Bản Tin Chuyển Động Trung Quốc Và Đông Nam Á Số 4

Thực hiện: Ngô Trung Hiếu, Hương Nguyễn, Trần Phạm Bình Minh, Nguyễn Huy Hoàng

Biên tập:      Vân Phạm

Tư liệu:        South China Sea News

Sơ đồ Hải cảnh 5901 áp sát các lô khí liên doanh giữa Việt Nam và Nga trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào tháng Giêng năm 2023. Ảnh: Dự án Đại Sự Ký Biển Đông/Marine Traffic

Tải bản PDF ở

—————

Trong Bản Tin Chuyển Động Trung Quốc và Đông Nam Á Số 4 có những nội dung sau:

I- TOÀN CẢNH NHỮNG CHUYẾN CÔNG DU CỦA LÃNH ĐẠO CÁC NƯỚC EU TỚI TRUNG QUỐC

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez công du Trung Quốc

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tới Trung Quốc

Cao ủy Đối ngoại và An ninh Josep Borrell viết về quan hệ EU – Trung Quốc

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tới Trung Quốc

Landry Charrier: Điểm bất đồng trong quan hệ Pháp – Đức

Eldar Mamedov: Sự vô ích của việc đổ lỗi cho Macron

Thorsten Benner: Châu Âu bị chia rẽ nặng nề về vấn đề Trung Quốc

Gesine Weber: Giao tiếp kiểu Macron

Brian Wong: Cách tiếp cận mới của Trung Quốc với Châu Âu

Benjamin Haddad: Macron phát biểu rõ ràng những gì Châu Âu thực sự nghĩ về Trung Quốc

———-

II- EU THẢO LUẬN HƯỚNG TỚI MỘT CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ TRUNG QUỐC

Josep Borrell kêu gọi giải quyết khác biệt và phối hợp tốt hơn

Von der Leyen kêu gọi độc lập kinh tế khỏi Trung Quốc

Weber: Tuyên bố của Macron thật ngây thơ

Các đại biểu Pháp chia rẽ về tuyên bố của Macron

Paris đang làm việc với Bắc Kinh về một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán hòa bình ​​giữa Nga và Ukraine

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp tạt nước lạnh vào nỗ lực của Macron dàn xếp các cuộc đàm phán hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine

Borrell kêu gọi sự hiện diện quân sự của EU ở Eo biển Đài Loan

———-

III- TRÊN THỰC ĐỊA

Trung Quốc thiết lập vùng cấm bay, cấm tàu thuyền tạm thời ở Biển Hoa Đông để phóng vệ tinh thời tiết. Nhật Bản phản đối Trung Quốc đã không cung cấp chi tiết theo yêu cầu

Nhật Bản triển khai máy bay chiến đấu gần 800 lần đối đầu với máy bay Trung Quốc, Nga trong năm 2022

Hoa Kỳ, Úc tổ chức cuộc tập trận quân sự Talisman Sabre lớn nhất từ ​​trước đến nay vào mùa hè này

Tài liệu bị rò rỉ cho biết Trung Quốc thử nghiệm máy bay không người lái siêu thanh tầm cao

Trung Quốc tìm kiếm công nghệ vũ trụ của Hà Lan

Tài liệu mật của CIA gợi ý Trung Quốc chế tạo vũ khí mạng để ‘giành quyền kiểm soát’ các vệ tinh của kẻ thù

Bộ Tư lệnh Vũ trụ Hoa Kỳ muốn có đường dây nóng với Trung Quốc, Nga

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố báo cáo tự do hàng hải năm tài chính 2022

———-

IV- CHÍNH TRỊ – KINH TẾ – THƯƠNG MẠI

Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương ​​họp phiên đầu tiên

Tập Cận Bình tiếp tục siết chặt giám sát cán bộ cấp cao của Trung Quốc

Các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động và đầu tư bất hợp pháp

Mức tăng trưởng GDP quý I ấn tượng nhưng còn nhiều dấu hỏi

Sản lượng chip của Trung Quốc sụt giảm, sản lượng công nghệ phủ bóng đen lên sự phục hồi GDP

JPMorgan, Citi nâng dự báo cả năm cho kinh tế Trung Quốc

Thúc đẩy tiêu dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh

Bộ Tài chính: Sẽ tiếp tục mở rộng chính sách giảm thuế

Các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô vào chứng khoán Trung Quốc một lần nữa

Dexter Roberts: Trung Quốc báo cáo GDP quý đầu tiên mạnh nhưng điểm yếu vẫn còn

Vết sẹo từ Covid

Đầu tư của công ty tư nhân hầu như không nhúc nhích

Sinolytics: Áp lực nội địa hóa đối với các công ty nước ngoài

Katsuji Nakazawa: Tập, chứ không phải Trump, bắt đầu con đường tách rời kinh tế

Lưu Dục Huy: Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào giảm phát và suy thoái

———-

V- CÔNG NGHỆ – CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN

Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc có kế hoạch tiến sâu hơn vào điện toán đám mây

Gã khổng lồ pin điện Trung Quốc CALT tăng lợi nhuận gấp sáu lần trong quý 1

Hội nghị ngành công nghiệp chip được tổ chức tại Trung Quốc thu hút các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ

Các gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc thành lập liên minh công nghiệp GPT, nhằm mục đích ươm tạo ‘AI toàn diện, an toàn, tự phát triển’

Các công ty Châu Âu vẫn e ngại đổi mới ngay tại Trung Quốc

Liên minh Châu Âu đã thông qua Đạo luật chip Châu Âu

Ý nhắm đến các thỏa thuận chip với Đài Loan trước quyết định về thoả thuận với Trung Quốc

———-

VI- HOA KỲ – TRUNG QUỐC

Những cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như đang có những tín hiệu hoà giải

Các nhà chức trách muốn các công ty Hoa Kỳ mở rộng hiện diện tại Trung Quốc

Biden đặt mục tiêu tiếp tục các biện pháp kiềm chế đầu tư vào Trung Quốc với sự ủng hộ của G7

Cơ quan quản lý Trung Quốc trì hoãn việc xuất bản sách của Hoa Kỳ

———-

VII- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á

Nhà cung cấp Quanta lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam

Hoa Kỳ chi 100 triệu đô la để nâng cấp các cơ sở quân sự của Philippines

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hội đàm tại Philippines trong bối cảnh quan hệ căng thẳng

Tổng thống Philippines: Trung Quốc và Philippines đã đồng ý thiết lập thêm các kênh liên lạc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Marcos sẽ tới thăm Nhà Trắng đầu tháng 5

Hoa Kỳ không hứng thú với thỏa thuận thương mại tự do với Philippines hay với bất kỳ đối tác thương mại nào

Asia Power Index: Hoa Kỳ đã mất ảnh hưởng đối với Đông Nam Á về tay Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là về mặt kinh tế và ngoại giao

Lê Thu Hường: Làm thế nào để tồn tại trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc

—————

I- TOÀN CẢNH NHỮNG CHUYẾN CÔNG DU CỦA LÃNH ĐẠO CÁC NƯỚC EU TỚI TRUNG QUỐC

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez công du Trung Quốc

Ngày 30 tháng 3, Thủ tướng Tây Ban Nha đã bắt đầu chuyến công du Trung Quốc và tham gia Diễn đàn Bác Ngao 2023 với chủ đề: “Một thế giới bất ổn: Đoàn kết và hợp tác phát triển để đương đầu với thách thức”. Trong thời gian tham gia diễn đàn, Thủ tướng Sanchez đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Tây Ban Nha với trật tự thế giới dựa trên luật lệ và tầm quan trọng của thương mại tự do – công bằng với ổn định và phồn thịnh. Sanchez cũng kêu gọi: “Châu Âu và Châu Á cần hợp sức để giải quyết các thách thức toàn cầu và chớp lấy mọi thời cơ để thúc đẩy đối thoại và hợp tác. Không vấn đề toàn cầu nào có thể được giải quyết một cách đơn phương.”

Ngày 31 tháng 3, Sanchez đã có buổi làm việc với Tổng Bí thư/Chủ tịch nước Tập Cận Bình nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập quan hệ ngoại giao song phương. Ông khẳng định rằng: “thế giới đã thay đổi rất nhiều trong năm thập kỷ qua, và tôi tin rằng đây là cơ hội để làm mới quan hệ song phương”. Hai lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề tái lập quan hệ hợp tác Tây Ban Nha – Trung Quốc hậu đại dịch, quan hệ EU – Trung Quốc, và về những thách thức toàn cầu và chiến lược đang định hình tình hình quốc tế. Ông khẳng định: “tôi đã truyền tải với Tổng Bí thư Tập về sự ủng hộ của Tây Ban Nha với Công thức Hòa bình của Tổng thống Zelenskyy, và thuyết phục Tập đối thoại với Tổng thống Ukraine”.

Ngoài buổi làm việc với Tập, Sanchez còn có buổi làm việc với Thủ tướng Lý Cường và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Triệu Lạc Tế.

Xem chi tiết:

Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha ngày 30/3/2023: President of the Government at the Boao Forum

Văn phòng Thủ tướng Tây Ban Nha ngày 30/3/2023: President of the Government meets President Xi Jinping

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen tới Trung Quốc

Từ ngày 5 tới ngày 8 tháng 4, Tổng thống Pháp Macron cùng Chủ tịch Ủy ban Châu Âu von der Leyen đã có chuyến công du Trung Quốc theo lời mời của Tổng Bí thư/Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Đây là một chuyến công du được tổ chức rất công phu với màn tiếp đón ở cấp độ cao nhất từ phía Trung Quốc đối với ông Macron, cùng với hoạt động tuyên truyền rộng rãi và tích cực trong hệ thống truyền thông của Trung Quốc. Tuy nhiên trái ngược với sự tiếp đón nồng nhiệt với Macron, các hoạt động của Chủ tịch Ủy ban Châu Âu rất giới hạn và không nhận được sự ủng hộ trong báo giới Trung Quốc do bài phát biểu về chiến lược “cắt giảm nguy cơ” trong quan hệ với Trung Quốc của von der Leyen tại Viện nghiên cứu MERICS trước thềm chuyến thăm.

Ngày 6 tháng 4, Macron đã tham gia buổi làm việc trực tiếp với Tập Cận Bình tại Đại Lễ đường Nhân dân, sau đó cùng với von der Leyen tham gia buổi làm việc ba bên Pháp – EU – Trung Quốc. Bà von der Leyen sau đó đã có buổi làm việc riêng với ông Tập. Ngày 7 tháng 4, Macron đã có buổi nói chuyện với sinh viên tại Đại học Tôn Trung Sơn tại thành phố Quảng Đông, sau đó có buổi làm việc riêng với Tập tại Tòa Bạch Vân kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Cùng ngày, Điện Élysée công bố Tuyên bố chung Pháp – Trung để khẳng định những lập trường chung trong quan hệ song phương.

Sau khi hoàn tất chuyến công du Trung Quốc, Tổng thống Macron đã có bài phỏng vấn với tờ Les Echos về chuyến thăm, với nhiều nhận định về quan hệ Pháp – Trung và quan hệ EU – Trung Quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Hoa Kỳ – Trung đang ngày một căng thẳng. Nội dung phỏng vấn bằng tiếng Pháp được tờ Politico đăng lại bằng tiếng Anh, kèm theo những nhận xét của ban biên tập gây ra phản ứng mạnh từ giới chuyên gia và quan chức tại một số quốc gia Châu Âu. Tuy nhiên khác với phản ứng từ giới chuyên gia, Nhà Trắng tuyên bố “tự tin với quan hệ Hoa Kỳ – Pháp”.  

Xem chi tiết:

Ủy ban Châu Âu ngày 30/3/2023: Speech by President von der Leyen on EU-China relations to the Mercator Institute for China Studies and the European Policy Centre

Điện Élysée ngày 7/4/2023: Déclaration conjointe entre la République française et la République populaire de Chine.

Điện Élysée ngày 8/4/2023: Visite d’état en Chine

Les Echos ngày 9/4/2023: Emmanuel Macron : « L’autonomie stratégique doit être le combat de l’Europe »

Politico ngày 9/4/2023: Europe must resist pressure to become ‘America’s followers,’ says Macron

French Dispatch ngày 10/4/2023: Has Emmanuel Macron abandoned Taiwan?

Le Monde ngày 10/4/2023: US ‘confident’ in relationship with France despite Macron’s warning to not be American ‘followers’

Politico ngày 11/4/2023: China hawks tell Macron: You don’t speak for Europe

Cao ủy Đối ngoại và An ninh Joseph Borrell viết về quan hệ EU – Trung Quốc

Ông Borrell có kế hoạch làm việc tại Trung Quốc vào ngày 13 tháng 4, tuy nhiên do xét nghiệm dương tính với Covid-19 nên chuyến công du này đã phải tạm hoãn. Borrell công bố nội dung bài phát biểu đã chuẩn bị cho sự kiện tại Viện nghiên cứu Trung Quốc và Toàn cầu hóa, nhấn mạnh vào các nội dung: (i) sự thay đổi của thế giới và của Trung Quốc trong những thập kỷ qua: toàn cầu hóa toàn diện đã chấm dứt, hợp tác kinh tế đang được đánh giá dưới góc nhìn an ninh quốc gia. Trong bối cảnh này, Trung Quốc cần phải thực hiện trách nhiệm của mình đối với an ninh và hòa bình toàn cầu, cũng như phải tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế; (ii) góc nhìn của EU đối với sự thay đổi của Trung Quốc: EU tiếp tục coi Trung Quốc là “một đối tác, một đối thủ cạnh tranh, một đối thủ mang tính hệ thống.” Trung Quốc là một cường quốc về kinh tế, và cường quốc kinh tế sẽ muốn mở rộng ảnh hưởng chính trị và chiến lược. Tuy nhiên Trung Quốc đạt được thành tựu kinh tế hiện tại là nhờ có hệ thống trật tự đa phương quốc tế, và do đó hệ thống trật tự này cần phải được tôn trọng và cập nhật cho những thay đổi mới của thế giới bởi tất cả các quốc gia, trong đó có Trung Quốc; (iii) nhu cầu cân đối lại quan hệ song phương: EU công nhận rằng Trung Quốc là một đối tác kinh tế quan trọng, tuy nhiên quan hệ song phương có sự bất đối xứng lớn. Do đó, EU có khả năng và sẽ theo đuổi chính sách cân đối lại quan hệ song phương với tên gọi tự chủ chiến lược hoặc cắt giảm nguy cơ. Đồng thời, EU cũng tiếp tục hợp tác với Trung Quốc trong các lĩnh vực mang lại lợi ích chung, và kêu gọi Trung Quốc thực hiện trách nhiệm của mình trong việc thuyết phục Nga và tôn trọng các tiêu chuẩn chung về bảo vệ nhân quyền.

Xem chi tiết: 

EEAS ngày 13/4/2023: My view on China and EU-China relations

Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tới Trung Quốc

Ngày 13 tháng 4, Ngoại trưởng Đức Baerbock đã có chuyến công du Trung Quốc để thảo luận với những người đồng cấp của mình về quan hệ song phương và thu về những trải nghiệm thực tế tại Trung Quốc, phục vụ cho việc xây dựng văn bản Chiến lược Trung Quốc trong thời gian tới. Trước khi rời Đức, Baerbock đã công bố mục tiêu của chuyến công du, tái khẳng định lập trường của Đức và EU trong quan hệ với Trung Quốc, nhấn mạnh vào việc cắt giảm nguy cơ phụ thuộc một chiều trong quan hệ song phương. Tại Trung Quốc, buổi làm việc của Baerbock với người đồng cấp Tần Cương và với Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị cho thấy một lập trường cứng rắn và đoàn kết của EU về vấn đề Đài Loan, cuộc chiến tại Ukraine, và vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc, gắn các vấn đề này với việc bảo vệ lợi ích cốt lõi của Đức và của EU. Bất chấp diễn ngôn cứng rắn từ phía Đức, phản ứng của phía Trung Quốc vẫn mềm mỏng và hòa giải. Sau chuyến công du, trong bài phát biểu tại Quốc hội Đức, Ngoại trưởng Baerbock cho biết: “một số phần của chuyến thăm gây sốc hơn so với tưởng tượng… Yếu tố cạnh tranh hệ thống với EU đang ngày càng rõ rệt hơn”.

Xem chi tiết:

Bộ Ngoại giao Đức ngày 12/4/2023: Foreign Minister Annalena Baerbock prior to her departure for China and South Korea

DW ngày 13/4/2023: In China, Germany’s Baerbock says EU on same page as Macron – DW – 04/13/2023 

The Economist ngày 15/4/2023: In China, Germany’s foreign minister does not hold back—and is still welcomed

Reuters ngày 19/4/2023: Germany’s foreign minister: Parts of China trip ‘more than shocking’

Landry Charrier: Điểm bất đồng trong quan hệ Pháp – Đức

Tác giả Charrier đưa ra nhận định rằng cuộc chiến tại Ukraine đang trở thành một vấn đề gây chia rẽ trong cặp đôi Pháp – Đức, khiến cho cả hai quốc gia nhận thức rõ về tầm nhìn khác biệt đối với các thách thức toàn cầu. Sự khác biệt ngày một rõ rệt này đã khép lại thời kỳ hai nước tìm kiếm thỏa hiệp và đưa ra triển khai ở cấp độ EU, và quan hệ Pháp – Đức đang dần tiến vào giai đoạn đối đầu trong nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân dẫn tới những khác biệt này đến từ góc nhìn đối với quan hệ với Hoa Kỳ: trong khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày một hướng về sự phụ thuộc sâu rộng hơn vào Hoa Kỳ, Pháp đang nỗ lực tìm cách đưa EU ra khỏi sự phụ thuộc này. Pháp đã ký kết một loạt các thỏa thuận tham vấn với Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp, với nội dung tương tự như thỏa thuận tham vấn với Đức để nâng cao vị thế trong khối EU, tuy nhiên các quốc gia Đông Âu vẫn hoài nghi với tham vọng của Pháp. Do vậy, tác giả nhận định rằng an ninh của EU sẽ khó có thể được củng cố nếu như Pháp và Đức không thể giải quyết sự bất đồng trong tầm nhìn của mình. 

Xem chi tiết:

IPS Journal ngày 28/3/2023: The Franco-German bone of contention – Foreign and security policy

Eldar Mamedov: Sự vô ích của việc đổ lỗi cho Macron

Tác giả Mamedov đã đánh giá về phản ứng của giới chuyên gia tại Hoa Kỳ và tại Châu Âu với những nhận định của Tổng thống Macron trong bài phỏng vấn với tờ Les Echos và được tờ Politico tường thuật lại. Tác giả cho rằng sự phản ứng thái quá từ Washington là vô lý và sẽ không xảy ra nếu đọc bài phỏng vấn bằng tiếng Pháp trên tờ Les Echos, bởi vì những nhận định mà Macron đưa ra trong bài phỏng vấn vẫn luôn là những gì mà Pháp và Hoa Kỳ thúc đẩy: Hoa Kỳ muốn EU chủ động hơn trong việc tự chịu trách nhiệm cho an ninh của mình, tương ứng với việc Pháp thúc đẩy tự chủ chiến lược của EU. Nhận định về việc Pháp không muốn EU trở thành một “chư hầu” cho Hoa Kỳ là cốt lõi của nỗ lực xây dựng một EU tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho an ninh của mình để giảm gánh nặng cho Hoa Kỳ; trong khi nhận định về tốc độ đối đầu chiến lược Hoa Kỳ –  Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan là để nói rằng EU không mong muốn gia tăng căng thẳng tại Eo biển Đài Loan. EU muốn hướng về quản lý căng thẳng, tránh để tất cả bị kéo vào vòng xoáy phản ứng ngày một cực đoan hơn từ cả hai phía. Washington không thể tiếp tục gây sức ép buộc EU phải tự chịu trách nhiệm cho an ninh của mình, nhưng lại lên tiếng phản đối mỗi khi một quốc gia EU thúc đẩy liên minh này hướng về tự chủ chiến lược. Vì lẽ đó, tác giả đưa ra nhận xét rằng những phản ứng thái quá đối với bài phỏng vấn của Macron đang đặt nhầm chỗ và không phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ.

Xem chi tiết:

Responsible Statecraft ngày 12/4/2023: The folly of Macron-bashing

Thorsten Benner: Châu Âu bị chia rẽ nặng nề về vấn đề Trung Quốc

Tác giả Benner cho rằng người chiến thắng duy nhất trong loạt các chuyến công du của lãnh đạo EU tới Trung Quốc là Tổng Bí thư Tập Cận Bình. Tổng Bí thư Tập không chỉ không phải thỏa hiệp trong bất cứ vấn đề nào, mà những quan chức EU còn mang theo một món quà không thể nào tốt hơn: một màn trình diễn về sự thiếu đoàn kết trong nội bộ EU và giữa EU với Hoa Kỳ. Kế hoạch ban đầu của EU có vẻ rất hợp lý: EU sử dụng thời điểm Trung Quốc mở cửa hậu đại dịch để tới gây sức ép với Trung Quốc về các vấn đề quan trọng với EU, Tổng thống Macron mời Chủ tịch von der Leyen tham gia chuyến công du của mình để khẳng định sự đoàn kết của EU, và von der Leyen đã có bài phát biểu cứng rắn nhất từ trước tới giờ cho quan hệ EU – Trung Quốc vào ngày 30 tháng 3. Tuy nhiên, tác giả cho rằng Thủ tướng Sanchez và Tổng thống Macron đã làm hỏng hình ảnh đoàn kết của EU khi tới Trung Quốc, đặc biệt là khi Macron tuyên bố: “tôi không phải là Đài Loan hay Hoa Kỳ. Tôi chỉ có thể kiểm soát những gì trong tầm kiểm soát của mình, và đó là những gì không khiến cho mọi chuyện trở nên rối rắm hơn.” Tác giả cho rằng xây dựng một chiến lược Trung Quốc ở cấp độ EU trở nên khó khăn hơn rất nhiều sau chuyến thăm gây chia rẽ của Tổng thống Macron. 

Xem chi tiết: 

Foreign Policy ngày 12/4/2023: Europe Is Disastrously Split on China

Gesine Weber: Giao tiếp kiểu Macron

Tác giả Weber đưa ra nhận định của mình đối với cách thức giao tiếp của Tổng thống Macron: Macron luôn muốn đưa những vấn đề khó nói và gây tranh cãi nhưng cần thiết ra tranh luận, tuy nhiên cách mà Macron đưa vấn đề ra thường bị phản tác dụng. Ví dụ điển hình nhất là nỗ lực thúc đẩy tự chủ chiến lược cho EU: mặc dù vấn đề tự chủ chiến lược cho EU là cần thiết, Macron dường như luôn cố tình kích động phản ứng tiêu cực từ các đồng minh để đặt vấn đề vào chính giữa nội dung tranh luận. Kết quả là Macron vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ từ đồng minh, tạo ra sự nghi ngờ của đồng minh với tham vọng của Pháp và làm cho vấn đề tự chủ chiến lược trở thành một chủ đề tiêu cực tại Đông Âu. Trong chuyến công du Trung Quốc của mình, Macron tiếp tục sử dụng phương thức giao tiếp này để đưa vấn đề EU trong cạnh tranh Hoa Kỳ –  Trung Quốc vào tranh luận. Macron đưa ra thông điệp EU cần phải xây dựng chiến lược dựa trên lợi ích của EU thay vì mù quáng theo đuổi chiến lược của Hoa Kỳ, tuy nhiên công bố thông điệp này sau khi được tiếp đón trọng thể bởi Tổng Bí thư Tập và không công bố thông điệp bằng tiếng Anh đã tạo ra phản ứng tiêu cực tại cả Hoa Kỳ và Châu Âu. Tác giả khuyến nghị rằng cách thức giao tiếp của Macron không phù hợp, và đang không những làm ảnh hưởng tới uy tín của Pháp mà còn ảnh hưởng tới tầm nhìn tự chủ chiến lược mà EU cần. 

Xem chi tiết:

IPS Journal ngày 13/4/2023: Communication à la Macron – Foreign and security policy

Brian Wong: Cách tiếp cận mới của Trung Quốc với Châu Âu

Tác giả Wong cho rằng sự tiếp đón trọng thể của Trung Quốc đối với Tổng thống Pháp Macron đang tiết lộ một số chi tiết của chiến lược đối ngoại của Trung Quốc với Châu Âu. Theo tác giả, Tổng thống Macron và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu von der Leyen cùng tới công du Trung Quốc để khẳng định sự đoàn kết của EU, tuy nhiên von der Leyen nhìn Trung Quốc với sự nghi kỵ còn Macron lại cho rằng Trung Quốc là một đối trọng tiềm năng trong quan hệ với Hoa Kỳ. Tác giả cho rằng Trung Quốc có sự đón tiếp nồng nhiệt với Pháp bởi vì: (i) cạnh tranh ngày một căng thẳng với Hoa Kỳ khiến Trung Quốc cần phải củng cố quan hệ với EU, nhưng liên minh cầm quyền của Đức có lập trường quá chia rẽ trong vấn đề quan hệ với Trung Quốc; (ii) Pháp có thể là một đối tác giúp cho Trung Quốc củng cố vai trò ngoại giao mới của mình, sau khi Trung Quốc thúc đẩy thành công việc bình thường hóa quan hệ giữa Iran và Ả Rập Xê Út; (iii) quan hệ kinh tế với Pháp là một yếu tố tích cực cho quan hệ kinh tế với EU. Tác giả đánh giá rằng từ những yếu tố này, chiến lược đối ngoại với EU của TQ có thể bao gồm những yếu tố sau: (i) thay vì tập trung vào yếu tố hợp tác kinh tế với EU, Trung Quốc chuyển sang thúc đẩy EU hướng về tự chủ chiến lược để thu hút sự hợp tác của các quốc gia không đồng thuận với chính sách tiêu chuẩn kép mà Hoa Kỳ đang triển khai; (ii) thay vì hợp tác với toàn bộ EU, Trung Quốc sẽ tập trung nhiều hơn vào hợp tác với từng quốc gia đơn lẻ có vị thế lớn trong khối như Pháp, Đức, Italy, Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ tìm cách để phục hồi quan hệ với các quốc gia Đông Âu; (iii) Trung Quốc có thể linh hoạt trong chính sách đối ngoại với các quốc gia ủng hộ hoặc trung lập trong cạnh tranh Hoa Kỳ –  Trung Quốc. Tác giả Wong cho rằng chiến lược mới của Trung Quốc với EU sẽ khiến cho quan hệ giữa bộ ba Hoa Kỳ –  Trung Quốc – EU trở nên phức tạp hơn trong thời gian tới. 

Xem chi tiết:

The Diplomat ngày 16/4/2023: China’s New Approach to Europe – The Diplomat

Benjamin Haddad: Macron phát biểu rõ ràng những gì Châu Âu thực sự nghĩ về Trung Quốc

Tác giả Haddad nhận định rằng Macron đã nói rõ những gì Châu Âu suy nghĩ về Trung Quốc trong bài phỏng vấn của mình với tờ Les Echos, và Hoa Kỳ cần chấp nhận một thực tế không vui vẻ là một EU tự chủ là một đối tác tốt hơn một EU phụ thuộc vào Hoa Kỳ. Tác giả cho rằng phát biểu của Macron về việc: “Châu Âu không thể mù quáng đi theo sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và bị kéo vào một cuộc khủng hoảng không phải của Châu Âu” đã gây ra phản ứng tiêu cực từ cả hai bờ Đại Tây Dương. Thông điệp mà Tổng thống Pháp đưa ra là EU cần phải tìm kiếm tiếng nói của riêng mình trong vấn đề quốc tế mà không phải phụ thuộc vào Hoa Kỳ hay Trung Quốc, và điều này cũng là niềm tin chung của các lãnh đạo EU trong các buổi họp kín. Haddad cho rằng chính phủ Hoa Kỳ cần hiểu rằng Pháp không bao giờ thúc đẩy EU vào vị thế trung lập trong quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, và chấp nhận rằng những nỗ lực của Pháp hướng tới mục tiêu xây dựng một EU tự chủ hơn, có thể đóng góp vào cạnh tranh Hoa Kỳ-Trung Quốc trong dài hạn thay vì chiếm lấy nguồn lực của Hoa Kỳ tại Châu Âu.  

Xem chi tiết:

Foreign Policy ngày 14/4/2023: Macron Said Out Loud What Europeans Really Think About China

———-

II- EU THẢO LUẬN HƯỚNG TỚI MỘT CHÍNH SÁCH CHUNG VỀ TRUNG QUỐC

Josep Borrell kêu gọi giải quyết khác biệt và phối hợp tốt hơn

EU đang tiếp tục tìm kiếm một cách tiếp cận thống nhất để đối phó với Trung Quốc, thể hiện trong một cuộc tranh luận về chính sách Trung Quốc tại Nghị viện Châu Âu  tại Strasbourg hôm thứ Ba. 

Josep Borrell, Đại diện đối ngoại của EU, đã kêu gọi sự phối hợp tốt hơn giữa các tổ chức EU và các quốc gia thành viên về chính sách chung đối với Trung Quốc. Ông cũng nhấn mạnh cần phải tránh gây ồn ào, đề cập đến tác động của những chỉ trích nặng nề bên ngoài bên ngoài về chuyến thăm chung của Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Đại diện đối ngoại của EU nói “Điều này có thể tránh được.”

Ông Borrell nói: “Thực tế là có những quan điểm khác nhau trong EU không có gì ngạc nhiên. “Nhưng mục tiêu của một chính sách chung là giải quyết những khác biệt này”. Borrell, người phát biểu cho Hội đồng EU tại cuộc tranh luận, yêu cầu điều này phải được thực hiện cùng nhau trong các tổ chức EU, trong các quốc gia thành viên và với nhau. Chủ tịch Ủy ban EU von der Leyen cũng nhắc lại lời kêu gọi của bà về một cách tiếp cận thống nhất đối với Trung Quốc: “Chính sách mạnh mẽ của EU đối với Trung Quốc dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên và tổ chức, đồng thời sẵn sàng tránh các chiến thuật ‘chia để trị’ mà chúng ta có thể phải đối mặt.”

Von der Leyen kêu gọi độc lập kinh tế khỏi Trung Quốc

Tại Nghị viện Châu Âu, von der Leyen lặp lại yêu cầu của bà về độc lập kinh tế nhiều hơn khỏi Trung Quốc. Bà không muốn cắt đứt quan hệ kinh tế và chính trị. “Nhưng có một nhu cầu cấp thiết là tái cân bằng mối quan hệ của chúng ta trên cơ sở minh bạch, có thể dự đoán và có đi có lại.” Ngay cả trước khi đến Trung Quốc, bà đã nói về việc “giảm thiểu rủi ro” trong một bài phát biểu quan trọng. Trong các lĩnh vực quan trọng như năng lượng và y tế, cũng như quốc phòng, Châu Âu phải trở nên kiên cường hơn.

Về vấn đề thứ hai, von der Leyen nhấn mạnh rằng “chúng ta đã có những công cụ phù hợp để đối phó với những lo ngại về an ninh và biến dạng kinh tế. Vì vậy, chúng ta phải quyết đoán hơn trong việc sử dụng chúng khi cần.” Tuy nhiên, đồng thời, bà nói cần có thêm những công cụ mới. Nhu cầu về một công cụ kiểm soát mới đối với các khoản đầu tư nước ngoài của Châu Âu vào các công nghệ nhạy cảm hiện đang được xem xét.

Weber: Tuyên bố của Macron thật ngây thơ

“Thật ngây thơ khi nói rằng Đài Loan không phải là việc của chúng ta,” Manfred Weber (CSU), lãnh đạo Đảng Nhân dân Châu Âu (EPP) bảo thủ, chỉ trích cuộc phỏng vấn của Macron trong chuyến trở về từ Trung Quốc. Tuyên bố này đã đến như một cú sốc đối với ông. Weber nói rằng Tổng thống Pháp nên suy nghĩ xem có ai tán thưởng ông ấy.

Các đại biểu Pháp chia rẽ về tuyên bố của Macron

Phía Pháp cũng lên tiếng chỉ trích cách hành xử của nhà lãnh đạo Pháp. Yannick Jadot, một thành viên quốc hội của Đảng Xanh Pháp, đã cáo buộc Macron tạo ra rạn nứt với những tuyên bố của ông. “Ông ấy đã làm cho liên minh của các nền dân chủ trở nên mong manh,” Jadot nói trong bài phát biểu tại phiên họp toàn thể. Macron và cả Thủ tướng Đức Olaf Scholz đang tập trung nhiều hơn vào các thỏa thuận kinh doanh, lặp lại những sai lầm tương tự mà họ đã mắc phải với Nga, Jadot cho biết trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo ở Strasbourg. Jadot nói: “Người ta có ấn tượng rằng chúng ta có những nguyên thủ quốc gia thực sự là những con cá vàng. Chúng ta đang có những bài phát biểu tương tự với Trung Quốc như chúng ta đã làm với Nga một năm rưỡi trước.”

Nhưng Macron cũng nhận được sự ủng hộ. “Chúng ta không cần lắng nghe bài học từ một đảng đã xây dựng sự phụ thuộc của chúng ta một cách có phương pháp và bán cơ sở hạ tầng của chúng ta,” Stéphane Séjourné, nghị sĩ Pháp, lãnh đạo nhóm Đổi mới tự do và là người thân tín của Macron, chế giễu Weber. Séjourné nói điều quan trọng bây giờ là thể hiện sự đồng thuận.

Thật vậy, trên thực tế, chính các nghị viên của Pháp đã lên tiếng phản đối việc khôi phục Thỏa thuận toàn diện về đầu tư (CAI) chừng nào các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên Nghị viện Châu Âu vẫn được áp dụng và cộng đồng thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ vẫn bị bức hại. Truyền thông gần đây đưa tin đã có những hoạt động cả từ phía Trung Quốc và Châu Âu đang diễn ra ở hậu trường ở Brussels nhằm nối lại các cuộc đàm phán về CAI, và thỏa thuận này nằm trong chương trình nghị sự của một số cuộc gặp cấp cao vào tháng tới.

Paris đang làm việc với Bắc Kinh về một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán hòa bình ​​giữa Nga và Ukraine

Macron đã nhận được lời khen ngợi từ Đại sứ Trung Quốc tại Pháp, Lư Sa Dã. Đại sứ quán Trung Quốc thay mặt Lư viết trên Twitter rằng bằng cách nhấn mạnh Châu Âu phải xây dựng quyền tự chủ chiến lược và bảo vệ lợi ích của chính mình, nhà lãnh đạo Pháp chỉ nói “những sự thật vĩ đại”. Macron đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người Châu Âu “có tầm nhìn xa”, chẳng hạn như Chủ tịch Hội đồng EU Michael. Lư được coi là một trong những nhà ngoại giao “chiến lang” cực đoan nhất.

Trong khi đó, theo nguồn tin của Bloomberg, Tổng thống Pháp tiếp tục kéo Trung Quốc vào một sáng kiến hòa bình về cuộc chiến Ukraine. Macron đã chỉ thị cho cố vấn chính sách đối ngoại Emmanuel Bonne làm việc với nhà ngoại giao hàng đầu của Bắc Kinh Vương Nghị về việc tạo ra một khuôn khổ cho các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga. Các nhà chiến lược Pháp đã nhìn thấy khả năng đàm phán giữa Nga và Ukraine trước mùa hè. Các nghị sĩ EU có khả năng sẽ theo dõi chặt chẽ quá trình này.

Đại sứ Trung Quốc tại Pháp tạt nước lạnh vào nỗ lực của Macron dàn xếp các cuộc đàm phán hòa bình cho cuộc chiến ở Ukraine

Những nỗ lực của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhằm tranh thủ sự giúp đỡ của Trung Quốc để can thiệp vào cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã bị giáng một đòn khác khi Đại sứ Lư Sa Dã nói rằng các quốc gia thuộc Liên Xô cũ không có tư cách chủ quyền với tư cách là các quốc gia độc lập. Những bình luận của Lư đã gây ra những phản ứng dữ dội, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ là Estonia, Latvia và Litva. Nỗ lực một mình của Macron đã khiến các đồng minh ở Châu Âu không vui, trong khi chính quyền Biden tỏ ra khó chịu trước cách tiếp cận của ông.

Vào Chủ nhật, chính phủ Pháp đã bày tỏ “tình đoàn kết hoàn toàn” với tất cả các quốc gia đã giành được độc lập “sau nhiều thập kỷ bị áp bức và kêu gọi Trung Quốc làm rõ liệu nhận xét của Lư có phản ánh quan điểm chính thức hay không, đặc biệt là về Ukraine vốn đã được toàn bộ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Trung Quốc công nhận trong phạm vi biên giới được quy địn năm 1991, bao gồm Crimea.

Bộ trưởng Ngoại giao Latvia Edgars Rinkēvičs cho biết các tuyên bố của đại sứ Trung Quốc cũng sẽ được thảo luận tại Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao EU hôm thứ Hai ngày 24 tháng 4. Ông mong đợi “một phản ứng mạnh mẽ và thống nhất của EU”, Rinkēvičs viết trên Twitter. 

Borrell kêu gọi sự hiện diện quân sự của EU ở Eo biển Đài Loan 

Josep Borrell, Đại diện cấp cao của Liên minh Châu Âu về các vấn đề đối ngoại, đã ủng hộ các cuộc tuần tra của các tàu chiến Châu Âu ở Eo biển Đài Loan để thể hiện cam kết của Châu Âu đối với tự do hàng hải trong khu vực hết sức quan trọng này.” Trong một bài xã luận cho tờ báo Chủ nhật của Pháp, Journal du Dimanche, Borrell đã viết rằng Châu Âu phải thực sự hiện diện về vấn đề Đài Loan, vốn sẽ có nhiều tác động với EU về kinh tế, thương mại và công nghệ. 

Xem thêm: 

Bloomberg ngày 19/4/2023: Macron’s Diplomatic Push on Ukraine Threatens Unity, Allies Warn. Một bản PDF được lưu ở đây

Uỷ ban Châu Âu ngày 18/4/2023: EU China debate European Parliament

South China Morning Post ngày 18/4/2023: EU chief Von der Leyen cautions Beijing against taking Taiwan

The Wall Street Journal ngày 18/4/2023: U.S.-China Tensions Over Taiwan Put Pressure on Europe. Một bản PDF được lưu ở đây

Clip phát biểu của Lư Sa Dã

Journal du Dimanche ngày 22/4/2023: TRIBUNE. Josep Borrell, chef de la diplomatie européenne : « Un regard froid sur la Chine » 

———-

III- TRÊN THỰC ĐỊA

Trung Quốc thiết lập vùng cấm bay, cấm tàu thuyền tạm thời ở Biển Hoa Đông để phóng vệ tinh thời tiết. Nhật Bản phản đối Trung Quốc đã không cung cấp chi tiết theo yêu cầu

Nhật Bản đã trao công hàm phản đối Trung Quốc vì không cung cấp thông tin đầy đủ trước khi phóng một rocket mang theo vệ tinh thời tiết. Nhật Bản nói rằng vụ phóng này có thể đã đe dọa đến sự an toàn của tàu thuyền trong vùng biển của Nhật Bản.

Xem thêm:

NHK World ngày 20/4/2023: Nhật Bản phản đối Trung Quốc vụ phóng vệ tinh

Nhật Bản triển khai máy bay chiến đấu gần 800 lần đối đầu với máy bay Trung Quốc, Nga trong năm 2022

Các máy bay chiến đấu của Nhật Bản đã xuất kích tổng cộng 778 lần trong năm tài chính vừa qua, giảm 226 lần so với năm tài chính trước đó, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết hôm thứ Ba ngày 18 tháng 4. Mặc dù số lần đối đầu giảm, Bộ Quốc phòng Nhật Bản vẫn cho rằng đây là một con số cao. Kể từ năm 2013, số lần Nhật Bản phải triển khai máy bay chặn máy bay Trung Quốc và Nga không dưới 700 lần mỗi năm. 

Phần lớn các lần triển khai trong năm vừa rồi là chống lại máy bay Trung Quốc (575 chuyến) trong khi 150 là chống lại máy bay Nga. Bộ Quốc phòng xác nhận hai chuyến bay ném bom tầm xa chung giữa Nga và Trung Quốc xung quanh Nhật Bản. Số lượng các chuyến bay của hệ thống máy bay không người lái của Trung Quốc bị phát hiện đã tăng lên và các hoạt động của máy bay Nga và Trung Quốc xung quanh Nhật Bản vẫn đang diễn ra.

Xem thêm:

USNI News ngày 19/4/2023: Japan Scrambled Fighters Almost 800 Times Against Chinese, Russian Aircraft in 2022 

Hoa Kỳ, Úc tổ chức cuộc tập trận quân sự Talisman Sabre lớn nhất từ ​​trước đến nay vào mùa hè này

Talisman Sabre dự kiến sẽ thu hút khoảng 30.000 nhân viên để thực hành hậu cần quy mô lớn, hỏa lực đa miền, chiến đấu trên bộ, đổ bộ và các hoạt động trên không.

Xem thêm: 

Stars & Stripes ngày 22/4/2023: US, Australia to hold largest-ever Talisman Sabre military drills this summer 

Tài liệu bị rò rỉ cho biết Trung Quốc thử nghiệm máy bay không người lái siêu thanh tầm cao

Tờ The Washington Post trích dẫn một tài liệu bí mật của Cơ quan Tình báo Địa không gian Quốc gia Hoa Kỳ trực thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nằm trong số những tài liệu tình báo bị rò rỉ và đăng trên Discord. Tài liệu được cho là chứa các hình ảnh vệ tinh từ ngày 9 tháng 8, cho thấy hai máy bay không người lái trinh sát chạy bằng tên lửa loại WZ-8 tại một căn cứ không quân ở miền đông Trung Quốc. Theo The Washington Post, quân đội Mỹ tin rằng những hình ảnh này “gần như chắc chắn” của đơn vị máy bay không người lái đầu tiên của quân đội Trung Quốc, có thể di chuyển với tốc độ gấp ba lần âm thanh và có thể được sử dụng trong kịch bản chiến tranh với Đài Loan. 

Xem thêm: 

The Washington Post ngày 18/4/2023: China readies supersonic spy drone unit, leaked document says. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc tìm kiếm công nghệ vũ trụ của Hà Lan

Cơ quan tình báo quân sự của Hà Lan (MIVD) cho biết hôm thứ Tư ngày 19 tháng 4 trong báo cáo thường niên năm 2022 rằng Trung Quốc đang tìm cách mua thiết bị và kiến thức trong lĩnh vực vũ trụ của Hà Lan, đôi khi nhằm lách luật hạn chế xuất khẩu. Phân tích của MIVD “cho thấy năng lực phóng vệ tinh của Trung Quốc sẽ tăng hơn nữa trong những năm tới lên 100 lần phóng mỗi năm”.

Đã có “nhiều nỗ lực khác nhau của Trung Quốc để có được công nghệ liên quan đến quân sự mà nằm ngoài các hạn chế xuất khẩu. Một trong những nỗ lực đó là sử dụng một số công ty vỏ bọc, MIVD cho biết.

Xem thêm: 

Reuters ngày 19/4/2023: China seeking Dutch space technology -military intelligence agency 

Tài liệu mật của CIA gợi ý Trung Quốc chế tạo vũ khí mạng để ‘giành quyền kiểm soát’ các vệ tinh của kẻ thù

Năng lực không gian mạng sẽ cho phép Trung Quốc “nắm quyền kiểm soát một vệ tinh, khiến nó trở nên vô hiệu trong việc hỗ trợ thông tin liên lạc, vũ khí hoặc các hệ thống tình báo, giám sát và do thám,” theo đánh giá của CIA.

Xem thêm:

Financial Times ngày 21/4/2023: China building cyber weapons to hijack enemy satellites, says US leak. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bộ Tư lệnh Vũ trụ Hoa Kỳ muốn có đường dây nóng với Trung Quốc, Nga

Các lực lượng không gian quân sự của thế giới cần nói chuyện nhiều hơn, các quan chức Hoa Kỳ nói, và điều đó có nghĩa là mọi thứ từ việc thiết lập các tiêu chuẩn cho hoạt động không gian đến thiết lập đường dây nóng với các nhà điều hành không gian của Trung Quốc và Nga.

Xem thêm: 

Defense One ngày 21/4/2023: US Space Command Wants Red Phones With China, Russia 

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố báo cáo tự do hàng hải năm tài chính 2022

Trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022, các lực lượng Hoa Kỳ đã thực thi nhiệm vụ thách thức 22 yêu sách biển quá mức của 15 quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam.

Theo định nghĩa của Hoa Kỳ, yêu sách biển quá mức là không phù hợp với luật pháp quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển. Chúng bao gồm nhiều hạn chế đối với việc thực hiện các quyền hàng hải, hàng không và các quyền tự do khác. Các yêu sách biển bất hợp pháp – hoặc các lý thuyết không nhất quán về quyền lợi trên biển – đặt ra mối đe dọa đối với nền tảng pháp lý của trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Nếu không bị thách thức, các yêu sách biển quá mức có thể hạn chế các quyền và tự do mà mọi quốc gia được hưởng.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 21/4/2023: Annual Freedom of Navigation Report Fiscal Year 2022

———-

IV- CHÍNH TRỊ – KINH TẾ – THƯƠNG MẠI

Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương ​​họp phiên đầu tiên

​​Cuộc họp do Tập Cận Bình chủ trì và theo thông báo chính thức, có sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường, Vương Hỗ Ninh và Thái Kỳ. 

Ủy ban đã thông qua “Các ý kiến về Tăng cường Vai trò Chính của Doanh nghiệp trong Đổi mới Khoa học và Công nghệ,” “Các ý kiến về Tăng cường và Cải thiện Quản lý Kinh tế thuộc sở hữu Nhà nước để Hỗ trợ Mạnh mẽ Việc xây dựng Hiện đại hóa kiểu Trung Quốc,” “Các ý kiến về Thúc đẩy Phát triển và Tăng trưởng Kinh tế Tư nhân,” “Quy tắc Làm việc của Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương,” “Quy tắc Làm việc của các Tổ đặc biệt của Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương,” “Quy tắc Làm việc của Văn phòng Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương,” và “Những Công việc Chính của Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương năm 2023.”

Về khía cạnh đổi mới khoa học công nghệ và kinh tế tư nhân, Hội nghị chỉ ra rằng việc củng cố vai trò chính của các doanh nghiệp trong đổi mới khoa học và công nghệ là một biện pháp chính để tăng cường cải cách hệ thống khoa học và công nghệ và thúc đẩy tự lực trong khoa học và công nghệ. 

Xem thêm: 

Tân Hoa Xã ngày 21/4/2023: 习近平主持召开二十届中央全面深化改革委员会第一次会议强调 守正创新真抓实干 在新征程上谱写改革开放新篇章 李强王沪宁蔡奇出席 

Tập Cận Bình tiếp tục siết chặt giám sát cán bộ cấp cao của Trung Quốc

Hôm thứ Ba ngày 18 tháng 4, Đảng đã công bố kế hoạch 5 năm lần thứ ba nhằm tăng cường hệ thống quy tắc và quy định của Đảng. Để tăng cường giám sát đời sống xã hội của quan chức, Trung ương Đảng sẽ tìm giải pháp tăng cường giám sát mạng xã hội của cán bộ lãnh đạo, có thể sẽ bao gồm cả các tương tác xã hội của các thành viên gia đình ở nước ngoài.

Các quy định mới về công tác, học tập và cuộc sống ở nước ngoài của vợ/chồng và con cái của các quan chức cấp cao sẽ được xây dựng. Các quy tắc quản lý các hoạt động kinh doanh của các thành viên gia đình quan chức sẽ được thắt chặt.

Các hạn chế liên quan cũng sẽ được mở rộng đối với các cộng sự của quan chức cấp cao, chẳng hạn như thư ký của họ.

Chiến dịch kiên trì của Tập Cận Bình nhằm diệt tận gốc tham nhũng đã giành được sự ủng hộ của quần chúng. Nhưng cuộc sống xã hội của các quan chức bị giám sát chặt chẽ hơn sẽ khiến họ ít sẵn sàng tương tác với người nước ngoài hơn. Theo phân tích của nhóm tư vấn Trivium, điều này sẽ làm tăng sự ngờ vực và hiểu lầm giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới.

Xem thêm:

Gov.cn ngày 18/4/2023: 中共中央印发《中央党内法规制定工作规划纲要(2023-2027年)》

Các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động và đầu tư bất hợp pháp

Hôm thứ Hai ngày 17 tháng 4, cơ quan quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước (SASAC) đã đưa ra thông báo rằng họ sẽ buộc các doanh nghiệp nhà nước (SOE) ở trung ương phải chịu trách nhiệm về các hoạt động và đầu tư bất hợp pháp, trong bối cảnh Bắc Kinh đang tăng cường giám sát khu vực tài chính và cũng nhắm mục tiêu vào 98 SOE do trung ương quản lý, với khối tài sản khổng lồ trị giá 81 nghìn tỷ Nhân dân tệ.

Cơ quan giám sát chống tham nhũng của Đảng (CCDI) đã tiến hành các cuộc điều tra chính thức đối với 30 SOE lớn vào tháng Ba. Kể từ giữa tháng 3, ít nhất 11 giám đốc điều hành hàng đầu tại các SOE công nghiệp và năng lượng lớn đã bị điều tra. Thông báo của SASAC hứa hẹn sẽ tăng cường nỗ lực giám sát các bộ phận và nhân sự trong các SOE thâm dụng vốn, giàu tài nguyên; tập trung vào các lĩnh vực có tần suất vi phạm cao – đặc biệt trong các lĩnh vực đầu tư chứng khoán, xây dựng công trình, quản lý quỹ, cấp bảo lãnh bên ngoài và tài chính

Các doanh nghiệp nhà nước rất quan trọng đối với Trung Quốc để đạt được khả năng tự túc về công nghệ và giảm thải cacbon. Bắc Kinh không thể cho phép các ông chủ SOE tham nhũng gây nguy hiểm cho hai mục tiêu dài hạn quan trọng nhất của họ.

Xem thêm:

SASAC: 关于做好2023年中央企业违规经营投资责任追究工作的通知

Mức tăng trưởng GDP quý I ấn tượng nhưng còn nhiều dấu hỏi

Cục thống kê của Trung Quốc đã công bố kết quả GDP Q1 vào thứ Ba với con số 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái và 3,0% trong năm 2022 nói chung, vượt trên cả mức kỳ vọng là 4%. Tuy nhiên, dữ liệu GDP và các con số kinh tế tương ứng có những sự không đồng nhất cho thấy đây chưa phải là một sự tăng trưởng kinh tế bền vững và chắc chắn. Ví dụ như tăng trưởng chi tiêu của doanh nghiệp vẫn yếu, chỉ đạt 5,1%. Mặc dù doanh số bán lẻ tăng 5,7%, trong riêng tháng 3, doanh số bán hàng đã tăng 10.6%, nhưng các dữ liệu khác cho thấy các hộ gia đình vẫn đang chịu áp lực tài chính đáng kể. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị vẫn ở mức cao 5,3% trong tháng 3 so với 5,5% vào cuối năm ngoái.

Xem thêm: 

NBS ngày 18/4/2023: 一季度经济运行开局良好 

NBS ngày 18/4/2023: 2023年1—3月份全国固定资产投资增长5.1%

Financial Times ngày 18/4/2023: Five takeaways from China’s first-quarter GDP data. Một bản PDF được lưu ở đây

QUARTZ ngày 18/4/2023: Why global markets are unimpressed with China’s economic rebound 

Sản lượng chip của Trung Quốc sụt giảm, sản lượng công nghệ phủ bóng đen lên sự phục hồi GDP

Sản lượng vật liệu bán dẫn đã giảm gần 15% trong quý đầu tiên so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu do Cục Thống kê Quốc gia công bố hôm thứ Ba. Sản lượng điện thoại thông minh giảm 13,8% trong cùng kỳ. Sản lượng của các máy vi tính như PC giảm mạnh nhất trong số các loại sản phẩm điện tử chính được tiết lộ trong báo cáo.

Xem thêm: 

Yahoo/Bloomberg ngày 18/4/2023: Drop in China’s Chip, Tech Output Casts Shadow on GDP Recovery

JPMorgan, Citi nâng dự báo cả năm cho kinh tế Trung Quốc

Các nhà phân tích tại JPMorgan và Citi đã nâng dự báo cả năm cho nền kinh tế Trung Quốc sau khi nước này đưa ra mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội quý đầu tiên ấn tượng là 4,5% vào thứ Ba ngày 18 tháng 4. JPMorgan đã nâng triển vọng tăng trưởng năm 2023 lên 6,4%, tăng so với dự báo trước đó là 6%, cho biết báo cáo hàng quý mới nhất chỉ ra khả năng tăng trưởng hơn nữa ở phía trước.

Xem thêm:

CNBC ngày 19/4/2023: JPMorgan, Citi raise full-year forecasts for China’s economy 

Thúc đẩy tiêu dùng vẫn là ưu tiên hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh

Vào thứ Tư ngày 19 tháng 4, người phát ngôn của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia  (NDRC) Mạnh Vĩ dành nhiều thời gian nhất để nói về vấn đề tiêu dùng, cho thấy khiến người dân tiêu nhiều tiền hơn vẫn là mối quan tâm lớn nhất ở Bắc Kinh. Số liệu thống kê kinh tế quý 1 được công bố vào thứ Ba cho thấy tiêu dùng đã đóng góp 66,6% vào tăng trưởng quý 1 – một mức tăng đáng kể so với mức 32,8% cho cả năm 2022. 

Mạnh, giống như nhiều quan chức khác, lạc quan một cách thận trọng, cho rằng con số này đã đặt nền móng vững chắc cho sự phục hồi tiêu dùng nhưng vẫn còn phải làm nhiều hơn để đảm bảo tiêu dùng phục hồi bền vững.

Mạnh tiết lộ rằng Bắc Kinh đang soạn thảo kế hoạch kích thích tiêu dùng ở những mặt hàng có giá thành cao (nhà cửa, xe cộ), lĩnh vực dịch vụ, vùng nông thôn. Bà cũng cho biết sẽ có nhiều nỗ lực hơn để ổn định mức tiêu thụ ô tô, đặc biệt là xe điện. Mạnh cho biết các chính sách trong tương lai sẽ nhằm vào: tăng thu nhập; ổn định việc làm; đảm bảo người tiêu dùng có “khả năng và sự tự tin” để tiêu dùng. Tuy nhiên, trong bài phát biểu, Mạnh vẫn chưa đưa một lộ trình cụ thể để hiện thực hóa những điều này.

Xem thêm: 

NDRC ngày 18/4/2023: 国家发展改革委4月份新闻发布会

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ngày 20/4/2023: 2023年一季度金融统计数据新闻发布会文字实录 

Bộ Tài chính: Sẽ tiếp tục mở rộng chính sách giảm thuế

Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết họ sẽ làm việc với các bộ phận liên quan để mở rộng chính sách giảm thuế ước tính giảm gánh nặng cho các doanh nghiệp 1,2 nghìn tỷ nhân dân tệ trong năm nay. Ngoài ra, họ cho biết sẽ hỗ trợ chính sách cho các công ty công nghệ đổi mới và tăng quy tắc khấu trừ R&D từ 75% lên 100%.

Xem thêm: 

The Paper ngày 18/4/2023: 财政部:相关税费优惠政策预计全年可为经营主体减负约1.2万亿 

Các nhà đầu tư nước ngoài đang đổ xô vào chứng khoán Trung Quốc một lần nữa

Vốn nước ngoài ồ ạt quay trở lại thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục trong quý đầu tiên sau khi sụt giảm vào năm 2022. Phương Tinh Hải, phó chủ tịch cơ quan quản lý chứng khoán hàng đầu của Trung Quốc, cho biết dòng vốn ròng đổ vào thị trường cổ phiếu bằng đồng nhân dân tệ lên tới 150 tỷ nhân dân tệ (22 tỷ USD), vượt quá tổng số tiền của cả năm ngoái.

Xem thêm: 

Caixin Global ngày 21/4/2023: Foreign Investors Are Piling Into Chinese Stocks Again 

Dexter Roberts: Trung Quốc báo cáo GDP quý đầu tiên mạnh nhưng điểm yếu vẫn còn

GDP quý đầu tiên của Trung Quốc vượt kỳ vọng, tăng 4,5%, so với mức 4% mà hầu hết các nhà kinh tế dự kiến, đồng thời tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong một năm, làm dấy lên sự lạc quan về khả năng phục hồi sau đại dịch của quốc gia này.

Doanh số bán lẻ tháng 3 cũng tăng mạnh, tăng 10,6%, cao hơn mức 7,5% dự đoán, một dấu hiệu đáng mừng cho thấy nền kinh tế đang hướng tới sự phụ thuộc nhiều hơn vào chi tiêu hộ gia đình, vốn là ưu tiên lâu nay của các nhà hoạch định chính sách.

Ở khía cạnh kém lạc quan hơn, cả sản lượng công nghiệp và đầu tư tài sản cố định đều không đạt dự báo (tăng 5,1%, thấp hơn mức 5,7% dự kiến) và trong khi tỷ lệ thất nghiệp chung ở thành thị giảm từ 5,6% trong tháng 2 xuống 5,3% trong tháng 3, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị của thanh niên đạt 19,6%, gần mức cao kỷ lục.

Người phát ngôn Cục Thống kê Quốc gia Phó Lăng Huy cảnh báo sự phục hồi kinh tế “chưa vững chắc” trong bối cảnh “môi trường quốc tế phức tạp” và nhu cầu tiêu dùng trong nước chưa đáp ứng đủ.

Vết sẹo từ Covid

“Nhìn bề ngoài, khoản đầu tư vào tài sản cố định thấp hơn dự kiến của Trung Quốc không phù hợp với mức mở rộng tín dụng kỷ lục trong quý vừa qua. Tiền đã đi đâu mất?” hỏi Zheng Wu của Bloomberg đặt câu hỏi.

“Hãy nghĩ về mức giảm 22,9% trong lợi nhuận công nghiệp gần đây nhất, mức giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2020. Các doanh nghiệp cần bịt lỗ hổng của dòng tiền hoạt động trước khi có thể đầu tư mạnh theo chỉ đạo của chính phủ. Nói tóm lại, vết sẹo do Covid không biến mất trong một sớm một chiều.”

Đầu tư của công ty tư nhân hầu như không nhúc nhích

Một sự phân tích kỹ lưỡng dữ liệu đầu tư cho thấy những điểm yếu hơn nữa. Trong khi đầu tư của các công ty nhà nước tăng mạnh 10% trong quý đầu tiên, thì đầu tư của các công ty tư nhân hầu như không tăng, chỉ tăng 0,6%.

Rõ ràng những năm đàn áp các công ty công nghệ tư nhân lớn của Trung Quốc – cộng với thiệt hại kinh tế trong ba năm Zero Covid – vẫn đang đè nặng lên niềm tin kinh doanh ở Trung Quốc.

Sinolytics: Áp lực nội địa hóa đối với các công ty nước ngoài

Trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã xây dựng một hộp công cụ rất phức tạp gồm các công cụ chính sách công nghiệp để định hướng các hoạt động kinh tế và khuyến khích các công ty hành động theo các hướng dẫn và mục tiêu chính trị. Một trong những chức năng của hộp công cụ này là định hình vai trò của các công ty nước ngoài tại thị trường Trung Quốc, đặc biệt bằng cách đặt ra các kỳ vọng và yêu cầu nội địa hóa. Cường độ của áp lực nội địa hóa phụ thuộc vào loại sản phẩm, ngành và sự cạnh tranh.

Chính sách công nghiệp của Trung Quốc tạo ra áp lực nội địa hóa thông qua các công cụ có mức độ ràng buộc khác nhau: từ báo hiệu bằng hướng dẫn chính sách đến khuyến khích bằng trợ cấp, từ các cơ chế gián tiếp hơn như thiết lập tiêu chuẩn đến các công cụ rất trực tiếp như quy tắc mua sắm và quy tắc nội địa hóa để tiếp cận thị trường.​

Một mặt, cường độ của các yêu cầu nội địa hóa phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm trong chuỗi giá trị. Các quy tắc nội dung địa phương nghiêm ngặt nhất, chẳng hạn như trong các quy tắc mua sắm công, phần lớn cũng áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc, thường được áp dụng cho các sản phẩm cuối cùng. Đối với các sản phẩm đầu vào, áp lực nội địa hóa có xu hướng tương quan với mức độ quan trọng của đầu vào trong quy trình sản xuất.​

Mặt khác, yêu cầu nội địa hóa phụ thuộc nhiều vào lĩnh vực công nghiệp mà công ty đặt trụ sở. Các ngành phi chiến lược chịu ít hoặc không chịu áp lực nội địa hóa từ phía chính phủ, trong khi thường chịu áp lực cao từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nội địa. Trong các ngành được xác định chiến lược về mặt chính trị, các công cụ chính sách để tăng sản xuất trong nước rõ ràng hơn và ràng buộc hơn.​

Một hạng mục đặc biệt là các ngành mang tính chiến lược cao do Doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) thống trị, nổi bật nhất là các lĩnh vực khác nhau của cơ sở hạ tầng công cộng. Các sản phẩm nhập khẩu và/hoặc sản xuất ở nước ngoài phải đối mặt với nhiều rào cản chính thức và không chính thức để có thể hoạt động tại các thị trường này.​

Một yếu tố quyết định khác của áp lực nội địa hóa là mức độ cạnh tranh từ các công ty trong nước hay nói cách khác là mức độ mà sản phẩm của các công ty nước ngoài có thể bị thay thế bởi các sản phẩm thay thế của Trung Quốc. “Khả năng thay thế” thấp hơn thường có nghĩa là ít rào cản hơn và nhiều không gian hơn để hành động trong phân khúc thị trường tương ứng.​

Katsuji Nakazawa: Tập, chứ không phải Trump, bắt đầu con đường tách rời kinh tế

Sự gián đoạn chuỗi cung ứng bắt đầu khi nào?

Một số người có thể cảm thấy tất cả bắt đầu với những hạn chế xuất khẩu mà Hoa Kỳ áp đặt lên Trung Quốc, có thể là vì tức giận trước những hành vi không công bằng hoặc vì sợ hãi trước một đối thủ quân sự đang trỗi dậy. Nhiều người ở Trung Quốc tin rằng nguyên nhân sâu xa của sự chia rẽ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc nằm ở lập trường của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.

Nhưng các chính sách của Trump chỉ là một khía cạnh của một xu hướng đã phát triển từ trước đó rất lâu. Từ 11 năm trước, phong trào tách khỏi Hoa Kỳ đã diễn ra ở Trung Quốc.

“Chính Tập Cận Bình là người đưa ra tuyên bố quan trọng đầu tiên dẫn đến sự chia rẽ của nền kinh tế Hoa Kỳ và Trung Quốc,” một cựu đảng viên đã nghỉ hưu cho biết, lưu ý rằng điều này xảy ra ngay trước khi ông lên làm lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Việc Tập trung thành với bản năng ban đầu của mình cho thấy ông là một chính trị gia có ý chí mạnh mẽ, người sẽ làm theo ý định ban đầu của mình. Cho dù đó là một điều tốt hay không cho nền kinh tế Trung Quốc, là một cuộc tranh luận khác.

Mọi chuyện bắt đầu xung quanh đại hội toàn quốc lần thứ 18 của đảng, được tổ chức vào tháng 11 năm 2012. Tập đã nêu lên mối lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc đang bị Hoa Kỳ “cướp đoạt”. Với tư cách là nhà lãnh đạo, ông quyết tâm sửa chữa tình hình. Các tuyên bố của ông được đưa ra sau những cánh cửa đóng kín và không được công khai. Nhưng với 3.000 đại biểu tham dự đại hội toàn quốc, tuyên bố này đã được nhiều người bàn tán.

Xem thêm: 

Nikkei Asia ngày 20/4/2023: Analysis: Xi, not Trump, started on path to decoupling. Một bản PDF được lưu ở đây.

Lưu Dục Huy: Nền kinh tế Trung Quốc đang rơi vào giảm phát và suy thoái

Theo vị giáo sư tại Viện Kinh tế, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc đã rơi vào suy thoái.

Theo thống kê của ngân hàng trung ương Trung Quốc, 700 triệu người hiện đang mắc nợ. Nếu loại trừ trẻ em và người già, hầu hết mọi người trong nước đều mắc nợ. Tổng nợ của khu vực hộ gia đình chiếm tới 137,9% thu nhập khả dụng trong khi tỷ lệ nợ của các hộ gia đình tại Hoa Kỳ là khoảng 90% trong cùng thời kỳ.

Khả năng chi trả của các hộ gia đình bị hạn chế đáng kể. Khoản trả lãi hàng năm chiếm gần 15% thu nhập khả dụng để đối phó với các khoản nợ đó. Trong cùng thời kỳ ở Hoa Kỳ, con số này là 7%. Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2023, tổng lượng tín dụng trong lĩnh vực hộ gia đình của Trung Quốc chỉ là 290 tỷ, chưa đến 300 tỷ.

Tỷ lệ nợ cao 137,9% hiện nay tệ hơn nhiều so với mức dưới 80% vào năm 2015. Kết quả là, khả năng và sự sẵn sàng chi tiêu và vay mượn trong toàn bộ nền kinh tế đang nhanh chóng sụp đổ.

Lưu tin rằng một bước đột phá dẫn đến sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc vào năm 2023 thực sự khó khăn.

Xem thêm: 

iNewsDB ngày 12/4/2023: 通縮來了!中國經濟落入衰退象限 敏感到熱搜秒

———-

V- CÔNG NGHỆ – CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN

Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc có kế hoạch tiến sâu hơn vào điện toán đám mây

Theo Caixin Global, Ba gã khổng lồ viễn thông thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc đang đẩy mạnh mở rộng điện toán đám mây trong nỗ lực có thể làm rung chuyển thị trường hiện do các công ty công nghệ thuộc sở hữu tư nhân thống trị.

Vào năm 2022, China Telecom Corp. Ltd., China United Network Communications Ltd. (China Unicom) và China Mobile Ltd. đã đạt được mức tăng trưởng ba con số trong các hoạt động kinh doanh điện toán đám mây của họ. Doanh thu từ China Telecom Cloud tăng 107,5% lên 57,9 tỷ nhân dân tệ (8,4 tỷ USD), trong khi đó của Unicom Cloud và China Mobile lần lượt tăng 121% lên 36,1 tỷ nhân dân tệ và 108,1% lên 50,3 tỷ nhân dân tệ.

Gã khổng lồ pin điện Trung Quốc CALT tăng lợi nhuận gấp sáu lần trong quý 1

Được thành lập vào năm 2011, Contemporary Amperex Technology (CATL) là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về pin xe điện. Các nhà máy của hãng sản xuất 1/3 lượng pin bán ra trên thế giới và trang bị cho hàng loạt những nhà sản xuất lớn (Mercedes-Benz, BMW, Volkswagen, Tesla, Toyota, Honda và Hyundai).

Trong quý đầu tiên năm 2023, CATL đạt lợi nhuận ròng 9,8 tỷ nhân dân tệ (1,3 tỷ euro), tăng so với mức 1,49 tỷ nhân dân tệ một năm trước đó, tập đoàn này cho biết trong một tuyên bố. Đây là mức tăng 558% trong một năm. Doanh thu tăng 82,9% so với cùng kỳ năm ngoái lên 89 tỷ nhân dân tệ (11,7 tỷ euro). Kết quả này vượt xa mong đợi (75,1 tỷ nhân dân tệ).

Hội nghị ngành công nghiệp chip được tổ chức tại Trung Quốc thu hút các công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ 

Một hội nghị ngành công nghiệp chip khai mạc hôm thứ Ba tại Quảng Châu đã thu hút sự tham gia của các công ty lớn của Hoa Kỳ bất chấp việc Washington mở rộng các hạn chế đối với việc bán công nghệ bán dẫn tiên tiến cho Trung Quốc. Theo các tài liệu của hội nghị, Vật liệu ứng dụng, Lam Research và KLA nằm trong số những nhà tài trợ chính của sự kiện này, chứng tỏ sự háo hức của những người chơi trong ngành được kết nối với Trung Quốc, thị trường lớn nhất thế giới về vật liệu bán dẫn và thiết bị sản xuất.

Một giám đốc điều hành trong ngành cho biết việc đánh mất thị trường Trung Quốc không chỉ ảnh hưởng đến thu nhập toàn cầu mà còn nhường cơ hội tăng trưởng cho các đối thủ Trung Quốc.

Đổi mới chuỗi cung ứng là một chủ đề của sự kiện, diễn ra sau nỗ lực leo thang của chính quyền Biden nhằm cắt đứt quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các phương tiện sản xuất vật liệu bán dẫn tiên tiến. Chiến dịch này chứng kiến Washington áp đặt các hạn chế xuất khẩu đối với công nghệ Hoa Kỳ và kêu gọi các đối tác như Nhật Bản và Hà Lan làm điều tương tự.

Xem thêm: 

Nikkei Asia ngày 19/4/2023: China chip event draws Applied Materials, others despite U.S. tensions. Một bản PDF được lưu ở đây.

Reuters ngày 21/4/2023: Chipmaking tool firms expect boom in China sales despite export rules 

Các gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc thành lập liên minh công nghiệp GPT, nhằm mục đích ươm tạo ‘AI toàn diện, an toàn, tự phát triển’

Theo tờ Global Times dẫn nguồn tin từ Shanghai Securities News cho biết Hiệp hội Truyền thông Di động Trung Quốc (CMCA), cùng với các công ty khác trong ngành bao gồm cả những gã khổng lồ viễn thông của Trung Quốc, đã cùng nhau thành lập Liên minh Công nghiệp GPT tại Bắc Kinh vào thứ Ba ngày 18 tháng 4. Liên minh nhằm mục đích ươm tạo một trí tuệ nhân tạo phổ quát (AI) “toàn diện, an toàn và tự phát triển hơn ở Trung Quốc”.

Xem thêm:

Global Times ngày 18/4/2023: China’s telecom giants form GPT industry alliance, aiming to incubate ‘inclusive, secure, self-developed AI’ 

Các công ty Châu Âu vẫn e ngại đổi mới ngay tại Trung Quốc

Nỗ lực nội địa hóa nghiên cứu và phát triển của các công ty Châu Âu ở Trung Quốc vẫn còn sơ khai, theo một nghiên cứu của Văn Phòng Thương mại EU và Merics. Có một số rào cản đối với việc mở rộng R&D tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mặc dù nhiều người có thể hưởng lợi từ việc giảm thuế.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

Liên minh Châu Âu đã thông qua Đạo luật chip Châu Âu

Theo Đạo luật chip Châu Âu được thông qua, EU có kế hoạch huy động hơn 43 tỷ Euro đầu tư công và tư nhân “theo định hướng chính sách” cho đến năm 2030 để củng cố vị trí dẫn đầu về công nghệ, đồng thời tăng cường tính cạnh tranh và tính đàn hồi trong ngành công nghiệp bán dẫn của EU.

Xem thêm: 

Reuters ngày 18/4/2023: EU takes on United States, Asia with chip subsidy plan

European Chips Act

Ý nhắm đến các thỏa thuận chip với Đài Loan trước quyết định về thoả thuận với Trung Quốc

Ý đang đàm phán với Đài Loan về thỏa thuận chip tiềm năng khi nước này xem xét hủy bỏ việc tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Các quan chức được cho là đã thảo luận về việc tăng cường hợp tác với Đài Loan về sản xuất và xuất khẩu  liệu bán dẫn, mặc dù Thủ tướng Giorgia Meloni vẫn chưa đưa ra quan điểm nào về vấn đề này. Ý là quốc gia G7 duy nhất đã ký kết thỏa thuận BRI với Trung Quốc. Thỏa thuận sẽ tự động được gia hạn vào năm 2024 trừ khi Ý hành động.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 19/4/2023: Italy Eyes Taiwan Chip Deals Ahead of Decision on China BRI Pact. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

VI- HOA KỲ – TRUNG QUỐC

Những cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ dường như đang có những tín hiệu hoà giải

Hôm thứ Năm ngày 20 tháng 4, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã thông báo với báo chí về các cuộc đàm phán giữa các quan chức thương mại Hoa Kỳ và Trung Quốc tại Bắc Kinh vào tuần trước. Truyền thông Trung Quốc cho biết trong cuộc họp, hai bên đã đổi quan điểm về việc tăng cường giao tiếp và hợp tác liên quan đến quan hệ kinh tế và thương mại song phương. 

Trong thời gian gần đây, các quan chức kinh tế Hoa Kỳ cũng đã có nhiều lần bày tỏ công khai quan điểm về việc kết nối trở lại với Trung Quốc. Hồi tháng 3, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo ám chỉ rằng bà đang cân nhắc thực hiện chuyến công du Trung Quốc vào mùa xuân.

Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen cho biết trong một bài phát biểu tại Đại học Johns Hopkins rằng bà sẽ tìm cách đến Trung Quốc “vào thời điểm thích hợp”. Với giọng điệu tích cực đáng chú ý, Yellen đã nêu lên hy vọng về một mối quan hệ kinh tế lành mạnh, có tính xây dựng và công bằng giữa  Hoa Kỳ và Trung Quốc, và nói rằng bất kỳ nỗ lực nào để tách rời hai nền kinh tế sẽ là ‘thảm họa’.

“Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể và cần tìm cách chung sống và chia sẻ sự thịnh vượng toàn cầu,” bà nói.

Tuy nhiên, Yellen vẫn khẳng định an ninh quốc gia phải được đặt lên hàng đầu ngay cả khi điều này tác động đến mối quan hệ kinh tế của Hoa Kỳ với Trung Quốc, và “các hành động có mục tiêu” mà Washington thực hiện để bảo vệ lợi ích của mình không nhằm mang lại cho Hoa Kỳ lợi thế kinh tế cạnh tranh so với Trung Quốc.

Xem thêm:

Global Times: Chinese, US trade officials meet in Beijing amid growing talks of high-level visits 

U.S. Department of Treasury ngày 20/4/2023: Remarks by Secretary of the Treasury Janet L. Yellen on the U.S. – China Economic Relationship at Johns Hopkins School of Advanced International Studies 

The Wire China ngày 23/4/2023: Small Business Wants A Bigger Voice on China 

Các nhà chức trách muốn các công ty Hoa Kỳ mở rộng hiện diện tại Trung Quốc.

Đó là thông điệp từ Lý Xuân Lâm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), tại một cuộc thảo luận bàn tròn với hơn 70 đại diện từ 54 công ty và phòng thương mại Hoa Kỳ hôm 19 tháng 4. Đây không phải lần đầu tiên diễn ra một cuộc thảo luận bàn tròn như vậy. Trên thực tế, NDRC đã thường xuyên tổ chức các hội nghị như vậy với các giám đốc điều hành của các công ty Hoa Kỳ kể từ năm 2021.

Cuộc họp lần này được tổ chức tại Quảng Châu và tập trung vào việc thúc đẩy sáng kiến Greater Bay Area nhằm mục đích hội nhập nền kinh tế của tỉnh Quảng Đông với các nước láng giềng Hồng Kông và Macao.

 Lý khuyến khích các công ty Hoa Kỳ mở rộng đầu tư vào GBA, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ, bảo vệ sinh thái và môi trường, kinh tế biển, công nghệ sinh học và dược phẩm.

Một quan chức Quảng Châu đã nói cụ thể hơn, yêu cầu các công ty Hoa Kỳ đầu tư vào vật liệu bán dẫn, xe năng lượng mới, vật liệu mới, hàng không vũ trụ thương mại, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn. Đây là những lĩnh vực chiến lược quan trọng mà Bắc Kinh muốn đạt được khả năng tự cung tự cấp về công nghệ.

Xem thêm: 

Tân Hoa Xã ngày 20/4/2023: 大湾区谋划新发展——国家发展改革委与美在华跨国企业高层圆桌会举办

Biden đặt mục tiêu tiếp tục các biện pháp kiềm chế đầu tư vào Trung Quốc với sự ủng hộ của G7

Tổng thống Joe Biden đặt mục tiêu ký một sắc lệnh hành pháp trong những tuần tới nhằm hạn chế đầu tư của các doanh nghiệp Hoa Kỳ vào các khu vực quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc, theo những người biết về các cuộc thảo luận nội bộ. Hoa Kỳ đã thông báo cho các đối tác G7 và hy vọng sẽ nhận được sự tán thành tại cuộc họp vào tháng tới, mặc dù các quốc gia khác dự kiến ​​sẽ không công bố các hạn chế tương tự cùng một lúc. Trình tự khả thi nhất là sắc lệnh hành pháp sẽ được ký ngay sau khi sự tán thành đó được bày tỏ.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 20/4/2023: Biden Aims to Unveil China Investment Curbs With G-7 Backing. Một bản PDF được lưu ở đây

Politico ngày 18/4/2023: White House nears unprecedented action on U.S. investment in China 

Cơ quan quản lý Trung Quốc trì hoãn việc xuất bản sách của Hoa Kỳ 

Các nhà xuất bản sách Trung Quốc đang phát hành ít đầu sách liên quan đến Hoa Kỳ hơn rất nhiều do ban tuyên giáo trung ương đình chỉ phê duyệt các tác giả nổi tiếng của Hoa Kỳ.

Xem thêm:

Financial Times ngày 21/4/2023: Chinese publishers ditch US books as geopolitical tensions mount. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

VII- CHUYỂN ĐỘNG ĐÔNG NAM Á

Nhà cung cấp Quanta lên kế hoạch xây dựng nhà máy tại Việt Nam

Nhà sản xuất hợp đồng MacBook của Đài Loan hôm thứ Sáu ngày 21 tháng 4 đã ký một thỏa thuận với chính quyền tỉnh Nam Định để xây dựng cơ sở tại một khu công nghiệp ở đó. Theo tuyên bố của chính quyền địa phương, cơ sở này sẽ là nhà máy thứ 9 của Quanta trên toàn cầu, ban đầu sẽ có diện tích 22,5 ha, nhưng hiện chưa có thông tin về công suất cũng như khung thời gian xây dựng.

Truyền thông địa phương hôm thứ Bảy cho biết Quanta sẽ đầu tư 120 triệu USD vào nhà máy.

Xem thêm: 

Reuters ngày 22/4/2023: Taiwan’s Apple supplier Quanta plans Vietnam factory 

Hoa Kỳ chi 100 triệu đô la để nâng cấp các cơ sở quân sự của Philippines

Bộ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo hôm 19 tháng 4 cho biết sáu dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Xem thêm:

The Diplomat ngày 20/4/2023: US to Spend $100 Million on Upgrades to Philippine Military Facilities 

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hội đàm tại Philippines trong bối cảnh quan hệ căng thẳng

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ Bảy ngày 22 tháng 4 cho biết nước ông sẵn sàng hợp tác với Philippines để giải quyết những khác biệt, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng bởi hành vi của Bắc Kinh ở Biển Đông bị các cơ quan chức năng Philippines vạch trần công khai và sự hợp tác quân sự ngày càng sâu sắc của Manila với Hoa Kỳ.

Xem thêm: 

Stars & Stripes ngày 22/4/2023: China’s FM holds talks in Philippines amid strained ties 

Tổng thống Philippines: Trung Quốc và Philippines đã đồng ý thiết lập thêm các kênh liên lạc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jnr đã đưa ra các bình luận trên sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tại Manila vào thứ Bảy ngày 22 tháng 4 và cho biết đang chờ phản hồi của Trung Quốc. 

Marcos nói thêm: “Một số tuyên bố gần đây được hai nước chúng ta và nhiều quốc gia khác đưa ra có thể bị hiểu sai.” “Vì vậy, hôm nay thật hữu ích khi chúng tôi có thể nói chuyện… trực tiếp với nhau và giải quyết mọi việc.”

Marcos dường như muốn đề cập đến một diễn biến vào tuần trước tại một diễn đàn ở Manila khi Đại sứ Trung Quốc Hoàng Khê Liên nói Philippines nên tránh “đổ thêm dầu vào lửa bằng cách cho phép Hoa Kỳ tiếp cận các căn cứ quân sự gần Eo biển Đài Loan” nếu nghĩ đến khoảng 150.000 công nhân đang làm việc ở Đài Loan. Các bình luận đã gây ra một cuộc tranh luận công khai gay gắt ở Philippines và đại sứ quán Trung Quốc khẳng định rằng các bình luận đã bị hiểu sai.

Marcos sẽ tới thăm Nhà Trắng đầu tháng 5

Vài giờ sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương tới Philippines, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Philippines sẽ đến thăm Washington và gặp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 1 tháng 5. Theo Nhà Trắng, hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về “các vấn đề khu vực và phối hợp các nỗ lực nhằm duy trì luật pháp quốc tế và thúc đẩy một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.

Philippines đã nói rằng Hoa Kỳ sẽ không được phép sử dụng các căn cứ của mình để dự trữ vũ khí sử dụng ở Eo biển Đài Loan và Tần đã được đảm bảo, trong một cuộc họp riêng với người đồng cấp Philippines Enrique Manalo hôm thứ Bảy, rằng Manila sẽ tiếp tục tuân thủ thỏa thuận chính sách một Trung Quốc.

Xem thêm: 

South China Morning Post ngày 22/4/2023: China and Philippines look to boost communications over South China Sea dispute

The Jakarta Post ngày 22/4/2023: Differences in South China Sea are not sum total of Philippines-China relations: Official

VOA News ngày 22/4/2023: China Ready to Resolve Differences with Philippines, Diplomat Says 

The Philippine Star ngày 21/4/2023: Marcos to meet with Biden to discuss Philippines-US defense, economic ties 

Hoa Kỳ không hứng thú với thỏa thuận thương mại tự do với Philippines hay với bất kỳ đối tác thương mại nào

Hoa Kỳ không có ý định thiết lập một hiệp định thương mại tự do (FTA) với Philippines hoặc bất kỳ đối tác thương mại nào của nước này, Đại diện thương mại của Hoa Kỳ Katherine Tai cho biết hôm thứ Ba. Bà lưu ý rằng “FTA truyền thống” là nguyên nhân gây ra các lỗ hổng mà chuỗi cung ứng hiện đang gặp phải.

“Chúng tôi cảm thấy nếu bạn tiếp tục làm mọi thứ theo cùng một cách, thì tại sao bạn lại mong đợi những kết quả khác nhau.”

Thay vì một FTA song phương, bà Tai cho biết Mỹ tập trung hơn vào Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (IPEF).

Xem thêm: 

BusinessWorld ngày 19/4/2023: US not keen on PHL free trade deal 

The Washington Post ngày 19/4/2023: US trade rep seeks close economic security ties in Asia. Một bản PDF được lưu ở đây.

Asia Power Index: Hoa Kỳ đã mất ảnh hưởng đối với Đông Nam Á về tay Trung Quốc trong những năm gần đây, đặc biệt là về mặt kinh tế và ngoại giao

Báo cáo Chỉ số Quyền lực Châu Á của Viện Lowy, một viện nghiên cứu chính sách hàng đầu của Úc, cho biết Hoa Kỳ đã mất ảnh hưởng vào tay Trung Quốc ở Đông Nam Á trong 5 năm qua trong cả 4 hạng mục được đo lường: các mối quan hệ kinh tế, mạng lưới quốc phòng, ảnh hưởng ngoại giao và ảnh hưởng văn hoá, cho thấy những nỗ lực của Washington nhằm tập hợp các đồng minh và đối tác trong khu vực vẫn chưa mang lại nhiều kết quả. 

Ở Việt Nam, sự mất đi ảnh hưởng của Hoa Kỳ là do mối quan hệ quốc phòng giữa Trung Quốc và Việt Nam được cải thiện, phản ánh số lượng các cuộc đối thoại quốc phòng được tổ chức với Trung Quốc nhiều hơn so với với Hoa Kỳ vào năm 2021. Các mối quan hệ kinh tế của Việt Nam đã hơi nghiêng về phía Hoa Kỳ, có thể phản ánh sự thành công của Hà Nội trong việc thu hút đầu tư từ các công ty Hoa Kỳ đang tìm cách đa dạng hóa ra khỏi Trung Quốc.

Xem thêm:

Viện Lowy ngày 20/4/2023: Asia Power Snapshot: China and the United States in Southeast Asia

Lê Thu Hường: Làm thế nào để tồn tại trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc

Có lẽ không có khu vực nào bị đe dọa bởi sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa hai siêu cường Trung Quốc và Hoa Kỳ như Đông Nam Á, theo tác giả. “Hầu như mọi quốc gia ở Đông Nam Á đều nhận ra rằng một cuộc xung đột công khai giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là điều không mong muốn. Họ cũng biết rằng sẽ rất tệ cho chính trị và kinh doanh nếu một trong hai quốc gia thống trị khu vực. Trung lập có thể là một trong số ít quan điểm mà nhóm các quốc gia không đồng nhất này có thể đồng ý. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào họ có thể đạt được điều đó một cách tốt nhất.” 

Tham gia vào các hiệp định và thể chế song phương và đa phương, do đó phân tán các mối quan hệ và sự phụ thuộc, là một cách để đi. Theo tác giả, cách tiếp cận của Đông Nam Á không phải là không liên kết mà là đa liên kết. Ngoài Trung Quốc và Hoa Kỳ, họ đã hoan nghênh Úc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia Châu Âu tích cực tham gia vào khu vực – thương mại, đầu tư và tham gia vào các cuộc đối thoại quốc tế. Đây được coi là một cách hiệu quả và hợp lý để các nước đang phát triển vừa tránh được xung đột giữa các cường quốc, vừa tự mình trở thành tay chơi chính trên bàn cờ.

Xem thêm: 

Foreign Affairs ngày 18/4/2023: How to Survive a Great-Power Competition 

—————

Quý độc giả đừng quên kèm thông tin đã tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông khi gửi yêu cầu truy cập tài liệu trong lần đầu tiên và chỉ cần gửi một lần duy nhất. Những lần sau sẽ được tự động cập nhật trong vòng một năm.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập, phi chính trị và phi lợi nhuận. Dựa vào hỗ trợ tài chính từ cộng đồng là cách để chúng tôi có thể tồn tại độc lập vì lợi ích đất nước và cộng đồng. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy cần phải có một dự án tri thức độc lập, hãy chung tay với chúng tôi để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Xem thêm: Kế hoạch Bản Tin Biển Đông năm 2023 của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.