(Tuần từ 18 – 25/10/2021)
Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lê Đức Tâm, Lưu Việt Hà, Lê Xuân Phương, Trần Phạm Bình Minh, Đoàn Thị Hàn Ni
Biên tập: Nguyễn Thế Phương
Nguồn tư liệu: Nhóm South China Sea News

Tải bản PDF ở
Trong Bản Tin Biển Đông Số 82 có những nội dung sau:
I- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
II- QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC
III- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
IV- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC
V- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC
VI- CHUYỂN ĐỘNG LIÊN HỢP QUỐC
VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
VIII- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH/NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
———-
I- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
Biden & Macron thảo luận tăng cường hợp tác
Theo Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm thứ Sáu để thảo luận về “một nền quốc phòng Châu Âu mạnh mẽ hơn”, cũng như hợp tác quân sự ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Văn phòng Phó Tổng thống Kamala Harris cũng thông báo bà sẽ gặp Macron tại Paris vào tháng 11. Các cuộc giao thiệp cấp cao là một phần trong nỗ lực của Washington để sửa chữa quan hệ với Paris sau sự cố từ thỏa thuận tàu ngầm AUKUS.
Xem thêm:
France 24 ngày 22/10/2021: Macron, Biden discuss ‘stronger’ European defence after submarine row
The Hill ngày 22/10/2021: Biden speaks with Macron, Harris to meet with French president in Paris
Reuters ngày 22/10/2021: Biden, Macron discussed European defense, will meet in Rome -White House
Pháp từ chối ủng hộ thỏa thuận AUKUS, cảnh giác với căng thẳng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
“Đó là cách tiếp cận không phù hợp với chúng tôi”, đặc phái viên về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Christophe Penot, cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kyodo News, đề cập đến sáng kiến ba bên sẽ giúp Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Nghi ngờ về thỏa thuận ba bên này, Penot cho biết vấn đề là nó sẽ buộc các nước trong khu vực phải lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ, và dẫn đến gia tăng căng thẳng hơn là giải quyết chúng.
Nhưng Penot cho biết Pháp sẽ không yêu cầu Mỹ hủy bỏ thỏa thuận và rằng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, chính quyền Macron sẽ tìm kiếm mối quan hệ mạnh mẽ hơn với các nước khác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
“Điều này không thay đổi chiến lược của chúng tôi,” ông nói. “Tôi nghĩ điều này sẽ khuyến khích chúng tôi tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Ấn Độ… khi bạn mất đi một người bạn, tình bạn của bạn với những người bạn khác sẽ trở nên bền chặt hơn.”
Xem thêm:
Kyodo News ngày 28/10/2021: France declines to back AUKUS deal, wary of Indo-Pacific tensions
Kurt Campbell: Biden ‘cam kết’ tránh đối đầu với Trung Quốc
Kurt Campbell, điều phối viên phụ trách các vấn đề Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói tại Diễn đàn Toàn cầu Trực tuyến Nikkei: “Chúng tôi đang cố gắng giải thích rõ ràng với Trung Quốc rằng mô hình thống trị mối quan hệ Mỹ-Trung trong tương lai sẽ là mô hình cạnh tranh.” “Chính quyền Biden vẫn cam kết thực hiện các bước cần thiết để đảm bảo cạnh tranh không chuyển sang đối đầu.” Ông nói thêm rằng điều quan trọng là các siêu cường phải làm việc để xây dựng lòng tin và đảm bảo họ có năng lực giao tiếp trong một cuộc khủng hoảng. Campbell cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải “đảm bảo rằng tương tác giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đảm bảo duy trì lợi ích … của các quốc gia khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.”
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 25/10/2021: Biden ‘committed’ to avoiding China confrontation: Kurt Campbell. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Mỹ kêu gọi hỗ trợ Đài Loan tham gia Liên Hợp Quốc. Các nhà lập pháp Châu Âu sẽ đến thăm Đài Loan vào tuần tới để gặp gỡ các quan chức Đài Bắc
Theo nhiều nguồn tin nắm rõ lịch trình, một nhóm các nhà lập pháp Châu Âu có kế hoạch tham gia các cuộc gặp cấp cao với các quan chức Đài Loan.
Như tin đã đưa trong Bản Tin Biển Đông Số 81, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Ngô Chiếu Nhiếp đang có chuyến công du tới Châu Âu. Bên cạnh việc tới thăm một số nước Trung Âu, ông Ngô đã có cuộc gặp với các thành viên quốc hội EU và Bỉ, theo một thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan ngày 30/10/2021. Trong cuộc gặp không được nói rõ ngày giờ, ông Ngô đã thảo luận về các mối đe dọa do Trung Quốc gây ra, an ninh ở eo biển Đài Loan, tình hình ở Hồng Kông, tham vọng của Đài Loan trong việc tham gia vào hệ thống Liên Hợp Quốc và kế hoạch thúc đẩy tương tác giữa giới trẻ Đài Loan và Châu Âu. Ông cũng kêu gọi các nhà lập pháp thúc giục EU bắt đầu đàm phán với Đài Loan về một thỏa thuận đầu tư.
Hôm 26/10/2021, trong dịp kỷ niệm 50 năm Bắc Kinh giành được ghế tại Liên Hợp Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã ra thông cáo báo chí với tựa đề: “Hỗ trợ Đài Loan tham gia hệ thống Liên Hợp Quốc”. Trong đó, ông Blinken gọi sự tham gia của Đài Loan vào hệ thống Liên Hợp Quốc “không phải là vấn đề chính trị, mà là vấn đề thực tế”. Ông Blinken kêu gọi mọi thành viên Liên Hợp Quốc cùng Mỹ ủng hộ sự tham gia mạnh mẽ, có ý nghĩa của Đài Loan vào hệ thống Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế, nhất quán với chính sách “Một Trung Quốc” của Mỹ, được hướng dẫn bởi Đạo luật Quan hệ với Đài Loan, “ba tuyên bố chung” và “sáu bảo đảm”.
Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên đã lên tiếng phản đối gay gắt tuyên bố của Mỹ. Tờ Nhân dân Nhật báo hôm 29/10 cũng đăng bài xã luận với tựa đề “Cảnh cáo Mỹ phải tuân thủ lời hứa và hành động thận trọng” nhằm lên án Mỹ.
Xem thêm:
NHK News ngày 26/10/2021: Taiwan FM seeks further cooperation with Europe
South China Morning Post ngày 27/10/2021: EU lawmakers to visit Taiwan next week to meet with Taipei officials
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 26/10/2021: Supporting Taiwan’s Participation in the UN System
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 27/10/2021: Foreign Ministry Spokesperson Zhao Lijian’s Regular Press Conference on October 27, 2021
Nhân dân Nhật báo ngày 29/10/2021: 正告美方务必恪守承诺慎重行事(钟声)
Taipei Times ngày 31/10/2021: Minister discusses China threat with EU lawmakers
Tổng thống Đài Loan xác nhận sự hiện diện của các chuyên gia quân sự Mỹ trên hòn đảo, cho biết “mối đe dọa” từ Trung Quốc đang gia tăng mỗi ngày; phản ứng của Trung Quốc
Ngày 28/10/2021, phát biểu với CNN trong một cuộc phỏng vấn, Tổng thống Thái Anh Văn nói rằng mối đe dọa từ Trung Quốc đang “gia tăng hàng ngày”, đồng thời cho biết chính quyền của bà đang cố gắng làm cho đất nước mạnh hơn về mọi mặt để tự vệ trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc. Cũng trong cuộc phỏng vấn này, bà Thái đã trở thành Tổng thống Đài Loan đầu tiên trong nhiều thập kỷ thừa nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo với mục đích huấn luyện trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bờ eo biển tiếp tục leo thang. Đầu tháng này, truyền thông quốc tế đưa tin, Mỹ đã điều động một số lượng nhỏ lính thủy đánh bộ Mỹ và Lực lượng Hoạt động Đặc biệt lên đảo để huấn luyện với quân đội Đài Loan. Tổng thống Đài Loan từ chối tiết lộ số lượng quân nhân Mỹ trên hòn đảo nhưng bày tỏ tin tưởng rằng Washington sẽ giúp bảo vệ trước “một cuộc tấn công” của Trung Quốc, vài ngày sau khi người đồng cấp Mỹ, Joe Biden cam kết làm như vậy.
Tuy nhiên, tại một cuộc họp lập pháp vào sáng 28/10, Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Khâu Quốc Chính (邱 國 正) phủ nhận rằng quân đội Mỹ đã được triển khai tới Đài Loan. Thay vào đó, ông Khâu mô tả sự hiện diện của quân nhân Hoa Kỳ ở Đài Loan là “trao đổi” huấn luyện quân sự với với đối tác.
Liên quan đến sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trên hòn đảo, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Vương Văn Bân phát biểu trong một cuộc họp báo vào ngày 28/10 rằng, “chúng tôi kiên quyết phản đối việc Hoa Kỳ có bất kỳ hình thức tương tác chính thức và kết nối quân sự nào với hòn đảo, đồng thời phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ trong các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”. Ông Vương cũng lưu ý các động thái khiêu khích của Mỹ trong những năm gần đây đã gửi những tín hiệu “cực kỳ sai trái” tới các lực lượng ly khai Đài Loan; đe dọa hòa bình và ổn định của khu vực.
Tại cuộc họp báo diễn ra ngày 28/10, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết, quân đội Trung Quốc cam kết hoàn toàn với các sứ mệnh và trách nhiệm của mình; luôn cảnh giác cao độ để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia đồng thời tố cáo lãnh đạo Đảng Dân tiến của Đài Loan đã đẩy nhanh các hành động khiêu khích đòi “Đài Loan độc lập” bằng cách kích động đối đầu, cấu kết với các thế lực bên ngoài bất chấp lợi ích quốc gia Trung Quốc và “hạnh phúc của người dân Đài Loan”. Nhiệm vụ thiêng liêng của PLA là ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài và các hành động ly khai nhằm tìm kiếm “sự độc lập cho Đài Loan”.
Về quan hệ với Hoa Kỳ, Người phát ngôn quân đội Trung Quốc đã kêu gọi Hoa Kỳ xây dựng lại nhận thức đúng đắn về Trung Quốc, áp dụng chính sách hợp lý với Trung Quốc đồng thời có hành động cụ thể để thúc đẩy một nền quân sự lành mạnh và ổn định các mối quan hệ quân sự. Người phát ngôn cho biết thêm, phía Trung Quốc tin rằng việc duy trì liên lạc chiến lược và tăng cường giao lưu, hợp tác giữa quân đội hai nước không chỉ có lợi cho hai bên mà còn đáp ứng nguyện vọng chung của cộng đồng quốc tế.
Mặc dù Trung Quốc phản ứng công khai mạnh mẽ, một báo cáo của tờ South China Morning Post ngày 1/11 cho biết trên thực tế Washington và Bắc Kinh đã có “sự hiểu biết ngầm lẫn nhau” trong bốn thập kỷ qua về sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đài Loan. Bắc Kinh biết rằng Mỹ đã triển khai khoảng một chục sĩ quan quân đội cấp thấp dưới chức danh ‘cố vấn’ chính thức ở Đài Loan sau những năm 1980 để trao đổi quốc phòng không chính thức, South China Morning Post dẫn một nguồn tin quân sự có trụ sở tại Bắc Kinh cho biết.
Mặc dù biết về những sự triển khai không được công khai, Bắc Kinh đã phản đối rất ít. Nhưng điều này đã thay đổi sau khi bài Thái Văn Anh công khai xác nhận, khiến Bắc Kinh đưa ra phản ứng cứng rắn hơn.
Xem thêm:
CNN ngày 28/10/2021: Taiwan’s President says the threat from China is increasing ‘every day’
Focus Taiwan ngày 28/10/2021: Tsai confirms US troop presence, expresses faith in Biden defense vow
The Washington Post, ngày 28/10/2021, Taiwan confirms U.S. military presence, says defending island is vital for democracy. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Global Times ngày 28/10/2021: Tsai shows off US military presence in Taiwan,’will be punished evetually’
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 28/10/2021: Foreign Ministry Spokesperson Wang Wenbin’s Regular Press Conference on October 28, 2021.
Nhân dân Nhật báo ngày 29/10/2021: 外交部回应台湾地区领导人承认美军驻扎: 搞“台独”是死路一条
Tân Hoa Xã ngày 28/10/2021: Chinese PLA on high alert to safeguard national sovereignty: military spokesperso
Tân Hoa Xã ngày 28/10/2021: Chinese military spokesperson urges U.S. side to rebuild correct perception of China
South China Morning Post ngày 1/11/2021: US military presence in Taiwan an ‘open secret’ for decades
Bộ trưởng Ngô khẳng định Trung Quốc yêu sách biển thái quá, kêu gọi các đối tác đẩy mạnh tự do hàng hải ở Biển Đông
Trước ngày người đồng cấp Trung Quốc tới thủ đô Ý cho các cuộc họp Nhóm G-20, Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Ngô đã gửi một bài phát biểu trực tuyến gửi tới tới Rome vào thứ Sáu trong đó đã mắng mỏ Bắc Kinh về những hành động hiếu chiến gần đây đối với hòn đảo này.
Điều đáng chú ý là trong bài phát biểu, ông Ngô đã gọi các yêu sách biển của Trung Quốc là “thái quá” và kêu gọi các nước thân thiện với Đài Loan thực hiện tự do hàng hải “thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn” ở Biển Đông để chống lại sự hung hăng và yêu sách biển thái quá của Trung Quốc. Trung Hoa Dân Quốc là chế độ đã cho ra đời bản đồ đường lưỡi bò. Dù vậy, khác với Trung Quốc yêu sách toàn bộ vùng biển trong phạm vi đường lưỡi bò, Đài Loan có xu hướng đưa yêu sách của mình phù hợp với UNCLOS hơn.
“Và tương tự, cách Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chống lại Đài Loan trong ADIZ [vùng nhận dạng phòng không] của Đài Loan hoặc sự xâm nhập của Trung Quốc vào vùng nước tranh chấp ở Biển Hoa Đông cũng nên được đáp ứng bằng các biện pháp tương tự bởi các đối tác cùng ý chí,” ông nói.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 29/10/2021: Taiwan’s Wu urges partners to step up South China Sea exercises
Những sáng kiến mới trong Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương năm 2021 thúc đẩy một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở, kết nối, linh hoạt và an toàn
Vào ngày 28 và 29/10/2021, chính phủ Hoa Kỳ và Ấn Độ đã đồng tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương (IPBF) thường niên lần thứ tư và cũng là lần đầu tiên sự kiện này đăng cai ở Nam Á. Tại đây, Hoa Kỳ đã đưa ra các sáng kiến thương mại mới ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bao gồm: Một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất thế giới là FedEx đã xây dựng một cửa khẩu vận chuyển hàng hóa nhanh trị giá 30 triệu đô la tại Sân bay Quốc tế Clark ở Philippines; Amazon Web Services đã công bố mở Khu vực đám mây ở New Zealand, trị giá 5,25 tỷ đô la Mỹ, dự kiến sẽ tạo ra 1.000 việc làm và thúc đẩy nền kinh tế kỹ thuật số của đất nước; Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố hỗ trợ 49 triệu USD cho Hiệp định Đối tác Năng lượng Khu vực Nam Á (SAREP) nhằm cải thiện khả năng tiếp cận năng lượng với giá cả phải chăng, an toàn, đáng tin cậy và bền vững ở Bangladesh, Bhutan, Ấn Độ, Maldives, Nepal và Sri Lanka; Nghiên cứu khả thi của Cơ quan Thương mại và Phát triển Hoa Kỳ (USTDA) giúp phát triển bốn nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời quy mô tiện ích; Và cuối cùng, USTDA đang giúp Tập đoàn Ecotek của Việt Nam chuyển đổi thành phố Ecopark thành một thành phố thông minh và bền vững tiên tiến thông qua hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng lộ trình thực hiện dự án.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 29/10/2021: Diễn đàn Doanh nghiệp Ấn Độ – Thái Bình Dương năm 2021 thúc đẩy một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương rộng mở, kết nối, linh hoạt và an toàn
Đại diện Thương mại Mỹ sẽ có chuyến công du tới Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ
Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai và cấp phó của bà, Sarah Bianchi, sẽ đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ trong chuyến công du từ ngày 15 – 22/11/2021, gặp gỡ các quan chức để đàm phán về quan hệ thương mại và kinh tế, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Sáu ngày 29/10/2021. Thông tin chi tiết hơn chưa được cho biết rõ.
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á ngày 27/10, Tổng thống Biden đã đề cập đến dự định của Mỹ nhằm phát triển một khuôn khổ kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây là yếu tố duy nhất còn thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực, theo nhiều nhà phân tích.
Xem thêm:
USTR ngày 29/10/2021: Ambassador Tai to Travel to Japan, South Korea, and India
Mỹ đang làm việc với Đài Loan để đảm bảo chuỗi cung ứng chip
Theo phái viên của Washington tại Đài Bắc, Mỹ và Đài Loan đang làm việc cùng nhau để đảm bảo chuỗi cung ứng khi các nhà sản xuất chip toàn cầu phải đối mặt với thời hạn sắp tới để đáp ứng yêu cầu của chính quyền Biden về dữ liệu công ty. Trong cuộc họp báo, Đại sứ Mỹ tại Đài Loan, Sandra Oudkirk cho biết “Yêu cầu cận thông tin của Bộ Thương mại được đưa ra để hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng chất bán dẫn” và yêu cầu này giúp Bộ đưa ra các quy định để “cải thiện hoặc giảm bớt gián đoạn đối với chuỗi cung ứng”.
Xem thêm:
The Japan Times ngày 29/10/2021: U.S. says it’s working with Taiwan to secure chip supply chain. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Biden công bố các bước đi mới để tăng cường chuỗi cung ứng toàn cầu
Hội nghị thượng đỉnh G-20 đã kết thúc vào Chủ nhật với việc Tổng thống Mỹ Biden tiết lộ một số bước đi mới mà Hoa Kỳ đang thực hiện để củng cố và hợp lý hóa chuỗi cung ứng nhằm giải quyết các nút thắt đang cản trở nền kinh tế toàn cầu khi nước này phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Tổng thống đã ký một lệnh hành pháp để hợp lý hóa việc tiếp cận các khoáng sản và vật liệu quan trọng. Bộ Quốc phòng sẽ được trao quyền xuất nguyên liệu thô từ Kho dự trữ Quốc phòng, cho phép phản ứng nhanh hơn với tình trạng thiếu hụt trong cơ sở công nghiệp của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Bộ Ngoại giao cũng sẽ cung cấp kinh phí để hỗ trợ Mexico và Trung Mỹ trong việc giảm thiểu sự gián đoạn và tắc nghẽn của chuỗi cung ứng. Điều này diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN gần đây, trong đó nguồn tài trợ mới đã được công bố để đơn giản hóa các thủ tục thông quan và hải quan
Biden cũng thông báo rằng Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh vào năm tới về việc xây dựng chuỗi cung ứng mạnh mẽ hơn chống chịu được tác động từ đại dịch hoặc thời tiết khắc nghiệt do biến đổi khí hậu gây ra.
Xem thêm:
Stars and Stripes ngày 31/10/2021: Biden unveils new steps to strengthen global supply chains
Bộ trưởng Tài chính Mỹ: có thể xem xét giảm một số thuế quan theo cách có đi có lại
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết Mỹ mong đợi Trung Quốc sẽ đáp ứng các cam kết của mình theo thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được ký kết dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, nhưng cuối cùng có thể xem xét giảm một số thuế quan theo cách có đi có lại.
Yellen nói rằng thuế quan có xu hướng thúc đẩy giá trong nước và tăng chi phí cho người tiêu dùng và cho các công ty từ đầu vào như nhôm và thép, điều đó có nghĩa là giảm thuế sẽ có tác dụng “khử lạm phát”.
Bộ trưởng Tài chính và các quan chức khác nhấn mạnh rằng sự tăng vọt về giá cả hiện tại ở Mỹ là kết quả của sự tắc nghẽn chuỗi cung ứng và giá năng lượng cao hơn, nhưng cho rằng lạm phát sẽ giảm bớt trong nửa cuối năm 2022.
Xem thêm:
Reuters ngày 1/11/2021: Yellen says reciprocal lowering of tariffs could help ease inflation
Lầu Năm Góc lo ngại về sự phát triển quân sự của Trung Quốc
Tướng John Hyten, Phó Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, cho biết Trung Quốc đang hiện đại hóa quân đội với tốc độ “đáng kinh ngạc” và sẽ vượt qua sức mạnh quân sự của cả Nga và Mỹ trong những năm tới “nếu chúng ta không làm gì đó để thay đổi.” Nhận xét của ông phản ánh những lo lắng tại Lầu Năm Góc về thành tích và đầu tư quân sự nhanh chóng của Trung Quốc, nổi bật là việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân, sự hung hăng đối với Đài Loan và các vụ thử tên lửa siêu thanh gần đây.
Xem thêm:
AP News ngày 1/11/2021: Pentagon rattled by Chinese military push on multiple fronts
Israel, Ấn Độ xây dựng kế hoạch hợp tác quốc phòng 10 năm
Israel và Ấn Độ đã nhất trí thành lập một lực lượng đặc nhiệm giúp xây dựng kế hoạch hợp tác 10 năm nhằm xác định các lĩnh vực mới trong hợp tác quốc phòng giữa hai nước.
Kế hoạch, bao gồm mua sắm, sản xuất và nghiên cứu phát triển quốc phòng, đã được thống nhất trong chuyến thăm tuần trước của Ajay Kumar, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.
Israel đã cung cấp cho Ấn Độ nhiều hệ thống vũ khí, tên lửa và máy bay không người lái trong vài năm qua, khiến Ấn Độ trở thành một trong những khách hàng mua khí tài quân sự lớn nhất của Israel.
Xem thêm:
The Jerusalem Post ngày 31/10/2021: Israel, India to build 10-year defense cooperation plan
—–
II- QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC
Nhà Trắng tranh luận để trì hoãn kế hoạch của Biden về thuế quan đối với các ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc
Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã thúc đẩy công bố các bước hướng tới việc tăng thuế đối với một số ngành công nghiệp chủ chốt của Trung Quốc như thép và tấm pin mặt trời và cũng là những ngành nhận được nhiều sự ủng hộ nhất từ Bắc Kinh – đồng thời giảm bớt các hình phạt đối với hàng nghìn sản phẩm khác, theo hai người am hiểu về các cuộc thảo luận. Nhưng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai muốn cho Trung Quốc thời gian để tham gia vào các cuộc đàm phán thương mại trước khi Hoa Kỳ có bước đi mới.
Các công ty có chi phí sản xuất tăng do thuế quan đã kỳ vọng Biden sẽ đẩy lùi các cuộc chiến thương mại của Trump. Nhưng Biden cũng phải cân nhắc giữa những yêu cầu đó với mong muốn tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh của một bộ cử tri đang ngày càng lo lắng về sức mạnh kinh tế của Trung Quốc, cũng như mong muốn từ những người đã ủng hộ ông để duy trì thuế quan đối với các ngành công nghiệp chủ chốt như thép.
Xem thêm:
Politico ngày 29/10/2021: White House debates to delay Biden’s plan for tariffs on key Chinese industries
Hội đàm song phương Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ – Trung
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm Chủ nhật ngày 31/10/2021, bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G-20. Đây được coi là một hoạt động được thiết kế để đảm bảo rằng mối quan hệ cạnh tranh gay gắt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới không dẫn đến xung đột.
Các quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ mô tả cuộc trao đổi kéo dài khoảng một giờ là thẳng thắn, mang tính xây dựng và hiệu quả. Họ cho biết Blinken nói rõ về những lo ngại của Hoa Kỳ. Các quan chức nhất quyết muốn giấu danh tính để thảo luận về các cuộc trao đổi với Stars and Stripes.
Một trong những mục tiêu của Hoa Kỳ là duy trì đường dây liên lạc cởi mở với Trung Quốc và thiết lập một cuộc gặp trực tuyến vào cuối năm nay giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Tại cuộc họp, Blinken đã bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đã gia tăng căng thẳng liên quan đến Đài Loan, đồng thời khẳng định Mỹ vẫn tiếp tục “chính sách một Trung Quốc”. Blinken nói với CNN hôm Chủ nhật rằng “không có gì thay đổi” trong cam kết lâu đời của Hoa Kỳ theo Đạo luật Quan hệ Đài Loan “để đảm bảo rằng Đài Loan có các phương tiện để tự vệ. Và chúng tôi trung thành với điều đó.” Ông cho biết cam kết của Biden có từ thời ông còn là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ.
Trong khi đó, Vương Nghị nói rằng Đài Loan là vấn đề nhạy cảm nhất giữa Mỹ và Trung Quốc và sẽ gây tổn hại cho quan hệ nếu xử lý sai. “Điểm mấu chốt của tình hình hiện nay ở eo biển Đài Loan là chính quyền Đài Loan đã nhiều lần cố gắng phá vỡ khuôn khổ một Trung Quốc, và sự đồng tình và ủng hộ của Mỹ đối với lực lượng ‘Đài Loan độc lập’ cũng là nguyên nhân”, ông nói.
“Chúng tôi yêu cầu Mỹ theo đuổi chính sách một Trung Quốc thực sự, không phải chính sách một Trung Quốc giả tạo; chúng tôi yêu cầu Mỹ thực hiện các cam kết với Trung Quốc, không hành động phản bội; chúng tôi yêu cầu Mỹ thực hiện chính sách một Trung Quốc thực sự thông qua hành động, thay vì nói một đằng làm một nẻo.”
Ngoại trưởng Blinken cũng bày tỏ quan ngại về các hoạt động của Trung Quốc mà ông cho rằng làm suy yếu trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đi ngược lại các giá trị và lợi ích của Mỹ cũng như của các đồng minh và đối tác của Mỹ, trong đó có hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 31/10/2021: Secretary Blinken’s Meeting with PRC State Councilor and Foreign Minister Wang
Stars and Stripes ngày 31/10/2021: Blinken raised concerns about Taiwan with China
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/10/2021: 王毅会见美国国务卿布林肯
South China Morning Post ngày 31/10/2021: No change to US’ one-China stand on Taiwan, Blinken tells Wang Yi
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 30/10/2021: 王毅就当前台海局势答记者问
Tân Hoa Xã ngày 1/11/2021: Chinese FM urges U.S. to change its wrong China policy
Nhân dân Nhật báo ngày 1/11/2021: 王毅会见美国国务卿布林肯
—–
III- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc của Trung Quốc: Cần kiên quyết bác bỏ chủ nghĩa hợp hiến của phương Tây
Vào ngày 23/10/2021, Lật Chiến Thư, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và Chủ tịch Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Nhân đại), đã có bài phát biểu tại lễ bế mạc cuộc họp lần thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Nhân đại.
Ông Lật nhấn mạnh: “Trước tiên, chúng ta phải tuân thủ sự lãnh đạo chung của Đảng như nguyên tắc chính trị cao nhất, kiên quyết giữ vững thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của Đảng…. Thứ hai, chúng ta phải kiên quyết đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. … Chúng ta không được từ bỏ bản chất cơ bản của hệ thống chính trị của Trung Quốc và kiên quyết phản đối, chống lại và ngăn chặn ảnh hưởng ăn mòn của ‘chủ nghĩa hợp hiến’, các cuộc bầu cử đa đảng, tam quyền phân lập, hệ thống lưỡng viện, và nền độc lập của cơ quan tư pháp tồn tại ở phương Tây.”
Xem thêm:
Nhân dân Nhật báo ngày 24/10/2021: 全面系统深入学习贯彻中央人大工作会议精神 坚定制度自信提升人大工作实效–时政–人民网
Tàu tuần tra dân sự lớn nhất của Trung Quốc ‘có thể được sử dụng để hỗ trợ các tuyên bố chủ quyền trên biển’
Cục Hải Sự Trung Quốc (MSA) đã đưa vào hoạt động tàu tuần tra lớn nhất từ trước đến nay của mình với số hiệu Hải Tuần 09 (“Sea Patrol 09”), có lượng choán nước hơn 10.000 tấn. Tàu tuần tra phi quân sự lớn nhất Trung Quốc này được cho là được trang bị năng lực truyền động tiên tiến, vòi rồng, hệ thống theo dõi trên không, sàn đáp trực thăng và có năng lực cấp cứu y tế trên biển, nhưng không có vũ khí và dường như được thiết kế cho một loạt các nhiệm vụ cảnh sát, tìm kiếm và cứu nạn, nhân đạo và ngoại giao.
Một số nhà quan sát cho rằng con tàu và kích thước đáng chú ý của nó có thể là kết quả về sự cạnh tranh liên ngành giữa các cơ quan hàng hải khác nhau của Trung Quốc. Các nguồn tin gợi ý rằng MSA đang tìm kiếm sự tham gia nhiều hơn vào các khu vực như Biển Đông – khu vực vốn phần lớn thuộc về lực lượng Hải cảnh. Hải cảnh chịu sự kiểm soát của quân đội, trong khi MSA là một tổ chức dân sự – và việc triển khai tàu lớn có thể tăng cường khả năng gây ảnh hưởng của cơ quan này đối với khu vực.
Cục Hải sự Trung Quốc cho biết Hải tuần 09 sẽ “tăng cường khả năng chủ động kiểm soát giao thông hàng hải và hỗ trợ khẩn cấp” tại tỉnh Quảng Đông, “đảm bảo an toàn và thông thoáng của các tuyến giao thông hàng hải ở Biển Đông” và “nâng cao năng lực quản lý giao thông và bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc”. Khi khởi đóng tàu Hải tuần 09, Phó trưởng Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông Lâm Khuê cho biết hoạt động của hải tuần không khác lực lượng thanh tra giao thông trên biển của một số nước.
Tuy nhiên, Đại tá Nguyễn Minh Tâm, nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân, nói với VnExpress rằng việc Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông, một cơ quan dân sự, được trang bị tàu tuần tra lớn và hiện đại như vậy thực chất là hành động kiểu “bình mới rượu cũ”, tạo lớp vỏ mới cho lực lượng vũ trang trên biển nhằm tránh tiếng là triển khai lực lượng vũ trang ngoài biên giới của mình.
Các tàu với lượng giãn nước từ 7.500 tấn như Hải tuần 01 tới hơn 10.000 tấn như Hải tuần 09 “có nhiều chỗ trống trên boong và khoang tàu để bố trí vũ khí hạng nặng như hải pháo, ngư lôi, tên lửa diệt hạm, bom chìm…” cùng hệ thống điều khiển vũ khí nên “rất dễ cải hoán thành chiến hạm”, theo ông Tâm.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 23/10/2021: China’s largest civilian patrol boat ‘could be used to back maritime claims’
VnExpress ngày 27/10/2021: Toan tính của Trung Quốc khi đóng tàu hải tuần 10.700 tấn
Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến Phát triển Toàn cầu
Trong bài phát biểu qua video gửi đến Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố hoan nghênh thêm nhiều quốc gia tham gia tích cực vào Sáng kiến Phát triển Toàn cầu của nước này. Các cuộc điện đàm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với các nhà lãnh đạo Uzbekistan và Guinea Xích đạo trong tuần qua, cũng như các cuộc tiếp xúc giữa Ngoại trưởng Vương Nghị và những người đồng cấp trong chuyến thăm châu Âu của ông, cũng đề cập đến sáng kiến trên.
Trong một bài phát biểu vào ngày 26/9/2021, ông Vương Nghị đã nói về Sáng kiến Phát triển Toàn cầu là sáng kiến bao hàm khái niệm cốt lõi lấy con người làm trung tâm. Nó lấy việc cải thiện hạnh phúc của mọi người và thực hiện sự phát triển toàn diện của họ làm điểm khởi đầu và là mục tiêu cuối cùng, đồng thời nỗ lực để đáp ứng nguyện vọng của tất cả các quốc gia về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sáng kiến tập trung vào phát triển như là chìa khóa chính để giải quyết mọi vấn đề, và cố gắng giải quyết các vấn đề khó khăn của phát triển và tạo ra nhiều cơ hội hơn để phát triển, không để quốc gia và cá nhân nào bị bỏ lại phía sau.
Sáng kiến Phát triển Toàn cầu xác định các lĩnh vực ưu tiên bao gồm xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực, COVID-19 và vắc xin, tài chính cho phát triển, biến đổi khí hậu và phát triển xanh, công nghiệp hóa, kinh tế kỹ thuật số và kết nối. Để đạt được mục tiêu này, Trung Quốc cũng đã đưa ra các đề xuất và kế hoạch hợp tác để chuyển sự đồng thuận phát triển thành các hành động thực tế để tạo động lực mới cho việc thực hiện Chương trình nghị sự 2030.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 27/10/2021: Xi calls for closer all-round cooperation with Uzbekistan
CGTN ngày 27/10/2021: Xi Jinping says China welcomes Equatorial Guinea to join Global Development Initiative
Tân Hoa Xã ngày 30/10/2021: Xi welcomes active participation of more countries in Global Development Initiative
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/10/2021: Wang Yi Meets with Argentine Foreign Minister Santiago Cafiero
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 31/10/2021: Wang Yi Meets with Mexican Foreign Minister Marcelo Ebrard
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói về Sáng kiến Phát triển Toàn cầu: Wang Yi Talks about the Importance of the Global Development Initiative
Tập Cận Bình: Cần tạo ra một cách tiếp cận toàn diện mới trong chế tạo vũ khí trang bị để đóng góp tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu của cuộc đấu tranh 100 năm của quân đội
Tại Hội nghị trang bị quân sự của Giải phóng quân Nhân dân (PLA) được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 25 và 26/10/2021, Tập Cận Bình đã đưa ra những chỉ thị quan trọng. Ông nhấn mạnh “sự phát triển đột phá” của việc chế tạo vũ khí và trang bị quân sự trong thời kỳ Kế hoạch 5 năm lần thứ 13 dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Quân ủy Trung ương (QUTƯ). Ông bày tỏ hy vọng “các đồng chí sẽ quán triệt sâu sắc tư tưởng của Đảng về củng cố quân đội trong thời kỳ mới, thực hiện triệt để chủ trương chiến lược quân sự thời kỳ mới, đẩy mạnh thực hiện các nhiệm vụ trong “Kế hoạch 5 năm lần thứ 14”, và đẩy nhanh việc xây dựng một hệ thống quản lý vũ khí và trang bị hiện đại hóa,” cùng những thứ khác.
Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch QUTƯ Trương Hựu Hiệp (张 又 侠) cũng tham dự hội nghị và có bài phát biểu. Ông nhấn mạnh quân đội cần tập trung vào nhu cầu an ninh quốc gia, tập trung vào khả năng tự lực về công nghệ và tự cải tiến, nỗ lực hết sức để đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa vũ khí và trang bị, để nâng cao hoạt động vũ khí và trang bị của PLA lên một tầm cao mới. Bên cạnh lãnh đạo QUTƯ, các đơn vị chủ lực trong quân đội, các quan chức có liên quan, còn có sự hiện diện của các tập đoàn công nghiệp quân đội và đại diện các doanh nghiệp.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo dẫn lời Tống Trung Bình, một chuyên gia quân sự và nhà bình luận rằng, cốt lõi trong bài phát biểu của ông Tập trùng với các mục tiêu của Trung Quốc là thực hiện thông tin hóa, cơ giới hóa và thông minh hóa trước kỷ niệm 100 năm thành lập PLA vào năm 2027 và về cơ bản hoàn thành quá trình hiện đại hóa lực lượng vũ trang và quốc phòng Trung Quốc vào năm 2035. Ông Tống giải thích: “Để nâng cao năng lực chiến đấu của PLA, điều cốt yếu là phải độc lập về kỹ thuật và sức mạnh. Vì chúng ta đang đối mặt với một môi trường an ninh khó khăn, chúng ta nên nắm trong tay càng nhiều công nghệ cốt lõi càng tốt”.
Tờ Hoàn Cầu Thời báo nói rằng tại triển lãm Airshow China 2021 được tổ chức từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 ở Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, các nhà thiết kế và kỹ sư hàng đầu của nhiều loại vũ khí, máy bay và thiết bị tiên tiến của Trung Quốc đã công bố một số kế hoạch mới về phát triển vũ khí và thiết bị của đất nước. Ngoài ra, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc vào tháng 1 đã dự đoán rằng tàu sân bay thứ ba của nước này sẽ có thể sớm được hạ thủy.
Xem thêm:
Reuters ngày 26/10/2021: China’s Xi calls for new progress in military equipment, weapons
Nhân dân Nhật báo ngày 27/10/2021: 习近平对全军装备工作会议作出重要指示强调 全面开创武器装备建设新局面 为实现建军一百年奋斗目标作出积极贡献
Global Times ngày 26/10/2021: President Xi calls to break new ground in weaponry, equipment development, assigns relevant missions in 14th Five-Year Plan
Tàu sân bay mới của Trung Quốc sẽ được chế tạo lớn hết mức có thể
Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc hiện đã có 2 tàu sân bay mang thiết kế của Liên Xô cũ là Liêu Ninh và Sơn Đông đang hoạt động trong khi chiếc thứ ba, Type-003, gần tương đương với lớp Ford của Hải quân Hoa Kỳ đang được đóng gần Thượng Hải. Hình ảnh vệ tinh cho thấy, Type-003 đã có những cải tiến khi có ba máy phóng trên boong so với công nghệ sàn trượt trên các tàu sân bay cũ vốn không cho phép máy bay trinh sát cảnh báo sớm KJ-600 có thể hoạt động. Hệ thống phóng máy bay điện từ (EMALS) trên Type-003 tương tự như hệ thống được trang bị trên các tàu sân bay lớp Ford của Hoa Kỳ sẽ cho phép các máy bay cỡ lớn (như KJ-600) hoạt động đồng thời có thể cải thiện sức bền của các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay. Việc hoàn thiện tàu sân bay mới vẫn đang được tiếp tục tiến hành và nó có lẽ sẽ chưa thể đưa vào hoạt động trong tương lai gần. Các bức ảnh vệ tinh cho thấy các phần của một tàu container đã được chuyển vào bến phía sau tàu sân bay để tiếp tục quá trình hoàn thiện.
Xem thêm:
Naval News ngày 27/10/2021: China’s Massive New Aircraft Carrier Is As Big As It Can Be
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc có thể đang sử dụng sân bay dân dụng đã đóng cửa cho các máy bay qua eo biển Đài Loan
Các bức ảnh vệ tinh của Planet Labs tại các thời điểm khác nhau cùng với các báo cáo quân sự của Đài Loan cho thấy Trung Quốc có khả năng đang sử dụng sân bay Sán Đầu-Ngoại Sa cách thành phố Đài Nam của Đài Loan chưa đầy 220 dặm để tiến hành các chuyến bay quân sự qua eo biển ít nhất từ tháng 10/2020. Sân bay hỗn hợp dân sự và quân sự tại thành phố Sán Đầu này đã ngừng hoạt động thương mại vào năm 2011 sau khi sân bay Yết Dương-Triều Sán gần đó được đưa vào vận hành.
Hình ảnh vệ tinh tháng 10/2020 cho thấy, 2 máy bay tác chiến chống ngầm Thiểm Tây KQ-200 xuất hiện tại nơi từng là sân đỗ của máy bay dân dụng ở sân bay Sán Đầu-Ngoại Sa. Hai chiếc máy bay tương tự cũng được phát hiện trong các bức ảnh vệ tinh ngày 7/5/2021, với 1 trong số đó đang lăn về phía đường băng. Theo Bộ Quốc phòng Đài Loan, 2 chiếc KQ-200 hay còn gọi là Y-8 đã đi vào vùng nhận diện phòng không của hòn đảo cùng ngày, cả hướng bay đi và bay về đều là phía thành phố Sán Đầu. Ngoài ra, các bức ảnh độ phân giải thấp tại bãi đỗ dân dụng cũ cũng phát hiện có từ 1 đến 3 máy bay từ giữa năm 2020; điều đó cho thấy việc triển khai này ít nhất đã bắt đầu từ thời điểm giữa năm 2020. Các bức ảnh vào ngày 2/9 của Planet Labs cho thấy, 6 máy bay Su 27/30 Flanker hoặc biến thể Shenyang J-11/16 của Trung Quốc, trên sân đỗ phía bắc trong khi báo cáo của Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết có 4 và 2 chiếc Su 30 lần lượt vào ADIZ vào ngày 5 và 6/9 từ hướng Sán Đầu.
Việc sử dụng căn cứ không quân Sán Đầu-Ngoại Sa không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển vào khu vực mà còn cho phép PLA tiếp cận nhanh hơn và tiến hành tuần tra trên phần phía nam của eo biển Đài Loan, phần phía bắc của Biển Đông và eo Ba Sĩ.
Ngoài Sán Đầu-Ngoại Sa, PLA cũng được cho là đang tổ chức các chuyến bay trên ADIZ của Đài Loan từ căn cứ Huệ Châu-Huệ Dương vốn cũng là một sân bay dân dụng nhưng đã có sự hiện diện thường xuyên của các máy bay giám sát, máy bay tác chiến điện tử và máy bay trinh sát cảnh báo sớm.
Xem thêm:
Defense News ngày 29/10/2021: Satellite images show China may be using closed civilian airport to launch Taiwan overflights
Trung Quốc có thêm căn cứ quân sự ở nước ngoài: Tajikistan phê duyệt xây dựng cơ sở mới do Trung Quốc tài trợ
Tajikistan đã phê duyệt việc xây dựng “một tiền đồn cho một đơn vị đặc nhiệm của cảnh sát Tajikistan gần biên giới Tajik-Afghanistan” do Trung Quốc tài trợ gần biên giới của nước này với Afghanistan trong bối cảnh các quan chức nước này cảnh báo về các mối đe dọa ngày càng tăng xuất phát từ nước láng giềng phía nam. Cơ sở này sẽ được đặt ở tỉnh tự trị Gorno-Badakhshan phía đông Tajikistan trên dãy núi Pamir, giáp ranh với tỉnh Tân Cương của Trung Quốc cũng như tỉnh Badakhshan phía đông bắc Afghanistan.
Ngoài ra, chính quyền Tajik đã đề nghị chuyển giao toàn bộ quyền kiểm soát một căn cứ quân sự cho Bắc Kinh và miễn mọi khoản tiền thuê trong tương lai để đổi lấy viện trợ quân sự từ Trung Quốc. Những diễn biến trên cho thấy dấu ấn quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc tại quốc gia Trung Á này khi Bắc Kinh và các nước khác trong khu vực tập trung chú ý về vấn đề an ninh ngày càng trở nên tồi tệ ở Afghanistan kể từ khi Taliban tiếp quản vào giữa tháng 8.
Cách đây hơn 10 năm vào tháng 1/2011, Quốc hội Tajikistan đã bỏ phiếu thông qua Nghị định thư nhượng cho Trung Quốc 1.000km2 đất thuộc vùng núi Pamirs của nước này, kết thúc 130 năm tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước.
Xem thêm:
Radio Free Europe Raido Liberty ngày 27/10/2021: Tajikistan Approves New Chinese Base As Beijing’s Security Presence In Central Asia Grows
SupChina ngày 27/10/2021 China to build new military base in Tajikistan
Tuổi Trẻ ngày 14/1/2011: Tajikistan nhượng 1.000km2 đất cho Trung Quốc
—–
IV- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC
Sau khi kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 38 và 39 (đã được đưa tin trong Bản tin Biển Đông số 81), các quốc gia thành viên ASEAN đã bước vào các hội nghị cấp cao với các nước đối tác, cụ thể là Hàn Quốc, Trung Quốc, Mỹ, Australia, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, cũng như Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 và Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS).
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Hàn Quốc
Ngày 26/10, trong hội nghị với các nhà lãnh đạo ASEAN, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in khẳng định coi trọng quan hệ với ASEAN, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN, cũng như cam kết đóng góp thêm 5 triệu USD vào Quỹ ASEAN Ứng phó COVID-19.
Xem thêm:
Yonhap ngày 26/10/2021: Moon pledges more financial support to increase COVID-19 vaccination in ASEAN
Báo Tin tức ngày 26/10/2021: Thủ tướng: Việt Nam cam kết đảm nhiệm tốt vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN – Hàn Quốc
ASEAN ngày 26/10/2021: Joint Statement of the 22nd ASEAN-Republic of Korea Summit on Advancing ASEAN-Republic of Korea Cooperation for People-centered Community of Peace and Prosperity
ASEAN ngày 27/10/2021: Chairman’s Statement of the 22nd ASEAN-ROK Summit
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc
Cũng trong ngày 26/10, Hội nghị Cấp cao ASEAN – Trung Quốc đã được tổ chức. Trong hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ mong muốn các nước ASEAN ủng hộ Trung Quốc gia nhập CPTPP. Ông cũng tuyên bố Trung Quốc sẽ làm việc với ASEAN để khởi động nghiên cứu các lĩnh vực khả thi để tăng cường Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc. Về vấn đề Biển Đông, ông kêu gọi các bên thúc đẩy hợp tác thực chất, xúc tiến đàm phán COC và sớm hoàn thành văn bản này. Ông Lý cũng cho biết ASEAN và Trung Quốc sẽ tổ chức một hội nghị cấp cao để kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ đối thoại giữa hai bên.
Theo Tuyên bố Chủ tịch về hội nghị (văn bản này chỉ được ban hành hôm 28/10, hai ngày sau hội nghị, muộn hơn tuyên bố chủ tịch về một số hội nghị diễn ra sau đó như hội nghị với Australia hay ASEAN+3), ASEAN và Trung Quốc đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Tháng 6/2021, trong Hội nghị đặc biệt Ngoại trưởng Trung Quốc – ASEAN tại Trùng Khánh, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố đề xuất này.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/10/2021: 李克强在第24次中国-东盟领导人会议上的讲话(全文)
Tân Hoa Xã ngày 26/10/2021: Full text: Speech by Chinese Premier Li Keqiang at the 24th China-ASEAN Summit
Báo Tin tức ngày 26/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Trung Quốc hỗ trợ ASEAN phát huy vai trò trung tâm, củng cố lòng tin chiến lược
The Star ngày 27/10/2021: China seeks upgrade of ties with Asean in lead-up to Xi summit
Zing News ngày 28/10/2021: ASEAN và Trung Quốc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
ASEAN ngày 26/10/2021: ASEAN-China Joint Statement on Cooperation in Support of the ASEAN Comprehensive Recovery Framework
ASEAN ngày 26/10/2021: ASEAN-China Joint Statement on Enhancing Green and Sustainable Development Cooperation
ASEAN ngày 28/10/2021: Chairman’s Statement of the 24th ASEAN-China Summit
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Mỹ
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ tham dự hội nghị cấp cao với ASEAN sau 4 năm. Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Biden khẳng định ASEAN có vai trò thiết yếu trong cấu trúc khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (AOIP).
Cũng trong dịp này, ông Biden đã công bố chương trình trị giá 102 triệu USD với các sáng kiến mới tăng cường hợp tác với ASEAN. Theo Nhà Trắng, 40 triệu USD sẽ được dùng vào việc phòng chống đại dịch Covid-19 và tăng năng lực của ASEAN trong ứng phó dịch bệnh trong tương lai, 20,5 triệu USD vào khí hậu, 20 triệu USD vào kinh tế, 17,5 triệu USD vào giáo dục và 4 triệu USD vào bình đẳng và công bằng giới.
Xem thêm:
Nhà Trắng ngày 26/10/2021: Remarks by President Biden at the Annual U.S.-ASEAN Summit
Nhà Trắng ngày 26/10/2021: Fact Sheet: New Initiatives to Expand the U.S.-ASEAN Strategic Partnership
VOA ngày 26/10/2021: Biden Expands US-ASEAN ‘Strategic Partnership’
Báo Tin tức ngày 26/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị đẩy mạnh quan hệ ASEAN – Hoa Kỳ
ASEAN ngày 26/10/2021: ASEAN-U.S. Leaders’ Statement on Digital Development
ASEAN ngày 27/10/2021: Chairman’s Statement of the 9th ASEAN-U.S. Summit
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Australia
Trong hội nghị cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và Australia hôm 27/10, Thủ tướng Australia Scott Morrison khẳng định hiệp ước AUKUS với Mỹ và Anh không làm thay đổi cam kết của Australia với việc không phổ biến vũ khí hạt nhân, với ASEAN và AOIP. Ông cũng cam kết đầu tư 154 triệu AUD (115,7 triệu USD) vào các sáng kiến hợp tác với ASEAN, cũng như ủng hôm thêm 10 triệu liều vaccine Covid-19 cho và đóng góp 124 triệu AUD (93,2 triệu USD) để hỗ trợ các dự án trong khu vực. Cũng trong hội nghị, ASEAN và Australia đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện.
Xem thêm:
Chính phủ Australia ngày 27/10/2021: Australia-ASEAN Leaders’ Summit and East Asia Summit
Japan Times ngày 27/10/2021: Australia seeks ASEAN’s understanding on AUKUS amid nuclear concerns
Báo Tin Tức ngày 27/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn Australia tiếp tục ủng hộ nỗ lực của ASEAN
ASEAN ngày 27/10/2021: Chairman’s Statement of the 1st ASEAN-Australia Summit
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nhật Bản
Tại hội nghị, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cam kết ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực và AOIP. Về vấn đề trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, ông Kishida tuyên bố chia sẻ mối quan ngại với các nước ASEAN và phản đối mạnh mẽ các thách thức với trật tự tự do và rộng mở trên biển dựa trên luật lệ.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 27/10/2021: The 24th ASEAN-Japan Summit Meeting
Báo Tin tức ngày 27/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Nhật Bản tiếp tục hỗ trợ ASEAN
ASEAN ngày 28/10/2021: Chairman’s Statement of the 24th ASEAN-Japan Summit
Hội nghị Cấp cao ASEAN+3
Các nhà lãnh đạo ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN+3 hôm 27/10. Tại hội nghị, các nước cam kết tiếp tục thúc đẩy tự do hóa thương mại và liên kết kinh tế khu vực, sớm phê chuẩn và triển khai Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc khẳng định tiếp tục ủng hộ các sáng kiến của ASEAN về phòng, chống Covid-19, cũng như khẳng định tăng cường hỗ trợ và hợp tác với ASEAN trong các lĩnh vực mới như chuyển đổi số, kinh tế số, thương mại điện tử, hỗ trợ thực hiện các mục tiêu phát triển xanh và bền vững.
Xem thêm:
Báo Tin tức ngày 27/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính: ASEAN+3 cần phát huy hơn nữa thế mạnh trong ứng phó khủng hoảng
ASEAN ngày 27/10/2021: Chairman’s Statement of the 24th ASEAN Plus Three Summit
ASEAN ngày 28/10/2021: ASEAN Plus Three Leaders’ Statement on Cooperation on Mental Health Amongst Adolescents and Young Children
Hội nghị Cấp cao Đông Á: Mỹ dự định phát triển một khuôn khổ kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trung Quốc muốn đẩy nhanh đàm phán COC. Nhật Bản tuyên bố COC phải phù hợp với UNCLOS và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi bên liên quan ở Biển Đông
Trong Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) năm nay, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã được mời trình bày về nỗ lực ứng phó COVID-19, tình hình phục hồi kinh tế toàn cầu.
Tại hội nghị, Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định cam kết của Mỹ với khu vực, với trật tự thế giới dựa trên luật lệ và tuyên bố sẽ ủng hộ các đồng minh và đối tác bảo vệ dân chủ, nhân quyền, pháp quyền và tự do hàng hải. Ông gọi hành động của Trung Quốc với Đài Loan là “ép buộc”, là mối đe dọa với hòa bình và ổn định, cũng như cho biết Mỹ có cam kết “vững chắc” với Đài Loan. Ngoài ra, ông cũng đề cập đến dự định của Mỹ nhằm phát triển một khuôn khổ kinh tế cho khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Đây là yếu tố duy nhất còn thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực, theo nhiều nhà phân tích.
Trong khi đó, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường bày tỏ quyết tâm đẩy mạnh tiến trình đàm phán COC. Ông kêu gọi các nước bên ngoài khu vực tôn trọng những nỗ lực này và kiềm chế các hành động gây ra bất đồng. Về vấn đề Myanmar, ông kêu gọi cộng đồng quốc tế tạo môi trường thuận lợi cho các nỗ lực của ASEAN dựa trên Phương thức ASEAN.
Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bày tỏ quan ngại và phản đối các hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản, pháp quyền và gây căng thẳng ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Ông tuyên bố COC cần phù hợp với UNCLOS và tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của mọi bên liên quan ở Biển Đông. Ông cũng bày tỏ tầm quan trọng của hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan và phải đối hành vi cưỡng ép kinh tế. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ quan ngại với tình hình ở Hong Kong và Tân Cương, đề cập đến vấn đề Triều Tiên và Myanmar.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 27/10/2021: Readout of President Biden’s Participation in the East Asia Summit
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ngày 27/10/2021: The 16th East Asia Summit (EAS)
Inquirer ngày 28/10/2021: Biden vows to stand with Asia on freedom, hits at China on Taiwan
Báo Tin tức ngày 28/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao Đông Á lần thứ 16
Tân Hoa Xã ngày 28/10/2021: Full text: Speech by Chinese Premier Li Keqiang At the 16th East Asia Summit
Chính phủ Trung Quốc ngày 28/10/2021: Premier proffers four-point proposal on East Asia cooperation
Nhân dân Nhật báo ngày 29/10/2021: 李克强出席第16届东亚峰会
ASEAN ngày 27/10/2021: East Asia Summit Leaders’ Statement on Economic Growth Through Tourism Recovery
ASEAN ngày 27/10/2021: East Asia Summit Leaders’ Statement on Sustainable Recovery
ASEAN ngày 27/10/2021: East Asia Summit Leaders’ Statement on Mental Health Cooperation
ASEAN ngày 28/10/2021: Chairman’s Statement of the 16th East Asia Summit
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nga
Trong hội nghị, các nước ASEAN và Nga nhất trí tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như phòng chống Covid-19, ứng phó với các thách thức an ninh, kinh tế… Kết thúc Hội nghị, hai bên đã thông qua Tuyên bố ASEAN-Nga về Xây dựng khu vực hòa bình, ổn định và bền vững và Tuyên bố ASEAN-Nga về Hợp tác trong lĩnh vực đấu tranh và giải quyết vấn đề ma túy toàn cầu.
Xem thêm:
Báo Tin tức ngày 28/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Cấp cao ASEAN – Nga lần thứ 4
TASS ngày 28/10/2021: Russia and ASEAN member states to cooperate on principles of mutual respect — statement
ASEAN ngày 28/10/2021: Joint Statement of the 4th ASEAN-Russia Summit: Building a Peaceful, Stable and Sustainable Region
ASEAN ngày 28/10/2021: Statement of ASEAN and the Russian Federation on Cooperation on Cooperation against Illicit Drugs Trafficking
ASEAN ngày 28/10/2021: Comprehensive Plan of Action (CPA) to Implement The Association of Southeast Asian Nations and The Russian Federation Strategic Partnership (2021-2025)
ASEAN ngày 28/10/2021: Chairman’s Statement of the 4th ASEAN-Russia Summit to Commemorate the 30th Anniversary of Dialogue Relations
Hội nghị Cấp cao ASEAN – Ấn Độ
Tại hội nghị, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khẳng định sự thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN là mối ưu tiên của Ấn Độ. Ông cũng mời các nước ASEAN tham gia các trụ cột của Sáng kiến Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Ấn Độ. Ông khẳng định sáng kiến này và AOIP của ASEAN là khuôn khổ cho tầm nhìn chung và hợp tác trong khu vực.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Ấn Độ ngày 28/10/2021: Remarks by Prime Minister Shri Narendra Modi at the 18th India-ASEAN Summit
Báo Tin tức ngày 28/10/2021: Thủ tướng đề nghị Ấn Độ ủng hộ ASEAN duy trì hòa bình ở Biển Đông
Tribune ngày 29/10/2021: Join Indo-Pacific initiative, Modi tells ASEAN nations
ASEAN ngày 28/10/2021: ASEAN-India Joint Statement on Cooperation on the ASEAN Outlook on the Indo-Pacific for Peace, Stability, and Prosperity in the Region
ASEAN ngày 28/10/2021: Chairman’s Statement of the 18th ASEAN-India Summit
—–
V- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC
ASEAN, Nga sắp diễn tập hải quân chung
Ngày 25/10/2021, Hội nghị Nhóm làm việc Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN (ADSOM WG) đã được tổ chức với sự tham gia của quan chức quốc phòng các nước ASEAN. Trong các vấn đề được bàn thảo tại hội nghị, các đại biểu đã đề cập tới công tác chuẩn bị cho diễn tập Hải quân ASEAN – Nga do Indonesia và Nga đồng chủ trì.
Năm 2019, khi tham dự thượng đỉnh Đông Á ở Bangkok, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã bày tỏ mong muốn tổ chức diễn tập hải quân chung với các nước ASEAN. Trong ADMM-14 năm ngoái, các nước ADMM thống nhất diễn tập hàng hải ASEAN – Nga diễn ra vào năm 2021.
Cũng trong hội nghị ADSOM WG vừa qua, quan chức quốc phòng các nước ASEAN cũng thảo luận về việc xem xét đề xuất của Anh, Pháp, Canada, Liên minh châu Âu (EU) trở thành quan sát viên các Nhóm chuyên gia ADMM+, cũng như lắng nghe phía Brunei cập nhật về đề xuất của Nga và Nhật Bản tổ chức Cuộc gặp không chính thức với Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN.
Xem thêm:
Quân đội nhân dân ngày 25/10/2021: Hội nghị trực tuyến Nhóm làm việc Quan chức Quốc phòng cấp cao ASEAN
VnExpress ngày 4/11/2019: Nga muốn diễn tập hải quân chung với ASEAN
Tuổi Trẻ ngày 9/12/2021: Thống nhất diễn tập hàng hải ASEAN – Nga năm 2021
Thủ tướng Việt Nam, Anh điện đàm
Ngày 26/10/2021, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc điện đàm trước thềm hội nghị COP26. Hai bên đã thảo luận về các vấn đề biến đổi khí hậu, thương mại, đầu tư, hợp tác phòng chống Covid-19… Hai bên cũng bày tỏ mong muốn tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm trong lĩnh vực quốc phòng an ninh. Về Biển Đông, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do hàng hải, hàng không, an ninh và hòa bình, đề cao luật pháp quốc tế, trong đó coi Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982) là khuôn khổ pháp lý cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương.
Ngay sau cuộc điện đàm, Anh đã hỗ trợ Việt Nam 500.000 bảng (hơn 680.000 USD) vật tư y tế thiết yếu để phòng chống Covid-19.
Xem thêm:
Thế giới & Việt Nam ngày 26/10/2021: Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm với Thủ tướng Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland
Chính phủ Anh ngày 26/10/2021: PM call with Prime Minister of Vietnam: 26 October 2021
Chính phủ Anh ngày 27/10/2021: UK to provide £500,000 of medical equipment to Viet Nam
Việt Nam, Trung Quốc tổ chức hội thảo về tư tưởng và chính sách đối ngoại của hai đảng
Ngày 27/10/2021, Học viện Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam và Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc (CIIS) tổ chức hội thảo khoa học chủ đề: “Tư tưởng và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh mới”. Đại biểu tham dự phía Việt Nam có Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Hiệu, Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao Phạm Lan Dung, cùng đại diện một số bộ, ban ngành, học giả từ một số viện nghiên cứu. Phía Trung Quốc có Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, Viện trưởng Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc Từ Bộ, cùng đại diện một số bộ, ban, ngành và học giả của một số viện nghiên cứu Trung Quốc.
Các tác giả có tham luận bao gồm: Về phía Việt Nam có Cố vấn cao cấp Trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển quốc tế (CSSD), Phó Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Trung Nguyễn Vinh Quang; Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao Lê Đình Tĩnh; Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Văn Thành; ông Trần Huy Hùng, vụ Đông Bắc Á, Bộ Ngoại giao. Về phía Trung Quốc có nguyên Viện trưởng Viện các vấn đề quốc tế Dương Khiết Miễn; Chủ nhiệm Trung tâm quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, Đại học Phúc Đán Dương Kiện; Quyền Hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nam Kinh Chu Phong, Phó trưởng phòng nghiên cứu Đông Nam Á và châu Đại Dương, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại Trung Quốc Trương Học Cương.
Xem thêm:
Thế giới & Việt Nam ngày 27/10/2021: Hội thảo khoa học Tư tưởng và chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc trong bối cảnh mới
Nhân dân Nhật báo ngày 28/10/2021: 中越共同举办“新形势下中越两党外交思想与政策”研讨会
CIIS ngày 28/10/2021: 徐步院长出席“新形势下中越两党外交思想与政策”研讨会
Tòa trọng tài thường trực thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
Ngày 27/10/2021, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ ký thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tòa Trọng tài thường trực (PCA) về việc thành lập văn phòng đại diện của PCA tại Việt Nam dưới hình thức trực tuyến.
PCA được biết đến là một thiết chế tài phán quốc tế hỗ trợ các dịch vụ hành chính cho trọng tài quốc tế giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tư nhân, bao gồm: (i) Giải quyết các tranh chấp quốc tế. (ii) Cung cấp các dịch vụ hành chính hỗ trợ các bên tranh chấp và các trọng tài viên, đóng vai trò là kênh liên lạc chính thức và đảm bảo lưu giữ an toàn các tài liệu. PCA cũng cung cấp các dịch vụ như quản lý tài chính, hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật cho các cuộc họp và điều trần, sắp xếp việc đi lại, cũng như hỗ trợ về ngôn ngữ và thư ký chung. (iii) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ trong các hình thức giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế khác, bao gồm trung gian, hòa giải và các hình thức giải quyết tranh chấp thay thế khác (ADR). (iv) PCA cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hành chính trong việc tìm hiểu sự thật/ ủy thác điều tra của các quốc gia, cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và tư nhân.(v) Cung cấp cơ sở vật chất cho các trọng tài được thành lập theo quy tắc trọng tài quốc tế hoặc theo thỏa thuận.
Hiện tại PCA có trụ sở chính đặt tại La Hay, ngoài ra PCA đã mở văn phòng ở nhiều thành phố khác nhau để giúp các dịch vụ của mình dễ tiếp cận hơn ở các khu vực khác nhau trên thế giới như: Văn phòng Buenos Aires, Argentina, Văn phòng Mauritius, Văn phòng Singapore. Văn phòng đại diện tại Việt Nam là văn phòng đại diện thứ 4 của thiết chế tài phán này. Về cơ bản các văn phòng đại diện sẽ cung cấp các dịch vụ pháp lý của PCA đối với các quốc gia trong khu vực đặt trụ sở tại văn phòng. Hiện tại, PCA không có quy định riêng biệt nào về ưu đãi đối với các quốc gia đặt văn phòng đại diện, những ưu đãi pháp lý trong thời gian sắp tới của Việt Nam phụ thuộc vào nội dung thỏa thuận giữa hai bên.
Xem thêm:
Báo Quốc tế ngày 27/10/2021: Tòa Trọng tài thường trực PCA thành lập Văn phòng đại diện tại Việt Nam
Permanent Court Arbitration: Dispute Resolution Services
Permanent Court Arbitration: International Offices
Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc của Việt Nam đạt gần 89,4 tỉ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong các nước
Trong 10 tháng, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh, với kim ngạch đạt 89,4 tỉ USD, tăng 36,4% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là nhập từ Hàn Quốc đạt 45,5 tỉ USD, tăng 21,4%; từ Nhật Bản đạt 18 tỉ USD, tăng 9%; EU đạt 13,8 tỉ USD, tăng 15,9%; Mỹ với 13 tỉ USD, tăng 13,5%.
Về thị trường xuất khẩu, Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 76 tỉ USD, tăng gần 22% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc, EU, ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Xem thêm:
Báo Thanh Niên ngày 31/10/2021: Chi gần 90 tỉ USD mua hàng từ Trung Quốc
—–
VI- CHUYỂN ĐỘNG LIÊN HỢP QUỐC
G77 và Trung Quốc: Các biện pháp kinh tế đơn phương như một biện pháp chống lại kinh tế và chính trị đối với các nước đang phát triển
Tại phiên họp thứ 76, Ủy ban thứ 2, mục chương trình nghị sự 18 (a) của Liên hợp quốc liên quan đến câu hỏi về chính sách kinh tế vĩ mô: thương mại quốc tế và phát triển, Chủ tịch đương nhiệm của nhóm G77, Guinea đã đưa ra một bản dự thảo nghị quyết về vấn đề “Các biện pháp kinh tế đơn phương như một biện pháp chống lại kinh tế và chính trị đối với các nước đang phát triển”.
Nhóm 77 quốc gia đang phát triển – G77 là một liên minh của 134 quốc gia đang phát triển trên thế giới phần lớn đến từ các khu vực Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, được thành lập để thúc đẩy phát triển kinh tế và khả năng đàm phán chung tại LHQ của tất cả các quốc gia thành viên. (Sở dĩ nhóm có tên là G77 vì ban đầu nhóm được 77 quốc gia thành thành viên sáng lập). Nhóm G77 sẽ luân phiên bầu ra Chủ tịch để đại diện phát ngôn và chủ trì các phiên họp của nhóm. Mặc dù được liệt kê là 1 trong 134 quốc gia thành viên của G77, tuy nhiên Trung Quốc không coi mình là một thành viên, cũng như không coi mình là một nước đang phát triển. Trên thực tế, nước này luôn ủng hộ và đóng góp tài chính cho G77 đồng thời khẳng định luôn ủng hộ các yêu sách chính đáng và yêu cầu hợp lý và duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với G77, các tuyên bố chính thức được đưa ra bởi G77 với tham gia của Trung Quốc thể hiện sự nhất trí quan điểm của các bên. Do đó, các tuyên bố chính thức của G77 được đưa ra dưới danh nghĩa Nhóm 77 và Trung Quốc hoặc G77 + Trung Quốc.
Phát biểu trước “Nhóm 77 quốc gia đang phát triển” và Trung Quốc, đại biểu của Guinea nhấn mạnh tầm quan trọng hàng đầu của việc thực hiện chương trình nghị sự phát triển toàn cầu và giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến thế giới hiện nay. Điều này bao gồm tác động liên tục của COVID-19 và nhu cầu tăng cường hợp tác nội bộ để hỗ trợ các kế hoạch và chiến lược phục hồi quốc gia.
Kết thúc phiên làm việc G77 và Trung Quốc cũng đã nhất trí ban hành một dự thảo chung. Trong đó, dự thảo khẳng định không Quốc gia nào có thể sử dụng hoặc khuyến khích sử dụng các biện pháp kinh tế, chính trị hoặc bất kỳ biện pháp đơn phương nào khác để ép buộc Quốc gia khác phục tùng mình. Các quốc gia cần lưu tâm đến các nguyên tắc chung điều chỉnh hệ thống thương mại quốc tế và các chính sách thương mại để phát triển có trong các nghị quyết, quy tắc và điều khoản có liên quan của Liên hợp quốc và WTO. Bản dự thảo còn đặc biệt lo ngại rằng việc sử dụng các biện pháp kinh tế đơn phương ảnh hưởng bất lợi đến nền kinh tế và nỗ lực phát triển của các nước đang phát triển nói riêng và tác động tiêu cực đến hợp tác kinh tế quốc tế và các nỗ lực trên toàn thế giới nhằm hướng tới một hệ thống thương mại đa phương mở và không phân biệt đối xử nói chung. Những biện pháp như vậy cấu thành sự vi phạm rõ ràng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế được quy định trong Hiến chương, cũng như các nguyên tắc cơ bản của hệ thống thương mại đa phương.
Nội dung dự thảo cũng yêu cầu cộng đồng quốc tế có những biện pháp khẩn cấp và phù hợp và hiệu quả để loại bỏ việc sử dụng các biện pháp kinh tế như vậy và kêu gọi cộng đồng quốc tế lên án, bác bỏ việc áp dụng các biện pháp cưỡng bức kinh tế đơn phương không phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và Hiến chương, điều này cản trở năng lực của các quốc gia trong việc thích ứng hiệu quả khi đối mặt với đại dịch COVID-19 và thúc đẩy phục hồi sau đại dịch, đồng thời yêu cầu Liên Hợp Quốc có những đối sách phù hợp với vấn đề này.
Một thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông bình luận, điều trớ trêu là Trung Quốc, nước tài trợ nhiều nhất cho G77 và cùng tham gia soạn thảo dự thảo nghị quyết này, lại là nước đang được xem là lộ liễu nhất trong việc dùng các biện pháp cưỡng bức kinh tế với Úc (đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên gần như thừa nhận công khai), và nguy cơ Trung Quốc áp đặt trừng phạt kinh tế với Việt Nam nếu Việt Nam đưa tranh chấp Biển Đông ra một toà quốc tế cũng là mối lo của Việt Nam.
Xem thêm:
Guinea: draft resolution, 13/10/2021, Unilateral economic measures as a means of political and economic coercion against developing countries
UN: Second Committee Opens Seventy-Sixth Session, Approving Organization of Work
Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China: 七十七国集团 Group of 77, G77
—–
VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
Economist: Câu lạc bộ quốc gia Đông Nam Á chưa thoát khỏi bài kiểm tra lớn nhất
Theo các tác giả, ASEAN giống như một “giáo phái”, tôn thờ tín ngưỡng “Phương thức ASEAN”, bao gồm hai khía cạnh chính: đồng thuận và vai trò trung tâm. Trong vấn đề Myanmar, quan điểm đồng thuận, không can thiệp đã phải nhường chỗ cho mong muốn giữ vững uy tín và vai trò của khối. Trong khi đó, vai trò trung tâm của ASEAN đang gặp phải thách thức từ cạnh tranh nước lớn. Bài viết cho rằng ASEAN cần có chính sách rõ ràng với Trung Quốc và đạt được đồng thuận mới về “vai trò trung tâm”.
Xem thêm:
Economist ngày 30/10/2021: South-East Asia’s regional club faces its greatest tests yet. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Yatharth Kacchiar và Priya Vijaykumar Poojary: Những cách tiếp cận phân tán của AUKUS, QUAD và FOIP của EU không thể chống lại Trung Quốc
Mặc dù cả liên minh AUKUS, QUAD và EU đều hoạt động dựa trên mục đích kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, tuy nhiên cả ba là những nỗ lực độc lập, rời rạc và thiếu khía cạnh về kinh tế. Hơn nữa, các phương pháp tiếp cận phân tán và đặc biệt được áp dụng riêng rẽ bởi Quad, AUKUS và chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU có thể tác động lẫn nhau, làm xói mòn mục tiêu thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Bên cạnh đó, động thái nộp đơn xin trở thành thành viên của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Trung Quốc đã báo hiệu nỗ lực không ngừng trong việc tăng cường sức nặng kinh tế của mình. Đứng trước tình hình đó, các liên minh trong khu vực cần phải đưa ra một chính sách nhất quán nhằm cân bằng nền kinh tế trước những nỗ lực của Bắc Kinh.
Một giả thuyết được tác giả Yatharth Kacchiar và Priya Vijaykumar Poojary đặt ra rằng: Liệu Hoa Kỳ có quay trở lại thỏa thuận thương mại khu vực đồng thời lôi kéo Anh và Liên minh Châu Âu hợp tác? Những đối tác có cùng chí hướng sẽ tạo ra những cơ hội giúp đối phó với nền kinh tế ngày càng phát triển của Bắc Kinh. Và đây sẽ là cơ hội tốt nhất cho cách tiếp cận chắc chắn và thống nhất đối với bài toán hóc búa về Trung Quốc.
Xem thêm:
The Interpreter ngày 27/10/2021: AUKUS? Quad? FOIP? A fragmented approach cannot counter China
Chính sách thương mại với Trung Quốc dưới thời chính quyền Biden được xem là “rượu cũ bình cũ”
Vào ngày 28/10/2021, Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, Katherine Tai cho biết rằng mục đích của bà là giảm nhiệt mối quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vốn đang trở nên nóng lên một cách nguy hiểm.
Sau thời gian xem xét, bà Katherine Tai đã có một bài phát biểu tiết lộ về “cách tiếp cận mới” của chính quyền Biden trong thương mại với Trung Quốc, nhưng thay vào đó bà lại bắt đầu bằng việc thực hiện các chính sách do Donald Trump để lại. Điều này đã gây ra sự thất vọng cho nhiều chuyên gia chính sách thương mại, bao gồm những người ủng hộ chính quyền. Cựu chuyên gia đàm phán thương mại Clyde Prestowitz nói với Oriental Economist rằng “ Bài phát biểu có giọng điệu nhẹ nhàng hơn một chút so với chính quyền Trump nhưng chắc chắn không phải là một bước lùi khi so sánh với chính sách ‘can dự tích cực’ của năm vị tổng thống trước. Bà ấy chưa thực sự đưa ra một chính sách khác biệt”. Bên cạnh đó, bài phát biểu cũng truyền tải quan điểm rằng đã có một sự thay đổi tương tự như chính quyền trước đây và vẫn còn tiếp tục đến bây giờ:đó là chính sách công nghiệp đã thay thế cho chính sách thương mại.
Hơn nữa, sự vắng mặt của một chiến lược thương mại toàn cầu, hoặc thậm chí là khu vực, dựa trên việc làm việc với các đồng minh và đối tác đã gây lo ngại đặc biệt cho một số nhà quan sát. Solis, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á và Nghiên cứu Nhật Bản của Brookings nhận xét: “Phần lớn, Cơ quan đại diện Thương Mại Hoa Kỳ (USTR) đang nói về việc tiếp tục cách tiếp cận thương mại có kiểm soát của chính quyền Trump, một phương pháp làm giảm sự gắn kết với các đồng minh vì các cam kết mua hàng là phân biệt đối xử”. Trong khi đó, các cơ hội hợp tác với các đối tác Mỹ ở châu Á có thể tạo ra các công cụ hiệu quả hơn để đối phó với Trung Quốc lại không được đề cập trong chính sách “mới” và cụ thể cơ hội bị bỏ lỡ là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Xem thêm:
Reuters ngày 28/10/2021: U.S. trade chief Tai says she aims to reduce U.S.-China tensions
Asia Times ngày 28/10/2021: Biden’s China trade policy is old wine in an old bottle
Corey Lee Bell: Điều gì đằng sau sự gia tăng đột biến các máy bay quân sự Trung Quốc đi vào Vùng nhận diện phòng không Đài Loan
Tháng 10/2021 đã chứng kiến sự gia tăng đột biến các chuyến bay quân sự của Trung Quốc đi vào Vùng nhận diện phòng không Đài Loan với đỉnh cao là 56 lượt trong ngày 4/10 và 159 lượt trong 4 ngày từ 1-4/10. Sự gia tăng đã làm dấy lên lo ngại rằng mối đe dọa chiến tranh trên eo biển Đài Loan đang leo thang. Đáng chú ý, chỉ trong ngày 4/10 đã có tới 12 lượt máy bay ném bom có khả năng hạt nhân H-6 tiến vào ADIZ Đài Loan so với chỉ 7 trong số 82 ngày mà các cuộc xâm nhập được ghi kể từ 22/5/2021. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã cho máy bay tác chiến chống ngầm Y-8 xuất hiện 59 lần trong tổng số 82 ngày. Mục tiêu trước mắt của Trung Quốc có thể là chiếm lấy “nước” thay vì đất, có nghĩa là kiểm soát và khống chế các vùng biển xung quanh Đài Loan đặc biệt là khu vực gần eo Ba Sĩ và quần đảo Pratas trước khi nghĩ tới một cuộc tấn công quân sự lên hòn đảo trong tương lai.
Các máy bay H-6 và Y-8 chống ngầm chủ yếu cắt ngang ADIZ qua lòng chảo Đài Nam cách Đài Loan hơn 200 km về phía nam. Đây là khu vực vừa quan trọng về chiến lược lại vừa phù hợp với chiến lược chiến tranh tàu ngầm. Máy bay chống ngầm có thể theo dõi hoạt động của tàu ngầm, quét và lập bản đồ đáy biển cho thấy có thể Trung Quốc đang tiến hành thăm dò hoặc lập bản đồ sơ bộ về đáy biển để chuẩn bị một con đường cho Hải quân nước này vượt qua chuỗi đảo đầu tiên qua eo Ba Sĩ đồng thời có thể tính toán để cắt đứt các tuyến hàng hải và hàng không quan trọng của Đài Loan, điều mà các chuyên gia Đài Loan cho rằng Trung Quốc có thể sẽ thực hiện vào năm 2025.
Trong khi đó, các cuộc thâm nhập gần đảo Dongsha (Pratas) được thực hiện chủ yếu bởi máy bay trinh sát cảnh báo sớm KJ-500. Việc sử dụng các máy bay trinh sát tình báo điện tử có thể nhằm mục đích đe dọa đơn vị đồn trú trên đảo và tiến tới vô hiệu hóa hoặc kiểm soát hòn đảo trong trường hợp cần thiết.
Xem thêm:
The Strategist ngày 25/10/2021: What’s behind the spike in Chinese incursions into Taiwan’s air defence zone?
Lư Chu Lai, Chu Bân, Mã Xuân Yên: Xu hướng chính sách công nghệ của Mỹ với Trung Quốc và sách lược ứng phó của nước ta [Trung Quốc]
Qua phân tích các báo cáo và tài liệu của chính phủ và các học giả Mỹ, các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc về công nghệ và đề ra các biện pháp ứng phó. Các tác giả chỉ ra chính sách công nghệ của Mỹ có 6 nội dung và xu hướng lớn: kiểm soát các công nghệ then chốt, kìm kẹp các công ty công nghệ cao của Trung Quốc, gây trở ngại cho việc giao lưu và bồi dưỡng nhân tài giữa hai nước, thúc đẩy phương án thay thế cho “tài nguyên và kỹ thuật không đáng tin cậy của Trung Quốc”, thiết lập một liên minh thị trường công nghệ cao ở quy mô toàn cầu để cô lập Trung Quốc, tăng cường năng lực và tăng khả năng cạnh tranh về khoa học kỹ thuật. Tác giả đề ra 7 nhóm biện pháp đối phó cho Trung Quốc:
1. Nhận thức được tình hình và thống nhất về tư tưởng. Tính đến phương án xấu nhất, không ảo tưởng về Mỹ, kiện định tự lực tự cường về công nghệ, có thể chế quốc gia mới về khoa học công nghệ.
2. Thúc đẩy các công trình thay thế trong nước cho các lĩnh vực quan trọng, bảo vệ an toàn khoa học công nghệ của quốc gia.
3. Mở cửa với bên ngoài. Chú trọng giao lưu công nghệ với châu Âu và các quốc gia khác. Lợi dụng các nguồn tài nguyên mở.
4. Sử dụng ưu thế thị trường, xúc tiến hợp tác giữa các doanh nghiệp, phá vỡ rào cản đối với hợp tác công nghệ giữa các chính phủ.
5. Có chính sách thu hút nhân tài từ khắp thế giới
6. Tiến hành nghiên cứu cơ bản dựa trên tầm nhìn toàn diện dài hạn, tăng mức độ bền vững cho phát triển khoa học công nghệ
7. Kiên định tự tin và quyết tâm chiến lược.
Xem thêm:
The Paper ngày 14/7/2021: 美对华科技政策动向及我国应对策略
Defense One ngày 12/10/2021: How China Is Planning For a Tech Decoupling
—–
VIII- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH/NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Vũ Hải Đăng (2021) Improving the Freedom of Repairing Telecommunication Submarine Cables in Southeast Asia
Asia-Pacific Journal of Ocean Law and Policy 6 (2021) 66-93
Vào tháng 10/2019, các Bộ trưởng Công nghệ thông tin và Viễn thông ASEAN đã thông qua Hướng dẫn của ASEAN về khả năng phục hồi và sửa chữa cáp ngầm, đây là công cụ đầu tiên liên quan đến cáp ngầm viễn thông của khu vực. Điều này thể hiện sự gia tăng nhận thức của các quốc gia ASEAN về quy trình sửa chữa cáp ngầm nhanh chóng. Tuy nhiên, Hướng dẫn công nhận rằng các Quốc gia ven biển có thể cấp giấy phép sửa chữa cáp ngầm trong vùng biển mà họ có quyền chủ quyền và quyền tài phán, một cách tiếp cận đang được nhiều Quốc gia thành viên ASEAN áp dụng.
Bài nghiên cứu của TS. Vũ Hải Đăng đã đưa ra những phân tích, bình luận về việc hoàn thiện quyền tự do sửa chữa cáp ngầm trong khu vực, hướng đến việc xúc tiến sửa chữa cáp ngầm ở Đông Nam Á từ đó đưa ra những đề xuất hành động cho ASEAN đối với vấn đề này theo Hướng dẫn về khả năng phục hồi và sửa chữa cáp ngầm. Theo đó, các đề xuất được dựa trên 02 cân nhắc quan trọng: (1) Hướng dẫn sẽ giúp cho thực tiễn của khu vực phù hợp hơn với luật pháp quốc tế. (2) Cho phép sự thỏa hiệp giữa hai lợi ích dường như không thể hòa giải là sửa chữa nhanh chóng các tuyến cáp ngầm trong trường hợp có sự cố và bảo vệ an ninh và an ninh quốc gia. Điều này đòi hỏi ASEAN phải thực hiện những hành động cụ thể để bản Hướng dẫn được theo dõi và tuân thủ. Đồng thời tác giả cũng cho rằng đây là cơ hội để ASEAN thể hiện vai trò trung tâm của mình trong việc thúc đẩy hợp tác khu vực, không chỉ giữa các Quốc gia trong khu vực mà còn giữa các Quốc gia và các công ty tư nhân vì lợi ích chung.
Xem toàn văn nghiên cứu ở đây.
Nguyễn Hồng Thao (2021) South China Sea – New Battle of the Diplomatic Notes among Claimants in 2019–2021
Asia-Pacific Journal of Ocean Law and Policy 6 (2021) 165-191
Việc Malaysia đệ trình lên Ủy ban về ranh giới thềm lục địa (CLCS) về phía bắc thềm lục địa Malaysia mở rộng ngoài 200 hải lý vào tháng 12/2019 đã châm ngòi cho một cuộc chiến công hàm mới đối với các vấn đề tại Biển Đông từ các quốc gia yêu sách (Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Philippines và Việt Nam) và các quốc gia không yêu sách (Australia, Đức, Pháp, Nhật Bản, Indonesia, New Zealand, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).
Cuộc chiến công hàm lần này có số lượng lớn và ý nghĩa quan trọng hơn so với lần trao đổi công hàm đầu tiên từ năm 2009-2011. Bài nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Hồng Thao nghiên cứu những tác động của cuộc chiến công hàm giữa các bên tranh chấp đối với triển vọng hòa bình giải quyết các tranh chấp trên biển của các quốc gia tại Biển Đông. Tất cả các quốc gia, trừ Trung Quốc đều nhất trí thể hiện lập trường thống nhất rằng bất kỳ yêu sách và hành động trên biển nào trên Biển Đông vượt quá giới hạn được quy định theo UNCLOS, bao gồm cả các yêu sách về quyền lịch sử đều không được chấp nhận, qua đó tạo sức mạnh pháp lý và dư luận quốc tế đối với vấn đề này. Đồng thời, các quốc gia này cũng thể hiện thiện chí rằng tất cả các yêu sách biển ở Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS cũng như các phương thức và thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định trong Công ước.
Các công hàm cũng làm rõ thêm phán quyết của Trọng tài Biển Đông năm 2016 và khẳng định vai trò của phán quyết trong một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Hầu như tất cả các văn bản được đưa ra bởi các quốc gia đều đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến phán quyết của trọng tài và thúc giục các bên tuân thủ.
Bài nghiên cứu cũng khẳng định, việc trao đổi các công hàm thúc đẩy quá trình “khu vực hóa” đối với các vấn đề về Biển Đông. Các quốc gia yêu sách có quan ngại về tình hình Biển Đông và mong muốn có tiếng nói chung trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp. Một lập trường nhất quán giữa các bên có yêu sách của ASEAN sẽ tạo ra nền tảng vững chắc cho các hành động tập thể đóng góp vào việc duy trì một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cần thiết cho hòa bình và ổn định của khu vực. Trung Quốc có khả năng phải chịu sự giám sát và áp lực lớn hơn từ cộng đồng quốc tế nếu quốc gia này này tiếp tục cố gắng áp đặt ý chí của mình ở Biển Đông thông qua sức mạnh, bất chấp Phán quyết.
Để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông, tất cả các bên phải tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động và tránh các hành động có thể làm phức tạp thêm tình hình. Đặc biệt, tất cả các hoạt động đe dọa hoạt động đánh bắt thường niên, năng lượng và an ninh biển trong khu vực phải được dừng lại. Các bên liên quan có trách nhiệm tuân thủ luật pháp quốc tế và thể hiện cam kết phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Đó là phương án để cùng nhau hướng về phía trước.
Xem toàn văn nghiên cứu ở đây.
NBR (2021) Can America Come Back? Prospects for U.S.-Southeast Asia Relations under the Biden Administration
Asia Policy 16 (2021) 65-142
Bản báo cáo bao gồm 8 bài viết của các học giả về chính sách của Mỹ với Đông Nam Á và quan hệ của nước này với Singapore, Malaysia, Việt Nam, Indonesia, Philippines, Campuchia và Myanmar.
Ann Marie Murphy điểm qua các cơ hội và thách thức đối với chính quyền Biden trong việc khôi phục uy tín của Mỹ và tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á, như một phần của chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Theo bà, các vấn đề chính mà Mỹ sẽ phải đối mặt sẽ là Biển Đông, quan hệ của nhóm Bộ Tứ với ASEAN, chính biến Myanmar, chính sách đối ngoại “dân chủ” của Tổng thống Biden, kinh tế, đại dịch và vaccine.
See Seng Tan phân tích chính sách của Singapore và Mỹ từ thời Trump đến thời Biden. Theo ông, Singapore sẽ tiếp tục ủng hộ sự hiện diện của Mỹ tại Châu Á, trong khi ủng hộ Mỹ và Trung Quốc hòa giả và hợp tác, trong khi Cheng-Chwee Kuik và Abdul Razak Ahmad chỉ ra các nhân tố lịch sử, chính trị nội bộ và hệ thống quốc tế là nguyên nhân cho những sự mơ hồ trong quan hệ giữa Mỹ và Malaysia và đặt ra hàm ý cho các nước nhỏ trong khu vực.
Lê Thu Hường phân tích về chính sách đối ngoại “giữ quan hệ ngang bằng với các cường quốc” với xu hướng có phần nghiêng về phía Mỹ của Việt Nam. Theo bà, hai bên cần xây dựng cơ sở bền vững cho mối quan hệ, thay vì chỉ tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc.
Evan A. Laksmana đi sâu phân tích về mối quan hệ giữa quân đội Indonesia và Mỹ. Theo ông, Mỹ không nên buộc Indonesia cách xa Trung Quốc. Chính quyền Biden cần làm sâu sắc quan hê chiến lược thay vì nâng cấp quan hệ quân sự, cũng như nâng cao sự tự chủ chiến lược về dài hạn của Indonesia bằng cả biện pháp quân sự và dân sự.
Renato Cruz De Castro tìm cách trả lời các câu hỏi về chính sách xoa dịu của Philippines với Trung Quốc và sự thận trọng của nước này trong việc thiết lập trở lại một mối quan hệ đồng minh bền vững với Mỹ. Trong khi đó, Thearith Leng và Vannarith Chheang điểm lại mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ trong 20 năm qua và những triển vọng cải thiện quan hệ trong thời gian tới. Cuối cùng, Moe Thuzar nhận đinh Myanmar sẽ luôn có chính sách đối ngoại cần bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, đến từ quan điểm về Mỹ trong nội bộ Myanmar.
Xem toàn văn báo cáo tại đây.
Vương Hỗ Ninh (1994) Khuếch trương văn hóa và chủ quyền văn hóa: Thách thức đối với khái niệm chủ quyền
Năm 1994, ông Vương Hỗ Ninh, người đang giữ chức Bí thư thứ nhất Ban Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc và được coi là lý luận gia hàng đầu của Trung Quốc, có bài viết với tựa đề: “Khuếch trương văn hóa và chủ quyền văn hóa: Thách thức đối với khái niệm chủ quyền”.
Trên trang Reading the China Dream, Matthew D. Johnson nhận định tác phẩm này bộc lộ rõ ràng nhất quan điểm của ông Vương về việc quản lý văn hóa trong thế giới toàn cầu hóa. Theo Matthew D. Johnson, quan điểm về văn hóa là một phần quan trọng trong việc nhìn nhận ông Vương như một chính trị gia cứng rắn, chịu ảnh hưởng lớn bởi ý thức hệ.
Xem thêm:
Bản tiếng Trung tại đây
Bản tiếng Anh và lời bình của Matthew D. Johnson tại đây
Yong Deng (2021) How China Builds the Credibility of the Belt and Road Initiative
Journal of Contemporary China (2021). DOI: 10.1080/10670564.2021.1884958
Bài nghiên cứu phân tích cách Trung Quốc xây dựng sự tín nhiệm của các quốc gia khác, đặc biệt là các nước đang phát triển, đối với sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Theo tác giả, Trung Quốc đã sử dụng một chiến lược toàn diện, gắn BRI với chiến lược phát triển quốc gia và chính sách đối ngoại của nước này, quảng bá BRI qua các thể chế quốc tế và triển khai các dự án quy mô lớn. Tuy vậy, khi BRI đang gặp các thách thức về mức độ bền vững, Trung Quốc sẽ phải giảm mức độ kỳ vọng cũng đối với sáng kiến này.
Xem toàn văn nghiên cứu tại đây
Ryan Fedasiuk et al. (2021) Harnessed Lightning – How the Chinese Military is Adopting Artificial Intelligence
Center for Security and Emerging Technology
Báo cáo đánh giá, các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc kỳ vọng AI sẽ giúp thay đổi các cuộc chiến trong tương lai và có thể biến PLA thành một “quân đội đẳng cấp thế giới” vào năm 2050. Các nhà phân tích nói chung đều đồng ý AI là nền tảng của chiến lược hiện đại hóa của PLA. Báo cáo đã xem xét 343 hợp đồng thiết bị liên quan đến AI giữa các đơn vị PLA và các doanh nghiệp quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước vào năm 2020 nhằm đánh giá chi tiết về cách thức mà PLA sử dụng AI hiện tại và tương lai đồng thời đánh giá các hạn chế về ngân sách và mục tiêu hiện đại hóa trước đây của PLA để chuyển sang chiến tranh “thông minh hóa”. Báo cáo cũng xác định 7 lĩnh vực ứng dụng chính mà quân đội Trung Quốc đang tập trung phát triển liên quan đến AI bao gồm: xe tự hành, phân tích tình báo, chiến tranh thông tin, hậu cần, huấn luyện, chỉ huy, kiểm soát và nhận diện mục tiêu. Ngoài ra, báo cáo này cũng đề cập đến 273 nhà cung cấp thiết bị AI nổi tiếng của PLA, các rủi ro trong chính sách kiểm soát xuất khẩu và chuyển giao công nghệ của Hoa Kỳ vũng như cạnh tranh quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
Peter Layton (2021) China’s Enduring Grey Zone Challenge
Air and Space Power Centre, Department of Defense, Australia
Các hoạt động trong vùng xám của Trung Quốc đang gặp khó khăn ở nhiều cấp độ do những kết quả thu được “không rõ ràng” trong khi chi phí bỏ ra lại rất cao. Mặc dù vậy, chiến lược vùng xám vẫn là một phần quan trọng trong tình hình địa chính trị hiện nay; các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã đặc biệt sáng tạo trong việc xây dựng và triển khai các hoạt động kéo dài trong vùng xám, mỗi động thái đều đã từng bước thay đổi tình hình chiến lược tại các khu vực có lợi cho Trung Quốc.
Tuy nhiên, những gì hiệu quả trong hôm nay có thể sẽ không thành công vào ngày mai và khó khăn sẽ ngày càng lớn khi nhiều quốc gia tỏ ra lo ngại về các hành động trong vùng xám của Trung Quốc. Hoạt động tại vùng xám ở Biển Đông đã giúp Trung Quốc từng bước củng cố vị trí quân sự và khẳng định tầm ảnh hưởng lớn hơn đối với khu vực. Lo lắng trước điều này, các quốc gia trong khu vực và kể cả các quốc gia ngoài khu vực đang thực hiện các biện pháp đối phó bao gồm tăng cường các mối quan hệ an ninh hiện có, xây dựng các mối quan hệ quốc phòng mới, mở rộng lực lượng phòng thủ quốc gia, đa dạng hóa nền kinh tế, tổ chức phòng thủ mạng, củng cố các ngành công nghiệp trong nước, áp dụng các biện pháp trừng phạt thương mại và thực hiện các hành động ngoại giao
Nghiên cứu của TS. Layton đã xem xét lại tư duy chiến lược truyền thống của Trung Quốc, thảo luận về những bước đi hiện tại của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa và xem xét ba trường hợp vùng xám mang tính thời sự đó là: các hoạt động trên Biển Đông; các cuộc “tấn công” đường không ở Biển Hoa Đông và các cuộc đụng độ bạo lực giữa lực lượng vũ trang Trung Quốc và Ấn Độ ở khu vực Ladakh trên dãy Himalaya. Nghiên cứu này cũng xem xét các thách thức mà các hoạt động trong vùng xám của Trung Quốc tạo ra cùng với đó là dự báo về tương lai thay thế chiến lược vùng xám tiềm năng của Trung Quốc cho năm 2030 đồng thời đề xuất cách tiếp cận nhằm đối phó với chiến lược của chính quyền Bắc Kinh.
Xem toàn văn nghiên cứu tại đây.
Congressional Research Service (19 October 2021) Hypersonic Weapons – Background and Issues for Congress
Hoa Kỳ đã tích cực theo đuổi việc phát triển vũ khí siêu thanh như một phần của chương trình vũ khí tấn công nhanh toàn cầu (CPGS) kể từ đầu những năm 2000. Mặc dù nguồn tài trợ cho các chương trình này tương đối hạn chế trong quá khứ nhưng cả Lầu Năm Góc và Quốc hội Hoa Kỳ đều cho thấy mối quan tâm ngày càng lớn đối với việc theo đuổi sự phát triển và triển khai ngắn hạn các hệ thống siêu thanh. Một phần nguyên nhân là do những tiến bộ trong công nghệ siêu thanh ở Nga và Trung Quốc dẫn đến việc Hoa Kỳ tập trung cao độ vào mối đe dọa chiến lược do vũ khí siêu thanh gây ra.
Trong báo cáo được gửi tới Quốc hội vào tháng 7/2019, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đưa ra: đánh giá chi tiêu của Hoa Kỳ và các đối thủ với công nghệ siêu thanh; đánh giá số lượng và chất lượng các nghiên cứu về công nghệ này; đánh giá cơ sở hạ tầng thử nghiệm, nguồn nhân lực hỗ trợ; đánh giá các tiến bộ công nghệ của Hoa Kỳ và các đối thủ; mốc thời gian để triển khai; ý định hoặc sự sẵn sàng của đối thủ để sử dụng công nghệ siêu thanh. Báo cáo năm 2021 lần này đánh giá các chương trình vũ khí siêu thanh của Nga, Trung Quốc và Mỹ; cung cấp thông tin về các chương trình và cơ sở hạ tầng ở mỗi quốc gia đồng thời cung cấp thông tin về tình hình nghiên cứu, phát triển vũ khí siêu thanh toàn cầu. Ngoài ra, báo cáo cũng đánh giá các yêu cầu tài trợ cho các chương trình công nghệ siêu thanh do Bộ Quốc phòng đề xuất để Quốc hội Hoa Kỳ xem xét.
Xem toàn văn Báo cáo ở đây.
———-
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.