Bản Tin Biển Đông Số 105

(Tuần từ 02/5 – 09/5/2022)

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lưu Việt Hà, Đoàn Thị Hằng Ni, Trần Phạm Bình Minh, Hương Nguyễn, Đinh Tùng Lâm

Biên tập: Trần Bằng

Tư liệu: South China Sea News

Năng lực vệ tinh các nước tính tới năm 2020. Ảnh: CSIS China Power Project/Union of Concerned Scientists. Xem thêm: China Power Team. “How is China Advancing its Space Launch Capabilities?” China Power. November 5, 2019. Updated August 25, 2020. Accessed May 11, 2022. https://chinapower.csis.org/china-space-launch/

Tải bản PDF ở

—————

Trong Bản Tin Biển Đông Số 105 có những nội dung sau:

I- TRÊN BIỂN

II- VÉN MÀN HUYỀN THOẠI

III- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

IV- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG (CYBER)

V- CHUYẾN CÔNG DU CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH TỚI HOA KỲ

VI- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN

VII- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

VIII- CHUYẾN CÔNG DU CỦA THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ TỚI CHÂU ÂU

IX- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

X- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

XI- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

———–

I- TRÊN BIỂN

Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động xây dựng trên thực thể Subi 

Công ty Simularity mới công bố một báo cáo khảo sát về sự phát triển mới trên Subi Reef mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Tính tới ngày 05/5/2022, ảnh vệ tinh cho thấy các hoạt động xây dựng đang diễn ra trên 7 điểm của thực thể này. Cát bắt đầu được bồi đắp và định hình để tạo nền tảng cho việc xây dựng đã diễn ra từ tháng 3 đến tháng 12/2021. Những con đường được tạo ra và có lẽ để tạo thuận lợi cho việc sử dụng các thiết bị hạng nặng. 

Tải báo cáo phân tích ở đây.

Cận cảnh tàu Trung Quốc nạo vét trong vùng biển Đài Loan và hoạt động của lực lượng thực thi pháp luật Đài Loan

Một thước phim của trang TaiwanPlus cho biết Trung Quốc đã và đang nạo vét cát trái phép trong vùng biển của Đài Loan, một động thái khác nhằm làm cạn kiệt tài nguyên quân sự của nước này và gây tổn hại đến môi trường biển.

Xem thước phim ở đây.

Nhóm Tàu sân bay tấn công Liêu Ninh của Trung Quốc tới gần Nhật Bản

Trung Quốc đã điều một nhóm tàu ​​sân bay gồm 8 tàu, dẫn đầu là tàu sân bay Liêu Ninh cùng với 5 tàu khu trục, một tàu khu trục nhỏ và một tàu hậu cần, đến Thái Bình Dương qua eo biển Miyako hôm thứ Hai ngày 2/5/2022, đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 12/2021.

Hải quân Nhật Bản đã điều động tàu sân bay trực thăng Izumo, máy bay tuần tra hàng hải P-1 và máy bay chống ngầm P-3C để giám sát sự di chuyển của các tàu Trung Quốc, theo Bộ Quốc phòng Nhật Bản. Hạm đội 7 của Mỹ, đóng tại Nhật Bản, cũng được cho là sẽ giám sát sự di chuyển của nhóm tàu chiến Trung Quốc.

Xem thêm:

USNI ngày 03/5/2022: Chinese Carrier Liaoning Strike Group Steaming Near Japan, Says MoD 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 02/5/2022: Báo cáo hải trình của nhóm tàu Liêu Ninh

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 03/5/2022: Báo cáo hải trình của nhóm tàu Liêu Ninh

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 04/5/2022: Báo cáo hải trình của nhóm tàu Liêu Ninh 

Hindustan Times ngày 04/5/2022: China sends aircraft carrier, 8 warships to seas near Japan 

Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc: Hải quân tăng cường tập trận thực chiến ở Biển Hoa Đông gần Đài Loan

Cùng thời gian này, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết họ đã tăng cường các cuộc tập trận “thực chiến” ở Biển Hoa Đông bao gồm diễn tập phòng thủ tầm gần, tấn công bằng súng trên biển, theo dõi và giám sát, tìm kiếm và cứu nạn.

Theo South China Morning Post, Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông của PLA hôm thứ Ba đã viết trên tài khoản mạng xã hội chính thức chi tiết về cuộc diễn tập nhóm tàu tấn công gần đây, và nói rằng cuộc tập trận “liên quan chặt chẽ đến các sứ mệnh và nhiệm vụ của [Hải quân PLA], tập trung vào việc chống lại kẻ thù và nêu bật các điều kiện chiến đấu thực tế.”

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 04/5/2022: PLA Navy steps up real-life combat drills in East China Sea near Taiwan. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Trung Quốc triển khai tàu đổ bộ tấn công mới ở Biển Đông, tập trận bắn đạn thật

Hải Nam là tàu đổ bộ tấn công Type 075 đầu tiên và lớn nhất của Trung Quốc, đồng thời là con tàu lớn thứ hai mà Hải quân Trung Quốc sở hữu, chỉ sau 2 tàu sân bay. Được đưa vào biên chế từ cuối tháng 4 năm ngoái, con tàu bắt đầu đợt hoạt động đầu tiên từ đầu tháng 3 vừa qua, báo chí Trung Quốc dẫn thông tin từ hạm trưởng của tàu cho biết.

Hôm 22/4/2022, tàu Hải Nam đã tiến hành tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, nhưng thông tin về cuộc tập trận chỉ xuất hiện trong tuần này trên mạng quân sự Trung Quốc. Những hình ảnh mới nhất cho thấy Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN) đang tiến hành các cuộc huấn luyện phối hợp, các hoạt động hậu cần và bắn đạn thật vào một vị trí không xác định ở Biển Đông.

Truyền thông Trung Quốc cho biết tàu Type 075 “sẽ đóng vai trò then chốt trong các hoạt động có thể ở đảo Đài Loan, cũng như các đảo và bãi đá ở Biển Đông.” Theo một số nhà phân tích, những hoạt động tập trận của tàu Type 075 có thể với mục tiêu nhằm thiết lập tương đương với một nhóm sẵn sàng đổ bộ (ARG).

Xem thêm:

81.cn ngày 03/5/2022: 巨舰出航护卫海疆!海南舰在南海某海域开展舰机协同训练- 中国军网 

RFA Tiếng Việt ngày 04/5/2022: Tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông 

Tiền Phong ngày 08/5/2022: Trung Quốc đưa tàu đổ bộ tấn công mới ra Biển Đông

Máy bay chiến đấu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập vùng nhận diện phòng không của Đài Loan

Ngày 06/5/2022, một nhóm máy bay của Trung Quốc bao gồm 6 tiêm kích đa năng J-11, 6 chiếc J-16 và 2 máy bay ném bom H-6, 2 máy bay cảnh báo sớm KJ-500, 1 máy bay chiến tranh điện tử Y-8, 1 máy bay chống tàu ngầm Y-8 đã đi vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan.

Đài Loan đã cử máy bay chiến đấu cảnh báo các máy bay Trung Quốc và triển khai các tên lửa phòng không để “quan sát các hoạt động”. Máy bay Trung Quốc không đi vào không phận của Đài Loan và không có sự cố nào xảy ra.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 06/5/2022: Air activities in the southwestern ADIZ of R.O.C.

Reuters ngày 06/5/2022: Taiwan jets scramble as China air force enters air defence zone

Tuổi Trẻ ngày 06/5/2022: Đài Loan nói 18 máy bay Trung Quốc đi vào vùng nhận diện phòng không 

———-

II- VÉN MÀN HUYỀN THOẠI

Thế nào là “chiến tranh uỷ nhiệm”? Phân tích một ví dụ thực tế: cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine

Chuyên mục Vén màn huyền thoại tuần này được phụ trách bởi TS. Vân Phạm, thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông, với câu hỏi được đưa ra thảo luận là “Liệu cuộc chiến Nga xâm lược Ukraine có phải là chiến tranh uỷ nhiệm?”

Khái niệm “Chiến tranh uỷ nhiệm”

“Chiến tranh uỷ nhiệm” thường được hiểu, và đây cũng là cách hiểu ở Việt Nam, là cuộc chiến mà lực lượng địa phương nhỏ hơn (có thể là quân đội của một quốc gia hoặc chỉ là một nhóm dân quân) chiến đấu trực tiếp vì mục đích của nước khác (thường là một quốc gia hùng mạnh muốn đạt mục tiêu chiến trường của riêng mình mà không trực tiếp tiến hành chiến tranh). Ở Việt Nam, chiến tranh uỷ nhiệm còn có thể được hiểu là chiến đấu bởi sự kích động của quốc gia khác.

NATO và Mỹ muốn đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng?

Quan chức Nga nhiều lần nói rằng Ukraine đã bị Mỹ và NATO lợi dụng để đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng. Trên diễn đàn quốc tế, cũng như ở Việt Nam, cũng có một cuộc tranh luận, những người tuy không đi xa đến mức ủng hộ hành động xâm lược của Nga chống lại Ukraine, nhưng đồng thời cho rằng/phải tìm lý do tại sao đó cũng là lỗi của phương Tây, rằng đây thực sự là một cuộc chiến giữa NATO/Mỹ và Nga, trong đó người Ukraine là nạn nhân của cả hai.[1]

Những quan điểm kiểu này đã xa rời một thực tế có tính then chốt, đó là quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của người Ukraine, và người Ukraine đã liên tục thực thi quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ trước và xuyên suốt cuộc chiến. Ukraine đang chiến đấu để bảo vệ các quyền chính đáng của mình. Ukraine không tấn công vào lãnh thổ Nga với mục đích làm suy yếu Nga, mà thực tế là ngược lại. 

Trước cuộc chiến, Ukraine không phải là ứng viên tiềm năng có thể trở thành thành viên NATO và điều này sẽ còn kéo dài. Để được nhận là thành viên NATO, Ukraine phải được sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên NATO.[2] Tuy nhiên, kể từ năm 2008 tới nay, có ít nhất Đức và Pháp đã liên tục không chấp thuận để Ukraine gia nhập NATO.[3] Năm 2021, Mỹ cũng bộc lộ quan điểm không ủng hộ sự gia nhập của Ukraine.[4] Bởi vậy không thể nói NATO kích động Nga, hoặc Nga bị kích động bởi một “mối đe dọa an ninh” không có thực. 

Việc gia nhập NATO của Ukraine chưa được đồng ý, ông Biden nói vào tháng 6/2021. “Điều đó phụ thuộc vào việc họ có đáp ứng các tiêu chí hay không. Thực tế là họ vẫn phải giải quyết tệ nạn tham nhũng và thực tế là họ phải đáp ứng các tiêu chí khác để được đưa vào kế hoạch hành động” trở thành thành viên NATO.[5]

Điều Nga muốn là Ukraine phải đi vào thoả thuận với Nga rằng vĩnh viễn không gia nhập NATO. Đây thực chất là tước đi quyền tự quyết không chỉ thế hệ này mà các thế hệ con cháu tiếp sau của Ukraine. Ukraine đã từ chối điều này, bất chấp sự thuyết phục của thành viên NATO như Đức. Chúng ta có thể tranh cãi về việc Ukraine có khôn khéo hay không, nhưng rõ ràng rằng Ukraine có quyền tự quyết định lựa chọn an ninh của mình, cũng như có quyền quyết định đi theo các giá trị EU vì sự thịnh vượng lâu dài cho người dân nước họ. Và Ukraine đã thực hiện quyền tự quyết này. 

Cũng không có bằng chứng nào cho thấy ý tưởng rằng người Ukraine chỉ chiến đấu vì các nước NATO đang thúc giục họ làm như vậy. Một quan điểm nổi lên ở các nước phương Tây và đã được thực hành triệt để trong nhiều năm qua qua mối quan hệ thương mại giữa phương Tây với Nga và Trung Quốc, đó là giao thương trao đổi thương mại có thể tránh khỏi chiến tranh khi giữa các nước đều bị ràng buộc bởi lợi ích kinh tế.[6] Các thành viên NATO hầu hết là các nước Châu Âu, đã đặt an ninh năng lượng của mình vào Nga mấy chục năm nay. Nhiều nước như nước Đức, Lithuania có tới trên 50% hoặc 90% năng lượng phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Nga. Giữa Nga và Đức đang có một dự án đường ống dẫn Nord Stream 2, Nga cũng có một dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân cho Phần Lan trị giá 7,8 tỷ USD. Bởi vậy chiến tranh xảy ra, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế nhiều nước có nguy cơ rơi vào suy thoái do đại dịch COVID-19, là điều không có lợi cho Châu Âu. Sự vật lộn trong thời gian qua của các nước Châu Âu phải chọn lựa giữa trách nhiệm đạo đức và lợi ích kinh tế trước những hành động tàn bạo của Nga ở Ukraine là dẫn chứng cho thấy Châu Âu không sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc chiến nổ ra với Nga. 

NATO đã không xâm lược Ukraine. Nga là nước chủ động xâm lược Ukraine bất chấp việc Tổng thống Mỹ Joe Biden phá bỏ trình tự xử lý thông tin tình báo thông thường, đã cảnh báo ra công luận trước đó. Ukraine đã phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phương Tây. Bền bỉ mỗi ngày, Tổng thống Zelensky đều có một bài phát biểu, khi thì với các nhà lãnh đạo các nước phương Tây, khi thì với Quốc hội các nước, nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của họ, và đã nhiều lần phàn nàn khi khi yêu cầu đưa ra không được đáp ứng. Đức đã từng định không gửi vũ khí hạng nặng cho Ukraine cho tới khi chịu áp lực mạnh mẽ từ công luận và Quốc hội Đức.[7] Ông nói rằng nhiệm vụ của ông là phải làm cho thế giới tự do hiểu rằng cuộc chiến ở Ukraine cũng là vấn đề sống còn của họ.[8]

NATO thậm chí đã không thực hiện vùng cấm bay hoặc cung cấp lực lượng không quân hỗ trợ (đó là điều mà Zelensky đã yêu cầu từ rất sớm). Mặc dù Zelensky nói rằng Ukraine đang phải trả giá đắt cho lợi ích của NATO, bởi vì nếu Nga thắng, các nước NATO sẽ tiếp theo trong danh sách. Nhưng đó chỉ là lập luận để Ukraine được các nước NATO ủng hộ nhiều hơn. Không có bằng chứng nào cho thấy ông có suy nghĩ rằng nếu NATO ngừng hỗ trợ thì mọi việc trở nên tốt đẹp với Ukraine và người dân Ukraine sẽ không còn chết chóc và đau khổ.[9]

Khi Zelensky chọn ở lại Ukraine, thay vì di tản theo lời đề nghị của các lực lượng Anh và Mỹ, đó là lúc rõ ràng rằng người Ukraine sẽ chiến đấu bảo vệ đất nước mình bất kể Mỹ/NATO có ủng hộ họ hay không.[10] 

Bảy mươi ngày vừa qua, thế giới đã kinh ngạc và ngưỡng mộ lòng quả cảm, quyết tâm bảo vệ đất nước của người dân Ukraine. Ở Châu Âu, có những người muốn Ukraine đầu hàng cho yên chuyện, trách Tổng thống không biết nghĩ đến tính mạng người dân. Vấn đề là Zelensky có muốn cũng không được vì người dân Ukraine không chấp nhận. Họ nói nếu Nga ngừng chiến thì thế giới sẽ có hoà bình. Nhưng nếu Ukraine ngừng chiến đấu thì sẽ không còn đất nước Ukraine nữa.

Hẳn sẽ không có những người dân bình thường nào, vì lợi ích của nước ngoài mà chấp nhận chiến đấu và tử thủ ở lại bảo vệ thành phố dù thảm sát, dù bị khủng bố tinh thần, dù đã được phía Nga kêu gọi đầu hàng.[11]

Hẳn sẽ không có dân tộc nào, vì lợi ích của nước ngoài, mà hàng chục ngàn người đang bình yên ở khắp các nơi trên thế giới đều trở về để bảo vệ đất nước.[12] Những nhà khoa học, những kiện tướng thể thao, những nghệ sĩ.[13] Họ là những nhân tài mà có thể dễ dàng tìm việc tốt ở bất kỳ đâu trên thế giới, nhưng họ đã từ bỏ công việc của họ, ra chiến trường cầm súng. Có kiện tướng thể thao đã hy sinh trong chiến trận. Có nhà khoa học nữ, là tiến sĩ, bị cưỡng bức rồi bị giết chết.

Hẳn sẽ không có dân tộc nào, vì lợi ích của nước ngoài, mà có những đứa trẻ bình thản hát trong những hầm tránh bom, và sau này khi được an toàn ở Ba Lan, lại tiếp tục đi khắp nơi gây quỹ cho Ukraine, với ánh mắt trong veo sáng ngời, hát quốc ca Ukraine trước sự khâm phục và ngưỡng mộ của hàng chục ngàn khán giả trưởng thành. Có cậu bé tự một mình vượt cả ngàn cây số với sự cưu mang của dòng người tị nạn trên đường, vì bố mẹ cậu bé ở lại Kyiv để chiến đấu.[14]

Ý tưởng rằng Ukraine chỉ đang chiến đấu vì bị xúi giục bởi phương Tây hay vì lợi ích của phương Tây (NATO/Mỹ) là hoàn toàn không đúng thực tế. 

Bởi vậy có thể chắc chắn rằng đối với Ukraine, đây không phải là cuộc chiến uỷ nhiệm. Họ đang chiến đấu bảo vệ chủ quyền và quyền tự quyết cho quốc gia mình. Và khởi điểm cuộc chiến này không phải là một cuộc chiến tranh uỷ nhiệm, khi Nga là bên xâm lược trước và cũng là bên hoàn toàn có thể dừng cuộc chiến.  

Thế còn việc các nước Mỹ và Châu Âu ủng hộ vũ khí cho Ukraine có thể nói lên điều gì?

Không thể phủ nhận rằng việc Ukraine giành chiến thắng sẽ mang lại lợi ích cho Châu Âu và Mỹ. Sự kiện Nga xâm lược Ukraine đã gây chấn động Châu Âu và khiến cho nhiều nước lo sợ khi nhận ra Nga là mối đe dọa đối với hoà bình và an ninh ở Châu Âu. Các nước Baltic lo lắng nếu Nga thành công ở Ukraine, Nga sẽ không dừng ở đó và tiếp tục kịch bản kích động ly khai và vẽ lại bản đồ các nước Đông Âu cũ. Phần Lan và Thuỵ Điển ngày càng tiến gần tới việc chính thức xin gia nhập NATO vì tin rằng khi họ ở trong NATO, Nga sẽ không dám làm gì. Bởi vậy có một quan điểm phổ biến ở Châu Âu rằng Ukraine chiến đấu không chỉ cho Ukraine mà còn đang chiến đấu cho cả Châu Âu. Điều tối thiểu các quốc gia ở Châu Âu có thể làm được, mà không để chiến tranh lan rộng hơn, là không đưa quân vào, nhưng hỗ trợ vũ khí cho Ukraine. 

Nghi ngờ bùng lên đối với Mỹ sau hai sự kiện xảy ra vào cuối tháng Tư. Thứ nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc họp báo sau chuyến thăm tới Kyiv đã nói rằng Mỹ sẽ giúp Ukraine chiến đấu cho tới khi giành được chiến thắng bảo vệ chủ quyền đất nước, và cho tới khi quân đội Nga bị suy yếu để không thể tiếp tục làm những việc như đã làm với Ukraine. Tiếp đó, Austin đã thành lập một nhóm tư vấn hàng tháng gồm các quan chức quốc phòng từ 40 “quốc gia có thiện chí” trong và ngoài NATO để chuẩn bị sẵn sàng hỗ trợ Ukraine lâu dài.

Nếu như ưu tiên hàng đầu, mục tiêu chính của Mỹ để hỗ trợ Ukraine là để tổn thương Nga thì có thể nói rằng đối với Mỹ đây giống như cuộc chiến uỷ nhiệm. 

Tuy nhiên, vài ngày sau, Tổng thống Biden đã bác bỏ phát biểu của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, cho biết cáo buộc chiến tranh uỷ nhiệm là “không đúng sự thật”, và việc sử dụng ngôn ngữ của Lavrov cho thấy “sự tuyệt vọng mà Nga đang cảm thấy về sự thất bại thảm hại của họ” trong việc khuất phục Ukraine. “Vì vậy, thay vì nói rằng ‘người Ukraine đang làm điều này và được trang bị một số năng lực lực chống lại các lực lượng Nga’ họ phải nói với người dân của họ rằng Hoa Kỳ và toàn bộ NATO đang tham gia vào việc tiêu diệt quân đội và xe tăng của Nga, v.v..” ông Biden nói.

Một số chuyên gia nhìn nhận phát biểu của Austin “muốn Nga suy yếu để không lặp lại hành động xâm lược” ở góc độ này: đó là chính quyền Hoa Kỳ đang tìm kiếm lý do để duy trì sự ủng hộ của công chúng Mỹ đối với Ukraine, bằng cách cho thấy họ có những lợi ích liên quan. Điều này không có nghĩa đây là một cuộc chiến uỷ nhiệm. Nó có thể là lợi ích phát sinh nếu Ukraine chiến thắng, nhưng không phải mà mục đích chính của cuộc chiến.[15] 

Hiện giờ, Tổng thống Biden vẫn đang phải vận động và Quốc hội Mỹ vẫn chưa phê chuẩn gói hỗ trợ Ukraine 33 tỷ USD.

Và dù lợi ích các bên thế nào, mấu chốt là Ukraine nắm quyền tự quyết trong cuộc chiến này, cũng như Nga hoàn toàn có thể quyết định dừng chiến bất kỳ lúc nào. Cuộc chiến dài hay ngắn, Nga có tiếp tục bị suy yếu hay không là do Nga quyết định. Một cuộc chiến chỉ có thể là ủy nhiệm nếu là cuộc chiến mà ở đó, bên thứ ba và lợi ích của bên thứ ba đóng vai trò quyết định và chủ động. Trong cuộc chiến này, ít nhất là cho đến nay, cả Ukraina và Nga đều đóng vai trò quyết định và chủ động chứ không phải là Mỹ và đồng minh. 

Chú thích

[1]  Lawrence Freedman ngày 24/4/2022: A thread on proxy wars

[2] NATO tháng 7/2016: NATO Enlargement & Open Door 

[3]  The New York Times ngày 3/4/2008: NATO Allies Oppose Bush on Georgia and Ukraine. Một bản PDF được lưu trữ ở đây

Vào năm 2014, với tư cách là Phó Tổng thống, ông Biden đã nói với các quan chức ở Ukraine rằng bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào của Hoa Kỳ sẽ là nhỏ: Book review of Joe Biden: The Life, the Run, and What Matters Now by Evan Osnos. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

[4]  White House 14/6/2021: Remarks by President Biden in Press Conference

NBC News ngày 14/7/2021: Biden says it ‘remains to be seen’ whether Ukraine will be admitted to NATO 

[5]  Đã dẫn.

[6]  DW ngày 5/4/2022: German President Steinmeier admits ′mistakes′ over Russia policy 

[7]  Hạ viện Đức thông qua Kiến nghị “Bảo vệ hoà bình và tự do ở Châu Âu – Hỗ trợ toàn diện cho Ukraine” có tính bước ngoặt đối với chính sách và quan hệ quốc tế của Đức trong tương lai

[8]  Time ngày 28/4/2022: Inside Volodymyr Zelensky’s World 

[9] Đã dẫn, xem ghi chú số 1.

[10]  Đã dẫn, xem ghi chú số 8.

 [11] The Wall Street Journal ngày 8/5/2022: Embattled Ukraine soldiers in Mariupol say they will fight to the end 

[12] NPR ngày 25/2/2022: Thousands rush to enlist in Ukraine’s army to fight the Russian invasion 

ABC News ngày 27/2/2022: Ukrainians return from abroad to fight Russian invasion

Reuters ngày 5/3/2022: Over 66,200 Ukrainian Men Have Returned From Abroad to Fight, Says Defence Minister

[13]  Pink Floyd – Hey Hey Rise Up (feat. Andriy Khlyvnyuk of Boombox). Và dựa trên quan sát của người viết trực tiếp từ những đồng nghiệp người Ukraine, qua nhiều bài báo và câu chuyện đọc được trong những tháng vừa rồi.

[14]  Amelka wykonała Hymn Ukrainy. UWAGA – WZRUSZA DO ŁEZ! 

[15]  The Washington Post ngày 3/5/2022: Why Ukraine isn’t a ‘proxy war’ (yet?) 

———-

III- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

Trung Quốc, Iran tăng cường hợp tác quốc phòng

Trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa tới Iran trong tuần qua, hai đã khẳng định cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng, bao gồm gia tăng hoạt động diễn tập chung.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 28/4/2022: China and Iran set to step up defence cooperation

Hoa Kỳ bàn giao trung tâm huấn luyện và bảo dưỡng cho Cảnh sát biển Việt Nam

Hoa Kỳ đã bàn giao cho Cảnh sát biển Việt Nam một trung tâm thứ tư để đào tạo nhân viên, bảo dưỡng tàu và máy bay không người lái.

Xem thêm:

VnExpress ngày 28/4/2022: US helps Vietnam strengthen maritime security

RFA Tiếng Việt ngày 29/4/2022: Hoa Kỳ bàn giao trung tâm huấn luyện và bảo dưỡng cho Cảnh sát biển Việt Nam

Mỹ, Anh thảo luận về mối đe dọa từ Trung Quốc tới Đài Loan

Financial Times đưa tin ông Kurt Campbell và bà Laura Rosenberger, các quan chức hàng đầu về khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và Trung Quốc trong Nhà Trắng, đã có cuộc gặp với đại diện của Anh vào đầu tháng 3 về chủ đề Đài Loan. Các nguồn tin cho biết Mỹ muốn tăng cường hợp tác với các đồng minh châu Âu để tăng nhận thức về điều Washington coi là “thái độ quyết đoán gia tăng” của Bắc Kinh với Đài Loan.

Xem thêm:

Financial Times ngày 01/5/2022: US holds high-level talks with UK over China threat to Taiwan

Nhật Bản và Anh đồng ý về nguyên tắc một thỏa thuận quốc phòng mới về tiếp cận đối ứng, mở cơ hội cho tập trận chung

Ngày 4/5/2022, Chính phủ Nhật Bản và Anh đã nhất trí về nguyên tắc một Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng, tạo cơ sở pháp lý cho phép quân đội hai bên thăm viếng nhau, cùng hợp tác, cùng triển khai các hoạt động huấn luyện, tập trận chung và cứu trợ thảm họa. Thoả thuận có tính bước ngoặt này trong quan hệ đối tác quốc phòng hai nước sẽ được xây dựng dựa trên hợp tác hai bên về công nghệ quốc phòng và an ninh, chẳng hạn như chương trình Hệ thống Phòng không Chiến đấu Tương lai.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 05/5/20022: Japan and UK set to agree on defense exercises pact. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây.

Jiji Press ngày 04/5/2022: Japan, Britain Reach Broad Accord on Reciprocal Access Agreement

Chính phủ Anh ngày 05/5/2022: UK and Japan set to rapidly accelerate defence and security ties with landmark agreement

Hội đàm song phương Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ – Nhật Bản

Ngày 4/5/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin III đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo ở Washington. Austin đã cảm ơn người đồng cấp Nhật Bản đã tham gia Nhóm tư vấn an ninh Ukraine và hoan nghênh vai trò lãnh đạo của Nhật Bản trong việc chống lại sự xâm lược bất hợp pháp của Nga đối với Ukraine. Hai Bộ trưởng cũng trao đổi và đồng ý với nhau về hành động cưỡng bức của Trung Quốc đang diễn ra ở Biển Đông và Biển Hoa Đông và sự cần thiết phải duy trì một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và cởi mở, đảm bảo hòa bình và thịnh vượng cho tất cả mọi người.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 04/5/2022: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III’s Meeting with Japanese Defense Minister Kishi Nobuo

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 04/5/2022: Austin, Japan’s Defense Minister Pledge to Defend Rules-Based Order 

Bộ Ngoại  Hoa Kỳ ngày 04/5/2022: Secretary Blinken’s Meeting with Japanese National Security Advisor Akiba

Lầu Năm Góc: Mỹ thiếu tiềm lực hậu cần Châu Á nhằm hỗ trợ cho xung đột vũ trang

Trong một tài liệu kế hoạch chương trình dài hạn cho Sáng kiến ​​Răn đe Thái Bình Dương của Hoa Kỳ (PDI) được trình lên Quốc hội vào giữa tháng 4, đánh giá của Lầu Năm Góc cho thấy hiện tại các lực lượng Mỹ thiếu tiềm lực hậu cần ở Châu Á để tiếp nhiên liệu và tái trang bị trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang trong khu vực. Bản kế hoạch cho biết dự tính chi tiêu để tăng cường tiềm lực hậu cần cần thiết của Mỹ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 04/5/2022: US lacks Asian logistics support for armed conflict: Pentagon. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây.

Đại sứ Thuỵ Điển tại Mỹ nói về sự ủng hộ ngày càng tăng của công chúng Thuỵ Điển đối với việc Thuỵ Điển gia nhập NATO

Trả lời phỏng vấn của báo The Washington Post ngày 5/5/2022, bà Karin Olofsdotter nói rằng “Thuỵ Điển đã giữ thái độ trung lập – không liên kết quân sự kể từ đầu thế kỷ 19 để giảm căng thẳng khu vực. Và khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng tôi đã thấy thế giới khác hẳn. Chúng tôi có những hy vọng khác cho nước Nga… và chúng tôi đã luôn làm việc với người dân Nga, có mối quan hệ rất thân thiết. Nhưng cách các chính sách đã được hình thành trong 10-20 năm qua, chúng tôi đã thấy một nước Nga đang phát triển theo hướng chúng tôi không mong đợi. Và rồi giờ chúng ta đã thấy và trải nghiệm việc một quốc gia như Nga, với lực lượng quân sự và kho vũ khí hạt nhân, đã tấn công một quốc gia có chủ quyền, dân chủ, độc lập mà không vì lý do gì. Tất nhiên mọi thứ sẽ thay đổi đối với chúng tôi. Chúng tôi nhìn nhận hoàn cảnh của mình khác đi.” Và đó là lý do Thuỵ Điển thay đổi quan điểm truyền thống và cân nhắc gia nhập NATO.

Xem thêm:

The Washington Post ngày 05/5/2022: World Stage: Sweden with Karin Olofsdotter. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ: NATO là một mô hình tốt cho Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Trung Quốc cáo buộc rằng “mục tiêu thực sự” của chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là phát triển liên minh quân sự NATO phiên bản Châu Á. Tại Đối thoại Raisina ở New Delhi hôm thứ Tư ngày 4/5/2022, các nhà lãnh đạo quân sự và quốc phòng từ Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Mỹ và Pháp đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác trong những thời điểm nguy hiểm.

Khi được hỏi về cáo buộc của Trung Quốc, Tướng Angus Campbell của Lực lượng Quốc phòng Australia nói rằng ông muốn thảo luận vấn đề này với Trung Quốc. Còn Đô đốc John Aquilino, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cho biết cáo buộc của Trung Quốc là không có cơ sở nhưng “chắc chắn sẽ có sự gia tăng các sự kiện đa phương giữa các quốc gia đối tác.”

“Nếu các quốc gia muốn xích lại gần nhau để mang lại an ninh thịnh vượng, tôi không nghĩ đó nhất thiết là một điều xấu. Chúng ta đã thấy lợi ích khi các quốc gia cùng chí hướng hợp tác với nhau trong việc gia tăng sức mạnh trong NATO trước những  hành động của Nga. Đó là một mô hình khá tốt cho các quốc gia Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương coi trọng tự do.”

Xem thêm:

The Australian Financial Review ngày 27/4/2022: NATO a good model for Indo-Pacific: US military commander. Một bản PDF được lưu trữ ở đây

Nhật Bản cảnh báo kịch bản Ukraine có thể tái diễn ở Đông Á

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida hôm thứ Năm ngày 5/5/2022 cảnh báo rằng cuộc chiến Ukraine có thể tái diễn ở Đông Á, và kêu gọi các nước G-7 và các đồng minh đảm bảo không bao giờ dung thứ cho “nỗ lực đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực ở Đông Á”. Ông nói rằng Tokyo muốn có một “giải pháp hòa bình thông qua đối thoại” về vấn đề này và nói thêm rằng “lập trường kiên quyết” chống lại Nga về vấn đề Ukraine sẽ giúp ngăn chặn xung đột tương tự về Đài Loan. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc Kishida thổi phồng mối đe dọa từ Bắc Kinh, nói rằng Tokyo “nên ngay lập tức ngừng kích động đối đầu giữa các cường quốc và làm nhiều hơn nữa để giúp tăng cường sự tin cậy giữa các nước trong khu vực”. Bộ Ngoại giao Đài Loan cảm ơn những nhận xét của ông Kishida, nói rằng chúng phản ánh nguyện vọng của các nước dân chủ và cộng đồng quốc tế.

Xem thêm:

Financial Times ngày 05/5/2022: ‘Resolute’ Ukraine response vital to deter China on Taiwan, Japan PM says. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

———-

IV- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ – MẠNG (CYBER)

Hình ảnh mới nhất về tiến độ xây dựng tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc

Hình ảnh vệ tinh ngày 19/4/2022 cho thấy tàu sân bay lớn thứ ba và lớn nhất của Trung Quốc đang nhanh chóng tiến tới lễ hạ thủy, công việc xây dựng trên con tàu đã đạt đến giai đoạn tinh vi.

Xem thêm:

Australian Defense Magazine ngày 29/4/2022: Progress visible on China’s latest aircraft carrier 

Trung Quốc có kế hoạch chuyển đổi chính sách công nghệ để thúc đẩy đổi mới, toàn cầu hóa

Một bài xã luận trên trang nhất tờ Economic Daily, một tờ báo của Đảng Cộng sản được điều hành bởi nhà nước, nói rằng Trung Quốc đang chuẩn bị một loạt chính sách để nâng cao triển vọng đổi mới và tăng trưởng cho các nền tảng Internet của Trung Quốc. Các chính sách tiếp nối thời kỳ Trung Quốc tăng cường các quy định đối với các công ty Big Tech. Theo tờ báo, thời kỳ này sẽ kết thúc, mở ra một môi trường “giám sát dựa trên thị trường và pháp quyền (rule-of-law)”. Các biện pháp mới sẽ dọn đường cho những gã khổng lồ công nghệ của Trung Quốc tham gia vào việc cải thiện các lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và sản phẩm tiêu dùng của đất nước.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 05/5/2022: New China policies to support Big Tech platforms in innovation, globalisation, official newspaper says. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Trung Quốc ra lệnh cho chính phủ, các công ty nhà nước loại bỏ máy tính nước ngoài

Trung Quốc ra lệnh cho chính phủ, các công ty nhà nước phải loại bỏ máy tính cá nhân nước ngoài (ít nhất là 50 triệu máy tính riêng ở cấp trung ương). Đây là một chiến dịch của Trung Quốc nhằm thay thế công nghệ nhập khẩu bằng các sản phẩm thay thế địa phương… mọi thứ từ chất bán dẫn đến thiết bị mạng và điện thoại.

Xem thêm:

The Straits Times ngày 06/5/2022: China orders government, state firms to dump foreign PCs

Hoa Kỳ thúc ép Đài Loan mua vũ khí phù hợp hơn để giành chiến thắng trước Trung Quốc

Các quan chức và cựu quan chức Mỹ và Đài Loan cho biết, chính quyền Biden đang âm thầm thúc ép chính phủ Đài Loan đặt hàng các loại vũ khí có thể giúp quân đội nhỏ của họ đẩy lùi cuộc xâm lược trên biển của Trung Quốc thay vì vũ khí được thiết kế cho chiến tranh cục bộ thông thường.

Xem thêm:

The New York Times ngày 07/5/2022: U.S. Presses Taiwan to Buy Weapons More Suited to Win Against China

Chính quyền Biden chỉ đạo các cơ quan chuẩn bị cho tương lai máy tính lượng tử

Ngày 04/5/2022, Tổng thống Biden đã ký hai văn bản chỉ đạo các cơ quan liên bang chuẩn bị các hệ thống công nghệ thông tin dễ bị tổn thương bởi các cuộc tấn công điện toán lượng tử. Mối quan tâm chính là khả năng của các máy tính lượng tử tương lai trong việc phá vỡ hệ thống mật mã khóa công khai (public key cryptography) được sử dụng để bảo vệ các hệ thống kỹ thuật số, đặc biệt là trong các mạng cơ sở hạ tầng quan trọng. Chính quyền đã kêu gọi một chiến lược “toàn bộ của chính phủ” liên quan đến khoa học thông tin lượng tử và đặc biệt là các cải tiến bảo mật bắt nguồn từ “mật mã kháng lượng tử”.

Xem thêm:

The Record ngày 04/5/2022: White House wants nation to prepare for cryptography-breaking quantum computers

Kế hoạch không quân mới của Thủy quân Lục chiến nhấn mạnh “Khả năng tương tác kỹ thuật số”

Sau ba năm gián đoạn,  Thuỷ quân lục chiến Hoa Kỳ đã công bố bản Kế hoạch không quân mới vào hôm thứ Năm ngày 05/5/2022. Bản kế hoạch nhấn mạnh vào “khả năng tương tác kỹ thuật số” của nhánh không quân của Thuỷ quân Lục chiến với Lực lượng Liên quân và các đối tác nước ngoài; hình dung các ưu tiên sắp tới cho lực lượng trên không của Thủy quân lục chiến.

Tải toàn văn Kế hoạch ở đây.

Australia sẽ xây dựng một hạm đội tàu ngầm không người lái

Vài ngày trước khi Hội nghị hải quân hàng đầu của Australia bắt đầu, công ty Mỹ chuyên về trí tuệ nhân tạo và tự động đã công bố thỏa thuận trị giá 100 triệu USD cho Hải quân Hoàng gia Australia để mua ba nguyên mẫu tàu ngầm tự động cỡ lớn, nâng cao triển vọng về các đoàn sói không người lái được triển khai ở Thái Bình Dương và Biển Đông.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Úc đã lựa chọn S-100 Camcopter của Schiebel cho giai đoạn đầu của chương trình mua sắm hệ thống máy bay không người lái trên biển. Chi nhánh Úc của công ty công nghệ Đức Rohde & Schwarz đã ký hợp đồng với bộ phận hàng hải của BAE Systems Australia để thiết kế và sản xuất một hệ thống thông tin liên lạc tích hợp cho Chương trình Tàu khu trục lớp Hunter của Hải quân Hoàng gia Úc.

Xem thêm:

Breaking Defense ngày 05/5/2022: Anduril bets it can build 3 large autonomous subs for Aussies in 3 years 

Janes ngày 03/5/2022: Schiebel S-100 UAV selected for Australian navy requirement

Janes ngày 04/5/2022: Rohde & Schwarz to provide ICS for Australia’s future frigates

Anh xác nhận kế hoạch mua 74 máy bay phản lực F-35B

Người đứng đầu Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã xác nhận kế hoạch mua 74 máy bay phản lực F-35B và nói thêm rằng “có khả năng” Vương quốc Anh sẽ có một phi đội 138 chiếc F-35.

Xem thêm:

UK Defense Journal ngày 01/5/2022: Britain confirms plans to purchase 74 F-35B jets 

Nhật Bản xem xét triển khai thường trực máy bay do thám trên Biển Hoa Đông

Theo nhật báo Sankei Shimbun của Nhật Bản hôm Chủ nhật ngày 1/5/2022, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đang xem xét thành lập một đội máy bay không người lái cánh cố định có thể bay trong nhiều giờ và triển khai chúng trên Biển Đông Hàn Quốc và Biển Hoa Đông.

Xem thêm:

KBS World ngày 01/5/2022: Report: Japan Mulls Permanent Deployment of Spy Drones over East Sea

Người đứng đầu Bộ phận Đối ngoại Đảng cầm quyền Nhật Bản: Nhật Bản nên triển khai tên lửa tầm trung ở Hokkaido 

Ông Masahisa Sato, người đứng đầu Bộ phận Đối ngoại của Đảng Dân chủ Tự do cầm quyền ở Nhật Bản nói rằng nước này nên triển khai các tên lửa tầm trung ở cực bắc của Hokkaido để ngăn chặn các cuộc tấn công bằng tên lửa từ Trung Quốc, Nga và Bắc Triều Tiên.

Xem thêm:

The Mainichi ngày 04/5/2022: ‘Japan should deploy mid-range missiles in Hokkaido’: ruling party foreign affairs chief  

Aita Moriki (2021) The True Meaning of the Chinese Air Force’s Flying Transport Aircraft Near Malaysia- Airborne Units in Power Projection

Một phân tích của Trung tá Aita Moriki, nhà nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quyền lực trên Không và Vũ trụ của Lực lượng Phòng Không Nhật Bản (JASDF), cho rằng Trung Quốc có thể sử dụng máy bay vận tải chiến lược cho nhiệm vụ đánh chiếm các đảo ở Biển Đông qua đường hàng không. Tác giả đã từng là phi công và Cựu Chỉ huy Phi đội Máy bay Chiến đấu Chiến thuật số 302 của JASDF. 

Nhận định này được rút ra sau khi tác giả phân tích sâu hơn sự kiện 16 chiếc máy bay vận tải chiến lược của Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF), bao gồm các máy bay Tây An Y-20 và Ilyushin II-76, đã tiến hành một cuộc xuất kích tầm xa trong phạm vi 60 nm (111km) của đảo Borneo phía đông Malaysia. Quan điểm phổ biến về sự kiện này là Trung Quốc muốn gửi một thông điệp chính trị tới Malaysia. Tuy nhiên tác giả cho rằng loại chuyến bay này có thể được coi là một kịch bản trong đó lực lượng nhảy dù được thả xuống các sân bay trên đảo Ba Bình mà Đài Loan đang kiểm soát, đảo Swallow mà Malaysia đang kiểm soát, đảo Trường Sa mà Việt Nam đang kiểm soát, và đảo Thị Tứ kiểm soát bởi Philippines. Tác giả suy đoán có khả năng rằng phi hành đoàn của mỗi máy bay đã thực hành một cấu hình bay cơ bản bao gồm làm quen với địa hình xung quanh.

Bài báo của tác giả được xuất bản vào tháng 7/2021 trên một tạp chí của Lực lượng Phòng Không Nhật Bản, và mới đây được dịch sang tiếng Anh bởi Derek Solen thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Trung Quốc của Không quân Hoa Kỳ.

Tải toàn văn bản dịch bài báo ở đây.

———-

V- CHUYẾN CÔNG DU CỦA THỦ TƯỚNG PHẠM MINH CHÍNH TỚI HOA KỲ

Chuyến công du và làm việc tại Mỹ kéo dài một tuần

 Như chúng tôi đã đưa tin trong các Bản Tin Biển Đông trước đó, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ cùng lãnh đạo các nước ASEAN dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ trong 2 ngày 12-13/5 tại Thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden. Đây là hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Hoa Kỳ và ASEAN sau 5 năm gián đoạn.

Nhân dịp này, ông Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam thăm, làm việc tại Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc từ ngày 11-17/5/2022.

Quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ

Thông cáo của Bộ Ngoại giao Việt Nam được VietNamNet trích dẫn nói dự kiến các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Mỹ sẽ có các phiên thảo luận riêng, chuyên sâu về những nội dung hợp tác cùng quan tâm như kinh tế, thương mại, đầu tư, hợp tác và an ninh biển, ứng phó và phục hồi sau đại dịch, ứng phó biến đổi khí hậu, năng lượng khoa học công nghệ, phát triển cơ sở hạ tầng bền vững.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 6/5 cho biết vào thứ Năm ngày 12/5, Tổng thống Biden sẽ chào đón các nhà lãnh đạo ASEAN đến Nhà Trắng để ăn tối.

Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN sẽ diễn ra trong hai tiếng vào chiều thứ Sáu ngày 13/5/2022 tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để ghi nhận vai trò trung tâm của ASEAN trong việc đưa ra các giải pháp bền vững cho những thách thức cấp bách nhất của khu vực và kỷ niệm 45 năm quan hệ Hoa Kỳ – ASEAN. Cuộc chiến của Nga tại Ukraine cũng sẽ là một chủ đề trong nghị trình thảo luận.

Còn theo ông Kao Kim Hourn, cố vấn thân cận của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Đại sứ Mỹ tại Campuchia cho ông biết rằng không có bất cứ cuộc gặp mặt song phương nào mà ông biết được lên kế hoạch nhân dịp hội nghị thượng đỉnh này.

Trong ngày đầu tiên đặt chân xuống thủ đô Washington, Thủ tướng sẽ có một loạt cuộc gặp gỡ với các quan chức cấp cao trong Chính phủ của Tổng thống Joe Biden và một số nghị sĩ Mỹ trong đó có Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo,  Chủ tịch Thượng viện tạm quyền Patrick Leahy cùng một số nghị sĩ khác vào đầu giờ sáng và chứng kiến lễ ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp hai bên. 

Dự kiến, Thủ tướng Việt Nam sẽ có bài phát biểu trực tuyến về quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington vào ngày 11/5/2022. Độc giả có câu hỏi muốn gửi tới Thủ tướng có thể gửi ở đây.

Sau đó, Thủ tướng sẽ tiếp Tổng giám đốc điều hành Ngân hàng Thế giới, tiếp một số lãnh đạo tập đoàn lớn của Mỹ như AES, Black Stone, GenX, Asia Group.

Trả lời câu hỏi về việc, gần đây, Đại sứ Hoa Kỳ có tuyên bố, Mỹ muốn nhanh chóng nâng cấp quan hệ với Việt Nam lên thành đối tác chiến lược, liệu hai nước có được nâng cấp trong chuyến thăm và làm việc tới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hoa Kỳ không? Chia sẻ quan điểm của Việt Nam về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết: 

“Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian qua phát triển tốt đẹp. Trên cơ sở đó, Việt Nam mong muốn và sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, thúc đẩy quan hệ hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực, trên thế giới, cũng như là vì lợi ích của hai nước và nhân dân hai nước.”

Theo thông tin từ Cổng Thông tin Chính phủ, Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong 4 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã thu về gần 4,9 tỷ USD nhờ xuất khẩu nông, lâm, thủy sản và thị trường này chiếm 27,3% thị phần xuất khẩu của nông sản Việt. Đứng thứ hai là thị trường Trung Quốc trên 3,2 tỷ USD (chiếm 18,1% thị phần); Thứ ba là thị trường Nhật Bản với giá trị xuất khẩu đạt gần 1,3 tỷ USD (chiếm 7,1%); Thứ tư là thị trường Hàn Quốc với giá trị xuất khẩu đạt khoảng 822 triệu USD (chiếm 4,6%).

Cho tới nay, Mỹ đã trao tặng Việt Nam khoảng 40 triệu liều vaccine COVID-19, đứng đầu các quốc gia tài trợ vaccine cho Việt Nam.

Xem thêm:

Nhà Trắng ngày 06/5/2022: Press Gaggle by Press Secretary Jen Psaki 

Báo Thanh Niên ngày 11/5/2022: Thủ tướng tới Washington, bắt đầu tham dự các sự kiện dày đặc tại Mỹ 

Báo Điện tử Chính phủ ngày 21/4/2022: Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN- Hoa Kỳ 

Báo Tuổi Trẻ ngày 20/4/2022: Mỹ đã trao tặng gần 40 triệu liều vắc xin cho Việt Nam

Cố vấn thân cận của Thủ tướng Hun Sen: Biden nên gặp mặt riêng các nhà lãnh đạo ASEAN để cải thiện quan hệ

Kao Kim Hourn, một bộ trưởng và cố vấn thân cận của Thủ tướng Campuchia Hun Sen cho biết hiện không có cuộc họp cá nhân nào được lên kế hoạch giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Tổng thống Mỹ Biden bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – ASEAN vào ngày 12 và 13 tháng 5 tới. 

Kao Kim Hourn nói rằng các nhà lãnh đạo ASEAN “nên được đối xử tôn trọng và bình đẳng” và có cơ hội dành “thời gian hữu ích” với Biden khi họ đã phải lặn lội tới Mỹ, đặc biệt khi Mỹ sẽ nói về việc nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược lên quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Mỹ và ASEAN.

Nhà Trắng đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về phát biểu của Kao Him Hourn.

Xem thêm:

Reuters ngày 06/5/2022: Biden should give ASEAN leaders face time to improve ties, says Cambodian minister 

Hoang Minh Vu (2014) The “Missed Chance” for U.S.-Vietnam Relations, 1975-1979

Bài báo cáo trình bày chi tiết về lý do và cách thức mà cả chính quyền Carter và chính phủ Việt Nam đã nỗ lực nhưng vẫn thất bại trong việc đảm bảo bình thường hóa quan hệ trong những năm 1970. Đối với những người ủng hộ luận điểm cho rằng đó là “Cơ hội bị bỏ lỡ”, câu hỏi lớn nhất được đặt ra là: Tại sao Việt Nam và Hoa Kỳ không thiết lập quan hệ ngoại giao trong những năm đầu hậu chiến này? Và theo nghiên cứu của nhiều học giả và các nhà ngoại giao, các nguyên nhân của sự thất bại này bao gồm: Việt Nam không linh hoạt trong viện trợ và gây ảnh hưởng, xúc phạm đến các mối quan hệ quốc tế; và Zbigniew Brzezinski cũng phải chịu trách nhiệm vì đã quyết định ưu tiên bình thường hóa với Trung Quốc hơn Việt Nam. Các nguyên nhân này đã tạo ra bầu không khí thù địch quốc tế khiến Việt Nam tìm kiếm sự bảo vệ của Liên Xô, một bước đệm quan trọng dẫn đến bùng nổ Chiến tranh Đông Dương lần thứ ba. Sau cùng, theo tác giả, câu chuyện về các cuộc đàm phán bình thường hóa giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trong những năm 1970 là một câu chuyện thất bại, nhưng vẫn cần được xem bài học cho các nhà hoạch định hòa bình đầy tham vọng ngày nay.

Tải toàn văn bài báo tại đây

———-

VI- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN

Nguồn cung cấp điện của Việt Nam chịu sức ép từ giá than cao

Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ thiếu điện ngày càng tăng do giá than, nguồn năng lượng chính của đất nước, tăng cao, buộc các nhà máy điện phải giảm sản lượng trong khi tiến độ theo đuổi các giải pháp thay thế vẫn còn chậm chạp.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 28/4/2022: Vietnam’s power supply under strain from high coal prices. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây.

Cuộc chiến của Nga tấn công Ukraine ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam

Trong khi sự gián đoạn nguồn cung do đại dịch COVID-19 toàn cầu chưa có hồi kết, các doanh nghiệp tại Việt Nam phải đối mặt với việc nguồn cung cấp nhiên liệu và vật liệu cho sản xuất ngày càng khan hiếm do xung đột Nga – Ukraine, Lê Hoàng Anh, nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh nói với Tân Hoa xã hôm thứ Sáu ngày 6/5/2022.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 06/5/2022: Russia-Ukraine conflict hits Vietnam’s economy 

———-

VII- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

Trung Quốc mô tả quan hệ Trung – Nga là “hình mẫu mới” cho thế giới

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 29/4/2022, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tuyên bố Trung Quốc và Nga cam kết phát triển “hình mẫu mới” trong quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở không liên minh, không đối đầu và không nhằm vào nước thứ ba. Theo ông Triệu, quan hệ Trung – Nga đã vượt lên trên mô hình liên minh quân sự và chính trị của thời Chiến tranh Lạnh, khác hẳn so với tư duy Chiến tranh Lạnh của một số quốc gia khi theo đuổi các “bè nhóm nhỏ” và “trò chơi có tổng bằng không”.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 29/4/2022: Foreign Ministry Spokesperson Zhao Lijian’s Regular Press Conference on April 29, 2022

Bloomberg ngày 29/4/2022: China Calls Russia Relationship a ‘New Model’ for the World. Một bản PDF được lưu trữ tại đây

Các đại gia công nghệ, ngân hàng và hệ thống thanh toán Trung Quốc lặng lẽ rút lui khỏi hoạt động kinh doanh với Nga

Các công ty công nghệ Trung Quốc đang âm thầm rút lui khỏi hoạt động kinh doanh ở Nga dưới áp lực từ các lệnh trừng phạt và các nhà cung cấp, bất chấp lời kêu gọi của Bắc Kinh đối với các công ty chống lại sự ép buộc ở nước ngoài. Theo nguồn tin từ Wall Street Journal, một số công ty lớn đang cắt giảm các lô hàng tại Nga, nơi các công ty công nghệ Trung Quốc thống trị thị trường nhiều sản phẩm mà không đưa ra bất kỳ thông báo công khai nào.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 06/5/2022: Chinese Tech Giants Quietly Retreat From Doing Business With Russia. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Ngân hàng lớn nhất của Anh đổ vỡ quan hệ với cổ đông lớn nhất tại Trung Quốc sau 20 năm đầu tư cho tương lai ở đại lục

​​Trong nhiều năm, HSBC Holdings Plc và công ty bảo hiểm Trung Quốc Ping An Insurance Group Co. đã có một mối quan hệ nồng ấm, từ việc hỗ trợ lẫn nhau về mặt tài chính cho đến mối quan hệ dễ dàng giữa các chủ tịch có ảnh hưởng của hai bên. Ping An hiện là cổ đông lớn nhất của HSBC.

Tuy nhiên, hiện giờ công ty đang thúc giục Chủ tịch HSBC Mark Tucker xem xét các lựa chọn bao gồm tách công ty ra và niêm yết riêng các hoạt động tại Châu Á trên thị trường chứng khoán. Trong một bản ghi nhớ riêng gần đây, gã khổng lồ tài chính Trung Quốc đã liệt kê hàng loạt những thất bại trong quản lý tại HSBC, từ lợi nhuận thấp đến chi phí tăng cao.

Đây được coi là cuộc chia rẽ kịch tính nhất trong lịch sử ngân hàng và tạo ra cú sốc lan tới các cấp bậc cao nhất của ngân hàng Anh trị giá 3 nghìn tỷ USD.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 08/5/2022: HSBC’s China Investment Bites Back As Ping An Pushes Breakup Debate. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

———-

VIII- CHUYẾN CÔNG DU CỦA THỦ TƯỚNG ẤN ĐỘ TỚI CHÂU ÂU

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc họp song phương với các nhà lãnh đạo Đức tại Berlin, gặp gỡ các nhà lãnh đạo của Iceland, Na Uy và Thụy Điển trong hội nghị thượng đỉnh tập trung vào phục hồi kinh tế và biến đổi khí hậu. Ông cũng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên gặp trực tiếp với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron kể từ khi Macron tái đắc cử.

Tại Đức

Ngày 2/5/2022, Thủ tướng Modi đã tham dự Tham vấn liên chính phủ Ấn Độ-Đức lần thứ 6. Trong Tuyên bố chung sau cuộc họp, hai bên khẳng định mối quan hệ hai nước bắt nguồn từ sự tin cậy lẫn nhau, lợi ích chung trong việc phục vụ người dân của cả hai nước và các giá trị chung về dân chủ, pháp quyền và nhân quyền cũng như các phản ứng đa phương đối với những thách thức toàn cầu. Hai bên tái khẳng định quyết tâm trong việc củng cố và cải cách chủ nghĩa đa phương, bảo vệ hòa bình và ổn định trên toàn cầu, củng cố luật pháp quốc tế và bảo vệ các nguyên tắc cơ bản về giải quyết hòa bình các xung đột cũng như chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. 

Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và bao trùm; công nhận vai trò trung tâm của ASEAN; nhấn mạnh tầm quan trọng của thương mại không bị cản trở và tự do hàng hải phù hợp với Luật Quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982,  bao gồm cả ở Ấn Độ Dương và Biển Đông. Đức chào đón một tàu Hải quân Ấn Độ sẽ có chuyến thăm hữu nghị và cập cảng Đức vào năm sau. 

Đức tái khẳng định sự lên án mạnh mẽ đối với hành động xâm lược bất hợp pháp và vô cớ của Nga đối với Ukraine. Đức và Ấn Độ lên án dứt khoát về những cái chết của dân thường ở Ukraine và yêu cầu phải chấm dứt ngay lập tức các hành vi thù địch. Hai bên nhấn mạnh rằng trật tự toàn cầu đương đại đã được xây dựng dựa trên Hiến chương Liên Hợp Quốc, luật pháp quốc tế và tôn trọng chủ quyền cũng như toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia. Cả hai bên đồng ý tiếp tục tham gia chặt chẽ về vấn đề này.

Về hợp tác đáng chú ý, hai bên đã đồng ý bắt đầu đàm phán về Thỏa thuận trao đổi thông tin mật; nhất trí tăng cường trao đổi song phương về các vấn đề an ninh và quốc phòng, cùng giải quyết các thách thức an ninh toàn cầu. Hai bên đang tích cực tìm cách tăng cường các hoạt động nghiên cứu, hợp tác phát triển và hợp tác song phương, trong khuôn khổ EU và với các đối tác khác; tăng cường trao đổi thương mại song phương trong lĩnh vực công nghệ cao, bao gồm cả hàng hoá quốc phòng; nhất trí tiếp tục tổ chức các cuộc Tham vấn Không gian mạng song phương thường xuyên và triệu tập lại cuộc họp Tiểu nhóm Công nghệ Quốc phòng (DTSG).

Trong khuôn khổ Quan hệ Đối tác Phát triển Xanh và Bền vững, Đức dự định tăng cường hợp tác tài chính và kỹ thuật cũng như các hỗ trợ khác cho Ấn Độ với mục tiêu dài hạn là đầu tư 10 tỷ USD cho các cam kết cho đến năm 2030; thúc đẩy hơn nữa nghiên cứu và phát triển (R&D) của Đức-Ấn Độ, khuyến khích đầu tư tư nhân để tận dụng thêm nguồn tài trợ. 

Hai bên hoan nghênh sự hợp tác giữa Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Quốc gia của Ấn Độ và Viện Robert-Koch của Đức trong việc cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc thành lập phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp IV tại Banda, UP để kiểm tra các sinh vật gây bệnh cao.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã mời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tham dự Hội nghị thượng đỉnh G-7 sẽ được tổ chức vào cuối tháng Sáu.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 02/5/2022: Joint Statement: 6th India-Germany Inter-Governmental Consultations

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 02/5/2022: List of agreements signed on the occasion of 6th India-Germany Inter-Governmental Consultations 

Financial Times ngày 02/5/2022: Modi invited to G7 summit as west seeks to weaken New Delhi’s Russian ties. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Tại Đan Mạch

Trong cuộc họp báo sau cuộc họp song phương ngày 03/5/2022, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết bà đã thảo luận về cuộc chiến ở Ukraine và “hậu quả của những tội ác khủng khiếp với dân thường” với Thủ tướng Modi. Thủ tướng Đan Mạch nói bà “hy vọng” rằng “Ấn Độ sẽ tác động đến Nga” để kết thúc chiến tranh.

​​Vào ngày thứ Tư, ông Modi đã tham dự Hội nghị thượng đỉnh Ấn Độ – Bắc Âu lần thứ hai, cũng như đã có những cuộc gặp song phương với người đồng cấp từ Na Uy, Thuỵ Điển và Iceland bên lề hội nghị. Các cuộc gặp chủ yếu tập trung vào phục hồi kinh tế sau đại dịch, biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, các lĩnh vực hợp tác trong tương lai như Kinh tế Xanh, năng lượng tái tạo, đầu tư cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác. Trong hội nghị thượng đỉnh, các bên cũng trao đổi về kịch bản an ninh toàn cầu đang diễn tiến, trong đó có cuộc chiến ở Ukraine.

Xem thêm:

The Indian Express ngày 04/5/2022: In Copenhagen, PM Modi is told: Hope India influences Russia to end war 

The Indian Express ngày 04/5/2022: Narendra Modi Europe visit Highlights: PM Modi leaves for France after concluding Denmark trip 

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 03/5/2022: India–Denmark Joint Statement during the Visit of Prime Minister to Denmark

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 03/5/2022: List of agreements signed/announced during the visit of Prime Minister to Denmark 

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 04/5/2022: Joint Statement : 2nd India-Nordic Summit 

Tại Pháp

Pháp là điểm dừng chân cuối cùng trong chuyến công du Châu Âu của Thủ tướng Ấn Độ, và ông Modi là nguyên thủ quốc gia đầu tiên gặp Tổng thống Pháp kể từ khi ông Emmanuel Macron tái đắc cử. Trong cuộc hội đàm song phương kéo dài 90’ với Tổng thống Pháp Macron, Thủ tướng Modi cho biết cuộc chiến Ukraine giờ đây nên tập trung vào các giải pháp và hậu quả hơn là lập trường của các nước.

Ấn Độ và Pháp có quan hệ hợp tác quốc phòng mạnh mẽ. Pháp giúp Hải quân Ấn Độ đóng tàu ngầm lớp Scorpene và cung cấp 36 máy bay chiến đấu Rafale cho Không quân Ấn Độ. Tính đến nay, 35 máy bay chiến đấu đã được cung cấp cho Ấn Độ và chiếc cuối cùng được sử dụng để thử nghiệm các cải tiến và vũ khí cụ thể của Ấn Độ tại Pháp. Bên cạnh việc sẵn sàng sản xuất động cơ máy bay Safran, Pháp cũng sẵn sàng sản xuất tên lửa không đối không công nghệ cao và không đối đất cho Ấn Độ. Hai bên cũng đồng ý tăng cường tập trận giữa hải quân hai nước nhằm đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Xem thêm:

Hindustan Times ngày 03/5/2022: PM Modi is the first leader President Macron meets after re-election

The Times of India ngày 05/5/2022: India, France discuss unitedly dealing with terrorism, challenges in Indo-Pacific 

Hindustan Times ngày 06/5/2022: PM Modi bonds with President Macron over Indo-Pacific

Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 04/5/2022: India–France Joint Statement during the Visit of Prime Minister to France 

———-

IX- ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG & CHÂU ÂU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

Báo động trước cuộc xâm lược của Nga, Châu Âu xem xét lại mối quan hệ với Trung Quốc 

Đối mặt với nhu cầu nhanh chóng giảm bớt sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga đã xây dựng trong nhiều thập kỷ, các quan chức chính phủ từ Rome đến Praha đang đánh giá lại mức độ quan hệ kinh tế và chính trị của họ với Trung Quốc.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 29/4/2022: Alarmed by Russia’s Invasion, Europe Rethinks Its China Ties – Bloomberg. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Mỹ xem xét gia hạn thuế quan với hàng Trung Quốc

Cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã thông báo cho đại diện của các ngành công nghiệp nội địa về việc một số loại thuế quan với hơn 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ sẽ tự động hết hạn trong tháng 7 này, và về cơ hội đề nghị gia hạn chúng. Nếu USTR nhận được đề nghị trước ngày 06/7, các khoản thuế này sẽ được gia hạn tạm thời để xem xét. Các chuyên gia thương mại dự đoán khả năng rất cao các ngành công nghiệp có lợi ích từ thuế quan sẽ đề nghị gia hạn, theo Bloomberg.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 03/5/2022: U.S. Takes First Step Towards Four-Year China Tariffs Review. Một bản PDF được lưu trữ tại đây

Bộ Ngoại giao Mỹ tố Trung Quốc khuếch đại tuyên truyền của Nga

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 02/5/2022 tố cáo các quan chức chính phủ và truyền thông nhà nước Trung Quốc thường xuyên khuếch đại nội dung tuyên truyền, thuyết âm mưu và tin giả của Nga, bao gồm việc sử dụng tài khoản mạng xã hội để đăng tải trên nhiều ngôn ngữ, nhiều khu vực trên thế giới.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, Trung Quốc sử dụng ba công cụ chính để ảnh hưởng tới quan điểm dư luận về Ukraine: Đăng tải không tin không kiểm chứng và tuyên bố của truyền thông nhà nước và quan chức Nga; kiểm duyệt, sửa chữa thông tin từ Mỹ, các nước dân chủ, truyền thông độc lập và tiếng nói chỉ trích trong nước; đăng tải lại nội dung mang tính chống NATO, chống Mỹ.

Trước đó, hôm 27/4, Trung tâm Báo chí Nước ngoài tại Washington D.C. cũng tổ chức một buổi họp báo về chủ đề này.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 02/5/2022: People’s Republic of China Efforts to Amplify the Kremlin’s Voice on Ukraine

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/4/2022: How the People’s Republic of China Amplifies Russian Disinformation

Đối đầu với Nga sẽ ngăn chặn Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho biết 

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết, phản ứng mạnh mẽ của quốc tế đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga là rất quan trọng để ngăn chặn Trung Quốc tham gia vào các cuộc xâm chiếm lãnh thổ ở Đài Loan hoặc Biển Đông.

Xem thêm:

Start and Stripes ngày 06/5/2022: Confronting Russia will deter China, says Japanese defense minister

Tổng thống đắc cử của Hàn Quốc với tầm nhìn hình thành ‘Liên minh toàn diện’ với Mỹ

Tổng thống mới đắc cử của Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết Hàn Quốc cần phải làm nhiều hơn để thể hiện rằng nước này không chỉ đồng ý với các chính sách của Hoa Kỳ hoặc đứng về phía Hoa Kỳ mà còn thực sự hành động về các vấn đề toàn cầu cùng với Hoa Kỳ.

Xem thêm:

VOA News ngày 07/5/2022: South Korea’s President-Elect Envisions ‘Comprehensive Alliance’ With US

Thay đổi mục tiêu xâm lược, Nga tìm cách sáp nhập những vùng đất chiếm được của Ukraine

Mười tuần sau cuộc chiến và với việc quân đội chỉ chiếm được những vùng lãnh thổ nhỏ ở phía đông Ukraine, Nga đang thiết lập các chính phủ tại những vùng chiếm đóng và ra lệnh cho người dân địa phương sử dụng đồng rúp để giao dịch. Nga cũng đang lên kế hoạch tổ chức vội vàng các cuộc trưng cầu dân ý ở một số khu vực để mở đường cho việc hợp pháp hóa việc sáp nhập hoàn toàn.

Xem thêm:

BBC News ngày 01/5/2022: Ukraine war: Resistance to Russian rouble in Kherson 

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 02/5/2022: ​Department Press Briefing – May 2, 2022 

Bloomberg ngày 03/5/2022: Russia Seeks to Annex Occupied Ukraine as Invasion Goals Shift. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Financial Times ngày 07/5/2022: Kherson defiant as Russia seeks to tighten its grip on occupied Ukraine. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Các cuộc tấn công của Nga vào các trang trại và kho lương thực là “cố tình tìm cách phá hủy nền kinh tế Ukraine”

Các video được chia sẻ trực tuyến và các nhân chứng chứng thực một chiến thuật tấn công mới của Nga ở Ukraine: nhằm vào các thiết bị nông nghiệp, trang trại và nguồn cung cấp ngũ cốc thông qua pháo kích và cướp bóc. Theo một chuyên gia về an ninh lương thực tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, các cuộc tấn công vào Ukraine, vốn được coi là “giỏ bánh mỳ của Châu Âu”, đã đủ để có thể cấu thành một cách chính xác điều gọi là “những nỗ lực rất có chủ ý của Nga nhằm hạn chế sản xuất nông nghiệp của Ukraine.”

Xem thêm:

France 24 ngày 06/5/2022: Russian attacks on farms and silos ‘deliberately trying to destroy the Ukrainian economy’

Mặc dù Nga bác bỏ kế hoạch tổng động viên chiến tranh, các công ty Nga đang tuyển dụng chuyên gia tổ chức cho tình huống khẩn cấp và chuyên gia thời chiến

Hãng thông tấn độc lập Sota đưa tin, các doanh nghiệp nhà nước của Nga, dường như không liên quan nhiều đến quân đội, đang tuyển dụng các chuyên gia huy động (cho những tình huống khẩn cấp – mobilization experts)  và chuyên gia thời chiến (wartime experts).

Báo cáo được đưa ra trong bối cảnh các quan chức hàng đầu của Nga tiếp tục bác bỏ đồn đoán rằng Điện Kremlin có kế hoạch thông báo tổng động viên ngay sau ngày 09/5/2022, ngày Nga kỷ niệm Ngày Chiến thắng.

Các vị trí tuyển dụng tìm kiếm các chuyên gia về “đào tạo và sẵn sàng huy động thời chiến” đã bắt đầu xuất hiện trên nền tảng việc làm phổ biến Headhunter trong tuần qua, Sota đưa tin hôm thứ Năm ngày 05/5.

Xem thêm:

The Moscow Times ngày 06/5/2022: Russian Firms Seek ‘Mobilization Experts’ as Officials Deny Mass Recruitment Plans – Reports 

Đức và Mỹ nhất trí không công nhận lợi ích của Nga ở Ukraine

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Joe Biden đã nhất trí hôm thứ Năm ngày 05/5/2022 rằng họ sẽ không công nhận bất kỳ lợi ích lãnh thổ nào của Nga ở Ukraine, theo một phát ngôn viên của chính phủ Đức. Hai vị lãnh đạo cũng tố cáo những bình luận của Điện Kremlin đang tìm cách làm mất uy tín của giới lãnh đạo Ukraine vốn là một chính quyền hợp pháp được bầu cử một cách dân chủ và đồng ý tiếp tục ủng hộ “quyền tự vệ” của Ukraine. Nhà Trắng nói thêm rằng Biden hoan nghênh viện trợ an ninh gần đây mà Berlin dành cho Kyiv, mới nhất là việc chuyển giao bảy hệ thống pháo bức kích (howitzer).

Xem thêm:

Reuters ngày 05/5/2022: Scholz, Biden agree to not acknowledge Russian territorial gains 

Các nhà lãnh đạo của Nhóm bảy nước công nghiệp phát triển nhất cam kết cấm nhập khẩu dầu của Nga để đáp trả cuộc chiến của Tổng thống Vladimir Putin ở Ukraine

Người đứng đầu các nền kinh tế hàng đầu thuộc khối G-7 đã đưa ra cam kết sau khi tổ chức cuộc đàm thoại trực tuyến với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm Chủ nhật ngày 08/5/2022. Một số nước G-7 đã cam kết đa dạng hóa các nguồn cung cấp để tránh lệ thuộc vào Nga. Mỹ và Anh đã công bố lệnh cấm nhập khẩu dầu của Nga và Đức đã ủng hộ đề xuất EU loại bỏ việc nhập khẩu muộn nhất vào tháng Giêng năm sau. Ngay cả Nhật Bản đã cam kết ngừng mua dầu của Nga.

Xem thêm:

The White House ngày 08/5/2022: G7 Leaders’ Statement 

Bloomberg ngày 08/5/2022: G-7 Leaders Commit to Banning Imports of Oil From Russia. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Bloomberg ngày 08/5/2022: Trading Russian Oil Will Become Harder From Mid-May, Vitol Says. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Zelenskyy đánh dấu kỷ niệm Thế chiến II và nói rằng cái ác đã trở lại

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã có một bài phát biểu video vào Chủ nhật ngày 08/5/2022 để đánh dấu kỷ niệm Thế chiến thứ hai và nói rằng cái ác đã quay trở lại Ukraine. “Không có cái ác nào có thể trốn tránh trách nhiệm, nó không thể trốn trong boong-ke”, Zelenskyy nói khi nhắc đến những ngày cuối cùng của Adolf Hitler. Zelenskyy nói rằng Ukraine sẽ thắng thế, cũng giống như thế giới đã thắng Đức Quốc xã của Hitler.

Xem thêm:

Toàn văn bài phát biểu của Zelenskyy ở đây.

Putin viện dẫn cuộc chiến chống phát xít Đức trong Thế chiến II để biện minh cho cuộc xâm lược Ukraine. Các chuyên gia hàng đầu thế giới về diệt chủng, thảm sát và Thế Chiến II lên án cuộc xâm lược

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã sử dụng màn trình diễn sức mạnh quân sự hàng năm trên Quảng trường Đỏ ở Mátxcơva đánh dấu chiến thắng Đức Quốc xã để biện minh cho cuộc xâm lược kéo dài 10 tuần tuổi đang cản bước của ông vào Ukraine. Ông đã coi cuộc chiến ở Ukraine như là trận chiến chống phát xít trong Thế Chiến thứ hai.

“Hôm nay, các bạn đang bảo vệ những gì mà cha, ông và những người ông vĩ đại của chúng ta đã chiến đấu,” Putin nói trong bài phát biểu trước các cựu chiến binh sát cánh tại lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng 9/5. 

Tuy nhiên ông không đưa ra tuyên bố lớn nào chính thức tuyên chiến như đồn đoán.

Trước đó, hàng trăm học giả hàng đầu thế giới về nạn diệt chủng, Holocaust và Thế Chiến II, đã có tuyên bố gửi Tổng thống Putin. Các nhà nghiên cứu đã dành cả đời để nghiên cứu về những lĩnh vực này đã “mạnh mẽ bác bỏ việc Chính phủ Nga lạm dụng thuật ngữ diệt chủng, ký ức về Chiến tranh Thế giới thứ hai và Thảm sát, cũng như coi nhà nước Ukraine giống với chế độ Đức Quốc xã, để biện minh cho hành động xâm lược vô cớ của Chính phủ Nga. Lời hùng biện này thực tế là sai lầm, không thể chấp nhận về mặt đạo đức và xúc phạm sâu sắc đến ký ức của hàng triệu nạn nhân của chủ nghĩa quốc xã và những người đã can đảm chiến đấu chống lại nó, bao gồm cả những người lính Hồng quân Nga và Ukraine.”

Xem thêm:

Bloomberg ngày 09/5/2022: Putin Invokes World War II Nazi Fight to Justify Invasion. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Bloomberg ngày 09/5/2022: Full Transcript: Here’s Russian President Vladimir Putin’s Victory Day Speech. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 21/3/2022: Tuyên Bố Của Các Học Giả Nghiên Cứu Về Nạn Diệt Chủng, Chủ Nghĩa Quốc Xã và Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai 

Trudeau nói Thế giới quyết tâm khiến cho Putin phải thất bại

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có chuyến thăm không báo trước tới Kyiv để gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy. Sau cuộc họp, ông nói với Reuters rằng thế giới cam kết đảm bảo Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thua trong cuộc chiến ở Ukraine. Trudeau nói rằng phương Tây “hoàn toàn quyết tâm và kiên quyết” chống lại những nỗ lực của Putin ở Ukraine và rằng Putin đang mắc một sai lầm khủng khiếp.

Xem thêm:

Reuters ngày 09/5/2022: Trudeau: World determined to make sure Putin loses in Ukraine 

Hungary không thể ủng hộ các lệnh trừng phạt của EU đối với năng lượng Nga

Theo đài phát thanh nhà nước Hungary, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết đất nước của ông không thể ủng hộ gói trừng phạt mới nhất được đề xuất của EU chống lại Nga ở hình thức hiện tại. Orban cho biết các lệnh trừng phạt, bao gồm lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Nga, là một “quả bom nguyên tử” có thể tàn phá nền kinh tế Hungary, quốc gia nhập khẩu 65% dầu từ Nga. EU cho biết họ sẽ cho Hungary và Slovakia đến cuối năm 2023 để điều chỉnh việc nhập khẩu dầu, nhưng Orban nói rằng quá trình đó sẽ mất 5 năm. Ông cho biết thêm Hungary sẽ chờ một đề xuất mới từ Ủy ban Châu Âu.

Xem thêm:

Aljazeera ngày 04/5/2022: Hungary says EU’s Russian oil ban plan lacks security guarantee

Politico ngày 06/5/2022: Orbán: Oil sanctions plan is ‘nuclear bomb’ for Hungarian economy

Reuters ngày 06/5/2022: Hungary cannot support new EU sanctions against Russia in present form, Orban says

Các nhà kinh doanh dầu mỏ đã ngầm hạn chế các thương vụ với Nga

EU vẫn còn đang tranh luận về việc cấm nhập khẩu dầu từ Nga, nhưng trên thực tế, dựa trên số liệu theo dõi tàu thuyền, Bloomberg cho rằng các nhà giao dịch hàng đầu thế giới đã ngầm có những hạn chế các thương vụ mua dầu của Nga do lo ngại về việc diễn giải các quy tắc hiện có. Nhiều công ty dầu mỏ lớn nhất lục địa này cũng đã tách mình khỏi Moscow kể từ khi cuộc tấn công vào Ukraine bắt đầu.

Xem thêm:

Bloomberg/Yahoo ngày 04/5/2022: Oil Traders Are Already Treating Russian Crude Like It’s Banned

Gazprom cố gắng trấn an khách hàng Châu Âu rằng họ vẫn có thể mua khí đốt

Gazprom PJSC đã viết thư cho các khách hàng Châu Âu nhằm trấn an họ rằng họ có thể tiếp tục trả tiền mua khí đốt mà không vi phạm các lệnh trừng phạt, dấu hiệu mới nhất cho thấy Nga có thể đang cố gắng tìm cách để giữ cho khí đốt lưu thông.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 07/5/2022: Gazprom Tries to Reassure Europe Clients They Can Still Buy Gas. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

———-

X- PHÂN TÍCH – BÌNH LUẬN

Joerg Wuttke: Lãnh đạo Trung Quốc là tù nhân của câu chuyện của chính mình

Trong cuộc phỏng vấn với The Market NZZ, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc Joerg Wuttke chỉ ra các biện pháp phong tỏa đang để lại ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế Trung Quốc, kể cả bên ngoài Thượng Hải – khi các chuỗi cung ứng tại Trung Quốc kết nối chặt chẽ với nhau. Trong khi đó, các biện pháp kích thích kinh tế tỏ ra không hiệu quả – ông không tin tưởng nền kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 5,5% trong năm nay. Trong bối cảnh này, nhiều công ty nước ngoài đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng tới các quốc gia khác. Dù vậy, chưa có khả năng chính sách của Bắc Kinh sẽ được xem xét lại, khi giới chức Trung Quốc đã thúc đẩy câu chuyện (narrative) rằng Trung Quốc kiểm soát đại dịch tốt hơn phương Tây, và người dân Trung Quốc thực sự sợ hãi trước virus.

Xem thêm:

The Market NZZ ngày 28/4/2022: China’s Leadership Is Prisoner of Its Own Narrative

David Bandurski: Uốn gối vì ông Tập

Theo tác giả, trước thềm Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều quan chức địa phương tỏ ra sốt sắng bày tỏ lòng trung thành đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, bao gồm việc sử dụng các cụm từ tán dương như “người cầm lái của cuộc phục hưng vĩ đại”, “trước sau ghi ơn Tổng bí thư”, như được sử dụng bởi các quan chức Quảng Tây, Quảng Đông.

Xem thêm:

China Media Project ngày 25/4/2022: Bending the Knee for Xi

Stratfor: Với các doanh nghiệp ở Trung Quốc, sự kiểm duyệt gia tăng trên Internet mang đến sự không chắc chắn

Việc các công ty mạng xã hội Trung Quốc “trao” người dùng trách nhiệm thông báo về các quan điểm không chính thống trên mạng đã biến Trung Quốc thành một “hộp đen” đối với hoạt động kinh doanh, khiến việc thu thập thông tin tình báo về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị Trung Quốc khó khăn hơn, khiến các quyết định đầu tư sụt giảm, thời gian phản ứng trước sự gián đoạn với chuỗi cung ứng suy giảm, và tăng nguy cơ an ninh.

Xem thêm:

RANE Stratfor ngày 05/5/2022: For Businesses in China, Growing Online Censorship Multiplies Uncertainty. Một bản PDF được lưu trữ tại đây

———-

XI- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

Isaac Kardon (2022) China’s Ports in Africa

Báo cáo này cho thấy rằng các công ty Trung Quốc đang nhanh chóng phát triển các cảng ở Châu Phi làm nền tảng cho sự hiện diện toàn diện về chính trị, kinh tế và quân sự của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa) ở mỗi tiểu vùng của lục địa này.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

—————

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.