Họp Báo Bộ Ngoại Giao Việt Nam 31/5/2018

Nguồn: Bộ Ngoại giao Việt Nam

Ngày 31 tháng 5 năm 2018

le-thi-thu-hang-nguoiduatin-3

Ngày 31/5/2018, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đã chủ trì buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam. Dưới đây là những phần trích từ tường thuật buổi họp báo liên quan tới Biển Đông:

II. Trả lời câu hỏi của phóng viên:

2. Philippines gần đây tiến hành xây dựng đường bay trên đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đề nghị Người phát ngôn cho biết quan điểm của Việt Nam về việc này?

Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động được tiến hành tại hai quần đảo này mà không được Việt Nam cho phép là vi phạm chủ quyền của Việt Nam, bất hợp pháp và vô giá trị.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là mọi tranh chấp ở Biển Đông phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Trong khi tìm kiếm một giải pháp cho tranh chấp, Việt Nam đề nghị các bên cần kiềm chế, không có các hành động làm phức tạp tình hình hay mở rộng tranh chấp, trái với Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) và Việt Nam nhấn mạnh những quan ngại sâu sắc được nêu tại các văn kiện của ASEAN về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông.

4.  Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc thời gian gần đây tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở Hoàng Sa?

Trong những ngày từ 9-12/5/2018, Trung Quốc tiếp tục tiến hành các cuộc diễn tập bắn đạn thật ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo này, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc; vi phạm tinh thần Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán hiện nay giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy tắc Ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (COC) và việc duy trì môi trường hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn các hoạt động tương tự, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tôn trọng nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như luật pháp quốc tế, không có hoạt động gây gia tăng căng thẳng, làm phức tạp tình hình ở khu vực.

6.  Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước thông tin hai tàu chiến của Hoa Kỳ vừa qua đi vào vùng biển bên trong 12 hải lý quanh một số thực thể thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam?

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.

Việt Nam tôn trọng các quyền tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông của các quốc gia, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; đồng thời, đề nghị các quốc gia đóng góp thiết thực và có trách nhiệm vào việc duy trì trật tự, hòa bình và thượng tôn pháp luật trên Biển Đông.

7. Đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về việc Đài Loan bắn đạn thật tại đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa?

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và căn cứ pháp lý khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế. Mọi hoạt động của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam bao gồm việc Đài Loan tổ chức diễn tập bắn đạn thật từ ngày 23 – 25/5/2018 ở Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa hòa bình, ổn định, an toàn, an ninh hàng hải, gây căng thẳng và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.

Việt Nam kiêm quyết phản đối và yêu cầu Đài Loan không để tái diễn các hành động tương tự.

8. Bình luận về việc Nhóm các nước Châu Á – Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc ngày 25/5 đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021?

Ngày 25/5 vừa qua, tại cuộc họp của Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương tại Liên hợp quốc, các nước đã nhất trí thông qua đề cử Việt Nam là ứng cử viên duy nhất vào vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dành cho Nhóm nhiệm kỳ 2020-2021 tại cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào tháng 6/2019. Việc Nhóm Châu Á – Thái Bình Dương nhất trí thông qua đề cử Việt Nam thể hiện sự ủng hộ và tín nhiệm cao của các nước trong khu vực đối với vai trò và năng lực của Việt Nam. Đây là kết quả bước đầu quan trọng, tạo thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình vận động các nước thành viên Liên hợp quốc ở các khu vực khác trong thời gian tới.

Thời gian qua, Việt Nam đã tham gia tích cực và có trách nhiệm trong các hoạt động của Liên hợp quốc như Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế-Xã hội 2016-2018, Hội đồng Chấp hành UNESCO 2015-2019… Đặc biệt Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008 – 2009, tham gia chủ động, xây dựng và có trách nhiệm, đưa ra nhiều sáng kiến đóng góp vào hoạt động của Hội đồng Bảo an, góp phần vào việc duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, ổn định, hợp tác và phát triển trên khu vực và thế giới. Việc hoàn thành tốt vai trò Ủy viên không thường trực HĐBA nhiệm kỳ 2008-2009 cũng đã thúc đẩy quan hệ của Việt Nam với các nước và các tổ chức quốc tế, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của Việt Nam./.

Xem đầy đủ nội dung cuộc họp báo tại http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/pbnfn/ns180531173020

———-

Xem các bài khác trong cùng chuyên mục:

https://daisukybiendong.wordpress.com/category/san-pham-cua-chung-toi/bo-tu-lieubien-nien-su-kien/theo-buoc-cac-nha-lanh-dao-viet-nam/

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.