Hồ Sơ Dân Quân Trên Biển của Trung Quốc

Nhóm tác giả: Nguyễn Thế Phương, Đỗ Văn Minh, Vân Phạm và Trương Minh Huy Vũ

Phản biện: Nguyễn Hồng Thao và Trần Bằng

mmilitia7-e1472521240284-672x372

Lời giới thiệu

Dân quân biển Trung Quốc là một bộ phận quan trọng cấu thành bộ khung của lực lượng chấp pháp biển Trung Quốc. Tuy nhiên, tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của lực lượng này mới chỉ được giới nghiên cứu quan tâm trong vòng 10 năm trở lại đây kể từ khi Trung Quốc trở nên hung hăng và chủ động hơn trong các tranh chấp biển. Hồ sơ dân quân biển được lập ra với mục tiêu giới thiệu một tài liệu mang tính tổng hợp về vai trò, lịch sử và tầm quan trọng của lực lượng dân quân biển trong tổng thể chiến lược an ninh hàng hải của Trung Quốc. Qua đó, nhóm tác giả mong muốn mang tới cho người đọc một cái nhìn tổng quan và toàn diện về lực lượng quan trọng này thông qua việc tổng hợp từ những nguồn tài liệu học thuật bằng tiếng Anh.

Hồ sơ được chia làm 5 phần chính. Phần đầu tiên sẽ nêu lên vai trò và vị trí của lực lượng dân quân biển trong chiến lược an ninh biển của Trung Quốc thông qua quá trình phân tích bản chất, khái niệm và tính chất của chiến lược cải bắp; tịnh tiến cưỡng bức hay còn được gọi là chiến lược vùng xám liên quan tới cách thức Trung Quốc vận hành các lực lượng chấp pháp biển của mình. Đây là một chiến lược quân sự vận hành dựa trên những giả định tương quan quyền lực của Trung Quốc trong khu vực và trên thế giới. Phần thứ hai tập trung vào cách thức tổ chức và quản lý lực lương dân quân biển. Phần thứ ba miêu tả năng lực của dân quân biển Trung Quốc chủ yếu thông qua loạt bài 5 kỳ của Andrew S. Erikson và Conor M. Kennedy mô tả một cách chi tiết về 5 nhóm dân quân biển khác nhau ở Hải Nam, Trung Quốc. Phần thứ tư liệt kê các sự kiện chính có liên quan tới dân quân biển Trung Quốc từ năm 2009 trở lại đây, tập trung xung quanh những tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia có liên quan tại Biển Đông. Khoảng thời gian từ năm 2009 được chọn do đây là thời điểm bắt đầu cho chính sách an ninh có phần hung hăng của Trung Quốc và cũng là thời điểm Bắc Kinh triển khai các chính sách an ninh biển mới của mình. Phần thứ năm nêu lên các hệ quả pháp lý quốc tế có liên quan tới vấn đề dân quân biển.

Mời đọc toàn văn hồ sơ tại Nguyen The Phuong et al. (2019) Ho so dan quan tren bien cua Trung Quoc_SCSCI

Nguyễn Thế Phương là Thạc sỹ ngành Đông Á học, Đại học Duisburg-Essen, Đức. Đỗ Văn Minh là cán bộ Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam. PGS. TS Nguyễn Hồng Thao, TS Vân Phạm và TS Trương Minh Huy Vũ là thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Trần Bằng là nghiên cứu sinh tiến sỹ lãnh vực Khoa học Chính trị tại Đại học Paris 2 Pantheon – Assas.

———-

Ấn phẩm được hỗ trợ kinh phí từ quỹ tài chính chung của Dự án Sự Ký Biển Đông, được tài trợ bởi những nhà tài trợ. Xem thông tin các nhà tài trợ tại https://daisukybiendong.wordpress.com/nha-tai-tro/.

Các ấn phẩm đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông không nhất thiết thể hiện quan điểm của tất cả thành viên và cộng tác viên, hay các nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Bản quyền các ấn phẩm thuộc về các tác giả, dịch giả và Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Mọi sự sử dụng lại hay trích dẫn phải ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài gốc trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Sử dụng cho mục đích thương mại phải được sự đồng ý bằng văn bản của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Email: sukybiendong@gmail.com.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích và muốn giúp Dự án duy trì hoạt động phi chính trị và phi lợi nhuận, hãy tài trợ cho chúng tôi thông qua địa chỉ Paypal sukybiendong@gmail.com. Báo cáo tài chính sẽ được thông báo vào cuối mỗi năm. Xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.