Tổng hợp và lược dịch: Huệ Việt
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông ngày 2 tháng 12 năm 2017
Nguồn thông tin: Nghiên cứu Biển Đông, Maritime Issues

Trích từ Thông cáo báo chí Hội thảo, ngày 27 tháng 11 năm 2017, tại TP.Hồ Chí Minh đã khai mạc Hội thảo Quốc tế lần thứ chín về Biển Đông với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” do Học viện Ngoại giao (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS), và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức. Gần 200 đại biểu tham dự Hội thảo, trong đó có gần 90 học giả quốc tế, 70 học giả và đại biểu Việt Nam, 20 đại diện từ 17 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam và 60 phóng viên thuộc 35 hãng tin trong và ngoài nước.
Thông cáo cho biết, với gần 30 bài tham luận được các đại biểu trình bày trong hai ngày, Hội thảo chia thành 07 phiên: (1) Đánh giá diễn biến trên Biển Đông; (2) Quan hệ quốc tế và trật tự dựa trên pháp lý trên Biển Đông; (3) Cân bằng quân sự và bán quân sự ở Biển Đông; (4) Các hoạt động trên biển: Nguồn gốc của xung đột hay lĩnh vực để hợp tác; (5) Các khía cạnh pháp lý trên Biển Đông; (6) Các sáng kiến thúc đẩy phát triển bền vững và hợp tác; (7) Bộ Quy tắc Ứng xử (COC): Nội dung và tiến trình.
Diễn ra trong bối cảnh nhiều sự kiện ngoại giao quan trọng trong khu vực như Hội nghị cấp cao APEC, Hội nghị Cấp cao ASEAN, Cấp cao Đông Á và các hội nghị liên quan vừa được tổ chức, Hội thảo Quốc tế lần thứ 9 về Biển Đông đem đến cơ hội để các học giả Việt Nam và quốc tế đánh giá kỹ về tình hình Biển Đông trong năm qua từ nhiều góc độ, phân tích và thảo luận các biện pháp duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực và thúc đẩy hợp tác, theo thông cáo.
Dưới đây là video của các phiên hội thảo và bài trình bày của các diễn giả tại Hội thảo:
PHIÊN KHAI MẠC
Người điều hành: Ông Nguyễn Văn Quyến, Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam (Vietnamese Lawyers’ Association (VLA))
Khai mạc Hội thảo: Phó Giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, Chủ tịch Học viện Ngoại giao Việt Nam (the Diplomatic Academy of Vietnam (DAV))
Bài phát biểu chính: “Adjudication and Arbitration in Maritime Disputes and The Role of International Law” trình bày bởi Thẩm phán Vladimir Vladimirovich Golitsyn, Nguyên Chánh án Tòa án Quốc tế về Luật biển/ ITLOS (2014-2017)
PHIÊN 1: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN HIỆN TẠI TRÊN BIỂN ĐÔNG
Theo thông báo của Hội thảo, phiên hội thảo này cập nhật những diễn tiến gần đây ở Biển Đông và khảo sát các quan điểm khác nhau trong khu vực nhằm tìm hiểu những nguyên nhân của những diễn tiến đó và xác định những lựa chọn cho các bên liên quan chủ chốt trong cách tiếp cận. Các diễn giả được yêu cầu nhìn lại quá khứ, nghiên cứu những thay đổi chính sách quan trọng và đánh giá xem chúng đã định hình tình hình hiện tại ở Biển Đông như thế nào.
Người điều hành: Phó Giáo sư Nguyễn Vũ Tùng, Chủ tịch Học Ngoại giao Việt Nam (Diplomatic Academy of Vietnam).
“South China Sea’s centrality to the Indo-Pacific region” trình bày bởi Giáo sư Brahma Chellaney, Giáo sư Nghiên cứu Chiến lược, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách (Centre for Policy Research), Ấn Độ.
“De-escalating Tension in the South China Sea for Regional Stability and Cooperation” trình bày bởi Giáo sư You Ji, Trưởng Khoa Chính phủ và Hành chính công (Department of Government and Public Administration), Đại học Macau (University of Macau), Trung Quốc.
“The South China Sea Conundrum” trình bày bởi Tiến sỹ Euan Graham, Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế (International Security Program), Viện Lowy (Lowy Institute), Úc.
“When Populists Perform Foreign Policy: The South China Sea Dispute and the Philippines under Duterte” trình bày bởi Tiến sỹ Aries A. Arugay, Phó Giáo sư Khoa Khoa học Chính trị (Department of Political Science), Đại Philippines ở Diliman (University of the Philippines in Diliman), Philippines. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF]
“Vietnam’s Strategic Options in the South China Sea in the Age of Trump” trình bày bởi Giáo sư Phạm Quang Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, (University of Social Sciences and Humanities), Đại học Quốc gia Hà Nội. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
PHIÊN 2: QUAN HỆ QUỐC TẾ VÀ TRẬT TỰ QUỐC TẾ TRÊN BIỂN ĐÔNG
Theo thông báo Hội thảo, phiên hội thảo này nhằm khám phá tầm nhìn của các cường quyền lớn đối với trật tự trên Biển Đông và sự tương tác giữa những tầm nhìn này trong bối cảnh Biển Đông đã trở thành nơi phô diễn sự cạnh tranh giữa các cường quốc chính và lớn, và mỗi nước có quy tắc và trò chơi khác nhau, không có sự nhất trí về cách thức quản lý Biển Đông cũng như cách giải quyết các vấn đề phát sinh. Nhiệm vụ cấp thiết được đặt ra đối với các bên tham gia sử dụng tuyến hàng hải chiến lược này là phải hiểu được lợi ích và ưu tiên của nhau, và thảo luận cùng các quốc gia ven biển về các quy tắc và tiêu chuẩn ứng xử nhằm hỗ trợ hoà bình và ổn định ở Biển Đông.
Người điều hành: Đại sứ Lê Công Phụng, Phó Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (The Foundation for East Sea Studies (FESS))
“US’ perspective of the South China Sea Order: Strategy Under the Trump Administration” trình bày bởi Bà Colin Willett, Nguyên Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ.
“An Effect of Trump and More: The Emerging Retrenchment of China’s Strategic Posture”, trình bày bởi Ông Wang Qu, Khoa Khoa học Xã hội (Faculty of Social Science), Đại học Macau (University of Macau), Trung Quốc.
“A Japanese Perspective of the South China Sea Order” trình bày bởi Ông. Hideshi Tokuchi, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia (National Graduate Institute for Policy Studies), Nhật Bản.
“Challenges to Maritime Security in Asia and Implications for Europe” by Bà Theresa Fallon, Thành viên của Hội đồng Hợp tác An ninh Châu Á – Thái Bình Dương (Council for Security Cooperation in the Asia Pacific (CSCAP-EU)). Đường dẫn tới bày trình bày [PDF].
PHIÊN 3: CÂN BẰNG QUÂN SỰ VÀ BÁN QUÂN SỰ Ở BIỂN ĐÔNG
Thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự xuất hiện một số lượng lớn các tàu và máy bay. Sự tập trung tàu thuyền với mật độ lớn hơn sẽ làm tăng khả năng đụng độ và xung đột. Phiên hội thảo này trình bày các hoạt động xây dựng, triển khai và các hoạt động khác liên quan đến các lực lượng quân sự và bán quân sự trên Biển Đông. Các diễn giả được yêu cầu nói về cân bằng của lực lượng hải quân và bán quân sự, đánh giá các mối đe dọa và rủi ro đối với hàng hải, an ninh và ổn định trên toàn Biển Đông. Họ cũng được khuyến khích đưa ra các đề xuất nhằm giảm “các khu vực vùng xám” và thúc đẩy phi quân sự hoá.
Người điều hành: Giáo sư Brahma Chellaney, Giáo sư Chiến lược học, Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Ấn Độ.
“Naval build-up and deployment in the South China Sea”, trình bày bởi Tiến sỹ Fu-Kuo Liu, Nghiên cứu viên Cao cấp, Viện Quan hệ Quốc tế (Institute of International Relations), Đại học Quốc lập Chính trị (Taiwan Chengchi University), Đài Loan. Link dẫn tới bài trình bày [PDF].
“Law Enforcement in the South China Sea: The Role of Regional Coast Guards” trình bày bởi Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quân đội Úc (Australian Defense Force Academy), Úc. Link dẫn tới bày trình bày [PDF].
“Grey zones between Navy, Law Enforcement and Maritime Militia” trình bày bởi Ông Lyle J. Morris, Chuyên viên phân tích chính sách cao cấp, Viện Nghiên cứu RAND, Mỹ. Link dẫn tới bài trình bày [PDF].
“An Assessment of Strategic Threats and Risks in the South China Sea” trình bày bởi Tiến sỹ Đỗ Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dữ liệu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Link dẫn tới bài trình bày [PDF].
PHIÊN 4: CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN BIỂN: NGUỒN GỐC CỦA XUNG ĐỘT HAY LĨNH VỰC ĐỂ HỢP TÁC
Phiên hội thảo này xem xét một loạt các cam kết theo đuổi bởi các bên ở Biển Đông. Các diễn giả được yêu cầu nói về các tranh cãi chính đang tồn tại xung quanh việc thăm dò và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hoạt động nghề cá, vận chuyển hàng hải, các hoạt động và đào tạo chống cướp biển và khủng bố. Thông qua nghiên cứu về quan điểm và động cơ của các bên liên quan, cuộc thảo luận nhằm mục đích đánh giá khả năng xảy ra mâu thuẫn và leo thang, đồng thời lập bản đồ các lĩnh vực hợp tác tiềm năng.
Người điều hành: Giáo sư Carlyle A. Thayer, Đại học New South Wales tại Học viện Quân đội Úc, Úc.
“Maritime Cooperation for Regional Security in the South China Sea” trình bày bởi Giáo sư Trương Nhân Bình (Renping Zhang), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ước Hàng hải Quốc tế (International Maritime Convention Studies), Đại học Hàng hải Đại Liên (Dalian Maritime University), Trung Quốc. Link dẫn tới bài trình bày [PDF].
“Law Enforcement and Illegal Fishing: Incidents in the Indonesian Waters” trình bày bởi Bà Shafiah F. Muhibat, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Centre for Strategic and International Studies), Indonesia, Chương trình An ninh Hàng hải (Maritime Security Programme), Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (S. Rajaratnam School of International Studies), Singapore.
“Fighting Piracy and Terrorism: The Need to Reform Approaches to Maritime Security” trình bày bởi Đại tá Martin A. Sebastian RMN, Nghiên cứu viên cao cấp/Giám đốc Trung tâm An ninh Hàng hải và Ngoại giao (Centre for Maritime Security and Diplomacy), Viện Biển Malaysia (Maritime Institute of Malaysia (MIMA)). Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
PHIÊN 5: CÁC KHÍA CẠNH PHÁP LÝ TRÊN BIỂN ĐÔNG
Phiên này xem xét các khía cạnh pháp lý ở Biển Đông và các vấn đề pháp lý mới nổi lên có tính then chốt đối với trật tự quốc tế ở Biển Đông. Các diễn giả sẽ đề cập đến khía cạnh pháp lý của các vấn đề Biển Đông, bao gồm, nhưng không giới hạn, các vấn đề về bảo vệ môi trường biển, ngăn ngừa sự cố trên biển, sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, cũng như xem xét lại Phán quyết trọng tài vụ kiện Biển Đông.
Người điều hành: Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Giám đốc Chương trình Luật và Chính sách Đại dương, Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Moderator: Prof. Robert Beckman, Head of Ocean Law and Policy Programme, Centre for International Law (CIL), the National University
“The Use of Force and Threat to Use Force in International Law and Practices in the South China Sea” trình bày bởi Giáo sư Geneviève Bastid Burdeau, Giáo sư Luật quốc tế, Trường Luật Sorbonne (Đại học Paris I); Thành viên Viện Luật Quốc tế, Pháp. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
“International Law and Prevention of Incidents at Sea” trình bày bởi Phó Giáo sư Nguyễn Thị Lan Anh, Phó Viện trưởng, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao Việt Nam. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
“International Law and Protection of Marine Environment in the South China Sea” trình bày bởi Tiến sỹ Kim Wonhee, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Nghiên cứu Biển Hàn Quốc, Hàn Quốc. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
“Philippines v. China Revisited: Options and Opportunities” trình bày bởi Giáo sư Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Các Vấn đề Biển và Luật Biển, Đại học Philippines. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
PHIÊN 6: CÁC SÁNG KIẾN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ HỢP TÁC
Phiên hội thảo này tập trung vào khía cạnh kinh tế chính trị của vấn đề Biển Đông. Khi các tranh chấp và căng thẳng kéo dài, tình trạng phát triển thương mại, hợp tác kinh tế và những ảnh hưởng của chúng đối với việc quản lý và giải quyết các tranh chấp hiện tại là một trong những mối quan tâm chính. Ngoài ra, vấn đề phát triển bền vững ở cấp quốc gia và khu vực cũng là mối quan tâm lớn của công luận. Các diễn giả được đề xuất thảo luận về các sáng kiến và hoạt động kinh tế quan trọng, có khả năng tác động đáng kể đến tình hình Biển Đông và hơn thế nữa.
Người điều hành: Giáo sư Geneviève Bastid Burdeau, Giáo sư Luật quốc tế, Trường Luật Sorbonne (Đại học Paris I); Thành viên Viện Luật Quốc tế, Pháp.
“China’s new South China Sea approach following Belt and Road Initiative” trình bày bởi Bà Trần Thần Thần (Chen Chenchen), Phó Viện trưởng Trung tâm Nghiên cứu Vĩ mô (Macro Research Department), Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương (Chongyang Institute for Financial Studies), Đại học Nhân dân Trung Quốc (Renmin University of China).
“The Future of Sustainable fisheries in the South China Sea” trình bày bởi Bà Joanna Mossop, Giảng viên chính, Khoa Luật, Đại học Victoria của Wellington, New Zealand. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
“Prospects for Joint Development in the South China Sea: Implications of Recent International Decisions & Regional State Practice” trình bày bởi Giáo sư David M. Ong, Giáo sư Nghiên cứu Luật Quốc tế và Môi trường, Trường Luật Nottingham, Đại học Nottingham Trent, Anh. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
“Cooperate for Safe and Security at Sea” trình bày bởi Thiếu tá Nguyễn Khắc Vượt, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư lệnh Cảnh sát Biển Việt Nam. Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
PHIÊN 7: BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ (COC): NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH
Phiên đặc biệt này dành riêng cho cuộc thảo luận về diễn tiến và những trở ngại cho việc hình thành một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông. Sau khi Trung Quốc và ASEAN đã hoàn thành khuôn khổ cho COC, các cuộc thảo luận thực chất về các quy tắc và các quy định cũng như cơ chế giám sát, điều tra và thực thi sẽ rất quan trọng.
Người điều hành: Giáo sư Leszek Buszynski, Giáo sư thỉng giảng, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc phòng, Úc.
““Can the COC establish a Framework for a Cooperative Mechanism?” trình bày bởi GS. Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Luật và Chính sách Đại dương, Trung tâm Luật Quốc tế (CIL), Đại học Quốc gia Singapore (NUS). Đường dẫn tới bài trình bày [PDF].
Các thành viên tham gia thảo luận:
GS. Trương Nhân Bình (Zhang Renping), Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Công ước Biển Quốc tế, Đại học Hàng hải Đại Liên, Trung Quốc.
Đại tá Martin A. Sebastian RMN, Chuyên viên Cao cấp/Giám đốc, Trung tâm An ninh và Ngoại giao Biển, Viện Biển Malaysia (MIMA), Malaysia.
GS. Jay Batongbacal, Giám đốc, Viện Biển và Luật biển, Đại học Philippines.
Bà Shafiah F. Muhibat, Nghiên cứu viên cao cấp, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, Indonesia/Chương trình An ninh Biển, Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore.
TS. Trần Trường Thủy, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông, Việt Nam.
BẾ MẠC HỘI THẢO
———-
Thông tin được tổng hợp từ:
1. “Thông báo Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9“, Nghiên cứu Biển Đông ngày 25 tháng 10 năm 2017: http://nghiencuubiendong.vn/toa-dam-hoi-thao/hi-tho-quc-t-v-bin-ong-ln-th-9-tp-h-chi-minh-112017/6744-thong-bao-hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-thu-9 (truy cập lần cuối ngày 2 tháng 12 năm 2017).
2. “Thông cáo Báo chí Hội thảo Quốc tế về Biển Đông lần thứ 9″, Nghiên cứu Biển Đông ngày 27 tháng 11 năm 2017: http://nghiencuubiendong.vn/toa-dam-hoi-thao/hi-tho-quc-t-v-bin-ong-ln-th-9-tp-h-chi-minh-112017/6772-thong-cao-ba-chi-hoi-thao-quoc-te-ve-bien-dong-lan-9 (truy cập lần cuối ngày 2 tháng 12 năm 2017).
3. “The 9th South China Sea Conference: Cooperation for Regional Security and Development”, Maritime Issues ngày 30 tháng 11 năm 2017: http://www.maritimeissues.com/videos/the-9th-south-china-sea-conference-cooperation-for-regional-security-and-development.html (truy cập lần cuối ngày 2 tháng 12 năm 2017).