Mời Tham Gia Biên Niên Các Sự Kiện Sử Dụng Vũ Lực và Đe Doạ Vũ Lực trong Tranh Chấp Biển Đông từ Năm 1945

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cần tìm thêm các cộng tác viên tham gia hoàn thiện Biên niên các sự kiện sử dụng vũ lực và đe doạ vũ lực trong tranh chấp Biển Đông từ năm 1945 tới nay.

1. Ý nghĩa Bộ Biên niên các sự kiện sử dụng vũ lực và đe doạ vũ lực trong tranh chấp Biển Đông

Trong các quốc gia có yêu sách ở Biển Đông, Việt Nam là quốc gia bị tấn công vũ lực nhiều nhất. Việt Nam cũng là nước duy nhất phải chống trả hai cuộc đụng độ quân sự ác liệt nhất xuyên suốt lịch sử tranh chấp Biển Đông cho tới nay. Đó là hải chiến Hoàng Sa năm 1974biến cố Gạc Ma năm 1988, với những thương vong về nhân mạng và mất mát về vị trí chiến lược bảo vệ quốc gia từ biển. Bên cạnh đó, đã có hàng ngàn tàu thuyền và ngư dân Việt bị tấn công trên biển. Các hình thức sử dụng vũ lực trên Biển Đông diễn ra đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, và tuy những năm gần đây đã không còn những cuộc đối đầu gây chết người giữa lực lượng hải quân các nước, nhưng những hình thức sử dụng vũ lực khác vẫn chứa đựng những nguy cơ khiến căng thẳng leo thang, gây bất ổn trên tuyến đường hàng hải chiến lược của thế giới, ảnh hưởng tới hoà bình và phát triển bền vững của khu vực.

This slideshow requires JavaScript.

Hướng tới xây dựng một bức tranh toàn cảnh và chi tiết về vấn đề sử dụng vũ lực và đe doạ vũ lực trong tranh chấp Biển Đông, Dự án Đại Ký Biển Đông đã khởi động xây dựng Biên niên các sự kiện sử dụng vũ lực và đe doạ vũ lực trên Biển Đông kể từ năm 1945. Phiên bản đầu tiên bằng tiếng Anh đã được in trong cuốn sách “Power Politics in Asia’s Contested Waters: Territorial Disputes in the South China Sea”, xuất bản bởi Springer International Publishing năm 2016.

https://link.springer.com/chapter/10.1007/978-3-319-26152-2_25

Đây là biên niên đầy đủ nhất cho tới nay được công bố ra công luận và đã được lưu trữ tại thư viện của Cung điện Hoà Bình (http://catalogue.ppl.nl/DB=1/SET=8/TTL=76/SHW?FRST=84)

Để tiếp tục hoàn thiện biên niên sự kiện như một nguồn số liệu cập nhật nhất, chứa đựng những thông tin có giá trị cho các nhà phân tích Biển Đông và dễ tiếp cận hơn với cộng đồng người Việt, Dự án Đại Sự Ký Biển Đông cần thêm các cộng tác viên cùng tham gia rà soát, bổ sung cho phiên bản tiếng Việt.

2. Công việc: 

2.1. Với những sự kiện đã có sẵn trong phiên bản tiếng Anh:

– Mỗi cộng tác viên sẽ nhận được một số sự kiện, cùng với thông tin về tài liệu tham khảo.

– Cộng tác viên rà soát lại xem tài liệu tham khảo thuộc nguồn tư liệu gốc (primary source) hay thứ cấp. Với những sự kiện mà nguồn tài liệu tham khảo là thứ cấp, cộng tác viên cần tiếp tục truy về nguồn tư liệu gốc hay xác định được tài liệu gần tư liệu gốc nhất.

– Tìm thêm và chọn lọc những thông tin có giá trị xung quanh sự kiện đó, ví dụ bối cảnh xảy ra sự kiện, hệ quả của sự kiện đó.

– Nếu không tìm được nguồn tư liệu gốc, thông tin cần được kiểm tra chéo qua ít nhất hai nguồn độc lập.

2.2. Cập nhật thêm các sự kiện mới (từ sau năm 2015)

– Với mỗi sự kiện mới, các bước xử lý thông tin và tài liệu tham khảo được thực hiện như trên.

3. Yêu cầu:

– Trình độ từ cử nhân trở lên trong lãnh vực phù hợp và đã hoàn thành ít nhất một công trình nghiên cứu (Ví dụ: luận văn tốt nghiệp hay bài báo trong các tạp chí chuyên ngành).

– Chúng tôi cũng chào đón những cộng tác viên có chuyên môn về lãnh vực Khoa học Tự nhiên và có đam mê tìm hiểu về Biển Đông.

– Có khả năng đọc hiểu tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng Trung, Pháp, Đức v.v… hay tiếng của quốc gia có liên quan tới tranh chấp Biển Đông.

– Có tính cam kết và thái độ nghiêm túc đối với công việc đã nhận. Khi có khó khăn phải trao đổi sớm với người điều phối công việc.

– Ưu tiên những người có đã có kinh nghiệm nghiên cứu về Biển Đông hay có ý định đeo đuổi nghiên cứu Biển Đông lâu dài.

4. Quyền lợi:

– Được hỗ trợ tìm tài liệu học thuật cho công việc của Dự án cũng như cho nghiên cứu của riêng mình.

– Có cơ hội tích luỹ những thông tin hữu ích cho nghiên cứu Biển Đông, được trải nghiệm môi trường làm việc nhóm kỷ luật nhưng thân thiện, tôn trọng sự khác biệt.

– Có cơ hội rèn luyện các kỹ năng đọc và đánh giá thông tin, phân tích đánh giá mức độ khả tín của nguồn tài liệu tham khảo.

– Có tên trong ấn phẩm khi công bố và được credit đúng với phần việc mình hoàn thành.

– Những cộng tác viên có ý định gắn bó lâu dài với Dự án sẽ có cơ hội tham gia nhiều hồ sơ khác có giá trị của Dự án, được tích luỹ thông tin từ nhiều khía cạnh quan trọng trong vấn đề Biển Đông.

– Hỗ trợ tài chính: Dự án ĐSKBĐ là một Dự án tự nguyện phi lợi nhuận và Dự án mong muốn những người tham gia Dự án là trên tinh thần tự nguyện, cùng chia sẻ những giá trị mà Dự án đang đeo đuổi, cũng như tìm thấy được những tri thức hữu ích cho bản thân. Một khoản tiền nhỏ hỗ trợ cho các cộng tác viên Dự án như là một sự ghi nhận, và thể hiện sự trân trọng của Dự án đối với công sức của các bạn, tỷ lệ với khối lượng công việc mỗi bạn tham gia.

Nguồn tiền hỗ trợ: Hỗ trợ cứng từ quỹ chung của Dự án (được đóng góp bởi các nhà tài trợ của Dự án) + tài trợ hay nhuận bút mà Dự án thu được cho riêng Bộ biên niên (nếu có).

5. Hồ sơ dự tuyển: 

– Nếu đã hoặc hiện đang là cộng tác viên Dự án thì chỉ cần email đến địa chỉ sukybiendong@gmail.com để đăng ký ứng tuyển.

– Nếu chưa từng làm việc với Dự án thì gửi thư ứng tuyển cùng với CV về địa chỉ sukybiendong@gmail.com.

6. Mọi câu hỏi, thắc mắc xin gửi về sukybiendong@gmail.com

———-

Xem thêm các sản phẩm Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đã thực hiện:https://daisukybiendong.wordpress.com/category/san-pham-cua-chung-toi/

Chú thích: 

(1) Đọc thêm: “China confirms deployment of fighters to South China Sea island for first time” https://www.japantimes.co.jp/news/2017/12/02/asia-pacific/china-confirms-deployment-fighters-south-china-sea-island-first-time/#.WieAR7ElEb1

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.