Bản Tin Biển Đông Số 81

(Tuần từ 18 – 25/10/2021)

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lê Đức Tâm, Lưu Việt Hà, Lê Xuân Phương, Trần Phạm Bình Minh, Đoàn Thị Hàn Ni

Biên tập: Vân Phạm

Nguồn tư liệu: Nhóm South China Sea News

Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị ban hành nghị quyết về lịch sử đảng, báo hiệu củng cố quyền lực của Tập Cận Bình

Tải bản PDF ở

Trong Bản Tin Biển Đông Số 81 có những nội dung sau:

I- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC

II- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN VÀ CÁC HỘI NGHỊ LIÊN QUAN

III- TRUNG QUỐC THỬ NGHIỆM TÊN LỬA SIÊU THANH. TẬP CẬN BÌNH KHẲNG ĐỊNH TRUNG QUỐC ĐANG DẪN ĐẦU CÔNG NGHỆ VŨ KHÍ SIÊU THANH

IV- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

V- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG

VI- QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC

VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN

VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

———-

I- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ CÁC ĐỐI TÁC

Tàu dân quân biển Trung Quốc tại Cụm Sinh Tồn và Đá Khúc Giác quần đảo Trường Sa

Vào ngày 30/9/2021, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Teodoro Locsin Jr. đã chỉ đạo cơ quan này đệ trình 3 phản đối mới với Trung Quốc về các hành động gần đây ở Biển Đông bao gồm sự hiện diện tiếp tục của tàu cá Trung Quốc ở khu vực lân cận Đá Khúc Giác. Kiểm tra ảnh vệ tinh cho thấy, các tàu dân quân hàng hải của Trung Quốc bắt đầu tập trung tại Đá Khúc Giác vào tháng 4 ngay sau khi “giải tán” khỏi Đá Ba Đầu, thuộc Cụm Sinh Tồn. Số lượng tàu tại Đá Khúc Giác đã giảm kể từ sau cuộc biểu tình của Philippines nhưng nhiều tàu trong số đó có khả năng quay trở lại Cụm Sinh Tồn. Có thể thấy, khi các bên yêu sách khác phản đối quyết liệt hoặc truyền thông quốc tế “quan tâm”, các tàu dân quân biển Trung Quốc rời khỏi vị trí tranh chấp và phân tán đến các rạn san hô gần đó nhưng tổng số tàu tại khu vực Trường Sa vẫn không hề thay đổi.

Đá Khúc Giác nằm ở điểm cuối phía nam của Bãi Cỏ Rong, phía đông bắc quần đảo Trường Sa được cho là khu vực giàu dầu khí. Hoạt động thăm dò dầu khí của Philippines tại khu vực này đã bị hoãn lại vào năm 2011 sau khi Trung Quốc quấy rối tàu khảo sát của Philippines. Manila đã đóng băng hoạt động thăm dò một lần nữa vào năm 2014 trong khi chờ phán quyết của Tòa Trọng tài và chỉ dỡ bỏ vào năm 2020 nhưng thực tế các kế hoạch cụ thể để triển khai thăm dò tiếp vẫn chưa được triển khai. Bãi Cỏ Rong cũng là nơi có khả năng một tàu dân quân hàng hải của Trung Quốc (Yue Maobin Yu 42212) đã đâm và đánh chìm một tàu cá của Philippines vào năm 2019.

Xem thêm:

Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ngày 22/10/2021: There and Back Again: Chinese Militia at Iroquois Reef and Union Banks

Philippines phản đối “hành động khiêu khích” của tàu Trung Quốc tại Biển Đông

Trong một tuyên bố được được đăng tải trên Twitter vào ngày 20/10 vừa qua, Bộ Ngoại giao Philippines phản đối việc các tàu chính phủ Trung Quốc “phát trái phép hơn 200 tín hiệu vô tuyến và hú còi” nhằm chống lại chính quyền Philippines “đang tiến hành các cuộc tuần tra hợp pháp trên và xung quanh lãnh thổ và các vùng biển của Philippines.” “Những hành động khiêu khích này đe dọa hòa bình, trật tự tốt, an ninh của Biển Đông và đi ngược lại với các nghĩa vụ của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế”, tuyên bố cho biết.

Philippines đã đưa ra một số phản đối ngoại giao không chỉ trong năm nay về sự hiện diện và hoạt động “bất hợp pháp” của các tàu Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này. Tháng 9 năm ngoái, Bộ trưởng Ngoại giao Teodoro Locsin, Jr đã chỉ thị cơ quan này gửi một công hàm phản đối những hạn chế “liên tục và trái pháp luật” của Bắc Kinh áp đặt đối với ngư dân Philippines ở bãi cạn Scarborough. Ông Teodoro Locsin cũng ra lệnh phản đối các thách thức trên sóng radio của Trung Quốc “được đưa ra bất hợp pháp chống lại các cuộc tuần tra hàng hải của Philippines” và sự hiện diện tiếp tục của các tàu cá Trung Quốc trong vùng lân cận của Đá Khúc Giác.

Xem thêm:

Reuters ngày 21/10/2021: PH protests ‘provocative acts’ of Chinese gov’t ships in WPS

Hoạt động của tàu khảo sát, nghiên cứu khoa học Trung Quốc

Ngày 22/10/2021, tàu Hải Dương Địa Chất 10 của Trung Quốc đã rời vùng biển Natuna trở về Đá Chữ Thập và đến ngày 24/10, tàu rời Chữ Thập di chuyển về phía bắc có thể để trở về đảo Hải Nam kết thúc đợt hoạt động kéo dài gần 2 tháng (từ 30/8/2021) trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia tại vùng biển Natuna. Trước đó, ngày 13/10, tàu khảo sát Đại Dương Hiệu cũng đã rời vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia, Brunei và Philippines và đến ngày 21/10, tàu đã về đến Thâm Quyến. Ngoài ra, tàu nghiên cứu khoa học biển Hướng Dương Hồng 14 cũng đã rời quần đảo Trường Sa vào ngày 18/10 để trở về đảo Hải Nam kết thúc đợt hoạt động tại quần đảo này bắt đầu từ ngày 17/9. 

Toàn cảnh sơ đồ hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 10 ở Biển Đông. Ảnh: Lê Đức Tâm/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic
Toàn cảnh sơ đồ hoạt động của tàu Đại Dương Hiệu ở Biển Đông. Ảnh: Lê Đức Tâm/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic
Toàn cảnh sơ đồ hoạt động của tàu Hướng Dương Hồng 14 ở Biển Đông. Ảnh: Lê Đức Tâm/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic

Hoạt động của tàu Mỹ và đồng minh

Từ ngày 15-18/10/2021, hải quân của Mỹ, Australia, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Anh đã tổ chức cuộc tập trận Đối tác Hàng hải 2021 ở Đông Ấn Độ Dương. Phía Hoa Kỳ có sự tham gia của Nhóm tàu sân bay tấn công USS Carl Vinson (CVN-70) (cùng với Đơn vị Không quân số 2 (CVW 2), tàu tuần dương USS Lake Champlain (CG-57) và tàu khu trục USS Stockdale (DDG-106)), tàu bổ sung USNS Yukon (T-AO-202)); trong khi lực lượng của Nhật Bản bao gồm tàu ​​khu trục trực thăng JS Kaga (DDH-184) cùng với tàu khu trục JS Murasame(DD101). Anh có sự tham gia của nhóm tàu sân bay tấn công CSG 21 bao gồm tàu ​​sân bay HMS Queen Elizabeth (R08), ​​các tàu khu trục HMS Defender (D36) và USS The Sullivans (DDG-68), khinh hạm HMS Richmond (F239), tàu bổ sung RFA Fort Victoria (A387) và RFA Tidespring (A136) cùng với tàu khu trục nhỏ HMAS Ballarat (FFH155) của Australia.

Lực lượng hải quân của 4 nước đã tham gia lập kế hoạch nâng cao, hoạt động thông tin liên lạc hàng hải tiên tiến, hoạt động tác chiến chống tàu ngầm, hoạt động tác chiến trên không, bắn đạn thật, tiếp dầu trên biển, hoạt động bay xuyên boong và hoạt động ngăn chặn hàng hải, theo một thông cáo từ Vinson.

Theo dữ liệu AIS từ Marine Traffic, ngày 24/10, tàu sân bay USS Carl Vinson cùng tàu khu trục USS Stockdale, tàu tuần dương USS Lake Champlain đã đi qua eo biển Malacca tiến vào Biển Đông. Ngoài ra, tàu tiếp vận tàu USNS Matthew Perry cũng di chuyển từ Singapore đi theo nhóm tàu sân bay USS Carl Vinson vào Biển Đông.

Nhóm tàu chiến Mỹ đi vào Biển Đông ngày 24/10/2021. Ảnh: Lê Đức Tâm/Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic

Xem thêm:

USNI News ngày 19/10/2021: 10 Chinese, Russian Warships Sail Through Japanese Islands

USS Carl Vinson ngày 18/10/2021: https://twitter.com/CVN70/status/1450006112665698311

Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ thăm Đông Nam Á

Từ ngày 17-22/10/2021, Cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ Derek Chollet đã có chuyến thăm đến 3 nước Đông Nam Á là Thái Lan, Singapore và Indonesia. Theo website của Bộ Ngoại giao Mỹ, mục đích của chuyến thăm là “mở rộng hợp tác với các đồng minh và đối tác chủ chốt ở Đông Nam Á, củng cố vai trò trung tâm của ASEAN và vai trò của ASEAN đối với ổn định trong khu vực, cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng tại Myanmar”.

Trong thời gian diễn ra chuyến thăm, ông Chollet cũng có một bài viết đăng trên tờ Jakarta Post nhằm khẳng định cam kết của Mỹ với khu vực và bày tỏ lập trường về vấn đề Myanmar.

Xem thêm:

Bộ Ngoại giao Mỹ ngày 15/10/2021: Counselor Chollet’s Travel to Thailand, Singapore, and Indonesia

Jakarta Post ngày 21/10/2021: The US and Southeast Asia: Deepening partnerships and tackling shared challenges

Nhật Bản giúp Đông Nam Á theo dõi phát thải khí nhà kính

Theo thông tin của Nikkei Asia, Nhật Bản sẽ giúp đỡ các nước Đông Nam Á theo dõi lượng phát thải khí nhà kính qua việc xây dựng một khung đánh giá và giám sát cho các ngành công nghiệp. Các điểm chính của sáng kiến này sẽ được xây dựng trong tháng này và công bố trong hội nghị khí hậu COP26 tại Anh, bắt đầu từ ngày 31/10.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 17/10/2021: Japan to help ASEAN keep closer eye on greenhouse gas emissions. Một bản PDF được lưu trữ tại đây

Cảnh sát biển Việt Nam, Trung Quốc tuần tra liên hợp

Từ 19-22/10/2021, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam và Hải cảnh Trung Quốc đã tổ chức chuyến tuần tra liên hợp trên vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ. Phạm vi trải dài trên 13 điểm với quãng đường 255,5 hải lý. Điểm đầu từ Đông Nam đảo Trần (tỉnh Quảng Ninh) 14 hải lý đến Đông Bắc đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị) 48 hải lý.

Phương thức kiểm tra được thực hiện theo đội hình hai hàng dọc song song ở hai bên đường phân định, khoảng cách giữa hai biên đội là 0,5 hải lý; biên đội tàu nước nào thực hiện tuần tra trên phạm vi vùng biển nước đó. Quá trình kiểm tra nếu phát hiện mục tiêu cần kiểm tra thuộc vùng biển bên nào thì bên đó chủ trì kiểm tra, bên kia quan sát tại tàu. Sau khi kiểm tra xong, bên chủ trì sẽ thông báo kết quả cho phía bên kia. Bên cạnh đó, nếu phát hiện tàu vi phạm vùng biển thì yêu cầu tàu rời vị trí, bàn giao xử lý.

Tham gia chuyến tuần tra liên hợp lần này, về phía Cảnh sát biển Việt Nam có biên đội tàu 8004 và 8003 do Đại tá Lương Cao Khải, Phó tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 làm chỉ huy trưởng. Về phía Hải cảnh Trung Quốc có biên đội tàu 4303 và 4204 do ông Lưu Thiêm Vinh, Phó Cục trưởng Phân Cục Nam Hải, Hải cảnh Trung Quốc làm chỉ huy trưởng.

Xem thêm:

Quân đội nhân dân ngày 22/10/2021: Kết thúc tuần tra liên hợp giữa Cảnh sát biển hai nước Việt Nam và Trung Quốc

Exxon Mobil tính rút khỏi dự án mỏ Cá Voi Xanh

Wall Street Journal hôm 20/10/2021 đưa tin ban giám đốc tập đoàn dầu khí Exxon Mobil đã thảo luận về việc rút khỏi dự án mỏ Cá Voi Xanh ở Việt Nam, nơi Exxon Mobil sở hữu 64% cổ phần. Mỏ Cá Voi Xanh nằm gần vùng biển mà Trung Quốc yêu sách và đang quyết liệt cản phá các ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam, gây ra những hệ luỵ địa chính trị cho dự án. 

Bên cạnh dự án mỏ Cá Voi Xanh, ban giám đốc Exxon Mobil cũng thảo luận về việc rút khỏi dự án khí tự nhiên Rovuma trị giá 30 tỷ USD tại Mozambique.

Theo Energy Voice, Exxon Mobil sẵn sàng bán cổ phần ở mỏ Cá Voi Xanh do các bất đồng về điều khoản thương mại với chính phủ Việt Nam, thách thức trong triển khai và việc không có thị trường khí đốt sẵn có nào gần mỏ khí.

Ngoài ra, Exxon Mobil cũng đang xem xét lượng khí thải carbon dự kiến từ các dự án và cách điều này ảnh hưởng tới các cam kết giảm phát thải khí nhà kính của tập đoàn. Theo Wall Street Journal, hai dự án Cá Voi Xanh và Rovuma nằm trong nhóm có lượng phát thải cao nhất trong các dự án mà Exxon Mobil đang có kế hoạch triển khai.

Xem thêm:

Wall Street Journal ngày 20/10/2021: Exxon Debates Abandoning Some of Its Biggest Oil and Gas Projects

Energy Voice ngày 22/10/2021: ExxonMobil board debates dropping giant projects in Vietnam and Mozambique

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về một số vấn đề liên quan đến Biển Đông

Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 21/10/2021, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trả lời về một số câu hỏi liên quan đến Biển Đông vẫn với những nội dung mang tính chung chung như thường lệ.

Trả lời câu hỏi về dự luật S.1657 của Mỹ trừng phạt Trung Quốc về Biển Đông và Biển Hoa Đông, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các quốc gia cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982); tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển”.

Khi được hỏi về việc mạng truyền hình CGTN của Trung Quốc đưa tin lực lượng không hải quân nước này vừa tổ chức các đội máy bay tiêm kích – ném bom tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông, bà Hằng trả lời: “Tôi xin khẳng định Việt Nam nhất quán chủ trương mong muốn Biển Đông là khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc tàu ngầm hạt nhân Hoa Kỳ va chạm ở Biển Đông, bà Hằng tuyên bố: “Chúng tôi đã được biết về thông tin này.Việt Nam cho rằng mọi hoạt động trên biển cần tuân thủ các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các quy định, thông lệ liên quan khác, đóng góp một cách tích cực, thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn ở Biển Đông”.

Xem thêm:

Congress.gov: S.1657 – 117th Congress (2021-2022): South China Sea and East China Sea Sanctions Act of 2021

Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 21/10/2021: Nội dung Họp báo thường kỳ lần thứ 19 năm 2021

Cảnh sát biển Việt Nam có tư lệnh mới

Ngày 22/10/2021, Thiếu tướng Lê Quang Đạo, Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng đã được bổ nhiệm làm tân Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, thay Trung tướng Nguyễn Văn Sơn bị kỷ luật.

Bên cạnh đó, một số sĩ quan từ lực lượng Bộ đội Biên phòng, Hải quân và Tổng cục Chính trị cũng đã được bổ nhiệm giữ các vị trí chủ chốt trong lực lượng Cảnh sát biển: Đại tá Lê Đình Cường, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân giữ chức Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Đại tá Đàm Xuân Tuấn, Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân giữ chức Phó Tư lệnh Cảnh sát biển, Đại tá Vũ Trung Kiên, Cục trưởng Cục Trinh sát, Bộ đội Biên phòng giữ chức Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển, Đại tá Trần Văn Xuân, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, Tổng cục Chính trị giữ chức Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển.

Xem thêm:

Báo điện tử Chính phủ ngày 23/10/2021: Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định về nhân sự Cảnh sát biển Việt Nam

Indonesia cẩn trọng trước sự hiện diện của tàu khảo sát Trung Quốc

Trong bài phát biểu tại Đại học Công giáo Mỹ hôm 18/10/2021, Bộ trưởng Điều phối về Hàng hải và Đầu tư Indonesia Luhut Binsar Pandjaitan tuyên bố nước này “tôn trọng tự do hàng hải tại biển Natuna. Ông cũng nhận định căng thẳng trên Biển Đông “không tệ như người Mỹ nghĩ”, và Indonesia “không cảm thấy có vấn đề với Trung Quốc”.

Động thái trên diễn ra trong bối cảnh tàu khảo sát Hải dương Địa chất 10 của Trung Quốc đã hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở biển Bắc Natuna từ ngày 31/8. Khu vực này gần lô Tuna, một mỏ dầu khí quan trọng của Indonesia. Trong thời gian qua, các quan chức Indonesia liên tục tuyên bố hành động của tàu Trung Quốc không xâm phạm chủ quyền Indonesia và mọi tàu nước ngoài có quyền đi qua biển Natuna.

Xem thêm:

RFA ngày 19/10/2021: Indonesia takes cautious stance as China survey ship lingers

Ngoại trưởng Malaysia “dự kiến” thêm nhiều tàu Trung Quốc xâm nhập

Ngày 20/10/2021, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết ông “dự kiến” thêm nhiều tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Malaysia trong bối cảnh tập đoàn dầu khí Petronas của nước này triển khai dự án khí đốt ở mỏ khí Kasawari trên Biển Đông.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 20/10/2021: Malaysia expects more Chinese boats in South China Sea as Petronas drills for oil

Indonesia, Malaysia cùng bày tỏ quan ngại về AUKUS

Trong cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah và người đồng cấp Indonesia Retno Marsudi hôm 18/10, hai bên đã bày tỏ mối lo ngại trước kế hoạch sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Australia, cũng như các hậu quả của hiệp định AUKUS giữa Australia, Mỹ và Anh.

Xem thêm:

Reuters ngày 18/10/2021: Indonesia, Malaysia concerned over AUKUS nuclear subs plan

—–

II- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ASEAN VÀ CÁC HỘI NGHỊ LIÊN QUAN

Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo ASEAN và Hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và các đối tác đang diễn ra từ ngày 26-28/10/2021. Đây là lần đầu tiên tại một hội nghị thượng đỉnh đã thiếu vắng một thành viên ASEAN sau khi ASEAN đưa ra quyết định chỉ chấp nhận đại diện phi chính trị từ Myanmar trong bối cảnh đảo chính và xung đột chính trị ở Myanmar chưa đến hồi kết. Sự kiện này cũng đánh dấu sự quay trở lại của một Tổng thống Mỹ sau 4 năm vắng bóng tại một diễn đàn cao cấp của ASEAN. Các hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến.

Kết thúc Hội nghị thượng đỉnh ASEAN, ASEAN đã ra Tuyên bố Chủ tịch với nội dung nhắc lại thông cáo chung Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN trước đây như “giải quyết hòa bình các tranh chấp, bao gồm tôn trọng đầy đủ các tiến trình pháp lý và ngoại giao, không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, phù hợp với các nguyên tắc luật pháp quốc tế được công nhận rộng rãi, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS);” nhấn mạnh tính “dựa trên luật lệ” (rules-based) của cấu trúc khu vực. Tuyên bố lưu ý lưu ý về Nghị quyết A/RES/75/239 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, tính phổ quát và thống nhất của UNCLOS, đồng thời tái khẳng định rằng Công ước đặt ra khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên đại dương và biển cả, và có tầm quan trọng chiến lược như là cơ sở cho hành động và hợp tác quốc gia, khu vực và toàn cầu trong lĩnh vực biển, và tính toàn vẹn của Công ước cần được duy trì. Tuyên bố khuyến khích các nước thành viên ASEAN tăng cường hợp tác thúc đẩy an ninh hàng hải, an toàn, tự do hàng hải và hàng không, giải quyết tội phạm xuyên quốc gia trên biển, tạo môi trường thuận lợi để giải quyết hòa bình các tranh chấp, đảm bảo tính bền vững của biển,… thúc đẩy kết nối hàng hải và thương mại, tăng cường nghiên cứu khoa học biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982, các Tiêu chuẩn và Thông lệ được Khuyến nghị (SARP) bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), và các công cụ và công ước liên quan của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO). 

Bản Tuyên bố cũng tái khẳng định những thông điệp trước đây, khuyến khích những tiến bộ hơn nữa hướng tới việc sớm ký kết một COC “effective”[1] và “substantive”, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS; nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy một môi trường có lợi cho các cuộc đàm phán COC, và do đó hoan nghênh các biện pháp thiết thực có thể làm giảm căng thẳng và nguy cơ tai nạn, hiểu lầm và tính toán sai lầm; tái khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS.

[Chú thích: [1]  “Effective” và “substantive” là hai đặc tính mà các nước ASEAN luôn tuyên bố mong muốn COC đạt được. Theo một số nhà ngoại giao Đông Nam Á, “effective” có nghĩa là “có hiệu lực”. Trong phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị, từ khoá tiếng Việt được nhắc tới là “hiệu lực, hiệu quả và thực chất”. Bản tiếng Anh tương ứng phát biểu của Thủ tướng dịch là “effective & substantive”. Tuy nhiên tất cả báo chí Việt Nam, bao gồm Thông tấn xã Việt Nam, thường dịch “effective” theo nghĩa “có hiệu quả”.]

Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo ASEAN cũng đưa ra một số Tuyên bố chung về Nền Kinh tế Xanh và Duy trình Chủ nghĩa Đa phương. Đáng chú ý, trong Tuyên bố về Nền kinh tế Xanh, các nhà lãnh đạo ASEAN tuyên bố “ĐẢM BẢO mọi hợp tác đều phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Hiến chương Liên Hợp Quốc, UNCLOS 1982, các hiệp ước và công ước liên quan khác của Liên Hợp Quốc, bao gồm cả các hiệp ước và công ước của Tổ chức Hàng hải Quốc tế, Hiến chương ASEAN và các hiệp ước và thỏa thuận liên quan của ASEAN, cũng như các giá trị chung, các chuẩn mực và nguyên tắc của ASEAN…”

Hiện tại vẫn đang diễn ra các hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và các đối tác. Chúng tôi sẽ tường thuật trong Bản Tin Biển Đông tuần sau.

Xem thêm:

Toàn văn Tuyên bố Chủ tịch ASEAN

Tuyên bố của Các Nhà lãnh đạo ASEAN về Nền Kinh tế Xanh

Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính về Biển Đông (bản dịch tiếng Anh)

Phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính về Biển Đông (bản tiếng Việt)

Nghị quyết A/RES/75/239 của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc

—–

III- TRUNG QUỐC THỬ NGHIỆM TÊN LỬA SIÊU THANH. TẬP CẬN BÌNH KHẲNG ĐỊNH TRUNG QUỐC ĐANG DẪN ĐẦU CÔNG NGHỆ VŨ KHÍ SIÊU THANH

Ngày 16/10/2021, Financial Times dẫn 5 nguồn tin từ chính phủ Mỹ cho biết, vào ngày 13/8 Trung Quốc đã phóng một tên lửa siêu thanh bay qua quỹ đạo thấp theo cách có thể “vô hiệu hóa” các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Mặc dù vũ khí này bay chệch mục tiêu khoảng 25 dặm nhưng đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của Bắc Kinh trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh. Trước đó, ngày 27/7, quân đội Trung Quốc đã phóng một tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân bay quanh  trái đất lần đầu tiên.

Cả hai lần thử nghiệm này của Trung Quốc không phải là hệ thống siêu thanh đơn thuần mà là “hệ thống bắn phá quỹ đạo phân đoạn” (Gliding Fractional Orbital Bombardment System hay G-FOBS) tương tự như hệ thống mà Liên Xô đã triển khai trong Chiến tranh Lạnh. Tên lửa siêu thanh có thể bay với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh và cũng giống như tên lửa đạn đạo, các tên lửa này có thể mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, tên lửa đạo đạo xuyên lục địa bay cao vào không gian theo hình vòng cung để tiếp cận mục tiêu trong khi tên lửa siêu thanh bay trên quỹ đạo thấp trong khí quyển nên có khả năng tiếp cận mục tiêu nhanh hơn. Điều quan trọng là tên lửa siêu thanh có thể điều khiển được khiến cho nó khó bị theo dõi và đối phó hơn. Một số quốc gia bao gồm cả Mỹ đã phát triển các hệ thống phòng thủ chống lại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo nhưng khả năng theo dõi và hạ gục tên lửa siêu thanh vẫn còn là một vấn đề.

Phản ứng của Mỹ

Ngày 18/10, Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra thông báo rằng Trung Quốc đang đi chệch hướng khỏi chiến lược răn đe hạt nhân tối thiểu. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về việc mở rộng nhanh chóng khả năng hạt nhân của CHND Trung Hoa [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa], bao gồm cả việc phát triển các hệ thống vũ khí mới”, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price cho biết tại cuộc họp báo. Ông Price cũng trích dẫn con số của Hoa Kỳ về “ít nhất” 250 vụ phóng tên lửa đạn đạo của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 2021.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, John Kirby cho biết: “Chúng tôi đã nói rõ những lo ngại của mình về năng lực quân sự mà Trung Quốc tiếp tục theo đuổi, những năng lực chỉ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực và hơn thế nữa”. “Đó là một lý do tại sao chúng tôi coi Trung Quốc là thách thức số một về tốc độ của chúng tôi”, ông Kirby nói thêm.

Ông Robert Wood, Đặc phái viên của Mỹ tại Hội nghị Giải trừ quân bị do Liên Hợp Quốc bảo trợ tại Geneva cho biết, nước này “rất lo ngại” về sự phát triển công nghệ vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga. “Chúng tôi đã thấy Trung Quốc và Nga đang theo đuổi rất tích cực việc sử dụng, quân sự hóa công nghệ này [công nghệ vũ khí siêu thanh], vì vậy chúng tôi phải đáp lại bằng hành động ….Chúng tôi rất lo ngại về những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận siêu thanh”, ông Wood nói.

Ngày 18/10, Adm Charles Richard, người đứng đầu sứ mệnh vũ khí hạt nhân của Mỹ cho biết ông không ngạc nhiên về việc Bắc Kinh đã thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới có khả năng hạt nhân bay quanh trái đất trước khi nhắm tới mục tiêu. Tướng Richard cho biết chưa bao giờ Mỹ phải ngăn chặn đồng thời hai đối thủ tiềm tàng có sức mạnh vũ khí hạt nhân như Nga và Trung Quốc hiện nay.

Drew Thompson, cựu Giám đốc phụ trách Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ tại Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nói rằng Bộ Quốc phòng và cộng đồng tình báo đã theo dõi các chương trình tên lửa khác nhau của Trung Quốc “trong nhiều năm”. “Nếu không có sự minh bạch trong chương trình không gian của Trung Quốc thì rất khó để nước này có thể đưa ra những lời phủ nhận đáng tin cậy”, ông Thompson nói.

Trước đó, Mike Gallagher, một thành viên Đảng Cộng hòa của Ủy ban Quân vụ, Hạ viện, đã cảnh báo rằng nếu Washington vẫn giữ cách tiếp cận hiện tại, họ sẽ thua một cuộc Chiến tranh Lạnh mới với Trung Quốc trong vòng một thập kỷ.

Ngày 20/10, Chương trình Hệ thống chiến lược Hải quân (SSP) và Văn phòng Chương trình Hypersonic của Lục quân (AHPO) đã thực hiện thành công 3 cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh tại cơ sở bay Wallops thuộc, tại Virginia thuộc Cơ quan Hàng không và Vũ trụ (NASA). Thử nghiệm là một phần của “Chiến dịch bay có tốc độ hoạt động cao cho Hypersonics” của Phòng thí nghiệm Quốc gia Sandia này đã chứng minh các công nghệ siêu âm tiên tiến, nguyên mẫu trong môi trường hoạt động thực tế. Đây là một bước quan trọng trong quá trình phát triển tên lửa siêu thanh thông thường do Hải quân Mỹ thiết kế bao gồm thân bay siêu âm chung (CHGB) và tên lửa đẩy với các hệ thống vũ khí và bệ phóng riêng lẻ được thiết kế riêng để có thể phóng từ biển hoặc đất liền. “Hôm qua, ba vụ phóng đạt tốc độ siêu thanh đã được tiến hành để thông báo về sự phát triển của chúng tôi về khả năng siêu thanh. Cụ thể, những tên lửa này chứa trọng tải thử nghiệm cung cấp dữ liệu về hiệu suất của các vật liệu và hệ thống trong môi trường siêu âm thực tế ”, phát ngôn viên Hải quân, Trung úy Lewis Aldridge cho biết trong một tuyên bố ngày 21/10. Tuy nhiên, một cuộc thử nghiệm khác để phục vụ phát triển công nghệ siêu thanh ở Kodiak, Alaska đã thất bại vào ngày 21/5 khi tên lửa đẩy không thành công.

Phản ứng của Trung Quốc

Bắc Kinh đã phủ nhận báo cáo về cuộc thử nghiệm tên lửa siêu thanh của nước này và cho biết cuộc tập trận trên là một cuộc thử nghiệm công nghệ có thể tái sử dụng nhằm giảm chi phí phóng tàu vũ trụ. “Theo sự hiểu biết của tôi, đây là một cuộc thử nghiệm tàu ​​vũ trụ thông thường, được sử dụng để kiểm tra công nghệ tàu vũ trụ có thể tái sử dụng”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói với các phóng viên trong một cuộc họp báo thường kỳ. 

Trong khi đó, Tong Zhao, một thành viên cao cấp của chương trình chính sách hạt nhân tại Trung tâm Chính sách Toàn cầu Carnegie – Tsinghua ở Bắc Kinh, cho biết: “Thời điểm không có gì đáng ngạc nhiên cả…. Trung Quốc được cho là đã nghiên cứu công nghệ siêu thanh trong một thời gian. Tuy nhiên kể cả đây là một cuộc thử nghiệm vũ khí thì cũng còn lâu mới có khả năng hoạt động”.

Mặt khác, các nhà nghiên cứu đã tìm lại bài phát biểu của Tập Cận Bình hồi tháng 5 vừa rồi, trong đó ông tuyên bố Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể trong khoa học và công nghệ quốc phòng như Tàu sân bay, J-20, DF-17, và Trung Quốc đang dẫn đầu về vũ khí siêu thanh.

Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford cho thấy dấu vết của dự án FOBS của Trung Quốc ít nhất từ năm 1992.

Xem thêm:

Financial Times ngày 16/10/2021: China tests new space capability with hypersonic missile. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Foreign Policy, ngày 18/10/2021, China’s Hypersonic Orbital Weapon Is Scary but Not New. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Stars And Stripes ngày 18/10/2021: ‘Breathtaking expansion’: US Strategic Command leader expects further revelations of China’s nuclear weapons advancement

The Guardian ngày 18/10/2021: US ‘very concerned’ despite China denials over hypersonic missile

Independent ngày 19/10/2021: China denies hypersonic missile launch, saying it tested ‘peaceful’ space vehicle

BBC ngày 19/10/2021: China denies testing nuclear-capable hypersonic missile

South China Morning Post ngày 19/10/2021: US accuses China of deviating from ‘minimal nuclear deterrence’ strategy

CGTN ngày 18/10/2021: China refutes FT’s ‘hypersonic missile test’ report

The Telegraph ngày 18/10/2021: US can’t defend against new Chinese hypersonic missiles, official warns

Reuters ngày 19/10/2021: U.S. concerned by possible Chinese, Russian uses of hypersonic weapons

The Drive ngày 18/10/2021: China’s Claim That Its Fractional Orbital Bombardment System Was A Spaceplane Test Doesn’t Add Up (Updated)

Financial Times ngày 21/10/2021: China conducted two hypersonic weapons tests this summer. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

America’s Navy ngày 21/10/2021: Navy and Army Demonstrate Advanced Hypersonic Technologies

Independent ngày 22/10/2021: Pentagon tests hypersonic weapons as Biden admits he is ‘worried’ by China’s arsenal

Economist ngày 23/10/2021: China’s test of a hypersonic missile worries America. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Defense One ngày 21/10/2021:  One of Four Boosters Fails in Rapid-Fire Hypersonic Tests

Tân Hoa Xã ngày 28/5/2021: (受权发布)习近平:在中国科学院第二十次院士大会、中国工程院第十五次院士大会、中国科协第十次全国代表大会上的讲话

John Wilson Lewis và Hua Di (1992) China’s Ballistic Missile Programs – Technologies, Strategies, Goals

—–

IV- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC

Tàu câu mực Trung Quốc “bao vây” đảo Mã Tổ

Trong bốn tháng gần đây, hàng chục thậm chí là hàng trăm tàu câu mực của Trung Quốc đã ra hoạt động tại vùng biển ngoài khơi đảo Mã Tổ, gần đường biên giới giả tưởng được hiểu là trung tuyến – một vùng đệm không chính thức giữa Đài Loan và Trung Quốc. Các quan chức Đài Loan và người dân trên đảo Mã Tổ cho rằng ánh sáng đèn LED màu xanh lá cây từ các tàu câu mực vây quanh hòn đảo này đe dọa du lịch và sinh vật biển đồng thời thể hiện sự xâm lấn mới nhất của Trung Quốc đối với Đài Loan.

Mã Tổ là hòn đảo thuộc Đài Loan nhưng chỉ cách bờ biển tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc khoảng 6 dặm và từng là chiến tuyến giữa 2 bên suốt nhiều thập kỷ. Hiện nay, đảo Mã Tổ có khoảng 13.400 người sinh sống và vẫn luôn có những lời nhắc nhở về các cuộc xung đột trước đây. Ánh sáng xanh từ các tàu câu mực mà người dân địa phương gọi “mỉa mai” là Cực quang Mã Tổ là biểu hiện của những căng thẳng dai dẳng.

Trong diễn biến liên quan, ngày 20/10/2021, phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Quốc phòng Quốc hội Đài Loan, Cục trưởng Cục An ninh Quốc gia Chen Ming-tong cho rằng khả năng chiến tranh với Trung Quốc trong năm tới là “rất thấp” bất chấp căng thẳng gia tăng giữa Đài Bắc và Bắc Kinh. Hồi đầu tháng 10, Tổng thống Thái Anh Văn cho biết, Đài Loan sẽ không “cúi đầu” trước Trung Quốc nhưng nhắc lại mong muốn hòa bình và đối thoại với Bắc Kinh.

Xem thêm:

Washington Post ngày 15/10/2021: Green sky at night over Taiwan’s islands heralds a different kind of squid game

Reuters ngày 20/10/2021: Taiwan says odds of war with China in next year ‘very low’

PLA diễn tập chuyển quân vượt biển bằng phà dân sự lớn

Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) mới đây đưa tin, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) mới đây đã tổ chức một cuộc tập trận liên hợp quân – dân sự vượt biển bằng cách sử dụng một phà dân dụng cỡ lớn có lượng choán nước 45.000 tấn, lớn hơn rất nhiều so với các tàu tương tự được sử dụng trước đây. Hơn 1.000 nhân viên cùng một lượng lớn các phương tiện chiến đấu bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực Type 096, xe chiến đấu bộ binh Type 04 và xe tấn công chiến thuật Dongfeng Mengshi cũng như các phương tiện hỗ trợ như xe y tế, xe sửa chữa, xe công binh, xe trinh sát và xe chỉ huy đã được đưa lên chiếc phà Chinese Rejuvenation trong hành trình kéo dài 1.000 km vượt biển. Phà Chinese Rejuvenation có khả năng chở tối đa tới 1.700 người và 350 phương tiện cơ giới đã khởi hành từ một cảng không được tiết lộ vào đêm 14/10 và đến cảng đích vào sáng 15/10. CCTV cũng lưu ý rằng quân đội và phương tiện có thể chuyển đổi liền mạch từ phà biển sang vận tải đường sắt giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và nâng cao hiệu quả vận chuyển khi cập cảng gần các tuyến đường sắt.

Vào tháng 8, PLA đã lần đầu tiên sử dụng một chiếc phà dân sự có lượng choán nước hơn 10.000 tấn trong cuộc diễn tập vượt biển với phà Bohai Pearl của Tập đoàn quân số 73. Các nhà quan sát cho rằng giữa thời điểm căng thẳng gia tăng ở eo biển Đài Loan, cuộc tập trận này có thể là lời cảnh báo đối với những người theo chủ nghĩa ly khai ở Đài Loan.

Trong một diễn biến liên quan, PLA cũng đang đào tạo các y tá quân sự bằng cách sử dụng thiết bị mô phỏng bằng thuyền nhằm chuẩn bị cho tình huống chiến đấu liên quan đến đổ bộ lên đảo. Hơn 300 y tá từ một bệnh viện quân đội không xác định đã tham gia đợt huấn luyện đầu tiên từ tháng 7/2020 đến tháng 2 năm nay trong các bài diễn tập truyền thuốc qua đường tĩnh mạnh trong bóng tối gần như hoàn toàn trong một mô phỏng của kịch bản chiến đấu vào ban đêm trên biển với những con sóng cao 2 mét.

Xem thêm:

Global Times ngày 17/10/2021: PLA practices cross-sea troop transport with large civilian ferry

The Times ngày 18/10/2021: China tests civilian ferry as military transport for possible invasion of Taiwan. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

South China Morning Post ngày 19/10/2021: China’s military tests nurses in nighttime island landing simulation

Tàu chiến Trung Quốc và Nga lần đầu đi qua điểm nghẽn trên biển Nhật Bản

Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo đã phát hiện 10 tàu chiến của Trung Quốc và Nga đã đi qua eo biển Tsugaru nằm giữa đảo chính Honshu và đảo Hokkaido hướng ra Thái Bình Dương vào ngày 18/10 vừa qua. Nhóm này bao gồm 5 tàu Trung Quốc – 1 tàu khu trục lớp Renhai, 1 tàu khu trục lớp Luyang-III, 2 khinh hạm lớp Jiangkai và 1 tàu tiếp dầu lớp Fuchi cùng với 5 tàu ​​Nga bao gồm 2 tàu khu trục lớp Udaloy, 2 tàu khu trục lớp Steregushchiy và 1 tàu theo dõi tên lửa lớp Marshal Nedelin. Đây có thể là một phần của cuộc tập trận “Tương tác Hải quân 2021” giữa hai nước đang diễn ra trong tháng 10 năm nay. Ngày 19/10, Phó Chánh văn phòng Nội các Yoshihiko Isozaki cho biết, Chính phủ Nhật Bản đang “quan tâm đặc biệt” đến các hoạt động của các tàu chiến Trung Quốc và Nga xung quanh Nhật Bản. Khu vực các tàu chiến này đi qua là vùng biển quốc tế do đó việc đi qua không vi phạm luật pháp quốc tế tuy nhiên Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản vẫn sử dụng một máy bay giám sát hàng hải P-3C và hai tàu quét mìn theo dõi hoạt động trên.

Điểm hẹp nhất của eo biển Tsugaru có chiều dài 19,5 km, tương đương 12,1 dặm, trong đó phần trung tâm của eo biển được chỉ định là vùng biển quốc tế – một di tích thời Chiến tranh Lạnh cho phép các tàu Mỹ mang vũ khí hạt nhân đi qua. Bằng cách giới hạn lãnh hải của Nhật Bản chỉ cách bờ 3 hải lý, trái ngược với thông lệ 12 hải lý đã cho phép tàu Mỹ đi qua mà không vi phạm “Ba nguyên tắc phi hạt nhân” của Nhật Bản trong đó quy định cấm đưa vũ khí hạt nhân vào lãnh thổ Nhật Bản.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 19/10/2021: Chinese, Russian warships jointly pass Japan chokepoint for 1st time.. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

USNI News ngày 19/10/2021: 10 Chinese, Russian Warships Sail Through Japanese Islands

Ryan Chan ngày 18/10: https://twitter.com/ryankakiuchan/status/1450096911688470532

Kinh tế Trung Quốc giảm mạnh trong quý 3/2021 nhưng không làm thay đổi kế hoạch thay đổi cơ cấu dài hạn

Theo số liệu được Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm 18/10/2021, GDP của Trung Quốc quý 3/2021 tăng trưởng 4,9% so với cùng kỳ năm 2020, giảm mạnh so với mức 7,9% của quý 2. Theo Wall Street Journal, sự tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc là hệ quả của nhiều nguyên nhân, bao gồm việc giảm bớt các gói kích thích sau đại dịch, việc siết chặt quản lý các lĩnh vực công nghệ, giáo dục tư nhân và bất động sản, sự hỗn loạn trên thị trường năng lượng gây ra bởi giá than tăng cao và các mục tiêu về năng lượng mạnh mẽ hơn, cũng như sự gián đoạn chuỗi cung ứng gây ra bởi đại dịch Covid-19, tình trạng thiếu chip bán dẫn và việc đóng cửa các cảng.  

Mức tăng trưởng tồi tệ hơn dự kiến này đã làm dấy lên lo ngại về lạm phát đình trệ, nhưng không có khả năng ngăn cản ông Tập thực hiện các chính sách ưu tiên thay đổi cơ cấu dài hạn.

Thay vào đó, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đã rất vui mừng trước thực tế là nền kinh tế nước này đã tăng trưởng 9,8% trong ba quý đầu năm 2021 so với cùng kỳ năm ngoái – cao hơn nhiều so với mục tiêu cả năm là tăng trưởng 6%. Kết quả là, họ cảm thấy có “cơ hội” để tái thiết kế những gì họ cho là nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc quá nhiều vào đầu tư bất động sản vay nợ để tạo ra tăng trưởng, theo các nhà phân tích.

Fu Linghui, phát ngôn viên của Cục Thống kê Quốc gia cho biết: “Nền kinh tế Trung Quốc đã duy trì đà phục hồi trong ba quý đầu năm với sự tiến bộ trong điều chỉnh cơ cấu và phát triển chất lượng cao.”

Xem thêm:

Wall Street Journal ngày 17/10/2021: China’s Third-Quarter Economic Growth Slows Sharply to 4.9%. Một bản PDF được lưu trữ tại đây

Financial Times ngày 18/10/2021: Xi Jinping undeterred from structural shifts despite China’s economic slowdown. Một bản PDF được lưu trữ ở đây

BBC ngày 18/10/2021: China’s growth slowdown suggests recovery is losing steam

Reuters ngày 18/10/2021: China’s economy stumbles on power crunch, property woes

Đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị ban hành nghị quyết về lịch sử đảng, báo hiệu củng cố quyền lực của Tập Cận Bình

Hôm thứ Hai ngày 18/10/2021, Bộ Chính trị Trung Quốc đã họp và quyết định rằng Hội nghị lần thứ sáu của Uỷ ban Trung ương sẽ diễn ra từ ngày 8 – 11/11. Đây là sự kiện chính trị quan trọng nhất diễn ra hàng năm. Tại mỗi kỳ hội nghị, Uỷ ban Trung ương thông qua một nghị quyết về một vấn đề chính trị quan trọng mà sau đó sẽ định hình chính sách trong nhiều năm tới.

Trong Hội nghị lần này, một nghị quyết về lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc có tên gọi “Nghị quyết về các thành tựu trọng đại và kinh nghiệm lịch sử qua một trăm năm phấn đấu của Đảng” sẽ được đem ra thảo luận và dự kiến sẽ được thông qua. Đây mới là lần thứ ba một nghị quyết về lịch sử đảng kiểu này được ban hành: Lần đầu là năm 1945, dưới thời Mao Trạch Đông, lần thứ hai là năm 1981, dưới thời Đặng Tiểu Bình.

Theo nhận định của các nhà phân tích, những nghị quyết đó đã giúp củng cố quyền lực của Mao và Đặng đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bởi vậy, nghị quyết sắp tới cũng sẽ củng cố quyền lực của Tập, báo hiệu sự chính thức kết thúc Kỷ nguyên Cải cách của Đặng Tiểu Bình và sự bắt đầu Kỷ nguyên Mới của Tập. Trung Quốc sẽ không còn “giấu mình” mà sẽ quyết đoán hơn trong việc định hình các quy tắc toàn cầu.

Xem thêm:

Gov.cn ngày 18/10/2021: 中共中央政治局召开会议 讨论拟提请十九届六中全会审议的文件 中共中央总书记习近平主持会议

Tân Hoa Xã ngày 18/10/2021: Xi Focus: CPC Central Committee plenary session to review key resolution

Global Times ngày 18/10/2021: Party plenary session eyes key resolution on historical experience; to look to future with ‘bigger vision, greater unison’

Reuters ngày 18/10/2021: China’s Communist Party to hold sixth plenum on Nov 8-11 -state media

Wall Street Journal ngày 18/10/2021: China’s Xi Flexes Power With Plan to Rewrite Communist Party History

Nhân dân Nhật báo ngày 19/10/2021: 中共中央政治局召开会议 – 讨论拟提请十九届六中全会审议的文件 – 中共中央总书记习近平主持会议

Nikkei Asia ngày 19/10/2021: Xi to inscribe Communist Party history at Nov. 8-11 gathering

Tân Hoa Xã ngày 26/8/2021: Full Text: The CPC: Its Mission and Contributions

Nhân dân Nhật báo ngày 26/8/2021: 中国共产党的历史使命与行动价值

Bộ Chính trị Trung Quốc tổ chức “học tập tập thể” về kinh tế số

Ngày 18/10/2021, Bộ Chính trị Trung Quốc đã tổ chức một buổi học tập tập thể về kinh tế số. Đây là buổi học tập tập thể thứ 34 của Bộ Chính trị Trung Quốc trong khoa này. Trong buổi học tập, giáo sư Lỗ Kiến, hiệu trưởng Đại học Nam Kinh đã có bài thuyết trình về chủ đề này. Trong bài phát biểu sau đó được tường thuật bởi Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế số, gọi đây là “lựa chọn chiến lược” để nắm bắt cơ hội trong cuộc cách mạng công nghệ và chuyển đổi công nghiệp mới. Ông cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đặt ra quy tắc đối với nền kinh tế số và việc phát triển số công nghệ ở các lĩnh vực quan trọng với mục tiêu “tự lực”, cũng như kêu gọi tích hợp các ngành công nghiệp truyền thống với kinh tế số.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 19/10/2021: 习近平在中共中央政治局第三十四次集体学习时强调 把握数字经济发展趋势和规律 推动我国数字经济健康发展

Tân Hoa Xã ngày 19/10/2021: Xi stresses sound development of digital economy

Caixin Global ngày 20/10/2021: Xi Vows to Support Healthy Development of $6 Trillion Tech Sector

Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản đề ra các biện pháp phát triển quan hệ song phương

Trong một cuộc phỏng vấn hôm 17/10/2021, Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Khổng Huyễn Hựu đề ra bốn biện pháp để phát triển quan hệ giữa hai nước: xây dựng lòng tin chính trị vững chắc hơn, nâng tầm hợp tác cùng thắng, trao đổi quan điểm dư luận một cách sâu sắc hơn và tham gia hợp tác đa phương có tính xây dựng hơn. Ông cũng phê phán các hành động gần đây của Nhật Bản “làm tổn hại quan hệ hai nước”, cũng như thúc giục Nhật Bản nhìn sự phát triển của Trung Quốc một cách tích cực, khách quan và có lý trí, giữ độc lập về chiến lược, xử lý quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia khác một cách cân bằng, không làm theo các “hành động sai trái” của một số quốc gia nhất định.

Xem thêm:

ECNS ngày 18/10/2021: Chinese Ambassador to Japan proposes four directions for efforts over bilateral ties

Phó Thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác năng lượng trong sáng kiến Vành đai và Con đường

Trong cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng trong sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) hôm 18/10/2021, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính nhấn mạnh tầm quan trọng của sáng kiến Đối tác Năng lượng Vành đai và Con đường (BREP). Ông cũng khẳng định các nước tham gia dự án Vành đai và Con đường cần sử dụng năng lượng xanh, hiệu quả, sạch và có nguồn cung đa dạng hơn.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 18/10/2021: Chinese vice premier stresses Belt and Road energy cooperation

Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào dịch vụ VPN tại Bắc Kinh

Quốc vụ viện Trung Quốc đã “bật đèn xanh” để chính quyền thành phố Bắc Kinh cho phép các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tới 50% cổ phần trong cung cấp dịch vụ VPN. Đây là dịch vụ thường được sử dụng bởi các công ty đa quốc gia để kết nối với bên ngoài. Bên cạnh đó, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng nới lỏng các quy tắc kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài đối với dịch vụ thông tin, nghệ thuật biểu diễn, đại lý du lịch nước ngoài và giáo dục.

Xem thêm:

SCMP ngày 19/10/2021: China opens VPN services to foreign investment in Beijing

Hội nghị lần đầu tiên giữa ngoại trưởng Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương – Trung Quốc nhắc đến Sáng kiến Phát triển Toàn cầu

Ngày 21/10/2021, Hội nghị lần đầu tiên giữa ngoại trưởng Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Trong hội nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị chỉ trích AUKUS “phá hoại Khu vực Nam Thái Bình Dương không vũ khí hạt nhân, khởi động chạy đua vũ trang và phá hoại hòa bình và ổn định trong khu vực”. Ông Vương cũng để xuất một cơ chế gặp gỡ định kỳ giữa ngoại trưởng Trung Quốc và các quốc đảo Thái Bình Dương, cũng như đề cập đến “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (Global Development Initiative, sáng kiến được Chủ tịch Trung Quốc đề cập trong bài phát biểu gửi đến Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tháng 9 vừa qua).

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 21/10/2021: China warns against AUKUS, to make meetings routine with Pacific island countries, enhancing ties to higher level

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/10/2021: Wang Yi Chairs First China-Pacific Island Countries Foreign Ministers’ Meeting

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/10/2021: Wang Yi: China and Pacific Island Countries Are Deepening Comprehensive Strategic Partnership

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/10/2021: Joint Statement of China-Pacific Island Countries Foreign Ministers’ Meeting

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/10/2021: Wang Yi Talks about the Six-point Consensus and Specific Results of the First China-Pacific Island Countries Foreign Ministers’ Meeting

Xem thêm về Sáng kiến Phát triển Toàn cầu của Trung Quốc:

Nikkei Asia ngày 22/9/2021: Xi Jinping’s full speech at the U.N.’s 76th General Assembly

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/9/2021: 习近平在第七十六届联合国大会一般性辩论上的讲话(全文)

Phó Oánh: Nỗ lực xây dựng hình ảnh Trung Quốc đáng tin, đáng yêu và đáng kính

Trong bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo ngày 14/10/2021, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh đề xuất các cách thức để cải thiện công tác truyền thông ra bên ngoài, xây dựng hình ảnh Trung Quốc đáng tin, đáng yêu và đáng kính, cũng như tạo môi trường dư luận bên ngoài có lợi cho Trung Quốc. Theo bà, Trung Quốc cần chủ động phát ngôn, truyền bá thông tin chân thực ra bên ngoài, giúp người ngoài hiểu những gì Trung Quốc muốn họ hiểu. Trung Quốc cũng cần thể hiện tầm nhìn và nỗ lực trong việc xây dựng một “cộng đồng chung vận mệnh”. Theo bà Phó, hình ảnh quốc tế của Trung Quốc cần được xây dựng bởi người Trung Quốc, việc “kể tốt câu chuyện Trung Quốc” đòi hỏi sự nỗ lực của mỗi người Trung Quốc. Với sự phát triển của mạng xã hội, người Trung Quốc có nhiều nền tảng hơn để làm điều này. Trung Quốc cũng cần tự tin trong việc kể câu chuyện của mình, lan rộng tiếng nói của Trung Quốc, trao đổi với các quốc gia khác, nắm bắt cơ hội từ tình hình hiện nay, cải thiện phương pháp truyền thông và sử dụng các ví dụ tiêu biểu để kể câu chuyện của Trung Quốc.

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 14/10/2021: 努力塑造可信可爱可敬的中国形象(大家手笔)

Vương Nghị: “Giương cao ngọn cờ chói lọi của tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình, viết nên một chương phục hưng dân tộc tráng lệ”

Ngày 20/10/2021, tờ Nhân dân Nhật báo đăng tải bài viết với tựa đề “Giương cao ngọn cờ chói lọi của tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình, viết nên một chương phục hưng dân tộc tráng lệ” của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị.

Theo bài viết, tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình đã phân tích sự thay đổi của thế giới, của thời đại, của lịch sử, thiết lập ngọn cờ tư tưởng cho “đại quốc ngoại giao” đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, đóng góp trí tuệ và phương án của Trung Quốc vào việc giải quyết các vấn đề của nhân loại.

Bài viết đã chỉ ra một số đặc điểm của tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình: là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Marx và thực tiễn “đại quốc ngoại giao” đặc sắc Trung Quốc, là hiện thân và sự phát triển của việc “Trung Quốc hóa” và “thời đại hóa” chủ nghĩa Marx trong lĩnh vực ngoại giao, là sự chuyển đổi và phát triển một cách sáng tạo truyền thống văn hóa ưu tú của Trung Quốc, là sự kế thừa và phát triển các nguyên tắc cốt lõi và truyền thống tốt đẹp của nền ngoại giao Trung Quốc mới, thể hiện sự siêu việt và phủ nhận các lý thuyết quan hệ quốc tế truyền thống.

Bài viết đã ca ngợi vai trò của tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình đối với ngoại giao Trung Quốc, cụ thể là: Cung cấp quan điểm về thời đại cho ngoại giao Trung Quốc, bảo đảm về chính trị cho ngoại giao Trung Quốc, chỉ ra phương hướng phấn đấu cho ngoại giao Trung Quốc, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc đi trên con đường mới và lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc đạt các thành tựu lịch sử.

Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, trong thời gian tới, ngoại giao Trung Quốc cần: đề cao lý luận chính trị và tiếp tục tăng cường vũ trang về lý luận, phối hợp “hai đại cục” và tích cực đẩy mạnh phục hưng dân tộc, nuôi dưỡng ý thức đấu tranh và ứng phó ổn thỏa với nguy cơ thử thách, cũng như tăng cường năng lực và tạo ra cục diện ngoại giao mới.

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 20/10/2021: 高举习近平外交思想光辉旗帜 书写民族复兴壮丽篇章(深入学习贯彻习近平新时代中国特色社会主义思想)

Các nhà khoa học Trung Quốc chế tạo vũ khí diệt vệ tinh

Một nhóm các nhà khoa học tại Đại học Công nghiệp Quốc phòng Hồ Nam mới đây công bố đã chế tạo và thử nghiệm một thiết bị robot diệt vệ tinh bằng cách đặt một gói thuốc nổ khoảng 3,5 kg vào ống xả của vệ tinh. Thiết bị này có thể ở bên trong vệ tinh trong một thời gian dài bằng cách sử dụng cơ chế khóa được điều khiển bởi động cơ điện. Khi cần, quy trình có thể được đảo ngược để tách khỏi mục tiêu. Hiện tại, quá trình thiết kế và thử nghiệm đã được tiến hành tại một cơ sở trên mặt đất và các nhà nghiên cứu cho biết nó “sẽ có giá trị thực tế trong một số ứng dụng kỹ thuật nhất định”.

Trung Quốc đã từng tiến hành một thử nghiệm diệt vệ tinh đầu tiên vào năm 2007 với việc phá hủy một vệ tinh thời tiết không còn giá trị sử dụng bằng tên lửa; vụ việc đã bị cộng đồng quốc tế chỉ trích vì các “đám mây” mảnh vỡ không gian mà vụ nổ tạo ra.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 21/10/2021: Chinese scientists build anti-satellite weapon that can cause explosion inside exhaust

Phòng Công tác Chính trị Quân uỷ Trung ương viết về xây dựng quân đội đẳng cấp quốc tế

Điểm nhấn cốt lõi ở đây là sự cần thiết và tầm quan trọng của việc PLA phải trung thành với Đảng và học tập và thực hiện Tư tưởng Tập về xây dựng quân đội đẳng cấp thế giới.

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 22/10/2021: 必须加快国防和军队现代化

—–

V- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG

Hơn 70% người tham gia khảo sát ở Đài Loan ủng hộ tuyên bố về chủ quyền Đài Loan của Tổng thống Thái Văn Anh

Hôm 18/10/2021, Hiệp hội Giao lưu Tinh hoa Châu Á – Thái Bình Dương tại Đài Loan đã công bố một cuộc thăm dò về quan hệ hai bờ eo biển. 70,6% số người được hỏi ủng hộ tuyên bố của bà Thái trong Ngày Quốc khánh về tình trạng chủ quyền của Đài Loan rằng: “Trung Hoa Dân Quốc không thuộc CHND Trung Hoa, cũng như ngược lại” (互 不 隸屬 說). 67,9% ủng hộ Bốn Cam Kết của bà Thái, trong đó Đài Loan cam kết không có hành động khiêu khích đơn phương đối với Bắc Kinh. Và bất kỳ thay đổi nào đối với hiện trạng phải phù hợp với ý chí dân chủ của người dân Đài Loan. 69,5% phản đối đề xuất thống nhất “một quốc gia, hai hệ thống” của Trung Quốc.

Dù vậy, chỉ có 47% tán hành toàn bộ chính sách Trung Quốc của bà Thái, 24% không tán thành và 28% không biết. Một số nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm ủng hộ này có thể cho thấy rằng một phần đáng kể người Đài Loan khẳng định ước muốn tự do nhưng vẫn muốn thấy nhiều kết quả hơn/kết quả tốt hơn trong quản lý rủi ro kinh tế và an ninh với Trung Quốc.

Xem thêm:

Focus Taiwan ngày 18/10/2021: 民調:逾7成受訪者支持總統互不隸屬說| 政治

NATO mở rộng trọng tâm để chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc 

Trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times, Tổng thư ký Nato Jens Stoltenberg cho biết rằng mặc dù Trung Quốc không phải là “đối thủ” nhưng đã có tác động đến tình hình an ninh Châu Âu thông qua năng lực mạng, công nghệ mới và tên lửa tầm xa. Cựu thủ tướng Na Uy cũng cho biết các đồng minh của NATO sẽ tìm cách “thu nhỏ” các hoạt động bên ngoài biên giới và “mở rộng quy mô” năng lực tự cường phòng thủ trong nước để chống lại các mối đe dọa bên ngoài tốt hơn. Bên cạnh đó, NATO sẽ thông qua Khái niệm chiến lược mới của mình tại một hội nghị thượng đỉnh vào mùa hè tới, sẽ vạch ra mục đích của liên minh trong 10 năm tiếp theo. Việc chống lại mối đe dọa an ninh từ sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ là một phần quan trọng trong cơ sở lý luận tương lai của NATO, đánh dấu sự suy nghĩ lại về các mục tiêu của nhóm phương Tây phản ánh trục địa chiến lược của Mỹ sang châu Á. 

Bên cạnh đó, mối quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Nga trở thành một vấn đề quan trọng trong chính trị Châu Âu. Sự xuất hiện của trục Moscow-Bắc Kinh sẽ gây ảnh hưởng ngày càng lớn đến các lợi ích của Châu Âu và xuyên Đại Tây Dương, cả về kinh tế và an ninh. Theo đó, ngày càng nhiều nhà lãnh đạo Châu Âu quan tâm đến việc ngăn chặn Nga hợp tác với Trung Quốc. Stoltenberg cho rằng  Nga và Trung Quốc không nên được coi là những mối đe dọa riêng biệt.

Trên Twitter của mình đăng ngày 19/10/2021, ông  Alexander Gabuev, Chủ tịch của Nga ở Châu Á – Thái Bình Dương, cũng cho biết rằng hướng đi mới này đã đánh dấu sự thay đổi trong cách tiếp cận của Nato đối với trục Trung Quốc – Nga. Ông cho rằng đừng phân biệt quá nhiều giữa Trung Quốc và Nga hay Châu Á – Thái Bình Dương và Châu Âu, đó là một môi trường an ninh lớn và chúng ta phải giải quyết tất cả.

Xem thêm: 

Financial Times ngày 18/10/2021: Nato to expand focus to counter rising China

Anh cảnh báo Trung Quốc về Đài Loan

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cảnh báo Bắc Kinh rằng việc bố trí quân đội xung quanh Đài Loan là nguy hiểm và có thể châm ngòi cho xung đột trong bình luận mà ông đưa ra với các phóng viên khi đến Brussels để tham dự một cuộc họp của NATO. Ông gọi những động thái gần đây của Trung Quốc là ‘không khôn ngoan’ và nói rằng vấn đề Trung Quốc-Đài Loan phải được giải quyết một cách hòa bình. 

Xem thêm:

Reuters ngày 21/10/2021: Britain warns China against dangerous military moves around Taiwan

Bộ trưởng Quốc phòng Đức bác bỏ khả năng Liên minh Châu Âu tự chủ quân sự 

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Annegret Kramp-Karrenbauer nói rằng châu Âu không nên theo đuổi “ảo tưởng” về tự chủ chiến lược và thay vào đó nên tập trung vào việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ thông qua NATO, theo Politico. Các nhà lãnh đạo Châu Âu, bao gồm cả Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đang xem xét việc tách rời châu Âu khỏi Mỹ với lý do sự rút lui hỗn loạn khỏi Afghanistan cho thấy cần có sự thay đổi, nhưng Kramp-Karrenbauer nói rằng Châu Âu nên tăng cường gấp đôi mối quan hệ với Mỹ và thừa nhận rằng nếu không có Mỹ, năng lực hành động quân sự của NATO và Châu Âu kém hơn nhiều. 

Xem thêm:

Politico ngày 21/10/2021: German defense minister warns Europeans: Don’t detach from NATO

NATO ngày 21/10/2021: Fifteen Allies deepen cooperation on Ground Based Air Defence

Sự kiện có thể đánh dấu sự hình thành Bộ Tứ mới: Cuộc gặp của các Ngoại trưởng Hoa Kỳ – Ấn Độ – Israel – UAE 

Vào ngày 18/10/2021, cuộc họp ngoại trưởng đầu tiên được diễn ra đánh dấu sự xuất hiện của Bộ Tứ mới, Hoa Kỳ – Ấn Độ – Israel – UAE. Bộ trưởng Bộ ngoại giao của các nước đã thăm dò khả năng cho các dự án cơ sở hạ tầng chung trong các lĩnh vực giao thông vận tải, công nghệ, an ninh hàng hải, kinh tế và thương mại, cũng như cho các dự án chung bổ sung. 

Dẫn theo lời của các quan chức, các Bộ trưởng quyết định thành lập một diễn đàn quốc tế về hợp tác kinh tế để tiến hành cuộc đối thoại đầu tiên của họ và trọng tâm chính của nhóm là chú trọng vào các dự án kinh tế chung.

Xem thêm:

The Economic Times ngày 20/10/2021: New Quad in making: Foreign Ministers of USA-India-Israel-UAE to meet on Monday

Thủ tướng Anh: Anh không muốn từ chối đầu tư của Trung Quốc

Trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng một “vai trò quan trọng” trong đời sống kinh tế của Anh trong nhiều năm tới. Đồng thời, ông khẳng định Chính phủ sẽ không “ngây thơ” khi cho phép Trung Quốc tiếp cận cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng của Anh (CNI) như điện hạt nhân hoặc mạng 5G. Ông nói thêm “Chúng ta nên thận trọng về cách chúng ta xử lý CNI của mình và cách chúng ta xử lý FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) từ Trung Quốc”. Đó chính là lý do Anh đã ban hành luật mới khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó có cổ phần trong cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia . 

Mặc dù Bắc Kinh luôn bị lên án về những cáo buộc vi phạm nhân quyền như  hành vi ngược đãi đối với thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi và các cuộc đàn áp ở Hồng Kông, tuy nhiên Johnson đã nhấn mạnh rằng mối quan hệ có thể phát triển thịnh vượng “bất chấp” những điều trên. Bên cạnh đó, ông cũng thừa nhận rằng họ sẽ phải đối mặt với một số cuộc đàm phán “cực kỳ khó khăn” về biến đổi khí hậu trong  cuộc đàm phán quốc tế về khí hậu COP26 diễn ra vào tháng tới tại Glasgow.

Xem thêm:

Boris Johnson Interviewed by BloombergNews: Transcript

Bloomberg News ngày 19/10/2021: Boris Johnson Says U.K. Doesn’t Want to Turn Away Chinese Investment. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.                     

Independent ngày 19/10/2021: Britain musn’t ‘pitchfork away’ investment from China says Johnson.  Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Nghị viện Châu Âu: Mối đe dọa của Trung Quốc đối với Đài Loan gây rủi ro cho EU

Vào ngày 9/10/2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố theo đuổi ‘thống nhất’ với Đài Loan bằng các biện pháp hòa bình theo chính sách “Một quốc gia, hai chế độ” và nhấn mạnh rằng vấn đề Đài Loan là một trong những công việc nội bộ của Trung Quốc, “không cho phép can thiệp từ bên ngoài”. Trong khi đó, đối với EU, Đài Loan có vị trí và vai trò quan trọng về mặt chiến lược đối với các nền dân chủ châu Âu và đặc biệt là mối quan tâm về chất bán dẫn của đất nước này. Vì thế trong Khuyến nghị của Nghị viện Châu Âu ngày 21/10/2021 về Hợp tác và Quan hệ chính trị EU-Đài Loan, đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về tuyên bố của Chủ tịch Tập và lên án mạnh mẽ sự vi phạm chưa từng có của Trung Quốc đối với vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan kể từ ngày 1/10/2021. Đồng thời, EU cũng thể hiện ý chí ủng hộ và tiếp tục hợp tác với Đài Loan.

Ngay sau đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Trung Quốc cực lực lên án và kiên quyết bác bỏ báo cáo về quan hệ chính trị và hợp tác giữa EU và Đài Loan do Nghị viện Châu Âu thông qua và kêu gọi Nghị viện Châu Âu phải chấm dứt ngay những lời nói và việc làm phá hoại chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc.

Xem thêm:

Politico ngày 20/10/2021: Borrell: China’s threats to Taiwan pose risk to EU

European Parliament ngày 21/10/2021:European Parliament recommendation of 21 October 2021 on EU-Taiwan political relations and cooperation

Tân Hoa Xã ngày 21/10/2021: China condemns, rejects EU report on ties with Taiwan: spokesperson

Josep Borrell: Vì sao EU tăng cường vai trò ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Trong nỗ lực đẩy mạnh truyền thông về Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tới công luận Đông Nam Á, đã có nhiều quan chức, đại diện ngoại giao của các nước EU tại các nước Đông Nam Á viết bài đăng tải trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Mới đây, Đại diện Cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell đã có bài xã luận trên The Straits Times nhằm giải thích vì sao EU tăng cường vai trò ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ông cho biết, trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị, Liên hiệp Châu Âu có lợi ích thiết yếu tại khu vực cũng như trong việc duy trì trật tự khu vực mở và dựa trên luật lệ. 

EU muốn tăng cường hợp tác với tất cả các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương cùng chung những mục tiêu với EU. Những lãnh vực ưu tiên của Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là tăng cường cơ sở hạ tầng kết nối theo cách tiếp cận bền vững và dựa trên các tiêu chuẩn phù hợp toàn cầu. hợp tác trong các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, môi trường bị huỷ hoại, ô nhiễm nhựa và suy giảm đa dạng sinh học, tăng cường đối tác trong lĩnh vực công nghệ số.

Xem thêm:

The Straits Times ngày 21/10/2021: Why EU is stepping up role in Indo-Pacific. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Máy bay ném bom B-1B triển khai tới căn cứ Diego Garcia ở Ấn Độ Dương lần đầu tiên sau 15 năm

Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Hoa Kỳ cho biết, các máy bay ném bom B-1B và khoảng 200 phi công gần đây đã được triển khai tới Cơ sở Hỗ trợ Hải quân tại đảo Diego Garcia, một lãnh thổ thuộc Vương quốc Anh giữa Ấn Độ Dương. Đây là lần đầu tiên những chiếc Lancers có mặt tại hòn đảo Ấn Độ Dương này trong vòng 15 năm qua. Trích dẫn của Lực lượng Không quân không nêu rõ số lượng máy bay cũng như thời gian các máy bay này triển khai tại đây. Các căn cứ sân bay ở Diego Garcia và Andersen trên đảo Guam là những trung tâm quan trọng của không quân nhằm duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom ở khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương.

Xem thêm:

Stars And Stripes ngày 20/10/2021: B-1 bombers deploy to Diego Garcia in Indian Ocean for first time in 15 years

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan công du Châu Âu

Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu sẽ thăm Slovakia và Cộng hòa Séc và phát biểu tại một diễn đàn trực tuyến ở Rome trong một chuyến đi hiếm hoi tới Châu Âu, theo phát ngôn viên của Bộ. Đài Bắc đang tìm kiếm mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ hơn với các nền dân chủ cùng chí hướng trong EU trong bối cảnh áp lực quân sự ngày càng tăng từ Trung Quốc.

Xem thêm:

Reuters ngày 21/10/2021: China angered by Taiwan foreign minister’s Eastern Europe trip

Biden nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công. Nhà Trắng nói rằng chủ trương “mơ hồ chiến lược” của Mỹ không thay đổi 

Tổng thống Joe Biden nói rằng Mỹ sẽ bảo vệ Đài Loan và Mỹ có “cam kết” làm như vậy theo những bình luận mà ông đưa ra tại một tòa thị chính hôm thứ Năm. Một số nhà quan sát cho rằng những bình luận này dường như trái ngược với chính sách “mơ hồ chiến lược” lâu nay của Washington về việc liệu Mỹ có can thiệp quân sự nếu Trung Quốc xâm chiếm hòn đảo hay không. Biden nói thêm rằng ông không muốn “chiến tranh lạnh với Trung Quốc” nhưng muốn Bắc Kinh biết Mỹ sẽ không “lùi bước”. Một phát ngôn viên của Nhà Trắng sau đó đã làm rõ rằng “không có thay đổi” nào đối với chính sách của Mỹ đối với Đài Loan nhưng cũng không nói rằng Biden đã lỡ lời. Người phát ngôn của Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc không ‘nhượng bộ các lợi ích cốt lõi của mình’.

Xem thêm:

Telegraph ngày 22/10/2021: White House backtracks after Joe Biden’s pledge to defend Taiwan. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Stars and Stripes ngày 22/10/2021: Austin restates Taiwan support as NATO defense ministers discuss ‘futureproofing’ the alliance

—–

VI- QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC

Báo quân sự Trung Quốc kêu gọi “chiến tranh nhân dân” để chống lại “gián điệp Mỹ” sau khi CIA thành lập đơn vị chuyên trách Trung Quốc mới

Tài khoản Weibo do Nhật báo Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc điều hành mới đây đã đăng tải nhiều bài viết phản đối, tố cáo việc CIA thành lập Trung tâm Sứ mệnh Trung Quốc (China Mission Centre) vào ngày 7/10 vừa qua đồng thời kêu gọi sự ủng hộ từ dân chúng và cho biết cần phải có một “cuộc chiến tranh nhân dân” để đề phòng rủi ro tình báo và “khiến cho các điệp viên [của CIA] không thể hoạt động và ẩn mình”.

Xem thêm:

Sina ngày 17/10/2021: 钧正平:当中情局大肆招募懂中文间谍时,我们应该怎么办

South China Morning Post ngày 17/10/2021: Chinese military newspaper calls for ‘people’s war’ to counter US spies

Goldman Sachs được phép mua lại đối tác ở Trung Quốc

Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc đã cho phép Goldman Sachs mua lại Beijing Gao Hua Securities, đối tác địa phương của họ, trong bối cảnh Bắc Kinh cố gắng thực hiện tốt cam kết mà họ đã đưa ra vào năm 2017 là cho phép các ngân hàng đầu tư nước ngoài sở hữu hoàn toàn các hoạt động của họ tại Trung Quốc.

Sự kiện này cũng diễn ra trong bối cảnh nhiều tập đoàn tài chính của Mỹ tìm cách tận dụng lợi thế của việc tăng cường tiếp cận thị trường ở Trung Quốc bất chấp những lo ngại về môi trường chính trị và kiểm soát ở nước này cũng như tăng trưởng kinh tế chậm lại sau thời kỳ phong toả vì đại dịch.

Xem thêm:

Financial Times ngày 18/10/2021: Goldman Sachs granted full ownership of China securities venture. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Global Times ngày 18/10/2021: China welcomes US firms to expand investment, official says amid rising positive signs

—–

VII- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN

Nicholas A. Ioannides, Constantinos Yiallourides, Trần Hữu Duy Minh: Bình luận về Tranh chấp Liên quan đến Phân định biển ở Ấn Độ Dương (Somalia v Kenya)

Vào ngày 12/10/2021, Tòa Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ) đã ra phán quyết được chờ đợi từ lâu trong vụ Phân định biển ở Ấn Độ Dương (Somalia và Kenya) về vị trí của ranh giới biển giữa Somalia và Kenya. 

Việt Nam hiện đang trong quá trình đàm phán phân định biển với Trung Quốc tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ. Phán quyết của Tòa bởi vậy có thể là một tài liệu tham khảo hữu ích cho Việt Nam nhằm đạt được một kết quả công bằng.

Nicholas A. Ioannides và Constantinos Yiallourides đã chỉ ra nội dung của Phán quyết đã đóng góp vào sự phát triển của luật pháp quốc tế về phân định biển bằng cách: (1) xác định nguyên tắc công bằng và hoàn cảnh liên quan là tiêu chuẩn trong quá trình phân định biển và (2) nhấn mạnh tính ưu việt của các tiêu chí liên quan đến địa lý ven biển như độ sâu, chiều dài bờ biển, … trong khi bỏ qua các yếu tố liên quan đến hoạt động đơn phương trong các vùng biển liên quan. 

Bên cạnh đó, theo hai tác giả, cách thức Tòa ICJ giải quyết một số vấn đề cũng làm dấy lên những lo ngại tính thống nhất và ổn định trong hệ thống pháp luật của Tòa. Tòa đã xem xét một lòng chảo bên ngoài các vùng biển có liên quan; phân định thềm lục địa bên ngoài giới hạn 200 hải lý mà không có khuyến nghị của CLCS và chấp nhận quan điểm rằng việc phân định là cấu thành của các quyền chủ quyền. Tòa cũng không làm sáng tỏ nội dung của Điều 74(3) và 83(3) UNCLOS. Mặc dù trên thực tế cũng đã có một phân định ranh giới biển khác được Tòa thực hiện thông qua việc áp dụng phương pháp tiếp cận ba giai đoạn. Tuy nhiên, việc giải thích và áp dụng chặt chẽ các quy tắc quốc tế một cách phù hợp phù hợp vẫn có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc xây dựng một trật tự pháp lý ổn định.

Trong một bài bình luận ngắn khác, Trần Hữu Duy Minh lưu ý đến hoạt động của các nước trong vùng chồng lấn trước phân định. Tòa cho rằng khi yêu sách biển của các quốc gia chồng lấn nhau, các hoạt động trên biển của một quốc gia trong khu vực sau đó được phân định cho quốc gia khác bằng một phán quyết không thể được xem là vi phạm quyền chủ quyền của quốc gia khác đó nếu các hoạt động này được tiến hành trước khi phán quyết được đưa ra và nếu khu vực liên quan thuộc yêu sách được quốc gia kia đưa ra một cách thiện chí. Trong vụ tranh chấp giữa Somalia và Kenya, Toà không thấy yêu sách của Kenya được đưa ra không thiện chí. Do đó, các hoạt động trước khi Phán quyết này ra đời không được xem là vi phạm quyền của Somalia.

Xem thêm:

EJIL: Talk! ngày 22/10/2021: A Commentary on the Dispute Concerning the Maritime Delimitation in the Indian Ocean (Somalia v Kenya)

Blog Luật pháp quốc tế ngày 19/10/2021: Phán quyết ngày 12.10.2021 của Toà ICJ trong Vụ Phân định biển giữa Somalia và Kenya

Henry Storey: Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có lỗ hổng của Mỹ

Theo tác giả, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Joe Biden đang có một lỗ hổng ở trung tâm. Đó là việc Mỹ thiếu các nỗ lực “trên mức chiếu lệ” để can dự với khu vực Đông Nam Á. Cho đến nay, ông Biden vẫn chưa trao đổi với bất cứ lãnh đạo Đông Nam Á nào. Ngoại trưởng Blinken chỉ bắt đầu giao tiếp chính thức với khu vực từ tháng 7, trong khi Mỹ vẫn bỏ trống vị trí đại sứ tại ASEAN và nhiều quốc gia thành viên. Bên cạnh đó, các chuyến thăm tới khu vực của các quan chức cấp cao Mỹ như Phó Tổng thống Kamala Harris hay Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin gửi đi các thông điệp trái chiều, bao gồm việc Mỹ nhìn Đông Nam Á chủ yếu qua lăng kính cạnh tranh an ninh với Trung Quốc. Ngoài ra, cách tiếp cận với lĩnh vực an ninh của Mỹ trong khu vực cũng tỏ ra thiếu hụt, trong khi Washington thiếu khả năng tăng cường thương mại với khu vực.

Xem thêm:

The Interpreter ngày 18/10/2021: America’s doughnut shaped Indo-Pacific strategy

Bilahari Kausikan: Trong bối cảnh Mỹ-Trung bế tắc, Mỹ có phải là đồng minh đáng tin cậy?

Việc Hoa Kỳ rút quân vội vã và hỗn loạn khỏi Afghanistan một lần nữa đặt ra câu hỏi về độ tin cậy của Washington với tư cách là đồng minh và đối tác. Các quốc gia khác có thể dựa vào Washington đến mức nào? Họ cũng sẽ bị bỏ rơi? Hoa Kỳ liệu có đủ năng lực để nhất quán? Khi các quốc gia đặt mình vào bối cảnh cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc, những câu hỏi như vậy ẩn sâu bên dưới bề mặt các tính toán chiến lược của họ. Gieo nghi ngờ về độ tin cậy của Hoa Kỳ là một vũ khí mạnh mẽ trong kho vũ khí của Trung Quốc. Tuy nhiên, liệu Washington có đáng tin cậy hay không là một câu hỏi phức tạp hơn so với lần đầu xuất hiện. Trên Foreign Policy, nhà ngoại giao kỳ cựu Singapore đã có bài phân tích trả lời những câu hỏi trên. 

Đọc toàn văn tại:

Foreign Policy ngày 18/10/2021: In US-China Standoff, Is America a Reliable Ally?

William Choong & Sharon Seah: Tại sao AUKUS là lời cảnh báo tới ASEAN?

Theo các tác giả, sự hình thành của liên minh AUKUS đã chỉ ra điểm yếu về chiến lược của ASEAN: Các cường quốc chỉ hài lòng với vai trò trung tâm của ASEAN chừng nào điều này phục vụ lợi ích quốc gia của họ. Các cường quốc sẵn sàng làm việc với ASEAN khi có thể, nhưng cũng sẵn sàng tự làm theo ý mình nếu cần thiết. Bên cạnh đó, các quốc gia trong khu vực cũng phá hoại sự đoàn kết trong ASEAN bằng các thỏa thuận riêng rẽ với các cường quốc. Các tác giả cho rằng ASEAN cần tăng cường sức mạnh của khối qua hội nhập kinh tế và liên kết văn hóa, cũng như sự lãnh đạo kiên quyết để thúc đẩy các cuộc tranh luận chiến lược nội khối, giải quyết các bất đồng và quan hệ với các cường quốc. Các tác giả đề xuất thành lập một nhóm ba nhà lãnh đạo chính trị lão thành, có đủ trọng lượng để thảo luận các vấn đề một cách thẳng thắn và thực chất, và hoạt động bên ngoài cơ cấu chính thức của ASEAN.

Xem thêm:

Foreign Policy ngày 19/10/2021: Why AUKUS Alarms ASEAN

Danh Đức: Indonesia và những ông tướng nhúng chàm

Bài báo chỉ ra tình trạng tham nhũng, trục lợi của các tướng lĩnh Indonesia từ các hợp đồng mua sắm vũ khí trong quân đội. Các hợp đồng mua sắm thường bị nâng giá cao, đến mức cựu Bộ trưởng quốc phòng Sudarsono cho biết “không thể loại bỏ hoàn toàn”. Bên cạnh trục lợi từ vũ khí, các tướng tá Indonesia còn có thể “làm ăn” từ đất đai. Nạn tham nhũng đến từ việc quân đội Indonesia đứng ngoài cơ chế luật pháp, không chịu quyền hành của ủy ban chống tham nhũng; quân đội có toàn quyền làm kinh tế và chính từ cơ cấu tổ chức quân đội, giúp các tướng lĩnh có ảnh hưởng tại địa phương.

Xem thêm:

Tuổi Trẻ Cuối tuần ngày 4/10/2021: Indonesia và những ông tướng nhúng chàm

Walter Brenno Colnaghi: Tiềm năng hợp tác của EU và Bộ Tứ trong Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nhìn chung, Tuyên bố chung của Bộ Tứ trong khuôn khổ Đối thoại An ninh Tứ giác (Quad) và Chiến lược được EU đưa ra gần đây đều có ưu tiên lớn là hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu trong khu vực. Về cơ bản, cả Bộ Tứ và EU đều nhấn mạnh việc tăng cường sản xuất và phân phối vắc-xin, năng lượng sạch và giao thông. Hơn nữa, chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của EU và các ưu tiên của Bộ tứ cũng ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng. Cuối cùng, cả hai đều đảm bảo các chuỗi cung ứng quan trọng – đặc biệt là đối với chất bán dẫn và vật liệu quan trọng – là một mục tiêu phổ biến khác.

Tuy nhiên, cho đến nay Bộ Tứ dường như không coi EU và các Quốc gia thành viên là đối tác chính trong các vấn đề an ninh và quốc phòng bởi sự mơ hồ về chiến lược của EU, đặc biệt là liên quan đến Trung Quốc. Tuy nhiên, các Quốc gia Thành viên EU luôn mong muốn đóng góp vào việc duy trì tự do hàng hải và hàng không thông qua việc EU sẽ tìm cách tiến hành nhiều cuộc tập trận chung và ghé cảng với các đối tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm các cuộc tập trận đa phương, để chống cướp biển và bảo vệ tự do hàng hải trong khu vực. 

Trên thực tế, rất nhiều vấn đề trong khu vực có lợi ích chồng chéo đòi hỏi sự hợp tác của nhiều liên minh trong khu vực thậm chí là với liên minh AUKUS. Cuối cùng, với phương châm: Hợp tác khi có thể, bảo vệ khi cần thiết trong Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương, EU khẳng định sẽ hợp tác với các liên minh để giải quyết các thách thức lớn trong khu vực. Từ đó tạo ra triển vọng cho sự hợp tác giữa EU và Bộ Tứ. 

Xem thêm:

EIAS ngày 19/10/2021: The Quad Leaders’ Summit: Where Does the EU Indo-Pacific Strategy Fit? – EIAS

Ben Saul: Liệu một cuộc chiến đối với Đài Loan có hợp pháp hay không

Cựu Thủ tướng Australia Tony Abbott đã kêu gọi “đoàn kết” với Đài Loan đang phải đối mặt với “các phi vụ đe dọa” của Trung Quốc xâm phạm hệ thống nhận dạng phòng không. Câu hỏi đặt ra là liệu một cuộc chiến chống lại Trung Quốc để bảo vệ Đài Loan có hợp pháp? Luật pháp quốc tế xác định tình trạng quốc gia và đưa ra các quy tắc về một cuộc chiến tranh hợp pháp. Nhưng theo Ben Saul đăng trên Viện Lowy, có rất nhiều sự mơ hồ trong trường hợp của Đài Loan. Tuy nhiên, các quốc gia như Australia sẽ phải đối mặt với câu hỏi này nếu dự tính một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. 

Theo luật quốc tế, một chủ thể có khả năng là một quốc gia nếu chủ thể đó có: (i) dân cư ổn định, (ii) lãnh thổ xác định và (iii) có một chính phủ với khả năng tham gia vào các mối quan hệ quốc tế với các quốc gia khác. Đài Loan đáp ứng hầu hết các tiêu chí này, mặc dù trên thực tế vẫn còn những hạn chế về khả năng thỏa thuận với các quốc gia khác khi các quốc gia này không coi Đài Loan là một quốc gia. Trên thực tế, Đài Loan đã không tuyên bố rõ ràng về tình trạng quốc gia của mình cũng như từ chối giải pháp thương lượng “một Trung Quốc”, đã làm cho hầu như toàn bộ cộng đồng quốc tế không coi Đài Loan là một quốc gia, điều này càng làm ảnh hưởng đến tình trạng của chủ thể đặc biệt này.

Các trả lời pháp lý thông thường có lợi cho Trung Quốc, khi chỉ một quốc gia mới có quyền sử dụng lực lượng quân đội để tự vệ trước cuộc tấn công vũ trang của một quốc gia khác cũng như yêu cầu các quốc gia bên ngoài hỗ trợ tự vệ. Nếu Đài Loan không phải là một quốc gia, chủ thể này sẽ không có quyền tự vệ trước Trung Quốc cũng như không có quyền yêu cầu các đồng minh của mình giúp đỡ. Hơn nữa, mọi quốc gia đều có quyền chủ quyền trong việc duy trì quyền lực đối với lãnh thổ và dân cư của mình, bao gồm cả việc cưỡng chế, đàn áp chủ nghĩa ly khai. Nếu Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, Trung Quốc có quyền lấy lại và khôi phục chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Sự can thiệp của phương Tây vào công việc nội bộ của Trung Quốc để hỗ trợ Đài Loan sẽ là hành vi xâm lược, sử dụng vũ lực bất hợp pháp chống lại Trung Quốc.

Tuy nhiên, luật pháp quốc tế cũng đặt ra ba lý thuyết độc đáo nhưng hợp lý có lợi cho trường hợp của Đài Loan như sau: (i) Đài Loan là một quốc gia “de facto” ổn định, được hưởng quyền tự vệ tương đương như một quốc gia thực sự, bao gồm quyền tự vệ tập thể của các đồng minh. (ii) Các quốc gia phải giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp quốc tế nguy hiểm và quy tắc này áp dụng cho các tranh chấp với một quốc gia de facto như Đài Loan. (iii) Đài Loan có một lượng “dân cư” với bản sắc riêng biệt có quyền tự quyết mà không bị Trung Quốc ép buộc. Tuy nhiên còn một vấn đề vướng mắc là việc áp dụng quyền tự quyết mở rộng cho các nhóm dân tộc nhỏ bên trong một quốc gia độc lập như Trung Quốc vẫn còn gây tranh cãi.

Mặc dầu vậy, tất cả những lập luận ủng hộ Đài Loan này đều không chắc chắn và gây tranh cãi. Do đó, đây là thời điểm thích hợp để các quy tắc về chiến tranh ra đời nhằm giải quyết những mơ hồ trên.

Xem thêm:

Viện Lowy ngày 14/10/2021: Would a war over Taiwan be legal?

Andrew S. Erickson và Gabriel B. Collins: Một thập kỷ nguy hiểm của quyền lực Trung Quốc đang hiện diện chính vào lúc này

Về dài hạn, sự phát triển này của Trung Quốc có khả năng suy giảm sau khi đã đạt đỉnh, và đây là một điều tốt. Nhưng hiện tại, quyền lực đang tăng lên này tạo ra một thập kỷ nguy hiểm khi Trung Quốc nhận ra rằng nó chỉ còn một thời gian ngắn để hoàn thành một số mục tiêu quan trọng nhất, lâu dài nhất. 

Bởi vậy, theo các tác giả, trong vòng 5 năm tới, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có khả năng sẽ kết luận rằng hồ sơ nhân khẩu học xấu đi, các vấn đề kinh tế có tính cấu trúc và sự xa rời khỏi các trung tâm đổi mới công nghệ toàn cầu đang làm xói mòn đòn bẩy của nước này để thôn tính Đài Loan và để đạt được những mục tiêu chiến lược lớn khác. Điều này dẫn tới khả năng Tập Cận Bình sẵn sàng chấp nhận rủi ro nhiều hơn trong chính sách đối ngoại để tìm kiếm một thành tựu lịch sử ở đỉnh cao của sự nghiệp. Nhất là khi ông đã có gần như một thập kỷ thành công trong việc xét lại trật tự dựa trên luật lệ mà không vấp phải trừng phạt nào đáng kể. Các ví dụ đáng chú ý bao gồm Trung Quốc chiếm đóng và quân sự hóa các bãi đá ngầm ở Biển Đông; gia tăng các hành động xâm nhập hàng không và hàng hải chống lại Đài Loan và Nhật Bản; đẩy mạnh căng thẳng biên giới với Ấn Độ; chiếm đóng Bhutan và Tây Tạng; các hoạt động đàn áp tại Tân Cương và Hồng Kông.

Xem thêm:

Foreign Policy ngày 18/10/2021: China’s Power Is Peaking—As Is Danger for the United States. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Leo Lewis: Các công ty chuẩn bị cho “phân tách có chọn lựa” với Trung Quốc

Tác giả nhận định đang có sự khác biệt, thậm chí là mâu thuẫn trong các “câu chuyện” (narrative) về Trung Quốc. Trong bối cảnh sự phân tách về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra trong khi các doanh nghiệp vẫn sản xuất kinh doanh bình thường, một thời kỳ “phân tách có chọn lựa” có thể sẽ đến.

Xem thêm:

Financial Review ngày 11/10/2021: Companies prepare for a ‘selective decoupling’ with China

Stealth War: Sáng kiến Vành đai và Con đường đối mặt với thử thách và chuyển sang hình thức mới

Bài viết nhận định Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc đang dần mất đi động lực khi các dự án phải đối mặt với nhiều vấn đề như tham nhũng, môi trường, lao động và hình ảnh quốc tế. Điều này có thể đến từ việc Trung Quốc lựa chọn các quốc gia có mức độ rủi ro cao. Do đó, Trung Quốc đang tìm kiếm các chiến lược mới để mở rộng BRI đến các thị trường tiềm năng, ít nguy cơ hơn với môi trường chính trị – kinh tế ổn định hơn.

Xem thêm:

Stealth War ngày 15/10/2021: Stealth War 59: Naval Presence; Looking Outward for Energy; Resolving Longstanding Border Dispute; Sino-Russian Naval Drills; Belt and Road Challenges

Huw Slater: Trung Quốc tiến tới tương lai không dùng than

Bài viết chỉ ra Trung Quốc – quốc gia đầu tư vào than hàng đầu thế giới – đang hạn chế đầu tư và sử dụng loại năng lượng này. Trong bài phát biểu trước Liên Hợp Quốc ngày 21/9, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ dừng xây dựng nhà máy điện than ở nước ngoài. Trong khi đó, dù Trung Quốc vẫn đang xây dựng thêm các nhà máy điện than, xu hướng này đang bắt đầu đảo chiều: Ở một số tỉnh, công suất hoạt động của các nhà máy điện than rất thấp so với khả năng tối đa. Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc cũng ban hành chính sách mới, kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các dự án năng lượng lớn, có mức phát thải cao.

Xem thêm:

East Asia Forum ngày 15/10/2021: China steps towards a coal-free future

Che Pan: Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc thiếu nhân tài

Bài viết chỉ ra Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân tài “kinh niên” trong lĩnh vực bán dẫn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tham vọng trở thành “siêu cường chất bán dẫn” của Trung Quốc. Một nghiên cứu được xuất bản trong năm nay của Đại học Bắc Kinh cho thấy ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc thiếu khoảng 300.000 nhân tài trong năm 2019, tăng từ con số 150.000 năm 2015. Bên cạnh thiếu về lượng, sự thiếu hụt nhân lực trong ngành bán dẫn của Trung Quốc còn xuất hiện cả về chất. Một báo cáo của Công ty vốn quốc tế Trung Quốc (CICC) chỉ ra các kỹ sư mới ra trường của Trung Quốc còn khá trẻ. Do đó, nước này vẫn thiếu các lãnh đạo trong ngành công nghiệp, đặc biệt trong sản xuất chip.

Xem thêm:

SCMP ngày 18/10/2021: China’s semiconductor industry faces a growing talent shortage as Beijing aims for global dominance in chip manufacture

Anthony và Sam Bashfield: Thời đại kỹ thuật số dễ bị đe dọa bởi các hiểm họa từ dưới nước

Trong thời đại kỹ thuật số hiện nay, cáp dữ liệu dưới biển là cơ sở hạ tầng quan trọng và ngày càng đi sâu vào các hoạt động kinh tế, xã hội hiện đại. Sự phụ thuộc của xã hội loài người vào mạng lưới cáp quang biển sẽ tăng lên đáng kể với việc sử dụng internet ngày càng tăng, tầm quan trọng của điện toán đám mây và các dịch vụ tương lai được hỗ trợ bởi mạng 5G và IOT. Tại Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cáp ngầm mang hơn 95% dữ liệu quốc tế bao gồm cả lưu lượng điện thoại và thông tin liên lạc dữ liệu. Các cuộc họp Zoom, email, đặt phòng khách sạn và giao dịch tài chính của loài người phụ thuộc vào nó.

Nhưng mạng lưới cáp quang biển dễ gặp các rủi ro và mối đe dọa. Đánh bắt cá và neo đậu tàu thuyền góp phần gây ra nhiều thiệt hại cho cáp ngầm cùng với thiên tai như động đất, núi lửa phun trào, sóng thần và lở đất ngoài ra còn phải kể đến là các mối đe dọa phá hoại, can thiệp và khủng bố do con người tạo ra. Việc phá hoại cáp ngầm cũng không cần thiết phải sử dụng các nguồn lực tốn kém và không cần trình độ kỹ thuật cao trong khi vị trí cáp ngầm bao gồm cả các vị trí chuyển tiếp được công bố công khai khiến cho cáp ngầm trên biển dễ bị can thiệp, phá hoại hơn.

Xem thêm: 

The Australian, ngày 18/10/2021, Digital age lies vulnerable to underwater threats. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.

Abhiroop Chowdhury, Armin Rosencranz: Cuộc chạy đua vũ trang ở Thái Bình Dương sẽ ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển

AUKUS – một hiệp ước an ninh ba bên giữa Hoa Kỳ, Australia và Anh  đã được công bố vào ngày 15/9 vừa qua với hàm ý chống lại sự hiện diện về quân sự và kinh tế của Trung Quốc trong khu vực. Theo Abhiroop Chowdhury và Armin Rosencranz, hai giáo sư từ Đại học Toàn cầu Jindal tại Ấn Độ, viết trên tờ The Statesman, điều này có thể đẩy cả bốn cường quốc này vào một cuộc chạy đua vũ trang, gây mất ổn định các hệ sinh thái biển trong khu vực.

Đưa ra quan điểm trên, tác giả đã nhắc lại những sự kiện tương tự trong lịch sử.  Thời kỳ chiến tranh lạnh cũng đã chứng kiến sự tàn phá các hệ sinh thái biển mong manh ở Thái Bình Dương. Từ năm 1947 đến năm 1962, Hoa Kỳ đã tiến hành gần 100 vụ thử hạt nhân dưới nước tại khu vực quần đảo Marshall. Từ năm 1960 đến năm 1992, Pháp đã tiến hành 179 vụ thử hạt nhân tại đảo san hô Moruroa và Fangataufa của Polynesia. Một báo cáo chỉ ra rằng có tới 110.000 người bị ảnh hưởng bởi bụi phóng xạ từ các cuộc thử nghiệm này. Hậu quả của vụ thử hạt nhân đối với hệ sinh thái biển mong manh là rất sâu sắc. Các đồng vị phóng xạ của plutonium, strontium và cesium được thải vào môi trường biển, gây ra bức xạ có hại cho mọi sự sống sinh vật. 

Căng thẳng đang dâng cao giữa Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei về quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Khu vực này đang bị căng thẳng do ô nhiễm môi trường và giao thông hàng hải. Cùng với Hiệp ước AUKUS, một cuộc “chiến tranh lạnh” giữa các cường quốc trong khu vực nhằm kiểm soát các tuyến đường hàng hải có thể tàn phá các hệ sinh thái biển vốn đã bị huỷ hoại nhiều của khu vực.

Xem thêm:

 The Statesman, ngày 6/10/2021, Pacific arms race will impact marine life

—–

VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC/BÁO CÁO CHÍNH SÁCH

Đỗ Thanh Hải (2021) Balance of Risks: Vietnam’s South China Sea Strategy

Theo tác giả, việc phân tích hành vi của Việt Nam ở Biển Đông sẽ không thể được giải thích thấu đáo dựa trên thuyết “cân bằng mối đe dọa” (balance of threat). Thay vào đó, bài báo đưa ra khái niệm “nguy cơ” (risk) để phân tích vấn đề này. Tác giả nhận định, ở Biển Đông, Việt Nam không nhìn nhận nước nào là “mối đe dọa” (threat) ở Biển Đông, thay vào đó, Việt Nam nhận thấy nhiều nguy cơ, chủ yếu đến từ Trung Quốc. Để đối phó với các nguy cơ này, Việt Nam đã áp dụng một loạt chính sách để giảm khả năng xảy ra chiến tranh và hạn chế các tác động tiêu cực nếu xung đột nổ ra: vừa quan hệ với Trung Quốc qua các kênh song phương và đa phương, vừa mở rộng hợp tác với các cường quốc khác và nâng cao năng lực hàng hải, cũng như bảo lưu biện pháp pháp lý.

Xem toàn văn nghiên cứu tại đây

Tai Xuan Dao (2021) A Critical Review of Vietnam’s Maritime Management and New Insights for a Sustainable Development of the Blue Economy

Tác giả chỉ ra việc khai thác tài nguyên biển mà không chú ý đến quy hoạch không gian biển đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bao gồm sự cạn kiệt tài nguyên nhiên liệu hóa thạch và thủy sản. Theo tác giả, để phát triển kinh tế biển, việc đầu tiên Việt Nam cần làm là thiết lập một chương trình quy hoạch không gian biển khả thi, dựa trên các căn cứ cụ thể về cơ sở hạ tầng, nhân lực, nguồn lực tài chính, tài nguyên thiên nhiên, công nghệ, quản lý, luật pháp, lợi ích quốc gia, tầm nhìn phát triển và các khuôn khổ luật pháp quốc tế. Quy hoạch này cần phải được thực hiện với cơ chế điều phối, giám sát, đánh giá và điểm chỉnh một cách chặt chẽ.

Xem toàn văn nghiên cứu tại đây

Congressional Research Service  (updated October 7, 2021) China Naval Modernization- Implications for U.S. Navy Capabilities—Background and Issues for Congress

Hải quân Trung Quốc đã hiện đại hóa đều đặn trong 25 năm qua và đã trở thành lực lượng hải quân đáng gờm tại các khu vực biển gần Trung Quốc và đang có ngày càng nhiều hoạt động ở các vùng biển xa gồm cả Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và các vùng biển xung quanh Châu Âu. Hải quân Trung Quốc hiện đã là thách thức đối với năng lực của hải quân Hoa Kỳ trong việc duy trì vị thế “thống trị” tại vùng biển xa ở Tây Thái Bình Dương. Một số nhà quan sát Hoa Kỳ đang lo ngại và cảnh báo về tốc độ đóng tàu hải quân của Trung Quốc.

Nỗ lực hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc bao gồm một loạt các chương trình mua sắm tàu chiến, máy bay và vũ khí cũng như nâng cấp khả năng hậu cầu, học thuyết chiến tranh, huấn luyện, đào tạo cũng như các cuộc tập trận được coi là nhằm phát triển khả năng giải quyết tình hình Đài Loan về mặt quân sự nếu cần thiết đồng thời đạt được sự kiểm soát hoặc thống trị lớn hơn đối với khu vực gần biển của Trung Quốc đặc biệt là Biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc thông qua hiện đại hóa hải quân cũng muốn tăng cường khả năng “điều chỉnh” các hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mình; bảo vệ các tuyến giao thông thương mại trên biển của Trung Quốc đặc biệt là các tuyến nối Trung Quốc với Vịnh Ba Tư; thay đổi ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Tây Thái Bình Dương đồng thời khẳng định vị thế của Trung Quốc với tư cách là cường quốc hàng đầu trong khu vực và cường quốc lớn trên thế giới.

Hải quân Hoa Kỳ trong những năm gần đây đã có những hành động để hạn chế nỗ lực hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc như: tăng tỷ lệ hạm đội đến Thái Bình Dương; duy trì hoặc tăng cường các hoạt động hiện diện chung cũng như tham gia và hợp tác với các lực lượng hải quân đồng minh và các nước khác ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương; tăng quy mô dự kiến trong tương lai của hải quân; khởi xướng, tăng cường hoặc đẩy mạnh nhiều chương trình phát triển công nghệ quân sự mới và mua tàu chiến, máy bay, phương tiện bay không người lái và vũ khí mới;…

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

———-

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.