Diễn tiến Dự án – Tháng Ba 2015

>> Thư ngỏ mời tham gia dự án Đại Sự Ký Biển Đông

>> Diễn tiến dự án trong những tháng trước

1. Diễn tiến dự án trong tháng Ba

– Về nhân sự, dự án vui mừng chào đón một thành viên mới tham gia Ban biên tập, TS Trương Minh Huy Vũ. TS Trương Minh Huy Vũ tốt nghiệp ngành Quan hệ quốc tế tại Đại học Bonn, CHLB Đức, hiện đang nghiên cứu và giảng dạy tại khoa Quan hệ quốc tế thuộc trường Đại học KHXH&NV TPHCM. TS Trương Minh Huy Vũ đã có nhiều bài nghiên cứu và bình luận với nhiều sáng kiến về giải pháp và cơ chế quản lý tranh chấp Biển Đông, được đăng trên các tạp chí quốc tế chuyên ngành cũng như tại các Hội thảo quốc tế.

– Về các bảng sự kiện theo thời gian, đã có thêm 216 sự kiện được các CTV và thành viên dự án nhập vào các bảng sự kiện. Hiện tại, dự án có 916 sự kiện (chưa thẩm định) trải dài từ trước thế kỷ 19 tới nay.

https://daisukybiendong.wordpress.com/su-kien-da-nhap/

– Bên cạnh đó, những bộ sự kiện sau đã được tổng hợp, trong đó có một số bộ được tổng hợp theo lời đề nghị của một số đối tác truyền thông và nhóm nghiên cứu:

Hồ sơ lưu trữ tại Liên Hợp Quốc về biến cố Gạc Ma ngày 14.3.1988: gồm những lá thư của BNG Việt Nam và Trung Quốc gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc trước và sau biến cố Gạc Ma. Nội dung các lá thư cho thấy lập trường của mỗi bên cũng như những nét chính về diễn biến tại Trường Sa trong những tháng đầu năm 1988.

Hồ sơ hiện đang được đăng dần trên website của dự án ở địa chỉ https://daisukybiendong.wordpress.com/category/tu-lieu/. Một phần tư liệu cũng được trích đăng trên Báo Thanh Niên ở địa chỉ http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tuong-niem-nguoi-giu-bien-ky-3-len-tieng-ve-moi-nguy-chung-540869.html.

Hồ sơ đảo nhân tạo: tổng hợp thông tin, tư liệu và hình ảnh về tình trạng thực tế của các thực thể mà Trung Quốc đang chiếm đóng ở Trường Sa, kể từ ngày bắt đầu chiếm đóng, trước khi Trung Quốc xây đảo nhân tạo cho tới hiện đại. Hồ sơ hiện đang trong giai đoạn hiệu đính.

Hồ sơ về việc sử dụng vũ lực và đe doạ vũ lực trong tranh chấp Biển Đông từ năm 1945-2014: tổng hợp thông tin và tư liệu về các sự kiện sử dụng các lực lượng có trang bị vũ khí cũng như những tuyên bố đe doạ vũ lực của các bên tranh chấp trong Biển Đông từ sau thế chiến thứ II tới hiện tại. Hồ sơ hiện đang trong giai đoạn hiệu đính.

+ Hồ sơ các văn bản pháp lý của Việt Nam về quản lý và phát triển biển: tổng hợp thông tin cũng như toàn văn các văn bản pháp lý của các cơ quan chức năng Việt Nam trong việc quản lý và phát triển biển đảo. Hồ sơ đã xong giai đoạn thu thập thông tin, hiện đang chờ phân loại và thống kê.

– PGS Nguyễn Hồng Thao gửi tặng dự án bản thảo giáo trình Luật biển quốc tế – Luật biển Việt Nam dành cho sinh viên luật, nhưng cũng sẽ là một tài liệu hữu ích cho bất kỳ ai đam mê và bắt đầu nghiên cứu Biển Đông trên khía cạnh pháp lý.  Tập bản thảo không chỉ cung cấp những kiến thức nền tảng về luật biển mà còn thuật lại lịch sử hình thành và phát triển của luật biển quốc tế và luật biển Việt Nam, với những câu chuyện đầy cuốn hút đằng sau sự hình thành các khái niệm liên quan đến biển như lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế… Tư liệu này sẽ sớm được đăng trên website của dự án. 

2. Mời tham gia dự án

Hiện tại dự án đang cần người

2.1 Đọc những tài liệu sau để ưu tiên hoàn thành bảng sự kiện trước năm 1900 và cũng là bảng khó nhất (Tuy nhiên, quý vị vẫn có thể tham gia ở những bảng sự kiện khác, tài liệu sẽ dễ đọc hơn rất nhiều).

+ Stein Tonneson (2001). An International history of the dispute in the South China Sea. EAI Working paper 71.
+ Phạm Hoàng Quân (2014). Hoàng Sa, Trường Sa – Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc. NXB Văn hóa – Văn nghệ.
+ Shimao Minuro. Hoàng Sa, Trường Sa trong sử liệu Trung Quốc. Tạp chí Kinh tế – Xã hội Đà Nẵng số 57: 39 – 45 (2014).
+ Raul (Pete) Pedrozo (2014). China versus Vietnam: An Analysis of the Competing Claims in the South China Sea. CNA Occasional Report: từ trang 25-63.
+ Marwyn S. Samuels (1982). Tranh chấp Biển Đông (Tên gốc tiếng Anh: Contest for the South China Sea).

Riêng cuốn sách “Hoàng Sa, Trường Sa: Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc” của nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân, nếu có ai đang ở Việt Nam và nhận đọc và nhập dữ liệu từ cuốn sách này, chúng tôi sẽ gửi tiền sách cho quý vị. Đây là của dự án tặng cho quý vị.

2.2 Tham gia phân loại và lập timeline cho trên 100 văn bản pháp lý của Việt Nam về quản lý và phát triển biển, đảo.

2.3 Tham gia xây dựng hồ sơ về quá trình đàm phán song phương/đa phương của các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông.

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn các thành viên và CTV dự án, các nhà nghiên cứu đã tham gia nhập dữ liệu, góp tài liệu và ý kiến cho dự án. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự theo dõi, góp ý, tham gia của mọi người.

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông (Email liên lạc: sukybiendong@gmail.com)
(Báo cáo hoàn thành ngày 6.4.2015).

Advertisement

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.