Bản Tin Lưỡng Hội Trung Quốc Số 2

Thực hiện: Nhóm theo dõi Chuyển động Trung Quốc | Dự án Đại Sự Ký Biển Đông

Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tham gia thảo luận về Báo cáo Công tác Chính phủ với tư cách là đại biểu Giang Tô. Ảnh: Tân Hoa Xã

Trong Bản Tin Lưỡng Hội Trung Quốc Số 2 có những nội dung sau:

Toàn văn Báo cáo Công tác Chính phủ: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh quốc gia, tự lực tự cường

Báo cáo Ngân sách năm 2023: Trung Quốc đầu tư cho khoa học công nghệ nhiều hơn an ninh nội địa, đầu tư quốc phòng đứng đầu và tiếp tục tăng cường 7,2%

Tập Cận Bình thúc đẩy quyền kiểm soát trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, văn hoá và an ninh

Tập Cận Bình: khả năng tự túc về công nghệ là ưu tiên cao nhất của Trung Quốc

Tập Cận Bình gặp mặt các cố vấn chính trị quốc gia từ Hiệp hội Xây dựng Dân chủ Quốc gia Trung Quốc và Liên đoàn Công nghệ và Thương mại toàn Trung Quốc

Cố vấn chính trị Bì Kiếm Long kêu gọi ra luật bảo vệ khu vực tư nhân

Các chuyên gia chip được chọn tham gia Lưỡng Hội thay vì các ông trùm Internet

Trung Quốc dự định thành lập cơ quan mới điều phối ngành vật liệu bán dẫn

Trung Quốc có kế hoạch bơm 1,9 tỷ đô la vào nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu

Sự biến mất của tỷ phú đầu tư công nghệ Bao Phàm khơi trở lại nỗi sợ hãi của các ông chủ công nghệ Trung Quốc

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hạ nhiệt sau cao trào tháng Giêng

FDI giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm

Lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ, phần lớn các công ty Hoa Kỳ không còn coi Trung Quốc là ưu tiên đầu tư

Trung Quốc đối phó với Starlink

Chad P. Bown và Yilin Wang: Đầu tư nước ngoài của Đài Loan, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tiếp tục đến Trung Quốc đại lục bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ

Dexter Roberts: Các nhà lãnh đạo mới sẽ có ý nghĩa gì đối với tương lai của Trung Quốc?

Jeffrey Ding: Đo lường động lực tự lực công nghệ của Trung Quốc

—————–

Toàn văn Báo cáo Công tác Chính phủ: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế khiêm tốn, nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh quốc gia, tự lực tự cường

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã thay mặt Quốc vụ viện đọc báo cáo Công tác Chính phủ tại phiên khai mạc kỳ họp đầu tiên của Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc khóa 14, được khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân vào sáng Chủ nhật ngày 5 tháng 3. Báo cáo Công tác Chính phủ phác thảo các mục tiêu, kế hoạch và ưu tiên của chính phủ trung ương cho năm tới và xem xét công việc của chính phủ từ năm trước. Báo cáo phục vụ như một tuyên bố chính sách công và hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương.

Theo báo cáo, Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay là “khoảng 5%”, ít tham vọng hơn dự đoán phổ biến và thấp hơn mục tiêu năm ngoái 5,5% (tuy nhiên Trung Quốc đã không đạt được mục tiêu này mà chỉ đạt mức tăng trưởng 3%.)

Theo Bloomberg, sở dĩ mục tiêu GDP được đưa ra khiêm tốn hơn vì mặc dù nền kinh tế Trung Quốc đang có dấu hiệu phục hồi, các nhà lãnh đạo Trung Quốc vẫn lo ngại về sự phục hồi kinh tế trước những dữ liệu về niềm tin của người tiêu dùng yếu, xuất khẩu giảm và thị trường bất động sản vẫn chịu áp lực. 

Chính phủ cũng đặt mục tiêu thâm hụt ngân sách tương đối cao là 3% – điều này có nghĩa giới lãnh đạo cho rằng họ sẽ cần chi một khoản đáng kể để hỗ trợ nền kinh tế.

Báo cáo Công tác Chính phủ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh quốc gia, ưu tiên hàng đầu trong bài phát biểu của Tập Cận Bình tại Đại hội Đảng vào tháng 10 năm ngoái, và kêu gọi tăng chi tiêu quốc phòng 7,2% lên 1,55 nghìn tỷ nhân dân tệ, mức tăng trưởng cao nhất nhất trong 4 năm.

“Tự lực và tự cường” là những mục tiêu chính của lĩnh vực công nghệ, theo báo cáo. 

Theo các nguồn tin, người kế nhiệm Lý Cường sẽ có một cuộc họp báo vào ngày 13 tháng 3 sau khi được bổ nhiệm làm thủ tướng mới của Chính phủ Trung Quốc và qua đây có thể dự đoán cách ông dự định quản lý nền kinh tế trong những năm tới.

Xem thêm:

Bản tiếng Trung toàn văn Báo cáo Công tác Chính phủ

Bản tiếng Anh toàn văn Báo cáo Công tác Chính phủ (bản chính thức sẽ được xuất bản bởi Tân Hoa Xã)

Bloomberg ngày 5/3/2023: China’s Cautious Growth Target Limits Help to World Economy. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 1/3/2023: China Leaders Surprised by Pace of Economy’s Rebound. Một bản PDF được lưu ở đây

Reuters ngày 1/3/2023: China’s factory activity stuns with fastest growth in a decade

Yicai Global ngày 1/3/2023: China’s Factory Activity Soars to 10-Year High in February

Reuters ngày 3/3/2023: How China’s new No.2 hastened the end of Xi’s zero-COVID policy 

Báo cáo Ngân sách năm 2023: Trung Quốc đầu tư cho khoa học công nghệ nhiều hơn an ninh nội địa, đầu tư quốc phòng đứng đầu và tiếp tục tăng 7,2%

Cụ thể, Trung Quốc dự tính chi tiêu cho quốc phòng 1.5537 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 7,2%; 208.972 tỷ %; 328.034 tỷ nhân dân tệ cho khoa học công nghệ, tăng 2%; 155.479 tỷ nhân dân tệ cho giáo dục, tăng 2%; lĩnh vực ngoại giao tăng 12,2% nhưng vẫn thấp hơn so với các lĩnh vực khác, chỉ có 54.836 tỷ nhân dân tệ. Chi tiêu cho các dịch vụ công cộng đã giảm nhẹ 0,7%, ở mức 156.799 tỷ nhân dân tệ.

Xem thêm:

Ministry of Finance – Report on the Excution of the Central and Local Budgets for 2022 and on the Draft Central and Local Budgets for 2023 (Chinese version).pdf

Ministry of Finance – Report on the Excution of the Central and Local Budgets for 2022 and on the Draft Central and Local Budgets for 2023 (English version).pdf

National Development and Reform Commission – Report on the Implementation of the 2022 Plan for National Economic and Social Development and on the 2023 Draft Plan for National Economic and Social Development (Chinese version).pdf

National Development and Reform Commission – Report on the Implementation of the 2022 Plan for National Economic and Social Development and on the 2023 Draft Plan for National Economic and Social Development (English version).pdf 

Tập Cận Bình thúc đẩy quyền kiểm soát trong các lĩnh vực công nghệ, tài chính, văn hoá và an ninh

Trong một bài phát biểu gần đây tại Uỷ ban Trung ương Đảng, Tập Cận Bình cho biết kế hoạch cải cách đảng-nhà nước sẽ “có tính mục tiêu, chuyên sâu và phạm vi rộng, chạm đến các lợi ích sâu xa.”

Tập Cận Bình tiếp tục tiến thêm một bước trong việc củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc dự kiến sẽ củng cố sự mở rộng kiểm soát của đảng trong các lĩnh vực quan trọng bao gồm công nghệ, tài chính, văn hoá và an ninh, theo The Wall Street Journal trích dẫn những nguồn tin được cho là thân cận với vấn đề.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 3/3/2023: China’s Xi Jinping Shrugs Off Criticism in Push for Even More Control. Một bản PDF được lưu ở đây.

Tập Cận Bình: khả năng tự túc về công nghệ là ưu tiên cao nhất của Trung Quốc

Tại ngày đầu tiên của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Tập với tư cách là một trong 144 đại biểu cấp tỉnh của Giang Tô đã tham gia thảo luận về Báo cáo Công tác Chính phủ cùng phái đoàn tỉnh Giang Tô. Tại đây, Tập nói với các quan chức có mặt rằng khả năng tự chủ về công nghệ trình độ cao là ưu tiên cao nhất của họ, “là con đường duy nhất thúc đẩy phát triển chất lượng cao.”

Đây là một sự thay đổi so với 16 tháng trước, tại Hội nghị Trung ương 6 tháng 11 năm 2021, Đảng đã nhất trí rằng “phải đạt được sự phát triển chất lượng cao với mở cửa là con đường duy nhất.”

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 5/3/2023: (两会受权发布)习近平在参加江苏代表团审议时强调 牢牢把握高质量发展这个首要任务-新华网

Tân Hoa Xã ngày 6/3/2023: Xi stresses high-quality development with Jiangsu delegation

Tân Hoa Xã ngày 6/3/2023: 习近平:任何时候中国都不能缺少制造业

Tân Hoa Xã ngày 6/3/2023: 两会特稿丨“勇挑大梁、走在前列”——习近平总书记参加江苏代表团审议侧记   

Gov.cn ngày 16/11/2021: 中共中央关于党的百年奋斗重大成就和历史经验的决议(全文) 

Tập Cận Bình gặp mặt các cố vấn chính trị quốc gia từ Hiệp hội Xây dựng Dân chủ Quốc gia Trung Quốc và Liên đoàn Công nghệ và Thương mại toàn Trung Quốc

Nội dung cuộc họp nhằm “định hướng đúng đắn để kinh tế tư nhân phát triển lành mạnh, chất lượng cao.” Theo báo cáo, Tập nhấn mạnh rằng Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn coi các doanh nghiệp tư nhân và doanh nhân tư nhân là thành viên gia đình. Cần phải hướng dẫn các doanh nghiệp và doanh nhân tư nhân hiểu chính xác các nguyên tắc và chính sách của Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, nâng cao sự tự tin của họ, dám nghĩ dám làm và hiện thực hoá sự phát triển lành mạnh và chất lượng cao của nền kinh tế tư nhân. 

Các doanh nghiệp tư nhân nên thực hành khái niệm phát triển mới, nắm bắt sâu những thiếu sót và thách thức trong sự phát triển nền kinh tế tư nhân, thay đổi phương thức phát triển, điều chỉnh cấu trúc công nghiệp, thay đổi động lực tăng trưởng, và có ý thức đi theo con đường phát triển cao.

Tập cũng một lần nữa nhấn mạnh về tự chủ công nghệ. Các doanh nghiệp tư nhân có khả năng và đủ điều kiện nên tăng cường đổi mới sáng tạo độc lập và đóng vai trò lớn hơn trong việc thúc đẩy tự chủ và tự cải thiện trong khoa học công nghệ, và chuyển đổi hiệu quả các thành tựu khoa học công nghệ. 

Cuối cùng, Tập nhấn mạnh cần tạo ra một môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại quyền sở hữu. Cả hai khối doanh nghiệp nhà nước và tư nhân đều là lực lượng quan trọng thúc đẩy thịnh vượng chung, và phải gánh vác trách nhiệm xã hội trong việc thúc đẩy thịnh vượng chung.

Xem thêm:

Nhân dân Nhật báo ngày 7/3/2023: 正确引导民营经济健康发展高质量发展 

Cố vấn chính trị Bì Kiếm Long kêu gọi ra luật bảo vệ khu vực tư nhân

Bì Kiếm Long, một thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã kêu gọi các nhà lập pháp hàng đầu của đất nước ban hành một đạo luật bảo vệ cụ thể quyền của các doanh nghiệp tư nhân và hạn chế các quan chức nhà nước can thiệp bất hợp pháp vào các tranh chấp kinh tế.

Bì nói với Caixin rằng ông sẽ đệ trình một đề xuất về luật trong cuộc họp Lưỡng Hội. Trong đề xuất, ông đã chỉ ra vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân trong việc thúc đẩy phát triển chất lượng đất nước, trích dẫn số liệu của chính phủ cho thấy khu vực này chiếm hơn 90% các thực thể thị trường, tạo ra được hơn 80% việc làm ở thành thị, và chiếm hơn 60% GDP của Trung Quốc.

Xem thêm:

Caixin Global ngày 2/3/2023: Political Advisor Calls for Law to Protect Private Sector as Growth Slows

Các chuyên gia chip được chọn tham gia Lưỡng Hội thay vì các ông trùm Internet

Sau hai nhiệm kỳ 5 năm, Mã Hoá Đằng của Tencent đã không còn được ở trong danh sách đại biểu của Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc năm nay. Lý Ngạn Hoành của công cụ tìm kiếm Baidu, William Đinh Lôi – người sáng lập Netease, và nhà đầu tư mạo hiểm hàng đầu Neil Shen không còn là đại biểu tham dự Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc. “Toàn bộ lĩnh vực công nghệ [đã] lọt vào tầm ngắm của chính phủ. Với xu hướng đảng điều hành mọi thứ, những nhân vật như vậy đã không còn vai trò gì,” Duncan Clark, người sáng lập công ty tư vấn BDA có trụ sở tại Bắc Kinh, nhận định.

Mặt khác, trong danh sách đại biểu Lưỡng Hội có những nhân vật nổi bật thể hiện khát vọng của Tập trong các lĩnh vực chiến lược từ vật liệu bán dẫn, xe điện cho đến trí tuệ nhân tạo. Đó là một chuyên gia chip hàng đầu mà gần đây đã đề xuất các cách để chống lại lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ, Lôi Quân – người từ Chủ tịch tập đoàn Xiaomi trở thành doanh nhân trong lĩnh vực xe điện, chủ tịch Hua Hong Semiconductor Ltd. – nhà sản xuất chip do nhà nước hậu thuẫn, và Chủ tịch nhà phát triển chip AI Cambricon Technologies Corp.

Xem thêm:

Financial Times ngày 3/3/2023: Tencent boss Pony Ma left out of China’s signature political gathering. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 2/3/2023: China NPC Delegate Picks Favor Chip Experts Over Internet Tycoons. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc dự định thành lập cơ quan mới điều phối ngành vật liệu bán dẫn

Vào thứ Năm ngày 2 tháng 3, Phó Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lưu Hạc đã ngồi cùng với các nhà sản xuất chip Trung Quốc để thảo luận về cách thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc. Những người tham dự là những nhân vật lớn và giỏi nhất trong các lĩnh vực hoạch định chính sách công nghiệp bán dẫn và các nhà sản xuất, trong đó có: SMIC – công ty sản xuất chip tốt nhất Trung Quốc, Kim Tráng Long – Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin, Vương Chí Cương – Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Dịch Cương – thống đốc ngân hàng trung ương.

Lưu đã kêu gọi thành lập một “hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia” để thúc đẩy tiến bộ công nghệ trong phát triển vật liệu bán dẫn. Trên thực tế, đây là một đề xuất mà Uỷ ban Trung ương Đảng đã đưa ra hồi năm 2019 với ý tưởng phối hợp chính phủ, viện nghiên cứu và công ty để phát triển các công nghệ cốt lõi. Ý tưởng này đã bị trì hoãn cho đến khi Tập Cận Bình hồi sinh trở lại vào tháng 9 năm ngoái. Dựa trên thành phần tham gia, nhóm tư vấn Trivium dự đoán sẽ hình thành một nhóm chỉ đạo ngành công nghiệp bán dẫn tập trung vào điều phối chính sách công nghiệp, tài chính và giáo dục với nhu cầu thương nghiệp.

Xem thêm:

Tân Hoa Xã ngày 2/3/2023: 刘鹤调研集成电路企业并主持召开座谈会-新华网

CCTV ngày 2/3/2023: [视频]刘鹤调研集成电路企业并主持召开座谈会

Trung Quốc có kế hoạch bơm 1,9 tỷ đô la vào nhà sản xuất chip nhớ hàng đầu

Trung Quốc đã cam kết đầu tư thêm 1,9 tỷ USD vào nhà sản xuất chip nhớ lớn nhất nước này. Quy mô đầu tư cho thấy Bắc Kinh một lần nữa tăng cường chi tiêu cho ngành công nghiệp bán dẫn đang gặp khó khăn của mình, vốn đang vừa phải vật lộn để phá vỡ các hạn chế của Hoa Kỳ về công nghệ vừa vật lộn với nhu cầu toàn cầu sụt giảm.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 2/3/2023: China Plans to Inject $1.9 Billion Into Top Memory Chipmaker. Một bản PDF được lưu ở đây.

Sự biến mất của tỷ phú đầu tư công nghệ Bao Phàm khơi trở lại nỗi sợ hãi của các ông chủ công nghệ Trung Quốc về Tập

Sau hai năm đàn áp khu vực tư nhân, Tập Cận Bình đang cố gắng thuyết phục các doanh nhân Trung Quốc, họ có thể trở lại một cách an toàn để thành lập công ty khởi nghiệp công nghệ và xây dựng lại nền kinh tế của đất nước. Nhưng lần này, sự thuyết phục đó sẽ khó khăn hơn để thành công. Mỗi lần Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như giảm bớt cuộc tấn công vào doanh nghiệp tư nhân – bắt đầu vào năm 2020 với tỷ phú Jack Ma – thì tiếp theo đó nó lan truyền đến các lĩnh vực mới. Trong dấu hiệu mới nhất, là sự biến mất của ông chủ ngân hàng ngành công nghệ. 

“Chúng ta chỉ còn cách chờ đợi chính phủ trừng phạt bất cứ ai mà họ nghĩ là đang làm sai và chấp nhận rằng bạn không thể làm được gì,” một nhà sáng lập công ty khởi nghiệp công nghệ trong số những doanh nhân, nhà đầu tư Trung Quốc mà Bloomberg phỏng vấn. 

Xem thêm:

Bloomberg ngày 6/3/2023: Missing Banker Reignites Fear of Xi Among China’s Tech Bosses. Một bản PDF được lưu ở đây.

Đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc hạ nhiệt sau cao trào tháng Giêng

Theo các nhà phân tích, đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Trung Quốc đã giảm mạnh vào tháng 2 sau mức cao kỷ lục vào tháng 1 do sự hào hứng ban đầu về việc nước này mở cửa trở lại giảm dần cùng dữ liệu kinh tế kém xuất sắc từ kỳ nghỉ Tết Nguyên đán và căng thẳng địa chính trị gia tăng. 

Xem thêm:

Caixin Global ngày 24/2/2023: Foreign Investors Cool on China After Record Stock Buying in January

FDI giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm

Đầu tư của các công ty nước ngoài vào Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm vào nửa cuối năm ngoái, nguyên nhân do những căng thẳng với Hoa Kỳ, triển vọng tăng trưởng mờ nhạt và lo ngại về khả năng thụt lùi trong cải cách kinh tế, theo Nikkei Asia.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 28/2/2023: Foreign investment in China slumps to 18-year low

Lần đầu tiên sau một phần tư thế kỷ, phần lớn các công ty Hoa Kỳ không còn coi Trung Quốc là ưu tiên đầu tư

Trung Quốc đã không còn là một trong ba lựa chọn đầu tư hàng đầu của đa số các công ty Hoa Kỳ, theo một cuộc khảo sát mới từ Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc.

Michael Hart, chủ tịch Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Trung Quốc, cho biết: “Trung Quốc vẫn quan trọng nhưng không phải là một trong những điểm đến hàng đầu của phần lớn các công ty.”

Xem thêm:

AmCham China (2023) China Business Climate Survey Report.pdf 

Bloomberg ngày 1/3/2023: Majority of US Firms Don’t See China as Priority for Investment. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 1/3/2023: Citigroup Clients Are Shifting Supply Chains Away from China. Một bản PDF được lưu ở đây

Bloomberg ngày 28/2/2023: Apple (AAPL) Suppliers Are Racing to Exit China, AirPods Maker Says. Một bản PDF được lưu ở đây.

Trung Quốc đối phó với Starlink

Nhận thấy sức mạnh của Starlink trong cuộc chiến ở Ukraine, quân đội Trung Quốc đã suy nghĩ về cách chống lại nó. Gần đây, trong ấn phẩm tháng hai của Command, Control and Simulation Journal, một nhà nghiên cứu tại Đại học Kỹ thuật Vũ trụ Trung Quốc đã xuất bản một bài báo với tựa đề “The Impact of Starlink’s Constellation on Space Situational Awareness and Countermeasures.” 

Bài báo nói rằng gần 42.000 vệ tinh quỹ đạo thấp của Starlink có tiềm năng quân sự cao cũng như đưa ra một mối đe dọa lớn đối với sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực không gian.

Công ty TNHH Mạng lưới Vệ tinh Trung Quốc có kế hoạch đặt tên 国网 (có nghĩa là mạng quốc gia), nhằm triển khai 13.000 vệ tinh internet quỹ đạo thấp, để cạnh tranh và chiếm giữ quỹ đạo và tần số vô tuyến. Công ty đó được thành lập bởi Ủy ban quản lý và giám sát tài sản của nhà nước (SASAC) vào ngày 28 tháng 4 năm 2021, với 10 tỷ nhân dân tệ ở vốn điều lệ.

Bài báo cũng nói họ có thể triển khai vũ khí gây chết người trên các vệ tinh, chẳng hạn như laser và vũ khí vi sóng công suất cao, để tấn công các vệ tinh Starlink. Nếu cần thiết, (Trung Quốc) có thể làm tê liệt Starlink với chiến tranh điện tử chuyên dụng và các kỹ thuật gây nhiễu điện từ tinh vi.

Chủ sở hữu SpaceX, Elon Musk, đã đề cập vào ngày 7 tháng 10 năm 2022, rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã cho biết họ không muốn Musk sử dụng Starlink để giúp quân đội Ukraine và yêu cầu ông đảm bảo không bán dịch vụ Starlink ở Trung Quốc. Musk cũng cho biết vào năm 2015 rằng ĐCSTQ đe dọa họ sẽ thổi bay các vệ tinh của ông nếu ông cung cấp cho người dân Trung Quốc dịch vụ mạng bỏ qua sự kiểm duyệt của ĐCSTQ.

Chad P. Bown và Yilin Wang: Đầu tư nước ngoài của Đài Loan, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, tiếp tục đến Trung Quốc đại lục bất chấp sự kiểm soát chặt chẽ

Theo các nhà nghiên cứu thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, bất chấp những nỗ lực đa dạng hóa, phần lớn các khoản đầu tư nước ngoài của Đài Loan vẫn ở Trung Quốc đại lục. Các khoản đầu tư của Đài Loan vào lĩnh vực công nghệ Trung Quốc cũng tiếp tục mạnh mẽ, bất chấp sự kiểm soát của Đài Loan đối với các khoản đầu tư vào Trung Quốc đại lục. Ngày nay, hơn 50% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty Đài Loan vẫn nằm ở Trung Quốc đại lục. 

Mặc dù dòng vốn vào Trung Quốc đại lục đã chững lại và có dấu hiệu giảm, Đài Loan vẫn gặp khó khăn trong việc tăng đầu tư nước ngoài vào Singapore, Việt Nam và các quốc gia khác ở Đông Nam Á đang cạnh tranh để trở thành lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.

Xem thêm:

PIIE ngày 27/2/2023: Taiwan’s outbound foreign investment, particularly in tech, continues to go to mainland China despite strict controls 

Dexter Roberts: Các nhà lãnh đạo mới sẽ có ý nghĩa gì đối với tương lai của Trung Quốc?

Theo quan sát của thành viên cao cấp của Sáng kiến An ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương thuộc Hội đồng Atlantic, những dự đoán của giới phân tích có thể chia làm bao nhóm:

Nhóm thứ nhất, và phổ biến nhất, là quan điểm cho rằng Tập đã thành công trong việc lập một nhóm gồm những người biết vâng lời chưa từng có đối với nhà lãnh đạo cao nhất, những người sẽ không bao giờ dám đứng lên chống lại ông ta; đó được coi là một tin rất xấu đối với Trung Quốc, và là một bước lùi về thời đại Mao Trạch Đông khi quyền lực không bị kiểm soát của một nhà lãnh đạo hoang tưởng tự đại đã dẫn đến sự thái quá triệt để của Đại nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa. Lập luận này cho rằng hướng đi nguy hiểm và sai lầm mà Tập sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới chắc chắn sẽ được bộc lộ.

Nhóm thứ hai, mới xuất hiện và không có gì đáng ngạc nhiên, rất phổ biến trong giới đầu cơ ở Trung Quốc, là lý thuyết cho rằng một lứa lãnh đạo mới có tư duy thị trường giờ đây cuối cùng sẽ có thể đẩy lùi một Tập Cận Bình đang suy yếu, cản trở một số ý tưởng tồi tệ nhất của ông ta. Một bài báo gần đây của Reuters cho biết Thủ tướng sắp tới Lý Cường đã đóng vai chính trong việc thúc đẩy sự chấm dứt chính sách Zero Covid gây thiệt hại cho nền kinh tế, nhưng lại là một chính sách đặc trưng của Tập.

Và nhóm thứ ba đưa ra lập luận rằng việc có nhiều người của Tập Cận Bình ở các vị trí hàng đầu rốt cuộc có thể không quá tệ. Họ sẽ không đối đầu với Tập như Lý Khắc Cường dường như đã từng cố gắng làm và không thành công. Thay vào đó, sự gần gũi của các nhà lãnh đạo mới với Tập được coi là một điều tích cực, cho phép họ làm việc với ông chủ hàng đầu vẫn còn rất quyền lực của Trung Quốc, và do đó khéo léo thúc đẩy ông đi theo con đường cải cách đúng đắn.

Tuy nhiên theo Roberts, nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sẽ tiếp tục chi phối việc ra quyết định và do vậy chi phối tương lai đất nước Trung Quốc. Điều mà bản thân Tập Cận Bình quyết định làm quan trọng hơn nhiều đối với tương lai của đất nước, so với tính cách hoặc sự thiếu vắng tính cách của sáu thành viên khác trong Ủy ban Thường vụ.

Và Trung Quốc có thể tiếp tục rút lại một số chính sách gây lo ngại cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, như đã xảy ra với Thịnh vượng chung và cuộc đàn áp đối với lĩnh vực công nghệ và thị trường bất động sản. Điều đó sẽ xảy ra bởi vì chính Tập Cận Bình quyết định rằng nó sẽ xảy ra, chứ không phải do áp lực của những người khác.

Cuối cùng, vì không có dấu hiệu thuyết phục nào cho thấy bản thân Tập đã thực sự thay đổi niềm tin cốt lõi của mình (trong một bài báo vào ngày 16 tháng 2, Tập một lần nữa nhấn mạnh chủ đề yêu thích của mình, viết về sự cần thiết phải “kiên định củng cố và phát triển khu vực công” và rằng “nền kinh tế Trung Quốc phải đảm bảo an ninh quốc gia”), chúng ta có thể giả định rằng những thay đổi cổ vũ thị trường gần đây – và bất kỳ thay đổi nào trong tương lai – có thể sẽ chỉ là tạm thời.

“Tập Cận Bình tin rằng đây là cách hệ thống nên hoạt động và trong khi các doanh nhân kiếm được lợi nhuận, đóng thuế và thuê người, họ cũng cần đảm bảo rằng hoạt động kinh doanh của họ phù hợp với các mục tiêu của ĐCSTQ,” Roberts nói với DW News.

Xem thêm:

DW News ngày 1/3/2023: Why is China cracking down on prominent business figures? 

Jeffrey Ding: Đo lường động lực tự lực công nghệ của Trung Quốc

Theo nhà nghiên cứu Khoa học Chính trị tại Đại học George Washington, những đánh giá về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo nội địa sẽ không có kết quả nếu không có những thước đo rõ ràng về khả năng tự túc về công nghệ. Tuy nhiên, các chỉ số về đổi mới sáng tạo nội địa mơ hồ hơn các chỉ số khoa học và công nghệ khác, điều này làm phức tạp thêm các đánh giá đó. Thật vậy, những đánh giá về nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm sự phụ thuộc vào nước ngoài trong các lĩnh vực công nghệ thông tin bị lu mờ bởi sự nhầm lẫn về định nghĩa đổi mới sáng tạo nội địa và mở rộng “vùng xám” giữa các công ty trong nước và nước ngoài.

Xem thêm:

Jeffrey Ding (2023) Measuring China’s Technological Self-Reliance Drive.pdf 

—————

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Dựa vào hỗ trợ tài chính từ cộng đồng là cách để chúng tôi có thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào tổ chức chính trị hay thương mại nào. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy cần phải có một dự án tri thức độc lập, hãy chung tay với chúng tôi để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.