Geopolitical Consequences of the 21st Century New Maritime Silk Road for Southeast Asian Countries
Tác giả: Péter Klemensits
Contemporary Chinese Political Economy and Strategic Relations: An International Journal Vol 4(1), tháng 4 năm 2018: pp. 107-138
Biên dịch: Thu Hà | Hiệu đính: Trần Quang
Tóm tắt:
Một trong những nhân tố quan trọng của sáng kiến Một Vành đai, Một con đường (OBOR) do Trung Quốc đưa ra vào năm 2013 là khái niệm Con đường Tơ lụa trên Biển (MSR) thế kỷ 21. Bài viết tóm tắt khái niệm và các động cơ của Trung Quốc nói chung trong MSR Thế kỷ 21, đồng thời trình bày chi tiết sự tham gia của các nước Đông Nam Á vào dự án cũng như các hệ quả về địa chính trị mà hợp tác này mang lại cho khu vực. Trong số các quốc gia ASEAN, Indonesia thể hiện sự hào hứng mạnh mẽ nhất đối với các kế hoạch của Trung Quốc, Malaysia, Myanmar và Philippines cũng có mong muốn tham gia các dự án do Trung Quốc dẫn dắt. Bài viết kết luận, MSR có ý nghĩa quan trọng về mặt địa chính trị vì nó đã trở thành nhân tố quyết định trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đối với các nước ASEAN, MSR đặc biệt thể hiện mục đích chiến lược rõ ràng hơn: việc củng cố ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực ở cả khía cạnh kinh tế và chính trị chiếm vị trí ưu tiên do quan hệ cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết luận:
Sáng kiến OBOR, và MSR Mới được coi là một thương vụ kiệt xuất và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử trên nhiều khía cạnh. Kế hoạch đầy tham vọng – thể hiện rõ vai trò toàn cầu ngày càng lên cao của Trung Quốc – chủ yếu tập trung vào lợi ích của đất nươc đông dân nhất thế giới này nhưng đồng thời cũng hứa hẹn lợi ích cho tất cả các quốc gia thành viên tham gia về dài hạn. Bắc Kinh đã đúng khi nhận ra rằng trong thế giới toàn cầu hóa, chỉ các giải pháp đa phương như vậy mới thích hợp, đồng thời là các giải pháp cho phép hợp tác và tương tác về văn hóa giữa các khu vực xa xôi trên thế giới.
Mặt khác, chúng ta phải lưu ý rằng MSR có ý nghĩa đáng kể về mặt địa chính trị, đặc biệt đối với khu vực Đông Nam Á, vì nó có vai trò như là một nhân tố quan trọng trong chính sách ngoại giao và địa chiến lược Trung Quốc. Trong khu vực, mục tiêu chiến lược lớn hơn là hợp tác chặt chẽ với các quốc gia ASEAN, từ đó thực thi ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ở cả khía cạnh chính trị và kinh tế, từ đó giành lợi thế trong cuộc cạnh tranh toàn cầu với Mỹ.
Trong bài viết này, tác giả lập luận rằng Trung Quốc có ý định khiến các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào các công cụ kinh tế, với MSR Mới, và trong trường hợp thành công, nước này cũng có thể sử dụng nó cho các mục tiêu địa chính trị trong tương lai. Hiện tại, khả năng thành công của kế hoạch này là tương đối cao do các quốc gia ASEAN phản ứng tương đối tích cực với sáng kiến của Trung Quốc và các lợi ích kinh tế đã khiến các nước này dường như sẵn sàng chấp nhận phụ thuộc vào Trung Quốc ở một mức độ nhất định. Về mặt toàn cầu, MSR Mới nhận được sự ủng hộ cần thiết vì các quốc gia châu Phi và Châu Âu cũng ủng hộ sáng kiến này.
Thay đổi trong cân bằng quyền lực rõ ràng đã đóng một vai trò đáng kể trong quá trình thực hiện MSR Mới. Vị thế của Mỹ suy giảm đã buộc các nước trong khu vực phải hợp tác với Trung Quốc, và Mỹ không có chính sách đáp những ưu thế về kinh tế của Bắc Kinh. Chính sách hiện tại của Philippines đã thể hiện tình hình này rất rõ. Câu hỏi quan trọng là liệu Chính phủ Trump có thể có khả năng duy trì hoặc thậm chí là củng cố vị trí siêu cường của Mỹ tại khu vực hay không, nếu không – nhờ MSR Mới- việc chiếm ưu thế về kinh tế của Trung Quốc sẽ nhanh chóng kéo theo sự mở rộng ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc đồng thời hệ thống chư hầu cũ sẽ được phục hồi.
Đọc toàn văn nghiên cứu tại Péter Klemensits (2018) Geopolitical Consequences of the 21st Century New Maritime Silk Road for Southeast Asian Countries [PDF]
Có thể đọc một bản dịch tiếng Việt tại http://nghiencuubiendong.vn/trung-tam-du-lieu-bien-dong/doc_download/1179-con-ng-t-la-tren-bin-mi-th-k-21-h-qu-a-chinh-tr-i-vi-cac-quc-gia-ong-nam-a [PDF]
Péter Klemensits, Tiễn sĩ, Thạc sĩ, Tư vấn Cao cấp tại Viện Địa chiến lược Athene, Quỹ Địa Chiến lược Pallas Athene, Ngân hàng Trung ương Hungary, Budapest. Từ năm 2015, ông là Giảng viên tại Khoa Nghiên cứu Quốc tế Viện Nghiên cứu Quốc tế và Khoa học Chính trị, trường Đại học Pázmány Péter Catholic, Budapest. Ông đồng thời là nghiên cứu viên bán thời gian tại Nhóm Nghiên cứu Đông Á hiện đại, Đại học Pázmány Péter Catholic. Ông lấy bằng Thạc sỹ về Lịch sử và Tiến sỹ về Khoa học Quân sự. Hiện tại ông đang theo đuổi bằng Tiến sỹ về địa chính trị tại Trường Nghiên cứu sinh Khoa học Trái đất, thuộc Đại học Pécs. Các nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề lịch sử hiện đại và chính sách an ninh ở Đông Nam Á, tập trung vào Philippines. Email:klemensits.peter@pageobudapest.hu.
———-
Các ấn phẩm giới thiệu trên Dự án Đại Sự Ký Biển Đông không nhất thiết thể hiện quan điểm của tất cả thành viên và cộng tác viên, hay các nhà tài trợ Dự án Đại Sự Ký Biển Đông.
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích và muốn giúp Dự án duy trì hoạt động phi chính trị và phi lợi nhuận, hãy tài trợ cho chúng tôi thông qua địa chỉ Paypal sukybiendong@gmail.com. Báo cáo tài chính sẽ được thông báo vào cuối mỗi hai năm. Xin trân trọng cảm ơn.