Diễn tiến Dự án – Tháng Năm 2015

>> Thư ngỏ mời tham gia dự án Đại Sự Ký Biển Đông

>> Diễn tiến dự án trong những tháng trước

1. Diễn tiến dự án trong tháng Năm

1.1. Về các bảng sự kiện theo thời gian, các cộng tác viên hiện đang tập trung hoàn thành bảng sự kiện trước năm 1900. Hiện tại, dự án có 931 sự kiện (chưa thẩm định) trải dài từ trước thế kỷ 19 tới nay.

1.2. Về các hồ sơ tư liệu, Dự án đã công bố 2 bộ hồ sơ về tranh chấp biển Đông trong tháng 5:

+ Hồ sơ đảo nhân tạo về quá trình xây dựng và mở rộng các thực thể tại Trường Sa của Trung Quốc hiện nay (https://daisukybiendong.wordpress.com/2015/05/15/ho-so-dao-nhan-tao-tren-bien-dong/). Hồ sơ này đã được đăng tải trên báo Thanh Niên (sẽ nhắc đến ở phần sau) và trích dẫn trong một số bài bình luận của một số nhà nghiên cứu.

+ Hồ sơ “The use or threat of force in the South China Sea disputes since 1945” về diễn tiến của các hoạt động đụng độ vũ trang của các bên tham gia tranh chấp trên Biển Đông đã được công bố trong một báo cáo trên Boston Global Forum với tên gọi “Recent Trends in South China Sea Disputes” (http://bostonglobalforum.org/blog/2015/06/boston-global-forum-calls-for-u-s-role-in-south-china-sea-conflict-with-china/) (xem từ trang 14).

Trong thời gian tới, Dự án kết hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu quốc tế thuộc ĐH KHXH & NV tp Hồ Chí Minh cố gắng mô hình hóa bộ hồ sơ này dưới dạng SCS-Monitor để phản ánh các diễn tiến của tranh chấp biển Đông bằng hình ảnh, mô hình và số liệu.

1.3. Bên cạnh đó, Dự án cùng với các cộng tác viên cũng đã phối hợp với các báo điện tử để giới thiệu những tư liệu, phân tích có giá trị thông qua các bài viết và bài dịch. Cụ thể là:

+ “Chiến tranh dư luận trên Biển Đông và sức mạnh của các tác phẩm hư cấu” của tác giả Nguyễn Hồng Thao (http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/chien-tranh-du-luan-tren-bien-dong-va-suc-manh-cua-cac-tac-pham-hu-cau-564534.html)

+ “Khảo cổ học và lòng yêu nước: chiến lược dài hạn của Trung Quốc ở Biển Đông” chuyển dịch từ bài tham luận hội thảo “Archeology and patriotism: long term Chinese strategies in the South China Sea” của tác giả François-Xavier Bonnet (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/233564/lat-tay-chien-luoc-dai-han-cua-tq-o-bien-dong.html)

+ “Trung Quốc với cuộc chơi con bài lịch sử” chuyển dịch từ bài báo “Archaeology could wreck China’s sea claims” của tác giả Michael Flecker (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/236553/tq-voi-cuoc-choi–con-bai-lich-su–o-bien-dong.html)

+ “Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam” chuyển dịch từ bài báo “South China Sea: Time to Change the Name” của tác giả Yang Razali Kassim (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/234881/da-toi-luc-phai-doi-ten-bien-hoa-nam.html)

+ Loạt bài “Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào?” gồm 3 kỳ (http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/trung-quoc-dang-xay-dung-phi-phap-o-truong-sa-nhu-the-nao-559647.html)

+ Loạt bài “Sự thật, điều hư cấu và biển Đông” gồm 4 kỳ được chuyển dịch từ bài báo “Fact, Fiction and South China Sea” của tác giả Bill Hayton (http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/240365/su-that–dieu-hu-cau-va-bien-dong.html)

2. Mời tham gia dự án

Hiện tại dự án đang cần các cộng tác viên tham gia cùng vào các hoạt động sau:

+ Đọc tài liệu để ưu tiên hoàn thành bảng sự kiện trước năm 1900.

+ Xây dựng bảng sự kiện gồm các diễn biến chính trên Biển Đông trong năm 2014

+ Xây dựng hồ sơ về quá trình đàm phán song phương/đa phương của các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông.

Dự án xin trân trọng cảm ơn các thành viên và cộng tác viên, các nhà nghiên cứu đã tham gia nhập dữ liệu, góp tài liệu và ý kiến cho dự án. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự tham gia, theo dõi và góp ý của mọi người.

Người viết báo cáo

Thiên Hương (Trợ lý biên tập)

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (Email liên lạc: sukybiendong@gmail.com)

(Báo cáo hoàn thành ngày 5/6/2015)

Advertisement

One thought on “Diễn tiến Dự án – Tháng Năm 2015

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.