Biển Đông Có Gì Mới 23/10/2018

Tổng hợp và biên dịch: Nhật Minh

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 24 tháng 10 năm 2018

44603322_290035914946154_1299059635164020736_n

Đài Loan sắp tập trận bắn đạn pháo ở Trường Sa 

Cơ quan Quốc phòng Đài Loan đã có kế hoạch sẽ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn pháo 40mm và các vũ khí khác trên đảo Ba Bình vào tháng tới. Cuộc tập trận dự kiến kéo dài từ 8h sáng đến 9h tối trong 3 ngày 21 đến 23 tháng 11, diễn ra trong phạm vi 8 km quanh đảo Ba Bình.

Tsai Tzung-hsien, người đứng đầu bộ phận quan hệ công chúng của Lực lượng bảo vệ bờ biển Đài Loan nói với Bưu điện Hoa Nam rằng cuộc tập trận nhằm mục đích bảo vệ toàn vệ lãnh thổ Đài Loan và tăng cường năng lực phòng thủ cho đảo Ba Bình. Cuộc tập trận sẽ không gây nguy hiểm cho tàu nước ngoài hay các quốc gia gần đảo Ba Bình. Những quốc gia này cũng đã được thông báo về cuộc tập trận, trong đó có cả Việt Nam.

Nguồn:

Nóng: Đài Loan sắp tập trận bắn đạn pháo ở Trường Sa – Điểm nóng toàn cầu

Taiwan to hold live-fire drill in Spratly Islands likely to anger Vietnam – South China Morning Post.

Mỹ cho tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan trong lúc căng thẳng với Trung Quốc

Cả cơ quan quốc phòng Đài Loan và Lầu Năm Góc đã lên tiếng xác nhận về việc 2 tàu chiến của hải quân Mỹ đi qua eo biển Đài Loan hôm 22 tháng 10. Đó là tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Curtis Wilbur và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Antietam.

Theo Mỹ, đây là hoạt động “bình thường” của hải quân nước này. Trong khi Đài Loan khẳng định hòn đảo này đủ năng lực để bảo vệ an ninh trên biển và trên không quanh eo biển Đài Loan.

“USS Curtis Wilbur và USS Antietam đã thực hiện hoạt động Quá cảnh thường lệ qua Eo biển Đài Loan vào ngày 22 tháng 10 phù hợp với luật pháp quốc tế,” Chỉ huy Nate Christensen, phát ngôn viên của Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, nói với CNN.

“Việc hai con tàu quá cảnh qua Eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ đối với một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, ông nói thêm.

Hai quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết đã có nhiều tàu chiến Trung Quốc theo dõi tàu chiến Mỹ trong suốt hành trình quá cảnh, đi theo ở một khoảng cách được coi là an toàn.

Ngày 23 tháng 10, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết, nước này bày tỏ quan ngại sâu sắc với Mỹ sau khi Washington điều hai tàu chiến đi qua Eo biển Đài Loan lần thứ hai trong năm nay.

Trung Quốc được cho là rất nhạy cảm về sự hiện diện của các lực lượng quân sự Mỹ ở eo biển Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một bộ phận và là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ đã chỉ cho tàu chiến đi qua khu vực này mỗi năm một lần, và đã không triển khai tàu sân bay trong khu vực đó kể từ năm 2007.

Tuy nhiên, tần suất của những chuyến quá cảnh qua Eo biển Đài Loan đã tăng lên trong năm nay, khi mà trước đó vào tháng Bảy, Hoa Kỳ cũng đã triển khai hai tàu khu trục qua khu vực này. Phản ứng trước sự kiện này, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nhấn mạnh, vấn đề Đài Loan là vấn đề quan trọng và nhạy cảm nhất trong mối quan hệ Mỹ-Trung. Theo đó, hành động của Mỹ sẽ phá hoại mối quan hệ với Trung Quốc cũng như hòa bình và ổn định dọc eo biển Đài Loan.

Nguồn:

US sails warships through Taiwan Strait amid tensions with China – CNN

Trung Quốc quan ngại về tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan – Thế giới & Việt Nam

Trung Quốc quan ngại sâu sắc khi tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan – VOV

Vì sao Trung Quốc án binh bất động khi tàu chiến Mỹ đi qua Eo biển Đài Loan – Infornet.

Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông: Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quan ngại Trung Quốc ép buộc ASEAN 

VOA ngày 22 tháng 1o cho biết, các quan chức Bộ Ngoại giao và chuyên gia Mỹ đã cảnh báo rằng, một số nội dung Trung Quốc muốn đưa vào dự thảo Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) có thể dẫn đến xung đột giữa Bắc Kinh và Washington.

Trung Quốc muốn đưa vào dự thảo COC 2 nội dung. Một là, “các bên không được mời quốc gia ngoài khu vực tổ chức tập trận quân sự chung, trừ phi các bên liên quan được thông báo trước hoặc không phản đối”.

Nội dung thứ 2 Trung Quốc muốn đưa vào dự thảo COC khiến Mỹ đặc biệt lo ngại, là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế biển “không nên triển khai với các công ty nước ngoài ngoài khu vực này”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nói với VOA, Washington rất quan tâm đến việc Trung Quốc liên tục gây sức ép với các thành viên ASEAN trong các cuộc họp kín;

Trong đó, Bắc Kinh yêu cầu các nước này hạn chế các hoạt động thao diễn chung với các đối tác an ninh và từ chối hợp tác với các doanh nghiệp năng lượng ngoài khu vực.

“Nếu các đề xuất này của Trung Quốc được chấp thuận, nó sẽ hạn chế chính việc thực thi chủ quyền, tính độc lập trong ngoại giao và năng lực hoạch định chính sách kinh tế của các nước (ASEAN), đồng thời làm tổn hại lợi ích rộng rãi của cộng đồng quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Đọc đầy đủ: Trung Quốc cứ ép ASEAN kiểu này, sẽ khó có COC – Giáo dục Việt Nam

South China Sea Code of Conduct Gains Momentum as China Moves to Complete Militarization – VOA.

Nghiên cứu mới: Khảo Sát Nhận Thức của Đông Nam Á về Đối Thoại An Ninh Tứ Giác

Khảo sát được tiến hành bởi TS Lê Thu Hường của Viện Chính sách Chiến lược Úc đã thu thập được 276 câu trả lời từ những người làm trong các cơ quan chính phủ, quân đội, đại học, các tổ chức tư vấn chính sách, các doanh nghiệp, truyền thông và sinh viên đại học từ tất cả 10 quốc gia ASEAN.

Hầu hết các câu hỏi về Quad nhận được những câu trả lời đa dạng, và có một số vấn đề mà đa số có chung quan điểm. Một ngoại lệ quan trọng, với một phản ứng tích cực áp đảo là 69%, là Quad được mong đợi sẽ đảm bảo thực thi trật tự dựa trên luật pháp (ví dụ, Phán quyết của Toà trọng tài vụ kiện Biển Đông năm 2016). Vấn đề cụ thể này đã đạt được đồng thuận cao nhất trong tất cả những người được hỏi.

Đọc đầy đủ ở  TS Lê Thu Hường: Khảo Sát Nhận Thức của Đông Nam Á về Đối Thoại An Ninh Tứ Giác – Bản dịch tóm tắt của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Nhật Minh là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Phương pháp thực hiện bản tin: Chọn lọc, trích đoạn và biên dịch (khi cần) những thông tin đáng chú ý xung quanh vấn đề Biển Đông được đăng tải trong ngày trên truyền thông quốc tế và trong nước. Email liên hệ: sukybiendong@gmail.com.

———-

Những bài đăng trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không nhất thiết là quan điểm của tất cả các thành viên, cộng tác viên hay nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Mọi sự sử dụng lại hay trích dẫn các ấn phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông phải ghi rõ nguồn và dẫn link tới bài gốc trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông. Sử dụng cho mục đích thương mại phải được sự đồng ý bằng văn bản của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích và muốn giúp Dự án duy trì hoạt động phi chính trị và phi lợi nhuận, hãy tài trợ cho chúng tôi thông qua địa chỉ Paypal sukybiendong@gmail.com. Báo cáo tài chính sẽ được thông báo vào cuối mỗi năm. Xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.