Thực hiện: Craig H. Allen
Tóm lược và dịch thuật: Lê Xuân Phương (với sự hiệu đính của các thành viên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông)

Bản tóm tắt này được tiến hành trong một phần của dự án nghiên cứu về các cơ chế giải quyết tranh chấp biển của Viện Luật Hoa Kỳ – Châu Á. Dự án này được viện bắt đầu tiến hành vào năm 2018 để tìm hiểu về các trường hợp giải quyết tranh chấp biển giữa các quốc gia được giải quyết thành công và rút ra bài học cho các chính phủ. Trong đó, Dự án đặc biệt tập trung vào việc trả lời cho 2 câu hỏi lớn: (1) Khi nào các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế có hiệu lực trong việc giải quyết tranh chấp biển; và (2) Những ngầm hiểu nào có thể được áp dụng đối với các tranh chấp biển ở Đông Á, thông qua việc tổ chức các hội thảo để các luật sư và học giả hàng đầu trong lĩnh vực pháp lý quốc tế phân tích các tranh chấp biển điển hình được chọn từ các khu vực trên thế giới.
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông sẽ dần lược dịch giới thiệu tới những độc giả quan tâm và đang tìm kiếm một cơ chế giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
———-
Trong tóm tắt của tác giả Craig H. Allen về vụ giải quyết tranh chấp biển giữa Romania và Ukraine tập trung vào các vấn đề quan trọng như: (1) Tóm tắt vụ án và lịch sử tố tụng: (i) thẩm quyền và lịch sử tố tụng, (ii) Quan điểm của các bên tranh chấp; (2) Tóm tắt các vấn đề cơ bản của vụ án; (3) Thi hành các kết luận của Tòa; (4) Kết luận chung; và (5) Các yếu tố liên quan đến trường hợp tranh chấp Biển Hoa Đông.
Đối với vụ việc này, điểm khác biệt nổi bật nhất đối với tranh chấp Biển Hoa Đông là các bên tranh chấp sẵn sàng giải quyết tranh chấp và chấp nhận thẩm quyền của ICJ đồng thời tranh chấp Biển Đen giữa Romania và Ukraine cũng không liên quan đến các tranh chấp chủ quyền. Hai quốc gia này cũng không phải là cường quốc hàng hải hay cường quốc hải quân, đồng thời không bị chi phối bởi một đảng lãnh đạo duy nhất. Ngoài những khác biệt về địa chính trị, địa lý, việc đối đãi với khu vực Biển Đen bao quanh cũng khá khác so với Biển Hoa Đông. Cuối cùng, trái ngược với vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, cả Romania và Ukraine đều không có nhiều thời gian vì đều không phải là cường quốc đang lên trong khu vực. Bài tóm tắt cũng nhấn mạnh đến việc trong một số trường hợp phân định biển không nhất thiết phải tính đến sự hiện diện của các đảo rất nhỏ (không có tiềm năng tạo ra các vùng biển xung quanh) nếu như cách tiếp cận đến các đảo này sẽ tạo ra sự không tương xứng đối với đường phân định đang được xem xét.
Xem toàn văn tóm tắt ở đây.
Toàn bộ hồ sơ vụ phân định biển giữa Romania và Ukraine.
Lê Xuân Phương là thạc sĩ, giảng viên về Luật Biển quốc tế và là trợ lý Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
———-
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.