Tác giả: Niels Woudstra
Chương 16 cuốn “Winning Without Killing: The Strategic and Operational Utility of Non-Kinetic Capabilities in Crises”: trang 287 – 299
Netherlands Annual Review of Military Studies 2017
Tóm tắt:
Chương sách này quan tâm đến cách thức Trung Quốc sử dụng các phương tiện phi sát thương (non-kenetic means) để mở rộng quyền lực và ảnh hưởng ở Biển Đông. Các tác phẩm lâu đời của Sun Tzu và các bài viết hiện đại của Liang và Xiangsui, cùng với những phân tích về căng thẳng trên Biển Đông, cho thấy các chiến lược đang được sử dụng bởi Trung Quốc không phải lúc nào cũng đồng quy với tư duy phương Tây. Trung Quốc đã không tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn chống lại các nước láng giềng nhằm kiểm soát Biển Đông với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các tuyến đường biển truyền thống. Trong những thập kỷ qua, Trung Quốc đã thường mở rộng ảnh hưởng trong khu vực bằng các phương tiện dân sự hoặc bán quân sự một cách kiên nhẫn. Hiện giờ Trung Quốc đã chiếm được hầu hết quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và bãi cạn Scarborough. Nhờ vào ưu thế vượt trội về kinh tế và ngoại giao, Trung Quốc có thể thuyết phục đằng sau hậu trường trong đàm phán song phương với các nước láng giềng. Các phản ứng quân sự, đối xứng và ngăn chặn của phương Tây, bằng cách cho tàu chiến qua các vùng nước này, có thể có hiệu quả, nhưng về dài hạn có thể không đủ để bảo hộ các vùng biển quốc tế và tự do hàng hải. Khi đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông, người phương Tây cần phải có kiến thức về tư duy chiến lược của Trung Quốc để có được phản ứng thích hợp nhất.
Đọc toàn văn ở https://www.springerprofessional.de/winning-without-killing-in-the-south-china-sea/13305464
Bản điện tử của bài báo cũng được lưu trữ trong Thư viện Số Dự án Đại Sự Ký Biển Đông tại Niels Woudstra (2017) Winning Without Killing in the South China Sea (PDF).