Tác giả: Nguyễn Hồng Thao
Xung đột lợi ích không chỉ còn giới hạn giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà giữa một bên là Trung Quốc và một bên là cả cộng đồng quốc tế. Đây là sự thay đổi nguyên trạng khu vực lớn nhất theo đúng nghĩa từ thay đổi tương quan lực lượng, ổn định khu vực tới thay đổi môi trường biển.

Năm 2014 với vụ giàn khoan HD 981, thế giới quan ngại về khả năng xung đột có thể xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc, phá vỡ thế ổn định nguyên trạng mong manh ở Biển Đông trong hơn một thập kỷ (tính từ ASEAN và Trung Quốc ký Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC). Năm 2015 thế giới lo sợ về quy mô và tốc độ cải tạo các bãi cạn, biến chúng thành các đảo nhân tạo của Trung Quốc. Năm 2014 là sự hoành hành của các vòi rồng trên những con thuyền bé nhỏ của Việt Nam. Năm 2015 là họng cát của tàu kéo và nạo vét của Trung Quốc phun vào môi trường biển, làm tổn hại các rạn san hô,môi trường sinh vật biển, đe dọa trực tiếp đếnlợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Cuộc đấu tranh trên Biển Đông đã có bước ngoặt mới, từ tranh chấp tài nguyên biển, quyền tự do hàng hải đến đấu tranh vì một môi trường biển trong lành. Xung đột lợi ích không chỉ còn giới hạn giữa các nước có tranh chấp trên Biển Đông mà giữa một bên là Trung Quốc và một bên là cả cộng đồng quốc tế. Đây là sự thay đổi nguyên trạng khu vực lớn nhất theo đúng nghĩa từ thay đổi tương quan lực lượng, ổn định khu vực tới thay đổi môi trường biển.
Đọc toàn bài viết ở http://nghiencuubiendong.vn/y-kien-va-binh-luan/4818-the-gioi-lo-ngai-truoc-hoat-dong-cai-tao-va-de-doa-moi-truong-bien-dong-cua-trung-quoc
Chú thích của BTV: Tác giả Nguyễn Hồng Thao là một thành viên của dự án Đại Sự ký Biển Đông. Trong bài viết có sử dụng thông tin từ Hồ sơ đảo nhân tạo – một sản phẩm mới (sẽ sớm công bố) của các thành viên và CTV dự án.