Tóm Tắt Giải Quyết Tranh Chấp Chủ Quyền Và Phân Định Biển Giữa Eritrea Và Yemen

Thực hiện: Peter Dutton

Tóm lược và dịch thuật: Lê Xuân Phương (với sự hiệu đính của các thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)

Tranh chấp về chủ quyền và phân định biển giữa Eritrea và Yemen tại khu vực Biển Đỏ gần eo biển Bab-el-Mandeb bắt đầu từ năm 1995 khi cả hai quốc gia này đều xác định trạng thái độc lập và nảy sinh nhu cầu xác lập quyền sở hữu đối với các đảo trên Biển Đỏ cũng như các quyền khác liên quan đến tài nguyên biển. Vụ việc được đưa ra giải quyết tại PCA với hai giai đoạn chính: (1) Giai đoạn 1: Tòa tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chủ quyền với các nội dung chính liên quan đến danh nghĩa lịch sử, danh nghĩa cổ xưa của nhóm đảo tranh chấp và việc duy trì các quyền đánh bắt cá truyền thống hoặc thủ công trên toàn khu vực tranh chấp; (2) Giai đoạn 2: Tòa giải quyết các vấn đề về phân định biển, theo đó Tòa tiến hành phân định biển trên cơ sở đường trung tuyến giữa các bờ biển đối diện và đưa ra kết quả về một đường tương xứng và công bằng.

Trong phần tóm tắt về các nội dung chính của vụ việc, Peter Dutton cũng đã chỉ ra một số vấn đề pháp lý liên quan đến chủ quyền liên quan đến danh nghĩa cổ xưa/ban đầu, việc chiếm cứ hữu hiệu và chế độ đánh bắt cá truyền thống. Đối với vấn đề phân định biển giữa các bên, Phán quyết không trả lời liệu các bãi cạn lúc chìm lúc nổi được tham chiếu có nằm trong lãnh hải hiện có hay không, và do đó không có sự phân biệt về mặt pháp lý giữa các bãi cạn lúc chìm lúc nổi nằm bên trong hay bên ngoài phạm vi 12 hải lý của một cấu trúc nổi khác. Theo nhận định của Peter Dutton, các trọng tài trong vụ tranh chấp này đã tham chiếu đến Điều 121 của UNCLOS coi các bãi cạn lúc chìm lúc nổi là một phần của đáy biển và không phải là đối tượng có chủ quyền trừ khi các cấu trúc này nằm trong lãnh hải, theo quy định của Điều 13, sẽ có thể được xem xét đến như một điểm cơ sở để mở rộng lãnh hải. Sự hiểu biết này là cách tiếp cận sau đó được Tòa trọng tài áp dụng trong vụ việc ở Biển Đông.

Xem toàn văn tóm tắt vụ tranh chấp chủ quyền và phân định biển giữa Eritrea và Yemen tại đây.

Toàn bộ hồ sơ vụ tranh chấp chủ quyền và phân định biển giữa Eritrea và Yemen.

Lê Xuân Phương là thạc sĩ, giảng viên về Luật Biển quốc tế và là trợ lý Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

———-

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.