Tác giả: Lê Thu Hường
Viện Chính sách Chiến lược Úc ngày 23 tháng 10 năm 2018
Giới thiệu và biên dịch: Nhật Minh
Đối thoại an ninh Tứ giác (Quad) – một khuôn khổ an ninh phi chính thức giữa Nhật Bản, Mỹ, Úc và Ấn Độ – đang đối mặt với một số thách thức về nhận thức, trong đó có quan điểm phổ biến rằng khuôn khổ này nhằm chống lại Trung Quốc và thách thức ASEAN, và do đó nhận được ít ủng hộ từ khu vực.
Nhưng có rất ít dữ liệu thực nghiệm để hậu thuẫn quan điểm trên. Nghiên cứu này bởi vậy muốn kiểm chứng nhận thức về Quad trong cộng đồng chính sách và chuyên gia Đông Nam Á thông qua một cuộc khảo sát định lượng. Khảo sát đã thu thập được 276 câu trả lời từ những người làm trong các cơ quan chính phủ, quân đội, đại học, các tổ chức tư vấn chính sách, các doanh nghiệp, truyền thông và sinh viên đại học từ tất cả 10 quốc gia ASEAN.
Đây là nghiên cứu đầu tiên và toàn diện duy nhất cho tới lúc này về nhận thức của Đông Nam Á đối với Quad. Sử dụng dữ liệu gốc, nó cung cấp một cái nhìn tổng quan chính xác về tình cảm của khu vực và cung cấp thông tin cho người Đông Nam Á về những khoảng trống hiện đang tồn tại trong quan điểm của họ. Dựa trên những kết quả này, báo cáo đề xuất các khuyến nghị cho các thành viên Quad về cách phát triển sáng kiến Quad theo hướng bổ trợ cho hợp tác khu vực. Nó cũng cung cấp các khuyến nghị cho các nước ASEAN về cách thức họ tham gia với Quad vì lợi ích chung.
Nhận thức của Đông Nam Á về Quad là đa dạng. Không có cái gọi là “quan điểm chung ASEAN”. Một số kết quả đã khẳng định điều dự đoán trước; ví dụ, trong số những người tham gia khảo sát, người Việt Nam và Philippines ủng hộ Quad nhiều nhất, trong khi người Indonesia nằm trong nhóm hoài nghi hoặc chưa chắc chắn nhất. Điều đáng ngạc nhiên là người Singapore ít nhiệt tình về Quad nhất.
Dù vậy, chiếm nhiều nhất, 57%, là ý kiến ủng hộ quan điểm sáng kiến Quad có vai trò hữu ích trong an ninh khu vực; chỉ có 10% số người được hỏi phản đối nó, trong khi 39% cho biết họ sẽ ủng hộ nó trong tương lai nếu Quad cụ thể hoá thành công.
46% số người được hỏi nghĩ rằng Quad bổ sung cho các khuôn khổ an ninh khu vực hiện có của ASEAN. Những người lo lắng Quad sẽ thách thức (18%) hoặc cho ra ngoài lề (17%) tính trung tâm của ASEAN chỉ chiếm thiểu số; 13% khác cho rằng Quad không ảnh hưởng đến vai trò trung tâm của ASEAN từ bất kỳ phương diện nào.
19% nghi ngại rằng rằng bản chất “chống Trung Quốc” của Quad là nguy hiểm, nhưng số nhiều hơn, 35% nghĩ rằng Quad “trở thành một bức tường chống chống Trung Quốc” là cần thiết. Tổng cộng, 54% số người được hỏi xem Quad là một “bức tường thành chống Trung Quốc”, 28% nghĩ rằng nó không nên được nhìn nhận thức theo cách đó, và 15% nghĩ rằng, trong khi Quad không chống Trung Quốc, nó đã hiện diện theo cách gây ấn tượng là chống Trung Quốc.
Hai quan điểm trái ngược nhau, rằng Quad sẽ ảnh hưởng và không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, có tỷ lệ xấp xỉ như nhau. 32% số người được hỏi hoan nghênh Quad và tin rằng đất nước họ sẽ an toàn hơn nhờ Quad, trong khi 31% tin rằng Quad có thể khiến căng thẳng trong khu vực tăng lên nhưng sẽ không ảnh hưởng đến quốc gia họ.
Hầu hết các câu hỏi về Quad nhận được những câu trả lời đa dạng, và có một số vấn đề mà đa số có chung quan điểm. Một ngoại lệ quan trọng, với một phản ứng tích cực áp đảo là 69%, là Quad được mong đợi sẽ đảm bảo thực thi trật tự dựa trên luật pháp (ví dụ, Phán quyết của Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016). Vấn đề cụ thể này đã đạt được đồng thuận cao nhất trong tất cả những người được hỏi.
Tải toàn văn báo cáo ở Southeast Asian perceptions of the Quadrilateral Security Dialogue [PDF]
TS Lê Thu Hường là nhà phân tích cao cấp thuộc Chương trình Quốc phòng và Chiến lược ở Viện Chính sách Chiến lược Úc. Xem thêm về tác giả: https://www.aspi.org.au/bio/dr-huong-le-thu
Nhật Minh là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
———-
Những bài đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của tất cả các thành viên, cộng tác viên hay nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Mọi sự sử dụng lại hay trích dẫn các ấn phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông phải ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài gốc trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Sử dụng cho mục đích thương mại phải được sự đồng ý bằng văn bản của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích và muốn giúp Dự án duy trì hoạt động phi chính trị và phi lợi nhuận, hãy tài trợ cho chúng tôi thông qua địa chỉ Paypal sukybiendong@gmail.com. Báo cáo tài chính sẽ được thông báo vào cuối mỗi năm. Xin trân trọng cảm ơn.
[…] Đọc đầy đủ ở TS Lê Thu Hường: Khảo Sát Nhận Thức của Đông Nam Á về Đối Thoại An Ninh Tứ … […]
LikeLike
[…] Lê Thu Hường (2018) Khảo Sát Nhận Thức của Đông Nam Á về Đối Thoại An Ninh Tứ Giác, ASPI 23/10/2018. Bản dịch tóm tắt: https://daisukybiendong.wordpress.com/2018/10/23/khao-sat-nhan-thuc-cua-dong-nam-a-ve-doi-thoai-an-n… […]
LikeLike
[…] Lê Thu Hường (2018) Khảo Sát Nhận Thức của Đông Nam Á về Đối Thoại An Ninh Tứ Giác, ASPI 23/10/2018. Bản dịch tóm tắt: https://daisukybiendong.wordpress.com/2018/10/23/khao-sat-nhan-thuc-cua-dong-nam-a-ve-doi-thoai-an-n… […]
LikeLike