Trung Quốc đổ cát thay đổi nguyên trạng ở Trường Sa – Những ảnh hưởng pháp lý

Tác giả: J. Ashley Roach (ASIL Insights quyển 19(15), ngày 15/7/2015)

Biên dịch: Việt Cường – Minh Trang

******************

Lời giới thiệu

Kể từ năm 2014 đến nay, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động xây đảo nhân tạo trên mỏm bảy bãi đá san hô trong khu vực biển đang có tranh chấp tại Quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông. Thông qua các hoạt động hút cát và san hô từ đáy biển và các thực thể lúc nổi lúc chìm, hiện tại Trung Quốc đã tạo ra hơn 2.000 mẫu Anh (acres) đảo mới tại các bãi cạn này.[1]

Hành động này của Trung Quốc đã nhận được hàng loạt những bình luận và phân tích.[2] Tuy vậy, chưa có một bài phân tích nào hệ thống một cách toàn diện những vấn đề pháp lý phát sinh từ quá trình xây dựng các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa. Bài viết dưới đây sẽ lần lượt phân tích các vấn đề pháp lý sau: (1) quy chế pháp lý của các cấu trúc đảo và đá; (2) quy chế pháp lý của các cấu trúc đảo và đá sau khi được bồi đắp (các đảo nhân tạo); (3) yêu sách của Trung Quốc và của Mỹ liên quan đến việc sử dụng vùng trời và vùng nước trong phạm vi 12 hải lý tính từ các cấu trúc đảo và đá; (4) tác động của việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo tới phán quyết của Tòa trọng tài trong vụ việc Philippines kiện Trung Quốc gần đây, bao gồm cả vấn đề xây dựng ngọn hải đăng tại một số các cấu trúc đảo và đá này; (5) ngụy biện của Trung Quốc rằng các quốc gia tranh chấp khác cũng làm vậy; (6) liệu rằng hành động lấn biển tạo đảo và xây dựng của Trung Quốc có phù hợp với Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và với chính lập trường kiên định của Trung Quốc về DOC trong mối liên hệ với Philippines; (7) nghĩa vụ của các bên trong việc giữ nguyên trạng tại Biển Đông (để giữ tính nguyên vẹn của bằng chứng trong thời gian diễn ra vụ kiện – chú thích NHĐ); và (8) hành động lấn biển tạo đảo dưới giác độ của luật môi trường quốc tế.

Các thực thể đang được đề cập trên quần đảo Trường Sa/ Nam Sa

Các báo cáo công khai về hoạt động của Trung Quốc từ hình ảnh vệ tinh cho biết bảy bãi đá san hô mà Trung Quốc đang bồi đắp và xây đảo bao gồm bãi Tư Nghĩa, Vành Khăn, Xubi, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma và Châu Viên.[3] Các hình ảnh từ vệ tinh cũng còn cho thấy hoạt động nạo vét của Trung Quốc từ mười rặng san hô khác bên cạnh bảy rặng nêu trên.

Vì bảy bãi đá trên được hình thành một cách tự nhiên từ san hô và bao quanh bởi nước[4], vùng biển mà mỗi thực thể này được hưởng tùy thuộc vào (1) chúng có nổi trên mặt nước ở mọi thời điểm, và có thích hợp cho con người sinh sống hoặc cho một đời sống kinh tế riêng hay không, trong trường hợp đó, nó sẽ là “đảo”; (2) nếu nổi trên mặt nước hoàn toàn nhưng con người không thể sinh sống trên đó hoặc không có đời sống kinh tế riêng, sẽ được xem là “đá”; (3) nếu nó chìm khi thủy triều lên nhưng nổi khi thủy triều xuống, được gọi là “bãi cạn lúc chìm lúc nổi” (hoặc LTE); (4) luôn chìm dưới mặt nước biển.

Chế độ pháp lý về các vùng biển mà các thực thể được hưởng

Nếu thực thể được gọi là “đảo”, nó sẽ được quyền hưởng đầy đủ các vùng biển riêng[5] và là chủ thể của các tuyên bố chủ quyền.[6] Các vùng biển riêng này bao gồm lãnh hải 12 hải lý, vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa.

Nếu thực thể nổi trên mặt nước hoàn toàn, không cần biết nó nhỏ như thế nào nhưng nó không thích hợp con người sinh sống hay có đời sống kinh tế riêng, nó được xem là đá và cũng là chủ thể cho các tuyên bố chủ quyền.[7] Đá vẫn được phép có lãnh hải nhưng không được phép có Vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng.[8]

Nếu thực thể là bãi cạn lúc nổi lúc chìm (LTE), nó không có các vùng biển riêng của nó, nhưng nếu nằm trong phạm vi 12 hải lý của một hòn đảo khác, nó có thể được dùng làm điểm cơ sở (basepoint) cho việc mở rộng lãnh hải của hòn đảo đó ra hướng biển.[9] Chủ quyền của các LTE nằm trong vùng lãnh hải của một hòn đảo thuộc về quốc gia nào có chủ quyền về hòn đảo đó.[10] Tuy nhiên, LTE không phải là chủ thể để tuyên bố chủ quyền.[11]

Nếu thực thể luôn chìm dưới mặt nước, chúng hoàn toàn không có vùng biển riêng của mình và cũng không phải là chủ thể của tuyên bố chiếm hữu (như tuyên bố về chủ quyền).[12] Điều này xuất phát từ nguyên tắc “đất thống trị biển” (ví dụ như, các quyền hàng hải bắt nguồn từ chủ quyền của các quốc gia ven biển đối với các vùng đất ven biển).[13]

Như vậy, chế độ pháp lý của bảy thực thể trên là gì?

Chưa có một sự thống nhất chung về chế độ pháp lý của các thực thể này, nhưng dường như đã có một sự đồng thuận đối với một vài thực thể được nêu ở sau đây. Trong số đó, đáng chú ý là khẳng định của Philippines trong vụ kiện chống lại Trung Quốc năm 2013: “không một thực thể nào trong quần đảo Trường Sa do Trung Quốc chiếm đóng có thể thích hợp cho con người sinh sống hoặc có đời sống kinh tế riêng”.[14] (nói cách khác, các thực thể đó nhiều nhất cũng chỉ là đá).

Bãi Ga Ven, Tư Nghĩa, Vành Khăn và Xu Bi: Trong các tuyên bố của Philippines chống lại Trung Quốc liệt kê rằng bốn thực thể trên đều chìm dưới nước khi thủy triều lên[15] và không được quyền tuyên bố chủ quyền.[16] Tự điển địa lý điện tử về quần đảo Trường Sa (2011) (The 2011 Digital Gazzeter of the Spratly Islands), liệt kê các thực thể đã có quốc gia chiếm đóng và/ hoặc nổi lên mặt nước khi thủy triều xuống và các nguồn tham khảo mà Từ điển này trích dẫn cũng đồng ý rằng bốn thực thể này là bãi cạn lúc nổi lúc chìm (LTEs).[17] Bãi Vành Khăn và Xu bi cũng cách bất kỳ đảo nào quanh đó hơn 12 hải lý nên cũng không được sử dụng làm các điểm cơ sở.

Bãi Chữ Thập, Gạc Ma và Châu Viên: Trong yêu sách của mình chống lại Trung Quốc, Philippines liệt kê ba thực thể này là đá nổi trên mặt nước khi thủy triều lên.[18] Tuy nhiên, Từ điển địa lý điện tử về quần đảo Trường Sa lại cho rằng chúng là bãi cạn lúc nổi lúc chìm (LTEs).[19]

Theo báo cáo, bãi Gạc Ma cách bãi Cô Lin không tới 4 hải lý và cách đảo Sinh Tồn không tới 12 hải lý, và bãi Châu Viên cách bãi Đá Đông không tới 12 hải lý. Bãi Cô Lin, đảo Sinh Tồn và bãi Đá Đông đều đang được Việt Nam chiếm đóng.[20] Nếu các khoảng cách trên chính xác, các bãi này có thể được sử dụng như điểm cơ sở.

Nếu một trong bảy thực thể trên là đá, chúng được quyền có lãnh hải 12 hải lý. Tuy nhiên, có vẻ như chưa có lãnh hải hay điểm cơ sở nào được tuyên bố xung quanh bảy thực thể này.[21]

Cơ chế pháp lý của các đảo nhân tạo là gì?

Những vùng đất được bồi đắp trên các bãi cạn lúc nổi lúc chìm và các bãi chìm hoàn toàn ở Trường Sa/ Nam Sa được xem là “đảo nhân tạo” và không được hưởng quy chế pháp lý của đảo.[22] Đảo nhân tạo không có lãnh hải và sự tồn tại của nó không làm ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa.[23] Đảo nhân tạo cũng không phải chủ thể của các tuyên bố chủ quyền,[24] nhưng các quốc gia ven biển có toàn toàn quyền xây dựng và quản lý các hoạt động xây dựng, vận hành và sử dụng nó.[25] Các quốc gia ven biển cũng có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo này.[26] Các quốc gia ven biển được phép thiết lập các vùng an toàn hợp lý xung quanh đảo nhân tạo khi cần thiết và thường không vượt quá bán kính 500 mét tính từ mép ngoài của đảo nhân tạo.[27]

Các đảo nhân tạo và vùng an toàn có thể không được thiết lập ở những nơi mà có thể cản trở việc sử dụng các tuyến đường hàng hải được công nhận là thiết yếu cho các hoạt động hàng hải quốc tế.[28]

Vì không có quy chế pháp lý như đảo và không có lãnh hải riêng, đảo nhân tạo không thay đổi được quy chế pháp lý của các thực thể mà từ đó nó được tạo ra. Ví dụ như một hòn đảo nhân tạo được xây trên một bãi chìm hoặc một bãi cạn lúc nổi lúc chìm sẽ không tạo ra lãnh hải quanh chính thực thể đó[29] và không phải là đối tượng của sự chiếm hữu nào (như chủ quyền), dù các quốc gia ven biển vẫn có quyền tài phán trên đảo nhân tạo đó.[30]

Việc xây dựng các ngọn hải đăng trên đảo nhân tạo, như theo các báo cáo,[31] cũng sẽ không ảnh hưởng đến quy chế pháp lý về vùng biển hay chủ quyền của các thực thể này.[32]

Bảy thực thể này trong quần đảo Trường Sa/ Nam Sa và các đảo nhân tạo đang được xây ở đây vẫn còn đang trong tình trạng tranh chấp về việc quốc gia ven biển nào có quyền tài phán đối với đảo nhân tạo và chủ quyền đối với các thực thể nơi các đảo nhân tạo được tạo ra. Công ước về Luật biển cũng không có bất kỳ quy định nào cho việc giải quyết vấn đề này. Thay vào đó, các tòa án quốc tế sẽ là nơi làm rõ các quy tắc để giải quyết tranh chấp này nếu các bên tranh chấp đều đồng ý về thẩm quyền xử lý của Toà.[33] Trong trường hợp quần đảo Trường Sa/ Nam Sa, sự đồng thuận này đã không đạt được.[34]

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc

Trung Quốc luôn khẳng định mình có “chủ quyền không thể chối cãi đối với quần đảo Nam Sa [Trường Sa] và các vùng nước tiếp giáp”.[35] Hành động này vẫn tiếp tục diễn ra dù chúng sai một cách rõ ràng qua các tuyên bố mạnh mẽ và liên tục về chủ quyền của các quốc gia khác trong tranh chấp bao gồm Việt Nam và Philippine.[36] Tình trạng tranh chấp chủ quyền của các thực thể trên quần đảo Trường Sa là không thể phủ nhận.[37]

Gần đây, Trung Quốc dường như còn yêu sách vùng trời trên các đảo nhân tạo như không gian chủ quyền của mình và không quốc gia nào có quyền bay qua mà không có sự cho phép của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã yêu cầu máy bay quân sự Mỹ không được phép bay qua các vùng không phận của mình.[38] Ngày 21/05/2015, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định Mỹ không di chuyển trong khu vực 12 hải lý của các thực thể trên.[39] Do Công ước về Luật biển không có quy định cụ thể nào về việc điều chỉnh các hoạt động bay phía trên các đảo nhân tạo, và những thực thể này không được hưởng vùng lãnh hải riêng, cũng như chưa có bất cứ một yêu sách lãnh hải nào xung quanh những thực thể này trong thực tế, dường như tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ thể hiện một quyết định cho các tính toán khác (ví dụ như, một sự thận trọng trong chính sách, chứ không phải là một sự chấp nhận có tính nghĩa vụ pháp lý), hoặc tuyên bố đó chỉ thể hiện là phát ngôn viên không phải là luật sư và không am tường về luật quốc tế áp dụng cho các thực thể đó.[40]

Những biện hộ có tính nguỵ biện của Trung Quốc

Trung Quốc tuyên bố rằng những hoạt động nạo vét và bồi đắp của nước này tại Quần đảo Trường Sa chỉ đơn giản là để bắt kịp các hoạt động cải tạo đảo trước đó và vẫn đang tiếp tục của Việt Nam, Philippines và Đài Loan.[41] Tuy nhiên, luận điểm này vướng phải một số ý kiến phản đối. Thứ nhất, hoạt động cải tạo của Việt Nam, Philippines và Đài Loan không tiến hành trên các bãi cạn lúc nổi lúc chìm hay các cấu tạo ngầm, điều này khác với Trung Quốc về mặt tính chất. Một học giả đã khẳng định rằng các hoạt động của Việt Nam, Philippines và Đài Loan được tiến hành trên các thực thể là đảo thực sự, nhằm chống lại sự xói mòn do tự nhiên gây ra, không đe dọa đến hòa bình và ổn định của khu vực, chứ không nhằm mục tiêu thay đổi bản chất các thực thể [từ không phải là đảo] thành đảo.[42]

Thứ hai, hoạt động cải tạo của Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng khác với Trung Quốc về quy mô. Diện tích mở rộng của Việt Nam chỉ chiếm 0,19% so với diện tích của các đảo nhân tạo được tạo ra bởi Trung Quốc.[43] Philippines đã xây một đường băng trên đảo Thị Tứ (Pagasa), hòn đảo lớn thứ hai của Quần đảo Trường Sa, từ những năm 1970. Đài Loan cũng đã xây dựng một đường băng trên đảo Ba Bình, hòn đảo lớn nhất của Quần đảo Trường Sa.

Thứ ba, những báo cáo gần đây cho thấy Trung Quốc đã có những cảnh báo yêu cầu các tàu bay quân sự nước ngoài đang hoạt động hợp pháp trên vùng trời quốc tế phải rời vùng [mà họ gọi là – chú thích NHĐ] “cảnh báo quân sự” gần những bãi đá.[44] Điều này hoàn toàn không hề xảy ra với những bên còn lại đã từng có hoạt động cải tạo. 

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC)

Trong văn kiện DOC không có tính ràng buộc này, mà được ký kết năm 2002 bởi Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Philippines, có một số điều khoản như sau:

  1. Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với tự do hàng hải và hàng không trong vùng biển và vùng trời phía trên Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc của luật quốc tế đã được công nhận toàn cầu, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

* * * *

  1. Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, trong đó bao gồm cả việc không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng.

* * * *

  1. Các bên cam kết tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và tiến hành những hành động phù hợp với những điều khoản đó.[45]

Như vậy, rõ ràng Trung Quốc đã không tuân thủ theo những điều khoản quy định bởi DOC. Tuy nhiên, trong một nỗ lực nhằm phủ định thẩm quyền của Toà trọng tài trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, trong bản tuyên bố lập trường của Trung Quốc được đưa ra ngày 7/12/2014 đã khẳng định rằng DOC có tính ràng buộc pháp lý với Philippines, bên cạnh những cam kết song phương khác giữa hai nước.[46] Với lý lẽ này thì với những hành động nạo vét và bồi đắp tại Trường Sa trong thời gian vừa qua, Trung Quốc đã vi phạm các cam kết có tính ràng buộc pháp lý của mình được thiết lập bởi DOC cũng như nghĩa vụ hành xử một cách thiện chí. Cũng cần lưu ý rằng các hoạt động cải tạo được tiến hành bởi Việt Nam, Philippines và Đài Loan đều diễn ra trước khi DOC được ký kết.

Tác động đến phán quyết của Tòa Trọng tài trong vụ kiện Philippines – Trung Quốc

Trong bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện gửi đến Tòa Trọng tài thường trực (PCA), Philippines yêu cầu Tòa trọng tài:

  • Tuyên bố rằng bãi Vành Khăn là những thể địa lý ngầm thuộc thềm lục địa của Philippines theo Phần VI của UNCLOS:
  • Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chiếm đóng cũng như xây dựng trên bãi Vành Khăn;
  • Tuyên bố rằng bãi Gaven và bãi Xu bi là những thể địa lý ngầm trên Biển Đông và không nổi trên mặt nước khi thủy triều lên nên không phải là đảo theo UNCLOS, cũng như không nằm trên thềm lục địa của Trung Quốc, và rằng việc Trung Quốc chiếm đóng và xây dựng trên các cấu trúc này là bất hợp pháp;
  • Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc chiếm đóng cũng như xây dựng trên bãi Gaven và bãi Xu bi;
  • Tuyên bố rằng trừ một số các mỏm nhỏ nhô lên trên mặt nước ở triều cao là “đá” theo Điều 121(3) của UNCLOS và do vậy chỉ có lãnh hải không quá 12 hải lý, các bãi Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các thể địa lý ngầm chìm dưới mực nước biển khi thủy triều lên và rằng Trung Quốc đã đưa yêu sách bất hợp pháp về vùng biển vượt ra ngoài 12 hải lý từ những thực thể này.[47]

Hành động nạo vét và bồi đắp các bãi đá này của Trung Quốc đã khiến cho toà trọng tài không thể đánh giá một cách trực tiếp bản chất địa chất tự nhiên của những thực thể này. Một vài người đã cáo buộc những hành động này đủ để phá hoại bằng chứng.[48] Hành động này hẳn sẽ không được các thành viên toà trọng tài tán thành. Trong Án lệnh đối với yêu cầu của Malaysia về các biện pháp tạm thời trong vụ Cải tạo đất trong vịnh Johor, Tòa án Luật biển Quốc tế (ITLOS) đã ghi rằng “các bên có nghĩa vụ không làm trầm trọng thêm tranh chấp” và rằng “các bên có nghĩa vụ không làm cho tình hình trở nên bế tắc và đặc biệt không làm vô hiệu hóa mục đích của tòa trọng tài”.[49]

Sự phục tùng Luật môi trường quốc tế trong các hoạt động lấn biển tạo đảo của Trung Quốc

Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từng khẳng định rằng hoạt động lấn biển tạo đảo của nước này “là hợp pháp… [và] không phương hại hay nhằm vào bất kỳ quốc gia nào, và do vậy không thể bị chỉ trích”. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thêm rằng:

Các công trình xây dựng trên các đảo và đá đã qua các đánh giá và kiểm tra chặt chẽ về mặt khoa học. Chúng tôi coi trọng việc bảo vệ môi trường ngang với việc xây dựng bằng cách tuân theo những tiêu chuẩn cao về bảo vệ môi trường và xem xét đầy đủ các yếu tố về bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn lợi thủy sản. Môi trường sinh thái tại Biển Đông sẽ không bị xâm hại. Chúng tôi sẽ tiến hành các bước tiếp theo trong thời gian tới để giám sát và bảo tồn môi trường sinh thái của các vùng nước, các đảo và đá san hô có liên quan.[50]

Nhiều chuyên gia tỏ ra không đồng tình với khẳng định này của Trung Quốc.[51] Chẳng hạn, có một báo cáo đã nêu rõ:

Việc Trung Quốc hút cát từ đáy biển và các rạn đá san hô trong quần đảo Trường Sa đã phá vỡ một hệ sinh thái biển vốn đã mong manh. Khu vực này, nơi chứa đựng những hệ sinh thái rạn san hô có giá trị nhất tại khu vực Đông Nam Á, từ lâu đã được biết đến như là một kho tài sản quý giá về tài nguyên sinh vật biển. Các loài cá đẻ trứng và sinh sống trong các rạn san hô có nguy cơ bị suy giảm trầm trọng, là mối đe dọa lớn đến cuộc sống của khoảng 1,9 tỷ người tại đây.[52]

Liên quan đến vấn đề này, luật quốc tế đã có những quy định tương đối rõ ràng về trách nhiệm của các quốc gia.[53] Các quốc gia có nghĩa vụ thi hành những biện pháp cần thiết để bảo vệ và gìn giữ các hệ thống sinh thái hiếm hoi hay mỏng manh cũng như điều kiện cư trú của các loài và các sinh vật biển khác đang suy thoái, có nguy cơ hay đang bị hủy diệt.[54] Các quốc gia cũng có nghĩa vụ thực hiện đánh giá tác động môi trường và thông báo những kết quả đó.[55] Tòa án công lý quốc tế (ICJ) đã ra phán quyết rằng “các quốc gia có trách nhiệm bảo đảm về các hoạt động thuộc quyền tài phán và kiểm soát có liên quan đến môi trường hoặc các quốc gia khác hoặc các khu vực nằm ngoài sự kiểm soát của quốc gia đó. Đây cũng là một nghĩa vụ chung theo luật môi trường quốc tế.”[56] Ý kiến này cũng nhận được sự tán thành của Phòng Tranh chấp Đáy biển (The Seabed Disputes Chamber) thuộc Tòa án quốc tế về Luật biển ITLOS.[57] Tuy nhiên, cho đến giờ, Trung Quốc vẫn chưa đưa ra được bản đánh giá của mình [về tác động môi trường của những hoạt động lấn biển tạo đảo tại quần đảo Trường Sa. – chú thích của ND]

Tác giả: Ashley Roach là thành viên của Hiệp hội Luật quốc tế Hoa Kỳ (ASIL), Chỉ huy hải quân Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu), Tư vấn pháp lý của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (đã nghỉ hưu). Ông cũng là Học giả viếng thăm cao cấp và liên kết toàn cầu của Trung tâm Luật quốc tế (CIL), Đại học quốc gia Singapore (2014-2015). Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không thể hiện lập trường của bất kỳ chính phủ nào.

Người biên dịch: Việt Cường và Minh Trang là cộng tác viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

————————–

Chú thích:

[1] Lolita C. Baldor, U.S. Official: China Island Building now Totals 2,000 Acres, Associated Press (5/8/2015), http://www.pbs.org/newshour/rundown/u-s-official-china-island-building-now-totals-2000-acres/. Xem thêm Carl Thayer, No, China is Not Reclaiming Land in the South China Sea: Rather, China is Slowly Excising the Maritime Heart out of Southeast Asia, The Diplomat (6/7/2015), http://thediplomat.com/2015/06/no-china-is-not-reclaiming-land-in-the-south-china-sea/.

[2] Xem, ví dụ như, Asia Maritime Transparency Initiative, http://amti.csis.org/ (truy cập lần cuối vào ngày 7/7/2015); Research Guide, The South China Sea, http://www.southchinasea.org/research-guide/ (truy cập lần cuối vào ngày 7/7/2015).

[3] Island Tracker, Asia Maritime Transparency Initiative, http://amti.csis.org/island-tracker/ (truy cập lần cuối ngày 7/7/2015).

[4] United Nations Convention on the Law of the Sea, các art. 6, 121(1), 10/12/1982, 1833 U.N.T.S. 3, 21 I.L.M. 1261 [sau đây gọi tắt là LOS Convention]; Convention on the Territorial Sea and the Contiguous Zone, art. 10(1), 29/4/1958, 15 U.S.T. 1605, 516 U.N.T.S. 205 [sau đây viết tắt là Territorial Sea Convention].

[5] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 121(1)–(2).

[6] First enunciated in the North Sea Continental Shelf Cases (Ger./Den.: Ger./Neth), Judgment, 1969 I.C.J. Rep. 3, ¶ 96 (20/2).

[7] Xem chú thích 6

[8] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 121(3).

[9] Đã dẫn, art. 13.

[10] Sovereignty over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh, Middle Rocks and South Ledge (Malay./Sing.), Judgment, 2008 I.C.J. Rep. 12, ¶¶ 291–99 (23/5) (discussing South Ledge); Maritime Delimitation and Territorial Questions between Qatar and Bahrain (Qatar v. Bahr.), Merits, Judgment, 2001 I.C.J. Rep. 40,  ¶¶ 204–06 (16/3).

[11] Territorial and Maritime Dispute (Nicar. v. Colom.), Judgment, 2012 I.C.J. Rep. 624, ¶ 26 (19/11).

[12] James Crawford, Brownlie’s Principles of Public International Law 262 (8th ed. Oxford 2012) (“Các bãi ngầm không thể tạo ra vùng lãnh hải”). Quan điểm này được đưa ra trước khi có phán quyết của ICJ (xem danh mục 11), rằng các bãi cạn lúc nổi lúc chìm cũng như các cấu tạo chìm không là đối tượng của các tuyên bố chủ quyền.

[13] Xem chú thích 6

[14] Philippines Notification and Statement of Claim, January 22, 2013, ¶ 10, attached to Philippines diplomatic note No 13-0211 to the Embassy of China in Manila, January 22, 2013, [sau đây viết tắt là Philippine Claim] có ở https://www.dfa.gov.ph/index.php/component/docman/doc_download/56-notification-and-statement-of-claim-on-west-philippine-sea?Itemid=546

[15] Đd. ¶ 14. Chi tiết cụ thể ở ¶¶ 15–19.

[16] Xem chú thích 6.

[17] Cire Sarr, Digital Gazetteer of the Spratly Islands, The South China Sea (19/8/2011), http://www.southchinasea.org/2011/08/19/digital-gazetteer-of-the-spratly-islands/.

[18] Philippine Claim, xem chú thích 14, ¶¶ 22–23.

[19] Sarr, xem chú thích 17. Trung Quốc tuyên bố rằng họ sẽ không đưa ra bình luận về cấu tạo địa lý của những thực thể này. China Position Paper, infra note 46, ¶ 24.

[20] Robert C. Beckman, China and “Might Makes Right” at Sea, The Straits Times (20/52015), http://www.straitstimes.com/opinion/china-and-might-makes-right-at-sea?page=3.

[21] Art. 16(2) UNCLOS yêu cầu quốc gia ven biển công bố theo đúng thủ tục các hải đồ hay các bản kê các tọa độ địa lý và gửi đến Tổng thư ký Liên hợp quốc một bản để lưu chiếu. Trung Quốc đã thực hiện thủ tục này đối với đường cơ sở thẳng của bờ biển lục địa, đảo Hainan, Hoàng Sa, vịnh Bắc Bộ, nhưng chưa thực hiện đối với quần đảo Trường Sa. See China, Maritime Space: Maritime Zones and Maritime Delimitation, http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/STATEFILES/CHN.htm (truy cập lần cuối ngày 9/7/2015). Các bên trong tranh chấp khác cũng đã thực hiện thủ tục này cho đường cơ sở và lãnh hải của họ, chưa thực hiện đối với quần đảo Trường Sa. See Maritime Zone Notification, Maritime Space: Maritime Zones and Maritime Delimitation, http://www.un.org/Depts/los/LEGISLATIONANDTREATIES/depositpublicity.htm (truy cập lần cuối ngày 9/7/2015).

[22] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 60(8); Convention on the Continental Shelf, art. 5(4), 29/4/1958, 15 U.S.T. 471, 499 U.N.T.S. 311, [sau đây viết tắt là Continental Shelf Convention].

[23] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 60(8); Continental Shelf Convention, xem chú thích 22, art. 5(4).

[24] Xem chú thích 6.

[25] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 60(1).

[26] Đd. art. 60(2). Cần lưu ý rằng một số trong 7 thực thể này nằm trong phạm vi 200 hải lý của Philippines.

[27] Đd. art. 60(5); Continental Shelf Convention, xem chú thích 22, art. 5(3).

[28] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 60(7); Continental Shelf Convention, xem chú thích 22, art. 5(6).

[29] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 13(2); Territorial Sea Convention, xem chú thích 4, art. 11.

[30] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 60(8).

[31] China Must Immediately Halt Construction on Vietnamese Islands: Spokesman, Thanh Nien News (May 28, 2015), http://www.thanhniennews.com/politics/china-must-immediately-halt-construction-on-vietnamese-islands-spokesman-43971.html.

[32] Điều 7(4) UNCLOS quy định rằng: các đường cơ sở thẳng không được kéo đến hoặc xuất phát từ các bãi cạn lúc nổi lúc chìm, trừ trường hợp ở đó có những đèn biển hoặc các thiết bị tương tự thường xuyên nhô trên mặt nước hoặc việc vạch các đường cơ sở thẳng đó đã được sự thừa nhận chung của quốc tế. Do vậy, không có đường cơ sở cũng như không có đường cơ sở thẳng nào được xác định từ những thực thể này theo Điều 7 UNCLOS.

[33] Xem, ví dụ như, Territorial and Maritime Dispute Between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicar. V. Hond.), 2007 I.C.J. Rep. 659, ¶¶ 146–226 (8/10).

[34] Trung Quốc đã thực hiện quyền của mình theo Điều 298(1)(a)(i) của UNCLOS không tham gia vào các thủ tục hòa giải bắt buộc cho những tranh chấp về chủ quyền biển. Phán quyết trọng tài trong vụ Mauritius/United Kingdom lưu ý rằng khi mà không một bên tranh chấp nào thực hiện quyền của mình theo Điều 298, thì Tòa trọng tài sẽ không có thẩm quyền để xét xử bởi về căn bản đây là một tranh chấp về chủ quyền liên quan đến quần đảo Chagos, không phải là việc áp dụng và giải thích điều khoản của UNCLOS theo quy định tại Điều 288(1). In the Matter of the Chagos Marine Protected Area Arbitration (Mauritius v. U.K.), Award,  ¶ 221 (Perm. Ct. Arb. 2015), available at http://www.pca-cpa.org/showproj.asp?pag_id=1429.

[35] Ví dụ như, China Foreign Ministry Spokesperson Hua Chuying’s Regular Press Conference 9/4/2015, Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China (ngày 9/4/2015), http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1253488.shtml, [sau đây viết tắt là Hua Chuying’s Press Conference]; China Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference on May 22, 2015, Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China (22/5/2015), http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1266162.shtml, [sau đây viết tắt là Hong Lei’s Press Conference].

[36] Ví dụ như, Vietnam asks China to Stop Violating its Sovereignty, TN News (May 8, 2015), http://www.thanhniennews.com/politics/vietnam-asks-china-to-stop-violating-its-sovereignty-43077.html.

[37] Đồng thời xem David A. Welch, Disputology: The US and East Asia’s Sovereignty Disputes, The Diplomat (June 7, 2015), http://thediplomat.com/2015/06/disputology-the-us-and-east-asias-sovereignty-disputes/.

[38] Jim Sciutto, Exclusive: China warns U.S. Surveillance Plane, CNN (May 21, 2015), http://www.cnn.com/2015/05/20/politics/south-china-sea-navy-flight/index.html?sr=fb051915southchinasea6pVODtopLink. Trước đó, Philippines tuyên bố rằng Trung Quốc đó sáu lần khẳng định rằng máy bay không lực của Philippines đã bay qua vùng an ninh quan sự của Trung Quốc. Andreo Calonzo, China Claiming Airspace over Disputed Territories—PHL Military Exec, GMA News (May 7, 2015), http://www.gmanetwork.com/news/story/483098/news/nation/china-claiming-airspace-over-disputed-territories-phl-military-exec. Khi được hỏi về vụ việc xảy ra với máy bay quân sự Navy P-8 của Mỹ vào ngày 20/5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “các cuộc trinh sát tiến hành bởi các máy bay quân sự của Mỹ là mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh của các vùng biển của Trung Quốc” Hong Lei’s Press Conference, xem chú thích 35.

[39] Ngày 21/5/2015, Người phát ngôn Lầu Năm Góc nhấn mạnh rằng tàu quân sự của Mỹ không bay trực tiếp qua khu vực yêu sách của Trung Quốc trên Quần đảo Trường Sa. Simon Denyer, Beijing: U.S. Flight “Very Irresponsible,” Wash. Post, May 23, 2015, at A6.

[40] Xem thảo luận ở trên về quy chế pháp lý vùng biển. Điều 3 Luật lãnh thổ biển và vùng thềm lục địa của Trung Quốc ngày 25/2/1992 chỉ cho phép vẽ đường cơ sở thẳng, và không có quy định về đường cơ sở thẳng cho bất kể cấu trúc nào trên quần đảo Nansha (quần đảo Trường Sa). Không có quyền qua lại vô hại trong lãnh hải. See Gregory Poling, Carter on the South China Sea: Committed and (Mostly) Clear, Asia Maritime Transparency Initiative (June 3, 2015), http://amti.csis.org/carter-on-the-south-china-sea-committed-and-mostly-clear/

[41] Foreign Ministry Spokesperson Hong Lei’s Regular Press Conference on April 29, 2015, Ministry of Foreign Affairs of the People’s Republic of China (Apr. 29, 2015), http://www.fmprc.gov.cn/mfa_eng/xwfw_665399/s2510_665401/2511_665403/t1259519.shtml; Carlyle A. Thayer, Background Briefing: South China Sea: Vietnam’s Land Reclamation 0.19%, Thayer Consultancy (May 9, 2015), có ở http://auschamvn.org/wp-content/uploads/2015/05/South-China-Sea_Vietnams-Land-Reclamation-by-Carl-Thayer-9-May-2015.pdf.

[42] Thayer, xem chú thích 41, ở 1, có nhắc đến đảo Sơn Ca và đá Tây mà Việt Nam đã chiếm đóng từ năm 1956.

[43] Đd.ở 2. Thayer nói 0.03 dặm vuông đất Việt Nam đã cải tạo chia cho 1.55 dặm vuông đất mà Trung Quốc đã bồi đắp.

[44] Simon Denyer, Chinese Warnings To U.S. Plane Hint Of Rising Stakes Over Disputed Islands, Wash. Post, May 21, 2015.

[45] Declaration on the Conduct of Parties in the South China Sea, Nov. 4, 2002, available at http://www.asean.org/asean/external-relations/china/item/declaration-on-the-conduct-of-parties-in-the-south-china-sea.

[46] Ministry of Foreign Affairs, Position Paper of the Government of the People’s Republic of China on the Matter of Jurisdiction in the South China Sea Arbitration Initiated by the Republic of the Philippines ¶¶ 38, 53 (2014).

[47] Philippine Claim, xem chú thích 14, ở 17–18.

[48] Ernie Reyes, Expert: Chinese Reclamation ‘Tampers with Evidence’ on Manila Arbitration Case, InterAksyhon (May 8, 2015), http://interaksyon.com/article/110202/expert-chinese-reclamation-tampers-with-evidence-on-Manila-arbitration-case/. Chuyên gia được trích dẫn ở đây là Jay L. Batongbacal, Giám đốc Viện các vấn đề Hải dương và Luật biển Philippines, điều trần trước Uỷ ban Nghị viện Philippines về Quốc phòng ngày 7/5/2015.

[49] Case Concerning Land Reclamation By Singapore In And Around The Straits Of Johor (Malay. v. Sing.), Case No. 12, Request for Provisional Measures, Order of October 8, 2003, 2003 ITLOS Rep. 10, 25. Beckman, infra note 51, đưa ra quan điểm rằng Philippines có quyền yêu cầu các biện pháp tạm thời phù hợp với Điều 290 UNCLOS. Chi tiết về luận điểm này có thể xem tại Robert Beckman, The Philippines v. China Case and Maritime Disputes in the South China Sea, 2015 ILA-ASIL Asia-Pacific Research Forum, Taipei ¶¶ 50–53 (2015), có ở www.cil.nus.edu.sg/wp/wp-content/uploads/2015/05/Beckman-Paper-2015-ILA-ASIL-Taiwan-draft-19-May.pdf.

[50] Hua Chuying’s Press Conference, xem chú thích 35. Những bản đánh giá này vẫn chưa được công bố.

[51] Xem, ví dụ như, Robert Beckman, International Law and China’s Reclamation Works in the South China Sea, 2nd Conference on the South China Sea, Nanjing University, China, (Apr. 25, 2015), available at http://cil.nus.edu.sg/wp/wp-content/uploads/2015/04/Beckman-Nanjing-25-April-2015.pdf; Ed Gomez, Destroyed Reefs, Vanishing Giant Clams, Philippine Daily Inquirer (May 3, 2015), http://opinion.inquirer.net/84595/destrpoyed-reefs-vanishing-giant-clams; Statement on China’s Reclamation Activities and their Impact on the Region’s Marine Environment, Philippines Department of Foreign Affairs (Apr. 13, 2015), http://dfa.gov.ph/index.php/newsroom/dfa-releases/5913-statement-on-china-s-reclamation-activities-and-their-impact-on-t… Youna Lyons & Wong Hiu Fung, South China Sea: Turning Reefs into Artificial Islands?, RSIS Commentary No. 104, (2015), có ở http://www.rsis.edu.sg/rsis-publication/rsis/co15104-south-china-sea-turning-reefs-into-artificial-islands/.

[52] James Borton, Enter Science & China’s Blue Economy in the South China Sea’s Policy Discussion, CSIS (June 2, 2015), http://cogitasia.com/enter-science-chinas-blue-ecomony-in-the-south-china-seas-policy-discussion/.

[53] LOS Convention, xem chú thích 4, art. 192.

[54] Đd. art. 194(5).

[55] Đd. arts. 206, 205.

[56] Pulp Mills on the River Uruguay (Arg. v. Uru.), Judgment, 2010 I.C.J. Rep. 14, 78 (Apr. 20), quoting Legality of the Threat or Use of Nuclear Weapons, Advisory Opinion, 1996 I.C.J. Rep. 226, 241–242 (July 8).

[57] Responsibilities and Obligations of States with Respect to Activities in the Area, Case No. 17, Advisory Opinion, 2011 ITLOS Rep. 10, 51 (Feb. 1).

Một phiên bản của bản dịch đã được đăng 2 kỳ ở http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/251740/khi-tq-do-cat-thay-doi-nguyen-trang-o-truong-sa.html 

và http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/251741/nhung-bien-ho-cua-tq-o-bien-dong.html

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.