(Tuần từ 13 – 20/12/2021)
Thực hiện: Lưu Việt Hà, Nguyễn Nhật Minh, Trần Phạm Bình Minh, Đoàn Thị Hằng Ni
Biên tập: Phạm Huệ Việt
Nguồn tư liệu: Nhóm South China Sea News
Tải bản PDF ở
———-
Trong Bản Tin Biển Đông Số 89 có những nội dung sau:
I- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ ĐỐI TÁC
II- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
III- MERICS: CHINA IN 2022 – A LOOK AHEAD
IV- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
V- QUAN HỆ MỸ – TRUNG
VI- QUAN HỆ TRUNG QUỐC – EU
VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
———-
I- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ ĐỐI TÁC
Ngoại trưởng Philippines: Đàm phán COC “không đi đến đâu”
Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin thừa nhận đàm phán về COC tại Biển Đông đang “không đi đến đâu”. Ông cũng cảnh báo các diễn biến đáng lo ngại trên Biển Đông nhấn mạnh sự cần thiết và quan trọng của một bộ quy tắc ứng xử trên biển.
Xem thêm:
Inquirer ngày 15/12/2021: Talks on code of conduct going nowhere – Locsin
Hội nghị đầu tiên giữa các ngoại trưởng ASEAN và G7
Ngày 12/12/2021, hội nghị đầu tiên giữa các ngoại trưởng ASEAN và G7 đã được tổ chức. Ngoài Myanmar không được mời họp và ngoại trưởng Brunei, Philippines trực tiếp đến Anh, các ngoại trưởng ASEAN khác và Tổng thư ký ASEAN dự họp bằng hình thức trực tuyến.
Tuyên bố Chủ tịch được đưa ra sau cuộc họp bởi Ngoại trưởng Anh Elizabeth Truss, nước chủ tịch G7 năm 2021, khẳng định sự ủng hộ với vai trò trung tâm của ASEAN và Tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP). Về Biển Đông, tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, khẳng định công ước tạo ra nền tảng pháp lý cho mọi hoạt động trên biển, khẳng định tầm quan trọng chiến lược của công ước như là nền tảng cho mọi hoạt động và hợp tác trong lĩnh vực biển. Các bên cũng bày tỏ quan ngại về hoạt động bồi đắp đảo hay các vụ việc nghiêm trọng trên biển, bao gồm các hoạt động phá hoại môi trường biển. Tuyên bố cũng khẳng định tầm quan trọng của một COC hiệu lực và thực chất, phù hợp với UNCLOS 1982. Tuyên bố cũng hoan nghênh các hoạt động hợp tác trên biển giữa các nước G7 và các nước ASEAN.
Xem thêm:
Thế giới và Việt Nam ngày 12/12/2021: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị đầu tiên giữa Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-G7
Tuyên bố Chủ tịch hội nghị tại đây
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thăm Đông Nam Á
Từ ngày 13-15/12/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến thăm hai nước Đông Nam Á là Indonesia và Malaysia sau khi tham dự hội nghị ngoại trưởng khối G7 tại Liverpool, Anh. Đây là chuyến thăm đầu tiên tới Đông Nam Á của ông Blinken với tư cách ngoại trưởng Mỹ. Theo lịch trình ban đầu, ông Blinken sẽ tới thăm cả Thái Lan, nhưng chuyến thăm bị rút ngắn do có một phóng viên trong đoàn dương tính với Covid-19.
Tại Indonesia, ông Blinken đã có bài phát biểu về chính sách của Mỹ với khu vực, bao gồm năm thành tố lớn:
1. Thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Ông nhắc đến sự tự do của các cá nhân, quốc gia cũng như cả khu vực, chống tham nhũng, dân chủ, tự do internet, trật tự thế giới dựa trên luật lệ, tự do hàng hải ở Biển Đông.
2. Tăng cường kết nối trong và ngoài khu vực. Làm sâu sắc quan hệ với các đồng minh, thúc đẩy quan hệ giữa các đồng minh, tăng cường quan hệ với các đối tác, cam kết với vai trò trung tâm của ASEAN, kết nối các mối quan hệ trong và ngoài khu vực.
3. Thúc đẩy phồn vinh ở quy mô rộng. Tăng cường đầu tư, tăng cường ngoại giao giúp đỡ các doanh nghiệp. Thúc đẩy thương mại công bằng và có khả năng phục hồi. Thu hẹp khoảng cách về cơ sở hạ tầng.
4. Xây dựng khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có khả năng phục hồi tốt hơn. Ông Blinken nhắc lại những hỗ trợ của Mỹ trong đại dịch Covid-19, cũng như khẳng định Mỹ đang hợp tác với các đối tác để kết thúc đại dịch. Ông cũng nhắc đến các biện pháp hợp tác chống biến đổi khí hậu.
5. Tăng cường an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thực thi chiến lược “răn đe tích hợp”.
Trong bài phát biểu, ông Blinken cũng nhắc đến “các hành động gây hấn” của Trung Quốc ở Biển Đông. Bình luận về vấn đề này, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân chỉ trích sự “tự mâu thuẫn” của Mỹ khi vừa nhắc đến “mối đe dọa Trung Quốc”, vừa không muốn xung đột với Trung Quốc. Ông cũng đề nghị Mỹ tôn trọng cấu trúc khu vực lấy ASEAN làm trung tâm, thay vì chia rẽ ý thức hệ, tạo lập các nhóm nhỏ hay đối đầu nhóm.
Trong chuyến thăm tới Indonesia, ông Blinken cũng ký ba bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong các lĩnh vực biển, giáo dục và chương trình Peace Corps. Trong khi đó, tại Malaysia, cũng ông Blinken tái khẳng định cam kết tăng cường quan hệ với nước này. Ông cũng thông báo Mỹ sẽ mời các nhà lãnh đạo ASEAN tới họp thượng đỉnh để thảo luận vấn đề Myanmar vào năm 2022.
Ông Blinken cũng có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai, trong đó ông lấy làm tiếc vì không thể tới thăm Bangkok, cũng như mời ngoại trưởng Thái Lan tới thăm Washington.
Xem thêm:
Bài phát biểu của ông Blinken về chính sách của Mỹ với khu vực tại đây
Straits Times ngày 14/12/2021: Blinken hits out at China over ‘aggressive actions’ in South China Sea
China Trade Monitor ngày 14/12/2021: Secretary of State Blinken Speaks about Indo Pacific Economic Framework in Indonesia
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 14/12/2021: Foreign Ministry Spokesperson Wang Wenbin’s Regular Press Conference on December 14, 2021
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15/12/2021: Secretary Blinken’s Meeting with Malaysian Prime Minister Dato’ Sri Ismail Sabri bin Yaakob
Al Jazeera ngày 15/12/2021: US plans ASEAN summit, weighs new sanctions against Myanmar
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15/12/2021: Secretary Blinken’s Call with Thai Deputy Prime Minister and Foreign Minister Don Pramudwinai
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 17/12/2021: Department Press Briefing – December 17, 2021
Australia hỗ trợ trang thiết bị huấn luyện cho lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam
Ngày 14/12/2021, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng và Đại sứ quán Australia tại Việt Nam đã tổ chức Lễ bàn giao trang thiết bị do Bộ Quốc phòng Australia tài trợ phục vụ công tác huấn luyện và nâng cao năng lực tham gia hoạt động Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của Việt Nam. Các trang thiết bị trong gói viện trợ bao gồm 1 bộ thiết bị dịch song song với 100 tai nghe; 15 máy chống rung tim ngoài lồng ngực dùng cho huấn luyện và 20 thiết bị bộ đàm vô tuyến.
Xem thêm:
Quân đội nhân dân ngày 14/12/2021: Australia hỗ trợ trang thiết bị huấn luyện cho lực lượng mũ nồi xanh Việt Nam
Cảnh sát biển Việt Nam tập huấn với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Trong 3 ngày từ 13 – 15/12/2021, tại văn phòng JICA Việt Nam, một đoàn cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam đã tham gia tập huấn trực tuyến với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật và tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển. Trong chương trình tập huấn, các cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam được trao đổi các chuyên đề về Luật Quốc tế (thực thi pháp luật trong vùng lãnh hải và và vùng tiếp giáp lãnh hải); dự đoán vị trí trôi dạt trong tìm kiếm cứu nạn, bảo vệ môi trường biển, đồng thời thực hành kỹ năng bắt giữ tội phạm của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản.
Xem thêm:
Cảnh sát biển Việt Nam ngày 16/12/2021: Cán bộ Cảnh sát biển Việt Nam tham gia tập huấn với Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản
Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Xây dựng trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”
Trong khuôn khổ Hội nghị đối ngoại toàn quốc – Hội nghị Ngoại giao lần thứ 31 của Việt Nam, hôm 14/12/2021, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đưa ra thông điệp về trường phái ngoại giao “cây tre Việt Nam”, “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”, “thấm đượm tâm hồn, cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam”.
Trong khi đó, hôm 15/12, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đưa ra phương châm 14 chữ cho ngành ngoại giao: “Tình cảm, chân thành, tin cậy, bình đẳng, hiệu quả và cùng phát triển”. Ông khẳng định Việt Nam không “chọn bên” mà chọn “lẽ phải lớn của thời đại là hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển”.
Hội nghị ngoại giao là sự kiện thường được tổ chức tại Việt Nam 5 năm 2 lần, nhằm đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho ngành ngoại giao Việt Nam trong giai đoạn tới. Năm nay, lần đầu tiên Bộ Chính trị, Ban Bí thư Việt Nam lần đầu trực tiếp chỉ đạo tổ chức một kỳ hội nghị toàn quốc, ngay trước khi hội nghị ngoại giao khai mạc.
Xem thêm:
Nhân Dân ngày 15/12/2021: Nâng tầm đối ngoại đa phương, tích cực hội nhập quốc tế
Báo điện tử Chính phủ ngày 15/12/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính: ‘Lợi ích quốc gia, dân tộc là tối thượng’
Tuổi Trẻ ngày 15/12/2021: Thủ tướng nêu phương châm 14 chữ cho ngành ngoại giao
Hải quân các nước ASEAN lần đầu tổ chức trao đổi kinh nghiệm huấn luyện
Ngày 16/12/2021, tại Hà Nội, Hải quân Việt Nam tổ chức Chương trình trao đổi kinh nghiệm huấn luyện Hải quân các nước ASEAN (ANTEEP) lần thứ nhất bằng hình thức trực tuyến tới các điểm cầu Hải quân các nước ASEAN và Quân đội Lào. Chương trình này là sáng kiến của Hải quân Việt Nam được thông qua tại Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN (ANCM) lần thứ 14 tháng 11/2020.
Phó Tham mưu trưởng Hải quân Việt Nam Phạm Khắc Lượng nhấn mạnh, mục đích của ANTEEP là nhằm tạo ra một diễn đàn để các quân nhân phụ trách công tác huấn luyện của Hải quân các nước ASEAN chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên môn, qua đó góp phần thúc đẩy hợp tác, tăng cường sự gắn kết, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa Hải quân các nước ASEAN.
Xem thêm:
Báo Hải quân Việt Nam ngày 16/12/2021: Trao đổi kinh nghiệm huấn luyện Hải quân các nước ASEAN lần thứ Nhất
Hải quân Việt Nam, Thái Lan tăng cường tuần tra chung
Trong cuộc điện đàm giữa tư lệnh hải quân hai nước hôm 17/12/2021, Việt Nam và Thái Lan nhất trí thúc đẩy các hoạt động hợp tác trực tiếp như trao đổi đoàn, cử tàu tuần tra chung thăm cảng của nhau, tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chuyên môn; tổ chức Tham vấn Hải quân song phương lần thứ 2 tại Thái Lan sau khi tình hình Covid-19 được kiểm soát.
Xem thêm:
Báo Hải quân Việt Nam ngày 17/12/2021: Hải quân Nhân dân Việt Nam – Hải quân Hoàng gia Thái Lan: Tăng cường phối hợp tuần tra chung trên biển
Việt Nam tuyên bố tạo điều kiện cho các công ty Ấn Độ mở rộng đầu tư dầu khí, sửa đổi Luật Dầu khí
Trong cuộc gặp với ông AK Gupta, Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC), Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ tuyên bố một lĩnh vực then chốt trong quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam – Ấn Độ là hợp tác về năng lượng, thăm dò, khai thác dầu khí. Ông cũng tuyên bố Việt Nam tạo điều kiện cho các công ty của Ấn Độ tiếp tục hiện diện lâu dài và mở rộng đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực năng lượng, thăm dò, khai thác dầu khí trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Ông cũng khẳng định Quốc hội Việt Nam tới đây sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung Luật Dầu khí để tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho phát triển ngành dầu khí.
Xem thêm:
Báo Tin tức ngày 17/12/2021: Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp Giám đốc điều hành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ
Việt Nam, Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về khoa học và sinh thái biển
Bên lề chuyến thăm của ông Vương Đình Huệ tới Ấn Độ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam Trần Hồng Hà và Bộ trưởng Bộ Khoa học Trái đất Ấn Độ Jitendra Singh đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực khoa học biển và sinh thái biển để tạo cơ sở cho triển khai hợp tác về nâng cao năng lực, đào tạo cán bộ về điều tra cơ bản biển và hải đảo, giám sát và quan trắc sụt lún; hoàn thiện khung thể chế pháp lý và thực hiện một số nghiên cứu, điều tra, đánh giá về tài nguyên biển, sinh thái biển, an ninh hàng hải, cũng như hợp tác phát triển khoa học, công nghệ phục vụ công tác biển và hải đảo.
Xem thêm:
Báo Tin Tức ngày 18/12/2021: Việt Nam, Ấn Độ thúc đẩy hợp tác về khoa học và sinh thái biển
Các cảng phụ ở Trung Quốc và Đông Nam Á hưởng lợi nhờ chuyển dịch chuỗi cung ứng
Sự mở rộng chuỗi cung ứng sẽ giúp tăng nhu cầu cho các cảng biển, cảng nội địa và cảng hàng không trong khu vực. Các cảng nhỏ hơn ở Trung Quốc như Hạ Môn, Thanh Đảo, Nam Sa – Quảng Châu hay Xà Khẩu – Thâm Quyến, cũng như các cảng ở Đông Nam Á như Tanjung Pelepas (Malaysia) sẽ giúp giảm sự tắc nghẽn ở các cảng chính như Ninh Ba, Thượng Hải hay Diêm Điền – Thâm Quyến.
Xem thêm:
The Business Times ngày 13/12/2021: Shifting supply chains creating new opportunities in alternative port choices: CBRE
—–
II- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh đến sự ổn định
Theo thông cáo được đưa ra sau Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương Trung Quốc, diễn ra từ ngày 8-10/12/2021, công tác kinh tế năm 2022 cần “lấy ổn định làm đầu, tiến lên trong ổn định”, các địa phương, bộ ngành cần có trách nhiệm ổn định kinh tế vĩ mô, có các chính sách có lợi cho ổn định kinh tế.
Về kinh tế vĩ mô, thông cáo cho biết các chính sách tài khóa chủ động và chính sách tiền tệ thận trọng sẽ được áp dụng. Chính sách vĩ mô xuyên chu kỳ (cross-cyclical) và ngược chu kỳ (counter-cyclical) cần được kết hợp.
Về kinh tế vi mô, các chính sách cần được thực thi để kích thích sức sống của các chủ thể. Về cấu trúc, các chính sách cần hướng đến việc thông suốt vòng tuần hoàn kinh tế. Ngoài ra, thông cáo còn đề cập đến chính sách với khoa học công nghệ, cải cách mở cửa, kinh tế địa phương và chính sách xã hội.
Xem thêm:
Nhân dân Nhật báo ngày 11/12/2021: 中央经济工作会议在北京举行
Tân Hoa Xã ngày 13/12/2021: China expected to leverage multiple tools to stabilize 2022 growth
Phố Wall dự báo tích cực về thị trường chứng khoán Trung Quốc
Các chuyên gia của các tập đoàn tài chính Goldman Sachs và JP Morgan cùng đưa ra nhận định tích cực về thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới do giá cổ phiếu tại Trung Quốc đang ở mức thấp, sau khi chỉ số MSCI China Index giảm 21% trong năm 2021.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 14/12/2021: Wall Street Gets Increasingly Bullish on China. Một bản PDF được lưu trữ tại đây
Trung Quốc khuyến khích ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa
Tại cuộc họp thường vụ Quốc vụ viện Trung Quốc được Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chủ trì ngày 15/12/2021, Trung Quốc tuyên bố sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa “bằng các biện pháp thị trường”. Cụ thể, ngân hàng trung ương sẽ tiếp tục cung cấp vốn kích thích các ngân hàng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vay vốn. Một gói cho vay lại trị giá 400 tỷ nhân dân tệ sẽ được tung ra, và có thể được mở rộng.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 15/12/2021: China to beef up financial support for MSMEs with market-based measures
Reuters ngày 15/12/2021: China adds new incentives for banks to lend to small businesses
Nhân dân Nhật báo ngày 16/12/2021: 李克强主持召开国务院常务会议
Thủ tướng Trung Quốc đối thoại với lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu
Ngày 15/12/2021, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã có cuộc đối thoại với Hội đồng CEO Toàn cầu (Global CEO Council). Trong cuộc đối thoại, ông Lý khẳng định tiếp tục chào đón các doanh nghiệp nước ngoài mở rộng đầu tư. Ông cũng khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm thuế và lệ phí, bao gồm ưu đãi thuế với hoạt động nghiên cứu & phát triển để tăng tỷ trọng của lĩnh vực này trong nền kinh tế, cũng như tiếp tục cải cách, tạo môi trường kinh doanh dựa trên khuôn khổ pháp luật, bảo vệ sở hữu trí tuệ và đối xử công bằng với doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Sự kiện trên diễn ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang gặp khó khăn với các chính sách phòng Covid-19, chính sách thuế và chiến lược “tuần hoàn kép” của Trung Quốc, theo phỏng vấn của Zaobao với các lãnh đạo doanh nghiệp.
Xem thêm:
Nhân dân Nhật báo ngày 17/12/2021: 李克强出席“全球首席执行官委员会”对话会
China.org.cn ngày 17/12/2021: China welcomes companies from worldwide to further expand investment: Premier
Think China ngày 7/12/2021: Hit by the pandemic: Foreign companies in China struggle with regulations and policies
Trung Quốc dự định chỉnh sửa thuế suất xuất nhập khẩu
Ủy ban Thuế quan Trung Quốc mới thông báo một loạt thay đổi mới về thuế suất xuất nhập khẩu, bao gồm cắt giảm thuế tự nguyện, cắt giảm thuế theo hiệp định thương mại, và tăng thuế với một số mặt hàng. Trong đó, 954 mặt hàng sẽ được giảm thuế, 62 sản phẩm công nghệ được giảm thuế suất tối huệ quốc theo cam kết với WTO, giảm thuế một số sản phẩm theo một số hiệp định song phương, RCEP và Hiệp định Thương mại Châu Á – Thái Bình Dương (APTA).
Xem thêm:
China Trade Monitor ngày 17/12/2021: China Plans to Adjust Some Tariffs on Imports and Exports
Trung Quốc, Nga họp thượng đỉnh. Tập: Hai nước còn gần gũi hơn đồng minh
Ngày 15/12/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trực tuyến. Đây là cuộc gặp thứ 37 của hai nhà lãnh đạo tính từ năm 2013, truyền thông Trung Quốc cho biết.
Theo Trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov, ông Tập tuyên bố hai nước dù không phải đồng minh nhưng sự hiệu quả còn vượt qua mức độ đó. Tập cũng bày tỏ quan ngại với Putin về các hoạt động của Mỹ trong khu vực, bao gồm việc thành lập liên minh AUKUS. Theo truyền thông nhà nước Trung Quốc, ông Tập kêu gọi các nỗ lực nhằm bác bỏ “các hành động bá quyền” và “tư duy chiến tranh lạnh”, che giấu dưới danh nghĩa “chủ nghĩa đa phương” và “luật lệ”. Ngoài ra, ông Tập cũng tuyên bố hai nước cần đẩy mạnh hợp tác và phối hợp. Về công nghệ, ông đề nghị hai bên hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ tối tân.
Trong khi đó, ông Putin kêu gọi hai bên phối hợp trong các vấn đề toàn cầu. Ông gọi quan hệ song phương là “mô hình cho hợp tác liên quốc gia trong thế kỷ 21,” “một mô hình hợp tác mới dựa, một phần, trên các nguyên tắc không can thiệp vào công việc của nhau, cùng quyết tâm biến biên giới chung hai bên thành một vành đai của hoà bình vĩnh cửu và tình láng giềng tốt.” Ông Putin cũng bày tỏ mong muốn tham dự Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022.
Trả lời phỏng vấn sau cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành tuyên bố quan hệ song phương đang ở mức “tốt nhất trong lịch sử”, trong khi hai nhà lãnh đạo đã trở thành “bạn rất tốt của nhau”.
Theo phía Trung Quốc, Nga sẽ kiên quyết ủng hộ quan điểm công bằng của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề liên quan đến Đài Loan, kiên quyết phản đối bất kỳ lực lượng nào sử dụng vấn đề Đài Loan để làm suy yếu lợi ích của Trung Quốc và kiên quyết phản đối việc hình thành bất kỳ hình thức ‘vòng tròn nhỏ’ nào ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Mọi nỗ lực gieo rắc mối bất hòa giữa Nga và Trung Quốc sẽ không thành công.
Tuy nhiên trong bản tóm tắt của Nga hoàn toàn không đề cập đến vấn đề Đài Loan.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 15/12/2021: Firmly rejecting hegemonic acts, Cold War mentality under disguise of “multilateralism,” “rules”: Xi
Tân Hoa Xã ngày 15/12/2021: China, Russia bulwark of following true multilateralism, upholding fairness, justice: Xi
Tân Hoa Xã ngày 15/12/2021: 习近平同俄罗斯总统普京举行视频会晤
Điện Kremlin ngày 15/12/2021: Talks with President of China Xi Jinping
TASS ngày 15/12/2021: China-Russia relations demonstrate sustainable viability — Xi Jinping
ECNS ngày 15/12/2021: China, Russia to expedite cooperation on cutting-edge technologies: Xi
CGTN ngày 16/12/2021: Le Yucheng: China-Russia relations at best period in history
Nhân dân Nhật báo ngày 16/12/2021: 习近平同俄罗斯总统普京举行视频会晤
Bloomberg ngày 15/12/2021: Xi Told Putin They Are Better Than Allies, Kremlin Says
Reuters ngày 15/12/2021: Putin and Xi cement partnership in face of Western pressure
Reuters ngày 15/12/2021: Russia hands proposals to US on security guarantees, Kremlin says
Trung Quốc đưa máy bay J-20 tới Chiến khu Nam bộ
Theo RFA, truyền thông Trung Quốc đưa tin Tập đoàn Công nghiệp hàng không Thành Đô cho biết công ty này đã tăng tốc chuyển giao các máy bay chiến đấu J-10 và J-20 trong quý 4/2021 do nhu cầu cao. Trong khi đó, tạp chí châu Âu về hàng không Scramble cho biết một chiếc J-20 số hiệu 61162 đã bay thử tại Thành Đô. Số hiệu này cho thấy chiếc máy bay thuộc về lữ đoàn không quân số 5 thuộc Chiến khu Nam Bộ, đơn vị phụ trách cả khu vực Biển Đông.
Xem thêm:
RFA ngày 14/12/2021: Signs that China stealth jet is assigned to skies over South China Sea
Trung Quốc tiếp tục tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông
Từ ngày 15/12/2021, quân đội Trung Quốc tổ chức ít nhất 3 cuộc tập trận ở Biển Đông, cụ thể là ở phía Đông, phía Nam của đảo Hải Nam và ở vịnh Bắc Bộ, theo thông báo của cơ quan an toàn hàng hải Trung Quốc. Tuần trước, nước này cũng tổ chức bắn đạn thật ở Biển Đông “trong nhiều ngày”, theo PLA Daily.
SCMP trích một nguồn tin quân sự thân cận cho biết cuộc tập trận này được lên lịch sớm hơn trong năm, nhưng bị hoãn vì đại dịch Covid-19 – bao gồm việc một số nhân sự bị cách ly – và sự hiện diện thường xuyên của tàu chiến và máy bay Mỹ trong khu vực.
Một ngày trước cuộc tập trận, không quân Mỹ cử máy bay trinh sát RC-135W đến khu vực tập trận, theo Sáng kiến Minh bạch Chiến lược Biển Nam Trung Hoa tại Đại học Bắc Kinh (SCSPI).
Xem thêm:
SCMP ngày 15/12/2021: PLA conducts more live-fire drills in South China Sea as US keeps watch
Global Times ngày 17/12/2021: Frigate Wuzhou executes training mission in South China Sea
Trung Quốc đệ trình Liên Hợp Quốc bản lập trường về điều lệ các ứng dụng quân sự của AI
Trung Quốc đã đệ trình quan điểm của mình về việc kiểm soát các ứng dụng quân sự của Trí tuệ nhân tạo (AI) lên hội nghị đánh giá lần thứ sáu của Công ước về Một số Loại vũ khí Thông thường của Liên Hợp Quốc (LHQ) khai mạc hôm thứ Hai ngày 13/12/2021.
Li Song, Đại sứ Trung Quốc về Giải trừ quân bị, cho biết đây là đề xuất đầu tiên của Trung Quốc về việc kiểm soát các ứng dụng quân sự của AI và đây cũng là đề xuất đầu tiên thuộc loại này trong khuôn khổ Công ước Liên Hợp Quốc về Một số Loại vũ khí Thông thường.
Xem thêm:
Nhân dân Nhật báo ngày 14/12/2021: China submits position paper on regulating military applications of AI
Trung Quốc đóng tàu phá băng thứ ba
Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc đã phát hành một tài liệu chính sách phác thảo kế hoạch đóng một tàu phá băng hạng nặng. Tài liệu cũng nêu ra các yêu cầu đối với một tàu nâng hạng nặng bán chìm với trọng tải 100.000 tấn, tương tự như tàu đang cung cấp các mô-đun do Trung Quốc sản xuất cho các nhà máy khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga ở Bắc Cực, điều này cho thấy rằng các tàu mới sẽ được đưa vào sử dụng với mục đích tương tự. Các thiết kế cho các con tàu dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2025. Các chuyên gia cho rằng các dự án phản ánh sự quan tâm của Trung Quốc trong việc phát triển năng lực và sự hiện diện ở Bắc Cực như một phần của Sáng kiến Vành đai và Con đường, và họ kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đầu tư mạnh vào năng lượng của Nga.
The Barents Observer ngày 10/12/2021: China to build its third icebreaker
Tập Cận Bình lãnh đạo Trung Quốc thúc đẩy văn học nghệ thuật xã hội chủ nghĩa
Nhân dịp các hội nghị toàn quốc của các hội văn học và nghệ thuật Trung Quốc, Tân Hoa Xã đã đăng tải một bài viết ca ngợi những thành tựu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong lĩnh vực này. Theo bài báo, ông Tập đã áp dụng lý thuyết Marxist về văn học nghệ thuật vào Trung Quốc, làm cho phù hợp với nhu cầu hiện thực, cũng như phổ biến ra công chúng. Ông cũng tự tay xây dựng và thúc đẩy nhiều kế hoạch, chương trình nhằm phát triển văn học nghệ thuật, cũng như giao lưu với nhiều chuyên gia trong ngành, khuyến khích họ có nhiều tác phẩm tuyệt vời hơn cho nhân dân.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 14/12/2021: Xi Focus: Xi leads China in promoting socialist literature, art
Tổng biên tập Hoàn Cầu Thời báo sẽ nghỉ hưu. Tờ báo siết chặt định hướng chính trị
Sau hơn 15 năm giữ chức vụ Tổng biên tập gây tranh cãi của Thời báo Hoàn cầu, tờ báo thẳng thắn nhất của Trung Quốc về vấn đề đối ngoại, Hu Xijin đã tuyên bố nghỉ hưu trên Weibo hôm nay. Các nguồn tin khác nói rằng sự ra đi của ông đã bị ép buộc – và có những động thái đang được tiến hành để tăng cường “hướng dẫn chính trị” tại tờ báo.
Gián điệp Trung Quốc bị cáo buộc sử dụng Huawei trong vụ tấn công bí mật vào viễn thông Australia
Một cuộc điều tra của Bloomberg News đã tìm thấy một phần bằng chứng quan trọng làm cơ sở cho những nghi ngờ của Hoa Kỳ về việc gián điệp của Trung Quốc sử dụng Huawei Technologies Co. làm đường dẫn – một vụ vi phạm chưa được báo cáo đã xảy ra cách đây gần một thập kỷ. Tin tức này có thể khiến Washington càng thêm quyết tâm khi xem xét các lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Semiconductor Manufacturing International Corp., nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 17/12/2021: Chinese Spies Accused of Using Huawei in Secret Australian Telecom Hack. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Tài liệu của Huawei cho thấy gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tham gia vào các chương trình giám sát
Phân tích của tờ The Washington Post về hơn một trăm bài thuyết trình PowerPoint, trong đó có nhiều bài được đánh dấu “mật”, cho thấy Huawei vai trò lớn hơn những gì tập đoàn này thừa nhận trong việc giám sát người dân. Tờ báo cho biết cho biết sự công khai phủ nhận việc công ty tham gia vào các hoạt động giám sát đã bị làm suy yếu đáng kể bởi các tài liệu này, trong đó quảng cáo công nghệ Huawei có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm xác định cá nhân bằng giọng nói, giám sát các cá nhân có “lợi ích chính trị” và quản lý “lịch cải tạo ý thức hệ và lao động cho các phạm nhân.”
Xem thêm:
The Washington Post ngày 14/12/2021: Huawei documents show Chinese tech giant’s involvement in surveillance programs. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Huawei surveillance: Voice recording analysis – The Washington Post
Huawei surveillance: Prison and detention center monitoring – The Washington Post
Huawei surveillance: Location tracking – The Washington Post
Huawei surveillance: Xinjiang surveillance – The Washington Post
Huawei surveillance: Corporate monitoring – The Washington Post
Bắc Kinh sử dụng những người ảnh hưởng trên YouTube làm công cụ tuyên truyền
Theo báo cáo của The New York Times, tiếng nói đồng cảm của nước ngoài là một phần trong nỗ lực ngày càng tham vọng của Bắc Kinh nhằm định hình câu chuyện về Trung Quốc trên thế giới. Đảng Cộng sản đã điều động các nhà ngoại giao và các hãng thông tấn nhà nước thực hiện các bài tường thuật của mình và dập tắt những lời chỉ trích, thường là nhờ sự trợ giúp của đội quân các tài khoản bóng tối khuếch đại các bài viết của họ.
Trên thực tế, Bắc Kinh đang sử dụng các nền tảng như Twitter và YouTube mà chính phủ chặn bên trong Trung Quốc để ngăn chặn sự lan truyền không kiểm soát của thông tin, như những chiếc loa truyền thanh tuyên truyền cho toàn thế giới.
Eric Liu, cựu điều hành viên nội dung của mạng xã hội Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc là kẻ siêu lạm dụng mới xuất hiện trên mạng xã hội toàn cầu. Mục tiêu không phải là để giành chiến thắng, mà là gây ra hỗn loạn và nghi ngờ cho đến khi không có sự thật thực sự.”
Cũng vậy, việc Trung Quốc sử dụng những người có ảnh hưởng nước ngoài, tiếp tục theo truyền thống của Edgar Snow, để chống lại và gây nhầm lẫn cho những lời chỉ trích về Trung Quốc.
Xem thêm:
The New York Times ngày 13/12/2021: China Uses YouTube Influencers to Spread Propaganda
—–
III- MERICS: CHINA IN 2022 – A LOOK AHEAD
Báo cáo đưa ra dự báo về tình hình Trung Quốc năm 2022 trên các mặt: chính trị nội bộ, quan hệ quốc tế, kinh tế và công nghệ.
Về chính trị nội bộ, báo cáo đánh giá năm 2022 sẽ chứng kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực, cũng như thay thế một loạt lãnh đạo cấp cao sau Đại hội Đảng. Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục các cải cách xã hội và kinh tế đang thực hiện.
Về quan hệ quốc tế, báo cáo đánh giá hai xu hướng đối đầu và hợp tác sẽ tiếp diễn trong năm 2022. Mục tiêu chính của Trung Quốc trong những tháng tới sẽ là ngăn chặn sự bất ổn lớn ảnh hưởng đến đại hội đảng, chú ý vào các vấn đề nội bộ và không khoan nhượng đến các vấn đề đụng vào lợi ích của nước này. Cạnh tranh về địa chính trị sẽ vẫn tiếp diễn, cùng với đó là “cuộc chiến diễn ngôn” (battle of narratives).
Về kinh tế, báo cáo nhận định sự tái cân bằng kinh tế Trung Quốc – với sự giúp đỡ của các chính sách “tuần hoàn kép” và “thịnh vượng chung” – sẽ chỉ tiến triển chậm trong năm 2022. Các chính sách như tái phân phối hay thay đổi về cấu trúc khó có thể được thúc đẩy vì có nguy cơ gây mất ổn định trước đại hội đảng.
Về công nghệ, các ông lớn công nghệ tại Trung Quốc có thể sẽ phải chịu nhiều áp lực hơn trong việc gắn việc kinh doanh với các mục tiêu của nhà nước trong năm 2022.
Xem toàn văn báo cáo tại đây
—–
IV- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
Raimondo nói về Thỏa thuận kinh tế châu Á ‘mạnh mẽ’ của Hoa Kỳ dự định vào năm 2022
Tổng thống Joe Biden và các thành viên trong chính quyền của ông trong nhiều tháng đã hứa hẹn về một Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm các chủ đề như năng lượng sạch, tiêu chuẩn kỹ thuật số và chuỗi cung ứng linh hoạt. Vào tháng trước, Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo cho biết Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương này “thậm chí có thể mạnh mẽ hơn” so với một thỏa thuận thương mại truyền thống như Thỏa thuận toàn diện và tiến bộ của 11 quốc gia về Đối tác xuyên Thái Bình Dương mà Tổng thống Donald Trump đã ký năm 2017. Tuy nhiên, thông tin chi tiết rất khan hiếm và các quốc gia trong khu vực không được thuyết phục. Vào đầu tháng 12, Phó Thủ tướng Singapore Heng Swee Keat cho biết Hoa Kỳ cần một “giải pháp thay thế quan trọng không kém” cho CPTPP để phù hợp với sự hiện diện an ninh rộng rãi của nó.
Nhìn chung, các nước Châu Á – Thái Bình Dương hoan nghênh việc chính phủ Biden tập trung xây dựng các liên minh, đặc biệt là sau những năm chính quyền Trump hỗn loạn. Nhưng họ cũng muốn Hoa Kỳ vẫn là một đối trọng kinh tế đối với Trung Quốc, nước hiện đang đấu thầu để tham gia quan hệ đối tác thương mại. Cho đến nay, Biden dường như muốn hưởng lợi từ một thỏa thuận như CPTPP mà không phải trả chi phí chính trị khi bán nó cho chính quyền Mỹ. Trong khi Blinken và các quan chức Hoa Kỳ khác đang nói những điều đúng đắn, thì hành động đang bắt đầu ý nghĩa hơn lời nói.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 9/11/2021: Biden’s ‘America First’ Trade Policy Gives China an Opportunity – Bloomberg . Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 30/11/2021: US Needs More Substantive Asia Economic Plan, Singapore Says – Bloomberg . Một bản PDF được lưu ở đây.
Bloomberg ngày 9/12/2021: US Eyes ‘Powerful’ Asia Economic Deal in 2022, Raimondo Says – Bloomberg. Một bản PDF được lưu ở đây.
Báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho thấy Trung Quốc có thể tấn công Đài Loan với lý do là tập trận quân sự
Báo cáo Bộ Quốc phòng với tiêu đề “Tăng cường hiệu quả chiến đấu của quân đội để đối phó với cuộc xâm lược toàn diện của Trung Quốc vào Đài Loan năm 2025” đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cuộc tập trận quân sự như một cái cớ để tiến hành một cuộc tấn công vào Đài Loan. Theo tờ CNA, báo cáo dự đoán rằng Lực lượng Tên lửa và Không quân Trung Quốc sẽ phóng tên lửa để phá hủy các địa điểm phòng không, trạm radar và sở chỉ huy của Đài Loan. Trung Quốc cũng sẽ tìm cách trấn áp hoặc tiêu diệt các lực lượng chiến đấu chính và các cơ sở quân sự chủ chốt của Đài Loan bằng các cuộc tấn công xung điện từ. Ngoài ra, Trung Quốc sẽ gửi quân đến bờ biển phía đông nam của Đài Loan và điều một hạm đội tàu Hải quân đến Tây Thái Bình Dương để ngăn quân đội nước ngoài can thiệp và thực hiện phong tỏa chiến lược.
Xem thêm:
Taiwan News ngày 13/12/2021: Defense ministry report suggests China may attack Taiwan under pretense of military drills
Đài Loan hạn chế việc các công ty công nghệ bán tài sản ở Trung Quốc
Các nhà quản lý Đài Loan sẽ sớm có quyền hạn mới để chặn các công ty công nghệ trong nước bán bớt các công ty con hoặc tài sản khác của họ ở Trung Quốc, động thái mới nhất của Đài Bắc nhằm ngăn chặn việc rò rỉ các công nghệ nhạy cảm, bao gồm cả chất bán dẫn, vào đại lục.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 15/12/2021: Taiwan to restrict tech companies’ sales of China assets
Hàn Quốc, Australia thông qua tuyên bố chung về Biển Đông
Sau Hội nghị Thượng đỉnh giữa Hàn Quốc và Úc vào ngày 13/12, Tổng thống Moon Jae-in và Thủ tướng Scott Morrison đã thông qua một tuyên bố chung về tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tuyên bố chung cho biết hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh rằng các tranh chấp phải được giải quyết một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh cam kết chung đối với việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn và thiết lập hòa bình vĩnh viễn trên Bán đảo Triều Tiên, dựa trên các thỏa thuận trước đó bao gồm Tuyên bố Panmunjom 2018, Tuyên bố chung Bình Nhưỡng và Tuyên bố chung Singapore.
Xem thêm:
The Korea Herald ngày 14/12/2021: Korea, Australia adopt joint statement on South China Sea
Sự can dự của Đức ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Tàu khu trục “Bayern” đi qua Biển Đông
Vào ngày 15/12/2021, một tàu chiến của Đức đã đi vào Biển Đông lần đầu tiên sau gần 20 năm. Động thái này cho thấy Berlin tham gia cùng các quốc gia phương Tây khác trong việc mở rộng sự hiện diện quân sự trong khu vực trong bối cảnh ngày càng báo động về một Trung Quốc tham vọng lãnh thổ. Đăng tải trên Twitter ngày 15/12/2021, giáo sư Ryan Martinson tại Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc cho biết hải trình của tàu khu trục nhỏ Bayern kể từ khi rời Busan, Hàn Quốc vào ngày 6/12.
Các quan chức ở Berlin cho biết hải quân Đức sẽ bám sát các tuyến đường thương mại chung, tuy nhiên, tàu khu trục này không đi qua eo biển Đài Loan. Sự hiện diện của Đức ở Biển Đông nhấn mạnh cam kết của nước này đối với tự do hàng hải và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Xem thêm:
Reuters ngày 15/12/2021: First German warship in almost two decades enters South China Sea | Reuters
Federal Foreign Office ngày 16/12/2021: German engagement in the Indo-Pacific: Frigate “Bayern” crosses the South China Sea – Federal Foreign Office
Nhật Bản và Hoa Kỳ sẽ tổ chức các cuộc đàm phán an ninh ‘2+2’ đầu tiên dưới thời Kishida vào tháng tới
Các quan chức cho biết Nhật Bản và Mỹ đã quyết định tổ chức một cuộc họp giữa các lãnh đạo đối ngoại và quốc phòng vào ngày 7/1/2022 tại Washington nhằm thảo luận về các vấn đề an ninh lớn. Động thái này diễn ra trong bối cảnh lo ngại về sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc ở các vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc ngày càng gia tăng, đồng thời tăng cường áp lực quân sự đối với Đài Loan, cũng như các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên.
Xem thêm:
The Japan Times ngày 15/12/2021: Japan and U.S. to hold first ‘two-plus-two’ security talks under Kishida next month
Danh sách ưu tiên của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron: đối thoại với Trung Quốc và Nga, nền kinh tế kỹ thuật số, và một chính phủ Anh “có thiện chí”
Vào nửa đầu năm 2022, Pháp sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên sáu tháng của Hội đồng Châu Âu, theo đó Tổng thống Emmanuel Macron đã công bố các ưu tiên của ông đối với khối trong nhiệm kỳ của Pháp, bao gồm: xem xét lại ngân sách EU với mục tiêu hướng tới “một châu Âu hùng mạnh trên thế giới, tự do lựa chọn và tự chịu trách nhiệm về vận mệnh của mình”, đối thoại với Nga và Vladimir Putin nhằm tìm kiếm sự đảm bảo về ý định của Điện Kremlin ở Ukraine, và tranh chấp đang diễn ra với chính phủ Anh thời hậu Brexit.
Xem thêm:
Mercopress ngày 15/12/2021: Macron wish list: dialogue with China and Russia, digital economy, and a “good faith” UK government
Các nghị sĩ Pháp đến thăm Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc
Ngày 15/12/2021, một nhóm sáu nhà lập pháp Pháp đã đến Đài Loan trong chuyến thăm kéo dài năm ngày, sau chuyến đi tương tự vào tháng 10 mà Trung Quốc đã tìm cách ngăn cản. François de Rugy, người đứng đầu nhóm Hữu nghị Đài Loan trong Quốc hội, Hạ viện của Quốc hội Pháp, đang dẫn đầu chuyến thăm mới nhất của phái đoàn, bao gồm các cuộc gặp với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và các quan chức chính phủ cấp cao khác. François de Rugy cho biết chuyến thăm nhằm trao đổi trên tất cả các khía cạnh của mối quan hệ giữa Đài Loan, EU và Pháp về kinh tế và văn hóa và tất cả các vấn đề đang bị đe dọa đối với các quốc gia của Pháp. Trước tình Đại sứ quán của họ tại Pháp tuyên bố trước thời hạn rằng điều đó không chỉ gây tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc và làm suy yếu quan hệ Trung – Pháp mà còn ảnh hưởng đến “danh tiếng và lợi ích” của chính nước Pháp.
Xem thêm:
AP News ngày 15/12/2021: French lawmakers arrive in Taiwan for five-day visit | AP News
Mối quan hệ giữa EU và Đài Loan ngày càng sâu sắc, trong đó an ninh mạng là trọng tâm hàng đầu
Mối quan hệ giữa Liên minh châu Âu và Đài Loan đã có một bước ngoặt đáng ngạc nhiên trong năm qua, khi các quan chức châu Âu ủng hộ hợp tác ngoại giao với hòn đảo tự quản này ngay cả khi Bắc Kinh tăng cường nỗ lực cưỡng chế nhằm cô lập Đài Bắc. Các chuyên gia cho rằng chiến thuật của Trung Quốc đã vô tình đẩy EU xích lại gần Đài Bắc khi khối này tìm thấy điểm chung với Đài Loan trong lĩnh vực an ninh mạng và khả năng phục hồi.
Xem thêm:
France24 ngày 11/12/2021: As EU-Taiwan ties deepen, cybersecurity is front and centre
Quốc hội Hoa Kỳ thông qua dự luật mời Đài Loan tham gia RIMPAC, tăng cường năng lực phòng thủ bất đối xứng của nước này
Vào ngày 15/12/2021, Thượng viện Hoa Kỳ đã bỏ phiếu ủng hộ với tỷ lệ rộng rãi cho dự luật chi tiêu quốc phòng bao gồm phần kêu gọi Đài Loan tham gia Cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương năm 2022 (RIMPAC), và khuyến nghị tăng cường năng lực phòng thủ bất đối xứng của nước này.
Xem thêm:
Taiwan News ngày 16/12/2021: Congress passes bill inviting Taiwan to join RIMPAC, boosting its asymmetric defenses
18/10/2021: National Defense Authorization Act for Fiscal 2022
Airforce Magazine ngày 15/12/2021: Congress Passes 2022 NDAA, Sending Bill to President Biden – Air Force Magazine
Mỹ tăng cường đầu tư vào Guam trong bối cảnh căng thẳng Mỹ-Trung
Một báo cáo mới của The Wall Street Journal nêu chi tiết cách thức đầu tư quân sự của Mỹ đang gia tăng ở Guam, một quốc đảo thuộc Thái Bình Dương mà báo cáo gọi là ‘tiền tuyến mới’ trong cuộc xung đột Mỹ-Trung. Căn cứ Thủy quân lục chiến mới đầu tiên của Mỹ đang được xây dựng sau gần 70 năm và khi hoàn thành, 5000 lính thủy đánh bộ sẽ được chuyển từ Okinawa đến Guam, bổ sung vào 22.000 quân nhân Mỹ đã đóng tại đây. Các mối đe dọa đối với Guam ngày càng gia tăng với kho vũ khí tên lửa ‘sát thủ Guam’ của Bắc Kinh tăng lên ước tính 300 quả kể từ khi nó được công bố cách đây 6 năm cùng với các vụ thử tên lửa siêu thanh gần đây.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 17/12/2021: Guam, America’s Forgotten Territory, Is New Front Line Against China
Vương quốc Anh và Úc ký kết thỏa thuận thương mại hậu Brexit
Vương quốc Anh và Úc ký kết thỏa thuận thương mại lịch sử ‘tầm cỡ thế giới’. Thỏa thuận loại bỏ thuế quan đối với hầu hết các loại hàng hóa và sẽ cho phép các công ty Anh đấu thầu các hợp đồng khu vực công của Australia trị giá 10 tỷ bảng Anh mỗi năm. Thỏa thuận này cũng được chính phủ Vương quốc Anh coi là một cửa ngõ vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng và sẽ thúc đẩy nỗ lực của Vương quốc Anh để gia nhập khối thương mại CPTPP.
Xem thêm:
GOV.UK ngày 16/12/2021: UK and Australia sign world-class trade deal – GOV.UK
Politico ngày 16/12/2021: UK and Australia sign first brand new post-Brexit trade deal – POLITICO
Dòng tiền đầu tư mạo hiểm chảy vào Nhật Bản sau khi các công ty công nghệ ở Trung Quốc bị đàn áp
Các công ty khởi nghiệp của Nhật Bản đang thu hút sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài. Theo công ty theo dõi dữ liệu địa phương Initial, hơn 3 tỷ đô la (342,5 tỷ yên) đã được huy động chỉ trong sáu tháng đầu năm 2021, gấp ba lần số tiền trong cùng kỳ năm năm trước đó. Điều đó được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài có túi tiền lớn, bao gồm Sequoia, Soros Capital và Peter Thiel’s Founders Fund – cũng như Masayoshi Son, người có Quỹ Tầm nhìn năm nay lần đầu tiên mua cổ phần vào các công ty khởi nghiệp Nhật Bản. Theo Crunchbase, mặc dù đang đi đúng hướng trong một năm tài trợ kỷ lục, số tiền huy động được ở Nhật Bản vẫn chỉ là một phần nhỏ trong tổng số 288 tỷ USD trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2021. Bên cạnh đó, việc thu hẹp khoảng cách với Mỹ là một trong những mục tiêu của Thủ tướng Fumio Kishida, người đã nỗ lực hết mình trong bối cảnh khởi nghiệp.
Xem thêm:
The Japan Times ngày 16/12/2021: Venture capital cash flows to Japan following China crackdown
Nhật Bản phê duyệt mức tăng 6,8 tỷ đô la cho ngành công nghiệp chip trong nước
Chính phủ Nhật Bản đã phê duyệt 774 tỷ yên (6,8 tỷ đô la) tài trợ cho đầu tư bán dẫn trong nước, ủng hộ cam kết của Thủ tướng Fumio Kishida trong việc đưa quốc gia này trở thành nhà cung cấp chip máy tính thiết yếu trên toàn cầu. Trong đó, 617 tỷ yên để tài trợ cho đầu tư trong nước vào năng lực sản xuất chip tiên tiến, 47 tỷ yên cho sản xuất kế thừa như tương tự chip và các bộ phận quản lý năng lượng, cũng như 110 tỷ yên cho việc nghiên cứu và phát triển silicon thế hệ tiếp theo. Việc ngân sách được phê duyệt là bước khởi đầu cho việc tăng cường đầu tư vào lĩnh vực ngành công nghiệp chip, với việc đảng cầm quyền và chính phủ Nhật Bản đều ưu tiên hỗ trợ các công ty tăng cường sản xuất chất bán dẫn.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 26/11/2021:Japan Approves $6.8 Billion Investment in Semiconductor to Boost Chip Industry – Bloomberg . Một bản PDF được lưu ở đây.
Cuộc họp của Nhóm chỉ đạo chung AUKUS – khả năng mở rộng các lĩnh vực khác
Ngoài bốn lĩnh vực trọng tâm ban đầu được nêu trong Tuyên bố của các nhà lãnh đạo chung về AUKUS — năng lực mạng, trí tuệ nhân tạo, công nghệ lượng tử và các năng lực dưới đáy biển — cuộc họp cũng thảo luận về các năng lực bổ sung khác.
Xem thêm:
The White House ngày 17/12/2021: Readout of AUKUS Joint Steering Group Meetings | The White House
Phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và cựu Thủ tướng Úc – Indo-Pacific: ‘Thịnh vượng’ hay ‘Quyền lực’?
Trong cuộc phỏng vấn của Quỹ Korber với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi và cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd về quan điểm của hai nhà lãnh đạo đối với tình hình khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Thủ tướng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết hoan nghênh việc triển khai triển khai khinh hạm Bayern của Đức đến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông Kishi chia sẻ về kế hoạch như thế nào để giữ gìn hòa bình và an ninh khu vực rằng sẽ củng cố củng cố khả năng phòng thủ quốc gia của mình cũng như tăng cường khả năng răn đe và phản ứng của liên minh Nhật-Mỹ, tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác khác và không hy sinh nhân quyền.
Bên cạnh đó, cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd cũng chia sẻ rằng mượn sức mạnh tập thể của mình để phục hồi hệ thống đa phương của Liên hợp quốc và các thể chế Bretton Woods để đối phó với những thách thức mà Trung Quốc đặt ra. Ngoài ra , ông cũng khẳng định còn quá sớm để xác định rằng Bộ tứ sẽ có thể cân bằng Trung Quốc vì lý do Bộ tứ còn thiếu khía cạnh kinh tế khi Hoa Kỳ rút khỏi tự do hóa thương mại ở châu Á vào năm 2017, “trừ khi Hoa Kỳ tái chấp nhận một hiệp định thương mại tự do lớn hơn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, nếu không thì cuối cùng, Bộ tứ sẽ không chiếm ưu thế”.
Xem thêm:
Ministry of Defense of Japan ngày : Indo-Pacific- ‘Prosperity’ or ‘Power’? – Interview with Nobuo Kishi and Kevin Rudd.pdf
—–
V- QUAN HỆ MỸ – TRUNG
Đại diện Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ gặp gỡ với các đối tác Trung Quốc trong nhóm công tác Thoả thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự
Đại diện quân sự từ Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Hạm đội Thái Bình Dương và Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đã gặp gỡ với các đại diện của Quân đội Giải phóng Nhân dân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 14 đến ngày 16/12/2021 cho Phiên họp thường niên của Nhóm công tác về Thoả thuận Tham vấn Hàng hải Quân sự. Thiếu tướng Chris McPhillips, Giám đốc Kế hoạch Chiến lược và Chính sách, Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho biết “Thoả thuận với CHND Trung Hoa nhằm cho phép đối thoại mang tính xây dựng, hướng tới kết quả, đảm bảo hoạt động an toàn và duy trì ổn định khu vực”.
Xem thêm:
U.S. Indo-Pacific Command ngày 13/12/2021: U.S. Indo-Pacific Command representatives to meet virtually with Chinese counterparts for Military Maritime Consultative Agreement working group
U.S. Indo-Pacific Command ngày 17/12/2021: US Indo-Pacific Command representatives meet with Chinese counterparts at Military Maritime Consultative Agreement working group > US Indo-Pacific Command > 2015
Phu quân Bộ trưởng Thương mại Mỹ là Giám đốc điều hành cấp cao nhất tại Công ty Công nghệ do Chính phủ Trung Quốc tài trợ
Danhua Capital, có trụ sở tại California nhưng được thành lập với sự hỗ trợ tài chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, là một trong những nhà tài trợ chính của PathAI, một công ty trí tuệ nhân tạo tuyển dụng chồng của Raimondo, Andy Moffit, làm giám đốc nhân sự. Danhua Capital đã đầu tư vào PathAI ít nhất từ năm 2017, khi tham gia cùng 5 nhà tài trợ khác để đóng góp khoản tài trợ hạt giống trị giá 11 triệu USD cho công ty khởi nghiệp trí tuệ nhân tạo. Không rõ Danhua Capital đã đầu tư bao nhiêu vào PathAI, một công ty tư nhân, nhưng công ty Trung Quốc liệt kê PathAI trên trang web của mình là một trong những khoản đầu tư nổi bật trong lĩnh vực “công nghệ sinh học và sức khỏe”.
Xem thêm:
The Washington Free Beacon ngày 14/12/2021: Commerce Secretary’s Husband Is Top Executive at Tech Firm Funded by Chinese Government
Ngoại trưởng Đài Loan: Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các đồng minh của Đài Bắc trong khi Mỹ tổ chức hội nghị thượng đỉnh dân chủ
Vào ngày 14/12/2021, Ngoại trưởng Đài Loan cho biết quyết định cắt quan hệ với Đài Loan của Nicaragua là một phần trong động thái có chủ ý của Trung Quốc nhằm vào các đồng minh ngoại giao của hòn đảo này sau khi Trung Quốc bị loại khỏi hội nghị thượng đỉnh dân chủ do Washington tổ chức. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố với Reuters rằng các bình luận này là một nỗ lực nhằm “che đậy những thất bại của các hoạt động ly khai”. Đồng thời, động thái tái thiết lập quan hệ ngoại giao của Trung Quốc và Nicaragua có thể sẽ thúc đẩy ảnh hưởng của Bắc Kinh tại một khu vực lâu nay được coi là sân sau của Hoa Kỳ và điều này khiến Washington tức giận.
Xem thêm:
Reuters ngày 15/12/2021: China targeted Taipei’s allies while US hosted democracy summit -Taiwan foreign minister
Hạ viện phê duyệt Dự luật nhằm mục tiêu vào lao động cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ tại Trung Quốc
Vào ngày 14/12/2021, Hạ viện đã thông qua đạo luật cấm hàng hóa từ khu vực Tân Cương của Trung Quốc đến Hoa Kỳ trừ khi các công ty có thể chứng minh rằng họ không bị cưỡng bức lao động. Biện pháp này nhằm trừng phạt Trung Quốc vì cáo buộc đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết “Chính quyền sẽ hợp tác chặt chẽ với Quốc hội để thực hiện dự luật này nhằm đảm bảo các chuỗi cung ứng toàn cầu không có lao động cưỡng bức, đồng thời làm việc với các chuỗi cung ứng chính bên thứ ba, bao gồm chất bán dẫn và năng lượng sạch”. Dự luật sẽ yêu cầu Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ lập danh sách các thực thể hợp tác với chính phủ Trung Quốc trong việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc thiểu số chủ yếu theo đạo Hồi, cũng như các nhóm khác.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 14/12/2021: House Senate Lawmakers Agree On Uyghur Bill Aimed At China. Một bản PDF được lưu ở đây.
Hoa Kỳ bổ sung và sửa đổi Danh sách Thực thể trong quy định quản lý xuất khẩu
Quy định quản lý xuất khẩu (EAR) được sửa đổi thông qua việc bổ sung 37 thực thể vào Danh sách thực thể trong mục Trung Quốc. 37 thực thể này đã được Chính phủ Hoa Kỳ xác định là đang hành động trái với chính sách đối ngoại hoặc lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ và sẽ được liệt kê trong Danh sách thực thể dưới mục Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), Gru-di-a, Malaysia và Thổ Nhĩ Kỳ.
Xem thêm:
Department of Commerce, 17/12/2021: Addition of Certain Entities to the Entity List and Revision of an Entry on the Entity List
Hoa Kỳ xác định các doanh nghiệp có liên kết với lĩnh vực công nghệ giám sát của Trung Quốc và ngăn chặn Trung Quốc lạm dụng công nghệ sinh học và hiện đại hóa quân sự
Theo Mỹ, các công ty tư nhân trong lĩnh vực công nghệ giám sát và quốc phòng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đang tích cực tạo điều kiện cho các nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc đàn áp các dân tộc thiểu số và tôn giáo. Những hành động này bao gồm việc lắp đặt hàng nghìn ki-ốt của cảnh sát khu phố, bố trí rộng rãi các camera giám sát, thu thập dữ liệu sinh trắc học cho mục đích nhận dạng và giám sát xâm nhập hơn việc sử dụng Internet. Vì thế việc Trung Quốc theo đuổi công nghệ sinh học mới nổi để hỗ trợ các ứng dụng quân sự trong tương lai và hiện đại hóa quân đội làm dấy lên những lo ngại nghiêm trọng. Vào ngày 16/12/2021, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa DJI và các nhóm khác vào danh sách đen “các công ty phức hợp công nghiệp-quân sự Trung Quốc” bao gồm DJI, nhà sản xuất máy bay không người lái thương mại lớn nhất thế giới… Theo đó, các nhà đầu tư Mỹ bị cấm nhận cổ phần tài chính trong 60 nhóm người Trung Quốc đã có trong danh sách đen. Biện pháp này đánh dấu nỗ lực mới nhất của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhằm trừng phạt Trung Quốc vì hành vi đàn áp người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác ở khu vực Tây Bắc Tân Cương. Bên cạnh đó, Mỹ đã đưa Học viện Khoa học Quân y của Trung Quốc và 11 viện nghiên cứu công nghệ sinh học trực thuộc vào danh sách đen xuất khẩu vì bị cáo buộc giúp quân đội Trung Quốc phát triển vũ khí “điều khiển bằng não”. Trong đó, Michael Orlando, người đứng đầu Trung tâm Phản gián và An ninh Quốc gia (NCSC), gần đây cho biết Mỹ đang cảnh báo các công ty về nỗ lực của Trung Quốc nhằm có được công nghệ của Mỹ trong 5 lĩnh vực then chốt, bao gồm cả công nghệ sinh học.
Xem thêm:
Financial Times ngày 15/12/2021: US to blacklist eight more Chinese companies including dronemaker DJI | Financial Times. Một bản PDF được lưu ở đây.
Financial Times ngày 16/12/2021: US accuses China of developing ‘brain control weaponry’ | Financial Times. Một bản PDF được lưu ở đây.
U.S. Department of State ngày 16/12/2021: Identifying Firms Connected to the PRC Surveillance Technology Sector and Deterring PRC Misuse of Biotechnology and Military Modernization
China Trade Monitor ngày 16/12/2021: U.S. Commerce Department Adds More Chinese Companies to Entity List, Focusing on Biotech
Thượng viện Mỹ phê chuẩn Nicholas Burns làm đại sứ tại Trung Quốc
Việc Biden lựa chọn cựu đại sứ NATO Burns đánh dấu sự thay đổi vai trò đại sứ tại Bắc Kinh, một vị trí gần đây đã được lấp đầy bởi các cựu chính trị gia chứ không phải các nhà ngoại giao dày dạn kinh nghiệm.
Xem thêm:
Reuters ngày 16/12/2021: US Senate backs Biden nominee Burns to be ambassador to China
Hoa Kỳ thúc giục Trung Quốc sớm đối thoại về kiểm soát vũ khí
Mỹ hy vọng sẽ sớm tiến hành được các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Trung Quốc, theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ. Quan chức này không đưa ra mốc thời gian cụ thể nhưng nói thêm rằng Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dường như đã nhất trí về tính cấp thiết của một cuộc đối thoại như vậy trong cuộc gặp của họ vào tháng trước. Điều này xảy ra trong bối cảnh các báo cáo gần đây về việc Bắc Kinh xây dựng các hầm phóng tên lửa (silo) và thử nghiệm thành công hệ thống vận chuyển mới cũng như tuyên bố của các nhà lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ chỉ ra tiến bộ quân sự nhanh chóng của Trung Quốc.
Xem thêm:
Reuters ngày 16/12/2021: US says it hopes for arms control talks “soon” with China
South China Morning Post ngày 17/12/2021: US again calls for arms control talks with China amid concern over expanding nuclear arsenal
—–
VI- QUAN HỆ TRUNG QUỐC – EU
Hội nghị bàn tròn giữa cố vấn kinh tế của Trung Quốc và EU
Ngày 14/12/2021, Hội nghị bàn tròn lần thứ 18 giữa hai cơ quan cố vấn Hội đồng Kinh tế Xã hội Trung Quốc (CESC) và Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Âu đã được tổ chức. Ông Trương Khánh Lê (Zhang Qingli), chủ tịch CESC, Phó Chủ tịch Chính Hiệp Toàn quốc Trung Quốc, tuyên bố Trung Quốc và châu Âu có nhiều điểm chung và nhu cầu hợp tác lớn. Trong cuộc họp, hai bên đã tập trung thảo luận về phục hồi kinh tế sau Covid-19 và tiềm năng hợp tác giữa EU và Trung Quốc.
Xem thêm:
EESC ngày 14/12/2021: 18th meeting of the EU–China Round Table
Chính phủ Trung Quốc ngày 15/12/2021: China, EU advisers discuss recovery
Nhân dân Nhật báo ngày 16/12/2021: 中欧圆桌会议第十八次会议举办
Hội nghị thượng đỉnh thường niên Trung Quốc-EU ‘bị lùi lại cho đến năm sau’ trong bối cảnh các tranh chấp thương mại và nhân quyền ngày càng căng thẳng
Các nguồn tin nói với South China Morning Post rằng các lệnh trừng phạt ăn miếng trả miếng đối với Tân Cương và “cái chết” của thỏa thuận đầu tư CAI có nghĩa là hai bên có rất ít khả năng để đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực chính.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 16/12/2021: China-EU annual summit ‘pushed back until next year’ as trade and human rights disputes fester
Anh chống lại Trung Quốc và Nga trong không gian mạng
Các quan chức Anh cho biết họ sẽ chống lại các nỗ lực của Trung Quốc và Nga nhằm thiết lập chủ quyền quốc gia trên không gian mạng. Theo Chiến lược không gian mạng quốc gia mới của Anh, sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa phương Tây và các đối thủ để giành quyền kiểm soát các huyết mạch truyền thông và các công nghệ lớn đe dọa đến mạng lưới internet miễn phí và an ninh của phương Tây. Để giải quyết vấn đề này, Anh sẽ tập trung các chính sách mạng vào việc bảo vệ dữ liệu và phát triển các công nghệ quan trọng như 6G, trí tuệ nhân tạo và công nghệ lượng tử.
Xem thêm:
Reuters ngày 15/12/2021: Britain to push back against China and Russia in cyberspace | Reuters
—–
VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
Matthew P. Funaiole, Joseph S. Bermudez Jr., Brian Hart: Trung Quốc tăng cường năng lực thông tin và tác chiến điện tử gần Biển Đông
Các hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy Trung Quốc đang mở rộng một căn cứ gần một địa điểm có tên Mumian trên đảo Hải Nam, qua đó giúp quân đội Trung Quốc có thêm khả năng theo dõi và đối phó với các hoạt động của quân đội nước ngoài trong khu vực và cả ngoài vũ trụ. Căn cứ này có hệ thống theo dõi, liên lạc vệ tinh (SATCOM) và dường như có cả nhiệm vụ thu thập tình báo tín hiệu (SIGINT). Một số thiết bị gần căn cứ dường như dùng để thu thập tình báo thông tin (COMINT). Theo hình ảnh vệ tinh được chụp ngày 21/11, một tổ hợp SATCOM/COMINT mới, 4 ăngten đĩa cho SATCOM và ít nhất 4 tháp ăngten cho tác chiến điện tử đã được lắp đặt. Một số tòa nhà khác cũng đã được xây dựng, dường như là sở chỉ huy chung, sở chỉ huy của hệ thống SATCOM/COMINT mới và nơi bảo dưỡng/nơi ở. Nhiều phương tiện cũng được ghi nhận quanh căn cứ. Hầu hết quá trình mở rộng được thực hiện trong chưa đầy một năm. Báo cáo nhận định đây có thể là cơ sở huấn luyện về SIGINT và tác chiến điện tử của quân đội Trung Quốc.
Xem thêm:
CSIS ngày 17/12/2021: China Is Ramping Up Its Electronic Warfare and Communications Capabilities near the South China Sea
Chuyên gia: Cách các doanh nghiệp dầu khí nước ngoài giúp củng cố yêu sách của Trung Quốc trên biển
Trong thời gian vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Theo giáo sư Stephen Nagy tại Đại học Kitô giáo Tokyo, sự hiện diện của một công ty dầu khí nước ngoài sẽ tăng cường tuyên bố chủ quyền trên biển của nước chủ nhà, cũng như tăng cường lợi ích về dầu khí của họ với các nước khác. Ông nhận định đây là “cuộc chiến luật” (lawfare), và Trung Quốc đang tích cực làm điều này.
Theo Gregory Poling, nếu một công ty tham gia đấu thầu một lô dầu hay khí của một quốc gia, yêu sách của quốc gia đó sẽ trở nên chính đáng. Hành động này cho thấy các chủ thể nước ngoài thấy yêu sách của quốc gia đó là đủ chính đáng để bỏ tiền đầu tư. Thực chất, Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng tự khai thác. Ông cũng chỉ ra các doanh nghiệp nước ngoài ở Biển Đông đang có chiều hướng giảm để tránh nguy cơ từ sự can thiệp của Trung Quốc.
Xem thêm:
VOA ngày 16/12/2021: How Foreign Oil Drillers Are Helping Consolidate China’s Claims in Disputed Asian Sea
Rachel Cheung: Trung Quốc tiếp tục ngoại giao kinh tế “cây gậy và củ cà rốt”
Tác giả nhận định quan hệ Trung Quốc với Nicaragua và Litva cho thấy các chính sách ngoại giao “cây gậy và củ cà rốt” của Bắc Kinh. Với việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh, Nicaragua đã và sẽ thu được lợi ích về kinh tế. Trong khi đó, Litva đang bị Trung Quốc lấy thương mại làm vũ khí để trừng phạt do quan hệ với Đài Loan. Các hành động của Trung Quốc – như cảnh báo các công ty đa quốc gia không được mua bán tại Trung Quốc nếu lấy nguyên liệu từ Litva – được coi là mạnh mẽ hơn so với cấm vận hàng hóa thông thường, khiến các nước nhỏ có rất ít cơ hội đáp trả.
Xem thêm:
World Politics Review ngày 15/12/2021: China Doubles Down on Its ‘Carrot and Stick’ Economic Diplomacy. Một bản PDF được lưu trữ tại đây
Kathrin Hille: Litva cho thấy chiến thuật thương mại cưỡng ép của Trung Quốc là khó đối đầu
Theo tác giả, sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy hay Australia, Litva là ví dụ mới nhất của chiến thuật cưỡng ép kinh tế của Trung Quốc. Trong thực thi chiến thuật này, Trung Quốc có lợi thế khi không cần kích hoạt các đạo luật để phục vụ hành động của mình. Theo tác giả, việc đưa vụ việc lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể tốn nhiều năm, trong khi thiếu bằng chứng chứng minh giới chức Trung Quốc đứng đằng sau vụ việc. Các chuyên gia nhận định hành động của Trung Quốc mang tính cảnh báo, đặc biệt tới các nước châu Âu đang có liên hệ với Đài Loan như Czech hay Slovakia. Trong khi đó, hiệu quả của các biện pháp đối phó của EU đang bị nghi ngờ trước vị thế của nền kinh tế Trung Quốc.
Xem thêm:
Financial Times ngày 15/12/2021: Lithuania shows China’s coercive trade tactics are hard to counter. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Kishore Mahbubani: Tại Châu Á, trò chơi đường dài của Trung Quốc thắng trò chơi ngắn hạn của Mỹ
Theo tác giả, các mối quan hệ kinh tế có tác động lâu dài và bền vững hơn quan hệ về quân sự. Trên khía cạnh này, Trung Quốc đang dẫn trước Mỹ tại Đông Nam Á. Tác giả nhận định, Trung Quốc sẽ thắng nếu họ hướng sự chú ý vào Đông Nam Á và RCEP, trong khi Mỹ hướng đến AUKUS và Australia. Dù quan hệ giữa Trung Quốc và nhiều nước Đông Nam Á khá phức tạp, độ rộng và độ sâu của các mối quan hệ kinh tế là không thể phủ nhận. Theo tác giả, Mỹ vẫn còn cơ hội tham gia trở lại cuộc chơi kinh tế ở châu Á nhờ lợi thế về đầu tư, và cần thúc đẩy thương mại và đầu tư, thay vì hướng đến quân sự.
Xem thêm:
Foreign Policy ngày 12/12/2021: In Asia, China’s Long Game Beats America’s Short Game
Aisixiang ngày 14/12/2021: 马凯硕:在亚洲,中国的长期博弈胜过美国的短期博弈
Michaël Tanchum: Căn cứ quân sự mới của Trung Quốc ở châu Phi: Hàm ý với châu Âu và châu Mỹ
Theo tác giả, một căn cứ quân sự của Trung Quốc tại Guinea Xích đạo – nếu là sự thật – sẽ là thành quả của gần một thập kỷ đầu tư của Bắc Kinh vào châu Phi. Đây sẽ là căn cứ đầu tiên của Trung Quốc ở Đại Tây Dương, và đây sẽ không phải là căn cứ cuối cùng ở bờ Đại Tây Dương ở lục địa này. Nó sẽ thể hiện giai đoạn mới trong chính sách của Trung Quốc với Châu Phi trong quá trình xây dựng cấu trúc an ninh có Trung Quốc là trung tâm. Qua đó, nó sẽ để lại tác động địa chính trị lớn trên thế giới: thay đổi cấu trúc quyền lực toàn cầu, xói mòn vị thế thống trị của Mỹ, cũng như đưa Châu Âu ra rìa trong các vấn đề quốc tế.
Xem thêm:
European Council of Foreign Relations ngày 14/12/2021: China’s new military base in Africa: What it means for Europe and America
Maria Repnikova trả lời phỏng vấn về sức mạnh mềm của Trung Quốc
Theo bà Repnikova, tác giả cuốn “Chinese Soft Power”, tư duy của Trung Quốc về sức mạnh mềm có một số điểm khác biệt chính với phương Tây: Thứ nhất, Trung Quốc còn có động lực nội bộ trong việc nâng cao sức mạnh mềm, đó là tính chính danh của ĐCS Trung Quốc và sự tự tin về văn hóa. Thứ hai, các học giả Trung Quốc coi sức mạnh cứng và mềm là có thể hòa quyện chứ không phân tách rõ. Thứ ba, khái niệm “văn hóa” của Trung Quốc rộng hơn, tương ứng với nguồn của sức mạnh mềm. Tác giả chỉ ra, nếu đánh giá sức mạnh mềm của Trung Quốc theo khái niệm của Joseph Nye, kết quả khá tiêu cực. Tuy vậy, nếu đánh giá theo khái niệm của Trung Quốc, kết quả sẽ khác và có sự khác biệt giữa các khu vực. Tác giả cũng đề cập đến một số công cụ sức mạnh mềm của Trung Quốc, bao gồm Viện Khổng Tử, truyền thông, giáo dục, ngoại giao công chúng.
Xem thêm:
China Digital Times ngày 16/12/2021: Interview: Maria Repnikova on Chinese Soft Power
Willy Wo-Lap Lam: Việc bảo vệ “dân chủ kiểu Trung Quốc” cho thấy điểm yếu của Tập Cận Bình
Tác giả chỉ ra việc Trung Quốc đang thúc đẩy việc bảo vệ “dân chủ kiểu Trung Quốc” có thể gây ra tác động ngược với chính quốc gia này. Ví dụ, Sách Trắng về dân chủ của nước này chỉ ra một tiêu chí của dân chủ và hiệu quả là lãnh đạo quốc gia cần được thay thế một cách trật tự theo luật. Trong khi đó, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thay đổi hiến pháp để bỏ giới hạn nhiệm kỳ. Tuyên bố và thực hành của Trung Quốc trong vấn đề dân chủ cũng rất khác nhau. Theo tác giả, thái độ của phương Tây với Trung Quốc có thể đã có tác động tới uy tín và thẩm quyền của ông Tập, thể hiện qua phản ứng của các quan chức Trung Quốc sau hội nghị trung ương 6 vừa qua.
Xem thêm:
China Brief ngày 14/12/2021: Early Warning Brief: All-Out Defense of “Chinese-Style Democracy” Exposes Cracks in Xi Jinping’s Armor
Karoun Demirjian: Hạ viện thông qua Dự luật Quốc phòng trị giá 768 tỷ USD với sự ủng hộ mạnh mẽ, bất chấp một số bất hòa giữa các đảng viên Dân chủ
Bài viết cho biết một số điều khoản chính sách quan trọng đã giành được sự ủng hộ rõ ràng của đa số trong Quốc hội bao gồm thay đổi rộng rãi hơn hệ thống tư pháp quân sự, yêu cầu phụ nữ đăng ký với Cơ quan Tuyển chọn và bãi bỏ ủy quyền Chiến tranh Iraq. Bên cạnh đó, Ngân sách của Dự luật Quốc phòng phản ánh sự thất bại khi đưa ra Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng không đáp ứng các giá trị và ý nghĩa nhằm bảo vệ nền dân chủ. Bất chấp yêu sách tập trung vào Trung Quốc, dự luật khiến Mỹ buộc phải bảo vệ các đồng minh giàu có ở châu Âu, chiếm đóng các quốc gia yếu ở Trung Đông và cố gắng sửa chữa các khu vực khác nhau của châu Phi. Ngoài ra hơn 200.000 quân lính vẫn ở nước ngoài, và theo tạp chí Global Posture Review cho thấy không có khuynh hướng thay đổi điều đó.
Xem thêm:
Washington Post ngày 7/12/2021: House approves $768 billion defense bill with strong support
Zack Cooper: 5 mục đáng chú ý trong Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng
Tác giả xem xét dự luật từ quan điểm của các nhà quan sát quan tâm đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bài phân tích tập trung vào bản dự thảo của Dự luật vừa được Hạ viện thông qua với số phiếu 363-70. Trong đó năm hạng mục cần chú ý bao gồm: làm rõ chiến lược Trung Quốc, tập trung vào Đông Nam Á, mở rộng các Sáng kiến then chốt, báo cáo về hành vi của Trung Quốc và hỗ trợ Đạo luật Uỷ quyền Quốc phòng của Đài Loan.
Xem thêm:
American Enterprise Institute ngày 14/12/2021: 5 notable items for Asia watchers in the National Defense Authorization Act | American Enterprise Institute – AEI
Rizal Sukma: Indonesia đi giữa Trung Quốc và Mỹ
Tác giả nhận định chuyến thăm của ông Biden tới Indonesia vừa qua là một phần của nỗ lực chiếm lại vị thế chiến lược tại châu Á, khi ảnh hưởng của Trung Quốc đã gia tăng đáng kể. Indonesia là một quốc gia quan trọng tại Đông Nam Á mà Mỹ chưa tương tác chặt chẽ. Tác giả chỉ ra Indonesia thực sự muốn quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ, nhưng không chắc Mỹ nghiêm túc hứng thú với quốc gia này hay không. Do đó, Mỹ sẽ cần thuyết phục Indonesia – và các quốc gia Đông Nam Á khác – về sự hiện diện tại khu vực. Ngoài ra, hợp tác với Mỹ không có nghĩa Indonesia muốn tham gia một liên minh chống Trung Quốc. Nước Mỹ không nên hiểu nhầm quan hệ đang phát triển giữa Indonesia với Trung Quốc là một sự thay đổi trong chính sách, mà đó chỉ thể hiện rằng một số lợi ích quốc gia của nước này chỉ có thể đạt được qua hợp tác với Trung Quốc. Tác giả chỉ ra rằng Indonesia có lợi ích khi thiết lập quan hệ chặt chẽ với cả Mỹ, Trung Quốc và các cường quốc bên ngoài khác, sự tự chủ của Indonesia và vai trò trung tâm của ASEAN sẽ có lợi cho tất cả các bên.
Xem thêm:
Jakarta Post ngày 17/12/2021: Indonesia navigating between the US and China. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây.
Lê Đình Tĩnh: Tiểu vùng Mekong trong ngoại giao chuyên biệt của Việt Nam
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thuộc Học viện Ngoại giao, Việt Nam đang có cách tiếp cận chủ động và đóng góp rõ nét với các vấn đề của tiểu vùng sông Mekong, vì điều này phù hợp với định hướng vai trò tiên phong của đối ngoại Việt Nam, qua đó, giúp củng cố sự tự tin ngoại giao của Việt Nam, cũng như tạo cục diện thuận lợi hơn tại tiểu vùng và Đông Nam Á. Việt Nam ủng hộ vai trò mang tính xây dựng mà các bên liên quan khác đảm nhận tại tiểu vùng, nhìn nhận vấn đề qua lăng kính chủ nghĩa đa phương và đảm bảo nguyên tắc tính bao trùm, công khai, minh bạch và vai trò trung tâm của ASEAN. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có vai trò trung gian kết nối giữa tiểu vùng và các đối tác bên ngoài. Theo tác giả, cách tiếp cận với tiểu vùng của các nước cũng có sự khác biệt, nhưng các sự tham gia này còn dư địa để phát triển.
Xem thêm:
Thế giới & Việt Nam ngày 14/12/2021: Tiểu vùng Mekong trong ngoại giao chuyên biệt của Việt Nam
Ngô Tâm Bách: Tác động của sự suy tàn của bá quyền Mỹ đến trật tự thế giới
Theo học giả Trung Quốc, tác động của bá quyền đến trật tự thế giới là khác nhau trong từng giai đoạn. Ở giai đoạn đang lên, đặc tính của bá quyền là tính khuếch trương, và bá quyền sẽ tác động tới trật tự thế giới là dẫn dắt và kiến tạo. Ở giai đoạn toàn thịnh, bá quyền có xu hướng “vì cái chung” – cung cấp hàng hóa công, và bao dung – chấp nhận các quốc gia khác, kể cả đối thủ, vào trật tự quốc tế, như nước Mỹ sau Chiến tranh Lạnh. Ở giai đoạn suy tàn, bá quyền có tính hướng nội và hướng vào bên trong, phục vụ lợi ích bản thân mình và phá hoại, thay đổi, cải tổ trật tự thế giới.
Sự suy tàn của bá quyền tác động đến trật tự thế giới theo hai cách chính: Thứ nhất, năng lực cung cấp hàng hóa công sụt giảm, dẫn tới suy yếu trật tự. Thứ hai, bá quyền sửa đổi, cải tạo trật tự vì lợi ích của mình, dẫn tới phá hoại trật tự. Nước Mỹ đang thay đổi trật tự thế giới theo ba hướng: củng cố địa vị chủ đạo của Mỹ, bắt đầu sự loại trừ (排他性) và đối đầu.
Qua đó, có ba khả năng có thể xảy đến với trật tự thế giới: duy trì như hiện tại; trở nên “gần giống Chiến tranh Lạnh” – Liên Hợp Quốc vẫn còn tồn tại, nhưng các nhóm giữa các nước phương Tây được đẩy mạnh; và hoàn toàn trở về thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Trong bối cảnh này, theo tác giả, Trung Quốc cần thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế, chống lại xu hướng phân tách, thúc đẩy giá trị chung của loài người và hợp tác quốc tế, chống xu hướng “tập đoàn hóa”, và giảm nguy cơ xung đột giữa các cường quốc lớn.
Xem thêm:
Aisixiang ngày 10/12/2021: 吴心伯:美国霸权衰落对国际秩序的影响
—–
VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
Elina Noor (ed.) (2021) The South China Sea: Realities and Responses in Southeast Asia
Báo cáo tập hợp đánh giá của các học giả đến từ 5 quốc gia: Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Indonesia về vấn đề Biển Đông, bao gồm lập trường của các quốc gia này và cách tiếp cận với việc giải quyết tranh chấp. Các tác giả cũng đánh giá về tác động của chính trị nội bộ, các nguy cơ, kết quả mong muốn, vai trò của Đông Nam Á, cũng như các quốc gia ngoài khu vực.
Về chính trị nội bộ: Yếu tố chính trị và cá nhân có thể tác động đến cách các nước triển khai chính sách, kể cả khi chính sách không mấy thay đổi về bản chất. Ví dụ, tại Philippines, thái độ của Tổng thống Rodrigo Duterte với phán quyết tòa trọng tài 2016 khác hẳn với người tiền nhiệm Benigno Aquino, trong khi các cơ quan trong chính phủ nước này thường xuyên có quan điểm khác nhau về các vấn đề. Bên cạnh đó, tính chính danh cũng là điều các chính phủ cần nghĩ đến, tiêu biểu là Việt Nam và Indonesia. Trong khi đó, tại Malaysia, tranh chấp Biển Đông chủ yếu được bàn thảo trong giới hoạch định chính sách và học giả, giúp vấn đề này tránh khỏi tác động của chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến.
Về kết quả mong muốn: Với Brunei, đó là các chính sách phối hợp giữa các quốc gia có tranh chấp. Với chính phủ Philippines và Indonesia, đó là các thành tựu trong nội bộ. Với Việt Nam, đó là giải quyết tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế, qua đàm phán và xét xử nếu cần.
Về vai trò của ASEAN: Các tác giả đều nhất trí cần cam kết, ít nhất là trên danh nghĩa, với COC. Bên cạnh đó, các cơ chế của ASEAN khác như ADMM, ADMM+ cũng cần được thúc đẩy. Khả năng xây dựng một cơ chế hợp tác về pháp luật trong ASEAN cũng cần được xem xét. Ngoài ra, các diễn đàn của ASEAN cũng không nên bị bỏ qua. Tuy vậy, một số quốc gia coi ASEAN thiếu hiệu quả, một phần đến từ việc các nước ASEAN có mức độ quan tâm, ưu tiên khác nhau, cũng như việc ghế Chủ tịch ASEAN thay đổi luân phiên.
Về vai trò của các quốc gia ngoài khu vực: Quan điểm của các nước là khác nhau. Trong khi Philippines và Việt Nam chào đón sự can dự và hiện diện của các nước bên ngoài, Malaysia và Indonesia thận trọng hơn do lo ngại căng thẳng, cũng như thu hẹp không gian của các cơ chế do ASEAN dẫn dắt.
Xem toàn văn báo cáo tại đây
Implementation Mechanisms Expert Study Group (2021) Implementation Mechanisms for the ASEAN-China South China Sea Code of Conduct
Được đưa ra bởi một ủy ban độc lập – gồm các chuyên gia từ Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam – nhằm đưa ra khuyến nghị về mặt kỹ thuật cho các nhà đàm phán COC, bản báo cáo khảo sát 20 hiệp định để khuyến nghị về cơ chế thực thi COC, bao gồm cơ chế giám sát/tuân thủ và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Về cơ chế giám sát/tuân thủ, báo cáo chỉ ra có hai loại cơ chế: cơ chế kỹ thuật thường do các chuyên gia thực hiện, và cơ chế chính trị thường do một ủy ban/hội nghị với đại diện Bộ Ngoại giao của các quốc gia thành viên thực hiện. Báo cáo đưa ra ba lĩnh vực mà các nhà đàm phán cần lựa chọn cho cơ chế giám sát/tuân thủ: nguồn thông tin đến từ đâu, bắt buộc hay tự nguyện, và hướng giải quyết ở trường hợp không tuân thủ.
Về cơ chế giải quyết tranh chấp, các kiểu cơ chế được đề xuất bao gồm: tham vấn và đàm phán, hỗ trợ đàm phán, hội nghị các bên tham gia, trọng tài và đưa ra tòa án. Cơ chế này có thể là bắt buộc hoặc tự nguyện.
Xem toàn văn báo cáo tại đây
Glenda Korporaal (2021) Behind the headlines: Why Australian companies are still doing business with China
Qua phỏng vấn các lãnh đạo doanh nghiệp, báo cáo chỉ ra các công ty Australia vẫn muốn làm ăn với Trung Quốc, dù căng thẳng chính trị giữa hai quốc gia đã để lại tác động cả về kinh tế. Có năm nguyên nhân chính cho điều này: Cơ hội từ Trung Quốc vẫn còn đó; Trung Quốc không chỉ là một thị trường mà còn là nhà cung cấp quan trọng, cũng như đối tác trong sáng tạo; Đa dạng hóa, hướng đến các thị trường mới – như thương mại điện tử; Căng thẳng địa chính trị chỉ là một trong nhiều rủi ro mà các công ty phải đối mặt; và đa dạng hóa thị trường là ưu tiên, nhưng không phải chiến lược giảm thiểu rủi ro duy nhất. Theo báo cáo, việc làm ăn giữa các doanh nghiệp Australia và Trung Quốc bền vững và có khả năng hồi phục tốt hơn nhận thức thông thường.
Xem toàn văn báo cáo tại đây
———-
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.