ác diệt chủng. Trong phiên điều trần, Nga vắng mặt và chỉ gửi bản thể hiện quan điểm. Sau đó, Tòa ICJ đã ban hành lệnh áp dụng biện pháp tạm thời, yêu cầu Nga đình chỉ các hoạt động quân sự ở Ukraine.
Bài viết chỉ ra một số khác biệt chính trong hai trường hợp trên. Thứ nhất, Myanmar không bị ảnh hưởng cho việc tuân thủ yêu cầu trong khi Nga tuân thủ Toà án đồng nghĩa với việc ngừng cuộc xâm lược Ukraine – điều này đã không xảy ra. Thứ hai, chính quyền Myanmar tiếp tục tham gia vào các thủ tục của ICJ mang lại một số lợi ích, thuyết phục cộng đồng quốc tế và trong nước về chính phủ quân sự hợp pháp. Ngược lại, Nga không cần tác động của ICJ để tự khẳng định vị trí quốc gia trên trường quốc tế. Thứ ba, chính quyền mới của Myanmar đang nỗ lực thực hiện các thủ tục tại ICJ đối lập với Nga đã không tuân thủ mệnh lệnh của Toà án.
Các tác giả kết luận rằng, hai vụ việc cho thấy khoảng cách giữa luật pháp quốc tế, công lý quốc tế và hành động của các nước lớn.
Xem thêm:
East Asia Forum ngày 26/5/2022: A tale of two genocide cases: International justice in Ukraine and Myanmar
Năm lợi ích đối với Trung Quốc trong quan hệ Nga – Trung Quốc
Tháng 5/2022, nhóm nghiên cứu China Power thuộc Viện CSIS đã công bố báo cáo đánh giá về các điểm mạnh trong quan hệ đối tác Nga – Trung Quốc. Đây là báo cáo đầu tiên trong nhóm 3 báo cáo đánh giá về quan hệ Nga – Trung Quốc sau khi hai lãnh đạo tuyên bố về mối quan hệ đối tác “không giới hạn, không vùng cấm” vào ngày 4/2/2022. Nhóm nghiên cứu tìm hiểu về xu hướng hợp tác ngày càng gia tăng giữa hai quốc gia trong thời gian qua, chỉ ra 5 điểm lợi ích mà Trung Quốc nhận được từ việc tuyên bố với thế giới quan hệ đối tác với Nga, bao gồm: (i) Nga ủng hộ những lợi ích cốt lõi của Trung Quốc; (ii) Tổng thống Putin ủng hộ trực tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình và các sáng kiến của Tập; (iii) Nga đóng góp vào việc khuếch đại ảnh hưởng của Trung Quốc trên trường quốc tế, đồng thời làm suy giảm ảnh hưởng của phương Tây; (iv) Nga củng cố năng lực quân sự của Trung Quốc thông qua các thương vụ mua bán vũ khí và tập trận chung; (v) Nga hỗ trợ Trung Quốc giải quyết các nhu cầu kinh tế và năng lượng. Sau báo cáo này, nhóm nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu về những điểm yếu trong quan hệ song phương, và đánh giá liệu quân đội Trung Quốc có được hưởng lợi thực sự từ quan hệ Nga – Trung Quốc hay không.
Xem thêm:
CSIS – China Power ngày 5/5/2022: What Are the Key Strengths of the China-Russia Relationship?
Tác chiến điện tử ảnh hưởng như thế nào tới cuộc chiến Nga – Ukraine
Công nghệ tác chiến điện tử có vai trò và ảnh hưởng lớn đối với chiến tranh hiện đại, do khả năng can thiệp vào hệ thống liên lạc, dẫn đường của đối phương, cũng như khả năng định vị, điều hướng các hệ thống vũ khí tấn công tầm xa. Tác chiến điện tử được sử dụng để ngăn chặn pháo binh, máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, máy bay không người lái của đối phương hoạt động. Đây là một yếu tố mà Nga có lợi thế rõ rệt về năng lực, tuy nhiên không có vai trò lớn trong giai đoạn đầu của cuộc chiến do nhiều yếu tố, bao gồm khoảng cách địa lý, năng lực vận hành của binh sỹ Nga, và sự hỗ trợ về thông tin tình báo mà phương Tây cung cấp cho Ukraine. Sự thiếu vắng tác chiến điện tử trong giai đoạn đầu là một trong những yếu tố đóng góp vào thất bại của Nga tại miền Bắc Ukraine.
Tuy nhiên trong giai đoạn chiến đấu hiện tại ở miền Đông Ukraine, do lợi thế về khoảng cách địa lý, Nga đã triển khai các năng lực tác chiến điện tử một cách rộng rãi hơn, thông qua việc sử dụng các hệ thống gây nhiễu, các máy bay không người lái trinh sát, và tiến hành các chiến dịch tấn công nhắm vào hệ thống Starlink mà Elon Musk cung cấp để triệt tiêu khả năng liên lạc của quân đội Ukraine. Kết hợp diện rộng giữa tác chiến điện tử và hỏa lực pháo binh vượt trội đã giúp quân đội Nga giành được lợi thế rõ rệt trong giai đoạn chiến đấu hiện tại, và đang gây ra thiệt hại rất lớn đối với sinh lực và trang thiết bị của quân đội Ukraine, giúp quân Nga từng bước đẩy lui quân Ukraine và chiếm đóng các vùng lãnh thổ tại miền Đông.
Xem thêm:
AP News ngày 4/6/2022: Deadly secret: Electronic warfare shapes Russia-Ukraine war
Nga để dành xe tăng hiện đại cho diễu binh, trong khi sử dụng xe tăng thời Xô Viết tại Ukraine
Các báo cáo từ chiến trường Ukraine từ đầu cuộc chiến cho thấy rằng Nga tiếp tục sử dụng các dòng xe tăng cũ được sản xuất từ thời Liên Xô như T-62M, T-62, T-64, T-55 cho chiến đấu, mặc dù các dòng vũ khí này đã lạc hậu và khó có thể chống chọi với vũ khí chống tăng hiện đại. Trong khi đó, các dòng xe tăng hiện đại mà Nga tuyên truyền là có năng lực vượt trội như T-90M Proryv hay T-14 Armata lại hoàn toàn vắng bóng trên mặt trận. Các nhà nghiên cứu tại JamesTown cho rằng nguyên nhân cho tình trạng này bao gồm: (i) Nga tuyên truyền về sức mạnh của các hệ thống vũ khí của mình nhằm quảng bá cho nền công nghiệp quốc phòng, do đó nếu các hệ thống hiện đại bị tiêu diệt sẽ khiến cho danh tiếng bị ảnh hưởng; (ii) tham nhũng trong quân đội Nga có thể đã làm ảnh hưởng tới chất lượng của các hệ thống này; (iii) các gói trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng nặng nề tới năng lực sản xuất và sửa chữa các hệ thống vũ khí hạng nặng, khiến Nga phải phụ thuộc vào các hệ thống xe tăng dự trữ để củng cố năng lực chiến đấu trong ngắn hạn.
Xem thêm:
JamesTown Foundation ngày 8/6/2022: Russia Throwing Soviet-Era Tanks Into Ukraine Grinder, Reserving Armatas for Moscow Parades
———-
XIV- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH – NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Liselotte Odgaard (2022) Home versus abroad: China’s differing sovereignty concepts in the South China Sea and the Arctic
Tác giả chỉ ra cách diễn giải về chủ quyền và biên giới của Trung Quốc là khác nhau trong trường hợp Biển Đông – nơi nằm kề Trung Quốc, và Bắc Cực – nơi cách xa nước này.
Đối với Biển Đông, Trung Quốc vẫn giữ quan điểm từ thời kỳ tiền hiện đại, vốn coi khu vực này tồn tại “biên giới mờ” (blurred boundaries) và là vùng biên giới của “đế quốc Trung Hoa”, thay vì một vùng biển được nhiều dân tộc, quốc gia cùng sử dụng. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng coi việc áp dụng các khái niệm pháp lý từ phương Tây vào khu vực này “chưa được coi là luật quốc tế”. Quan điểm trên có thể giải thích lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay như việc coi khu vực này là “một phần không thể chia cắt” hay coi nội luật Trung Quốc có thể được áp dụng. Trung Quốc cũng không thấy sự mâu thuẫn giữa việc công nhận luật biển và chính sách Biển Đông của mình. Theo đó Trung Quốc cho rằng luật biển không được áp dụng ở các vùng biên giới của nước này. Trong khi đó, đối với Bắc Cực, nơi cách xa Trung Quốc, Bắc Kinh sẵn sàng áp dụng các cách diễn giải tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế – bao gồm UNCLOS 1982 – để quốc tế hóa và hợp pháp hóa sự hiện diện của các quốc gia ngoài khu vực. Với quan điểm về “địa vị lịch sử” của mình ở Biển Đông, Trung Quốc không nhận thấy mâu thuẫn với hai cách diễn giải khác nhau này.
Xem toàn văn nghiên cứu tại đây.
Nguyen Khac Giang & Nguyen Quang Thai (2022) From Periphery to Centre-The Self-evolution of the Vietnamese Communist Party’s Central Committee
Qua dữ liệu tiểu sử của 626 ủy viên TW Đảng Cộng sản Việt Nam từ khóa 6 đến khóa 12 và các tài liệu nội bộ, các tác giả xem xét sự tiến triển về thể chế của TW Đảng từ sau Đổi Mới trên 3 khía cạnh: thay đổi về thành phần và cấu trúc, nguyên tắc ra quyết sách và quy tắc đề bạt, thăng chức. Từ đó, các tác giả nhận định TW Đảng đã trở thành trung tâm của nền chính trị Việt Nam với vai trò như một “quốc hội ẩn”. Để làm được điều này, TW Đảng đã phát triển và giữ vững mức độ dân chủ trong đảng tương đối cao, tăng cường sự hiện diện của Quốc hội và các tỉnh thành, trong khi “tiêu chuẩn hóa” quy tắc đề bạt, thăng chức – khiến các lãnh đạo cấp cao khó can thiệp hơn. Bên cạnh đó, các tác giả cũng nhận định khó có thể vạch ra ranh giới rõ ràng giữa các phe phái trong nền chính trị Việt Nam.
Xem toàn văn nghiên cứu tại đây
Antonio Calcara et al. (2022) Why Drones Have Not Revolutionized War- The Enduring Hider-Finder Competition in Air Warfare
Với những tiện ích của máy bay không người lái cho các lực lượng Ukraine, những lời ca ngợi về thiết bị này đã tràn ngập các ấn phẩm phương Tây. Nhưng chúng có thực sự là yếu tố làm thay đổi chiến tranh? Bài báo này đưa ra câu trả lời là “không”. Khi xem xét các cuộc xung đột gần đây ở Libya, Nagorno-Karabakh và Syria, các tác giả nhận thấy rằng máy bay không người lái không quyết định bên chiến thắng, làm giảm nhu cầu các chiến thuật quân sự hiện đại hay mang lại lợi thế cho bên yếu hơn. Thay vì biến đổi tính chất chiến tranh, máy bay không người lái phù hợp trong phạm vi những thách thức chiến thuật hiện tại của trò chơi trốn tìm trên chiến trường bởi những tiến bộ trong vũ khí chính xác bắt đầu từ những năm 1960s.
Tải toàn văn bài báo ở đây.
—————
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.