Bản Tin Biển Đông Số 87

(Tuần từ 29/11 – 06/12/2021)

Thực hiện: Lưu Việt Hà, Trần Phạm Bình Minh, Đoàn Thị Hằng Ni

Biên tập: Vân Phạm

Nguồn tư liệu: Nhóm South China Sea News

Từ ngày 29/11-2/12/2021, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm chính thức tới Nga và hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir V. Putin. Hai bên khẳng định “tính phổ quát và thống nhất” và nhu cần duy trì tính toàn vẹn của UNCLOS, coi đây khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Ảnh: VOV.

Tải bản PDF ở

Trong Bản Tin Biển Đông Số 87 có những nội dung sau:

I- NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG BẢN ĐÁNH GIÁ BỐ TRÍ QUÂN ĐỘI TOÀN CẦU CỦA BỘ QUỐC PHÒNG MỸ

II- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC

III- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

IV- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG

V- QUAN HỆ TRUNG – MỸ VÀ CÁC ĐỒNG MINH

VI- QUAN HỆ TRUNG -NGA

VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN

VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

———-

I- NHỮNG NÉT CHÍNH TRONG BẢN ĐÁNH GIÁ BỐ TRÍ QUÂN ĐỘI TOÀN CẦU CỦA BỘ QUỐC PHÒNG MỸ

Đánh giá Bố trí Quân đội Toàn cầu (Global Posture Review) có nguồn gốc từ Báo cáo năm 2001 của Đánh giá Phòng thủ Bốn năm Một lần theo Luật định. Vào ngày 25/11/2003, Tổng thống Bush khi đó tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường tham vấn với bạn bè, đồng minh và đối tác ở nước ngoài.

Bản đánh giá lần này được hoàn thành sau gần 10 tháng, cho biết chính quyền Tổng thống Biden sẽ đưa ra quyết định dựa trên làm việc với các đồng minh và nhìn vào mục tiêu dài hạn. 

Ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bản đánh giá hướng dẫn nên tăng cường hợp tác với các đối tác trong khu vực để ngăn chặn sự xâm lược quân sự tiềm tàng của Trung Quốc và các mối đe dọa từ Triều Tiên.

Bản đánh giá muốn cải thiện cơ sở hạ tầng quân sự của Hoa Kỳ ở Guam và Úc. Các dự án xây dựng quân sự sẽ được gia tăng trong khu vực, và sẽ có các cuộc triển khai luân phiên máy bay chiến đấu và máy bay ném bom mới tới Úc. Một số sáng kiến đã được công bố, bao gồm khoản tài trợ 2,2 tỷ đô la trong năm tài chính 2021 được phê duyệt cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương mang lại lợi ích cho Guam và sáng kiến AUKUS mà Úc là một thành viên. 

Trong khi đó, việc triển khai luân phiên một phi đội trực thăng tấn công và sở chỉ huy sư đoàn pháo binh ở Hàn Quốc sẽ trở thành nơi đóng quân thường xuyên.

Ở Châu Âu, bản đánh giá thúc đẩy tăng cường khả năng răn đe đáng tin cậy của Mỹ chống lại sự xâm lược của Nga và cho phép các lực lượng NATO hoạt động hiệu quả hơn.

Ở Châu Phi, Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi các mối đe dọa từ các tổ chức cực đoan bạo lực trong khu vực để hỗ trợ các đồng minh và đối tác, trong khi ở Caribe và Trung và Nam Mỹ, Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa và hỗ trợ các nhiệm vụ chống ma túy.

Mara Karlin, Thứ trưởng Quốc phòng phụ trách chính sách cho biết đánh giá không xem xét liệu quân đội có thể chống lại hai cuộc xung đột lớn cùng một lúc cũng như không xem xét các lĩnh vực chức năng bao gồm không gian, mạng hay hạt nhân với lập luận rằng những lĩnh vực này có tầm quan trọng cao đối với an ninh quốc gia nên được đối xử riêng biệt.

Bản đánh giá cũng không xem xét các quyết định liên quan đến Afghanistan vì cho rằng đây là quá trình do Hội đồng An ninh Quốc gia lãnh đạo. Karlin nói rằng thay vì chuyển quân ngay lập tức ở Trung Đông, Austin đã ra lệnh xem xét lại tình hình trong khu vực. Để ngăn chặn Iran và để duy trì sự bảo vệ trước các lực lượng ủy nhiệm của Iran ở Yemen và các nơi khác, hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sẽ vẫn được duy trì và các tài sản hàng hải sẽ được định vị lại.

Karlin cho biết còn quá sớm để Bộ thực hiện những thay đổi chiến lược sâu rộng. “Năm đầu tiên của chính quyền không phải là thời điểm để phát triển một sự thay đổi cấp chiến lược quan trọng về bố trí quân đội”.

Xem thêm:

U.S. Department of Defense ngày 29/11/2021: DoD Concludes 2021 Global Posture Review

Air Force Magazine ngày 29/11/2021: DOD Announces Force Posture Changes in the Indo-Pacific and Europe, but Future of Spangdahlem AB Still Unclear

Breaking Defense ngày 29/11/2021: Pentagon’s Global Posture Review emphasizes China, but lacks major strategic changes

Reuters ngày 30/11/2021: Pentagon releases few details after months-long review on global posture

Shephard ngày 30/11/2021: US outlines foreign policy in Global Posture Review

—–

II- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC

Chủ tịch nước Việt Nam thăm Nga

Từ ngày 29/11-2/12/2021, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã có chuyến thăm chính thức tới Nga. Ông Phúc đã có các cuộc gặp, hội đàm với Tổng thống Nga Putin và một số nhà lãnh đạo Nga khác.

Trong tuyên bố chung của chuyến thăm, hai bên khẳng định hợp tác trên các lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự, an ninh “có vị trí đặc biệt”, trong quan hệ song phương. Hai bên cũng khẳng định việc phát triển quan hệ Việt Nam – Nga không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ ba khác.

Hai bên coi hợp tác kinh tế là “trụ cột quan trọng” của mối quan hệ, trong đó lĩnh vực năng lượng và dầu khí là “trụ cột quan trọng hàng đầu”. Hai bên cam kết mở rộng hợp tác trên một số lĩnh vực như điện khí, khí hóa lỏng, năng lượng tái tạo…,  ủng hộ triển khai các dự án hiện có hoặc mới với sự tham gia của PVN và các công ty Zarubezhneft, Gazprom, Novatek và Rosatom, cũng như các công ty khác, bao gồm đối với các dự án điện sử dụng khí hóa lỏng tại Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dầu khí của nhau hoạt động, cũng như triển khai các dự án chung tại các nước thứ ba, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982. Hai bên cũng khẳng định “tính phổ quát và thống nhất” và nhu cần duy trì tính toàn vẹn của UNCLOS, coi đây khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.

Tuyên bố chung cũng dành ra một đoạn dài nhắc đến ASEAN. Theo đó, hai bên ủng hộ việc củng cố vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực, cũng như ủng hộ tăng cường quan hệ giữa Nga và ASEAN.

Trong chuyến thăm của ông Phúc, hai bên đã ký một số thỏa thuận hợp tác như thỏa thuận chuyển giao chu trình sản xuất vaccine Sputnik V giữa Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), Tập đoàn Binnopharm (Nga) và T&T Group, thỏa thuận mở đường bay thẳng đến Nga của Vietjet…

Trong khuôn khổ chuyến thăm, ông Phúc cũng tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp hàng đầu của Nga, bao gồm các tập đoàn dầu khí lớn như Zarubezhneft, Gazprom, Novatek. Ông cũng trao huân chương hữu nghị cho một số quan chức quốc phòng – an ninh Nga, bao gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia, Giám đốc Cơ quan Tình báo Đối ngoại và Trung tâm Đào tạo thuộc Cơ quan Tình báo đối ngoại Nga. Cùng dịp này, Bộ trưởng Quốc phòng và Công an Việt Nam đã được trao huân chương hữu nghị của Nga.

Cũng trong khuôn khổ chuyến thăm, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và người đồng cấp Nga Sergei Shoigu đã có cuộc hội đàm hôm 1/12. Hai bên đã ký kết Thỏa thuận liên Chính phủ về hợp tác quân sự – kỹ thuật, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga.

Xem thêm:

Báo điện tử Chính phủ ngày 30/11/2021: Tuyên bố chung về Tầm nhìn quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-LB Nga đến năm 2030

Thế giới & Việt Nam ngày 30/11/2021: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin

Điện Kremlin ngày 30/11/2021: Meeting with President of Vietnam Nguyen Xuan Phuc

Bộ Quốc phòng Nga ngày 1/12/2021: Russia and Vietnam at the level of heads of military departments sign an agreement on military-technical cooperation

Quân đội nhân dân ngày 2/12/2021: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu

Quân đội nhân dân ngày 2/12/2021: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu của Nga

VTV ngày 2/12/2021: Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Hữu nghị cho lãnh đạo quân đội, an ninh Liên bang Nga

Báo Tin tức ngày 3/12/2021: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm công ty dầu khí Zarubezhneft

Sputnik Tiếng Việt ngày 4/12/2021: Tổng thống Putin trao tặng Bộ trưởng Công an Việt Nam Huân chương Hữu nghị

Cảnh sát biển, cơ quan quản lý biên giới Việt Nam, Trung Quốc nhóm họp

Ngày 30/11/2021, lực lượng cảnh sát biển hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị trực tuyến công tác Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 5 với sự tham dự của Tư lệnh Cảnh sát biển mỗi nước. Hai bên khẳng định tiếp tục tuần tra liên hợp trong Vịnh Bắc Bộ định kỳ 2 chuyến/năm và tổ chức hoạt động tàu thăm nhau và giao lưu sĩ quan trẻ giữa hai lực lượng.

Ngày 1/12, Việt Nam và Trung Quốc tổ chức đàm phán vòng 15 Nhóm công tác về vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và vòng 12 Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam Trịnh Đức Hải và Đại diện các vấn đề biên giới và biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dương Nhân Hỏa đồng chủ trì buổi đàm phán. Vòng đàm phán tiếp theo sẽ được tiến hành vào năm 2022.

Xem thêm:

Cảnh sát biển Việt Nam ngày 30/11/2021: Hội nghị công tác Cảnh sát biển Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 5

Báo điện tử Chính phủ ngày 2/12/2021: Việt Nam và Trung Quốc đàm phán về vấn đề trên biển

Quân đội Việt Nam, Trung Quốc chuẩn bị diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ y tế

Ngày 10/12 tới, cuộc diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ y tế giữa quân đội Việt Nam và Trung Quốc sẽ được tổ chức tại Móng Cái, Quảng Ninh. Trước đó, hai đoàn sẽ tổ chức huấn luyện, hợp luyện và tổng duyệt. Đoàn Trung Quốc gồm 84 thành viên, đa số có kinh nghiệm hỗ trợ y tế như từng tham gia nhiệm vụ diễn tập quan trọng, hành động giữ gìn hòa bình Liên Hợp Quốc.

Xem thêm:

CRI Tiếng Việt ngày 2/12/2021: Quân đội hai nước Trung Quốc – Việt Nam tổ chức diễn tập chung hỗ trợ y tế “Cứu trợ hòa bình – 2021”

SCMP ngày 3/12/2021: Chinese and Vietnamese army medics to stage joint pandemic and emergency drill as Beijing seeks to boost Southeast Asian ties

Quân đội nhân dân ngày 4/12/2021: Quân đội Việt Nam – Trung Quốc sẽ diễn tập hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ y tế

Ngoại trưởng nhiều nước Đông Nam Á đến thăm Trung Quốc

Từ ngày 2-5/12/2021, ngoại trưởng ba nước Việt Nam, Malaysia và Campuchia, cũng như ông Luhut Binsar Pandjaitan, quan chức phụ trách điều phối quan hệ với Trung Quốc trong chính phủ Indonesia, đã đến thăm Trung Quốc và hội đàm với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại thành phố Hồ Châu, tỉnh Chiết Giang. Bên cạnh đó, ông Vương Nghị cũng có cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith hôm 3/12.

Trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, ông Vương tuyên bố Trung Quốc sẽ cung cấp thêm khoản viện trợ 20 triệu nhân dân tệ mua sắm thiết bị, vật tư y tế phòng dịch và 500.000 liều vaccine ngừa Covid-19 cho các địa phương của Việt Nam. Ông cũng nói với người đồng cấp Việt Nam rằng Sáng kiến Phát triển Toàn cầu (GDI) của Trung Quốc đã nhận được sự ủng hộ và phản ứng tích cực của cộng đồng quốc tế. Trong khi đó, theo các thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ngoại trưởng Malaysia bày tỏ “mong muốn tham gia”, ngoại trưởng Campuchia bày tỏ sự “ủng hộ” còn ngoại trưởng Lào đã cùng ông Vương “nhất trí tăng cường hợp tác” đối với sáng kiến này, theo các thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Theo truyền thông Malaysia, phát biểu với giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với  đồng cấp Vương Nghị, Ngoại trưởng Malaysia Datuk Saifuddin Abdullah cho biết cả hai bên nhất trí rằng Biển Đông là phần nhỏ nhỏ trong quan hệ song phương sâu sắc của cả hai nước.

“Chúng tôi đã đồng ý về cách cách chúng tôi giải quyết các vấn đề; và với tư cách là một thành viên của ASEAN, chúng tôi đánh giá cao thực tế là Trung Quốc cũng đang làm việc với chúng tôi để hoàn thành Bộ Quy tắc Ứng xử,” ông nói.

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 2/12/2021: 越南、马来西亚、柬埔寨外长,印度尼西亚对华合作牵头人、统筹部长将访华

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 2/12/2021: Wang Yi Holds Talks with Vietnamese Foreign Minister Bui Thanh Son

Thế giới & Việt Nam ngày 3/12/2021: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/12/2021: Wang Yi Holds Virtual Meeting with Lao Foreign Minister Saleumxay Kommasith

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 4/12/2021: Wang Yi and Malaysian Foreign Minister Dato’ Saifuddin Abdullah Co-chair the First China-Malaysia High Level Committee Meeting

Malay Mail ngày 4/12/2021: Malaysia, China agree to maintain peace, stability in South China Sea, says Saifuddin

Tân Hoa Xã ngày 5/12/2021: Chinese FM holds talks with Cambodian counterpart

Khánh thành đường sắt cao tốc Lào – Trung

Ngày 3/12/2021, buổi lễ khánh thành tuyến đường sắt cao tốc Trung – Lào đã được tổ chức với sự tham gia của Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong lễ khánh thành, ông Tập khẳng định đây là “dự án bước ngoặt” của hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao

Xem thêm:

Tạp chí Lào Việt ngày 3/12/2021: Lào khánh thành tuyến đường sắt cao tốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 3/12/2021: Xi Jinping and General Secretary of the LPRP Central Committee and Lao President Thongloun Sisoulith Jointly Attend the Opening Ceremony of the China-Laos Railway

Trung Quốc yêu cầu Indonesia ngừng khoan dầu ở Biển Đông. Indonesia không dừng và hoàn thành thành công chiến dịch khoan.

Ông Muhammad Farhan, thành viên ủy ban về an ninh quốc gia của quốc hội Indonesia, tiết lộ Bắc Kinh đã gửi cho Bộ Ngoại giao Indonesia các lá thư phản đối hoạt động thăm dò dầu khí và tập trận của Jakarta ở khu vực biển Bắc Natuna. Theo ông Farhan, Indonesia dã hồi đáp “kiên quyết”, khẳng định không dừng khoan dầu vì đây là quyền của quốc gia này.

Trang Energy Voice sau đó cho biết Harbour Energy và Zarubezhneft đã hoàn thành thành công chiến dịch khoan thẩm định của họ tại Lô Cá Ngừ (Tuna block) ở Biển Natuna ngoài khơi Indonesia với kết quả khả quan tại cả hai giếng vào đầu tháng 11.

Xem thêm:

Reuters ngày 1/12/2021: China protested Indonesian drilling, military exercises

Energy Voice ngày 3/12/2021: Beijing officially told Indonesia to stop Harbour’s drilling in South China Sea

—–

III- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

Trương Hựu Hiệp: Kiên trì đi trên con đường cường quân đặc sắc Trung Quốc (học tập và quán triệt tinh thần Hội nghị TW6)

Tác giả khẳng định con đường “cường quân đặc sắc Trung Quốc” là sáng tạo vĩ đại qua tìm tòi thực tiễn của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong 100 năm qua. Theo tác giả, trong thời gian tới, quân đội Trung Quốc cần thủy chung, kiên trì với sự chỉ dẫn khoa học của Tư tưởng Tập Cận Bình về cường quân, bao gồm: đẩy mạnh xây dựng quân đội về chính trị, đẩy mạnh cải cách quân đội, đẩy mạnh khoa học công nghệ, đẩy mạnh trọng dụng nhân tài, đẩy mạnh quản trị quân đội bằng pháp luật, đẩy mạnh chuẩn bị cho chiến tranh. Để thực hiện những điều trên, quân đội Trung Quốc cần: kiên trì sự lãnh đạo của đảng, tăng cường khả năng thực hiện nhiệm vụ, đẩy mạnh xây dựng quốc phòng, quân đội theo hướng chất lượng cao, rèn luyện lực lượng nòng cốt trung kiên để đảm đương trách nhiệm cường quân.

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 30/11/2021: 坚持走中国特色强军之路(学习贯彻党的十九届六中全会精神)

Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi doanh nghiệp Mỹ “lên tiếng” với chính phủ

Trong cuộc gặp với đại diện các doanh nghiệp và địa phương Mỹ ngày 30/11/2021, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tạ Phong kêu gọi các doanh nghiệp Mỹ “lên tiếng về điều đúng đắn”, khuyến khích chính phủ Mỹ có chính sách “hợp lý và thực tế” với Trung Quốc, dừng gây ra chiến tranh thương mại, chiến tranh công nghiệp hay chiến tranh công nghệ, ngừng gây đối đầu về giá trị, ý thức hệ hay địa chính trị. Ông cũng khẳng định việc tẩy chay Olympic mùa Đông Bắc Kinh vì lý do chính trị sẽ làm tổn hại đến lợi ích của các vận động viên, nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế và kêu gọi sự đóng góp các doanh nghiệp trên lĩnh vực này.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/11/2021: Vice Foreign Minister Xie Feng’s Remarks at a Virtual Dialogue with Representatives from the U.S. Business Community and States and Cities

Nhà công nghệ Trung Quốc: Tàu cao tốc không người lái đạt được bước đột phá trong công nghệ đối đầu 

Một tàu cao tốc không người lái được phát triển bởi Yunzhou Tech, nhà phát triển hàng đầu về phương tiện mặt nước không người lái ở Trung Quốc, đã đạt được bước đột phá trong công nghệ đối đầu hợp tác năng động (dynamic cooperative confrontation technology), có thể nhanh chóng đánh chặn, bao vây và tiêu diệt các mục tiêu xâm phạm, đánh dấu một mốc quan trọng trong phát triển thiết bị tình báo hàng hải không người lái, theo tờ Global Times.

Xem thêm:

China Military 29/11/2021: Unmanned high-speed vessel achieves breakthrough in dynamic cooperative confrontation technology: developer

Tàu tấn công đổ bộ Type 075 thứ 3 của PLA đã thực hiện chuyến đi đầu tiên

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 28/11/2021 cho biết, tàu tấn công đổ bộ Type 075 thứ ba của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) gần đây đã bắt đầu thực hiện chuyến đi đầu tiên.

Xem thêm:

Global Times ngày 29/11/2021: PLA’s 3rd Type 075 amphibious assault ship has maiden voyage: reports

Trung Quốc bật ăng ten lớn nhất thế giới 

Theo các kỹ sư và nhà khoa học làm việc trong dự án, Trung Quốc đã bật ăng-ten lớn nhất hành tinh ở miền Trung Trung Quốc. Các tín hiệu từ ăng-ten được cho là có thể đến được các tàu ngầm ở tận Guam, và một cuộc thử nghiệm chung với Nga đã xác nhận rằng chúng cũng có thể đi dưới lòng đất hiệu quả.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 2/12/2021: ​​China antenna turns Earth into giant radio station, with signals reaching Guam

Tàu khảo sát Trung Quốc hoạt động không xin phép ở vùng biển Palau 

Tàu khảo sát của Trung Quốc Da Yang Hao vốn quen thuộc với cộng đồng theo dõi Biển Đông đã được nhìn thấy hoạt động ở phía bắc Bang Kayangel trong vùng biển Palau mà không được chính quyền Palau cho phép, theo tờ Island Times. Đây không phải là lần đầu tiên các tàu khảo sát của Trung Quốc đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Palau mà không được phép. 

Xem thêm:

Island Times 03/12/2021: Unauthorized Chinese survey vessel found in Palau waters north of Kayangel

​Trung Quốc phân bổ bến tàu trực thăng đổ bộ Type 075 thứ hai cho nhiệm vụ giám sát Đài Loan

Tờ South China Morning Post dẫn nguồn một chuyên gia quốc phòng Trung Quốc nói rằng Trung Quốc dự kiến sẽ giao bến đỗ trực thăng đổ bộ Type 075 thứ hai, được mệnh danh là một tàu sân bay nhỏ, cho Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông, cơ quan giám sát eo biển Đài Loan. Động thái này sẽ hỗ trợ đáng kể về hậu cần và hoạt động cho các hoạt động ở eo biển, cụ thể là liên quan đến máy bay trực thăng tấn công.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 3/12/2021: Taiwan role expected for China’s second Type 075 landing helicopter dock

Trung Quốc dự định lập căn cứ quân sự lâu dài đầu tiên trên bờ biển Đại Tây Dương của Châu Phi, đối diện Bờ Đông Mỹ 

Các báo cáo tình báo mật của Mỹ cho thấy Trung Quốc dự định thiết lập sự hiện diện quân sự thường trực đầu tiên trên Đại Tây Dương ở quốc gia Trung Phi nhỏ bé Guinea Xích đạo, theo tờ The Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ. Báo cáo này đưa ra quan ngại về triển vọng các tàu chiến Trung Quốc sẽ có thể tái trang bị đối diện Bờ Đông của Hoa Kỳ. Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jon Finer đã tới Guinea vào tháng 10 để thuyết phục Tổng thống nước này và người kế nhiệm, con trai ông, từ chối đề nghị của Trung Quốc.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 5/12/2021: China Seeks First Military Base on Africa’s Atlantic Coast, US Intelligence Finds. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Bước nhảy vọt trong lĩnh vực lượng tử của Trung Quốc đẩy phương Tây vào cuộc chạy đua bảo vệ bí mật của mình

Trong những tháng gần đây, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã công bố một loạt đột phá về điện toán lượng tử và truyền thông có khả năng dẫn đến việc đánh cắp dữ liệu mã hóa trên quy mô lớn.

Xem thêm:

The Telegraph ngày 3/12/2021: China’s quantum leap plunges West into a race to protect its secrets

Ryan Fedasiuk and Emily Weinstein: Kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh đang thay đổi khi căng thẳng gia tăng

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã xây dựng một chiến lược dựa trên cả hai hình thức tiếp thu thụ động và thâu tóm chủ động công nghệ từ nước ngoài. Mặc dù dòng chảy công nghệ từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc đã làm suy yếu an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, nhưng nói thì dễ hơn làm – và Bắc Kinh đang phát triển chiến lược để đối phó với căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

Xem thêm:

Foreign Policy ngày 3/12/2021: The West Still Has Leverage on China’s Tech Strategy. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Báo cáo SIPRI: Ngành Công nghiệp Quốc phòng Trung Quốc lại xếp thứ hai về Doanh số bán vũ khí toàn cầu sau Mỹ

Một báo cáo mới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết Bắc Kinh lại tiếp tục đứng ở vị trí thứ hai về doanh số bán vũ khí toàn cầu, chiếm 13% thị trường và đứng sau Hoa Kỳ. Báo cáo ước tính tổng doanh thu của 5 công ty hàng đầu Trung Quốc là 66,8 tỷ USD vào năm 2020.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 6/12/2021: Chinese weapon makers take second biggest share of global sales

—–

IV- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG

Những người bạn của Đài Loan viện trợ cho dự án tàu ngầm tàng hình khi mối đe dọa từ Trung Quốc gia tăng. Mỹ và Nhật không tham gia

Một loạt các nhà cung cấp công nghệ tàu ngầm nước ngoài, với sự đồng thuận của chính phủ của họ, đang hỗ trợ một chương trình bí mật để chế tạo tàu ngầm ở Đài Loan. Theo Reuters, Đài Bắc đã âm thầm tìm nguồn công nghệ, linh kiện và nhân tài từ ít nhất bảy quốc gia để giúp họ xây dựng một hạm đội dưới nước có khả năng gây ra thiệt hại nặng nề cho bất kỳ cuộc tấn công nào của Trung Quốc. Hoa Kỳ là nhà cung cấp vũ khí nước ngoài chính của Đài Bắc, đã cung cấp công nghệ quan trọng, bao gồm các thành phần hệ thống chiến đấu và các thiết bị định vị. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đang đến từ bên ngoài nước Mỹ. Theo hai nguồn tin cấp cao của Bộ Quốc phòng ở Tokyo, ý định giúp đỡ Đài Loan đã được thảo luận không chính thức ở Nhật Bản, tuy nhiên, đã bị loại bỏ vì lo ngại về cách phản ứng của Trung Quốc. Ngoài ra, cựu phó Đô đốc Joji Koda cho biết một lý do khác khiến Nhật Bản do dự là lo sợ hậu quả kinh tế của việc xúc phạm đến Bắc Kinh.

Xem thêm: 

Reuters ngày 29/11/2021: Taiwan’s friends aid stealthy submarine project as China threat rises

EU có kế hoạch chi 300 tỷ Euro cho cơ sở hạ tầng toàn cầu để cạnh tranh với Trung Quốc 

Liên minh Châu Âu có kế hoạch chi 300 tỷ euro cho cơ sở hạ tầng toàn cầu và các dự án khác cho kế hoạch ‘Cửa ngõ toàn cầu’ nhằm đối phó với ảnh hưởng của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Cả hai tờ Financial TimesHandelsblatt đều báo cáo về các đề xuất dự thảo của các kế hoạch tài trợ phát triển mới của EU. Riêng 300 tỷ euro, sẽ được đầu tư vào năm 2027, sẽ bao gồm các nguồn lực từ EU, các quốc gia thành viên, các tổ chức tài chính châu Âu và các ngân hàng phát triển quốc gia. Bên cạnh đó, ông Noah Barkin, chuyên gia của Viện nghiên cứu Rhodium Group (Mỹ) cho rằng kế hoạch mới của EU, nhằm đối phó với BRI Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc bằng cách thu phí các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng ở các nước thứ ba, sẽ được công bố sau nhiều tháng tranh cãi. EU thừa nhận rằng trong tương lai các dự án sẽ được quyết định dựa trên “lợi ích chiến lược” của EU. Đồng thời, EU cũng cảnh báo chống lại “sự phụ thuộc không mong muốn” và “sự ép buộc kinh tế vì các mục tiêu địa chính trị” từ Trung Quốc. 

Xem thêm:

Financial Times ngày 29/11/2021: EU plans €300bn global infrastructure spend to rival China. Một bản PDF được lưu ở đây

Lực lượng Không gian thực hiện bước đầu thiết lập các đơn vị trong các Bộ chỉ huy từ Châu Âu đến Châu Á

Bộ trưởng Không quân Frank Kendall gần đây đã ký kết về việc thành lập bốn đơn vị Lực lượng Không gian mới bao gồm: EUCOM, INDO-PATCOM, CENTCOM và Lực lượng Hoa Kỳ tại Hàn Quốc. Theo một sĩ quan hàng đầu của Lực lượng Không gian, các đơn vị hiện được thành lập để hoạt động trong các Bộ chỉ huy tác chiến ở châu Âu, Thái Bình Dương, Trung Đông và Hàn Quốc. Ngoài ra, Trung tướng Chance (Salty) Saltzman, Phó giám đốc phụ trách hoạt động, hạt nhân và không gian mạng còn lưu ý một câu hỏi về “trách nhiệm toàn cầu” của những người bảo vệ trong các đơn vị Lực lượng Không gian sẽ hoạt động với SPACECOM sẽ như thế nào. 

Xem thêm:

Breaking Defense ngày 29/11/2021: Space Force takes first step to establish components in commands from Europe to Asia

Nhận định của Giám đốc Cơ quan tình báo Anh MI6 về Trung Quốc 

Trong bài phát biểu trước Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Giám đốc Cơ quan tình báo Anh, Richard Moore cho biết Trung Quốc hiện là “ưu tiên lớn duy nhất” của nước Anh, trong bối cảnh Bắc Kinh tiến hành các hoạt động quan sát quy mô lớn chống lại Vương quốc Anh. Richard Moore cũng cảnh báo về “bẫy nợ và bẫy dữ liệu” của Trung Quốc. Ông cảnh báo Trung Quốc có khả năng “thu thập dữ liệu từ khắp nơi trên thế giới” và sử dụng tiền để “lôi kéo mọi người”. Giải thích về “bẫy dữ liệu”, ông cho biết “Nếu bạn cho phép một quốc gia khác truy cập vào dữ liệu thực sự quan trọng về xã hội của bạn, theo thời gian chủ quyền của bạn sẽ bị xói mòn, bạn không còn quyền kiểm soát dữ liệu đó nữa”. Moore giải thích rằng Trung Quốc đã có thể có được “các cảng quan trọng” vì bẫy nợ, vì thế chủ quyền của một quốc gia có thể bị xói mòn nếu quốc gia đó cung cấp quá nhiều dữ liệu. Để giải quyết “các nhiệm vụ lớn nhất” của M16, Moore đã đề ra một cách tiếp cận dựa trên việc theo đuổi quan hệ đối tác với các công ty công nghệ. Ông cho biết thông qua các sáng kiến như Quỹ Đầu tư An ninh Quốc gia, đầu năm nay M16 đã đầu tư 100 triệu bảng Anh vào bảy quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ các công ty khởi nghiệp công nghệ cao. 

Xem thêm:

GOV.UK ngày 30/11/2021:MI6 needs tech sector’s help to win AI race with China and Russia – spy chief

GOV.UK ngày 30/11/2021:  C’s speech to the International Institute for Strategic Studies

The Sunday Times ngày 30/11/2021: China now our biggest priority, says head of MI6 Richard Moore. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

BBC News ngày 1/12/2021: MI6 boss warns of China ‘debt traps and data traps’. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Kurt Campbell: Sẽ có thêm nhiều tàu ngầm Mỹ cập cảng Úc 

Tại một bài phát biểu ở Viện Lowy, Kurt Campbell, cố vấn hàng đầu của Tổng thống Biden về châu Á, xác nhận sẽ có thêm nhiều tàu ngầm Mỹ cập cảng Úc và hải quân Australia sẽ phục vụ trên những con tàu đó trong khi việc xây dựng hạm đội chạy bằng năng lượng hạt nhân trong khuôn khổ AUKUS đang diễn ra. 

Xem thêm:

The Sydney Morning Herald ngày 1/12/2021:  ‘Clear and animated’: Joe Biden raised China’s trade strikes against Australia with Xi

Nhật Bản bắt đầu mở rộng tầm bắn của tên lửa lên hơn 1.000 km

Theo Nikkei Asia, Nhật Bản đang có kế hoạch nâng cấp sức mạnh của tên lửa hành trình  và mở rộng tầm bắn lên 1.000 km. Kế hoạch này được Bộ Quốc phòng Nhật Bản đặt mục tiêu triển khai vào nửa cuối những năm 2020 và tổng chi phí phát triển sự kiến khoảng 100 tỷ yên (880 triệu USD). Các tên lửa mới sẽ được Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi phát triển và dự kiến, chúng có thể được phóng từ bệ phóng trên mặt đất, từ máy bay hoặc tàu chiến. Tên lửa của Nhật Bản hiện chỉ có khả năng đạt từ 100km đến 200km tính từ điểm điểm phóng. Kế hoạch này của chính phủ Nhật Bản được xem là một hình thức răn đe, được đưa ra bối cảnh sự cạnh tranh ngày càng tăng trong việc phát triển tên lửa ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. 

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 1/12/2021: Japan starts to extend range of its missiles to over 1,000 km

Bộ trưởng Lục quân Mỹ kêu gọi hợp tác quốc phòng sâu sắc hơn với Đài Loan

Diễn thuyết tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Hoa Kỳ về quan điểm của Lục quân Hoa Kỳ đối với thách thức Trung Quốc, Bộ trưởng Lục quân Hoa Kỳ Christine Wormuth đã nói rằng cách tốt nhất để ngăn chặn xung đột ở eo biển Đài Loan là Washington tăng cường hợp tác quốc phòng với Đài Loan.

Xem thêm:

Taiwan News 02/12/2021: US Army secretary calls for deeper defense cooperation with Taiwan

CSIS 01/12/2021: China’s Power: Up for Debate 2021 – Keynote Remarks by Secretary Christine Wormuth on the U.S. Army’s View of the China Challenge

Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu bắt đầu thảo luận về phương pháp tiếp cận chung đối với một Trung Quốc quyết đoán

Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Wendy Sherman và Tổng thư ký Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu, Stefano Sannino đã thảo luận về một loạt các vấn đề liên quan đến Trung Quốc trong phiên thứ hai của Đối thoại Trung Quốc giữa Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu. Các chủ đề thảo luận bao gồm kinh tế và công nghệ, nhân quyền, an ninh và thông tin sai lệch và Đài Loan. Bên cạnh đó, các quan chức cho biết cuộc đàm phán cũng sẽ đề cập đến các lĩnh vực hợp tác tiềm năng với Trung Quốc bao gồm an ninh năng lượng và khí hậu, với niềm tin rằng Bắc Kinh sẽ khó mà bỏ qua sức ảnh hưởng tổng hợp giữa Hoa Kỳ và EU.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 2/12/2021: U.S. and EU Set to Discuss Joint Approach to Assertive China. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

U.S. Department of State 02/12/2021: US-EU: Joint Press Release by the EEAS and Department of State on the Second High-Level Meeting of the US-EU Dialogue on China

EEAS 02/12/2021: EU-U.S.: Joint Press Release by the EEAS and Department of State on the Second High-Level Meeting of the EU-U.S. Dialogue on China

Các quan chức Hoa Kỳ và EU: Washington và Brussels “ngày càng hội tụ” quan điểm về “hành vi đáng lo ngại” của Trung Quốc

Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington, Phó Đô đốc Herve Blejean, Tổng Giám đốc Bộ Tham mưu Quân đội Liên hiệp Châu Âu cho biết EU có thể xem xét việc thành lập “Khu vực Hàng hải Quan tâm” ở Biển Đông sau một dự án thử nghiệm nhằm điều phối tốt hơn sự hiện diện hàng hải của các quốc gia thành viên EU đang được tiến hành ở Vịnh Guinea của Châu Phi và một quốc gia khác đang được xem xét ở phía bắc Ấn Độ Dương.”

Xem thêm:

Reuters 03/12/2021: U.S., EU concerned by China’s ‘problematic and unilateral actions’ at sea

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói về cách Mỹ sẽ đối đầu với thách thức Trung Quốc – Chiến lược “Răn đe Tích hợp”

Phát biểu tại Diễn đàn Reagan ở Thư viện Reagan tại California ngày 4/12/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd J. Austin III cho rằng Trung Quốc đang là một thách thức đối với Mỹ và tất cả các nền dân chủ thế giới. Trung Quốc đang sử dụng tất cả các yếu tố của sức mạnh quốc gia để lật ngược cấu trúc dựa trên quy tắc quốc tế đã phục vụ thế giới rất tốt kể từ khi Thế chiến thứ hai kết thúc.

“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang mở rộng khả năng triển khai lực lượng và thiết lập mạng lưới căn cứ quân sự toàn cầu. Trong khi đó, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đang nhanh chóng cải thiện nhiều năng lực của mình, bao gồm các biện pháp tấn công, không kích, phòng thủ tên lửa và chống tàu ngầm, và ngày càng chú trọng về tích hợp thông tin, hoạt động mạng và không gian,” ông nói. 

Đáp lại, Mỹ sẽ “quyết tâm ngăn chặn hành vi gây hấn, ngăn chặn xung đột và thiết lập các hàng rào bảo vệ ý thức chung,” thực hiện cách tiếp cận toàn chính phủ sử dụng tất cả các công cụ của sức mạnh quốc gia để đối phó với Trung Quốc. Austin tiết lộ khái niệm làm nền tảng cho Chiến lược Quốc phòng năm tới là “răn đe tích hợp.” Đó có nghĩa là tích hợp các nỗ lực trên toàn bộ các lĩnh vực và phạm vi xung đột để đảm bảo rằng quân đội Mỹ – trong sự hợp tác chặt chẽ với phần còn lại của Chính phủ Mỹ và các đối tác và đồng minh – sẽ khiến cho cái giá phải trả cho các hành vi gây hấn trở nên rất rõ ràng.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 4/12/2021: Austin Tells Reagan Forum How U.S. Will Take on Challenge of China

Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 4/12/2021: Remarks by Secretary of Defense Lloyd J. Austin III at the Reagan National Defense Forum

Vương quốc Anh tham gia cuộc tập trận hải quân của Pháp để chống lại ‘các mối đe dọa mới nổi’

Tư lệnh hải quân cấp cao nhất của Pháp đã nói rằng các cuộc xung đột trong tương lai có khả năng xảy ra trên biển và trên không gian mạng, đề cập đến việc “tái vũ trang nhanh chóng” của các quốc gia như Trung Quốc là một mối đe dọa tiềm tàng.

Đô đốc Pierre Vandier đưa ra bình luận trên sau khi Lực lượng Thủy quân lục chiến Pháp và các lực lượng từ 5 nước đồng minh, bao gồm cả Vương quốc Anh, tham gia vào cuộc tập trận duy nhất kéo dài hai tuần nhằm chuẩn bị cho “các mối đe dọa tổng hợp”.

Xem thêm:

The Guardian ngày 5/12/2021: UK takes part in huge French naval exercise to counter ‘emerging threats’

EU đạt kỷ lục về chi tiêu quốc phòng vào năm 2020

EU đã chi gần 200 tỷ euro (225 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2020, tăng 5% so với năm 2019 và nhiều nhất kể từ khi dữ liệu bắt đầu được ghi chép vào năm 2006, theo báo cáo của Cơ quan Quốc phòng Châu Âu công bố hôm thứ Hai ngày 6/12/2021. Tuy nhiên, các khoản đầu tư chung đã giảm bất chấp hiệp ước năm 2017 thúc giục hợp tác nhiều hơn và chấm dứt cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp quốc phòng quốc gia.

Xem thêm:

Reuters ngày 6/12/2021: Record EU defence spending masks failure to collaborate, report says

Thủ tướng Phần Lan: sự phụ thuộc vào công nghệ của Trung Quốc khiến EU trở nên yếu thế

Sanna Marin cho biết bà lo ngại rằng các yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng như trường học, bệnh viện và hệ thống giao thông ngày càng được hỗ trợ bởi công nghệ phát triển bên ngoài EU, để lại những điểm yếu có thể bị các nước thù địch lợi dụng.

Xem thêm:

The Times ngày 6/12/2021: Reliance on China’s tech makes us weak, EU told

Tân Thủ tướng Nhật Bản đưa ra các kế hoạch “táo bạo” cho chính sách quốc phòng, kêu gọi Quốc hội xem xét về sửa đổi Hiến pháp

Hôm thứ Hai ngày 6/12/2021, Thủ tướng Fumio Kishida đã đưa ra kế hoạch chi tiết về việc ngăn chặn biến thể omicron, tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đang suy yếu của Nhật Bản và củng cố các chương trình quốc phòng của đất nước. Kishida lưu ý chính sách kinh tế của ông gắn liền với chính sách ngoại giao và chính sách quốc gia.

Đối với quốc phòng Nhật Bản, ông tuyên bố rằng chính phủ sẽ dành “thường là một năm” để cập nhật ba tài liệu chính – chiến lược an ninh quốc gia, Hướng dẫn Chương trình Quốc phòng Quốc gia và chương trình quốc phòng trung hạn. Ông nhấn mạnh rằng quốc gia phải “tăng cường cơ bản” năng lực quốc phòng của mình một cách nhanh chóng để đối phó với những thách thức an ninh hiện nay – đặc biệt đề cập đến thuật ngữ “khả năng tấn công căn cứ của kẻ thù” trong số các lựa chọn cần xem xét.

Hơn nữa, ông đã nói dài gấp đôi về việc sửa đổi hiến pháp – từ chỉ ba câu trong bài phát biểu chính sách lần trước lên thành sáu câu. Kishida kêu gọi các nhà lập pháp thực hiện trách nhiệm của mình trong việc xem xét Hiến pháp, “chân thành” mong đợi các nhà lập pháp – bất kể đảng phái nào – có các cuộc thảo luận tích cực tại quốc hội.

Ông cũng cho biết ông mong đợi các nhà lập pháp đặt câu hỏi với công chúng về việc liệu Hiến pháp hiện hành có “tiếp tục phù hợp trong thời đại hiện nay hay không.”

Xem thêm:

The Japan Times ngày 6/12/2021: In speech, Kishida lays out bold plans for health, economic and defense policies

Chính sách thuế quan Trung Quốc của Mỹ đã khiến thương mại công nghệ Mỹ với Đài Loan phát triển

Thương mại của Hoa Kỳ với Đài Loan đang bùng nổ khi hòn đảo tự trị này thu được lợi nhuận từ nhu cầu tăng cao đối với chip máy tính của họ và thu hút các nhà máy trở về từ Trung Quốc, nơi nhiều mặt hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ bao gồm hàng điện tử phải chịu mức thuế 25%.

Đài Loan hiện được xếp hạng thứ 8 trên toàn cầu về thương mại với Hoa Kỳ, sau Vương quốc Anh và trước Việt Nam. Nước này đã đạt kỷ lục xuất khẩu 72 tỷ đô la hàng hóa sang Hoa Kỳ trong 12 tháng đến hết tháng Chín. Con số này tăng khoảng 70% kể từ năm 2017, trước khi chính quyền Trump áp đặt thuế quan của Trung Quốc.

Xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Đài Loan đã tăng khoảng 35% từ mức trước thuế lên 35 tỷ USD hàng năm, đây cũng là một kỷ lục, theo dữ liệu của Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ. Sự gia tăng phần lớn được thúc đẩy bởi việc mua dầu thô, máy móc và ô tô của Mỹ.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 5/12/2021: Chinese Tariffs Fuel Boom in U.S. Trade With Tech Exporter Taiwan

—–

V- QUAN HỆ TRUNG – MỸ VÀ CÁC ĐỒNG MINH

Các quan chức Châu Âu bác bỏ ý tưởng giải hoà của Trung Quốc

Đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc về Châu Âu, Wu Hongbo, đã đến thăm Châu Âu trong tuần vừa rồi. Theo China Direct, ông Wu đã bày tỏ ý định của Bắc Kinh rút lại các lệnh trừng phạt áp đặt lên các nhà lập pháp, nhà ngoại giao và các tổ chức tư vấn của EU vào đầu năm nay – nhưng chỉ khi EU thực hiện bước đầu tiên và dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Tân Cương bị cáo buộc thực hiện vụ giam giữ hàng loạt người Tân Duy Nhĩ. Các quan chức châu Âu đã bác bỏ ý tưởng này ngay lập tức.

Xem thêm:

Politico 02/12/2021: China Direct: Beijing’s envoy tours Europe — Belt vs Gateway — MI6 warning

Blinken cảnh báo Trung Quốc về ‘hậu quả kinh khủng’ nếu xâm lược Đài Loan. Mỹ đảm bảo Đài Loan có phương tiện tự vệ thay vì quân đội Mỹ giao chiến trực tiếp

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Trung Quốc nên suy nghĩ về việc “không gây ra một cuộc khủng hoảng” bằng cách xâm lược Đài Loan vì sẽ có “hậu quả khủng khiếp cho rất nhiều người”. Ông nói thêm rằng Washington vẫn “kiên quyết cam kết” đảm bảo “Đài Loan có các phương tiện để tự vệ”, thay vì lực lượng quân sự Mỹ giao chiến trực tiếp, trong trường hợp xảy ra một cuộc xâm lược. Ý kiến của ông được đưa ra tại hội nghị Reuters Next vào thứ Sáu vừa rồi.

Xem thêm:

Reuters ngày 4/12/2021: Blinken says any move by China to invade Taiwan would have ‘terrible consequences’ 

The Hill ngày 4/12/2021: Blinken: A move by China to invade Taiwan would have ‘terrible consequences’

Tân Tổng thống Honduras đảo ngược lập trường về Trung Quốc 

Tổng thống sắp tới của Honduras Xiomara Castro sẽ không cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để ủng hộ Trung Quốc vì chính phủ của bà đang ưu tiên quan hệ với Mỹ, theo một trong các Phó Tổng thống của bà. Washington đã thúc đẩy Castro duy trì quan hệ với Đài Bắc, một nỗ lực mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi là “ép buộc”.

Xem thêm:

Reuters ngày 3/12/2021: Incoming Honduras president signals U-turn on initiating China ties

Hoa Kỳ tẩy chay Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh, Trung Quốc thề đáp trả. Châu Âu do dự

Chính quyền Biden dự kiến sẽ tuyên bố tẩy chay Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh 2022 trong tuần này, cấm tất cả các quan chức chính phủ Mỹ tham dự nhưng không ngăn cản các vận động viên Mỹ tham gia. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã kêu gọi tẩy chay để phản đối sự vi phạm nhân quyền của Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết những người ủng hộ cuộc tẩy chay đang làm tổn hại đến “đối thoại và hợp tác” song phương và rằng Bắc Kinh sẽ thực hiện “các biện pháp đối phó kiên quyết” để đáp lại.

Tại Châu Âu, Ngoại trưởng Đức sắp tới Annalena Baerbock là nhân vật cấp cao mới nhất đưa ra lời kêu gọi tẩy chay, nhưng các chính phủ và EU miễn cưỡng trong việc hưởng ứng.

Xem thêm:

CNN ngày 6/12/2021: Biden administration expected to announce diplomatic boycott of Beijing Olympics this week

Reuters ngày 7/12/2021: U.S. officials to boycott Beijing Olympics over rights ‘atrocities’

AP News ngày 7/12/2021: US plans diplomatic boycott of Beijing Winter Olympics

South China Morning Post ngày 5/12/2021: Europe hesitant over calls to boycott Beijing Winter Olympics

Council on Foreign Relations ngày 6/12/2021: The Debate Over Boycotting the 2022 Beijing Olympics

—–

VI- QUAN HỆ TRUNG -NGA

Phó Thủ tướng Trung Quốc đưa ra đề xuất 4 điểm về hợp tác năng lượng Trung – Nga

Tại Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng Nga – Trung được tổ chức trực tuyến ngày 29/11/2021, Phó Thủ tướng Trung Quốc Han Zheng đã đưa ra bốn điểm để thúc đẩy hợp tác năng lượng hai nước.

Bốn điểm bao gồm (1) hai bên cần đẩy nhanh việc xây dựng mô hợp tác gắn kết cấp trên và cấp dưới của hợp tác, và thúc đẩy sự phát triển có phối hợp của hợp tác thương mại, đầu tư, công nghệ và dịch vụ năng lượng; (2) tích cực tìm hiểu các lĩnh vực mới và nội hàm của hợp tác năng lượng, ứng dụng công nghệ mới, hợp tác sâu sắc hơn về gắn kết và thừa nhận lẫn nhau về các tiêu chuẩn năng lượng; (3) tạo môi trường hợp tác lành mạnh, thúc đẩy các doanh nghiệp năng lượng mở rộng đầu tư; và (4) cùng chung tay thúc đẩy chuyển đổi năng lượng xanh.

Ông Zheng lưu ý rằng hợp tác năng lượng luôn là lĩnh vực quan trọng nhất, hiệu quả và trên phạm vi rộng lớn nhất trong quan hệ hợp tác thực tế giữa hai nước. Ông cho rằng, dưới sự quan tâm và thúc đẩy của cá nhân hai nguyên thủ quốc gia, hợp tác năng lượng Trung – Nga duy trì sự phát triển tích cực và đạt được những kết quả thiết thực.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 29/11/2021: Chinese vice premier puts forward four-point proposal on China-Russia energy cooperation

Tập, Putin gửi thư chúc mừng tới Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng Trung Quốc-Nga lần thứ 3

Trong thư, ông Tập nói những thành tựu đáng kể trong hợp tác năng lượng song phương đã chứng tỏ tiềm năng rộng lớn của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung – Nga cho một kỷ nguyên mới. Trung Quốc sẵn sàng làm việc với Nga để xây dựng mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn cho hợp tác năng lượng và cùng bảo vệ an ninh năng lượng và giải quyết thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu. Trong thông điệp của mình, theo Tân Hoa Xã, ông Putin nói rằng hiện nay, mối quan hệ phối hợp đối tác chiến lược toàn diện Nga-Trung cho kỷ nguyên mới đang ở mức cao chưa từng có.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 29/11/2021: Xi, Putin send congratulatory letters to 3rd China-Russia Energy Business Forum

Hội nghị thượng đỉnh Putin-Modi tập trung vào hợp tác kinh tế và Afghanistan

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi vào hôm thứ Hai ngày 6/12/2021, theo các phương tiện truyền thông đưa tin. Hai nhà lãnh đạo tập trung vào các vấn đề thương mại và tình hình xấu đi ở Afghanistan. Hai bên được cho là đang thực hiện một số thỏa thuận kinh tế và quốc phòng trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh, bao gồm cả việc Ấn Độ mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

Xem thêm:

BBC News ngày 6/12/2021: Vladimir Putin: What Russian president’s India visit means for world politics

Reuters ngày 6/12/2021: India, Russia strike trade, arms deals during Putin visit

AP News ngày 6/12/2021: India hosts Putin as it balances ties with Russia, US

—–

VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN

Joel Wuthnow: Hệ thống an ninh quốc gia mới của Trung Quốc đang nổi lên

Tác giả chỉ ra Trung Quốc đã xây dựng hệ thống Ủy ban An ninh Quốc gia (国家安全委员会 – NSC) trong hệ thống đảng từ cấp trung ương đến cấp tỉnh, cấp địa khu và cả cấp huyện. Hệ thống này được kỳ vọng sẽ củng cố quyền lực chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình, cũng như thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin và điều phối trong các vấn đề liên quan đến an ninh hay giải quyết khủng hoảng. Tuy vậy, khả năng đối phó với khủng hoảng của các Ủy ban An ninh Quốc gia cấp địa phương là chưa rõ ràng. Cơ chế này không cho các quan chức đảng cấp địa phương thêm quyền lực hay sự linh động trong vấn đề này, khi nhiều nguồn lực vẫn tập trung trong tay chính quyền trung ương. Hơn nữa, xử lý khủng hoảng chủ yếu vẫn là nhiệm vụ của nhà nước, chứ không phải của hệ thống đảng hay Ủy ban An ninh Quốc gia. Ngoài ra, cơ chế này cũng khó khuyến khích các cán bộ địa phương đưa ra sáng kiến mới.

Xem thêm:

Real Clear Defense ngày 29/11/2021: A New Chinese National Security Bureaucracy Emerges

James W. Borton: Hợp tác khoa học biển có thể giúp xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông

Theo tác giả của cuốn sách sắp phát hành “Dispatches from the South China Sea: Navigating to Common Ground”, với việc an ninh môi trường đang định hình một cuộc đối thoại mới ở Biển Đông về các thách thức sinh thái, hợp tác khoa học là một phép thử để liên kết tác động của biến đổi môi trường với an ninh quốc gia và quốc tế, đồng thời có thể đưa ra một biện pháp xoa dịu căng thẳng.

Xem thêm:

Think China ngày 1/12/2021: Marine science collaborations can help defuse tensions in the South China Sea

Mark Valencia: Biển Đông nên đứng đầu trong danh sách “rào chắn” giữa Mỹ và Trung Quốc

Nhà nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Nam Hải Quốc gia của Trung Quốc nhận định Mỹ và Trung Quốc cần thiết lập các “rào chắn” trong tương tác ở Biển Đông để giảm nguy cơ xung đột. Mỹ có thể đề xuất “không ngăn cản hoạt động thu thập thông tin tình báo hợp pháp”, “không xây dựng công trình trên các thực thể không có sẵn công trình xây dựng như bãi cạn Scarborough”, “không tăng cường quân sự hóa các thực thể bị chiếm đóng”… Về phía Trung Quốc, họ có thể yêu cầu “giảm/ngưng các hành động đe dọa của Mỹ như thu thập thông tin tình báo ở cự ly gần, các hoạt động tự do hàng hải (FONOP) hay thể hiện sức mạnh một cách khiêu khích”. Tác giả đề xuất hai nước ký kết một hiệp ước về các sự cố trên biển, giống như hiệp ước giữa Mỹ với Liên Xô năm 1972.

Xem thêm:

SCMP ngày 30/11/2021: South China Sea should top the list for US-China ‘guardrails’

Yang Liu: Cuộc họp Tập – Biden, do các chuyên gia Trung Quốc đánh giá

Bài viết của nhà báo Tân Hoa Xã tổng hợp ý kiến của các chuyên gia dòng chính của Trung Quốc về cuộc họp trực tuyến giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Xem thêm:

Beijing Channel ngày 28/11/2021: The Xi-Biden meeting, assessed by Chinese experts

—–

VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

Ryan D. Martinson (2021) Getting synergized? PLAN-CCG cooperation in the maritime gray zone

Asian Security Vol. 17(2)

Trung Quốc đang theo đuổi chiến lược “vùng xám” để thúc đẩy các yêu sách hàng hải của mình ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Có nghĩa là, nước này đang dần mở rộng quyền kiểm soát và ảnh hưởng của mình đối với không gian biển đang tranh chấp bằng cách tận dụng các công cụ phi truyền thống của sức mạnh biển – lực lượng hải cảnh và lực lượng dân quân hàng hải – được hỗ trợ bởi Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLAN). Theo nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc thuộc Trường Chiến tranh Hải quân tại Mỹ, mỗi lực lượng trên đóng một vai trò trong chiến lược này, nhưng các vai trò chồng chéo lên nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Do đó, hiệu quả của chiến lược này một phần phụ thuộc vào khả năng hiệp đồng các nỗ lực của lực lượng hải cảnh, hải quân và dân quân. Bài viết này xem xét những nỗ lực của Trung Quốc nhằm cải thiện mối quan hệ chung giữa Hải cảnh Trung Quốc (CCG) và PLAN. Đặc biệt, nó đánh giá những phát triển gần đây trong phối hợp hoạt động, huấn luyện và tập trận chung, cũng như chia sẻ thông tin tình báo. Bài báo cho rằng bất chấp sự công nhận rộng rãi ở Trung Quốc về tầm quan trọng của mối quan hệ CCG-PLAN, hai lực lượng này vẫn còn thiếu gắn kết trong cả ba lĩnh vực trên.

Tải toàn văn nghiên cứu ở đây.

Noah Barkin and Agatha Krat (2021) Transatlantic tools: Harmonizing US and EU approaches to China

Atlantic Council, Economic Statecraft Initiative

Theo hai tác giả, việc Washington tập trung vào các rủi ro đối với kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ trái ngược với sự nhấn mạnh của Brussels vào việc đảm bảo có đi có lại và cân bằng sân chơi kinh tế. Tuy nhiên, với mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang trên đà phát triển trở lại tốt hơn dưới thời chính quyền Biden, các cấu trúc mới được đưa ra cho đối thoại xuyên Đại Tây Dương và sự tập trung nhiều hơn vào Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ở cả Washington và Brussels, bài báo này cho rằng hiện có cơ hội cho Hoa Kỳ và Châu Âu để học hỏi lẫn nhau và hài hòa một số nỗ lực liên quan đến Trung Quốc.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

International Crisis Group (2021) The Philippines’ Dilemma: How to Manage Tensions in the South China Sea 

Asia Report N°316

Theo báo cáo mới của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế, tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Philippines đang âm ỉ trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Bắc Kinh và Washington. Để giữ căng thẳng dưới mức sôi sục, Manila nên thúc đẩy Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông cũng như hợp tác khu vực lớn hơn.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

Susannah Patton (2021) A seat at the table: The role of regional multilateral institutions in US Indo-Pacific strategy

Theo nhà nghiên cứu đến từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ tại Úc, các thể chế khu vực bao gồm Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM-Plus) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), vẫn là những thành phần quan trọng của một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ thành công.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

———-

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.