Cuộc Đấu Tranh Đầu Tiên Đòi Lại Đất trong Lịch Sử Bang Giao Việt – Trung

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 14 tháng 12 năm 2018

2
Tượng thờ Vua Lý Nhân Tông ở Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nguồn: vanmieu.gov.vn.

Ask not what your country can do for you—ask what you can do for your country.

J.F. Kennedy.

Lý Nhân Tông là vị Vua giữ ngôi cao lâu dài nhất trong lịch sử nước ta, với 56 năm trị vì, đất nước được thái bình thịnh vượng; lại có các tướng giỏi như Thái phó Lý Đạo Thành, Thái úy Lý Thường Kiệt phụ giúp, lập nên võ công hiển hách, phạt Tống, bình Chiêm; khiến lân bang phải nể sợ. Bấy giờ nước ta bị mất một số đất vào tay nhà Tống; qua tháng năm dài, khi dùng binh đe dọa, khi thư từ ngoại giao, nhà vua kiên trì đòi đất. Có lúc Vua đích thân gửi thư cho Vua Triết Tông nhà Tống, nội dung với lòng thiết tha tấc đất của tổ tiên, có đoạn như sau:

Tuy những đất này chỉ nhỏ như viên đạn, nhưng rất đau đớn trong lòng, thường không rời trong giấc mộng; thực do tổ tiên thần trước đây giết bắt kẻ tiếm nghịch, xông pha nơi gian nan nguy hiểm, liều chết mới có được. Nay kẻ hậu sinh không thừa kế được tổ tiên, chưa tròn phận sự nơi cương vực, chỉ sống tạm trong khoảnh khắc mà thôi” Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên, quyển 380, năm Nguyên Hựu thứ nhất [1086]

(雖此等彈丸之地,尤切痛懷、常不離夢寐者,誠以先祖臣平昔誅擒僭逆,衝艱冒險,畢命之所致也。今末造不能嗣承,豈敢備數於藩垣,偷生於頃刻也)

Các bộ sử nước ta thời xưa như Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép sự việc thiếu chi tiết, và chỉ chép đến lúc đòi được châu Quảng Nguyên vào năm 1084; nhưng cuộc đấu tranh dành đất thực sự kéo dài đến năm 1088. Nhắm bổ sung và phối kiểm lịch sử, chúng tôi xin sao lục thêm nguyên văn các tư liệu liên quan đến việc đòi đất trong các bộ sử Trung Quốc như Tục Tư Trị Thông Giám Trường Biên của Lý Đào đời Tống và Tống Sử của Thoát Thoát đời Nguyên; rồi xếp thành tiểu mục để độc giả tiện bề tham khảo; các mục như sau:

– Vùng đất bị mất

– Nhà Tống kinh doanh vùng đất mới chiếm, nhưng bị nước Đại Việt gây áp lực.

– Ngoại giao đòi lại đất: các phái đoàn Lý Kế Nguyên, Đào Tông Nguyên.

– Ngoại giao đòi lại đất: các phái đoàn Lương Dụng Luật, Đào Tông Nguyên, Lê Văn Thịnh.

– Tiếp tục ngoại giao đòi đất cùng vụ án Lê Văn Thịnh.

Đọc tiếp toàn văn biên khảo tại Hồ Bạch Thảo (2018) Cuộc đấu tranh đầu tiên đòi lại đất trong lịch sử bang giao Việt – Trung_SCSCI

Link thay thế nếu đường link trên không vào được: Ho Bach Thao (2018) Cuoc dau tranh dau tien doi lai dat trong lich su bang giao Viet – Trung_SCSCI

Tác giả gửi tới Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

———-

Nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo là một nhà nghiên cứu độc lập chuyên nghiên cứu về lịch sử. Ông là tác giả và dịch giả của một số cuốn sách như “Những nét đặc trưng về lịch sử Việt Nam” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2002, “Việt Sử: Tư liệu và lời bàn” xuất bản tại Hoa Kỳ năm 2009, “Bản dịch Thực Lục” xuất bản tại Hà Nội năm 2007 và tái bản năm 2010, “Bản dịch Minh Thực Lục” xuất bản năm 2010 tại Hà Nội. Một số biên khảo của ông về chủ quyền Biển Đông đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông tại: https://daisukybiendong.wordpress.com/tag/ho-bach-thao/.

Các ấn phẩm đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông không nhất thiết thể hiện quan điểm của tất cả thành viên và cộng tác viên, hay các nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Bản quyền các ấn phẩm thuộc về các tác giả, dịch giả và Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Mọi sự sử dụng lại hay trích dẫn phải ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài gốc trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Sử dụng cho mục đích thương mại phải được sự đồng ý bằng văn bản của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Email: sukybiendong@gmail.com.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích và muốn giúp Dự án duy trì hoạt động phi chính trị và phi lợi nhuận, hãy tài trợ cho chúng tôi thông qua địa chỉ Paypal sukybiendong@gmail.com. Báo cáo tài chính sẽ được thông báo vào cuối mỗi năm. Xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.