Những Không Ảnh Mới Cho Thấy Trung Quốc Sắp Hoàn Thành Quân Sự Hoá Biển Đông

Tác giả: Frances Mangosing

INQUIRER.net ngày 5 tháng 2 năm 2018

Biên dịch: Bùi Ngọc Hà. Hiệu đính: Huệ Việt 

Những không ảnh mà Inquirer.net có được từ một nguồn tin cho thấy Trung Quốc gần như đã hoàn thành việc biến đổi bảy thực thể địa lý trong quần đảo Trường Sa thành các “đảo pháo đài”, trong nỗ lực nhằm thống trị các vùng tranh chấp căng thẳng trên Biển Đông.

Hầu hết các bức ảnh được chụp trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 2017 từ độ cao 1.500 mét. Chúng cho thấy các thực thể địa lý mà đã bị biến đổi thành đảo nhân tạo đang ở trong giai đoạn phát triển cuối cùng, trở thành căn cứ không quân và hải quân. Khi được xem các bức ảnh này, Eugenio Bito-onon Jr., cựu thị trưởng của thị trấn Kalayaan trên đảo Thị Tứ (Thitu Island), đã nhận ra các công trình mới trên các đảo nhân tạo. Ông cho biết đã từng thấy việc xây dựng đang diễn ra khi ông bay qua các đảo này với các nhà báo nước ngoài gần hai năm trước.

“Những bức ảnh này là thật. Tôi đã bay với HBO trước cuộc bầu cử năm 2016. Chúng tôi đã nhận được cảnh báo lặp lại từ Trung Quốc vì chúng tôi đang đi vòng quanh các đảo. Tôi thấy hiện tại ở đó đã có các thực thể dọc bổ sung”, Bito-onon nói.

Với việc xây dựng không thể kiểm soát này, Trung Quốc sẽ sớm có các pháo đài quân sự trên Đá Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Vành Khăn, Subi và Hughes mà từ đó có thể triển khai sức mạnh quân sự xuyên suốt khu vực.

Nằm Trong EEZ của Philippines 

Một trong những thực thể địa lý, Vành Khăn, nằm trong 370 km vùng độc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines ở Biển Đông. Toà Trọng tài thường trực do LHQ hậu thuẫn tại Hague đã ra phán quyết rằng rạn Vành Khăn thuộc về Philippines.

Trong một báo cáo về việc quân sự hoá Biển Đông của Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái, Chương trình Sáng kiến ​​minh bạch Hàng hải của Mỹ (AMTI) cho biết, rạn Vành Khăn được xây dựng nhiều nhất vào năm 2017, với công trình trải dài 110.000 mét vuông.

Đường băng cho ba thực thể địa lý lớn nhất – Đá Chữ Thập, Đá Vành Khăn và Subi – dường như đã được hoàn thành hoặc gần như đã sẵn sàng đi vào sử dụng. Các ngọn hải đăng, vòm bọc rada, phương tiện truyền thông, kho máy bay và cao ốc cũng được xây dựng.

AMTI, trong một bài viết mô tả năm 2017 là “năm Trung Quốc xây dựng các công trình cơ  bản” trên Biển Đông, đã ghi nhận sự có mặt của các đường hầm ngầm, hầm trú ẩn, radar và ăng-ten tần số cao trên các hòn đảo nhân tạo.

Các bức ảnh thu được bởi Inquirer.net cho thấy sự hiện diện nhất quán của các tàu hàng được cho là được sử dụng trong việc vận chuyển vật liệu xây dựng cho các hòn đảo nhân tạo.

Tàu quân sự 

Ba tàu quân sự có khả năng vận chuyển binh lính và vũ khí đã cập cảng tại rặng Vành Khăn trong một bức ảnh chụp vào ngày 30 tháng 12 vừa qua. Đây là hai tàu vận tải (Hull Nos. 830 và 831) và một tàu vận tải đổ bộ (989).

Tàu Luoyang (527), một loại tàu khu trục tên lửa loại 053H3 lớp Jiangwei II, đã được trông thấy cách Subi khoảng một cây số vào ngày 15 tháng 11. Loại tàu chiến này có hai tàu phóng bốn nòng được lắp đặt giữa tàu. Nó cũng có một khẩu pháo kích thước 100 mm loại 79A đặt trên cung boong, có khả năng bắn quả pháo 15 kg với tốc độ 18 vòng / phút đi xa tới 22 km.

Ngày 16 tháng 6 vừa qua, tàu Lộ Châu (592), một loại tàu khu trục tên lửa Type 056 lớp Jiangdao, đã được chụp ảnh tại rạn Vành Khăn. Theo báo cáo của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, con tàu này đã tham gia các cuộc tập trận bắn súng trực tiếp tại Biển Đông hồi tháng 12 năm ngoái. Trên những thực thể địa lý nhỏ hơn- Gaven, Châu Viên, McKennan và Gạc Ma- những bức ảnh cho thấy các sân bay trực thăng, tuabin gió, tháp quan sát, vòm bọc rada và tháp truyền thông đã được xây dựng.

Một bức ảnh được chụp vào ngày 28 tháng 11 vừa qua cho thấy một khẩu pháo 100 mm đã được đặt trên rạn McKennan.

14 Jan 2017 Các loại tàu hải quân và hải giám ở Fiery Cross
Các loại tàu hải quân và hải giám của Trung Quốc trong khu vực Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ngày 14 tháng 1 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
28 Nov 2017 Tàu vận tải
Những tàu chở hàng của Trung Quốc trong khu vực Đá Chữ Thập ngày 28 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
28 Nov 2017
Các công trình và cấu trúc được xây trên Đá Chữ Thập tại ngày 28 tháng 11 năm 2017. (Nguồn: INQUIRER.net)
28 Nov 2017 Johnson South Reef
Toàn cảnh Gạc Ma ngày 28 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net

10 Oct 2017 Tàu vận tải ở Subi Reef
Những tàu chở hàng của Trung Quốc ở Subi ngày 10 tháng 10 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
10 Oct 2017 Tàu vận tải ở Subi Reef 2
Những tàu chở hàng của Trung Quốc ở Subi ngày 10 tháng 10 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
10 Oct 2017 Tàu vận tải ở Subi Reef 3
Những tàu chở hàng của Trung Quốc ở Subi ngày 10 tháng 10 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
15 Nov 2017 Subi Reef
Toàn cảnh Subi ngày 15 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
15 Nov 2017 Tàu quân sự ở Subi Reef
Tàu khu trục tên lửa lớp Jiangwei-II Louyang số hiệu 527 xuất hiện ở Subi ngày 15 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
15 Nov 2017 Tàu hải giám ở Subi Reef
Tàu hải giám Trung Quốc số hiệu 46115 ở Subi ngày 15 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
15 Nov 2017 Tàu vận tải và cung cấp ở Subi Reef
Các loại tàu vận tải, tàu tiếp tế và tàu cá ở Subi ngày 15 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
28 Nov Subi Reef
Các loại tàu của Trung Quốc ở khu vực rạn Subi ngày 28 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net

28 Nov 2017 McKennan Reef
Rạn McKennan ngày 28 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
09 June 2016
Châu Viên ngày 9 tháng 6 năm 2016. Nguồn: INQUIRER.net
28 Nov 2017 Gaven Reef
Gaven ngày 28 tháng 11 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net

16 June 2017 Toàn cảnh Vành Khăn
Toàn cảnh rạn Vành Khăn ngày 16 tháng 6 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
16 June 2017
Các tàu chở hàng được dùng để vận chuyển các vật liệu xây dựng. Rạn Vành Khăn ngày 16 tháng 6 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
16 June 2017 Tàu quân sự 592 trong Vành Khăn
Tàu quân sự số hiệu 592 ở Vành Khăn ngày 16 tháng 6 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
16 June 2017 Tàu quân sự 592 trong Vành Khăn 2
Cận cảnh tàu quân sự số hiệu 592 ở rạn Vành Khăn ngày 16 tháng 6 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
30 Dec 2017 Vành Khăn
Toàn cảnh rạn Vành Khăn ngày 30 tháng 12 năm 2017. Nguồn: INQURER.net
30 Dec 2017 Radome in Mischief reef
Radome trên Vành Khăn ngày 30 tháng 12 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
30 Dec 2017 Các loại tàu ở Vành Khăn
Các loại tàu ở Vành Khăn ngày 30 tháng 12 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net
30 Dec 2017 Đường băng trên Vành Khăn
Đường băng trên Vành Khăn ngày 30 tháng 12 năm 2017. Nguồn: INQUIRER.net

Thoả thuận giữ nguyên hiện trạng bị bỏ qua 

Mức độ phát triển trên các thực thể địa lý cho thấy rằng Trung Quốc đã thẳng tiến với việc xây dựng tiền đồn quân sự ở Trường Sa bất chấp thoả thuận năm 2002 với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm 10 thành viên là không thay đổi hiện trạng bất kỳ thực thể nào trên biển.

Đồng thời, Trung Quốc đã giảm nhẹ tác động của hoạt động xây dựng quân sự bằng các cam kết đầu tư vào Philippines và thảo luận về một khuôn khổ để đàm phán với ASEAN về một bộ quy tắc ứng xử quản lý các yêu sách đối địch nhau trên tuyến hàng hải chiến lược.

Các cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân và tên lửa của CHDCND Triều Tiên cũng đã giúp thu hút sự chú ý của quốc tế khỏi các hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên các thực thể địa lý ở Biển Đông, mặc dù các tuyên bố gần đây của Malacañang (Điện Tổng thống Philippines) cho thấy Philippines không thật sự không biết về sự trỗi dậy quân sự của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Roque: Đây không phải là tin mới 

Phát ngôn viên của Tổng thống Harry Roque nói trong một cuộc họp tháng trước rằng việc quân sự hoá ở Biển Đông của Trung Quốc không phải là tin mới nhưng Philippines sẽ không phản đối, miễn là Trung Quốc giữ “cam kết thiện chí” rằng sẽ không xây thêm bất cứ đảo nào trên Biển Đông.

“Thông tin rằng họ đang dùng nó như những căn cứ quân sự, theo tôi được biết, không có gì là mới. Đó không phải là tin tức bởi vì chúng tôi đã luôn chống lại việc quân sự hoá khu vực. Nhưng cam kết thiện chí là không xây thêm đảo mới. Tôi hy vọng đã làm rõ vấn đề này” Roque nói.

Ông cũng bổ sung: “Vấn đề là, Trung Quốc đã có hành động nào vi phạm cam kết sẽ không xây thêm bất kỳ đảo mới nào trong khu vực chưa? Nếu như chưa, thì chúng ta nên tiếp tục tôn trọng thực tế rằng họ đang giữ đúng cam kết không làm vậy. Nhưng tôi nghĩ, ngay từ lúc đầu, Trung Quốc, chúng ta đã biết, đã quân sự hoá khu vực bằng cách lấn biển xây đảo và sử dụng chúng như những căn cứ quân sự.”

Đừng tin một kẻ trộm 

Thẩm phán Tòa án Tối cao, Antonio Carpio, thành viên của nhóm pháp lý tranh biện cho Philippines trong vụ kiện trọng tài chống lại yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, đã đả kích lập trường của Roque, so sánh nó với niềm tin vào một tên trộm.

“Anh không thể dựa vào thiện chí của một kẻ trộm (kẻ đang cố gắng đột nhập vào) nhà mình. Nếu anh có suy nghĩ đó, anh tin vào thiện chí của kẻ đang cố đột nhập vào nhà anh, điều đó có nghĩa là anh không thực tế. Anh đang ở trong một xứ sở ảo tưởng. Đó không phải là cách thế giới được kết hợp với nhau. Đó không phải là thực tế chính trị, ” Carpio nói.

Phán quyết trọng tài 

Trung Quốc đã phớt lờ phán quyết tháng 7 năm 2016 của Toà án Hague bác bỏ yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông và tuyên bố họ vi phạm quyền chủ quyền của Manila được đánh cá và thăm dò tài nguyên trong EEZ của mình.

Tuy nhiên, Tổng thống Duterte, người lên nắm quyền hai tuần trước khi phán quyết được ban hành, đã từ chối khẳng định chiến thắng của Philippine, lấy lòng Trung Quốc để đối lấy các khoản cho vay và đầu tư.

Trung Quốc không còn gì vui hơn khi có thể giữ được hoà khí với Philippines nhưng họ cũng quyết tâm phải hoàn thành các “đảo pháo đài” ở Biển Đông và đặt các đối thủ của mình vào sự đã rồi trước khi các bên cùng ngồi xuống để đàm phán bộ quy tắc ứng xử.

Chuyên gia phân tích an ninh Jose Antonio Custodio đặt câu hỏi về việc Malacañang làm nhẹ vấn đề Trung Quốc quân sự hoá ở Biển Đông để đổi lấy hỗ trợ kinh tế.

“Chúng ta đang nói về hàng nghìn tỷ đô la trong các nguồn tài nguyên thiên nhiên và chúng ta đang nhượng bộ các yêu sách lãnh thổ của chúng ta. Nhưng rốt cục thì, đó không phải là những khoản Trung Quốc tài trợ mà là cho vay, và không cần phải là một nhà khoa học cực kỳ thông minh để thấy được vị trí bất lợi mà Philippines đang tự đặt mình vào”, Custodio nói.

Ông Jay Batongbacal, Giám đốc Viện Các vấn đề Hàng hải và Luật biển của Đại học Philippines, cho biết thời điểm Philippines nên phản đối việc quân sự hóa của Trung Quốc đã qua. Nhưng tình hình trở nên tồi tệ hơn khi quốc gia này từ chối đưa phán quyết trọng tài ra Hội nghị Thượng đỉnh Asean ở Manila năm ngoái.

“Điều đó đã giúp Trung Quốc tất cả những gì nước này muốn hoàn thành. Nếu ngày nào đó chính phủ có thể nhận ra rằng những chiếc máy bay quân sự đang tập kết tại đó, thì chắc chắn họ không thể đổ lỗi cho ai ngoài chính bản thân họ, bởi vì họ đã không hành động khi cần hành động”, Batongbacal nói.

Các bên không thống nhất 

Sự im lặng của ASEAN về phán quyết trọng tài trong hội nghị thượng đỉnh Manila là một bàn thắng ngoại giao cho Trung Quốc. Batongbacal cho biết: “Sự đoàn kết của các quốc gia có yêu sách khác là một trong những nỗi lo sợ lớn nhất của Trung Quốc.

“Trung Quốc xem nó như là một mối đe dọa rất lớn khi các quốc gia lân cận liên kết lại. Đó là điều họ không thích nhất bởi vì họ nghĩ đó là sự bao vây. Thực tế là ASEAN đã không đoàn kết với nhau trong những tranh chấp này vì chúng tôi đã không đặt nó lên bàn thảo luận, và tất cả thực tế đó đã chỉ khiến Trung Quốc có lợi. Trung Quốc đã có một chiến thắng lớn và đó là một sự giúp đỡ lớn cho họ,” ông nói thêm.

Ông Carpio nói rằng Philippines đã có thể tạo ra sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế nếu họ khẳng định chiến thắng của họ trong vụ kiện trọng tài chống lại Trung Quốc. “Nếu chúng ta không tích cực, nếu chúng ta ngồi trên phán quyết và không thực thi nó, các nước khác sẽ không còn ủng hộ chúng ta “, ông nói.

Về phần quân đội Philippines, họ không thể làm gì khác hơn là đi theo chính sách đối ngoại của chính phủ.

“Chúng tôi vẫn đi qua những vùng biển đó. Nhưng chúng tôi là công cụ của chính sách quốc gia và vì vậy chúng tôi chỉ làm theo bất cứ điều gì các nhà lãnh đạo quốc gia và các nhà hoạch định chính sách của chúng tôi quyết định”, một quan chức quân sự cấp cao đã yêu cầu ẩn danh nói.

“Đã có những thách thức nào không [từ Trung Quốc]? Có, nhưng chúng tôi cũng thách thức họ. Nhưng chính sách của chính phủ không chỉ có quân sự, mà còn có các mặt chính trị, kinh tế và ngoại giao. Bạn không thể giới hạn nó cho quân đội, “quan chức cho biết.

Điều gì bị đe dọa 

Nếu Philippines không khẳng định chiến thắng pháp lý của mình, quốc gia này sẽ mất 80 phần trăm vùng độc quyền kinh tế ở Biển Đông, bao phủ 381.000 km vuông không gian hàng hải, bao gồm toàn bộ Bãi Cỏ Rong (Reed Bank), và một phần của mỏ khí Malampaya ngoài khơi Palawan, cũng như tất cả các nguồn lợi thủy sản, dầu khí và khoáng sản ở đó, Carpio nói.

Ông cho biết: “Ước tính của tôi là 40% biển của Philippines là ở biển Tây Philippines (Biển Đông), vì thế chúng ta sẽ đánh mất 40% số cá chúng ta có thể đánh bắt và như vậy chúng ta đã mất đi một nguồn thực phẩm.”

“Malampaya cung cấp 40% nhu cầu năng lượng của Luzon. Nếu Malampaya hết khí đốt trong vòng 10 năm hoặc ít hơn… chúng ta sẽ có 10 đến 12 tiếng mất điện mỗi ngày ở Luzon. Điều này sẽ tàn phá nền kinh tế,” ông nói thêm.

Biên dịch và lược bớt từ bản tin gốc tại http://www.inquirer.net/specials/exclusive-china-militarization-south-china-sea

———-

Xem diễn tiến thực địa tại https://daisukybiendong.wordpress.com/tag/dien-bien-tren-bien-dong/ và https://www.facebook.com/daisukybiendong/

Advertisement

3 thoughts on “Những Không Ảnh Mới Cho Thấy Trung Quốc Sắp Hoàn Thành Quân Sự Hoá Biển Đông

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.