Bản Tin Biển Đông Số 122

(Tuần từ 31/10 – 07/11/2022) 

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Ngô Trung Hiếu, Trần Phạm Bình Minh, Hương Nguyễn, Đinh Tùng Lâm, Nguyễn Huy Hoàng

Biên tập:      Vân Phạm & Nguyễn Nhật Minh

Tư liệu:        South China Sea News

Ảnh: Khi quân nhân quân đội Ukraine tiến vào làm chủ Kherson ngày 11/11/2022. Bình luận về sự kiện quân đội Ukraine giải phóng Kherson, Đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine Bridget Brink nói: “Nga có thể kết thúc cuộc chiến tranh này ngay ngày hôm nay bằng cách rất đơn giản là rút hết quân khỏi phần còn lại của Ukraine.”

Tải bản PDF ở

—————

Trong Bản Tin Biển Đông Số 122 có những nội dung sau:

I- TRÊN THỰC ĐỊA

II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

III- MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI

IV- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ

V- CHUYỂN ĐỘNG AN NINH MẠNG

VI- ĐÔNG NAM Á – ASEAN

VII- KINH TẾ – THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

VIII- CHÍNH TRỊ – NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

IX- SCHOLZ Ở TRUNG QUỐC

X- CHÂU ÂU – EU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

XI- CHUYỂN ĐỘNG G7

XII- CUỘC CHIẾN CỦA NGA Ở UKRAINE

XIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

—————-

I- TRÊN THỰC ĐỊA

Cập nhật Bản đồ Hải quân Hoa Kỳ tuần qua

Bản đồ Hải quân Hoa Kỳ cập nhật ngày 10/11/2022. Ảnh: RANE.

Xem thêm: 

RANE ngày 10/11/2022: U.S. Naval Update Map: Nov. 10, 2022 . Một bản PDF được lưu ở đây.

Truyền thông Trung Quốc loan báo trạm thí nghiệm khoa học biển sâu tại chỗ ở Biển Đông đã được thiết lập, tiến gần hơn đến nghiên cứu điều khiển từ xa dài hạn

Trạm thí nghiệm này đã được thử nghiệm triển khai từ hồi tháng 5 năm nay và thực hiện nhiều cuộc thử nghiệm để kiểm tra các chức năng chính của trạm và đánh giá xác nhận khả năng kiểm soát hệ thống, quản lý năng lượng và hệ thống thông tin liên lạc của trạm.

Phòng thí nghiệm tại chỗ được kết nối với trạm cơ sở với sự trợ giúp của tàu lặn có người lái dưới đáy biển tại một địa điểm không xác định ở Biển Đông. Trạm được trang bị các cảm biến hóa học và sinh học khác nhau để nghiên cứu sự sống và điều kiện dưới đáy biển, đồng thời có pin lithium cho phép hệ thống tiến hành quan sát trong ít nhất sáu tháng, theo mô tả của Global Times.

Từ năm 2016, Trung Quốc đã thể hiện tham vọng xây dựng một nền tảng thí nghiệm biển sâu trong kế hoạch kinh tế năm năm (2016-2020). Đây là ưu tiên thứ 9 trong danh sách 100 dự án khoa học và công nghệ. Tại một hội nghị khoa học quốc gia vào tháng 5/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát biểu: “Biển sâu chứa đựng những kho báu vẫn chưa được khám phá và chưa phát triển, và để có được những kho báu này, chúng ta phải kiểm soát các công nghệ quan trọng trong các lĩnh vực đi vào biển sâu, khám phá biển sâu và phát triển biển sâu.”

Một trong những khu vực Trung Quốc có thể đặt trạm nghiên cứu được dự đoán là Rãnh Manila, nằm ở Biển Đông, phía tây của các đảo Luzon và Mindoro của Philippines. Với độ sâu nước biển trung bình ở khu vực này là 1500 mét, độ sâu của rãnh đạt 5400 mét. Ngoài ra, Rãnh Manila là nơi tiếp giáp của mảng thạch quyển Á-Âu, bao phủ phần lớn lục địa đến Thái Bình Dương. Như vậy, nghiên cứu trong lĩnh vực này có thể cung cấp nhiều thông tin địa chất mới về lịch sử Trái đất.

Theo các nhà hải dương học, nếu dự án thành công, nó sẽ trở thành một bước đột phá mang tính cách mạng trong nghiên cứu hải dương học. Biển và đại dương bao phủ hơn 70% bề mặt trái đất. Đồng thời, khoảng 99% đáy đại dương vẫn chưa được khám phá.

Hiện chưa biết chính xác năng lực thực sự của trạm nghiên cứu này trong những bài báo tuyên truyền trên truyền thông Trung Quốc, nhưng từ một tham vọng cách đây vài năm, việc Trung Quốc nghiêm túc và tập trung trong nghiên cứu bài bản là có thật, với nhiều nghiên cứu khoa học cơ bản đã được công bố.

Xem thêm: 

Global Times ngày 31/10/2022: Chinese researchers complete deep-sea in-situ scientific experiment station in South China Sea, move closer to long-term unmanned research 

ABS-CBN ngày 08/6/2022: China puts umanned station in bottom of South China Sea 

Asian Scientist ngày 06/4/2022: China’s Latest Five-Year Plan To Focus On Innovation 

Pinxian Wang & Zhimin Jian (2019) Exploring the deep South China Sea: Retrospects and prospects

Đội tàu đánh cá Trung Quốc thách thức Hoa Kỳ khi đối đầu trên biển cả

Vào mùa hè năm nay, đã xảy ra một sự kiện đối đầu giữa cảnh sát biển Hoa Kỳ và tàu cá Trung Quốc. Hãng tin AP đã dựng lại các chi tiết về vụ việc chưa từng được báo cáo trước đó.

Sự việc xảy ra không xa Quần đảo Galapagos của Ecuador. Tàu tuần duyên trang bị vũ khí của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Hoa Kỳ đã được điều tới kiểm tra đội tàu đánh bắt mực của Trung Quốc xem có bất kỳ dấu hiệu đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo hoặc không được kiểm soát.

Mặc dù việc cảnh sát biển các nước lên tàu kiểm tra ở khu vực biển cả là công cụ được coi là hợp pháp, dù được ít sử dụng, như một phần của nỗ lực tập thể bảo vệ nguồn cá bị đe dọa trên đại dương. Tuy nhiên, trong sự việc lần này, ba tàu cá Trung Quốc đã bất ngờ phóng chạy đi, một tàu quay ngoắt 90 độ về phía tàu thực thi pháp luật, buộc tàu Mỹ phải né tránh để không bị đâm.

Cuộc đối đầu trên biển trong sứ mệnh đầu tiên của Lực lượng Cảnh sát biển nhằm chống lại việc đánh bắt bất hợp pháp ở đông Thái Bình Dương cho thấy sự vi phạm có khả năng nguy hiểm đối với giao thức hàng hải quốc tế, một điều mà Hoa Kỳ coi là tiền lệ đáng lo ngại.

Xem thêm: 

AP/ABC News ngày 01/11/2022: China fishing fleet defied U.S. in standoff on the high seas

Triều Tiên phóng thêm 6 tên lửa, điều máy bay chiến đấu áp sát biên giới Nam Hàn

Triều Tiên đã bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo tầm ngắn vào sáng thứ Năm ngày 03/11/2022, kích hoạt cảnh báo khẩn cấp khiến các công dân Nhật Bản ở các tỉnh phía bắc phải tìm nơi trú ẩn. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada sau đó đã xác nhận trong một cuộc họp báo rằng tên lửa của Triều Tiên sáng nay không bay qua Nhật Bản.

Đồng thời, Triều Tiên cũng đã tiến hành 180 chuyến bay quân sự gần biên giới chung với Hàn Quốc và bắn khoảng 80 phát đạn pháo để phản đối cuộc tập trận chung của Seoul với Hoa Kỳ. Hàn Quốc đã điều khoảng 80 máy bay quân sự, bao gồm cả máy bay chiến đấu tiên tiến F-35 để đáp trả.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 03/11/2022: North Korea Fires Six Missiles, Including ICBM 

Yonhap News ngày 04/11/2022: (LEAD) S. Korea scrambles some 80 fighter jets after 180 N.K. warplane activities detected 

———-

II- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

Hoa Kỳ đầu tư 70 triệu USD cho tăng cường hợp tác quốc phòng với Philippines

Hoa Kỳ sẽ phân bổ gần 4 tỷ peso Philippines (70 triệu USD) để tăng cường năng lực hợp tác quốc phòng của Lực lượng vũ trang Philippines, Đại sứ Hoa Kỳ tại Philippines MaryKay Carlson tiết lộ. Carlson cho biết ngân sách sẽ mở rộng Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường (EDCA) giữa hai quốc gia đồng minh, tăng cường cải thiện cơ sở hạ tầng tại 5 cơ sở quân sự bổ sung.

Xem thêm:

Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Philippines ngày 27/10/2022: ​​Ambassador MaryKay Carlson’s Remarks at the Mangrove Forum “A New Impetus for U.S. Commitment to the U.S.-Philippines Alliance” 

Indonesia tiếp tục thanh toán cho dự án phát triển máy bay chiến đấu chung với Hàn Quốc

Một nguồn tin hôm thứ Tư ngày 02/11/2022 cho biết Indonesia đã nối lại thanh toán cho phần chia sẻ chi phí cho dự án phát triển máy bay chiến đấu chung với Hàn Quốc, gần 4 năm sau khi Jakarta ngừng thanh toán.

Bộ Quốc phòng Indonesia đã thanh toán 9,4 tỷ won (6,6 triệu USD) cho chính phủ Hàn Quốc vào ngày hôm trước cho dự án phát triển máy bay phản lực KF-21, nguồn tin cho biết.

Xem thêm:

Yonhap News ngày 02/11/2022: Indonesia resumes payment for joint fighter development project with S. Korea

Ashley Townshend: ​​Thực hư câu chuyện máy bay ném bom B-52 được triển khai tới Úc

Đây không phải là một sự kiện mới mẻ hay là một điều Hoa Kỳ mới áp đặt cho Úc. Trên thực tế, đã có một loạt các quyết định mà Canberra đã đưa ra với Washington kể từ năm 2011. Quyết định mang tính song phương, được điều chỉnh bởi một hiệp ước năm 2014 và được hỗ trợ bởi một nhóm công tác. Úc và Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc tập trận cho các máy bay ném bom chiến lược của Hoa Kỳ ít nhất từ năm 2006. Máy bay ném bom tiên tiến hơn, B-2, đã đến Căn cứ Không quân Hoàng gia Úc để tập trận. Úc đã đón các đợt triển khai luân phiên của máy bay B-52, B-1B và B-2 thường xuyên kể từ năm 2018.

Điểm mới là sự đáo hạn của các khoản đầu tư của Hoa Kỳ vào cơ sở hạ tầng sẽ hỗ trợ các hoạt động của máy bay ném bom từ miền bắc nước Úc. Con số này đã tăng lên hơn 1 tỷ USD kể từ năm 2017 để trang trải các kho dự trữ nhiên liệu/bom, đạn, mở rộng sân bay và các cơ sở bảo dưỡng đường bay / hoạt động phi đội đã lên kế hoạch.

Kể từ năm 2020, Úc đã làm việc với Hoa Kỳ trong việc nâng cấp hạ tầng cơ sở để các máy bay ném bom chiến lược có thể hoạt động từ phía bắc. Mặc dù chính phủ tiền nhiệm không đề cập đến B-52, họ đã nói rộng rãi về máy bay ném bom của Hoa Kỳ sau AUSMIN 2021.  

Ý nghĩa chiến lược của điều này đã bị bỏ lỡ. Úc sẽ sớm trở thành một trong những nơi duy nhất ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể trở thành một địa điểm hoạt động tiền phương cho các sứ mệnh và chiến dịch chiến lược của Lực lượng Đặc nhiệm Máy bay ném bom  thuộc Bộ Tư lệnh Chiến lược Hoa Kỳ (tại Hawaii, Guam, Diego Garcia).

Đây là một vai trò mới cho nước Úc và là một bước tiến lớn so với việc chỉ tổ chức các máy bay ném bom bay vào/ra. Vai trò này sẽ liên quan đến các cơ sở chuyên dụng cho các đợt triển khai luân phiên của máy bay ném bom/máy bay chở dầu, hộ tống máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ hoặc Úc, tổ láy mặt đất, dự trữ nhiên liệu/đạn dược, kế hoạch các nhiệm vụ phối hợp, các cơ sở bảo dưỡng. Hiệu ứng mà điều này tạo ra cũng sẽ có một ý nghĩa lớn: các chiến dịch của máy bay ném bom chiến lược rất quan trọng đối với răn đe thông thường và hạt nhân, xung đột mức độ cao, đồng thời trấn an các đồng minh và đối tác. Đây mới là điểm quan trọng, chứ không phải là sự hiện diện của những chiếc B-52.

Vậy tại sao nước Úc được chọn? Địa lý chiến lược và tín chỉ liên minh. ​​Úc là một đồng minh đáng tin cậy, có tính tích hợp cao, đã là một phần của tổ hợp răn đe mở rộng của Hoa Kỳ, không xa các điểm nóng của Châu Á, nhưng đủ xa với hầu hết các tên lửa tầm xa của Trung Quốc để có thể đảm bảo cho sự đầu tư. Mối đe dọa tên lửa của Trung Quốc quá nghiêm trọng nên Hoa Kỳ cần nhiều hơn những nơi an toàn để hoạt động. Úc là một trong những nơi như vậy. Phân tán ở đây là một phần của nỗ lực tăng cường khả năng răn đe, tạo ra nhiều tình huống khó khăn cho Trung Quốc.

Nhiệm vụ “răn đe tập thể” này mới bắt đầu và sẽ có sự tham gia của nhiều hơn B-52 tại Căn cứ Không quân Tindal. Úc đã tiếp đón 4 lượt máy bay B-2 tại Căn cứ Amberley vào tháng 7. Tiếp theo có thể sẽ là thế trận hải quân/tàu ngầm Hoa Kỳ – Úc.

Úc sẽ được lợi ích gì trong thế trận này? Không phải tất cả đều là về Đài Loan. Mục tiêu của Úc – trong tất cả các sáng kiến về phân bổ lực lượng của Hoa Kỳ – là đóng góp vào một trật tự khu vực ổn định bằng cách giúp duy trì sự hiện diện quân sự mạnh nhất có thể của Hoa Kỳ.

Nhiệm vụ này từ lâu đã trở thành trọng tâm của chiến lược Úc, và càng trở nên quan trọng hơn trong thập kỷ qua khi quy mô xây dựng quân sự khổng lồ của Trung Quốc đã gây ra bất ổn và làm xói mòn vị thế của Hoa Kỳ, đe dọa các cảng/đường băng của Hoa Kỳ xa xôi ở phía bắc nước Úc tới tận đảo Guam. Trong bối cảnh nguy hiểm đó, các chính quyền Úc liên tiếp đã tính toán sau rằng an ninh của Úc đi kèm với trật tự chiến lược của khu vực, và trật tự chỉ có thể được duy trì khi có sự cân bằng quyền lực thuận lợi bao gồm sự hiện diện mạnh mẽ của Hoa Kỳ.

Vì lý do này, việc đón nhận các máy bay B-52/các lực lượng khác của Hoa Kỳ là vì lợi ích của Úc và lợi ích của các nước bạn bè trong khu vực (Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, v.v.), những nước phụ thuộc vào sự cân bằng chiến lược ổn định. Có những rủi ro, nhưng khác xa với hành động khiêu khích, đây là hành động tự vệ tập thể.

Xem thêm: 

Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc ngày 28/7/2020: Joint Statement Australia-U.S. Ministerial Consultations (AUSMIN) 2020

News and Events : Department of Defence

U.S. Indo-Pacific Command ngày 30/3/2018: U.S. Air Force Airmen, B-52H Bombers Arrive in Australia to Train with Australian Counterparts 

Pacific Air Forces ngày 10/7/2022: B-2 Spirit stealth bombers deploy to RAAF Base Amberley, Australia 

The Strategist ngày 24/9/2021: Far from breaking with the past, AUKUS advances Australia’s commitment to collective defence 

ABC News ngày 01/11/2022: US sending nuclear-capable B-52s to the Northern Territory will not heighten risks for local communities, ministers insist 

The Sydney Morning Herald ngày 01/11/2022: The pros and cons of hosting B-52s on our shores 

Giao dịch vũ khí của Hoa Kỳ với Úc gia tăng

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt thương vụ bán 24 máy bay chở hàng C-130J trị giá 6,35 tỷ USD cho Úc. “Vị trí chiến lược của cường quốc kinh tế và chính trị này góp phần quan trọng vào việc đảm bảo hòa bình và ổn định kinh tế trong khu vực,” Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, bộ phận giám sát hoạt động mua bán vũ khí của Lầu Năm Góc, cho biết trong một tuyên bố. Theo Diễn đàn buôn bán vũ khí, Hoa Kỳ đã thông qua 16 thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 18 tỷ USD cho Úc kể từ tháng 1/2021. Con số này tăng lên so với 6 thỏa thuận tổng trị giá 3,15 tỷ USD đã được phê duyệt cho Canberra vào năm 2019 và 2020. Hoa Kỳ đã và đang tăng cường sâu sắc hơn mối quan hệ quốc phòng với Úc, một phần để chống lại Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Xem thêm:

Defense Security Cooperation Agency ngày 02/11/2022: Australia – C-130J-30 Aircraft 

Forum on the Arms Trade: Major Arms Sales (via FMS) Notification Tracker

APDR ngày 10/11/2022: Interoperability, familiarity, and geopolitics most likely behind Australia C-130J decision

Nhật Bản tổ chức lễ duyệt hạm đội hải quân quốc tế

Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) đã tổ chức lễ duyệt binh hạm đội quốc tế lần đầu tiên sau 20 năm, đánh dấu kỷ niệm 70 năm thành lập Lực lượng. Hai mươi tàu khu trục và tàu ngầm của MSDF cùng với 18 tàu của Hoa Kỳ, Hàn Quốc và 10 quốc gia khác đã tham gia cuộc duyệt binh hôm Chủ nhật tại Vịnh Sagami, phía nam Tokyo. 10 quốc gia khác bao gồm Úc, Brunei, Canada, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, New Zealand, Pakistan, Singapore và Thái Lan. Một tàu Hải quân Hoàng gia Anh lẽ ra cũng sẽ tới tham gia nhưng đã bị trì hoãn trên đường đi bởi một cơn lốc xoáy ở Philippines. Hải quân Pháp đóng góp vào cuộc trình diễn trên không với một máy bay giám sát.

Đây là lần thứ hai cuộc duyệt binh hạm đội quốc tế được tổ chức tại Nhật Bản.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Nhật Bản: News and Updates INTERNATIONAL FLEET REVIEW 2022 JMSDF 

NHK News ngày 06/11/2022: Japan holds first intl. fleet review in 20 years 

The Japan Times ngày 06/11/2022: Japan shows off defense diplomacy skills with international fleet review 

Nhật Bản đăng cai tập trận Malabar 2022 đa phương. Chỉ huy Hải quân các nước Bộ Tứ họp tại Nhật Bản trước thềm cuộc tập trận. Cùng thời gian, tàu nghiên cứu Trung Quốc tiến vào Ấn Độ Dương

Các tư lệnh Hải quân của Ấn Độ, Úc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã gặp nhau tại Nhật Bản vào ngày 05/11/2022 và trao đổi quan điểm về việc “tăng cường hơn nữa khả năng hoạt động liên thông” trong các phiên bản tương lai của cuộc tập trận hải quân đa phương Malabar. Xuất phát điểm, Malabar vốn chỉ là cuộc tập trận song phương giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ vào năm 1992, nhưng trong những năm gần đây đã mở rộng với sự tham gia của Nhật Bản năm 2007 và sau đó là Úc năm 2020. Bốn quốc gia này thành viên Bộ Tứ sẽ tìm cách tăng cường hợp tác hoạt động hải quân thông qua các hoạt động và diễn tập như tác chiến chống tàu ngầm, hoạt động chống cướp biển và diễn tập bắn súng.

Trong khi đó, ở một diễn biến khác, một tàu nghiên cứu của Trung Quốc mang tên ‘Yuan Wang-6’ đã tiến vào Ấn Độ Dương qua eo biển Sunda ngay trước một vụ thử tên lửa dự kiến trong tháng này ngoài khơi Odisha. Các nguồn tin chính thức cho biết Hải quân Ấn Độ đang theo dõi chặt chẽ các chuyển động của tàu Trung Quốc. Điều này diễn ra chỉ ba tháng sau một cuộc đọ sức ngoại giao lớn giữa Ấn Độ và Sri Lanka về việc cập cảng một tàu tương tự tại Cảng Hambantota ở quốc đảo này vào tháng Tám.

Ấn Độ đưa ra thông báo về vùng cấm bay qua khu vực Vịnh Bengal cho thấy Ấn Độ có thể sắp tiến hành thử tên lửa. Ảnh: Damien Symon.

Trước đó, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ (CNS) Đô đốc R. Hari Kumar đã tới thăm chính thức Nhật Bản từ ngày 05 đến ngày 09/11/2022, nơi ông sẽ chứng kiến ​​Cuộc duyệt binh Hạm đội Quốc tế (IFR) do Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản tiến hành. 

Xem thêm:

Foreign Brief ngày 08/11/2022: Japan to host 2022 Malabar exercise

The Hindu ngày 05/11/2022: Navy chiefs of Quad countries meet in Japan ahead of Malabar multilateral exercise 

Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 05/11/2022: Visit of Admiral R Hari Kumar, CNS to Japan 

Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ đẩy lùi việc rút F-15 ở Okinawa

Bốn thành viên chủ chốt của Đảng Cộng hòa trên Đồi Capitol đang đặt câu hỏi về quyết định của Không quân về việc thay thế hai phi đội máy bay chiến đấu F-15C Eagle thường trực ở Okinawa bằng lực lượng luân phiên. Trong một bức thư mới gửi cho Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, các nhà lập pháp bày tỏ quan ngại về kế hoạch này và yêu cầu họp báo về quyết định loại bỏ lực lượng thường trực khỏi Căn cứ Không quân Kadena ở Okinawa, Nhật Bản.

Xem thêm:

Defense News ngày 01/11/2022: Republicans push back on Okinawa F-15 withdrawal 

Nhật Bản sẽ đàm phán với về thỏa thuận quốc phòng hỗ trợ lẫn nhau, chuẩn bị ký một thỏa thuận quân sự lớn với Anh trong nỗ lực tăng cường liên minh với các quốc gia có chung giá trị

Các quan chức ngoại giao và quốc phòng Nhật Bản và Đức đã gặp nhau ngày thứ Năm  03/11/2022 trong khuôn khổ các cuộc đàm phán “2+2” lần thứ hai. Hai bên đã đồng ý bắt đầu đàm phán một thỏa thuận mua bán và hỗ trợ qua lại nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ an ninh hai bên. Thỏa thuận sẽ cho phép lực lượng hai bên chia sẻ nhiên liệu và các nguồn cung cấp khác, đồng thời giúp hai nước có thể tiến hành các cuộc tập trận chung dễ dàng hơn.

Đồng thời, vào tháng 12, Nhật Bản và Anh sẽ ký Thỏa thuận tiếp cận đối ứng (RAA). Thỏa thuận sẽ tuân theo một thỏa thuận tương tự mà Nhật Bản đã ký với Úc vào tháng Giêng và là một dấu hiệu khác cho thấy Tokyo đang củng cố mối quan hệ quốc phòng sâu sắc hơn với các đồng minh và đối tác để chuẩn bị cho khả năng xảy ra chiến tranh với Trung Quốc về Đài Loan. Hiệp ước sẽ giúp các cuộc tập trận chung và hợp tác hậu cần giữa các quốc gia trở nên dễ dàng hơn, thiết lập một khuôn khổ pháp lý để đơn giản hóa các thủ tục quan liêu rườm rà cho việc đưa quân vào quốc gia của nhau.

​​Thỏa thuận sẽ cho phép các nước tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và tăng cường năng lực răn đe trước mối đe dọa gia tăng từ Trung Quốc. 

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 03/11/2022: Japan, Germany agree to negotiate defense cross-servicing pact

Financial Times ngày 05/11/2022: Japan to sign military pact with UK as allies eye China threat. Một bản PDF được lưu ở đây

Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc sắp xếp các cuộc hội đàm thượng đỉnh để tăng cường khả năng răn đe đối với Triều Tiên

Theo các nguồn tin chính phủ Nhật Bản, một cuộc gặp thượng đỉnh giữa Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc có thể sẽ được tổ chức vào giữa tháng 11 nhằm tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Triều Tiên. Ba nước đang thu xếp tổ chức các cuộc hội đàm thượng đỉnh ba bên bên lề các hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức ở Đông Nam Á từ ngày 10-16/11, các nguồn tin cho biết.

Bên cạnh đó, chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu phối hợp tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh của lãnh đạo hai nước bên lề các hội nghị quốc tế tại Đông Nam Á nhằm đảm bảo thông tin liên lạc đầy đủ giữa hai nhà lãnh đạo trong nỗ lực tăng cường khả năng răn đe đối với Bắc Triều Tiên.

Xem thêm:

The Japan News ngày 04/11/2022: Japan, U.S., S. Korea arranging summit talks to bolster deterrence against N. Korea

The Japan News ngày 05/11/2022: Tokyo, Seoul begin coordination for summit talk

Kyodo News ngày 05/11/2022: Japan, U.S. diplomats agree to monitor China upon Xi’s 3rd term 

Nhật Bản gia nhập Trung tâm Hợp tác Phòng thủ Không gian Mạng Ưu việt NATO

Nhật Bản vào ngày thứ Sáu tuần trước thông báo rằng họ sẽ tham gia Trung tâm Hợp tác Phòng thủ Không gian Mạng Ưu việt của NATO, một nền tảng nhằm giúp các thành viên liên minh và đối tác của họ tự bảo vệ mình tốt hơn trước các cuộc tấn công mạng.

Nhật Bản cùng với Hàn Quốc và Úc sẽ trở thành thành viên đóng góp của nền tảng này, được tài trợ bởi 29 thành viên Nato và có sự tham gia của 9 quốc gia khác.

Các khí tài chiến lược của Hoa Kỳ sẽ hiện diện ‘thường xuyên’ ở Hàn Quốc để răn đe Triều Tiên

Hoa Kỳ sẽ triển khai các khí tài chiến lược hạt nhân tới Hàn Quốc “liên tục” và “thường xuyên” để đáp lại các hành động quân sự của Triều Tiên, các quan chức quân sự hàng đầu của Seoul và Washington cho biết sau cuộc hội đàm song phương hôm thứ Năm.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và người đồng cấp Hàn Quốc Lee Jong-Sup cũng hứa sẽ tiến hành “các cuộc tập trận thực địa quy mô lớn” và đưa “kịch bản sử dụng hạt nhân CHDCND Triều Tiên” vào nghị trình thảo luận về các cuộc tập trận năm tới để chống lại các “mối đe dọa” và “những lời khiêu khích” của Triều Tiên gần đây.

Xem thêm:

NK News ngày 04/11/2022: US strategic assets to be ‘constant’ presence in South Korea to deter North 

Baerbock và Blinken muốn hợp tác chặt chẽ hơn về chính sách kỹ thuật số

Tại Diễn đàn Tương lai Đức-Hoa Kỳ trước thềm cuộc họp ngoại trưởng G7 ở Münster, Đức, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock và người đồng cấp Hoa Kỳ Anthony Blinken đã trao đổi về các mục tiêu chính sách đối ngoại kỹ thuật số của hai bên. Blinken nhấn mạnh rằng các nền dân chủ phải đối phó sâu sắc hơn với những hậu quả không mong muốn của công nghệ mới: Hợp tác là cần thiết để khai thác các khía cạnh tích cực của các đổi mới công nghệ, nhưng cũng để chống lại các khía cạnh xấu: Không quốc gia nào có thể làm điều này một mình. Blinken nói rằng chúng ta đang ở một “bước ngoặt trong lịch sử”.

Cả hai ngoại trưởng, hiện đang có quan hệ hữu nghị với nhau, đều nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác xuyên Đại Tây Dương. Anthony Blinken đặc biệt nhấn mạnh vào các tiêu chuẩn và chuẩn mực: Họ đã làm việc cùng nhau trong cuộc đua đến đỉnh cao, chứ không phải ngược lại: “Các quốc gia hiện có thể đang tham gia vào cuộc đua đến cuối cùng phải quyết định xem họ có muốn tham gia cùng chúng tôi.”

Tân Thủ tướng Thụy Điển không loại trừ việc đặt vũ khí hạt nhân trong khuôn khổ NATO

Thủ tướng mới của Thụy Điển Ulf Kristersson hôm thứ Ba ngày 01/11/2022 cho biết ông sẵn sàng cho phép vũ khí hạt nhân trên đất Thụy Điển khi nước này trở thành thành viên NATO, một sự thay đổi so với lập trường của chính phủ trước đó.

Xem thêm:

The Local ngày 02/11/2022: New Swedish PM says open to nukes under Nato 

Nga, Iran cam kết làm sâu sắc thêm mối quan hệ

Hai nhà lãnh đạo an ninh của Nga và Iran hôm thứ Tư đã cam kết làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác quân sự giữa hai nước, thắt chặt hơn nữa mối quan hệ vốn đã chứng kiến Tehran cung cấp máy bay không người lái để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Moscow ở Ukraine. 

———-

III- MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI

TASS: Nga ra mắt thiết bị gây nhiễu máy bay không người lái được nâng cấp

Công ty PPSh Laboratory của Nga vừa tiết lộ một loại súng tác chiến điện tử có khả năng gây nhiễu “các phương tiện bay không người lái của Hoa Kỳ”, Hãng Thông tấn xã Nga TASS đưa tin. Công ty có trụ sở tại Saint Petersburg đang thử nghiệm súng LPD-802, một bản nâng cấp trên LPD-801 đang được sử dụng trong cuộc chiến Ukraine.

Công ty đã trình làng LPD-801 vào năm 2021. Thiết bị chống máy bay không người lái này làm nhiễu “các kênh điều khiển máy bay không người lái và tín hiệu điều hướng, cụ thể là vô hiệu hóa các tín hiệu của hệ thống vệ tinh Wi-Fi, Bluetooth và GPS, Galileo và Glonass và chặn việc truyền dữ liệu trái phép.”

Xem thêm:

TASS ngày 01/11/2022: Russia’s anti-drone gun capable of ‘stunning’ American UAVs undergoes tests 

Ukraine sẽ ra mắt máy bay không người bay đường dài với trọng tải chiến đấu lớn

Oleg Boldyrev, quản lý Ukroboronprom, cho biết vào cuối năm nay, Ukraine sẽ ra mắt một máy bay không người lái mới nặng 200kg có khả năng bay “hàng nghìn km” và mang theo trọng tải chiến đấu lên tới 75 kg. Ukroboronprom là hiệp hội các doanh nghiệp đa sản phẩm trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine.

Xem thêm:

LB ngày 01/11/2022: Український безпілотник “нормально полетить” вже до кінця цього року, – “Укроборонпром”

———–

IV- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHỆ

Lực lượng Không gian Hoa Kỳ đặt tầm nhìn vào các vệ tinh nhỏ hơn

Lực lượng Không gian Hoa Kỳ sẽ đầu tư vào các vệ tinh nhỏ hơn, rẻ hơn trong tương lai thay vì những món đồ khổng lồ trị giá hàng tỷ USD được đặt trước mà lực lượng này đã dựa vào trong nhiều thập kỷ, theo Frank Calvelli, người đứng đầu phụ trách thu mua của lực lượng.

“Để đạt được tốc độ, chúng ta phải rút ngắn thời gian phát triển bằng cách xây dựng các vệ tinh nhỏ hơn, có được các hệ thống chuyên sâu về mặt đất và phần mềm ở các phần nhỏ dễ quản lý hơn có thể được phân phối nhanh hơn, sử dụng công nghệ và thiết kế hiện có nhằm tăng tốc độ, tận dụng lợi thế của các hệ thống và năng lực thương mại, và quan trọng nhất là cung cấp các chương trình với chi phí và tiến độ thông qua kỷ luật và thực thi quản lý chương trình vững chắc,” Calvelli viết trong bức thư ngày 31/10/2022.

Xem thêm:

Defense One ngày 01/11/2022: It’s Official: Space Force Sets Sights on Smaller Satellites

Lầu Năm Góc sẽ nói chuyện với các nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ về Nga và chuỗi cung ứng

Các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc có kế hoạch gặp gỡ các giám đốc điều hành ngành công nghiệp quốc phòng vào tuần tới để thảo luận về cách giải quyết các vấn đề chuỗi cung ứng, một quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters, trong bối cảnh nhu cầu vũ khí từ các đồng minh của Hoa Kỳ dự kiến sẽ tăng do cuộc xâm lược của Moscow vào Ukraine.

Xem thêm:

Reuters ngày 04/11/2022: Pentagon, U.S. arms makers to talk Russia, labor and supply chain

Northrop tăng cường chuỗi cung ứng chủ quyền với nhà cung cấp của Úc cho F-35

Canberra đã nhấn mạnh nhu cầu sản xuất nhiều hơn ở Úc không chỉ vì lợi ích tài chính mà còn vì thực tế chiến lược rằng các đường cung cấp ngoài đảo quốc có thể sẽ là mục tiêu đầu tiên trong một cuộc xung đột.

Khi quân đội Úc thúc đẩy tăng cường khả năng tự chế tạo các bộ phận, đạn dược và một số vũ khí trên đất nước mình, Northrop Grumman đã ký một thỏa thuận kéo dài 6 năm để mua các bộ phận quan trọng cho thân máy bay F-35 từ một nhà cung cấp của Úc. Thỏa thuận với Quickstep Holdings Ltd. sẽ được thực hiện tại nhà máy sản xuất composite 16.000 mét vuông tại Sân bay Bankstown ở Sydney. Công ty sử dụng hơn 280 nhân viên ở Úc và nước ngoài, sử dụng nồi hấp tiên tiến để sản xuất vật liệu tổng hợp tiên tiến được sử dụng cho F-35 và các máy bay khác. Công ty sẽ kinh doanh ít nhất 105 triệu USD với Northrop và con số đó có thể tăng lên 195 triệu USD cho các lô thân máy bay trong tương lai trong suốt thời hạn của thỏa thuận.

Xem thêm:

Breaking Defense ngày 04/11/2022: Northrop boosts sovereign supply chain with Aussie supplier for F-35s

Cách tiếp cận “đổi mới sáng tạo một cách tập trung” đóng vai trò chính trong những thành công của Kyiv chống lại Nga 

Theo Thống chế Không quân Johnny Stringer của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, người giữ chức Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Không quân Đồng minh của NATO, chiến dịch không kích của Nga bị cản trở bởi nền tảng tình báo, giám sát và trinh sát (ISR), đồng thời việc xử lý mục tiêu kém đã khiến kế hoạch đi chệch hướng.

Stringer cũng cho rằng cách tiếp cận “đổi mới một cách tập trung” đóng vai trò chính cho những thành công của Kyiv chống lại Nga, bao gồm việc sử dụng dịch vụ vệ tinh Starlink của Elon Musk và tích hợp “công nghệ nhỏ, vừa và lớn” để tạo ra các năng lực C2 và ISR bằng các app.

Xem thêm:

Breaking Defense ngày 04/11/2022: Russia’s air campaign hampered by poor ISR based strikes and target processing: NATO official

———-

V- CHUYỂN ĐỘNG AN NINH MẠNG

Hoa Kỳ tổ chức hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về tấn công mạng tống tiền

Nhà Trắng đã tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Sáng kiến Chống Tấn công mạng Tống tiền Quốc tế lần thứ hai trong tuần này để thảo luận về cách ngăn chặn các cuộc tấn công mạng tống tiền (ransomware) làm gián đoạn cơ sở hạ tầng quan trọng của các quốc gia. Trong số các quốc gia tham gia có Israel, Ukraine và Ấn Độ. Nga, Triều Tiên và Iran, những thiên đường chính của các băng đảng tấn công mạng tống tiền, đã không được mời. Hội nghị thượng đỉnh, cũng bao gồm các công ty như Siemens, Microsoft và Crowdstrike, tập trung vào sự hợp tác giữa khu vực công và tư nhân, chống lại việc tội phạm mạng sử dụng tiền điện tử và buộc các tác nhân gây ra mối đe dọa phải chịu trách nhiệm. Ransomware vẫn là một mối đe dọa tiềm tàng đối với Hoa Kỳ, theo một báo cáo mới được công bố vào đầu tuần này từ Trung tâm Thực thi Tội phạm Tài chính Hoa Kỳ (FinCEN), cho thấy các băng đảng ransomware đã đánh cắp hơn 1,2 tỷ USD trong năm qua.

Xem thêm:

Nhà Trắng ngày 01/11/2022: FACT SHEET: The Second International Counter Ransomware Initiative Summit 

​​Nhóm tội phạm mạng chiếm đoạt hàng trăm trang web tin tức của Hoa Kỳ để phát tán phần mềm độc hại

Theo công ty an ninh mạng Proofpoint, một nhóm tội phạm mạng đã xâm nhập một nhà cung cấp nội dung truyền thông để triển khai phần mềm độc hại trên các trang web của hàng trăm hãng tin ở Hoa Kỳ.

Xem thêm:

TechCrunch ngày 03/11/2022: Crime group hijacks hundreds of US news websites to push malware

TikTok xác nhận Trung Quốc, những người khác có thể truy cập dữ liệu người dùng Châu Âu. Lo ngại dấy lên rằng TikTok có thể là ngôi nhà mới của phim và ảnh bị thao túng

TikTok đã cập nhật chính sách bảo mật của mình để xác nhận rằng nhân viên ở Trung Quốc, Hoa Kỳ, Singapore và các quốc gia khác có thể truy cập dữ liệu người dùng Châu Âu. Ứng dụng video xã hội cho biết dữ liệu có thể được truy cập để giúp cải thiện hiệu suất của các thuật toán của nền tảng và đảm bảo người dùng có trải nghiệm “nhất quán, thú vị và an toàn”. Chính sách bảo mật mới được đưa ra trong bối cảnh TikTok ở Hoa Kỳ và Châu Âu đang bị giám sát chặt chẽ về những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu.

Trong khi đó, ngày càng có nhiều mối lo ngại rằng các chỉnh sửa gây hiểu lầm, các câu chuyện dựa trên tin giả và các tấm ảnh, thước phim sử dụng deepfake về các chính trị gia đang bắt đầu làm sai lệch thực tế trên nền tảng video phổ biến.

Xem thêm:

The Guardian ngày 02/11/2022: TikTok tells European users its staff in China get access to their data

BBC News ngày 03/11/2022: TikTok says staff in China can access UK and EU user data 

The New York Times ngày 04/11/2022: Worries Grow That TikTok Is New Home for Manipulated Video and Photos. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

VI- ĐÔNG NAM Á – ASEAN

Singapore và Trung Quốc đạt 19 thỏa thuận, thúc đẩy mối quan hệ trong lĩnh vực tài chính xanh, kỹ thuật số hóa

Hội đồng chung về hợp tác song phương (JCBC) đã tổ chức hội nghị trực tiếp với sự tham gia của các đại diện từ Singapore và Trung Quốc. Đã có 19 thoả thuận đạt được, giúp tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực từ tài chính xanh, số hóa đến đổi mới. Tiêu biểu thành lập một lực lượng đặc nhiệm tài chính xanh, dịch vụ theo dõi di chuyển container, hợp tác hỗ trợ các dự án nghiên cứu chung và tăng cường trao đổi chính sách. Các dự án hàng đầu là Khu công nghiệp Tô Châu, thành phố sinh thái Thiên Tân và Sáng kiến ​​kết nối Trùng Khánh cũng được thảo luận.

Xem thêm:

The Straits Times ngày 1/11/2022: Singapore and China reach 19 deals, boosting ties in green financing, digitalisation

Stratfor: Chuyến thăm chính thức của quan chức Trung Quốc tới Singapore sẽ giúp giữ mối quan hệ ổn định trong bối cảnh thay đổi lãnh đạo

Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính đã có chuyến thăm tới Singapore trong khuôn khổ Hội nghị Hội đồng chung về hợp tác song phương Trung Quốc – Singapore lần thứ 18. Chuyến thăm báo hiệu rằng hai nước sẽ tiếp tục ủng hộ và tăng cường quan hệ song phương. Singapore sẽ tiếp tục theo đuổi quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc theo những cách không có nguy cơ làm tổn hại quan hệ với phương Tây. Ngoài ra, mối quan hệ chặt chẽ hơn và được thiết lập tốt hơn giữa Trung Quốc – Singapore sẽ tạo ra thuận lợi trong quá trình chuyển giao chức vụ Thủ tướng Singapore cho ông Lawrence Wong.

Xem thêm:

Channel News Asia ngày 02/11/2022: PM Lee, President Halimah meet China’s Vice Premier Han Zheng 

Worldview ngày 3/11/2022: Singapore: Chinese Official Visit Will Help Keep Relations Stable Amid Potential Leadership Change. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc mở tuyến vận chuyển mới đến Myanmar từ Biển Đông

Mới đây, Trung Quốc đã mở một tuyến vận tải biển trực tiếp nối cảng quốc tế của nước này ở Biển Đông với Yangon, Myanmar, bổ sung cho các tuyến đường trong khu vực RCEP. Tuyến đường mới sẽ giảm đáng kể chi phí hậu cần và lưu kho của các doanh nghiệp. Việc khánh thành tuyến đường vận chuyển đã tạo thành một phần quan trọng của kế hoạch Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar (CMEC). Đây như thêm một tín hiệu cho thấy sự đi lên trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và chính quyền quân sự tại Myanmar. Khác với các quốc gia khác, Trung Quốc không lên án cuộc đảo chính năm 2021 của quân đội Myanmar mà chỉ coi là “một cuộc cải tổ nội các”.

Xem thêm:

The Irrawaddy ngày 2/11/2022: China Opens New Shipping Route to Myanmar From South China Sea 

Trung Quốc tìm cách nâng cấp hợp tác thương mại quy mô lớn với các quốc gia Đông Nam Á

Các quan chức ở Bắc Kinh đã nói với các phương tiện truyền thông nhà nước rằng họ sẽ tiếp xúc với các nhà lãnh đạo trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong tuần này để đẩy nhanh các cuộc đàm phán cho cái mà họ gọi là Khu vực Thương mại Tự do ASEAN-Trung Quốc “Phiên bản 3.0”. Động thái này sẽ là một động lực tiềm năng cho sự ổn định của chuỗi cung ứng sản xuất của Bắc Kinh.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 10/9/2022: China seeks upgrade of massive trade zone with Southeast Asian nations amid US hostility. Một bản PDF được lưu ở đây.

Campuchia đăng cai Hội nghị ASEAN và trao quyền chủ tịch cho Indonesia

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á họp ngày 10/11/2022 tại Phnom Penh, Campuchia, nơi Thủ tướng Campuchia Hun Sen sẽ bàn giao quyền chủ tịch ASEAN cho Tổng thống Joko “Jokowi” Widodo của Indonesia trong năm tới. Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đều sẽ tham dự, Tây Ban Nha và Ukraine dự kiến sẽ ký Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á điều chỉnh quan hệ giữa các tiểu bang trong khu vực và thúc đẩy hòa bình và hợp tác. Các cuộc họp dự kiến sẽ thảo luận về biến đổi khí hậu, hợp tác khu vực để ứng phó với đại dịch hiện tại và tương lai, và phát triển khu vực.

Tổng thống Philippines sẽ nêu vấn đề Biển Đông ở Hội nghị ASEAN

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ tới Campuchia để tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 và các Hội nghị Cấp cao Liên quan dự kiến ​​từ ngày 10 đến ngày 13 tháng 11. Dự kiến, ông sẽ nêu vấn đề Biển Đông tại các cuộc họp ASEAN. Ngoài ra, Tổng thống Marcos cũng đề cập đến sự phục hồi và chuyển đổi kinh tế sau đại dịch bao gồm an ninh lương thực, an ninh năng lượng, chuyển đổi kỹ thuật số và nền kinh tế kỹ thuật số, cũng như biến đổi khí hậu. Một dung khác là nước này cũng sẽ thúc đẩy việc thực hiện đồng thuận 5 điểm liên quan đến tình hình hòa bình ở Myanmar, trong đó kêu gọi chấm dứt ngay bạo lực và đối thoại giữa quân đội và phong trào chống đảo chính.

Xem thêm:

Manila Standard ngày 5/11/2022: PBBM to raise South China Sea issue in Asean 

Tổng Thư ký ASEAN 2023: Quan hệ đối tác chiến lược của Ấn Độ với ASEAN sẽ phát triển

Tiến sĩ Kao Kim Hourn, Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng Chính phủ Campuchia, đã nói với PBS World rằng Ấn Độ là một đối tác chiến lược quan trọng với ASEAN và có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ hòa bình, mang lại thịnh vượng, cứu hành tinh, bảo vệ con người và tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực. 

Kim Hourn sẽ đảm nhận vai trò Tổng Thư ký ASEAN vào tháng 01/2023. Ông cho biết các ngoại trưởng ASEAN sẽ đề nghị với các nhà lãnh đạo ASEAN về việc nâng quan hệ đối tác với Ấn Độ lên cấp Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện. ASEAN có cấu trúc đối thoại 5 cấp, bao gồm đối tác chiến lược toàn diện, đối tác chiến lược, đối tác đối thoại, đối tác đối thoại ngành và đối tác phát triển.

Xem thêm: 

Khmer Times ngày 07/11/2022: India’s strategic partnership with ASEAN set to grow 

Biển Đông: Ngoại trưởng Bắc Kinh kêu gọi các bên có yêu sách ‘cùng chống lại’ Hoa Kỳ

Hội nghị chuyên đề về Hợp tác Hàng hải Toàn cầu và Quản trị Đại dương là một trong những hội nghị quốc tế lớn nhất của Trung Quốc được tổ chức thường niên từ năm 2021. Trong hội nghị năm nay, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã phát biểu khai mạc hội nghị. Trong bài phát biểu, ông đã kêu gọi các bên tranh chấp ở Biển Đông không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực và “cùng kháng cự lại” Hoa Kỳ được coi là nước gây ra căng thẳng. Ông không chỉ đích danh Hoa Kỳ nhưng những miêu tả của ông khiến người nghe hiểu ngay đó là Hoa Kỳ.

Vương cũng nhấn mạnh rằng các quốc gia nên phản đối việc “lạm dụng” hình thức trọng tài” liên quan đến xung đột và tranh chấp trên biển, và nên tránh áp đặt quan điểm đơn phương của mình lên các quốc gia khác, ám chỉ việc Philippines đã kiện Trung Quốc ở Tòa trọng tài.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 03/11/2022: South China Sea: Beijing’s foreign minister urges claimants to ‘jointly resist’ US

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 03/11/2022: Coordinating Security and Development to Advance Ocean Governance 

Lê Thu Hường: ASEAN phải tự nhìn nhận mình nghiêm túc hơn trước khi yêu cầu thế giới

Khát vọng đóng vai trò trung tâm trong chính trị toàn cầu của Đông Nam Á sẽ được chú ý trong tháng này khi Indonesia đăng cai tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20, Thái Lan tổ chức Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương và Campuchia chủ trì Hội nghị Cấp cao Đông Á và các sự kiện khác của ASEAN. Tuy nhiên, theo tác giả, ở một mức độ cơ bản hơn, vẫn chưa rõ khái niệm tính trung tâm của khối có ý nghĩa gì và được dự định phục vụ chức năng gì.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 07/11/2022: ASEAN has to take itself more seriously before asking the world to. Một bản toàn văn được lưu ở đây.

Lê Thu Hường: Ba con đường để Úc thiết lập lại quan hệ với Đông Nam Á

Theo tác giả, Úc nên có một khuôn khổ hướng dẫn toàn khu vực cho sự tham gia, dựa trên các mục tiêu được chia sẻ rộng rãi về đảm bảo sự ổn định và thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Nhưng tổ chức này phải hiểu các động lực của nhóm ở Đông Nam Á và nhạy cảm với các hành động có thể bị coi là gây chia rẽ hoặc làm mất đi vai trò trung tâm thể chế của ASEAN. Như với bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả các quốc gia thành viên ASEAN, Úc có thể điều chỉnh các mối quan hệ của mình tùy thuộc vào đối tượng mà họ đang giao dịch.

Xem thêm:

The Strategist ngày 08/11/2022: Three pathways for Australia to reset relations with Southeast Asia 

Manu Bhaskaran: Trung Quốc mới của Tập Cận Bình có ý nghĩa như thế nào đối với Đông Nam Á

Giám đốc điều hành Centennial Asia Advisors nhận định Đại hội đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dẫn đến việc Tổng Bí thư Tập Cận Bình thiết lập một thể chế chính trị mới về cơ bản ở Trung Quốc. Điều này sẽ gây ra những hậu quả to lớn cho Trung Quốc, các nước láng giềng và hơn thế nữa. Chiến lược kinh tế trong nước sẽ thay đổi, ảnh hưởng đến các tương tác tài chính và thương mại của Trung Quốc với các đối tác kinh tế. Chính sách đối ngoại cứng rắn hơn mà Tập đưa ra sẽ không chỉ tiếp tục mà còn mở rộng. Gần gũi với Trung Quốc và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, Đông Nam Á không thể tránh khỏi bị tác động và cần phải thích ứng với Trung Quốc mới này thông qua một chính sách ngoại giao được làm mới cũng như bằng cách nâng cao năng lực quản lý các hậu quả kinh tế của Trung Quốc mới.

Xem thêm:

The Edge Malaysia ngày 08/11/2022: My Say: What Xi Jinping’s new China means for Southeast Asia 

———-

VII- KINH TẾ – THƯƠNG MẠI TRUNG QUỐC

Lưu Hạc: Trung Quốc phải kích cầu và cải cách sâu hơn bên cung

Trung Quốc cần theo đuổi một chiến lược kết hợp mở rộng nhu cầu trong nước và cải cách cơ cấu bên cung sâu rộng để đáp ứng các điều kiện thay đổi trong và ngoài nước, nhà hoạch định chính sách kinh tế hàng đầu của Trung Quốc viết trên tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc hôm Thứ Sáu. Các thách thức đầy tính biến động ở nước ngoài bao gồm đại dịch Covid-19, sự phục hồi kinh tế toàn cầu chậm chạp, lạm phát cao và nguồn cung cấp năng lượng kém ổn định hơn, ông cho biết.

Xem thêm: 

Caixin Global ngày 04/11/2022: China Must Boost Demand and Deepen Supply-Side Reform, Liu He Says

Trung Quốc và Pakistan thiết lập thanh toán bằng nhân dân tệ

Pakistan trở thành quốc gia thứ ba vào năm 2022 thiết lập thỏa thuận thanh toán sử dụng nhân dân tệ của Trung Quốc và là quốc gia đầu tiên ở Nam Á làm như vậy. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ký một bản ghi nhớ hợp tác với Ngân hàng Trung ương Pakistan để thiết lập một thỏa thuận thanh toán nhân dân tệ ở nước này, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) cho biết hôm thứ Tư. Động thái này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp và tổ chức tài chính ở Trung Quốc và Pakistan, cho phép họ sử dụng đồng nhân dân tệ cho các giao dịch xuyên biên giới và thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư song phương, PBOC cho biết.

Xem thêm: 

Caixin Global ngày 04/11/2022: China and Pakistan Set Up Offshore Yuan Clearing 

The China Project ngày 02/11/2022: China and Pakistan fast-track economic ties with more railways, ports, and yuan 

Các lãnh đạo ngân hàng lạc quan ở Hồng Kông

Truyền thông phương Tây đã sai, nền kinh tế Trung Quốc vẫn ổn và Hồng Kông vẫn là một nơi tuyệt vời để kinh doanh: đó là thông điệp từ các chủ ngân hàng Trung Quốc và quốc tế gặp nhau tại Hồng Kông tuần trước.

Các chủ ngân hàng đã đưa ra một số nhận xét đáng ngạc nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh đầu tư của các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu ở Hồng Kông vừa kết thúc ngày 03/11/2022: Thứ nhất, nền kinh tế Trung Quốc sẽ sớm ổn, bất chấp một thực tế bất tiện là nhiều tổ chức, bao gồm một số ngân hàng tham dự, gần đây đã hạ thấp triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc.

Một kết luận phi lý khác đã được đưa ra: Mặc dù thực tế hầu hết các nhà điều hành ngân hàng có thể đọc rất kỹ các tin tức tài chính – và dựa vào các phóng viên để lưu hành thông tin tích cực hoặc khi họ IPO một công ty – họ không coi trọng các báo cáo truyền thông về Trung Quốc.

Ít nhất đó là những gì họ nói.

Xem thêm:

The China Project ngày 04/11/2022: Why were the bankers so bullish in Hong Kong?

Trung Quốc tiến tới nắm quyền kiểm soát các công ty công nghệ tư nhân với các thỏa thuận ‘liên doanh’

Trong một sự thay đổi lớn chệch khỏi chính sách kinh tế định hướng thị trường trong 40 năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hướng tới nắm quyền kiểm soát nhiều hơn đối với các công ty công nghệ và viễn thông, quay trở lại thời kỳ “liên doanh” giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

Gã khổng lồ viễn thông quốc doanh China Unicom đã thành lập một liên doanh mới với gã khổng lồ Internet tư nhân Tencent, trong khi China Mobile bắt tay với JD.com. China Telecom cũng đã hợp tác với Alibaba. Các học giả phân tích rằng chương trình liên doanh đang tiếp tục được mở rộng và trong năm tới, nhiều công ty tư nhân lớn sẽ được đưa vào làn sóng thành lập các liên doanh.

Các nhà phân tích cho rằng, động thái này là một sự khác biệt đáng kể so với các chính sách kinh tế định hướng thị trường trong bốn thập kỷ qua. “Hợp tác chiến lược” giữa ba công ty viễn thông lớn thuộc sở hữu nhà nước và ba công ty tư nhân khổng lồ báo hiệu buổi bình minh của kỷ nguyên chính phủ kiểm soát hoàn toàn nền kinh tế.

Xem thêm:

CNA ngày 03/11/2022: 中國國企民企合營 學者:政府統制經濟時代來臨| 兩岸 

RFA ngày 04/11/2022: China moves to take control of private tech firms with ‘joint venture’ deals 

Các công ty Hoa Kỳ đang tính đến phương án “dự phòng” khi chính sách zero-Covid của Trung Quốc tăng tốc độ trở lại

Việt Nam, Thái Lan, Mexico, Ấn Độ và Hàn Quốc được coi là ‘những ứng cử viên hàng đầu’ cho chiến lược “Trung Quốc + 1″ nhằm đa dạng hóa sản xuất trong bối cảnh các công ty Hoa Kỳ mất niềm tin vào chính sách zero-Covid của Bắc Kinh.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 09/11/2022: US firms increasingly eyeing manufacturing ‘backups’ as China’s zero-Covid policy accelerates reshoring. Một bản PDF được lưu ở đây

The Wall Street Journal ngày 08/11/2022: Gap Sells Its China Business After 12 Years. Một bản PDF được lưu ở đây.

Financial Times ngày 09/11/2022: Foreign investors shun China stock rally 

———-

VIII- CHÍNH TRỊ – NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC

Hoa Kỳ và Trung Quốc tìm cách hạ nhiệt độ căng thẳng quan hệ

Báo cáo của Hoa Kỳ về cuộc trò chuyện giữa Wang và Blinken rất ngắn gọn và nhấn mạnh sự cần thiết phải giữ các kênh liên lạc cởi mở giữa Washington và Bắc Kinh, trong bối cảnh một loạt các vấn đề toàn cầu bao gồm cuộc chiến ở Ukraine và cuộc khủng hoảng an ninh Haiti. Báo cáo phía Trung Quốc tương tự về mặt ngữ điệu, nhưng có một điểm khác biệt nhỏ: Vương Nghị đề nghị đề nghị Blinken nghiên cứu kỹ báo cáo Đại hội Đảng lần thứ 20 của Tập Cận Bình.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 30/10/2022: Secretary Blinken’s Call with People’s Republic of China (PRC) State Councilor and Foreign Minister Wang Yi

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/10/2022: 王毅同美国国务卿布林肯通电话

World Politics Review ngày 02/11/2022: Amid Tensions, the US and China Seek to Lower the Temperature. Một bản PDF được lưu ở đây

Biden tiếp tục gia hạn “tình trạng khẩn cấp quốc gia” với mối đe dọa Trung Quốc ​​

Tổng thống Biden đã gia hạn vô thời hạn tuyên bố “tình trạng khẩn cấp quốc gia” vào hôm thứ Ba ngày 08/11/2022 nhắm vào vai trò của các công ty dân sự Trung Quốc trong khu liên hợp công nghiệp quân sự của Trung Quốc. Mối quan hệ đó “tiếp tục tạo thành một mối đe dọa bất thường và đặc biệt… đối với an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại và nền kinh tế Hoa Kỳ,” Biden nói trong một bức thư thông báo cho Chủ tịch Hạ viện Pelosi và Phó Tổng thống Kamala Harris. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm thứ Tư gọi việc gia hạn là “một sự phủ nhận bừa bãi sự thật và tình hình thực tế của các công ty có liên quan.”

Xem thêm:

The White House ngày 08/11/2022: Letter to the Speaker of the House of Representatives and the President of the Senate on the Continuation of the National Emergency With Respect to the Threat from Securities Investments that Finance Certain Companies of the People’s Republic of China

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 09/11/2022: Foreign Ministry Spokesperson Zhao Lijian’s Regular Press Conference on November 9, 2022

Trung Quốc hủy bài phát biểu của trưởng đoàn EU Michel tại triển lãm thương mại hàng đầu 

Bài phát biểu của Charles Michel tại buổi khai mạc Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc được cho là chỉ trích nặng nề “cuộc chiến bất hợp pháp của Nga chống lại Ukraine” và nói rằng Châu Âu đang học được “những bài học quan trọng” từ cuộc chiến này.

Xem thêm:

Politico ngày 08/11/2022: China ditches EU chief Michel’s speech at top trade show 

Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ có thể đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Bộ Ngoại giao

Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Tần Cang được bầu vào Ban chấp hành Trung ương sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20, mở đường cho ông lên lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Các nhà phân tích cho rằng nếu trở thành ngoại trưởng Trung Quốc, Tần khó có thể cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ một cách độc lập do kinh nghiệm còn hạn chế, thường đấu tranh với các quan chức Hoa Kỳ khi ở Washington và có lòng trung thành với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 04/11/2022: Qin Gang, China’s ambassador to US and a long-time Xi loyalist, poised to lead foreign ministry. Một bản PDF được lưu ở đây

The Straits Times ngày 08/11/2022: New cohort of Chinese diplomats will continue to prioritise Xi’s push to ‘tell China’s story well. Một bản PDF được lưu ở đây.

Phỏng vấn năm 2013: Lý Cường cổ vũ doanh nghiệp tư nhân ở Chiết Giang như thế nào

Vào ngày 24/11/2013, tại Bắc Kinh, các phóng viên của Caixin Media đã phỏng vấn thống đốc tỉnh Chiết Giang lúc bấy giờ là Lý Cường, 54 tuổi, người mà giờ đây trở thành ủy viên thứ hai của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 vào tuần trước.

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền, Lý tập trung vào cách thức tỉnh phía đông lên kế hoạch đối phó với những thách thức kinh tế khi khủng hoảng tài chính tấn công Ôn Châu năm 2011. Ông cũng chia sẻ suy nghĩ của mình về giá trị của khu vực tư nhân và tinh thần kinh doanh, và mô tả kế hoạch của ông về cải cách thúc đẩy thị trường trong tỉnh.

Xem thêm:

Caixin Global ngày 13/12/2013: How Li Qiang Cheers Zhejiang’s Private Spirit. Một bản PDF được lưu ở đây.

Keith Zhai & Chun Han Wong: Nhân vật quyền lực thứ 2 mới của Trung Quốc thực sự là ai? Một người theo chủ nghĩa thực dụng trong kinh doanh hay một người trung thành với Đảng?

Cánh tay phải mới của Tập Cận Bình, Lý Cường, đã thể hiện hai mặt tính cách của ông trong sự nghiệp của mình. Ông được biết đến trong nước như một người thực dụng ủng hộ doanh nghiệp, không ngại vượt qua ranh giới của sự cai trị của Đảng Cộng sản. Những người trong Đảng cho biết ông cũng là một người trung thành, người sẽ thực hiện các chính sách của Bắc Kinh một cách hiệu quả và tích cực khi cần thiết.

Câu hỏi đặt ra khi Lý bước vào vai trò mới là con người nào của ông sẽ chiếm ưu thế hơn?

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 02/11/2022: Who Is China’s New No. 2? A Business Pragmatist or a Party Loyalist?. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

IX- SCHOLZ Ở TRUNG QUỐC

Thủ tướng Đức Olaf Scholz là lãnh đạo Châu Âu đầu tiên làm việc trực tiếp với Tổng Bí thư Tập Cận Bình sau Đại hội XX

Cuối tháng 10/2022, dư luận Đức đã rộn lên thông tin về việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz sẽ là lãnh đạo Châu Âu đầu tiên tới làm việc với Tổng Bí thư Trung Quốc Tập Cận Bình, sau khi Tập tiếp tục tại nhiệm thêm nhiệm kỳ thứ ba. Thông tin này được đưa ra cùng lúc với một loạt các thông tin cho thấy Văn phòng Thủ tướng Đức đang đi ngược lại những khuyến cáo của quan chức trong chính phủ liên quan tới thương vụ mua bán cổ phần cảng Hamburg và doanh nghiệp bán dẫn Elmos, khiến cho dư luận ngày càng có thái độ phản đối kế hoạch của Thủ tướng Scholz.

Phản ứng với sự phản đối này, ngày 03/11/2022, Thủ tướng Scholz đã có một bài xã luận trên tờ FAZ, khẳng định Trung Quốc và thế giới đều đã thay đổi, và Đức cùng với EU phải có một cách tiếp cận mới trong quan hệ với Trung Quốc: vị trí của Trung Quốc như một đối tác thương mại lớn của EU là không thay đổi, tuy nhiên EU không thể vì thế mà bỏ qua những vấn đề khác biệt như vấn đề nhân quyền tại Tân Cương – Tây Tạng – Hồng Kông, vấn đề cưỡng ép kinh tế vô lý, vấn đề an ninh tại Eo biển Đài Loan. EU cần phải vừa tìm kiếm điểm chung, vừa đối diện với những khác biệt để Trung Quốc hoạt động trong khuôn khổ trật tự thế giới dựa trên luật lệ.

Chuyến công du ngày 04/11/2022 của Thủ tướng Đức đã thu được một số kết quả quan trọng: Đức và Trung Quốc đồng thuận trong việc kêu gọi Nga không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân; mở rộng hợp tác chống đại dịch Covid-19 và chống biến đổi khí hậu; mở ra các kênh trao đổi hợp tác thương mại và nhân quyền. Scholz cho biết họ đã đề cập cụ thể đến cuộc chiến ở Ukraine, trong khi phía Trung Quốc nói rằng Tập kêu gọi một cách chung chung ngăn chặn một cuộc khủng hoảng hạt nhân ở Âu-Á.

Mỗi nhà lãnh đạo đều thúc giục người kia thúc đẩy chấm dứt chiến tranh, mặc dù Tập không kêu gọi Nga rút quân. Scholz cho biết ông cũng thúc đẩy việc tiếp cận thị trường Trung Quốc tốt hơn cho các công ty Đức.

Chi tiết về chuyến công du của Thủ tướng Đức tới Trung Quốc:

5 điểm chính trong lập trường của Thủ tướng Đức: That’s what my trip to China is about

Tóm tắt về nội dung chuyến thăm của Thủ tướng Scholz: Together in global responsibility

Reuters ngày 27/10/2022: Germany plans to approve Chinese takeover of Elmos’ chip production 

Politico ngày 03/11/2022: We don’t want to decouple from China, but can’t be overreliant 

AP News ngày 4/11/2022: Germany’s Scholz in China amid trade, Ukraine, rights issues

Tập nói với Scholz: Berlin và Bắc Kinh nên hợp tác trong bối cảnh ‘thay đổi và bất ổn’

Theo Tân Hoa xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Thủ tướng Đức Olaf Scholz trong cuộc họp song phương rằng ​​Trung Quốc và Đức nên hợp tác trong “thời kỳ thay đổi và bất ổn” và đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và phát triển toàn cầu.

Xem thêm: 

Caixin Global ngày 04/11/2022: Update: Berlin and Beijing Should Collaborate Amid ‘Change and Turmoil,’ Xi Tells Scholz 

Caixin Global ngày 04/11/2022: German Investment Into China Has Increased During Covid-19. Một bản PDF được lưu ở đây.

Thành phố Đức cắt đứt quan hệ với Hoa Vi

Chuyến thăm của Olaf Scholz tới Bắc Kinh đã không thể cứu vãn mối liên hệ giữa thành phố Duisburg của Đức và công ty công nghệ Hoa Vi của Trung Quốc. Duisburg đã kết thúc hợp tác “thành phố thông minh” với Hoa Vi, một phần trong chương trình toàn cầu của công ty như một đối tác cơ sở hạ tầng kỹ thuật số. Chương trình “thành phố thông minh” đã khiến nhiều người, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, lo ngại về quyền riêng tư hoặc gián điệp của Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn tham gia vào việc tạo ra cơ sở hạ tầng giám sát trên khắp thế giới, từ các camera an ninh xung quanh cảng Gwadar ở Pakistan cho đến toàn bộ mạng lưới đô thị ở Ecuador. Tuy nhiên, những lo ngại đó không phải là giọt nước tràn ly ở Duisburg. Mà đó là việc Trung Quốc đã thất bại trong việc tách mình khỏi Nga trong cuộc chiến ở Ukraine – một trách nhiệm quan hệ công chúng quan trọng ở Châu Âu.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 09/11/2022: Exclusive: Germany’s ‘China City’ Duisburg cuts ties with Huawei, citing Beijing’s relations with Russia. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

X- CHÂU ÂU – EU – ĐẠI TÂY DƯƠNG

Hội nghị thượng đỉnh Tây Balkans mang lại quan hệ hợp tác và viện trợ mới

Trong một thời gian dài, các chính trị gia hàng đầu ở các nước Tây Balkan không có thiện cảm với các đồng nghiệp EU, nhưng điều đó giờ đã thay đổi. Sau hội nghị thượng đỉnh Tây Balkan ở Berlin trong khuôn khổ của Tiến trình Berlin, Thủ tướng Albania Edi Rama cho biết: “Hôm nay chúng tôi đã đạt đến một mức độ hợp tác hoàn toàn khác với EU”. Ông nói rằng các cuộc gặp thường xuyên, chẳng hạn như bây giờ ở Berlin, gần đây nhất là ở Praha trong khuôn khổ Cộng đồng Chính trị châu Âu và ở cấp độ song phương, đã cải thiện sự hiểu biết lẫn nhau rất nhiều.

Thủ tướng Olaf Scholz đã mời những người đứng đầu chính phủ của sáu nước đến Văn phòng Thủ tướng vào thứ Năm ngày 03/11/2022 tham dự hội nghị. Tại đây, họ đã ký ba thỏa thuận về việc công nhận lẫn nhau về chứng minh thư khi nhập cảnh cũng như bằng cấp đại học và nghề nghiệp. Điều này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển của công dân trong khu vực và do đó thúc đẩy sự hội nhập của các quốc gia trong một thị trường chung. Họ cũng đã thông qua một tuyên bố chung về an ninh năng lượng.

Chủ tịch Ủy ban Ursula von der Leyen cho biết các thỏa thuận này là “bước đệm quan trọng” đối với thị trường nội bộ của EU. Bà cũng công bố khoản hỗ trợ tài chính mới 500 triệu euro hỗ trợ ngân sách cho phép các chính phủ cứu trợ các hộ gia đình và công ty về giá năng lượng. Hơn 500 triệu euro nữa sẽ dành cho việc cải thiện kết nối với các đường ống dẫn khí đốt và lưới điện cũng như mở rộng năng lượng tái tạo.

Serbia, Bắc Macedonia, Albania, Bosnia-Herzegovina, Kosovo và Montenegro đã tham dự hội nghị cùng với một số chính phủ EU. “Việc họ gia nhập EU cũng là lợi ích của chúng tôi,” Scholz nói. Tuy nhiên, ông thúc giục sự hiểu biết, đặc biệt giữa Serbia và tỉnh Kosovo trước đây của Serbia.

Xem thêm:

Bundesregierung: Westbalkangipfel im Kanzleramt

Uỷ ban Châu Âu ngày 03/11/2022: Berlin Process Summit: EU announces €1 billion energy support package for the Western Balkans and welcomes new agreements to strengthen the Common Regional Market 

———-

XI- CHUYỂN ĐỘNG G7

G7 đạt thống nhất đối với Gói hỗ trợ mùa đông cho Ukraine

Ngày 04/11/2022, các ngoại trưởng G7 đã nhóm họp tại Münster (Đức) và đã thông qua được quyết định đối với một Gói hỗ trợ mùa đông cho Ukraine nhằm giúp Ukraine chống lại hành vi tấn công có hệ thống vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine. Gói hỗ trợ này bao gồm hơn 100 máy phát điện để ổn định lưới điện; các đồ dùng thiết yếu như máy sưởi, máy bơm, giường, chăn gối, lều bạt, và các hạ tầng vệ sinh cũng được kèm theo trong gói hỗ trợ này.

Không chỉ tập trung vào vấn đề Ukraine, G7 cũng thảo luận và đưa ra lập trường về quan hệ với Trung Quốc: G7 không thể lặp lại kịch bản trong quan hệ với Nga. Theo đó, Bắc Kinh sẽ “vừa là đối tác trong các vấn đề toàn cầu, vừa là đối thủ cạnh tranh, vừa là đối thủ chiến lược trong vấn đề định đoạt trật tự quốc tế.”

Trong bối cảnh nguy cơ đối đầu thương mại EU – Hoa Kỳ quay trở lại liên quan tới các điều khoản bảo hộ công nghiệp xanh trong Đạo luật Giảm Lạm phát 2022, G7 thống nhất lập trường: “nhiệm vụ chủ đạo của G7 là xây dựng một quan hệ xuyên Đại Tây Dương ngày càng mạnh mẽ hơn trong thế kỷ 21, bởi vì những thách thức toàn cầu hiện tại chỉ có thể vượt qua được nếu chúng ta chung sức.”

Xem thêm:

Tagesschau.de ngày 03/11/2022: Beschluss der G7-Außenminister: Ein Winterhilfspaket für die Ukraine

Toàn văn thông cáo của G7: G7 Foreign Ministers’ Statement

G7 đồng thuận áp đặt mức giá trần cố định với dầu và các sản phẩm từ dầu của Nga cho lần bán đầu tiên

Cũng trong Hội nghị Ngoại trưởng G7, các nguồn tin cho biết G7 đã đồng thuận với việc triển khai kế hoạch áp đặt giá trần đối với dầu và các sản phẩm từ dầu của Nga. Dự kiến kế hoạch sẽ được triển khai vào ngày 5/12/2022, cùng ngày với kế hoạch của EU, và sẽ áp đặt một mức giá trần cố định. Mức giá này sẽ được điều chỉnh thường xuyên để bảo đảm ổn định thị trường dầu toàn cầu. Mức giá chính thức chưa được quyết định nhưng sẽ sớm được đưa ra trong những tuần tới, và Anh sẽ tiến hành cấm bảo hiểm cho các tàu chở dầu Nga trước khi mức giá trần được áp đặt. Tuy nhiên, theo những nguồn tin quen thuộc về vấn đề này, việc áp đặt mức giá trần sẽ chỉ áp dụng khi dầu thô đường biển được bán cho người mua trên đất liền đầu tiên. Các thương vụ mua bán sau đó sẽ không bị giới hạn giá trần.

Xem thêm:

Reuters ngày 04/11/2022: EXCLUSIVE G7 coalition has agreed to set fixed price for Russian oil -sources 

Financial Times ngày 03/11/2022: UK to ban ship insurance cover for Russian oil ahead of G7 price cap. Một bản PDF được lưu ở đây

The Wall Street Journal ngày 04/11/2022: U.S., Allies Set Parameters for Price Cap on Russian Oil 

Ngoại trưởng Hoa Kỳ làm việc với Ngoại trưởng Nhật bên lề Hội nghị G7

Trong bối cảnh Triều Tiên tiếp tục các vụ thử tên lửa trong những ngày qua, đe dọa hòa bình và ổn định tại khu vực Đông Á, hai ngoại trưởng đã thảo luận về những động thái gây bất ổn này và tái khẳng định rằng cộng đồng quốc tế cần đoàn kết để buộc Triều Tiên chịu trách nhiệm. Về vấn đề Đài Loan, ưu tiên cao nhất là duy trì hòa bình và ổn định. Ngoài ra, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Nhật trong vấn đề hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương trên nhiều lĩnh vực, bao gồm an ninh năng lượng và an ninh chuỗi cung ứng.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 04/11/2022: Secretary Blinken’s Meeting with Japanese Foreign Minister Hayashi

———-

XII- CUỘC CHIẾN CỦA NGA Ở UKRAINE

Quân đội Nga thảo luận về việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

Các nguồn tin dẫn lời tình báo Hoa Kỳ ngày 02/11/2022 cho biết quân đội Nga đã tổ chức thảo luận về việc sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine hồi cuối tháng 10/2022 mà không có sự tham gia của Putin. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cũng ra một tuyên bố về việc kêu gọi ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, khẳng định rằng Nga không ủng hộ một cuộc chiến hạt nhân nhưng sẽ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại một “đòn tấn công sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc sử dụng một vũ khí tấn công thông thường để đe dọa sự tồn vong của nước Nga”. Dựa vào những quan sát này, cộng với diễn văn của Putin tại Valdai, Điều phối viên Truyền thông Chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia John Kirby cho biết: “Hoa Kỳ vẫn tiếp tục theo dõi sát sao tình hình, tuy nhiên chưa nhận thấy dấu hiệu cho thấy Nga đang chuẩn bị cho một đòn tấn công hạt nhân”.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Nga ngày 2/11/2022: Statement of the Russian Federation on preventing nuclear war 

The Moscow Times ngày 2/11/2022: Russian Military Discussed Nuclear Weapons Use in Ukraine

Cơ quan Giám sát Hạt nhân Quốc tế nói Không có ‘Bom bẩn’ ở Ukraine

IAEA cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào cho tuyên bố của Moscow rằng Ukraine đang chuẩn bị một “quả bom bẩn” và không có dấu hiệu cho thấy hoạt động hạt nhân không được khai báo tại ba địa điểm của Ukraine mà Nga yêu cầu kiểm tra. Kyiv hoan nghênh kết luận của IAEA và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy nói rằng “những thứ bẩn thỉu duy nhất trong khu vực của chúng tôi… là những người đứng đầu ở Moscow, những người không may đã nắm quyền kiểm soát nhà nước Nga và đang khủng bố Ukraine và toàn thế giới.”

Xem thêm: 

Letter from the Permanent Representative of the Russian Federation to the United Nations addressed to the Secretary-General and the President of the Security Council 

Reuters ngày 03/11/2022: IAEA says no sign of ‘dirty bomb’ work at Ukrainian sites; Kyiv hails report 

The New York Times ngày 03/11/2022: The U.N.’s nuclear watchdog finds no evidence for Russia’s claim that Ukraine is readying a ‘dirty bomb.’. Một bản PDF được lưu ở đây.

Iran thừa nhận cung cấp máy bay không người lái cho Nga nhưng nói rằng điều này xảy ra trước ngày 24/02/2022

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir-Abdollahian lần đầu tiên thừa nhận vào ngày 05/11/2022 rằng Iran đã cung cấp máy bay không người lái cho Nga, nhưng tuyên bố rằng điều đó xảy ra trước cuộc xâm lược toàn diện của Nga.

Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết Iran có khả năng đã tận dụng sự phụ thuộc của Nga vào nguồn cung từ Iran “để yêu cầu Nga hỗ trợ chương trình hạt nhân của mình”. “Các yêu cầu hỗ trợ chương trình hạt nhân và việc công nhận đã cung cấp các lô hàng máy bay không người lái đều là những dấu hiệu cho thấy các quan chức Iran có thể có ý định thiết lập rõ ràng hơn mối quan hệ an ninh song phương với Nga, trong đó họ là đối tác bình đẳng hơn.”

Xem thêm:

The Times of Israel ngày 05/11/2022: In first, Iran acknowledges supplying drones to Russia

ISW Blog: Russian Offensive Campaign Assessment, November 5

Trong bối cảnh Iran tăng cường hỗ trợ Nga, Israel thận trọng tăng viện trợ cho Ukraine

Vào ngày 19/10/2022, Israel cho biết họ sẽ giúp Ukraine phát triển một hệ thống ”báo động đỏ” để phát hiện và cảnh báo dân thường về các tên lửa và máy bay không người lái của Nga đang bay tới, tương tự như hệ thống cảnh báo sớm mà Israel sử dụng để chuẩn bị cho người dân của mình cho các cuộc không kích sắp xảy ra. Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết đất nước của ông vẫn sẽ không cung cấp cho Ukraine bất kỳ khí tài quân sự nào, bất chấp việc Kyiv nhiều lần vận động tài trợ các hệ thống phòng không tiên tiến hơn (như hệ thống Iron Dome của Israel) để ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục của Nga vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Dù vậy, thông báo này vẫn đánh dấu một sự thay đổi đáng chú ý trong cách tiếp cận của Israel đối với cuộc chiến đang diễn ra. Trước đó, chính phủ Israel vẫn duy trì quan điểm trung lập vì lo ngại sẽ kích động sự trả đũa của Nga. Việc tăng viện trợ cho Ukraine được đưa ra trong bối cảnh đối thủ trong khu vực của Israel, Iran, đang tăng cường hỗ trợ Nga. Israel có thể sẽ tiếp tục cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine để giúp Kyiv chống lại quân đội Nga do Iran hậu thuẫn. Nhưng Israel vẫn không có khả năng cung cấp cho Ukraine các hệ thống phòng thủ tiên tiến do nhiều hạn chế về hậu cần, chính trị và ngoại giao. Về phần mình, Nga sẽ coi viện trợ hạn chế của Israel cho Ukraine là một hành động thù địch và có khả năng sẽ trả đũa bằng các hành động ngoại giao, kinh tế, chính trị và thậm chí có thể là quân sự.

Bulgaria gửi viện trợ quân sự cho Ukraine, phá vỡ quá khứ thân Nga

Các nhà lập pháp Bulgaria đã phê duyệt các chuyến hàng viện trợ quân sự đầu tiên tới Ukraine sau nhiều tháng bị các chính trị gia thân thiện với Nga phản đối. Bulgaria là một trong hai quốc gia NATO không gửi viện trợ quân sự, nước còn lại là Hungary. Bulgaria có khả năng phải đối mặt với cuộc tổng tuyển cử lần thứ năm trong hai năm khiến việc hỗ trợ viện trợ quân sự đã bị chậm lại. Quyết định viện trợ đã vấp phải sự lo ngại của các bên đối lập, những người cho rằng viện trợ có thể kéo Bulgaria vào cuộc chiến, nhưng những người ủng hộ không đồng ý, cho rằng quyết định này chỉ cho thấy rằng Bulgaria là một đồng minh đáng tin cậy.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 03/11/2022: Bulgaria Breaks With Pro-Russia Past, Backs Ukraine Military Aid. Một bản PDF được lưu ở đây.

Zelenskyy: “Chúng tôi sẵn sàng vì hòa bình, một hòa bình công bằng và bình đẳng”

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong bài phát biểu hàng đêm đã nhắc lại công thức hòa bình của Ukraine: “Tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc, tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, tôn trọng người dân của chúng tôi và chịu trách nhiệm về khủng bố – nghĩa là trừng phạt tất cả những ai có tội và Nga phải bồi thường đầy đủ thiệt hại  đã gây ra cho chúng tôi.”

Hoa Kỳ kín đáo khuyến khích Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga

Theo những người quen thuộc với các cuộc thảo luận, chính quyền Biden đang khuyến khích các nhà lãnh đạo Ukraine mở cửa đàm phán với Nga và rút lại điều kiện Tổng thống Vladimir Putin bị loại khỏi quyền lực. Theo những nguồn tin này, đề nghị của các quan chức Hoa Kỳ không nhằm đẩy Ukraine vào bàn đàm phán. Thay vào đó, họ gọi đó là một nỗ lực có tính toán để đảm bảo chính phủ Kyiv duy trì sự ủng hộ của các quốc gia khác đang đối mặt với các cuộc bầu cử trong bầu không khí cảnh giác về nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến trong nhiều năm tới.

Trước đó, Lầu Năm Góc thông báo họ đang thành lập một bộ tư lệnh mới để giám sát việc Hoa Kỳ và các đồng minh đào tạo và trang bị cho quân đội Ukraine, đồng thời thông báo một gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine. 

Bộ tư lệnh mới sẽ “đảm bảo rằng chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine về lâu dài,” Sabrina Singh, Phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc, nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo. 

Xem thêm:

The New York Times ngày 04/11/2022: The Defense Department says it will support Ukraine for ‘as long as it takes.’. Một bản PDF được lưu ở đây.

The Stars and Stripes ngày 06/11/2022: US privately asks Ukraine to show it’s open to negotiate with Russia 

Putin sẽ không tham gia hội nghị thượng đỉnh G20 để tránh đối đầu tiềm tàng với các nhà lãnh đạo thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh G20 ở Indonesia vì Điện Kremlin muốn bảo vệ ông khỏi những căng thẳng cấp cao có thể xảy ra liên quan tới cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. Quyết định này sẽ cho phép Putin tránh xung đột tiềm tàng với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden, người trước đây gọi ông là “tội phạm chiến tranh”, và một số nhà lãnh đạo Châu Âu.

Bộ Ngoại giao Nga: Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Maria Zakharova, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga, cũng cáo buộc Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến ở Ukraine và gây sức ép với Moscow, hãng thông tấn nhà nước Nga RIA Novosti đưa tin. Tuyên bố sẵn sàng cho các cuộc đàm phán của Nga được đưa ra trong bối cảnh nước này tuyên bố rút khỏi Oblast phía bắc Kherson, bao gồm cả thành phố Kherson.

Ukraine: Các đề nghị đàm phán của Nga chỉ là một màn hoả mù khác nhằm mục đích che đậy mục đích thật sự

Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ukraine Oleh Nikolenko, Nga chỉ đang trả vờ sẵn sàng đối thoại trong nỗ lực cố gắng câu giờ, thay đổi cục diện có lợi cho mình và khởi động một giai đoạn gây hấn mới. “Các quan chức Nga bắt đầu đề cập đến các cuộc đàm phán mỗi khi quân đội của họ bị đánh bại trên chiến trường… Chúng tôi đã trải qua điều này trong năm 2014-2015,” ông nói.

Thủ tướng Ukraine: EU đề xuất kế hoạch viện trợ 18 tỷ euro cho Ukraine vào năm 2023

Ngày 09/11/2022, Ủy ban Châu Âu đã đề xuất một cơ chế mới cung cấp 18 tỷ euro viện trợ tài chính cho Ukraine để giúp trang trải các nhu cầu của đất nước vào năm 2023, theo Thủ tướng Denys Shmyhal. “Đây là một sáng kiến rất quan trọng sẽ hỗ trợ sự ổn định kinh tế của đất nước chúng tôi và củng cố nền tảng cho chiến thắng trong tương lai của chúng tôi,” Shmyhal nói.

Viện trợ quân sự cho Ukraine: Đức cung cấp tên lửa IRIS-T, xe bọc thép Dingo; Anh cung cấp thêm 1.000 tên lửa đất đối không. Hoa Kỳ từ chối cung cấp máy bay không người lái tiên tiến

Chính phủ Đức cho biết họ đã cung cấp 30 xe bọc thép Dingo, tên lửa cho hệ thống phòng không IRIS-T trước đây đã cung cấp cho Ukraine cùng một số thiết bị cảm biến và gây nhiễu chống máy bay không người lái. Ngày 25/10/2022, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier cho biết đất nước của ông sẽ cung cấp cho Ukraine thêm hai hệ thống tên lửa phóng nhiều lần MARS II và bốn thiết bị pháo.

Trong khi đó, ngày 09/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace thông báo Anh sẽ sớm hoàn thành việc chuyển giao thêm khoảng 1.000 tên lửa đất đối không cho Lực lượng vũ trang Ukraine. Bộ Quốc phòng Anh cho biết, thiết bị này bao gồm bệ phóng và tên lửa, có khả năng bắn hạ các mục tiêu trên không, bao gồm cả máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga.

Tuy nhiên, theo The Wall Street Journal trích dẫn các quan chức Hoa Kỳ giấu tên và những người khác quen thuộc với vấn đề, chính quyền Biden sẽ không cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái Grey Eagle MQ-1C vì lo ngại có thể leo thang chiến tranh khi cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấn công các mục tiêu ở Nga. 

Xem thêm: 

The Wall Street Journal ngày 09/11/2022: U.S. Refuses Advanced Drones for Ukraine to Avoid Escalation With Russia. Một bản PDF được lưu ở đây.

Đức Giáo hoàng lên án việc sử dụng lính đánh thuê ở Ukraine

Giáo hoàng Francis hôm 09/11/2022 lên án việc sử dụng lính đánh thuê trong cuộc chiến của Nga chống Ukraine. “Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hòa bình cho những người đang gặp khó khăn và chịu đựng quá nhiều sự tàn ác … bởi những người lính đánh thuê đang gây chiến,” ông nói. Tuy nhiên ông đã không đề cập cụ thể về Nga hoặc Tổng thống Vladimir Putin.

Xem thêm:

Reuters ngày 09/11/2022: Pope Francis condemns use of mercenaries in Ukraine 

Ba Lan bàn giao 1.570 hệ thống Starlink cho Ukraine

Bộ trưởng Bộ chuyển đổi kỹ thuật số Mykhailo Fedorov vào ngày 10/11/2022 cho biết các hệ thống đã được chuyển giao cho Ukraine. Ông nói: “Điều này đặc biệt quan trọng vì chúng tôi gặp vấn đề về điện do các cuộc pháo kích của Nga.”

Cho đến nay, khoảng 20.000 bộ thiết bị vệ tinh Starlink đã được tặng cho Ukraine, 5.000 trong số đó nhờ sự hỗ trợ của chính phủ Ba Lan, theo Fedorov. Các trạm mạng internet vệ tinh của SpaceX đang giúp đỡ quân đội, cũng như các cơ sở năng lượng, viễn thông, chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp của Ukraine.

Na Uy có kế hoạch phân bổ gần 144 triệu USD để hỗ trợ Ukraine

Ngày 10/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjørn Arild Gram cho biết Chính phủ Na Uy đang chuẩn bị đóng góp gần 144 triệu USD vào Quỹ Quốc tế do Anh đứng đầu cho Ukraine.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Na Uy ngày 10/11/2022: Norway to contribute approximately NOK 1,5 billion to British-led Ukraine fund

Hoa Kỳ công bố gói viện trợ an ninh mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine, trong đó có hỗ trợ phòng không

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo ủy quyền hỗ trợ an ninh trị giá 400 triệu USD “để đáp ứng các nhu cầu an ninh và quốc phòng quan trọng của Ukraine.” Gói mới sẽ bao gồm các hỗ trợ về phòng không, chẳng hạn như tên lửa cho hệ thống phòng không Hawk và bốn hệ thống phòng không Avenger. Đạn bổ sung cho HIMARS ‘cũng được bao gồm trong gói.

Hàn Quốc bán đạn dược cho Hoa Kỳ để trang bị cho Ukraine

Hoa Kỳ sẽ mua đạn pháo từ Hàn Quốc để trang bị cho Lực lượng vũ trang Ukraine, các quan chức Hoa Kỳ quen thuộc với thỏa thuận nói với The Wall Street Journal. Hàn Quốc sẽ bán 100.000 viên đạn pháo 155mm mà sau đó sẽ được chuyển giao cho Ukraine, “đủ để cung cấp cho các đơn vị pháo binh của Ukraine trong ít nhất vài tuần chiến đấu tập trung.”

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 10/11/2022: South Korea to Sell Arms to U.S. for Ukrainian Forces Fighting Russia. Một bản PDF được lưu ở đây.

Tây Ban Nha bàn giao thêm hai hệ thống phòng không Hawk cho Ukraine

Ngày 10/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles cho biết Tây Ban Nha sẽ gửi thêm 2 bệ phóng tên lửa đất đối không Hawk ngoài 4 bệ phóng đã được gửi tới Ukraine.

Xem thêm:

Reuters ngày 10/11/2022: Spain to send two more HAWK air defence systems to Ukraine

Farida Rustamova và Maxim Tovkaylo: Putin đang thay đổi cách vận hành nước Nga ngay giữa cuộc chiến tại Ukraine

Với việc tuyên bố thiết quân luật tại các vùng tạm chiến tại Ukraine, Putin đang trao quyền hạn đặc biệt cho các chính quyền địa phương tại Nga và tạo ra một cơ quan chính phủ mới mang tên Hội đồng Điều phối để điều phối nguồn lực cho quân đội. Đây không phải là một bước chuyển quá lớn đối với người Nga, nhưng những động thái này đang tạo ra một nền tảng mới phục vụ việc thay đổi toàn bộ nền chính trị Nga. Các chính quyền địa phương ngày càng có nhiều quyền hạn hơn trong việc giới hạn giới hạn quyền dân sự của người dân, cũng như có quyền yêu cầu nền kinh tế phải phục vụ chiến tranh. Tác giả cho rằng Hội đồng Điều phối còn có quyền hạn vượt qua chính phủ, và những cải cách chính trị này có mục tiêu giúp Putin chiến thắng trong cuộc chiến tại Ukraine.

Xem thêm:

Moscow Times ngày 01/11/2022: Amid Ukraine War, Putin is Changing How Russia is Governed

Clara Ferreira Marques: Nga sẽ thua trong chính cuộc chiến năng lượng do mình phát động

Báo cáo thường niên của Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA đã khẳng định: Thế giới sẽ không quay trở lại thời kỳ hoàng kim của thị trường trao đổi năng lượng hóa thạch như trước đây. Các chính sách của thế giới sẽ góp phần đảm bảo rằng sử dụng nhiên liệu hóa thạch sẽ lên tới đỉnh trong vòng một thập kỷ. Là một quốc gia phụ thuộc vào xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch, Nga là quốc gia thiệt hại nặng nề nhất trong xu hướng này.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 27/10/2022: Russia Is Set to Lose the Energy War It Started. Một bản PDF được lưu ở đây.

Sue Ng: Liệu Nga có thể một lần nữa lấy cớ “lợi ích an ninh thiết yếu” trong quan hệ với Ukraine được không?

Nga vẫn không rút khỏi WTO và vẫn duy trì nhiều điều ước đầu tư còn hiệu lực với nhiều quốc gia khác. Do đó sẽ có nhiều nhà đầu tư dựa vào những điều ước đầu tư này để phản kháng lại những biện pháp như quốc hữu hóa tập đoàn nước ngoài và sáp nhập lãnh thổ của Ukraine, tương tự như năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea. Tác giả đã phân tích những lần Nga sử dụng lập luận “lợi ích an ninh thiết yếu” tại WTO, và đặt ra câu hỏi về việc liệu Nga với vai trò là quốc gia tạo ra xung đột, có thể sử dụng lập luận “lợi ích an ninh thiết yếu” để bảo vệ chính sách của mình hay không. Từ đó, tác giả chỉ ra những hàm ý và đề xuất cho quyết định của WTO trong tương lai.

Xem thêm:

EJIL ngày 2/11/2022: Could Russia again invoke its “essential security interests” in relation to the war in Ukraine?

Reuters ngày 26/10/2022: Kremlin says it may transfer assets in annexed Ukrainian regions to Russian companies

———-

XIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

Rob McLaughlin (2022) The Law of the Sea and PRC Gray-Zone Operations in the South China Sea

Kể từ năm 2009, Trung Quốc tạo ra nhiều sự cố, cho thấy Biển Đông là nơi nước này có thể thực hiện các hoạt động vùng xám. “Các hoạt động trong vùng xám”, về bản chất, là các hoạt động được thiết kế để khai thác hoặc tạo ra những điều không chắc chắn về khía cạnh pháp lý (và những khía cạnh khác) nhằm giành lợi thế quân sự hoặc chiến lược. Những chiến thuật này cho thấy “chiến tranh pháp lý” là một yếu tố rõ ràng trong cách tiếp cận của CHND Trung Hoa đối với các tình huống tranh chấp, nơi các hoạt động của khu vực vùng xám ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Bài viết liệt kê các hoạt động trong khu vực vùng xám của Trung Quốc và những tác động đối với Công ước Luật Biển. Cụ thể, Trung Quốc đã (i) sử dụng không hợp lý các điều khoản và khái niệm của UNCLOS, (ii) khai thác những điều không chắc chắn trong diễn giải của những điều khoản luật không chắc chắn, (iii) thao túng một cách kỹ thuật sự không thống nhất và không chắc chắn giữa luật quốc tế và luật trong nước, và (iv) thử nghiệm các ngưỡng bất hợp pháp và mơ hồ. 

Một số giải pháp được nêu ra. Thứ nhất, các quốc gia khác cần phối hợp và cùng nhau thống nhất một quan điểm được xác định rõ ràng để phủ đầu khi sự việc xảy ra. Thứ hai, các quốc gia cần tiếp tục xác định và chỉ ra các trường hợp mà Trung Quốc cố gắng tạo ra sự không chắc chắn về mặt pháp lý để tạo cơ sở cho các hoạt động tiếp theo của vùng xám.

Xem toàn văn nghiên cứu tại đây.

—————

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.