(Tuần từ 07/06 – 14/06/2021)
Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lê Đức Tâm, Trần Phạm Bình Minh, Lưu Việt Hà, Lê Xuân Phương
Biên tập: Nguyễn Trịnh Đôn
Nguồn tư liệu: Nhóm South China Sea News


Tải Bản PDF ở
———-
Trong Bản Tin Biển Đông Số 67 có những nội dung sau:
I- LẬP BẢN ĐỒ THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC BẰNG SỐ LIỆU – PHẦN 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC ĐỂ GIÀNH CHIẾN THẮNG
II- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
III- HỘI NGHỊ NGOẠI TRƯỞNG ASEAN – TRUNG QUỐC, MEKONG – LAN THƯƠNG VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN LIÊN QUAN
IV- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ ĐỐI TÁC
V- CÁC CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH CỦA CỘNG ĐỒNG XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG – HỘI NGHỊ G7 – CHUYẾN CÔNG DU ĐẦU TIÊN CỦA TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN TỚI CHÂU ÂU
VI- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
VII- QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC
VIII- QUAN HỆ AUSTRALIA – TRUNG QUỐC
IX- QUAN HỆ EU – TRUNG QUỐC
X- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
XI- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH/NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
———-
I- LẬP BẢN ĐỒ THAM VỌNG CỦA TRUNG QUỐC BẰNG SỐ LIỆU – PHẦN 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC ĐỂ GIÀNH CHIẾN THẮNG
Jamie Burnham là thành viên nghiên cứu tại Trung tâm Belfer về Khoa học và Các vấn đề Quốc tế của Trường Kennedy Harvard, nơi ông đang khám phá cách công nghệ kỹ thuật số thay đổi tình báo chính trị và hoạch định chính sách. Là một nhà ngoại giao Anh, ông đã phục vụ khắp châu Phi và Trung Đông, với quan tâm đặc biệt trong chủ đề phổ biến công nghệ vũ khí và khả năng tự cường của các quốc gia mong manh. Đây là phần thứ hai trong chuỗi bài ông viết về chủ đề lập bản đồ tham vọng của Trung Quốc. (Mời xem phần thứ nhất ở Bản Tin Biển Đông Số 66). Do tính bản quyền nghiêm ngặt và nội dung bài viết được đồng nghiệp chia sẻ trong danh sách thư tín nội bộ, chúng tôi chỉ có thể giới thiệu bản dịch toàn văn, và cung cấp bản tiếng Anh toàn văn cho các nhà tài trợ và những ai cần cho công việc. Email liên hệ: sukybiendong@gmail.com.
Bản gốc tiếng Anh chỉ dành cho biên tập ở đây.
—–
Kiến trúc thông tin của chính phủ sẽ phải được tái định hình để đáp ứng thách thức mà nhà nước Trung Quốc đặt ra. Một số đáp ứng chính sách đã được hoàn thiện, đáng chú ý nhất là trong việc tăng cường luật điều chỉnh các giao dịch thương mại trong các lĩnh vực công nghệ ưu tiên cao. Dự luật đầu tư và an ninh quốc gia của Vương quốc liên hiệp Anh & Bắc Ireland giới thiệu một hệ thống kết hợp giữa các thông báo bắt buộc và tự nguyện vì lý do an ninh quốc gia. Một ứng dụng cơ bắp hơn là Lệnh Kiểm soát Xuất khẩu. Tờ The Times đưa tin rằng hơn ‘200 công dân Anh tại hơn một chục trường đại học’ đã nhận được thông báo từ cơ quan chức năng vì bị nghi ngờ đã vi phạm Lệnh Kiểm soát Xuất khẩu. Tuy nhiên, các công cụ chính sách không hiệu quả và có khả năng gây hại nếu chúng không được hỗ trợ bởi tình báo. Chính phủ yêu cầu sự phân tích và hiểu biết sâu kịp thời để ít bị động hơn, thực hiện các biện pháp can thiệp sớm hơn và ít tốn kém hơn, đồng thời khai thác mạng lưới ngoại giao và tình báo toàn cầu để bảo vệ các lợi ích của Anh ở nước ngoài. Môi trường dữ liệu hiện đại mang lại lợi thế cho những người học cách chia nhỏ hoạt động theo từng ngăn và chia sẻ kiến thức.
Xác định ý định của Trung Quốc
Ý định của CHND Trung Hoa trong việc thâu tóm công nghệ đã được báo hiệu rõ ràng. Nó vừa mang tính chiến lược, vừa mang tính thực dụng và bắt nguồn từ những hành vi lịch sử. Có một mong muốn dài hạn có thể nhìn thấy là phải đạt được bằng mọi phương tiện các mục tiêu chiến lược của hiện tại – bất kể chúng là gì – trong khi đồng thời xây dựng một hệ thống mà cuối cùng có thể tự tồn tại và tự cung tự cấp. Các tài liệu lý thuyết đòi hỏi một cách tiếp cận toàn xã hội để đạt được một mục tiêu chung. Ví dụ, ‘Made in China 2025’ tìm cách nâng cấp công nghiệp Trung Quốc để nó có thể chiếm lĩnh những phần cao nhất của chuỗi cung ứng toàn cầu và xác định mười lĩnh vực ưu tiên, bao gồm: công nghệ thông tin tiên tiến mới; máy công cụ tự động và người máy; thiết bị vũ trụ và hàng không; thiết bị hàng hải và vận tải biển công nghệ cao; thiết bị vận tải đường sắt hiện đại; phương tiện và thiết bị năng lượng mới; thiết bị điện; thiết bị nông nghiệp; vật liệu mới và dược phẩm sinh học và các sản phẩm y tế tiên tiến.
Mặc dù kế hoạch đại cương đã rõ ràng, nhưng nó đòi hỏi nhiều kỹ năng và năng lực chuyên môn hơn để xác định các lỗ hổng công nghệ mà Trung Quốc đang nhắm tới. Các phương pháp tiếp cận có thể bao gồm:
– Tạo tiêu chuẩn cơ sở về công nghệ. Việc theo dõi liên tục các ấn phẩm học thuật và bằng sáng chế có thể thiết lập tiến bộ trong các lĩnh vực nghiên cứu. Để đạt được điều này, các nhà phân tích dữ liệu phải hợp tác với các nhà khoa học để xác định và hiểu được mức độ liên quan của các công trình nghiên cứu. Các nhà lãnh đạo tư tưởng học thuật trong các lĩnh vực ưu tiên cao, chẳng hạn như máy tính lượng tử hoặc công nghệ sinh học, có thể được xác định và các hợp tác học thuật của họ được lập bản đồ. Hệ thống máy học và xử lý ngôn ngữ tự nhiên được yêu cầu để thực hiện điều này trên quy mô lớn: Ví dụ: Cơ sở dữ liệu Tài nguyên Tri thức của Trung Quốc có hơn 71 triệu tạp chí học thuật.
– Hoạt động đổi mới. Có thể tiếp tục mô phỏng mô hình những trung tâm đổi mới, các công ty hoặc các tổ chức nhà nước nào đang thương mại hóa các công nghệ mới và sau đó lập bản đồ các mối quan hệ của họ với các mạng lưới thâu tóm bên ngoài.
– Các chỉ số ưu tiên. Nỗ lực tương đối giữa các lĩnh vực công nghệ để thiết lập các ưu tiên của nhà nước Trung Quốc cũng có thể được định lượng để thiết lập các nỗ lực và ưu tiên tương đối.
– Dòng chảy thông tin. Bản chất của việc tiếp thu công nghệ của Trung Quốc đòi hỏi các ưu tiên phải được phổ biến rộng rãi cho nhiều tổ chức nhà nước và ngoài nhà nước, bao gồm các tổ chức phi chính phủ và các nhóm vận động. Thông tin có thể nhạy cảm, nhưng rất khó để giữ bí mật. Có thể mô hình hóa dòng chảy thông tin và xác định các nút mà phản ánh ý định trung tâm. Các mạng lưới này phức tạp và dòng thông tin thường không rõ ràng, nhưng các ấn phẩm của chính phủ, tài liệu đấu thầu, tạp chí hoặc bài phát biểu có thể cung cấp các chỉ báo.
Xác định năng lực
Mạng lưới thu nhận công nghệ rất phức tạp và có tính lan tỏa. Các mối quan hệ thường không chính thức hoặc không rõ ràng. Nó đòi hỏi các kỹ thuật điều tra, kết hợp với công cụ phân tích tiên tiến, để xác định những hệ thống gây rủi ro. Các phương pháp phân tích đã được thiết lập bao gồm:
– Đánh giá rủi ro. Các nhà phân tích thử và đánh giá rủi ro gây ra bởi một người hoặc một công ty đối với việc chuyển giao bằng cách xem xét hành vi của mạng lưới rộng lớn hơn của nó. Đối với một người, các dấu hiệu rủi ro có thể bao gồm hành vi của các cộng sự hoặc sự tham gia với một tổ chức phi chính phủ được biết là hoạt động tích cực trong việc thâu tóm công nghệ. Điều này sẽ liên quan đến việc hiểu sâu hơn về liên kết cá nhân và rộng hơn. Đối với một công ty thương mại, nhà phân tích có thể xem xét quyền sở hữu, cổ đông và nhân viên có lợi cuối cùng của nó. Bằng cách mô tả đặc điểm hành vi của mạng lưới rộng hơn, và xác định bất kỳ hoạt động có hại nào trước đó, có thể đưa ra nhận định sáng suốt về rủi ro gây ra.
– Khám phá mạng lưới. Các nhà phân tích cần phải tìm ra những người hoặc tổ chức không xác định có thể gây ra mối đe dọa. Trước tiên, các nhà phân tích xác định lĩnh vực mà họ muốn tập trung, ví dụ như máy tính lượng tử hoặc công nghệ sinh học. Sau đó, họ sẽ tìm cách xác định những công ty và tổ chức học thuật làm việc trong lĩnh vực này, ví dụ như thông qua các tạp chí học thuật, đăng ký công ty hoặc các tài liệu đấu thầu của chính phủ. Sau đó, nhà phân tích sẽ xác định dấu chân ở nước ngoài của các tổ chức đó bằng cách thiết lập sự hiện diện của tổ chức đó trong các cơ sở lưu trữ dữ liệu ở nước ngoài, ví dụ đăng ký doanh nghiệp hoặc hồ sơ trao đổi chứng khoán.
– Cảnh báo tự động. Quy mô hoạt động của CHND Trung Hoa là rất lớn. Các cảnh báo tự động có thể được phát triển dựa trên sử dụng kinh nghiệm thực tiễn có tính quy luật để xác định các thực thể đáng ngờ, sau đó đưa ra các cảnh báo này dưới dạng các cảnh báo được ưu tiên để điều tra sâu hơn. Có hai loại cảnh báo cơ bản. Thứ nhất, phát triển một nền tảng kiến thức về các tác nhân xấu đã biết, sau đó kiểm tra nền tảng này một cách có hệ thống dựa trên các tập dữ liệu liên quan đến các tổ chức, công ty và tổ chức quan trọng của một quốc gia để xác định các điểm trùng khớp. Ví dụ, điều này có thể tận dụng các phương pháp đối sánh mờ (fuzzy matching approaches). Thứ hai, tìm kiếm các mô hình phức tạp hơn chỉ báo hoạt động đáng ngờ, tận dụng các phương pháp tiếp cận như máy học (machine learning). Các phương pháp tiếp cận phức tạp hơn này có thể mất thời gian để phát triển, tận dụng thông tin chi tiết được tạo ra từ phân tích tập trung vào thực thể và phân tích từ trên xuống để xây dựng và lặp lại dần dần theo một bộ quy tắc theo thời gian.
Một ví dụ về mô hình hoá dữ liệu
Tổ chức tư vấn C4ADS có trụ sở tại thủ đô Washington của Mỹ đã mô hình hóa các mạng lưới thâu tóm của Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng. Điều này có thể cung cấp một mô hình hữu ích cho các lĩnh vực công nghệ khác. Học thuyết về sự kết hợp quân sự-dân sự (MCF) dưới thời Tập Cận Bình đã phát triển các khái niệm lâu đời về hoạt động hợp tác quân sự và dân sự thành một hệ thống sinh thái tinh vi. Các công nghệ thương mại được tận dụng để phát triển năng lực quân sự. Cơ sở công nghiệp dân sự tham gia vào chuỗi cung ứng công nghệ quốc phòng. Các quỹ chuyên dụng phân bổ vốn cho đổi mới quốc phòng. Các hội nghị và hội chợ thương mại quy tụ các nhà thầu quốc phòng và các nhà sản xuất lưỡng dụng. Khu công nghiệp ươm tạo công nghệ mới.
C4ADS đã sử dụng dữ liệu về các tổ chức thương mại và nhà nước của CHND Trung Hoa để xác định bốn loại tác nhân lớn liên quan đến việc mua lại công nghệ quốc phòng ở nước ngoài. Sơ đồ mạng ở Hình 1. Sử dụng các kỹ thuật mô hình hóa dữ liệu cao cấp, họ có thể xác định:
Các nhà thầu. 11 nhà thầu quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước như Tổng công ty Hạt nhân Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Công nghệ Điện tử Trung Quốc thống trị ngành công nghiệp quốc phòng. Giữa họ, họ kiểm soát mạng lưới hơn 800 công ty con và công ty chi nhánh và chịu trách nhiệm về khoảng 75% chuỗi cung ứng quốc phòng. Tất cả các công ty đều tiến hành kinh doanh ở nước ngoài.
Phương tiện đầu tư. Một nhóm sáu phương tiện đầu tư bán tư nhân cung cấp vốn đầu tư mạo hiểm, vốn cổ phần tư nhân và quỹ vườn ươm cho khu vực quốc phòng. Sáu công ty này sở hữu thêm 232 công ty, mỗi công ty đầu tư vào khoảng 40 doanh nghiệp khác.
Các nhà sản xuất lưỡng dụng. Các nhà sản xuất lưỡng dụng hợp tác với các nhà thầu quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước và bán trực tiếp cho Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Các tổ chức học thuật. Một mạng lưới các tổ chức học thuật hỗ trợ R&D quân sự của CHND Trung Hoa. Quân đội Trung Quốc đã thành lập 43 trường đại học và tổ chức tư vấn như Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc. Các trường đại học khác, chẳng hạn như nhóm các trường “Quốc phòng thất tử” (BBT: 7 trường đại học có nguồn gốc gắn liền với lực lượng vũ trang Trung Quốc), được tích hợp với các trung tâm nghiên cứu của Thư viện Quốc gia Trung Quốc. Mỗi trường đại học có mạng lưới công ty riêng của mình, thu hút cộng đồng doanh nghiệp quốc tế.
Sau khi xây dựng được một mô hình những mạng lưới thâu tóm quốc phòng, C4ADS đã có thể làm sáng tỏ hơn nữa vai trò của những mạng lưới này trong việc nhập khẩu vật liệu và công nghệ vào CHND Trung Hoa. C4ADS đã có thể xác định 65.272 sự kiện nhập khẩu vào CHND Trung Hoa từ năm 2014 đến năm 2019. 61% trong số hàng nhập khẩu này là hàng hóa có tiềm năng lưỡng dụng, với Mỹ, Nhật Bản, Đức và Hàn Quốc nổi lên là các nhà cung cấp hàng đầu. Nếu có thể xác định các nguyên liệu có liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, giấy phép kiểm soát xuất khẩu có thể đã được áp dụng.
Tổ chức để chiến thắng
Tư duy mặc định rằng ‘dữ liệu lớn’ và trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách nào đó sẽ dễ dàng đáp ứng mục đích của bạn, là sẽ thất bại. Công nghệ không phải là thách thức: văn hóa tổ chức, lối tư duy cố định và ranh giới thể chế mới là những thách thức. Các sĩ quan tình báo – những người mà cuộc đời của họ bị che đậy sau những bức tường bí mật – thường phải vật lộn để hiểu rằng có thể có thông tin có giá trị hoặc đáng quan tâm trong thế giới thực. Được định hình bởi những sự thật cay đắng của Chiến tranh Lạnh, họ đã học được rằng kiến thức bị che giấu có lợi hơn kiến thức được chia sẻ. Tuy nhiên, trong thế giới cạnh tranh hỗn hợp, dữ liệu đang bị rò rỉ trên ma trận cơ sở hạ tầng toàn cầu hóa. Bỏ qua nó là mù quáng. Cách ly khỏi các mạng tiếp nhận và chia sẻ nó thì lại trở thành câm điếc. Các cơ quan tình báo có thể phát triển thành những ‘nền tảng tri thức’ thu thập thông tin có giá trị hơn là độ nhạy cảm, và triển khai các kỹ năng khai thác, phân tích và phân phối tác động.
Sự bảo trợ
Thay đổi trong bất kỳ tổ chức nào đều cần bảo trợ. Đây không chỉ đơn giản là một câu hỏi về quản trị hoặc lập ngân sách. Việc phát triển một hệ thống sinh thái phân tích, giống như các yếu tố khác của chuyển đổi kỹ thuật số của chính phủ, đòi hỏi hoạt động trên các ranh giới thể chế, xây dựng các mô hình hoạt động mới và thách thức các giả định cố định. Sự cấp bách của các cuộc khủng hoảng và sự cần thiết phải đưa ra một loạt các giải pháp chiến thuật nhanh chóng có thể ngăn cản sự thay đổi dài hạn trong các bộ phận, dẫn tới tích lũy nợ chiến lược. Sự thành công của Dịch vụ Kỹ thuật số của Chính phủ Anh không chỉ nhờ vào sự lãnh đạo xuất sắc của những người sáng lập mà còn nhờ sự hỗ trợ tích cực của Bộ trưởng Văn phòng Nội các Francis Maude. Họ nhận thấy cần phải làm cho nhà tài trợ hiểu được rằng để nguyên trạng là việc rất tốn kém. “Mang lại sự thay đổi trước sức ỳ cần rất nhiều thời gian và sức lực cũng như vốn chính trị.” Bất kỳ năng lực mới nào cũng phải có sự hỗ trợ của một nhà lãnh đạo cấp cao, người cam kết cá nhân cho sự thành công của nó.
Con người
Con người vẫn là thành phần quý giá nhất. Nhân sự với các bộ kỹ năng để phân tích dữ liệu là vô cùng cần thiết. Điều may mắn của Chính phủ Anh là có năng lực phân tích. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật số đòi hỏi sự phát triển của bộ kỹ năng. Trọng tâm của phân tích sẽ vẫn là các phương pháp tiếp cận cổ điển. David Omand gọi những cách tiếp cận này là SEES: nhận thức tình huống (situational awareness), giải thích các sự kiện và động cơ (explanation of events and motivations), uớc tính và dự báo (estimates and forecasts), và thông báo chiến lược về các vấn đề chiến lược dài hạn. Đưa ra khung câu hỏi phù hợp sẽ luôn là việc khó – và câu hỏi gần như chắc chắn sẽ phải được thay đổi cho phù hợp khi vấn đề được hiểu rõ hơn.
Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật số lại đặt ra những thêm thách thức. Thông thường, các nhà phân tích có thể xác định các mô hình từ các tập dữ liệu đã thiết lập, chẳng hạn như báo cáo tình báo, báo cáo phương tiện truyền thông hoặc tạp chí học thuật. Tuy nhiên, nhà phân tích kỹ thuật số phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn là tìm kiếm dữ liệu trong phạm vi rộng lớn vô tận của Internet, không rõ ràng về những gì cần chọn hoặc những mẫu cần tìm kiếm. Mỗi tập dữ liệu có thể có quy mô đáng kể, có khoảng trống và được cấu trúc có tính độc nhất. Trên hết, phần lớn là bằng tiếng nước ngoài. Có rất nhiều cạm bẫy. Các câu trả lời trông có vẻ đáng tin cậy nhưng trên thực tế là sai, có thể do dữ liệu được chọn sai, hoặc bối cảnh văn hóa hoặc ngôn ngữ đã bị hiểu sai, hoặc câu hỏi được xác định không đầy đủ.
Để vượt qua được những thách thức này đòi hỏi các đội đa lĩnh vực. Một chuyên gia yêu cầu phải tham gia với cộng đồng chính phủ rộng lớn hơn để hiểu chính sách hoặc các động lực hoạt động và giúp tạo khung các câu hỏi. Các nhà khoa học dữ liệu phải phát triển các mô hình thống kê và các hệ thống phân tích thích ứng. Các nhà phân tích phải hiểu bối cảnh mà thông tin nằm trong đó và có thể thẩm vấn nó để tìm ra câu trả lời.
Văn hóa tổ chức là nền tảng để thành công. Các giả định phải được thử thách, và sự sáng tạo và sự khéo léo được hoan nghênh, nếu là để các con đường mới được phát hiện. Do đó, các cấu trúc phân cấp phải phẳng. Sự đa dạng kinh nghiệm sống phải được khuyến khích. Không có cá nhân nào hoàn hảo. Con người phải được đào tạo và cố vấn để phát triển. Các đội phải nhỏ để nuôi dưỡng sự tin tưởng lẫn nhau và tự tổ chức để tìm ra giải pháp. Các cá nhân phải phát triển các mạng xã hội rộng lớn hơn để tận dụng vốn tri thức và những ý tưởng mới.
Các công cụ
Quy mô dữ liệu có sẵn và thách thức trong việc hiểu nó đòi hỏi các công cụ phân tích tiên tiến cao. Các vấn đề về xử lý dữ liệu quy mô lớn không chỉ dành riêng cho chính phủ và lĩnh vực thương mại đang phát triển các khả năng đáng kể. Hoạt động ở mức ‘thấp’ có các chi phí liên quan đến việc mua sắm các năng lực và cơ sở hạ tầng mới, nhưng những chi phí này là thấp so với những thách thức về phát triển năng lực nội bộ cần thiết trong cộng đồng tình báo. Kiến trúc thông tin và các tiêu chuẩn kiểm toán và bảo mật có thể phù hợp với thông lệ thương mại tốt nhất. Thật vậy, một lợi thế của việc vận hành bên ngoài các hệ thống ‘cấp cao’ bí mật là thử nghiệm các kỹ thuật và công nghệ mới mà không có nguy cơ bị xâm phạm bí mật.
Những hệ thống này phải có các đặc điểm sau:
– Mạnh mẽ. Chúng cần có khả năng xử lý và quản lý dữ liệu khác nhau ở quy mô lớn (hàng tỷ bản ghi), với khả năng áp dụng các bản cập nhật khi dữ liệu mới được nhận. Chúng phải có khả năng tích hợp các công nghệ phân tích tiên tiến như dịch máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
– Có tính kết nối. Chúng cần trao quyền cho hợp tác công nghệ và xã hội, tận dụng hiểu biết của những người khác trong nước Anh và ở nước ngoài, đồng thời cung cấp các dòng dữ liệu và sản phẩm tình báo cho chính phủ và cho các quan hệ đối tác quốc tế.
– Lấy tri thức làm trung tâm. Kiến thức được tích lũy theo hai chiều: thời gian và địa điểm. Các hệ thống cần có khả năng xây dựng một kho lưu trữ kiến thức trở nên hữu ích hơn theo cấp số nhân theo thời gian. Mối quan hệ được tạo ra giữa con người và các tổ chức. Chúng chỉ có thể trở nên rõ ràng khi có nhiều thông tin hơn được đóng góp. Các nhóm khác nhau kiểm tra các miền khác nhau cần có khả năng đóng góp các phần tử ghép vào cùng một bức tranh tổng thể, nối những thứ có thể không rõ ràng ngay lập tức.
– Có tính cộng tác. Những mối quan hệ của chính phủ với khu vực thương mại phải thay đổi, từ hợp đồng sang hợp tác. Theo truyền thống, chức năng mong muốn đã được xác định thông qua một quy trình yêu cầu không rõ ràng, với ngân sách và khoảng thời gian được thiết lập dựa trên đấu giá nhiều hơn là hiểu biết. Kết quả là thường xuyên phải trả chi phí, chậm trễ và giao hàng dưới mức đạt. Việc xây dựng quan hệ đối tác có thể cho phép chuyên môn và năng lực của khu vực nhà nước và tư nhân được coi như tài sản bổ sung lẫn nhau. Bằng cách nhận ra rằng các vấn đề phức tạp được giải quyết thông qua khám phá và lặp lại, các mô hình kinh doanh mới sẽ xuất hiện mang lại lợi thế cạnh tranh.
– Có năng lực tái sản xuất. Bằng cách sử dụng dữ liệu bí mật, việc đổi mới và thử nghiệm các kỹ thuật mới có thể được hỗ trợ, chẳng hạn như sử dụng trí thông minh nhân tạo để tạo mô hình dự đoán. Những kỹ thuật này sau đó có thể được triển khai trong các lĩnh vực khác, ví dụ như quốc phòng hoặc tình báo, với rủi ro và chi phí giảm.
Dữ liệu
Các mô hình tình báo truyền thống tập trung nhiều vào các kỹ thuật thu thập từ những nguồn nhạy cảm, điều này cần thiết nhưng cũng chậm và tốn kém. Khi tính sẵn có của thông tin tăng và chi phí giảm, thông tin chi tiết từng là thứ được bảo mật của nhà nước sẽ trở nên sẵn có. Khối doanh nghiệp có thể theo dõi chương trình hạt nhân của Triều Tiên từ không gian hoặc theo dõi điện thoại di động. Đồng thời, việc duy trì bí mật trở nên khắt khe hơn và tốn kém hơn. Dữ liệu cho phép theo dõi các máy bay do thám của Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) ở Iraq hoặc các sát thủ Nga ở Salisbury. Khi dữ liệu công khai trở thành công cụ an ninh quốc gia, bản thân nó sẽ phát triển. Ví dụ, các cơ quan tình báo sẽ tìm cách che giấu hoạt động của họ bằng cách thay đổi cơ sở dữ liệu hoặc cung cấp thông tin sai lệch. Do đó việc xác thực dữ liệu trở thành một nhiệm vụ quan trọng.
Ở khu vực không cần bảo mật (low-side domain), các nhà phân tích có thể thực hành ‘tìm kiếm dữ liệu’ bằng cách tìm kiếm thông tin có giá trị trên Internet hoặc từ các nhà cung cấp thương mại. Điều này cung cấp lợi thế về tốc độ. Các quan hệ đối tác thương mại, học thuật và quốc tế có thể cung cấp thêm dữ liệu, phân tích và kỹ thuật. Năng lực phân tích phải hoạt động theo các tiêu chuẩn thương mại và không tìm kiếm dữ liệu độc quyền. Những dữ liệu này đòi hỏi sự giám sát theo quy định cụ thể và hạn chế việc phổ biến (và do đó tác động) của thông tin. Ví dụ về các loại dữ liệu có thể được khai thác bao gồm:
– Trước bạ công ty và các tập dữ liệu khác mô tả cấu trúc công ty, nhà đầu tư, nhân viên và lợi ích cuối cùng.
– Dữ liệu đăng ký tài sản, ví dụ: tài sản, tàu thuyền, máy bay.
– Dữ liệu đấu thầu chi tiết các hợp đồng và cơ hội của chính phủ.
– Các bài báo học thuật, bao gồm các tạp chí, kỷ yếu hội nghị, chi tiết về luận án thạc sĩ và tiến sĩ, danh sách nhân viên tại các tổ chức, giải thưởng thành tựu học thuật và các chương trình nghiên cứu sinh.
– Dữ liệu thương mại bao gồm các tổ chức liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, bản chất của lô hàng và vận chuyển vật chất.
– Hồ sơ tài chính như giao dịch và tiết lộ thông tin;
– Hình ảnh lấy từ các nhà cung cấp vệ tinh thương mại và phương tiện truyền thông xã hội.
—–
II- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Máy bay tiêm kích J-15 của Trung Quốc hoạt động tại căn cứ Lăng Thủy
Ngày 27/5/2021, Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã công bố đoạn phim cho thấy ít nhất hai máy bay cùng loại cất cánh và thực hiện các bài huấn luyện bao gồm tiếp liệu trên không tại căn cứ không quân Lăng Thủy trên đảo Hải Nam. Đây là lần đầu tiên chiếc J-15 đa nhiệm vụ do Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương (SAC) sản xuất, hoạt động tại căn cứ này vốn là nơi đóng quân của Sư đoàn Không quân số 3 của Hải quân Trung Quốc kể từ những năm 2018–2019.
Xem thêm:
Janes ngày 1/6/2021: PLANAF J-15 fighters seen operating from Lingshui Airbase in South China Sea
Trung Quốc tăng cường thử nghiệm tên lửa và biện pháp đối phó của Mỹ
Trung Quốc được cho là đã thử nghiệm khả năng triển khai tên lửa đạn đạo Đông Phong 26 (DF-26), được thiết kế để tấn công tàu sân bay Mỹ trong cuộc tập trận diễn ra vào ngày 8/6 vừa qua. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã công bố đoạn phim về tên lửa DF-26 được mệnh danh là “sát thủ tàu sân bay” sau cuộc tập trận đổ bộ được cho là phản ứng của Bắc Kinh trước việc phái đoàn nghị sĩ Mỹ thăm Đài Loan. Đại tá Khương Phong (Jiang Feng) của Quân Giải phóng Nhân dân cho biết về cuộc tập trận hôm thứ Ba, “chúng tôi thường xuyên thay đổi bãi tập, đánh mục tiêu và căn cứ mà không thông báo trước để kiểm tra kỹ năng của quân đội và mở đường cho lữ đoàn có thể chiến đấu bất cứ lúc nào”.
“Nếu bất cứ ai dám tách đảo Đài Loan khỏi Trung Quốc, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc sẽ tấn công trực diện và kiên quyết bảo vệ sự thống nhất quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ bằng mọi giá”, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Ngô Khiêm (Wu Qian) cho biết hôm thứ Ba, khi vụ thử tên lửa đã diễn ra.
Quân đội Trung Quốc gần đây cũng đã tiến hành hàng loại các cuộc tập trận bắn đạn thật với tên lửa tầm xa và tên lửa chống tăng. Nhiều hệ thống tên lửa đa năng tầm xa, PHL-03 đã được sử dụng trong các cuộc tập trận của Tập đoàn quân số 80 của quân đội Trung Quốc tại Vịnh Bột Hải trong video được CCTV chia sẻ vào ngày 5/6. Quân đội Trung Quốc được cho là đang vận hành 175 hệ thống PHL-03 vốn là bản sao của hệ thống pháo phản lực BM-30 Smerch do Nga sản xuất nhưng có lẽ đã được nâng cấp về tầm bắn và độ chính xác với mục đích là tấn công các mục tiêu chiến lược, tập trung đông quân như sân bay, trung tâm chỉ huy, khẩu đội phòng không và các cơ sở hậu cần. Tại cuộc tập trận này, quân đội Trung Quốc đã sử dụng các máy bay không người lái làm nhiệm vụ trinh sát tầm xa đồng thời phóng nhiều tên lửa vào các mục tiêu một cách có tính toán nhằm áp chế đồng thời các mục tiêu trên biển vốn di động và khó phát hiện. Trong tháng trước, một đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự Tân Cương đã triển khai PHL-03 trong một cuộc tập trận ở Tây Tạng. Học viện Pháo binh và Phòng không Lục quân Trung Quốc gần đây cũng đã tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật sử dụng hệ thống tên lửa dẫn đường chống tăng HJ-10 để tấn công các mục tiêu trên biển tại khu vực biển Hoàng Hải. Một hệ thống tương tự có thể cũng đã được sử dụng trong cuộc tập trận năm ngoái ở Vịnh Bột Hải.
Trong khi đó, Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đang xây dựng một chiến lược kép về khả năng phòng thủ và phân tán lực lượng để hạn chế các mối đe dọa bởi khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc trong đó có tên lửa đạn đạo. Theo báo cáo của Lầu Năm Góc, Trung Quốc có hơn 1.250 tên lửa đạn đạo phóng từ mặt đất và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất với tầm bắn từ 500 đến 5.500 km. Tướng Kenneth Wilsbach, Chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ cho rằng, Hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD và Patriot (có thể triển khai thêm cả Aegis Ashore) đã được triển khai tại Guam và các khu vực quan trọng khác có khả năng chống lại các tên lửa không chỉ của Trung Quốc mà còn cả của Nga và Triều Tiên.
Xem thêm:
USNI News ngày 5/6/2021: PACAF CO: US Working to Dampen Chinese Missile Advantage in the Pacific
Washington Examiner ngày 10/6/2021: China tests ‘carrier killer’ after threatening US over Taiwan contacts
19fortyfive ngày 10/6/2021: Is China’s Army Training to Sink the U.S. Navy in a War?
Tàu trinh sát và máy bay Trung Quốc được phát hiện tại đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa
Hình ảnh vệ tinh của Maxar ngày 8/6/2021 do H I Sutton và @detresfa_ phân tích cho thấy một tàu trinh sát quân sự Type-815G xuất hiện tại khu vực đá Chữ Thập; ngoài ra một máy bay tuần tra hàng hải Y-8Q và một máy bay trinh sát cảnh báo sớm KJ-500 cũng xuất hiện tại sân bay ở Chữ Thập. Type-815G là tàu khó bị phát hiện và có nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo về các hoạt động quân sự nước ngoài.
Collin Koh, thành viên nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore đánh giá: “Gần đây, có sự gia tăng trong các hoạt động quân sự nước ngoài, đặc biệt là các hoạt động hải quân của các Hoa Kỳ và đồng minh ở Biển Đông. Vì vậy, tôi phỏng đoán con tàu đang quan sát cách các lực lượng hải quân Mỹ và đồng minh hoạt động cùng nhau”.
Xem thêm:
USNI ngày 10/6/2021: Chinese Military Surveillance Ship, Aircraft Spotted at Contested South China Sea Reef
South China Morning Post ngày 11/6/2021: PLA deploys spy planes, ship to keep closer watch in South China Sea
Trung Quốc thông qua luật để chống lại các lệnh trừng phạt của nước ngoài – Toàn văn đạo luật
Mở đầu cho kế hoạch mở rộng hộp công cụ pháp lý để đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây mà đã được đề cập trong những Bản Tin Biển Đông trước đây, hôm thứ Năm ngày 10/5/2021, Cơ quan lập pháp Trung Quốc đã thông qua “Luật chống lệnh trừng phạt nước ngoài” sau một quá trình khẩn trương bỏ qua tham vấn cộng đồng và chỉ qua hai vòng xem xét dự luật bởi các nhà lập pháp, thay vì ba lần như thông thường. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký và luật có hiệu lực ngay thời điểm được công bố.
Xem thêm:
Toàn văn Luật chống trừng phạt nước ngoài. Một bản dịch tiếng Anh ở đây.
Trung Quốc có kế hoạch tăng tốc phát triển và áp dụng blockchain trong nỗ lực trở thành nhà lãnh đạo công nghệ thế giới vào năm 2025
Trong một tài liệu được công bố hôm thứ Hai, Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc đã nhấn mạnh nỗ lực thiết lập một ‘hệ thống công nghiệp blockchain tiên tiến’ và thiết lập các tiêu chuẩn công nghiệp, thuế khuyến khích và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 9/6/2021: China plans to accelerate blockchain development and adoption in push to become a world leader in the technology by 2025
Trung Quốc xuất khẩu công nghệ giám sát đặc trưng Trung Quốc – rủi ro an ninh của “thành phố thông minh”
Các công nghệ thành phố “an toàn” và “thông minh” đại diện cho một biên giới mới phức tạp cho việc triển khai sức mạnh của Trung Quốc trên thế giới.
Xem thêm:
Financial Times ngày 9/6/2021: Exporting Chinese surveillance: the security risks of ‘smart cities’. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
III- HỘI NGHỊ NGOẠI TRƯỞNG ASEAN – TRUNG QUỐC, MEKONG – LAN THƯƠNG VÀ NHỮNG DIỄN BIẾN LIÊN QUAN
Cuộc họp khai mạc cơ chế hợp tác đối thoại cấp cao Trung Quốc-Indonesia – Ngoại trưởng Trung Quốc cam kết thúc đẩy công bằng vaccine
Theo Nhật báo Trung Quốc, Bắc Kinh tuyên bố sẵn sàng cùng tham gia thúc đẩy phân phối vắc-xin công bằng và hợp lý trên toàn thế giới, đặc biệt là ở một số lượng lớn các nước đang phát triển. Về tiến độ tiêm chủng ở Đông Á, Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị cho biết Trung Quốc ủng hộ việc Indonesia xây dựng trung tâm sản xuất vắc-xin khu vực. Cả hai tuyên bố đều được đưa ra khi ông Vương nói chuyện với Luhut Binsar Pandjaitan, Đặc phái viên của Tổng thống Indonesia và điều phối viên của nước này về hợp tác với Trung Quốc, tại cuộc họp khai mạc cơ chế hợp tác đối thoại cấp cao Trung Quốc-Indonesia hôm thứ Bảy ngày 5/6/2021 ở Quý Dương, tỉnh Quý Châu. Trung Quốc và Indonesia đã cùng công bố khởi động sáng kiến tiêm chủng COVID-19 mang tên “Xuân Miêu” (tiếng Anh là “Spring Sprout”: đâm chồi mùa xuân) cho công dân Trung Quốc ở Indonesia.
Xem thêm:
Nhật báo Trung Quốc ngày 7/6/2021: FM pledges promotion of vaccine equity
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Ngày 7/6/2021, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc đã diễn ra tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên ông Vương Nghị gặp mặt trực tiếp các ngoại trưởng ASEAN kể từ tháng 2/2020.
Trong bài phát biểu tại hội nghị, ông Vương Nghị đề xuất 6 điểm: đẩy mạnh hợp tác chống COVID-19, đẩy mạnh phục hồi kinh tế, nâng tầm quan hệ song phương, sớm đạt được COC, duy trì chủ nghĩa đa phương và đẩy mạnh “giá trị châu Á”.
Theo Straits Times, các cuộc thảo luận tại Hội nghị tập trung vào vấn đề Biển Đông và Myanmar. Các nguồn tin ngoại giao cho biết việc Tuyên bố Đồng chủ tịch chỉ được công bố một ngày sau Hội nghị là do bất đồng về ngôn ngữ liên quan đến Biển Đông, khi Philippines muốn sử dụng ngôn ngữ mạnh mẽ hơn, nhưng bị Trung Quốc và một số nước ASEAN phản đối.
Về vấn đề Biển Đông, Tuyên bố Đồng chủ tịch của Hội nghị khẳng định “tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002, bao gồm tăng cường hợp tác biển thiết thực nhằm xây dựng lòng tin và tin cậy lẫn nhau, và nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì và thúc đẩy môi trường thuận lợi cho đàm phán COC”, “tăng cường và thúc đẩy an ninh biển, bảo đảm tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông, thực hiện kiềm chế trong triển khai các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định, và theo đuổi giải quyết hòa bình các tranh chấp, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982” và “Phấn đấu đẩy nhanh nối lại đàm phán văn kiện COC thông qua các hình thức trực tuyến, với hiểu biết rằng các hội nghị trực tiếp vẫn là hình thức chủ đạo, hướng tới sớm hoàn tất COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982”.
Xem thêm:
Thế giới & Việt Nam ngày 7/6/2021: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị đặc biệt các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Thế giới & Việt Nam ngày 8/6/2021: Tuyên bố Đồng chủ tịch Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc kỷ niệm 30 năm Quan hệ Đối tác
Phiên bản tiếng Anh của tuyên bố tại đây
Straits Times ngày 8/6/2021: Asean, China pledge to exercise restraint in South China Sea, gloss over Myanmar crisis
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/6/2021: Wang Yi Attends Special ASEAN-China Foreign Ministers’ Meeting in Celebration of the 30th Anniversary of Dialogue Relations
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2021: 王毅就打造更高水平中国东盟战略伙伴关系提出六点建议
CGTN ngày 8/6/2021: China eyes upgrading relations with ASEAN, calls for building closer community with a shared future
Hội nghị quan chức cấp cao (SOM) ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)
Bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc, Hội nghị SOM ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đã được tổ chức hôm 7/6/2021. Các bên đã trao đổi về việc thực hiện DOC, hợp tác trên biển và tham vấn về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Theo thông cáo của Việt Nam, các nước “bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán COC”. Tuy vậy, thông cáo của Trung Quốc lại nói rằng tất cả các nước cho rằng “tình hình Biển Đông về cơ bản ổn định”.
Thông cáo của Việt Nam còn đề cập đến việc các bên khẳng định tầm quan trọng của giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Tuy vậy, thông cáo của Trung Quốc không nhắc gì đến luật pháp quốc tế hay UNCLOS 1982.
Thông cáo của hai bên đều cho biết các nước đã đạt đồng thuận trong thúc đẩy tiến trình đàm phán COC.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đã nhận định “vẫn diễn ra tình trạng còn có các hành động đơn phương, vi phạm những quyền hợp pháp của các nước ven Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN- Trung Quốc” và kêu gọi “thực hiện nghiêm túc, thiện chí DOC và những cam kết đã có, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán, xây dựng một văn kiện COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và được ủng hộ rộng rãi”.
Xem thêm:
Báo Tin tức ngày 7/6/2021: Hội nghị SOM ASEAN-Trung Quốc về Thực hiện Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 7/6/2021: The 19th Senior Officials’ Meeting on the Implementation of the Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea held in Chongqing
Trung Tân Xã ngày 10/6/2021: Dialogue, self-restraint consensus approach to South China Sea issue: Chinese FM
ASEAN và Trung Quốc đặt mục tiêu hoàn thành COC năm 2022
Một nhà ngoại giao ASEAN giấu tên nói với ABS-CBN rằng thời hạn hoàn thành COC đã được lùi đến năm 2022, do tác động của đại dịch COVID-19. Quan chức này cho rằng mục tiêu hiện tại là tiếp tục và hoàn thành lần đọc thứ hai của văn bản COC vào năm nay, và tiếp tục với lần đọc thứ ba và lần đọc cuối cùng vào năm tới.
Xem thêm:
ABS-CBN ngày 10/6/2021: ASEAN, China eye 2022 as new target to conclude talks on South China Sea COC: source
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 6
Ngày 8/6/2021, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) lần thứ 6 đã được tổ chức tại Trùng Khánh (Trung Quốc). Đây là hội nghị đánh dấu 5 năm hình thành và phát triển của hợp tác MLC. Hội nghị đã thông qua 3 văn kiện về tăng cường hợp tác phát triển bền vững, khuyến khích hợp tác giữa các địa phương; và hợp tác y học cổ truyền.
Xem thêm:
Tuyên bố chung của Hội nghị tại đây
Thế giới & Việt Nam ngày 8/6/2021: Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề xuất 4 nhóm biện pháp tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mekong-Lan Thương
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2021: Wang Yi Talks About New Progress of Lancang-Mekong Cooperation amid Pandemic
Việt Nam bày tỏ mong muốn tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông
Ngày 8/6/2021, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm.nhằm trao đổi sâu rộng về quan hệ song phương và các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Về vấn đề Biển Đông, theo thông cáo của Việt Nam, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đề nghị hai bên tiếp tục thực hiện nghiêm túc nhận thức chung cấp cao, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS 1982, phát huy vai trò của các cơ chế đàm phán, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài cho vấn đề Biển Đông. Trong khi đó, thông cáo của phía Trung Quốc không nhắc gì về Biển Đông.
Xem thêm:
Thế giới & Việt Nam ngày 8/6/2021: Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/6/2021: Wang Yi Meets with Vietnamese Foreign Minister Bui Thanh Son
Ngoại trưởng Vương Nghị ca ngợi “mối quan hệ không thể phá vỡ” với Campuchia
Trong cuộc gặp bên lề Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN – Trung Quốc hôm 8/6 với Ngoại trưởng Campuchia Prak Sokhonn, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã ca ngợi “mối quan hệ không thể phá vỡ” giữa hai nước. Ông cũng khẳng định Trung Quốc sẵn sàng duy trì “liên lạc chiến lược” với Thủ tướng Campuchia Hun Sen và xúc tiến xây dựng “cộng đồng chung vận mệnh” với Campuchia.
Xem thêm:
CGTN ngày 8/6/2021: Wang Yi hails China’s ‘unbreakable ties’ with Cambodia
IV- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN VÀ ĐỐI TÁC
Tư lệnh Hải quân Việt Nam – Indonesia điện đàm
Ngày 7/6/2021, Tư lệnh Hải quân Việt Nam Trần Thanh Nghiêm và Tư lệnh Hải quân Indonesia Yudo Margono đã có cuộc điện đàm trực tuyến. Trong cuộc hội đàm, lãnh đạo Hải quân Indonesia cam kết cùng với Hải quân Việt Nam bàn bạc các cơ chế hợp tác cụ thể nhằm xây dựng, duy trì vùng biển giáp ranh giữa hai nước hoà bình, ổn định, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân hai nước hoạt động, không vi phạm vùng biển của mỗi nước. Tư lệnh Hải quân hai bên bày tỏ nhất trí trong thời gian tới sẽ xúc tiến các thủ tục cần thiết về Quy trình chuẩn luyện tập chung nhằm chuẩn hóa quy trình, nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng giữa hải quân hai nước trong xử lý các thách thức chung về an ninh hàng hải.
Xem thêm:
Quân đội nhân dân ngày 7/6/2021: Hải quân Việt Nam – Indonesia nâng cao khả năng phối hợp, hiệp đồng
Indonesia Defense ngày 7/6/2021: KSAL Conducts Video Conference With Commander in Chief Vietnam People’s Navy
Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines thăm đảo Thị Tứ, tái khẳng định kế hoạch xây trung tâm hậu cần
Ngày 7/6/2021, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines Cirilito Sobejana đã đến thăm đảo Thị Tứ. Ông nói rằng chuyến thăm có liên quan tới kế hoạch biến hòn đảo này thành một trung tâm logistics cho các lực lượng Philippines tại khu vực.
Xem thêm:
GMA ngày 9/6/2021: AFP chief Sobejana visits Pag-asa Island for logistics hub plan
Mỹ ủng hộ Malaysia trong vụ việc nước này tố máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận
Một quan chức thuộc Bộ Tư lệnh Không quân Thái Bình Dương, Mỹ khẳng định rằng lực lượng này ủng hộ Không quân Hoàng gia Malaysia trong vụ việc nước này tố máy bay Trung Quốc xâm phạm không phận hôm 31/5.
“Chúng tôi ủng hộ các đối tác ở Không quân Hoàng gia Malaysia và khuyến khích Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mọi quốc gia”, quan chức này nói với SCMP.
Quan chức này cũng cho rằng số máy bay Trung Quốc “gần hơn với con số của Malaysia”. Malaysia cho rằng Trung Quốc điều 16 máy bay, trong khi một quan chức Trung Quốc nói với SCMP rằng họ chỉ điều hai chiếc.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 7/6/2021: South China Sea: US military gives tacit backing to Malaysia’s claim 16 Chinese planes neared airspace
Bài viết của Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam về vai trò của đối ngoại
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn mới đây đã có bài viết với nhan đề: “Phát huy vai trò đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh“. Trong bài viết, ông Bùi Thanh Sơn đã làm rõ nhiệm vụ trọng yếu và thường xuyên, tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc và phương châm, đối tượng trung tâm phục vụ của đối ngoại Việt Nam, cũng như khẳng định yêu cầu “xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại với ba trụ cột là đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước và đối ngoại nhân dân”.
Xem thêm:
Báo Thế giới & Việt Nam ngày 8/6/2021: Phát huy vai trò đối ngoại phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Việt Nam thành lập hải đội dân quân thường trực đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ
Ngày 9/6/2021, tại Quân khu 9, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã công bố thành lập Hải đội dân quân thường trực của tỉnh Kiên Giang, trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang. Đơn vị được tổ chức biên chế 9 tàu, 3 trung đội và 9 tiểu đội; được trang bị vũ khí, thiết bị chuyên dụng, phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ đồng bộ. Nhiều người được đào tạo về chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật tại Học viện Hải quân, trường quân sự làm nòng cốt xây dựng hải đội. Đây là hải đội dân quân thường trực đầu tiên ở Tây Nam Bộ và thứ hai trên cả nước, sau hải đội dân quân thường trực tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được thành lập tháng 4/2021.
Xem thêm:
VnExpress ngày 9/6/2021: Thành lập hải đội dân quân thường trực đầu tiên ở miền Tây
Chủ tịch Trung Quốc ca ngợi “tình hữu nghị vĩnh cửu” với Philippines
Theo báo chí Philippines, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gửi thư đến Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 9/6/2021, nhân kỷ niệm 46 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Trong thư, ông Tập ca ngợi “tình hữu nghị vĩnh cửu” với Philippines và cam kết thắt chặt mối quan hệ giữa hai nước. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng đã gửi thư đến người đồng cấp Philippines Teodoro Locsin. Tuy vậy, Bộ Ngoại giao và truyền thông nhà nước Trung Quốc không đưa tin này.
Xem thêm:
Bản dịch 2 bức thư sang tiếng Anh tại đây
Rappler ngày 9/6/2021: Xi hails ‘everlasting friendship’ on 46th anniversary of PH-China ties
Indonesia đặt 8 khinh hạm từ Italia
Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký với tập đoàn đóng tàu Ficantieri của Italia hợp đồng đóng mới 6 khinh hạm lớp FREMM, cũng như mua 2 khinh hạm lớp Maestrale từng phục vụ trong hải quân Italia sau khi được hiện đại hóa. Việc đóng mới và sửa chữa các con tàu trên sẽ được thực hiện tại Italia và có sự tham gia của công ty đóng tàu PT-PAL của Indonesia.
Xem thêm:
Ficantieri ngày 10/6/2021: Fincantieri Will Provide 8 Vessels to Indonesia
Thủ tướng Australia thăm Singapore, bàn về vấn đề Biển Đông. Thủ tướng Singapore: “Tất cả chúng ta phải học cách chung sống với Trung Quốc”
Ngày 10/6/2021, Thủ tướng Australia Scott Morrison và Thủ tướng Singapore đã có cuộc gặp thường niên tại Singapore. Theo The Australian, phát biểu cùng với Scott Morrison sau cuộc họp riêng dài 40 phút, ông Lý cho biết mối quan hệ với Trung Quốc là “một trong những câu hỏi chính sách đối ngoại lớn nhất đối với mọi cường quốc trên thế giới.”
“Bạn cần phải làm việc cùng với đất nước đó. Nó sẽ ở đó. Đó sẽ là một sự hiện diện đáng kể,” ông Lý nói. “Và bạn có thể hợp tác với nó, bạn có thể tham gia với nó, bạn có thể thương lượng với nó, nhưng đó phải là một quá trình lâu dài và cùng xây dựng. Bạn không cần trở nên giống họ, bạn cũng không thể hy vọng khiến họ trở nên giống bạn. Bạn phải có khả năng làm việc trên cơ sở đó.”
Trong thông cáo chung, hai bên khẳng định “ủng hộ mạnh mẽ quyền tự do hàng hải, hàng không và trao đổi thương mại ở Biển Đông”, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phi quân sự hóa các thực thể tranh chấp, kiềm chế các hành động làm phức tạp, leo thang tình hình, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định. Hai nhà lãnh đạo cũng thúc giục các bên có tuyên bố chủ quyền có những bước đi làm giảm căng thẳng và xây dựng lòng tin, bao gồm thông qua đối thoại. Hai bên ghi nhận những nỗ lực hướng tới Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC), nhấn mạnh tầm quan trọng của COC hiệu quả và phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm UNCLOS 1982.
Xem thêm:
Tuyên bố chung của Thủ tướng Singapore và Australia tại đây
The Australian ngày 8/6/2021: Morrison’s Singapore visit: South China Sea and travel bubble to lead agenda. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
The Australian ngày 10/6/2021: Morrison meets Singapore PM: ‘We must all learn to live with China’. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam bình luận về các sự kiện liên quan tới Biển Đông
Ngày 10/6/2021, trong cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi được hỏi về bình luận của Việt Nam về tin Trung Quốc hỗ trợ Campuchia nâng cấp căn cứ hải quân Ream, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói rằng: “Là quốc gia láng giềng với cả Trung Quốc và Campuchia, Việt Nam coi trọng quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống với Trung Quốc và Campuchia cũng như mong muốn quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc đóng góp tích cực vào hòa bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng của khu vực cũng như thế giới”.
Khi được hỏi về việc tàu số hiệu Benhai 09952 và tàu hải cảnh Trung Quốc CCG 4301 đã xuất hiện gần nhau ở khu vực gần đảo Tri Tôn từ 4-7/6, bà Hằng khẳng định: “Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát mọi hoạt động tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở Biển Đông”.
Về việc tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines đến thăm đảo Thị Tứ và khẳng định đây là một phần trong kế hoạch cải tạo đảo thành cơ sở hậu cần Philippines tại khu vực Trường Sa, bà Hằng tuyên bố: “Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động xâm phạm chủ quyền và các quyền liên quan của Việt Nam đối với quần đảo này. Việt Nam yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng luật pháp quốc tế, Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông, không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình; có đóng góp thiết thực và tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định trên Biển Đông cũng như tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông”.
Về tin Trung Quốc đã lắp đặt xong giàn khoan lớn nhất thế giới và chuẩn bị đưa ra phía Nam của đảo Hải Nam, ở Mỏ Lăng Thuỷ, bà Hằng nói: “Chúng tôi chưa có thông tin cụ thể về việc này”.
Ngày 11/6, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Đài Loan diễn tập bắn đạn thật ở đảo Ba Bình, quần đảo Trường Sa, bà Hằng nêu rõ: “Việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải; gây căng thẳng và làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông. Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan hủy bỏ hoạt động diễn tập trái phép nêu trên và không tái diễn trong tương lai”.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 10/6/2021: Nội dung Họp báo thường kỳ lần thứ 10 năm 2021
Báo Thế giới & Việt Nam ngày 11/6/2021: Việt Nam yêu cầu Đài Loan hủy bỏ diễn tập trái phép tại vùng biển xung quanh Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam – Nga hội đàm
Ngày 11/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và người đồng cấp Nga Sergei Shoigu đã có cuộc điện đàm. Hai bên đã thống nhất triển khai các nội dung hợp tác ưu tiên trong thời gian tới như: đào tạo; tham gia các hoạt động đa phương do Bộ Quốc phòng LB Nga tổ chức, trong đó có Hội nghị An ninh quốc tế Moscow lần thứ IX, Hội thao Quân sự quốc tế; phòng, chống COVID-19; nghiên cứu khoa học trong khuôn khổ Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga; hợp tác giữa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và Tổng cục Chính trị Quân sự các Lực lượng vũ trang Nga.
TASS cho biết cuộc gặp này là sáng kiến của Việt Nam.
Xem thêm:
Quân đội Nhân dân ngày 11/6/2021: Tạo xung lực mới cho sự phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam-Liên bang Nga
TASS ngày 11/6/2021: Russia’s defense chief vows to strengthen military interaction with Vietnam
Quan chức Mỹ nói rằng họ không có toàn quyền tiếp cận căn cứ Ream
Ngày 11/6/2021, Đại sứ quán Mỹ tại Campuchia nói rằng Tùy viên Quốc phòng nước này đã bị từ chối tiếp cận toàn bộ căn cứ hải quân Ream của Campuchia. Trước đó, Campuchia đã cho phép Tùy viên Quốc phòng Mỹ thị sát căn cứ hải quân Ream sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman bày tỏ “quan ngại sâu sắc” trước “sự hiện diện quân sự và các hoạt động xây dựng của Trung Quốc” tại căn cứ này trong cuộc gặp với Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 1/6.
“Các quan chức quân sự Campuchia từ chối cho phép tùy viên quốc phòng tiếp cận toàn bộ căn cứ hải quân. Khi biết rõ mình không có quyền tiếp cận toàn bộ căn cứ, Đại tá Ferrara đã kết thúc chuyến thăm và yêu cầu các quan chức quân đội Campuchia lên lịch lại chuyến thăm với quyền tiếp cận toàn diện trong thời gian sớm nhất”, Đại sứ quán cho biết.
Phát ngôn viên của chính phủ Campuchia Phay Siphan ngày 11/6 cho biết Campuchia “không có gì phải che giấu”, và nói rằng một số khu vực của căn cứ không được phép tiếp cận vì an ninh quốc gia.
Xem thêm:
Reuters ngày 11/6/2021: U.S. says denied full access to Cambodia naval base during visit
Zing News ngày 11/6/2021: Đại tá Mỹ đột ngột kết thúc chuyến thăm căn cứ quân sự của Campuchia
—–
V- CÁC CUỘC HỌP THƯỢNG ĐỈNH CỦA CỘNG ĐỒNG XUYÊN ĐẠI TÂY DƯƠNG – HỘI NGHỊ G7 – CHUYẾN CÔNG DU ĐẦU TIÊN CỦA TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN TỚI CHÂU ÂU
Bắt đầu từ tuần này, tại Bỉ, sẽ diễn ra một loạt các hội nghị thượng đỉnh: hội nghị thượng đỉnh G7, cuộc họp các nhà lãnh đạo NATO, Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-EU và cuộc họp song phương giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Biden: Chuyến công du tới Châu Âu là để vận động các nền dân chủ thế giới. Mỹ tài trợ thế giới 80 triệu liều vaccine J&J và Moderna, 500 triệu liều của Pfizer/BioNTech
Trước chuyến đi, Biden đã có một bài xã luận đăng tải trên The Washington Post, trong đó ông cho biết chuyến đi này nhằm hiện thực hóa cam kết mới của Mỹ đối với các đồng minh và đối tác, đồng thời thể hiện năng lực của các nền dân chủ trong việc đáp ứng được cả những thách thức và ngăn chặn được những mối đe dọa của thời đại mới, trong thời điểm bất ổn toàn cầu khi thế giới vẫn phải vật lộn với đại dịch của thế kỷ.
Theo đó, Biden viết rằng các nền dân chủ lớn trên thế giới sẽ cung cấp một giải pháp tiêu chuẩn cao khác với Trung Quốc để nâng cấp cơ sở hạ tầng vật lý, kỹ thuật số và y tế trở nên linh hoạt hơn và hỗ trợ sự phát triển toàn cầu. Mỹ sẽ cùng với EU tập trung vào việc đảm bảo rằng các nền dân chủ thị trường, chứ không phải Trung Quốc hay bất kỳ ai khác, viết ra các quy tắc của thế kỷ 21 cho thương mại và công nghệ.
Trong một bài phát biểu trước các quân nhân và gia đình của họ tại Sảnh Milden của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh, Biden nói “nước Mỹ sẽ có vị thế tốt hơn để thúc đẩy an ninh quốc gia và thịnh vượng kinh tế của Mỹ khi Mỹ tập hợp các quốc gia cùng chí hướng sát cánh cùng Mỹ. “Những quốc gia này đã đỏ máu cùng chúng ta để bảo vệ các giá trị chung của chúng ta. Mạng lưới liên minh và đối tác vô song của chúng ta là và đã từng là chìa khoá cho lợi thế của Mỹ trên thế giới. Họ đã làm cho thế giới an toàn hơn cho tất cả chúng ta và đó là cách chúng ta sẽ đối mặt với những thách thức ngày nay, vốn đang thay đổi nhanh chóng.”
Trong ngày đầu tiên của chuyến công du, Nhà Trắng thông báo Hoa Kỳ đang tiến hành mua để tặng cho các quốc gia có nhu cầu 200 triệu mũi vacine COVID-19 và 300 triệu mũi khác vào năm 2022, bắt đầu từ tháng 8 năm nay. 500 triệu mũi này sẽ được phân bổ cho 92 quốc gia có thu nhập trung bình và thấp và các quốc gia trong Liên hiệp Châu Phi, tổng số khoảng 100 quốc gia.
Theo Phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price, 500 mũi này khác với 80 triệu mũi 80 triệu liều mà Mỹ đã công bố trước đó lấy từ nguồn cung cấp quốc gia. 80 triệu liều này gồm có các loại vaccines của J&J và Moderna. Còn 500 triệu liều mà Tổng thống Biden vừa tuyên bố là của Pfizer/BioNTech.
Xem thêm:
The Washington Post ngày 6/6/2021: Opinion | Joe Biden: My trip to Europe is about America rallying the world’s democracies. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
CGTN ngày 7/6/2021: China urges US to view China’s development in objective, rational manner
Nhà Trắng ngày 09/06/2021: Remarks by President Biden to US Air Force Personnel and Families Stationed at Royal Air Force Mildenhall
Nhà Trắng ngày 10/6/2021: FACT SHEET: President Biden Announces Historic Vaccine Donation: Half a Billion Pfizer Vaccines to the World’s Lowest-Income Nations
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 10/6/2021: Department Press Briefing – June 10, 2021 – United States Department of State
Australia kêu gọi cải cách WTO nhằm ngăn chặn các hành vi cưỡng bức kinh tế, ví dụ như từ Trung Quốc
Trả lời trung tâm nghiên cứu chính sách Perth USAsia trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Morrison cho rằng trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo ông, cách hữu hiệu nhất để giải quyết tình trạng cưỡng ép kinh tế là khôi phục cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính ràng buộc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), và ông sẽ đưa vấn đề này trong hội nghị với các nước G7.
Trước đó, Nhật Bản đã tuyên bố ủng hộ việc Úc chống lại các hành vi cưỡng bức kinh tế của Trung Quốc.
Xem thêm:
The Australian ngày 8/6/2021: Scott Morrison’s push for WTO to enforce trade rules to stop economic coercion from global actors like China. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Reuters ngày 9/6/2021: Australian PM calls for WTO reform as tensions with China mount.
The Sydney Morning Herald ngày 9/6/2021: Japan backs Australia against China’s economic coercion. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo nhóm G7 khởi động quan hệ đối tác Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn
Theo thông cáo của Nhà Trắng, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 12/6/2021, Tổng thống Mỹ Biden và lãnh đạo các nước G7 đã đồng thuận triển khai sáng kiến cơ sở hạ tầng toàn cầu mới “đầy táo bạo” mang tên “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn” (B3W), một quan hệ đối tác cơ sở hạ tầng minh bạch, tiêu chuẩn cao và được định hướng bởi giá trị, do các nền dân chủ lớn lãnh đạo nhằm giúp thu hẹp nhu cầu cơ sở hạ tầng trị giá hơn 40 nghìn tỷ USD trong các nước có thu nhập thấp và trung bình, vốn đã trở nên trầm trọng hơn bởi đại dịch COVID-19.
Thông qua B3W, G7 và các đối tác cùng chí hướng khác phối hợp huy động vốn của khu vực tư nhân trong bốn lĩnh vực trọng tâm – khí hậu, y tế và an ninh sức khỏe, công nghệ kỹ thuật số, công bằng và bình đẳng giới – với các khoản đầu tư xúc tác từ các tổ chức tài chính phát triển tương ứng.
Xem thêm:
Nhà Trắng ngày 12/6/2021: FACT SHEET: President Biden and G7 Leaders Launch Build Back Better World (B3W) Partnership
Nhà Trắng ngày 13/6/2021: CARBIS BAY G7 SUMMIT COMMUNIQUÉ
—–
VI- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
Mạng Blue Dot được khôi phục trở lại
Mạng Blue Dot, được Hoa Kỳ, Úc và Nhật Bản công bố vào năm 2019, được coi là phản ứng trực tiếp đối với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, đã được khôi phục trở lại với cuộc họp khai mạc của Nhóm Tư vấn Điều hành với sự tham gia của khu vực tư nhân, xã hội dân sự và giới học thuật.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ, Mạng Blue Dot đang được phát triển để trở thành một cơ chế chứng nhận nhằm công nhận những dự án cơ sở hạ tầng chứng tỏ được và duy trì các tiêu chuẩn vững chắc và lành mạnh. Mạng Blue Dot hướng tới trở thành một biểu tượng được công nhận trên toàn cầu của những dự án cơ sở hạ tầng theo định hướng thị trường, minh bạch và bền vững.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 7/6/2021: Welcoming the Inaugural Meeting of the Blue Dot Network Executive Consultation Group
Nikkei Asia ngày 9/6/2021: Biden pushes Belt and Road rival ‘Blue Dot’ with Japan and Australia
Chính quyền Biden khởi động các cuộc đàm phán khung thương mại với Đài Loan bất chấp sự phản đối của Trung Quốc
Chính quyền Biden đang khởi động các cuộc đàm phán thương mại và đầu tư với Đài Loan, theo lời của Ngoại trưởng Antony Blinken trong phiên điều trần trực tuyến trước một ủy ban Hạ viện hôm thứ Hai ngày 7/6/2021. “Chúng tôi đang tham gia vào các cuộc đối thoại với Đài Loan, hoặc sẽ sớm đạt được — về một thỏa thuận khung nào đó,” ông Blinken trả lời câu hỏi của Hạ nghị sĩ Andy Barr (R., Ky.).
Ông Blinken từ chối giải thích chi tiết hơn và chuyển các câu hỏi về chi tiết cho Katherine Tai, đại diện thương mại Hoa Kỳ, người không có mặt tại phiên điều trần.
Hôm thứ Năm ngày 10/6, bà Tai đã thảo luận các vấn đề thương mại và đầu tư với Trưởng đoàn đàm phán thương mại của Đài Loan là Đặng Chấn Trung (John Deng), và đồng ý triệu tập một cuộc họp của Hội đồng Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư của họ “trong những tuần tới”, văn phòng của bà cho biết.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 8/6/2021: U.S., Taiwan to Launch Trade Talks. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
USTR ngày 10/6/2021: Readout of Ambassador Tai’s Virtual Meeting with Taiwan Minister-Without-Portfolio John Deng | United States Trade Representative
Reuters ngày 11/6/2021: U.S., Taiwan officials discuss trade, plan meeting ‘in coming weeks’-USTR
Thượng viện Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Đổi mới và Cạnh tranh Hoa Kỳ năm 2021 – Tóm lược đạo luật
Tuần này, Thượng viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Đổi mới & Cạnh tranh Hoa Kỳ, thường được gọi trước đây là Đạo luật Giới hạn Vô tận, khoản đầu tư 250 tỷ USD để phát triển trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, sản xuất chất bán dẫn và các lĩnh vực liên quan đến công nghệ khác. Mục tiêu là khai thác sức mạnh tổng hợp của các khu vực công và tư của Mỹ để đáp ứng các thách thức công nghệ do Trung Quốc đặt ra.
Theo hình thức hiện tại, đây là sự chuyển hướng lớn nhất của quỹ nhà nước sang khu vực tư nhân để đạt được các mục tiêu chiến lược trong nhiều thập kỷ. Các chi tiết của gói này, và cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, nói lên rất nhiều điều về các ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ và cơ hội trở thành luật của dự luật này.
Dự luật tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghệ, với 120 tỷ USD tài trợ cho nghiên cứu và phát triển, 52 tỷ USD cho sản xuất chất bán dẫn trong nước và 20 tỷ USD cho các chương trình vũ trụ. Nhưng đạo luật cũng thúc đẩy các chiến lược mới để chống lại ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc và trừng phạt các hành vi lạm dụng của họ tại quê nhà. Ví dụ, đạo luật cho phép các biện pháp trừng phạt mới để đối phó với cuộc đàn áp của Trung Quốc ở Hồng Kông, việc sử dụng lao động cưỡng bức ở Tân Cương, kỹ năng gián điệp mạng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ. Dự luật cũng đề xuất một nghiên cứu mới về nguồn gốc của đại dịch và kêu gọi các quan chức Mỹ tẩy chay Thế vận hội Mùa đông 2022 tại Bắc Kinh – mặc dù không phải bởi các vận động viên Mỹ.
Hiện chưa rõ dự luật có được thông qua tại Hạ viện, nơi Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Gregory Meeks đã giới thiệu một dự luật để cạnh tranh với Trung Quốc của riêng mình.
Phản ứng với việc Thượng viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân nói rằng dự luật này đã vu khống các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc, can thiệp nghiêm trọng vào công việc nội bộ của Trung Quốc, mang đậm tâm lý chiến tranh lạnh, và Trung Quốc thúc giục Hoa Kỳ không coi Trung Quốc là “kẻ thù tưởng tượng.”
Ủy ban Đối ngoại của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc – cơ quan lập pháp của Trung Quốc – cũng ra tuyên bố phản đối dự luật.
Thượng nghị sĩ Marco Rubio: Đây không phải là đạo luật mà Mỹ cần
Rubio, người đã vạch ra con đường của lưỡng đảng ứng phó với Trung Quốc, từ lâu đã ủng hộ chính sách công nghiệp để chống lại Bắc Kinh và các hành động mạnh mẽ hơn để đối đầu với các hoạt động mà ông coi là độc hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
“Tôi đã nói về việc tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và đổi mới ở Mỹ trong nhiều năm, trước khi nó phổ biến, nhưng đây không phải là dự luật về Trung Quốc mà Mỹ cần,” Rubio nói. “Nó không những không bảo vệ được các khoản đầu tư của người đóng thuế Mỹ mà còn không bảo đảm được thị trường vốn của chúng ta khỏi sự bóc lột của ĐCSTQ, không khôi phục được thương mại công bằng và không chống lại được sự hung hăng quân sự của Bắc Kinh”.
Tháng trước, Thượng viện đã bác bỏ bản sửa đổi của Rubio mà theo ông nhằm bảo vệ tiền tài trợ của người đóng thuế Mỹ khỏi bị đánh cắp bởi các cơ quan tình báo Trung Quốc. Thượng viện cũng thông qua một sửa đổi mà ông cho rằng sẽ khiến Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc đối với các sản phẩm cơ bản, bao gồm cả thiết bị bảo vệ cá nhân.
Xem thêm:
Toàn văn Đạo luật Cạnh tranh và Đổi mới Hoa Kỳ 2021
Nhà Trắng ngày 8/6/2021: Statement of President Joe Biden on Senate Passage of the US Innovation and Competition Act
GZero ngày 10/6/2021: Democrats and Republicans unite! At least against China
Xinhua ngày 9/6/2021: China’s NPC firmly opposes US senate bill passage
Tân Hoa Xã ngày 9/6/2021: China urges US to stop promoting bill exaggerating “China threat” rhetoric
Macro Rubio ngày 8/6/2021: Rubio: This Isn’t the China Bill America Needs
Chính quyền Biden tuyên bố thành lập Lực lượng đặc nhiệm về gián đoạn chuỗi cung ứng để giải quyết tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng trong ngắn hạn
Chính quyền Biden hôm thứ Ba ngày 8/6/2021 cho biết cơ quan mới sẽ xem xét các vi phạm các quy tắc mà họ cho rằng đã tổn hại chuỗi cung ứng toàn cầu. Mặc dù không trực tiếp nhắc tên Trung Quốc, đánh giá này là một phần của chiến lược rộng lớn hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Mỹ trước những thách thức kinh tế do Trung Quốc đặt ra.
Xem thêm:
Nhà Trắng ngày 8/6/2021: FACT SHEET: Biden-Harris Administration Announces Supply Chain Disruptions Task Force to Address Short-Term Supply Chain Discontinuities
Hải quân Mỹ phải lựa chọn giữa tàu khu trục, máy bay chiến đấu hoặc tàu ngầm trong tương lai cho kế hoạch tài khóa 2023
Quyền Bộ trưởng Hải quân Thomas Harker cảnh báo trong một bản ghi nhớ ngày 4/6/2021 rằng Hải quân Hoa Kỳ có thể phải chọn một trong ba chương trình hiện đại hóa lớn đang được triển khai là một tàu khu trục mới, một tàu ngầm tấn công mới hoặc một máy bay chiến đấu mới. Hai dự án còn lại bị hoãn vì giới hạn ngân sách.
Trước đó, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch nâng cấp từ các tàu khu trục lớp Arleigh Burke lên DDG (X) trong tương lai; từ các tàu ngầm lớp Virginia thành SSN (X) trong tương lai và từ máy bay chiến đấu F / A-18E / F Super Hornet thành nền tảng Air Dominance thế hệ tiếp theo; cả ba dự án dự kiến sẽ triển khai trong thập kỷ tới.
Xem thêm:
Defense News ngày 8/6/2021: Memo reveals US Navy must pick between future destroyer, fighter or sub for FY23 plan
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ra chỉ thị theo các khuyến nghị của Lực lượng Đặc nhiệm về Trung Quốc (Department of Defense China Task Force)
Trên cơ sở các khuyến nghị cuối cùng của Lực lượng đặc nhiệm về Trung Quốc, ngày 9/6/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Lloyd James Austin đã ban hành một chỉ thị đẩy nhanh phát triển lực lượng quân sự nhằm giải quyết tốt hơn các thách thức an ninh ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và giải quyết các khó khăn của Lầu Năm Góc trong việc thực hiện chiến lược lâu đời mà Bắc Kinh là mối đe dọa chính. Các chỉ thị này được đưa ra sau khi tham vấn, phối hợp với các đối tác liên ngành của Bộ Quốc phòng Mỹ và sẽ là cơ sở để ban hành và bổ sung các chính sách đối với Trung Quốc của Nhà Trắng và các sở, ban, ngành khác, thông cáo của Bộ Quốc phòng cho biết.
Bộ trưởng Austin cho biết, “các sáng kiến mà tôi đưa ra hôm nay được lồng vào bên trong cách tiếp cận lớn hơn của chính phủ Hoa Kỳ đối với Trung Quốc và sẽ giúp thông báo cho sự phát triển của Chiến lược Quốc phòng mà chúng tôi đang thực hiện”.
Tuy nhiên có rất ít chi tiết về kết quả công việc của Lực lượng Đặc nhiệm được công bố và nhiều khuyến nghị được giữ bí mật.
Elbridge Colby, một cựu quan chức Lầu Năm Góc, người đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiến lược bảo vệ quốc gia dưới thời chính quyền Trump, cho biết: “Tại thời điểm này, khoảng cách giữa nói-làm là vấn đề.” “Chúng ta đã ưu tiên Trung Quốc trong vài năm. Nhưng vẫn chưa đủ để biến điều đó thành hiện thực, và vấn đề này đang cấp bách một cách đáng báo động.”
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 9/6/2021: Secretary of Defense Directive on China Task Force Recommendations
The Wall Street Journal ngày 9/6/2021: Pentagon to Speed Up Efforts to Counter China
Tướng không quân Mỹ nói Trung Quốc muốn thế giới cúi đầu
Tư lệnh Lực lượng Phòng không Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, tướng Ken Wilsbach cảnh báo rằng Trung Quốc đang đánh cắp công nghệ của Mỹ để đạt được vị thế thống trị quân sự toàn cầu và trở thành siêu cường. Hành vi trộm cắp công nghệ đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc về năng lực quân sự của Trung Quốc trong 10 năm qua nhằm “trở thành siêu cường duy nhất” và muốn các nước khác phải cúi đầu trước Trung Quốc.
Tướng Wilsbach cũng cho biết, Không quân Mỹ đã tăng cường các chuyến bay giám sát gần Trung Quốc tương tự như các hoạt động tự do hàng hải của Hải quân trong thời gian vừa qua.
Xem thêm:
Washington Times ngày 10/6/2021: Air Force general says China wants world to bow down
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin: Trung Quốc muốn kiểm soát Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Tại phiên điều trần ngày 10/6/2021 về vấn đề ngân sách quốc phòng trước Uỷ ban Quân Vụ của Thượng viện Hoa Kỳ, khi nói về Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói “Tôi tin rằng mục tiêu của họ là kiểm soát Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương… Và tôi cũng tin rằng họ mong muốn trở thành quốc gia thống trị hoặc ưu việt trên thế giới. Và vì vậy tôi nghĩ họ đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đó.”
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 11/6/2021: China wants to control Indo-Pacific, Defense Secretary Austin says
—–
VII- QUAN HỆ HOA KỲ – TRUNG QUỐC
Biden hủy bỏ lệnh cấm TikTok và WeChat của Trump, tạo khuôn khổ mới để bảo vệ dữ liệu của Hoa Kỳ
Trong một lệnh hành pháp mới ngày 9/6/2021, Tổng thống Biden đã thu hồi các lệnh hành pháp nhắm vào các ứng dụng TikTok và WeChat thuộc sở hữu của Trung Quốc do cựu Tổng thống Donald Trump khởi xướng và ký một lệnh mới yêu cầu xem xét bảo mật các ứng dụng này và các ứng dụng khác thuộc quyền tài phán của các đối thủ nước ngoài. Luật hành pháp mới của ông Biden không nhắm mục tiêu đến bất kỳ công ty cụ thể nào, mà thay vào đó, chỉ đạo Bộ Thương mại đánh giá tất cả các ứng dụng phần mềm có mối quan hệ tiềm ẩn với các đối thủ nước ngoài bao gồm Trung Quốc và thực hiện hành động để bảo vệ dữ liệu về công dân Hoa Kỳ được các ứng dụng thu thập. Theo các quan chức cấp cao của Chính quyền Biden, sắc lệnh hành pháp mới được thiết kế để thay thế cách tiếp cận của Chính quyền Trump nhắm vào các công ty riêng lẻ bằng một quy trình rộng hơn để xem xét các rủi ro gây ra bởi các ứng dụng được kết nối với các quốc gia thù địch.
Xem thêm:
Nhà Trắng ngày 9/6/2021: Executive Order on Protecting Americans’ Sensitive Data from Foreign Adversaries
The Wall Street Journal ngày 9/6/2021: Trump’s TikTok, WeChat Actions Targeting China Revoked by Biden. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Politico ngày 9/6/2021: Biden revokes Trump’s TikTok ban, creates framework for guarding U.S. data
Điện đàm Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc – Hoa Kỳ
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) hôm thứ Năm ngày 10/6/2021 đã tổ chức một cuộc điện đàm với Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo.
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, hai Bộ trưởng cho biết đối thoại và trao đổi trong lĩnh vực kinh doanh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là rất quan trọng và nhất trí thúc đẩy sự phát triển “lành mạnh” của hợp tác thương mại và đầu tư và “xử lý đúng đắn” các khác biệt. Hai bên cũng đồng ý tiếp tục duy trì liên lạc.
Theo phiên bản của Mỹ trích dẫn bởi Reuters, Washington cho biết cuộc điện đàm của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo với Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào bao gồm thảo luận về quan điểm của Washington về sự cần thiết của việc các công ty Hoa Kỳ ở Trung Quốc phải có sân chơi công bằng, và tầm quan trọng của việc bảo vệ công nghệ Hoa Kỳ khỏi người dùng trái phép.”
Xem thêm:
Reuters ngày 10/6/2021: U.S. commerce chief expressed concerns to Chinese counterpart, Washington says
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 10/6/2021: 商务部部长王文涛与美商务部长雷蒙多通话[2021-06-10 ]
CGTN ngày 10/6/2021: China’s commerce minister, U.S. commerce secretary talk over phone
Điện đàm Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ – Trung Quốc
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, hai bên đã thảo luận về việc Hoa Kỳ đánh giá toàn diện chính sách CHDCND Triều Tiên, tập trung vào sự cần thiết của Hoa Kỳ và CHND Trung Hoa hợp tác cùng nhau phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên. Hai bên cũng đã tiếp tục thảo luận về những thách thức toàn cầu cùng được chia sẻ bởi hai bên, bao gồm Iran, Miến Điện và cuộc khủng hoảng khí hậu. Ngoài ra, Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã kêu gọi Bắc Kinh ngừng chiến dịch gây sức ép chống lại Đài Loan và giải quyết các vấn đề xuyên eo biển một cách hòa bình.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 11/6/2021: Secretary Blinken’s Call with Politburo Member Yang
—–
VIII- QUAN HỆ AUSTRALIA – TRUNG QUỐC
Úc chấm dứt nghiên cứu đại dương với Trung Quốc
Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học liên bang (CSIRO), cơ quan chịu trách nhiệm về nghiên cứu khoa học của Chính phủ Úc, sẽ chấm dứt hợp tác nghiên cứu đại dương với viện khoa học biển hàng đầu của Trung Quốc sau khi Tổng giám đốc an ninh Mike Burgess kêu gọi các tổ chức nghiên cứu xem xét lại quan hệ đối tác với các nhà khoa học nước ngoài trong lĩnh vực mô hình hoá nhiệt độ đại dương, vì lo ngại rằng những nghiên cứu này có thể được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động tàu ngầm chống lại Úc.
Xem thêm:
The Australian ngày 11/6/2021: CSIRO sinks China study deal over submarine fears. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
—–
IX- QUAN HỆ EU – TRUNG QUỐC
Các trường đại học hàng đầu của Anh nhận hơn 40 triệu bảng từ các công ty nhà nước của Trung Quốc
Tờ Telegraph đưa tin về nghiên cứu mới của Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc, trong đó nêu chi tiết cách thức hai mươi trường đại học hàng đầu của Vương quốc liên hiệp Anh & Bắc Ireland đã đồng ý nhận hơn 40 triệu bảng tài trợ từ Huawei và các công ty nhà nước của Trung Quốc trong những năm gần đây. Tom Tugendhat, người đứng đầu Nhóm Nghiên cứu Trung Quốc cảnh báo: “Việc săn tiền xung quanh các trường đại học ở Anh đang tiết lộ các mối liên hệ và ràng buộc mà một số người sẽ coi là ảnh hưởng đến tính độc lập trong nghiên cứu.”
Trịnh Trạch Quang (Zheng Zeguang), người gần đây nhất đã đảm nhiệm vị trí Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và từng học tại Đại học Cardiff, tuyên bố rằng: “Hai nước chúng ta có thể tăng cường hợp tác trong lĩnh vực thương mại, tài chính, đổi mới, giao lưu nhân dân trong các lĩnh vực khác và đẩy mạnh phối hợp trong các vấn đề toàn cầu như chống COVID-19, thúc đẩy phục hồi toàn cầu và giải quyết biến đổi khí hậu.”
Xem thêm:
The Telegraph ngày 8/6/2021: Leading UK universities accept more than £40m from Huawei and state-owned Chinese companies. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Thứ trưởng Ngoại giao Anh: Anh không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế với Trung Quốc
Thứ trưởng Ngoại giao tại Bộ Thương mại Quốc tế Graham Stuart nói với một ủy ban của Hạ viện Anh hôm 9/6/2021 rằng “Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế Vương quốc Anh hơn bất kỳ thị trường nào khác” và rằng một mối quan hệ kinh tế toàn diện hơn cần được xây dựng, mặc dù thực tế “về cơ bản họ là một chế độ độc tài, do đó chúng ta sẽ không bao giờ đồng quan điểm”.
Xem thêm:
City A.M. 9/6/2021: Minister: UK has ‘no alternative’ to deepening China economic ties
—–
X- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
Giáo sư Carl Thayer bàn về kế hoạch xây căn cứ hậu cần của Philippines tại đảo Thị Tứ, khuyên Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia hợp tác để chống lại chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, giáo sư Carl Thayer cho rằng xây dựng căn cứ hậu cần tại đảo Thị Tứ là hành động khẳng định chủ quyền và quyết tâm của Philippines trong việc đẩy lùi các hành động đe dọa của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc có thể sẽ đáp trả “nặng tay” nếu Philippines tìm cách dùng tàu hải quân để tăng cường lực lượng bảo vệ bờ biển.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn RFA Tiếng Việt, ông Thayer cho rằng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Indonesia cần hợp tác, thành lập một nhóm họp không chính thức trong chính ASEAN để tư vấn chính sách, cũng như xem xét có thể sử dụng trọng tài quốc tế thêm như thế nào để chống lại Trung Quốc. Ông cũng cho rằng Philippines và Việt Nam có thể cùng khiếu nại lên Hội đồng Cấp cao ASEAN (ASEAN High Council), nơi có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp được quy định trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (ACT) trong khu vực Đông Nam Á mà Trung Quốc cũng là một bên ký kết và phê chuẩn.
Xem thêm:
BBC Tiếng Việt ngày 7/6/2021: GS Thayer bàn về kế hoạch xây căn cứ hậu cần của Philippines tại đảo Thị Tứ
RFA ngày 7/6/2021: Carl Thayer: Việt Nam nên “tự giúp mình” để đối phó với Trung Quốc
Trần Thái Bình: Tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại
Trung tướng, PGS, TS. Trần Thái Bình, nguyên Phó Giám đốc Học viện Quốc phòng Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược Quốc phòng Việt Nam cho rằng xây dựng Quân đội nhân dân hiện đại cần tập trung vào xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao; hiện đại về tổ chức, biên chế, vũ khí; hiện đại về trang bị kỹ thuật và hiện đại về phương pháp tác chiến.
Về tổ chức, biên chế, tác giả cho rằng cần đầu tư nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức Quân đội theo mục tiêu “tinh, gọn, mạnh”. Với Lục quân, lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để xây dựng Quân chủng Lục quân, tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân chỉ huy lực lượng cơ động chiến lược gồm các sư đoàn mạnh và các lữ đoàn binh chủng hiện đại. Với Hải quân, nên lấy các vùng Hải quân làm đơn vị cơ bản để tổ chức, không cần tổ chức “hạm đội đại dương”, nhưng cần có cụm lực lượng Hải quân cơ động mạnh, hiện đại để tác chiến xa bờ. Với lực lượng phòng không – không quân, trước mắt vẫn lấy cấp sư đoàn làm đơn vị cơ bản để tổ chức, nhưng nên hình thành các vùng phòng không – không quân, cấp quân chủng, hình thành lực lượng phòng không – không quân cơ động chiến lược, chủ yếu là không quân tầm xa và tên lửa phòng không tầm cao. Ngoài ra, cần chuẩn bị và tiến tới thành lập binh chủng tên lửa chiến lược, gồm một số lữ đoàn tên lửa đất đối đất, đất đối hải có tầm bắn xa, uy lực mạnh, khả năng răn đe lớn.
Về phương pháp tác chiến, tác giả cho rằng cần nghiên cứu, phát triển các phương pháp tác chiến hiện đại với định hướng là nghiên cứu tác chiến hiệp đồng quân, binh chủng hiện đại ở các quy mô, nhất là ở quy mô chiến dịch, chiến dịch chiến lược và tác chiến chiến lược. Đặc biệt, nghiên cứu phát triển lý luận tác chiến liên quân với số lượng lớn. Coi trọng nghiên cứu tác chiến liên quân ở địa bàn ven biển và vùng biển phụ cận, ở đó có thể kết hợp chặt chẽ các đòn đột kích của Hải quân và Không quân trên biển, các đòn đánh của Lục quân và Không quân ở tuyến mép nước và các đòn đột kích của Hải quân đánh bộ và Lục quân khi quân địch bám bờ và đổ bộ lên bờ.
Xem thêm:
Quốc phòng toàn dân ngày 4/6/2021: Tạo tiền đề vững chắc phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội hiện đại
Indonesia đang lặng lẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc
Trong bài viết trên trang Foreign Policy, chuyên gia Derek Grossman tại RAND chỉ ra rằng mặc cho nguy cơ xung đột trên biển, quan hệ giữa Bắc Kinh và Jakarta đã dần cải thiện, được thể hiện qua hợp tác trong đại dịch Covid-19, quan hệ kinh tế hay việc Trung Quốc hỗ trợ Indonesia tìm kiếm tàu ngầm KNI Nanggala. Tuy vậy, mối quan hệ này vẫn phải đối mặt với một số trở ngại, như vấn đề trên biển hay nhân tố dư luận Indonesia. Tác giả cho rằng Mỹ cần hỗ trợ Indonesia trong các vấn đề như vaccine COVID-19, môi trường hay an ninh, cũng như khai thác căng thẳng giữa Indonesia và Trung Quốc.
Xem thêm:
Foreign Policy ngày 7/6/2021: Indonesia Is Quietly Warming Up to China
Ken Moriyasu: Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, tuyến đầu của các tàu ngầm thế hệ tiếp theo của Mỹ và Trung Quốc
Trong yêu cầu ngân sách năm 2022, Lầu Năm Góc đã phân bổ 5 tỷ USD để mua sắm các tàu ngầm hạt nhân lớp Columbia nhằm thay thế cho lớp Ohio vào năm 2031 trong đó 14 tàu ngầm lớp Ohio sẽ được thay thế bằng 12 tàu ngầm lớp Columbia. Các quan chức hải quân Mỹ trong nhiều năm qua đã tuyên bố rằng tàu ngầm lớp Columbia là chương trình ưu tiên hàng đầu của hải quân. Không giống với lớp Ohio, các tàu ngầm lớp Columbia được thiết kế với một lõi lò phản ứng trong suốt vòng đời và không cần tiếp nhiên liệu.
Ba thành phần trong chiến lược hạt nhân của Mỹ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa trên đất liền, máy bay ném bom chiến lược trên không và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Trong số ba loại trên, tàu ngầm hạt nhân trên biển được coi là cơ hội sống sót cao nhất vì hầu như không thể bị phát hiện khi ở dưới đáy đại dương sâu.
Tuy nhiên, việc Bắc Kinh quân sự hóa các đảo ở Biển Đông là mong muốn các khu vực đó trở thành một pháo đài nơi hạm đội tàu ngầm hạt nhân của nước này có thể hoạt động an toàn tương đối trước khi bị phát hiện hoặc tấn công bởi Mỹ và đồng minh. Trung Quốc hiện sở hữu 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn (Type 094) trong đó chiếc mới nhất vừa được chuyển giao tháng 4 vừa qua có thể mang theo 12 tên lửa đạn đạo JL-2 với tầm bắn ước tính 7.200 km tức là có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska từ các căn cứ gần Trung Quốc, các mục tiêu ở Hawaii từ các vị trí phía nam Nhật Bản và thậm chí ở lục địa phía tây Hoa Kỳ từ các vị trí giữa đại dương phía tây Hawaii.
Trở ngại lớn nhất đối với hoạt động của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc là nước này được bao quanh bởi vùng nước nông và phải đi qua các “điểm nghẽn” trước khi tiến vào vùng nước sâu của Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc có thể mở rộng tầm bắn của các tên lửa trong tương lai thì họ có thể để các tàu ngầm ở Biển Đông mà vẫn có thể nhắm vào Washington.
Xem thêm:
Nikkei Asia ngày 9/6/2021: Indo-Pacific: The front line of US and China next-gen submarines
Tara Copp: Ngân sách quốc phòng 2022 của Mỹ không phản ánh đúng “Trung Quốc là mối đe dọa số 1” của Mỹ
Yêu cầu ngân sách quốc phòng năm 2022 cho thấy, Afghanistan và khu vực Trung Đông tiếp tục đòi hỏi các nguồn lực đáng lẽ phải thuộc về Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Trong đó, không quân muốn có 10 tỷ USD để tiếp tục các hoạt động hỗ trợ cho lực lượng an ninh Afghanistan sau khi quân đội Mỹ rời đi, Hải quân mong muốn có 5,6 tỷ USD, 859 triệu USD trong đó dành cho các hoạt động bay và 2,9 tỷ USD dành cho hoạt động của tàu chiến. Ngoài ra, Thủy quân lục chiến cũng yêu cầu 887 triệu USD và lực lượng không gian là 75 triệu USD. Lầu Năm Góc còn tìm kiếm thêm 3,3 tỷ USD để tiếp tục đào tạo lực lượng an ninh Afghanistan. Ngay cả lĩnh vực tình báo, giám sát và trinh sát vốn đang được yêu cầu cao cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương nhằm theo dõi hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và các vụ thử tên lửa của Triều Tiên nhưng các yêu cầu của Bộ Chỉ huy Trung tâm (chịu trách nhiệm khu vực Trung Đông) vẫn được ưu tiên hơn.
Lầu Năm Góc hiện đang tìm nguồn kinh phí tổng cộng 66 tỷ USD cho Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, bao gồm 5,1 tỷ USD cho Sáng kiến Răn đe Thái Bình Dương để chống lại Trung Quốc. Tuy nhiên, hơn một nửa trong số quỹ đó sẽ được dùng để mua sắm một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke và một tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Zumwalt. Ngoài ra, Mỹ cũng có kế hoạch gửi tàu sân bay duy nhất ở Thái Bình Dương, USS Ronald Reagan đến Vùng Vịnh để hỗ trợ rút quân khỏi Afghanistan.
Xem thêm:
Defense One ngày 10/6/2021: If China Is the No. 1 Threat, Why Doesn’t the 2022 Budget Reflect It?
—–
XI- BÁO CÁO CHÍNH SÁCH/NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
British Institute of International and Comparative Law (2021) Webinar Series: Rising Sea Levels: Promoting Climate Justice through International Law
Các vùng đất có địa hình thấp ven biển và các quốc đảo và những nơi dễ bị ảnh hưởng trực tiếp nhất bởi các mối đe dọa do hiện tượng nóng lên toàn cầu cùng với đó là hiện tượng mực nước biển dâng. Đặc biệt, nhiều quốc gia trong số các quốc gia bị ảnh hưởng là các quốc đảo nhỏ, đang phát triển với nền kinh tế phụ thuộc vào đánh bắt cá và du lịch. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đã từng lưu ý biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng đến lãnh thổ của các quốc gia theo nhiều hướng khác nhau, chẳng hạn như làm mất đi các hệ sinh thái do sa mạc hóa, độ mặn của đất tăng lên, lũ lụt tại các vùng ven biển và vùng trũng thấp, … Chính vì vậy, trong chuỗi hội thảo này, Viện Luật Quốc tế và So sánh của Anh quốc (BIICL) đã phối hợp với Landmark Chambers đồng tổ chức chuỗi hội thảo về “Mực nước biển dâng: Thúc đẩy cân bằng khí hậu thông qua Luật quốc tế” vào các ngày 3, 11, 17 và 24/3/2021 với 04 hội thảo:
Hội thảo 1: Mực nước biển dâng: Vai trò của Ủy ban pháp luật quốc tế
Hội thảo 2: Mực nước biển dâng: Vấn đề quan trọng đối với Toà công lý quốc tế (ICJ)?
Hội thảo 3: Mực nước biển dâng: Biến đổi khí hậu như một hành vi vi phạm nhân quyền (chưa cập nhật)
Hội thảo 4: Mực nước biển dâng: Tranh tụng về biến đổi khí hậu trước các Tòa án trong nước (chưa cập nhật)
Bản tin Biển Đông số 67 sẽ giới thiệu đến độc giả 02 hội thảo đã được Viện Luật Quốc tế và So sánh của Anh quốc (BIICL) cập nhật.
British Institute of International and Comparative Law, Rising Sea Levels: The role of the International Law Commission
Trong phiên hội thảo thứ 1 về “Mực nước biển dâng: Vai trò của Ủy ban pháp luật quốc tế (ILC)” được tổ chức ngày 03/3/2021 này, đã làm rõ các vấn đề sau: (1) Giáo sư Galvão Teles trình bày các vấn đề liên quan đến công việc của Ủy ban pháp luật quốc tế đối với vấn đề mực nước biển dâng; (2) Giáo sư Vidas trình bày các vấn đề liên quan đến công việc của Hiệp Hội Luật Pháp Quốc Tế đối với vấn đề được thảo luận của hội thảo và (3) Học giả Aylin Yildiz trình bày về vấn đề “mực nước biển dâng như một mối quan tâm của toàn nhân loại”. Cụ thể:
Thứ nhất, các hoạt động của ILC về ‘Mực nước biển dâng’. Giáo sư Patricia Galvão Teles cho biết vấn đề mực nước biển dâng chỉ mới trở thành một phần trong các chương trình nghị sự của ILC trong những năm gần đây. Ý tưởng của ILC là xem xét các khía cạnh tác động pháp lý khác nhau của mực nước biển dâng đối với lãnh thổ của các quốc gia, dân cư ven biển, phân định ranh giới biển và sự tồn tại của một số quốc gia trong một số trường hợp. Vào năm 2018, ILC đã đưa vấn đề mực nước biển dâng vào chương trình làm việc dài hạn của mình. Sau đó, một Nhóm nghiên cứu mở về chủ đề này cũng đã được thành lập với các nội dung chương trình làm việc cụ thể. Giáo sư cũng cho rằng mô hình này là một mô hình tốt cho các chủ đề mới giải quyết những thách thức mới có tính chất toàn cầu.
Thứ hai, các hoạt động của Hiệp Hội Luật Pháp Quốc Tế (ILA) đối với vấn đề mực nước biển dâng. Giáo sư Davor Vidas cho biết vấn đề mực nước biển dâng đã được ILA nghiên cứu từ năm 2012. Ủy ban ILA về Luật Quốc tế và Nước biển dâng được thành lập với 02 nhiệm vụ chính: (i) nghiên cứu các tác động có thể có của mực nước biển dâng và các tác động theo luật quốc tế đối với việc nhấn chìm một phần và toàn bộ lãnh thổ quốc gia, hoặc giảm dân số của các quốc gia đó, đặc biệt là ở các quốc đảo nhỏ và vùng trũng; (ii) xây dựng các đề xuất đối với sự phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế liên quan đến những mất mát có thể xảy ra đối với toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ quốc gia và các vùng biển do mực nước biển dâng, bao gồm các tác động đối với tư cách nhà nước, quốc tịch và nhân quyền. Giáo sư Davor Vidas cũng cho biết Ủy ban ILA về Luật Quốc tế và Nước biển dâng đã xác định 03 nhiệm vụ chính được ủy ban tập trung giải quyết là: (i) luật biển, (ii) di cư cưỡng bức và quyền của người dân bị ảnh hưởng, (iii) tư cách quốc gia và tư cách pháp lý quốc tế. Giống như ILC, ILA cũng đang “hướng về phía trước” và cố gắng xác định những thay đổi có hệ thống để giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến mực nước biển dâng.
Thứ ba, về vấn đề mực nước biển dâng như một mối quan tâm chung của nhân loại. Học giả Aylin Yildiz cho rằng khái niệm “mối quan tâm chung của nhân loại” là nguồn cảm hứng cho việc xây dựng pháp luật quốc tế và có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ và phát triển môi trường đặc biệt là vấn đề nước biển dâng do biến đổi khí hậu gây ra trong thời gian gần đây, là cơ sở cho sự hợp tác của tất cả các quốc gia. Mối quan tâm chung cung cấp quy chuẩn cho một chế độ hiệp ước chung và sẻ chia trách nhiệm cộng đồng một cách công bằng. Học giả cũng khẳng định “mối quan tâm chung” liên quan đến các vấn đề xuyên biên giới đòi hỏi hành động tập thể giữa các quốc gia và sự hợp tác có ý nghĩa của tất cả các bên liên quan.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
British Institute of International and Comparative Law, British Institute of International and Comparative Law, Rising Sea Levels: A matter for the ICJ?
Trong phiên hội thảo thứ 2 về “Mực nước biển dâng: Vấn đề quan trọng đối với ICJ?” được tổ chức ngày 11/3/2021 đã làm rõ các vấn đề sau: (1) Mực nước biển dâng: vấn đề quan trọng đối với ICJ? (2) Vận động cho Nhân quyền và Công lý Khí hậu; (3) Các thủ tục để có được ý kiến tư vấn của ICJ và các kết quả triển vọng; (4) Pháp luật ICJ về các vấn đề môi trường và hình thành câu hỏi pháp lý; (5) Thảo luận hỏi đáp. Cụ thể:
Thứ nhất, trả lời vấn đề chủ đề của hội thảo “Mực nước biển dâng: vấn đề quan trọng đối với ICJ?”. Trong phần này, Tiến sĩ Constantinos Yiallourides đã nhấn mạnh những nỗ lực của ILC trong việc xem xét các vấn đề pháp lý tiềm ẩn phát sinh theo khuôn khổ pháp lý quốc tế hiện tại, liên quan đến thực tế các quốc gia có thể biến mất do nước biển dâng, trường hợp của Cộng hòa Kiribati là một ví dụ điển hình. Điều này đã đặt ra những câu hỏi liên quan đến những nỗ lực toàn cầu nhằm ngăn chặn những trường hợp tương tự như Kiribati, ai sẽ chịu trách nhiệm chi trả chi phí cơ sở hạ tầng hoặc phòng thủ bờ biển cần thiết để bảo vệ lãnh thổ quốc gia này và những vấn đề liên quan đến địa vị pháp lý của người dân Kiribati khi lãnh thổ của họ không còn nữa. Chính những điều này đặt ra câu hỏi về vai trò của ICJ trong bối cảnh mực nước biển dâng cao.
Theo giáo sư Tzanakopoulos, những vấn đề đặt ra không chỉ là vấn đề liên quan đến công lý khí hậu mà còn liên quan đến việc đánh giá thẩm quyền tư vấn của ICJ trong việc quản lý hoặc tác động đến công lý khí hậu thông qua một ý kiến tư vấn. Ông cũng lưu ý thêm, các ý kiến tư vấn của ICJ sẽ tạo thành những điểm luật có thể được dùng để viện dẫn cho những trường hợp tương tự tiếp theo, tuy nhiên mức độ tin cậy của những điểm luật này vẫn còn nhiều nghi vấn.
Thứ hai, vận động cho nhân quyền và công lý khí hậu. Trong phần này hai diễn giả Jule Schnakenberg và Aoife Fleming, tổ chức Thanh niên Thế giới vì Công lý Khí hậu (WYCJ) đã đề cập đến các vấn đề quan trọng liên quan đến vấn đề nhân quyền và công lý khí hậu. Diễn giả Jule Schnakenberg lưu ý rằng những tác động khí hậu này đang xâm phạm đến các quyền cơ bản của con người như quyền sống, nhà ở, thực phẩm và sức khỏe. Nhóm Học sinh quốc đảo Thái Bình Dương Chống biến đổi khí hậu (PISFCC) là một tổ chức được thành lập năm 2019 tập hợp những người trẻ với mục tiêu trọng tâm là quyền con người và biến đổi khí hậu, đề xuất về một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và quyền con người mà nhóm này đưa ra cũng được 18 quốc đảo Thái Bình Dương ủng hộ. Ngoài ra, diễn giả Aoife Fleming cũng nhấn mạnh bước quan trọng để có một nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc là phải vận động được đa số phiếu của những quốc gia có mặt trong số 193 quốc gia thành viên Liên Hợp quốc, do đó, việc lấy ý kiến về việc đề xuất nghị quyết của Đại hội đồng cần mở rộng phạm vi ngoài những quốc đảo Thái Bình Dương. Những người trẻ ngoài khu vực Thái Bình Dương đang tham gia vào vấn đề này thông qua tổ chức Thanh niên thế giới vì Công lý khí hậu (WYCJ) và đang tạo ra được những ảnh hưởng tích cực từ các cuộc vận động của mình. Cuối cùng, các đại diện của WYCJ hy vọng ICJ sẽ hiểu được tính cấp thiết của vấn đề và “cung cấp không chỉ một bản tóm tắt toàn diện về các nghĩa vụ mà còn cung cấp một giải thích tiến bộ” về vấn đề này.
Thứ ba, các thủ tục để có được ý kiến tư vấn của ICJ và các kết quả triển vọng. Trong phần này, tiến sĩ Wewerinke-Singh đã đưa ra các vấn đề liên quan đến quy trình và thủ tục xin ý kiến tư vấn tại ICJ trên cơ sở Hiến chương LHQ. Bà cũng lưu ý rằng, vấn đề quan trọng và khó khăn nhất là sự đồng thuận để đi đến một câu hỏi chung từ các quốc gia để xin ý kiến ICJ. Theo bà, lộ trình thông qua một nghị quyết của Đại hội đồng có vẻ khả quan hơn vì giải pháp này tạo cơ hội cho nhiều câu hỏi pháp lý được giải thích, đồng thời nghị quyết của Đại hội đồng cũng có phạm vi tác động cao hơn.
Thứ tư, pháp luật ICJ về các vấn đề môi trường và hình thành câu hỏi pháp lý. Trong phần này, Tiến sĩ Shattock tập trung vào luật pháp của Tòa án,dựa trên các án lệ có liên quan đến môi trường. Ông cũng cung cấp những quan điểm về cách thức đặt các câu hỏi pháp lý để giảm thiểu rủi ro và tối đa hóa cơ hội thành công, cả về mặt ngoại giao và pháp lý.
Cuối cùng, hội thảo đưa ra những thảo luận hỏi đáp liên quan đến các vấn đề của chủ đề. Một số câu hỏi được các học giả tham gia hội thảo đưa ra như: Học giả có từng nghĩ đến việc đưa các quốc gia như Úc ra ICJ theo ý tưởng về nguyên tắc “không gây hại”, vì hiện tại nguyên tắc “không gây hại” cũng kéo theo nguyên tắc phòng ngừa?; ITLOS có nên đưa ra quan điểm về những vấn đề này, các học giả có tính đến các ý kiến tư vấn của ITLOS hay không?, ….
Xem thêm câu trả lời của học giả và toàn văn báo cáo ở đây.
Hearings | United States Committee on Armed Services
Ngày 8/6/2021, Uỷ ban Quân Vụ Thượng viện Hoa Kỳ đã tổ chức một phiên điều trần lắng nghe quan điểm của các chuyên gia về cạnh tranh chiến lược của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Xem toàn văn nội dung phiên điều trần ở đây.
The German Marshall Fund of the United States (2021) Transatlantic trends – Transatlantic opinion on global challenges
Xu hướng xuyên Đại Tây Dương 2021 bao gồm kết quả các cuộc khảo sát được thực hiện ở 11 quốc gia đại diện cho tất cả các góc của cộng đồng xuyên Đại Tây Dương: Canada, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Ba Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Hoa Kỳ. Được chia thành năm chương, Xu hướng xuyên Đại Tây Dương cung cấp một bức tranh chi tiết về dư luận xuyên Đại Tây Dương đối với các vấn đề cốt lõi và đương đại: mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương; an ninh quốc phòng quốc tế; chính sách thương mại, kinh tế và công nghệ; quan hệ với Trung Quốc; và những thách thức toàn cầu.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
Timothy R. Heath et al. (2021) China’s quest for global primacy – An analysis of Chinese international and defense strategies to outcompete the United States
RAND Corporation
Như các tác giả đã trình bày, chiến lược quốc tế của Trung Quốc nhằm mục đích thiết lập vị thế đứng đầu ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và dẫn đầu trật tự quốc tế. Chiến lược quốc tế này nhằm đạt được đích đến cuối cùng này thông qua các phương pháp hòa bình, mặc dù không loại trừ khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng được quân sự hóa hoặc thậm chí xung đột trong phạm vi hạn chế, chẳng hạn như chiến tranh ủy nhiệm. Cốt lõi của chiến lược quốc tế được trình bày trong báo cáo này là dựa vào sức mạnh kinh tế và cơ động ngoại giao của Trung Quốc để đưa Bắc Kinh vào một vị trí có lợi mà từ đó Hoa Kỳ không thể đánh bật được. Một chiến lược phòng thủ bổ sung sẽ nhằm mục đích hạn chế khả năng của Washington trong việc ngăn chặn Trung Quốc bằng cách xây dựng một quân đội Trung Quốc vượt trội khiến rủi ro xung đột quân sự trở nên cao không thể chấp nhận được. Một trọng trách quân sự chính của Trung Quốc sẽ là hỗ trợ các nỗ lực ngoại giao nhằm định hình một môi trường quốc tế thuận lợi cho Trung Quốc bằng cách xây dựng mối quan hệ an ninh chặt chẽ với các quốc gia khách hàng và làm mất uy tín hoặc làm suy yếu sức hấp dẫn của Hoa Kỳ như một giải pháp thay thế.
Tiêu chuẩn của Trung Quốc cho thành công trong cạnh tranh thành công với Hoa Kỳ đòi hỏi các điều kiện sau đây: (1) Tránh được chiến tranh với Hoa Kỳ, mặc dù điều này không loại trừ khả năng xảy ra các cuộc khủng hoảng quân sự hóa hoặc xung đột trong phạm vi hạn chế; (2) Hoa Kỳ tôn trọng quyền lực của Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu; (3) Hoa Kỳ chủ yếu kiềm chế để không làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc; (4) Trung Quốc đã thiết lập vị thế thống trị trên phần lớn khu vực Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi; (5) Vị thế ưu tiên của Hoa Kỳ đã bị giảm xuống đối với Châu Mỹ; (6) Hoa Kỳ và Trung Quốc quản lý sự khác biệt của họ theo các tiêu chuẩn do Trung Quốc đưa ra; và (7) hai bên hợp tác dựa trên những mối quan tâm chung về phần lớn các điều khoản do Trung Quốc xác định.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
———-
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.
[…] ĐSKBĐ: Trung Quốc Tận Dụng Khu Vực Tư Nhân để Gia Tăng Năng Lực Quân Đội. Bản tin Biển Đông số 61 và số 67 […]
LikeLike