Một bản chụp bản gốc Bạch thư (Sách trắng) về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà

Sau khi Hoàng Sa bị Trung Quốc cưỡng chiếm bằng vũ lực, vào năm 1975, Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hoà đã công bố một bạch thư với tựa đề “White paper on the Hoang Sa (Paracel) and Truong Sa (Spratly) Islands”, tạm dịch là “Bạch thư về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.” Như lời giới thiệu trong cuốn bạch thư dày 105 trang, cuốn bạch thư ra đời nhằm “làm sáng tgiá trca vic tuyên bchquyn ca Vit Nam Cng Hòa.” Cũng theo lời giới thiệu, cuốn bạch thư “cũng là li kêu gi cho công lý đến lương tâm ca tt ccác quc gia tôn trng lut pháp và yêu chung hòa bình trên thế gii.”

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông xin trân trọng giới thiệu một bản chụp giấy của bản gốc cuốn bạch thư do nhà nghiên cứu độc lập Trần Thị Vĩnh Tường ở Mỹ gửi cho dự án. Và được sự cho phép của chị Vĩnh Tường, xin được dùng ngay chính lá thư của chị thay cho lời giới thiệu về một tư liệu có nhiều giá trị cả về mặt nghiên cứu cũng như lịch sử. Chúng tôi xin cảm ơn chị Vĩnh Tường đã gửi gắm tài liệu cho dự án.

Lá thư của nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường gửi kèm với cuốn bạch thư cho một thành viên BBT dự án.
Lá thư của nhà nghiên cứu Trần Thị Vĩnh Tường gửi kèm với cuốn bạch thư cho một thành viên BBT dự án.
Trang bìa bản chụp bản gốc cuốn Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà công bố năm 1975.
Trang đầu tiên trong bản chụp bản gốc cuốn Bạch thư về Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà công bố năm 1975.

Cuốn tư liệu này, có lẽ do thời gian lưu trữ đã rất lâu, đã bị thiếu mất 2 trang chữ là các trang 16 và 78, cùng 5 trang hình tư liệu là các trang 6, 61, 62, 90, 101.

Trong quá trình số hoá, chúng tôi đã bổ sung 2 trang chữ dựa trên bản đánh máy của trang Nghiên cứu Biển Đông và Viện Việt học. Phần chữ của cuốn Bạch thư hiện giờ đã đầy đủ sau khi rà soát từng trang và đối chiếu với hai bản đánh máy nói trên.

Hiện giờ ấn phẩm chỉ còn thiếu 5 trang hình tư liệu. Với mong muốn có thể cung cấp một cuốn tư liệu trọn vẹn, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng. Nếu quý vị cũng đang có bản gốc/bản chụp từ bản in giấy do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà ấn hành, xin vui lòng gửi cho chúng tôi những trang hình còn đang bị thiếu. Chúng tôi xin cảm ơn.

Quý vị có thể tải bản pdf của cuốn tư liệu ở đây: White paper on the Hoang Sa and Truong Sa Islands 1975 – DSKBD 

Mọi câu hỏi, bình luận về tư liệu xin gửi vào phần bình luận ngay phía dưới hoặc gửi về địa chỉ email: sukybiendong@gmail.com.

5 thoughts on “Một bản chụp bản gốc Bạch thư (Sách trắng) về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam Cộng Hoà

  1. Em xin gửi link đến bản tiếng Việt để làm tư liệu:

    http://unclosforum.com/2015/04/24/bach-thu-ve-cac-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa-vnch-1975/

    Link download bản pdf ở đây: https://unclosforum.files.wordpress.com/2015/04/bach_thu_vnch_1975.pdf

    “Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam đã chứng minh chủ quyền của mình trên đảo Hoàng Sa.
    Đầu thế kỷ thứ 19, một chính sách trấn đóng có hệ thống và hiệu quả đã được đề ra bởi các triều
    vua Việt Nam. Quần đảo Trường Sa, được biết đến và khám phá bởi các ngư phủ và nhân công
    Việt Nam từ nhiều thế kỷ trước, được chính thức xáp nhập vào lãnh thổ Việt Nam bởi nước Pháp
    nhân danh nước Việt Nam. Trên cả hai quần đảo này, các viên chức Việt Nam đã thực thi một
    cách ôn hòa và đầy hiệu quả luật pháp Việt Nam. Tính cách liên tục của chính quyền kết hợp với
    ý chí kiên định của dân tộc Việt Nam thể hiện chủ quyền chính thống của Việt Nam đối với các
    quần đảo này. Vì vậy, việc phòng thủ các quần đảo này và những nỗ lực ngoại giao đã được đặt
    ra để chống lại sự đòi hỏi sai lầm của những quốc gia trong khu vực. Vì không thể tranh cãi đối
    với chủ quyền của Việt Nam, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chọn lựa giải pháp quân sự để
    bất ngờ tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Hai quốc gia khác cũng đã lợi dụng tình
    trạng chiến tranh ở Việt Nam để dùng quân đội chiếm đóng vài hòn đảo của Trường Sa mà họ
    không có chủ quyền.”

    Liked by 2 people

  2. […] – Nhà nghiên cứu độc lập Trần Thị Vĩnh Tường từ nước Mỹ đã gửi cho dự án một bản chụp giấy từ bản gốc Bạch Thư về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa do Bộ Ngoại giao Việt Nam Cộng Hoà ấn hành vào năm 1975. Bản chụp là một trong những di vật do thân mẫu của chị để lại. Dự án đã tiến hành số hoá và được đăng tải ở đây: https://daisukybiendong.wordpress.com/2015/05/02/mot-ban-chup-ban-goc-bach-thu-ve-hai-quan-dao-hoang… […]

    Like

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.