Bản Tin Biển Đông Số 125 – Phần 1

(Tuần từ 21/11 – 05/12/2022)

Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Trần Phạm Bình Minh, Đinh Tùng Lâm, Ngô Trung Hiếu, Hương Nguyễn, Nguyễn Huy Hoàng, Nga Phạm

Biên tập:      Nguyễn Nhật Minh & Vân Phạm

Tư liệu:        South China Sea News

USS Chancellorsville (CG 62) của Hải quân Hoa Kỳ đã có hải trình quá cảnh qua Eo biển Đài Loan và thực hiện đi lại vô hại qua lãnh hải Đá Chữ Thập trong chiến dịch khẳng định tự do hải hành ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Ảnh: Hải quân Hoa Kỳ.

Tải bản PDF ở

—————

Trong Bản Tin Biển Đông Số 125 – Phần 1 có những chủ đề sau sau:

I- BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ DỰ BÁO NĂM 2023

II- TRÊN THỰC ĐỊA

III- HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ASEAN MỞ RỘNG

IV- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

V- MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI TRONG QUÂN SỰ

VI- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG – CÔNG NGHỆ

VII- CHUYỂN ĐỘNG AN NINH MẠNG

VIII- CHUYỂN ĐỘNG CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN

IX- BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG

X- DIỄN ĐÀN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KHU VỰC TRUNG QUỐC – ẤN ĐỘ DƯƠNG

XI- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH THƯỜNG NIÊN TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC AN NINH TẬP THỂ

—————

I- BÁO CÁO CHIẾN LƯỢC VÀ DỰ BÁO NĂM 2023

Dragonfly Intelligence: Báo cáo Triển vọng Chiến lược Toàn cầu năm 2023 

​​Báo cáo Triển vọng Chiến lược của Nhóm tình báo Dragonfly là một báo cáo thường niên nhằm cung cấp cho các lãnh đạo kinh doanh cấp cao những kịch bản chi tiết về những điểm nóng địa chính trị nhằm hỗ trợ các quyết định điều hành kinh doanh. Báo cáo đã gây được tiếng vang năm ngoái khi đã cảnh báo chính xác mối đe dọa về một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, cho phép một số khách hàng có đủ thời gian để lập kế hoạch sơ tán và hành động trước cuộc xâm lược.

Báo cáo năm nay gồm hơn 500 dự báo, kịch bản chi tiết với các chỉ số cảnh báo sớm về 15 điểm nóng địa chính trị chính có thể diễn ra vào năm 2023. Các chuyên gia của nhóm dự báo năm 2023 sẽ tiếp tục là năm với nhiều biến động và xói mòn các hệ thống hợp tác toàn cầu hiện có, có tiềm năng dẫn tới sụp đổ trật tự toàn cầu. Một cuộc khủng hoảng an ninh dưới ngưỡng xâm lược ở Eo biển Đài Loan, ví dụ như một cuộc phong tỏa hòn đảo, ngày càng có nhiều khả năng xảy ra, dẫn tới những áp lực về chuỗi cung ứng. Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tiếp tục xấu đi và chính quyền Biden có khả năng sẽ đưa ra thêm các rào cản đối với các công ty công nghệ cao đang kinh doanh tại Trung Quốc nhằm ngăn chặn sự phát triển năng lực tự lực của Trung Quốc. Lệnh tổng động viên gây mất lòng dân của Vladimir Putin lại rất có thể dẫn tới hậu quả là kéo dài cuộc chiến của Nga ở Ukraine vô thời hạn, gia tăng áp lực kinh tế và ngoại giao đối với Châu Âu và Ukraine.

Xem toàn văn báo cáo ở đây.

Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản: Trung Quốc tăng cường năng lực hoạt động “vùng xám” và chiến tranh chiếm lĩnh nhận thức

Trong Báo cáo An ninh Trung Quốc năm 2023 vừa được Viện Nghiên cứu Quốc phòng Quốc gia Nhật Bản công bố, cơ quan cố vấn của Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết Quân đội Trung Quốc đang nâng cao năng lực tiến hành các hoạt động “vùng xám”, các hành động gây hấn dưới ngưỡng tấn công vũ trang ở những vùng biển tranh chấp. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã và đang củng cố các lực lượng vũ trang và các tổ chức phi quân sự thông qua tái cơ cấu và cải cách dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.

Báo cáo thường niên cho biết, Bắc Kinh đang tìm cách “liên tục tạo ra các tình huống trong vùng xám và gây áp lực lên các đối thủ trong khi tránh đụng độ quân sự với các nước khác”. Năng lực của Trung Quốc trong các tình huống vùng xám đã được cải thiện xuất phát từ việc tích hợp Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Trung Quốc và lực lượng dân quân biển vào bộ chỉ huy quân sự.

Bên cạnh đó, các lực lượng vũ trang của Trung Quốc đang tích cực tăng cường cuộc chiến phi quân sự ở Đài Loan nhằm vũ khí hóa thông tin sai lệch và thao túng tâm lý.

Tải toàn văn báo cáo ở đây

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 26/11/2022: China intensifies disinformation, cyberattacks on Taiwan: report. Một bản PDF được lưu ở đây.

Canada khởi động chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới, đặt trọng tâm vào Trung Quốc

Canada đã công bố một chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mới vào Chủ nhật ngày 27/11/2022, cam kết sẽ dành nhiều nguồn lực hơn để đối phó với một Trung Quốc “gây rối” trong khi vẫn hợp tác về biến đổi khí hậu và các vấn đề thương mại. 

Với dự trù 1,7 tỷ USD trong chi tiêu, Canada sẽ tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực, tài trợ cho các hoạt động tình báo và an ninh mạng, tăng cường hợp tác với các đối tác khu vực ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Đồng thời Canada cũng sẽ thắt chặt các quy tắc đầu tư để bảo vệ tài sản trí tuệ và ngăn chặn các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chiếm đoạt nguồn cung cấp khoáng sản quan trọng.

Tải toàn văn tài liệu ở đây

Xem thêm:

Reuters ngày 27/11/2022: Canada launches new Indo-Pacific strategy, focus on ‘disruptive’ China

Bloomberg ngày 27/11/2022: Canada to Increase Military and Economic Ties in Indo-Pacific. Một bản PDF được lưu ở đây.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố Báo cáo Sức mạnh Trung Quốc thường niên

Ngày 29/11/2022, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã công bố báo cáo thường niên về “Sự phát triển của Quân đội và An ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,” thường được gọi là Báo cáo Sức mạnh Quân sự Trung Quốc. 

​​Báo cáo do Quốc hội ủy quyền được coi là bản đánh giá có thẩm quyền về Trung Quốc. Báo cáo coi Trung Quốc như một thách thức tăng tốc, và vạch ra tiến trình hiện tại của chiến lược an ninh và quân sự của Trung Quốc.

Báo cáo năm nay nối tiếp Chiến lược Phòng thủ Quốc gia được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố vào tháng 10, trong đó xác định Trung Quốc là thách thức có hệ thống và hệ quả nhất đối với an ninh quốc gia của Hoa Kỳ cũng như hệ thống quốc tế tự do và cởi mở. Báo cáo bao gồm hình hài các phương thức chiến tranh của Quân đội Giải phóng Nhân dân, khảo sát các hoạt động và năng lực hiện tại của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc và đánh giá các mục tiêu hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc trong tương lai. 

Tải toàn văn báo cáo ở đây

Brookings ngày 02/12/2022: Does the Pentagon report on China’s military correctly judge the threat? 

———-

II- TRÊN THỰC ĐỊA

Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch tự do hải hành lãnh hải “Đá Chữ Thập”. Trung Quốc phản đối và tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với các đảo ở Biển Đông. Việt Nam chưa có phát biểu

Ngày 29/11/2022, Hạm đội 7 Hải quân Hoa Kỳ cho biết USS Chancellorsville (CG 62) đã thực hiện một chiến dịch tự do hải hành gần quần đảo Trường Sa nhằm “thách thức các hạn chế đối với việc đi qua vô hại do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC), Việt Nam và Đài Loan áp đặt.”

Theo thông cáo của phía Hoa Kỳ, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia, Brunei và Philippines mỗi bên đều tuyên bố chủ quyền đối với một số thực thể hoặc toàn bộ quần đảo Trường Sa. Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan đã đưa ra quy định cần xin phép hoặc thông báo trước khi một tàu quân sự nước ngoài “đi qua vô hại” trong lãnh hải. “Theo luật tập quán quốc tế như được phản ánh trong Công ước Luật Biển (Hoa Kỳ tuy không ký Công ước Luật Biển nhưng coi đó là luật tập quán quốc tế), tàu của tất cả các quốc gia – bao gồm cả tàu chiến – được hưởng quyền đi qua vô hại hại trong lãnh hải. Luật pháp quốc tế không cho phép đơn phương áp đặt bất kỳ yêu cầu xin phép hoặc thông báo trước nào đối với việc đi qua vô hại, vì vậy Hoa Kỳ đã thách thức các quy định này. Bằng việc đi qua vô hại mà không thông báo trước hoặc xin phép bất kỳ bên tranh chấp nào, Hoa Kỳ đã thách thức các hạn chế bất hợp pháp do CHND Trung Hoa, Đài Loan và Việt Nam áp đặt. Hoa Kỳ đã chứng minh rằng việc đi qua vô hại không bị hạn chế như vậy.”

Mặc dù thông cáo của phía Hoa Kỳ không nói khu vực cụ thể, Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam phụ trách khu vực Biển Đông của Hải quân Trung Quốc cho biết sự việc xảy ra gần Đá Chữ Thập. Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Nam của Hải quân Trung Quốc nói rằng họ “đã tổ chức các lực lượng không quân và hải quân theo dõi, giám sát và cảnh báo” để xua đuổi con tàu. 

Người phát ngôn Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam tuyên bố các hành động của quân đội Hoa Kỳ đã “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Quốc, thêm một bằng chứng chắc chắn về việc nước này theo đuổi bá quyền hàng hải và quân sự hóa Biển Đông. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, quân đội luôn trong tình trạng cảnh giác cao độ để kiên quyết bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia cũng như hòa bình, ổn định ở Biển Đông.”

Trong một động thái hiếm, Hạm đội 7 Hoa Kỳ đã bác bỏ sự phản đối của Trung Quốc đối với chiến dịch tự do hải hành, gọi đó là “hành động mới nhất trong một chuỗi dài các hành động (của Trung Quốc) nhằm xuyên tạc các hoạt động hàng hải hợp pháp của Hoa Kỳ và khẳng định các yêu sách hàng hải quá mức và bất hợp pháp của mình” ở Biển Đông.

​​“Tôi biết đã có một số thông tin cho rằng Trung Quốc về cơ bản đã đẩy tàu của chúng tôi ra khỏi khu vực, điều đó là không đúng sự thật,” Người phát ngôn Không quân, Chuẩn tướng Patrick Ryder nói.

Hiện chưa có tuyên bố gì từ phía Việt Nam về những diễn biến trên. Ngày 02/12, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam phản đối Đài Loan tiến hành tập trận ở đảo Ba Bình, coi đây là “hoạt động phi pháp” và “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.”

Xem thêm:

Bộ Tư lệnh Hạm đội 7 Hoa Kỳ ngày 29/11/2022: 7th Fleet Cruiser conducts Freedom of Navigation Operation in South China Sea

Tân Hoa Xã ngày 29/11/2022: 南部战区新闻发言人就美舰擅闯中国南沙岛礁邻近海域发表谈话

Navy Times ngày 29/11/2022: Navy responds to Chinese criticism of South China Sea mission 

Trung Quốc có thể biến Biển Đông thành bệ phóng tên lửa hạt nhân

Vào ngày 18/11/2022, Đô đốc Samuel Paparo, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, thừa nhận với các phóng viên quân sự ở Washington rằng Trung Quốc đã triển khai SLBM JL-3 trên 6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) Type 094. Trung Quốc đang tiến một bước gần hơn đến việc biến Biển Đông thành nơi trú ẩn cho các SSBN, một động thái có thể đặt lục địa Hoa Kỳ vào tầm bắn của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) JL-3 của nước này.

Xem thêm:

The Japan Times ngày 19/11/2022: China has put longer-range ICBMs on its nuclear subs, U.S. says 

Asia Times ngày 22/11/2022: China making South China Sea a nuclear missile launchpad 

Ngư dân phản đối tàu Trung Quốc quấy rối

Ngư dân Philippines đã biểu tình tại một công viên ở Manila hôm thứ Năm để phản ánh tình trạng họ phải đối mặt với sự quấy rối từ các tàu Trung Quốc ngăn cản họ đi vào ngư trường chính ở Bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough nằm cách Zambales khoảng 240 km, là một thực thể mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền. Tuy nhiên theo Phán quyết của Tòa trọng tài, ngư dân Philippines có quyền đánh bắt cá ở đây hợp pháp.

Xem thêm:

ABS-CBN News ngày 25/11/2022: Fishermen protest Chinese vessel harassment 

Hải cảnh Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng biển Nhật Bản với tàu trang bị vũ khí hạng nặng

Bốn tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đi vào vùng biển của Nhật Bản xung quanh quần đảo Senkaku ở tỉnh Okinawa vào thứ Sáu ngày 25/11/2022. Trong số bốn chiếc, một chiếc được cho là được trang bị nòng pháo 76mm, loại pháo có kích thước lớn nhất được trang bị trên các tàu hải cảnh Trung Quốc. Những tàu này đã định tiếp cận một tàu đánh cá nặng 9,1 tấn của Nhật Bản, nhưng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Nhật Bản đã đảm bảo an toàn cho tàu cá và cảnh báo người Trung Quốc rời khỏi vùng biển.

Đây là lần thứ 26 trong năm nay và là lần đầu tiên kể từ ngày 12-13/11, hải cảnh Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản. Sự kiện mới nhất là lần thứ 26 tàu chính phủ Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển Nhật Bản trong năm nay. Chánh văn phòng Nội các Hirokazu Matsuno nói rằng rằng các vụ xâm nhập “ngay từ đầu đã vi phạm luật pháp quốc tế” và chính phủ Nhật Bản đã gửi công hàm phản đối qua kênh ngoại giao.

Xem thêm:

The Japan News  ngày 26/11/2022: Chinese govt ships sail in Japanese waters 

Đường dây nóng quân sự Nhật-Trung bắt đầu hoạt động vào năm 2023

Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi nói với các phóng viên ngày 29/11/2022 rằng đường dây nóng quân sự nhằm giảm căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động vào mùa xuân năm 2023, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nhất trí đẩy nhanh đàm phán về vấn đề này trong cuộc gặp trực tiếp tại Bangkok hồi đầu tháng 11.

Hayashi cho biết ông kỳ vọng cơ chế liên lạc giữa các cơ quan quân sự sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng lòng tin và tránh những sự cố không lường trước được.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 29/11/2022: Japan-China Military Hotline to Begin Operations in 2023. Một bản PDF được lưu ở đây

Kyodo News ngày 29/11/2022: Japan defense hotline with China to start next spring: top diplomat 

Máy bay ném bom Trung Quốc, Nga cùng bay qua vùng biển gần Nhật Bản rồi tới thăm căn cứ của nhau

Bốn máy bay ném bom của Trung Quốc và Nga đã bay qua Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Thái Bình Dương hôm thứ Tư ngày 30/11/2022, khiến các máy bay chiến đấu của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản phải xuất kích để đáp trả.

Bốn chiếc máy bay đã không đi vào không phận lãnh thổ của Nhật Bản. Sau cuộc tuần tra chung, các máy bay ném bom tầm xa của Trung Quốc và Nga đã lần đầu tiên thực hiện các chuyến thăm qua lại tới các căn cứ của nhau.

Xem thêm:

The Yomiuri Shimbun ngày 01/12/2022: 4 Chinese, Russian bombers fly over waters near Japan  

Defense News ngày 01/12/2022: Chinese, Russian long-range bombers make reciprocal base visits 

Philippines và Nhật Bản tổ chức huấn luyện phòng không chung lần đầu tiên

Lực lượng Phòng Không Nhật Bản (JASDF) sẽ triển khai hai máy bay chiến đấu phản lực McDonnell Douglas F-15 “Eagle” và 60 nhân viên để tập trận với Không quân Philippines (PAF) từ ngày 27/11 đến ngày 11/12/2022. Cuộc tập trận giữa các đơn vị sẽ được tổ chức tại Căn cứ Không quân Clark, Pampanga.

Xem thêm:

Philippine News Agency ngày 22/11/2022: Japan Air Force to deploy F-15 jets for drills with PAF

Philippine Daily Inquirer ngày 24/11/2022: PH, Japan to hold 1st training on air defense 

Indonesia nỗ lực tăng cường mở rộng hợp tác quân sự với nhiều nước, trong đó có Bộ Tứ

Tư lệnh Quân đội Quốc gia Indonesia Andika Perkasa cho biết họ đang làm việc để có thể có các cuộc tập trận quân sự chung ngày càng rộng hơn với các quốc gia khác trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – bao gồm Brunei, Malaysia và cả bốn thành viên của Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản, Ấn Độ)  – để đối phó với thách thức từ một Trung Quốc hung hăng hơn.

Tướng Perkasa trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Nikkei Asia tiết lộ một phái đoàn quân sự của Hoa Kỳ sẽ đến Jakarta vào đầu tháng 12 để thảo luận về kế hoạch cho cuộc tập trận chung Lá chắn Garuda vào năm tới. Được Indonesia đăng cai tổ chức hàng năm, cuộc tập trận bắt đầu từ năm 2007 và trước đây chỉ có sự tham gia của lực lượng Indonesia và Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, cuộc tập trận vào tháng 8 vừa rồi đã trở thành cuộc tập trận có quy mô lớn nhất từ ​​trước đến nay, với tổng cộng 13 quốc gia tham gia, trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc – bốn thành viên Bộ Tứ, nhóm đối thoại an ninh được thành lập để chống lại sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

“Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp cận nhiều quốc gia hơn nữa vào năm tới”. “Mức độ … không chỉ hợp tác, mà cả đào tạo với Ấn Độ, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác – chẳng hạn như Pháp – tôi nghĩ điều đó rất quan trọng,” Perkasa nói với Nikkei.

Xem thêm: Nikkei Asia ngày 28/11/2022: Indonesian military chief eyes wider joint drills in Indo-Pacific. Một bản PDF được lưu ở đây.

Hàn Quốc và Hoa Kỳ mở rộng tập trận chống tàu ngầm trong bối cảnh căng thẳng Triều Tiên

Theo một sĩ quan hải quân giấu tên, cuộc tập trận năm 2023 sẽ được thực hiện dưới hình thức mô phỏng liên quan đến tàu ngầm chạy bằng diesel của Hàn Quốc và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hoa Kỳ.

“Các vấn đề bao gồm cách tăng cường năng lực tương tác đã được thảo luận. Tuy nhiên, các chi tiết như quy mô và thời gian diễn tập cũng như phương tiện tác chiến chống ngầm nào sẽ tham gia vẫn chưa được quyết định,” quan chức này cho biết.

Xem thêm:

The Korea Times ngày 22/11/2022: Seoul, Washington discuss anti-submarine drills for next year

Hải quân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc tuần tra liên hợp lần thứ 33

Theo Báo Hải quân của Việt Nam, từ ngày 24 đến  26/11/2022, Hải quân hai nước đã tổ chức tuần tra liên hợp lần thứ 33 ở vùng biển lân cận đường phân định Vịnh Bắc Bộ trải dài 281,6 hải lý, với các hoạt động diễn tập chung tìm kiếm cứu nạn, trao đổi thông tin liên lạc. 

Mục đích của cuộc tuần tra, theo tờ báo, “nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa Việt Nam và Trung Quốc; tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa quân đội và hải quân hai nước; duy trì an ninh trật tự trên vùng biển giáp ranh giữa hai nước đã được phân định tại vùng biển Vịnh Bắc Bộ; trao đổi kinh nghiệm và nâng cao khả năng phối hợp chung trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển.”

Xem thêm:

Báo Hải quân ngày 26/11/2022: Hải quân Việt Nam và Hải quân Trung Quốc tuần tra liên hợp lần thứ 33

Tàu hải quân Ấn Độ thăm TP Hồ Chí Minh

Theo Báo Quân đội Việt Nam, Trưa 30/11/2022, hạm đội hải quân Ấn Độ gồm tàu hộ vệ tên lửa INS Shivalik và tàu tuần tra tác chiến INS Kamorta cùng 670 sĩ quan, thủy thủ đã cập bến cảng Nhà Rồng, bắt đầu chuyến thăm hữu nghị TP Hồ Chí Minh trong 3 ngày. Trong khuôn khổ chuyến thăm, các sĩ quan và thủy thủ đoàn sẽ thăm, chào xã giao lãnh đạo TP Hồ Chí Minh, Bộ tư lệnh Quân khu 7, Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân; đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan các khu di tích lịch sử tại TP Hồ Chí Minh; tham gia thi đấu thể thao với cán bộ, chiến sĩ Vùng 2 Hải quân; trao đổi chuyên môn về một số lĩnh vực hàng hải, vận động đội hình, trao đổi thông tin liên lạc trên biển.

Xem thêm: 

Quân đội Nhân dân ngày 30/11/2022: Tàu hải quân Ấn Độ thăm TP Hồ Chí Minh 

———-

III- HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG ASEAN MỞ RỘNG

Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM Plus) lần thứ 9 vừa họp ở thành phố Siem Reap của Campuchia hôm 23/12/2022 với sự tham gia của đại diện 10 quốc gia ASEAN và tám đối tác đối thoại là Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Nga và Hoa Kỳ. Hội nghị cùng với các cuộc gặp song phương bên lề diễn ra trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị giữa hai cường quốc Trung Quốc và Hoa Kỳ tăng cao, và cuộc chiến ở Ukraine. Các cuộc trao đổi bởi vậy xoay quanh việc nỗ lực kiềm chế nguy cơ xung đột trong khu vực cũng như trên thế giới.

Một trong những sự kiện được chú ý nhất tại ADMM Plus là cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và người đồng nhiệm Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa vào ngày 22/12, khi các bộ trưởng có các phiên họp song phương và họp trù bị. Các phóng viên theo dõi ADMM Plus nói rằng lịch họp giữa hai ông Ngụy và Austin chỉ được xác nhận vào phút cuối, không rõ có do khó khăn trong việc thỏa thuận hay không.

Cuộc gặp song phương kéo dài chừng một tiếng rưỡi, và là lần thứ hai hai bộ trưởng trực tiếp đối thoại. Lần trước đó là vào tháng Sáu, tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

Trước cuộc gặp, thủ tướng nước chủ nhà Hun Sen có phát biểu hy vọng rằng hội nghị ở Siem Reap có thể đóng vai trò hòa giải giữa hai nước lớn.

Thông cáo của Lầu Năm Góc sau cuộc họp cho biết Bộ trưởng Lloyd Austin đã “nhấn mạnh sự cần thiết phải kiểm soát cạnh tranh một cách có trách nhiệm và duy trì kênh liên lạc” giữa hai bên.

Trong cuộc gặp, Austin cũng nêu quan ngại về “cách hành xử ngày càng nguy hiểm” của máy bay quân sự Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình dương. Ông khẳng định Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động trên không và trên biển ở khu vực này theo đúng luật lệ quốc tế.

Hoa Kỳ cũng cáo buộc Trung Quốc gia tăng hoạt động an ninh quân sự dẫn đến căng thẳng. Trung Quốc bác bỏ các cáo buộc này và tuyên bố rằng “chính Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm về tình trạng hiện tại của quan hệ song phương Trung Quốc-Hoa Kỳ”.

Thông cáo của đoàn Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh rất coi trọng việc phát triển quan hệ giữa hai nước cũng  như hai quân đội, nhưng “Hoa Kỳ phải tôn trọng lợi ích cốt lõi của Trung Quốc”.

Một trong những “lợi ích cốt lõi” này là vấn đề Đài Loan, mà Bắc Kinh nhiều lần khẳng định là “cốt lõi của cốt lõi” và là “lằn ranh đỏ” không ai được bước qua. Tướng Nguỵ Phượng Hòa khẳng định với Bộ trưởng Austin rằng Trung Quốc quyết tâm thống nhất tổ quốc và không có nước nào bên ngoài có quyền can thiệp. 

​​Theo một quan chức cấp cao, Austin đã thảo luận rất lâu về Đài Loan và đề xuất khởi động lại một số nỗ lực song phương đã bị đình chỉ sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tới quốc đảo này. Ngoài Đài Loan, hai bên còn thảo luận về tình hình Ukraine, Biển Đông và bán đảo Triều Tiên. 

Trung Quốc có hiện diện quân sự ngày càng lớn trong khu vực, từ quân cảng Ream ở Campuchia cách đảo Phú Quốc của Việt Nam có 30 cây số tới quần đảo Solomon ở Thái Bình Dương, ngay sau lưng Úc.

Là đồng minh và đối tác lớn của Hoa Kỳ trong khu vực, Úc cũng lo ngại về hiện diện của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng nước này, Richard Marles, đã bày tỏ điều này trong cuộc gặp song phương của ông với Nguỵ Phượng Hòa.

Một điều đáng chú ý là nỗ lực đáng kể của Canberra trong tham gia quản lý cạnh tranh và giảm thiểu nguy cơ xung đột. Bộ trưởng Marles đã có tới 14 cuộc gặp song phương trong khuôn khổ ADMM Plus năm nay.

Ông cũng chia sẻ các quan ngại về căng thẳng ở Biển Đông và cho rằng kinh nghiệm dàn xếp bất đồng giữa Úc và Timor-Leste có thể giúp các bên tranh chấp ở Biển Đông thương lượng. Hai nước này đã ký được với nhau một Hiệp ước về Ranh giới trên Biển vào năm 2018.

“Úc đang góp phần của mình” trong việc bảo đảm an ninh và ổn định trong khu vực, theo ông Marles.

Sự có mặt của các đồng minh khác của Hoa Kỳ như Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand, cũng như hiện diện của Ấn Độ làm cho người theo dõi có cảm tưởng cán cân hơi nghiêng về phía Hoa Kỳ. Bộ trưởng Nguỵ Phượng Hòa có sáu cuộc gặp song phương, trong đó có với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và thứ trưởng Quốc phòng Nga Aleksandr Fomin.

Nga không cử Bộ trưởng Quốc phòng tới ADMM Plus, lý do giải thích là vì lịch trình không cho phép. Thay vào đó là Thứ trưởng Quốc phòng Aleksandr Fomin.

Năm 2021, Nga và ASEAN đã có cuộc diễn tập hải quân đầu tiên dưới tên gọi ARNEX và Moscow hy vọng sẽ có các hoạt động khác trong tương lai. Dù vậy, giới chuyên gia nhận định khi cuộc chiến Ukraine còn tiếp tục, Nga chỉ có thể tham gia phần nào các cuộc diễn tập với Trung Quốc gần biển Nhật Bản. 

Năm 2023, Indonesia sẽ thay Campuchia giữ chiếc ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN. Tổng thống Indonesia Joko Widodo khi tiếp nhận chiếc búa tượng trưng cho chức chủ tịch đã cảnh báo về nguy cơ Chiến tranh lạnh và cam kết sẽ không để ASEAN trở thành địa bàn ủy thác của các đối đầu giữa các siêu cường.

Xem thêm:

Vietnam+ ngày 23/11/2022: 9th ASEAN Defence Ministers’ Meeting (ADMM) Plus kicks off

ASEAN ngày 24/11/2022: Joint Declaration by The ADMM-Plus Defence Ministers on Defence Cooperation to Strengthen Solidarity for a Harmonized Security 

Bộ Quốc phòng Singapore ngày 23/11/2022: ADMM-Plus Defence Ministers Commit to Multilateral Cooperation to Peaceful and Stable Region at 9th ADMM-Plus 

Bộ Quốc phòng Nga ngày 23/11/2022: Russian Deputy Defence Minister Aleksandr Fomin attends ADMM-Plus meeting 

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 23/11/2022: Readout of Secretary of Defense Travel to Cambodia

———-

IV- CHUYỂN ĐỘNG HỢP TÁC QUÂN SỰ

CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

​​Diễn đàn Lực lượng Cảnh sát biển ASEAN nhằm duy trì ổn định hàng hải

Họp báo do Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN tổ chức tại Quận Badung, Bali, vào Thứ Ba ngày 22/11/2022. ANTARA/Ni Putu Putri Muliantari/uyu

Chuẩn Đô đốc Aan Kurnia, người đứng đầu Cơ quan An ninh Hàng hải Indonesia (Bakamla), cho biết việc triển khai Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN là một nỗ lực nhằm duy trì an ninh hàng hải giữa các nước ASEAN. Chủ đề của diễn đàn năm thứ nhất là “Một tầm nhìn vì hòa bình, an toàn và an toàn trên biển.” 

“Mục đích (của diễn đàn) là trở thành một nền tảng tập hợp các cơ quan an ninh hàng hải trong ASEAN, điều chưa được thiết lập trước đây. Chúng tôi sẽ trao đổi quan điểm, thông tin và kinh nghiệm về (việc thực hiện) an ninh hàng hải ở mỗi quốc gia,” ông nói thêm. Bakamla cho biết diễn đàn có kế hoạch chia sẻ thông tin giữa các cơ quan an ninh hàng hải trong ASEAN hàng tháng.

Có tám quốc gia đang tham dự Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN—Campuchia, Malaysia, Myanmar, Indonesia, Philippines, Thái Lan, Singapore và Việt Nam.

Xem thêm:

Antara ngày 22/11/2022: ASEAN Coast Guard Forum aims to preserve maritime stability: Bakamla

Hoa Kỳ viện trợ cho Philippines 10,3 triệu USD để tăng cường năng lực tuần tra hàng hải ở Biển Đông

Trong chuyến thăm tới Philippines nhằm tái khẳng định quan hệ đồng minh song phương và sẽ thúc đẩy hợp tác trong nhiều vấn đề trong đó có bảo vệ tự do trên biển và chống lại những thách thức an ninh chung, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thông báo rằng Washington đang phân bổ 7,5 triệu USD nhằm tăng cường năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật hàng hải của Manila. Khoản tài trợ này sẽ giúp Philippines chống lại việc đánh bắt bất hợp pháp tốt hơn, cũng như tăng cường hệ thống giám sát và nâng cấp thiết bị được sử dụng trong việc tuần tra các vùng biển của nước này, bao gồm cả các khu vực của Biển Đông. Harris khẳng định sự ủng hộ của Washington đối với chiến thắng của Philippines trước Bắc Kinh trong vụ kiện trọng tài Biển Đông năm 2016 và Hoa Kỳ đứng về phía Philippines “khi đối mặt với cưỡng ép” ở Biển Đông.

Gregory Poling, chuyên gia an ninh hàng hải tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế của Washington, cho biết chuyến thăm của Harris gửi một thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Philippines mà không nhất thiết phải đe dọa Bắc Kinh. Có ý kiến lại cho rằng chuyến đi là “một hành động khá khiêu khích, gây bạo lực” và đặt Philippines, vào một tình huống bấp bênh và khó xử đối với Bắc Kinh” 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nói rằng Trung Quốc không chống lại sự tương tác của Hoa Kỳ với các nước trong khu vực nhưng các hành động tương tác của Hoa Kỳ không được “gây tổn hại” đến lợi ích của các quốc gia khác.

Xem thêm:

The Straits Times ngày 22/11/2022: ​​US to give Philippines $10.3 million to boost maritime patrol in South China Sea 

The White House ngày 20/11/2022: FACT SHEET: Vice President Harris Launches New Initiatives to Strengthen U.S.-Philippines Alliance

CNN ngày 21/11/2022: Kamala Harris’ visit to the Philippines sends China a message of US intent

Global News ngày 22/11/2022: ​​China: US interactions must not be ‘damaging’ to other nations’ interests

​​Úc đầu tư 61 triệu USD vào các chương trình hàng hải ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Chính phủ Úc đang đầu tư 3,5 tỷ peso Philippine (62 triệu USD) vào các chương trình hàng hải khác nhau trên khắp Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Đại sứ Úc tại Philippines Richard Sisson thông báo trong Hội nghị Pilipinas lần thứ 7 của Viện Stratbase Albert Del Rosario.

Sisson cho biết khoản tài trợ này sẽ mang lại lợi ích cho đồng minh Đông Nam Á của Úc, cung cấp hỗ trợ “thông qua đào tạo, xây dựng năng lực, duy trì tàu thuyền và các dự án môi trường biển.”

Xem thêm:

The Defense Post ngày 23/11/2022: Australia Invests $61M in Indo-Pacific Maritime Programs 

Singapore giúp quân đội Úc làm quen với Apache

Các nhân viên từ Phi đội Trinh sát 161 của Quân đội Úc, đơn vị vận hành Trực thăng Trinh sát Vũ trang Tiger (ARH), đã đến thăm phi đội trực thăng vũ trang AH-64 Apache của Singapore để tìm hiểu thêm về nền tảng mà Úc sẽ mua trong tương lai và “những thách thức khi tiến hành các hoạt động hàng hải là một chủ đề thảo luận quan trọng.”

Xem thêm:

Australian Defence Magazine ngày 24/11/2022: Singapore assists Army with Apache introduction

ASEAN và Ấn Độ lần đầu tiên tổ chức họp cấp Bộ trưởng Quốc phòng

ASEAN và Ấn Độ đã tổ chức Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng lần thứ nhất tại Campuchia vào ngày 22/11/2022. Tại cuộc họp, Ấn Độ đã đề xuất 2 sáng kiến: “Sáng kiến Ấn Độ-ASEAN vì Phụ nữ trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc” và “Sáng kiến Ấn Độ-ASEAN về ô nhiễm nhựa biển”.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Ấn Độ ngày 22/11/2022: Raksha Mantri & his Cambodian counterpart co-chair maiden India-ASEAN Defence Ministers’ Meeting in Siem Reap

Lạc quan thận trọng: Hoa Kỳ muốn hàn gắn quan hệ quốc phòng với Campuchia

Đó là tựa đề của bài báo đăng tải trên tờ báo của Campuchia. Tin cho biết, bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng tại Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã có buổi gặp mặt thảo luận về công việc của Campuchia trên cương vị Chủ tịch ASEAN và hiện trạng quan hệ quốc phòng song phương. Austin hoan nghênh sự ủng hộ của Campuchia đối với các nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án sự xâm lược của Nga ở Ukraine và bày tỏ quan ngại về các hoạt động quân sự có thể làm suy yếu sự ổn định trong khu vực, thúc giục Campuchia thực hiện các bước để bảo vệ chủ quyền của mình. 

Theo Bộ Quốc phòng Campuchia, trong cuộc họp, ông Tea Banh đã kêu gọi một giải pháp cho “những hiểu lầm và bất đồng” trong bối cảnh “mối quan hệ quân sự giữa Campuchia và Hoa Kỳ đang ở một giai đoạn khó khăn.” Còn phía Hoa Kỳ “muốn khôi phục quan hệ quốc phòng giữa hai nước, nhưng tính minh bạch là điều tối quan trọng đối với phía Hoa Kỳ.”

Nhằm cải thiện tình hình, ông Austin đã vạch ra một số dự án tập trung tăng cường năng lực của ASEAN trong các lĩnh vực xây dựng năng lực quốc phòng ASEAN thông qua các hoạt động đào tạo và giáo dục quân sự; và tăng cường hợp tác an ninh hàng hải, tập trung vào hợp tác đa phương nhằm nâng cao nhận thức về tình hình trên biển và ứng phó với các thách thức chung. Hoa Kỳ cũng bày tỏ ý định tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung với ASEAN trong tương lai.

Xem thêm:

Khmer Times ngày 24/11/2022:  Cautious optimism: US indicates it wants to mend defence ties with Cambodia

US Department of Defense: Readout of Secretary of Defense Lloyd J. Austin III’s Meeting With Cambodian Deputy Prime Minister and Minister of National Defense Tea Banh

Úc và Indonesia hợp tác tăng cường đào tạo cứu trợ thiên tai

Hơn 60 thành viên của quân đội Úc và Indonesia đã tham gia Cuộc tập trận thường niên Nusa Bhakti Ausindo, tăng cường lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Xem thêm:

Defence Connect ngày 23/11/2022: Australia, Indonesia partner to sharpen disaster relief training

—–

ĐÔNG Á

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh nỗ lực chống lại các mối đe dọa tên lửa của Bình Nhưỡng

Để đối phó với số vụ phóng tên lửa kỷ lục của Bình Nhưỡng trong năm nay, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tăng cường nỗ lực nâng cao năng lực phòng thủ. Seoul và Tokyo gần đây đã thử nghiệm các hệ thống đánh chặn tên lửa mới và Lực lượng Không gian Hoa Kỳ thành lập đơn vị đầu tiên trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Xem thêm:

The Japan Times ngày 24/11/2022: U.S., Japan and South Korea step up bid to counter Pyongyang’s missile threats 

Thống đốc Kagoshima đồng ý với kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự cho các cuộc tập trận của quân đội Hoa Kỳ

“Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, tôi kết luận rằng tỉnh của chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài” việc chấp nhận kế hoạch xây dựng một căn cứ quân sự của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản ở đảo Mageshima, tỉnh Kagoshima, Shiota nói trong một phiên họp địa phương. Đảo Mageshima rộng 8 km2, hiện không có người cư trú.

Việc Koichi Shiota chấp nhận dự án sẽ mở đường cho việc di dời địa điểm tập trận của các máy bay chiến đấu trên tàu sân bay của Hoa Kỳ khỏi Iwotoshima ở Thái Bình Dương, cách Tokyo khoảng 1.250 km về phía nam, sau khi các đường băng được xây dựng trên hòn đảo.

Xem thêm:

The Japan Times ngày 29/11/2022: Kagoshima governor OKs SDF’s plan to build base for U.S. military drills

Máy bay F-16 của Không quân Hoa Kỳ và F-35A của Hàn Quốc hộ tống hai máy bay ném bom chiến lược B-1B tiến vào Vùng nhận dạng phòng không của Hàn Quốc ngày 19/11/2022. Ảnh: Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

Đảng cầm quyền Nhật Bản cân nhắc thay đổi quy tắc xuất khẩu quân sự trong bối cảnh thúc đẩy dự án máy bay chiến đấu chung của Anh

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Itsunori Onodera cho biết, đảng cầm quyền của Nhật Bản đang thảo luận về việc có nên nới lỏng các quy tắc xuất khẩu thiết bị quân sự hay không, một phần vì nếu không có sự thay đổi, Anh sẽ không thể bán bất kỳ máy bay chiến đấu phản lực nào mà nước này chế tạo với Nhật Bản.

Xem thêm:

Reuters ngày 25/11/2022: Japan’s ruling party mulls military export rules change amid push for joint UK fighter project 

Nhật Bản, Anh và Ý sẽ công bố dự án hợp tác phát triển máy bay chiến đấu vào đầu tuần tới

Nhật Bản, Anh và Ý sẽ công bố một thỏa thuận đột phá vào đầu tuần tới để cùng phát triển một loại máy bay chiến đấu phản lực tiên tiến mới, hai nguồn tin biết về kế hoạch nói với Reuters.

Xem thêm:

Reuters ngày 02/12/2022: Japan, Britain and Italy to announce joint fighter project as early as next week – sources

—–

CHÂU ÂU – NATO – CHÂU ĐẠI DƯƠNG

Một chiếc máy bay chiến đấu của Hải quân Pháp đang được điều khiển để lên bệ phóng trên tàu sân bay USS George H.W.Bush của Hoa Kỳ ngày 23/11/2022.

Anh tham gia dự án cơ động quân sự của EU

Anh chính thức tham gia Dự án Di động Quân sự của Liên minh Châu Âu, nhằm mục đích cải thiện sự phối hợp giữa các quốc gia để giúp việc vận chuyển nhân viên và thiết bị quân sự dễ dàng hơn trên khắp lục địa. Việc Anh tham gia Dự án đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong chính sách của EU thời hậu Brexit, vì EU từ lâu đã khẳng định rằng một hiệp ước an ninh và quốc phòng chính thức cần phải được ký kết giữa khối và thành viên cũ trước khi Anh có thể tham gia vào một số hiệp ước hợp tác, sáng kiến ​​quốc phòng nhất định. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng cuộc xung đột đang diễn ra giữa Nga và Ukraine có thể đã buộc EU phải linh hoạt hơn, vì nó đã làm tăng nhu cầu của các nước trong việc giảm bớt các rào cản đối với việc triển khai quân đội, chẳng hạn như bằng cách nới lỏng các quy tắc hải quan và cải thiện việc chia sẻ thông tin giữa các lực lượng. Canada và Hoa Kỳ cũng là thành viên của Dự án và các nhà quan sát cho rằng cả hai quốc gia có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự tham gia của Anh. Trong tương lai, dự kiến ​​sẽ có các thỏa thuận quốc phòng và an ninh chính thức sâu sắc hơn giữa EU và Anh, mặc dù EU đã tuyên bố rằng Anh không nên mong đợi “sự đối xử đặc biệt” khi được đưa vào các sáng kiến ​​trong tương lai.

Xem thêm:

Politico ngày 10/11/2022: UK joins EU military mobility project

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: Canada, Pháp nên tham gia Thỏa thuận công nghệ kiểu AUKUS với Hoa Kỳ

Tại Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax, Thượng nghị sĩ James Risch, (R-Idaho) – thành viên cấp cao của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện – cho rằng Washington nên xây dựng một thỏa thuận công nghệ quân sự với Canada và Pháp để tăng cường liên minh với Hoa Kỳ và để ngăn chặn Nga và Trung Quốc. Canada và Pháp nên là một phần của thỏa thuận tương tự như thỏa thuận mà Hoa Kỳ đã thiết lập với Anh và Úc.

Xem thêm:

USNI News ngày 22/11/2022: Canada, France Should Join AUKUS Style Tech Agreement with U.S., Senator Says 

Northrop ký hợp đồng với Quickstep tại New South Wales cho các bộ phận của F-35

Tập đoàn Northrop Grumman đã ký hợp đồng với Quickstep Holdings có trụ sở tại New South Wales để hỗ trợ chương trình F-35 toàn cầu của Northrop Grumman.

Quickstep lần đầu tiên được tích hợp vào chuỗi cung ứng toàn cầu của Northrop Grumman vào năm 2012, với việc Northrop Grumman sản xuất thân máy bay trung tâm cho cả ba biến thể F-35.

Christine Zeitz, tổng giám đốc, Northrop Grumman Châu Á-Thái Bình Dương cho biết: “Northrop Grumman có một cam kết vững chắc giúp Úc phát triển ngành công nghiệp quốc phòng có chủ quyền.”

Xem thêm:

Defence Connect ngày 03/11/2022: Northrop contracts Quickstep for F-35 components

Raytheon Australia tăng cường năng lực của SME để hỗ trợ quốc phòng Úc

Capability Plus là một chương trình nâng cao năng lực của Raytheon Australia dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, được triển khai từ tháng 4/2021 với mục đích xây dựng và nuôi dưỡng năng lực cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc thông qua các hoạt động phù hợp bao gồm các hoạt động đào tạo và cố vấn. Nỗ lực hợp tác này tập trung vào việc xây dựng năng lực chủ quyền cho ngành công nghiệp quốc phòng Úc và tạo cơ hội công việc thực tế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông cao nâng cao năng lực của họ để có thể hỗ trợ các chương trình quốc phòng.

Xem thêm:

APDR ngày 23/11/2022: Raytheon Australia bolsters SME capability to support Australia’s defence 

Hoa Kỳ, Úc kết thúc đối thoại chính sách

Chính phủ Hoa Kỳ và Úc đã tổ chức Đối thoại Chính sách Chiến lược (SPD) hàng năm vào ngày 21-22/11/2022 tại Canberra. Được thành lập vào năm 2019, đây là diễn đàn để Úc và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác nhằm giải quyết các thách thức chiến lược ngày càng gia tăng, bao gồm khả năng răn đe, kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Trong cuộc họp năm nay này, Úc và Hoa Kỳ đã thảo luận về môi trường an ninh ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và các cách để tăng cường hợp tác đa phương trong khu vực, đồng thời chia sẻ quan điểm về các chiến lược chính sách đối ngoại và quốc phòng của hai bên. Hoa Kỳ và Úc cũng xác định các cơ hội hợp tác để ngăn chặn các mối đe dọa an ninh và điều phối thông điệp khu vực.

Xem thêm:

APDR ngày 25/11/2022: US, Australia wrap up policy dialogue 

NATO tổ chức cuộc tranh luận đầu tiên dành riêng cho mối đe dọa từ Trung Quốc đối với Đài Loan

Các cuộc tranh luận đã được tổ chức bởi Hội đồng Bắc Đại Tây Dương, cơ quan ra quyết định chính trị chính của liên minh, sau khi Hoa Kỳ khuyến khích các thành viên khác của liên minh chú ý hơn đến mối đe dọa ngày càng tăng từ Trung Quốc đối với hòn đảo này. Các thành viên NATO đã thảo luận về Đài Loan trong các cuộc họp trước đây, nhưng phiên họp tháng 9 là cuộc tranh luận chuyên biệt đầu tiên.

Một trong những người quen thuộc với cuộc tranh luận cho biết các đại sứ của NATO đã thảo luận về thông tin tình báo mới nhất về mối đe dọa đối với Đài Loan và tác động của bất kỳ cuộc xung đột nào đối với các thành viên.

Người này nói thêm: “Chúng tôi không nói về vai trò của NATO trong trường hợp xảy ra một động thái quân sự nhưng đã thảo luận về nhiều tác động mà nó có thể gây ra đối với an ninh Châu Âu-Đại Tây Dương và những tác động rộng lớn hơn đối với liên minh”.

Xem thêm: 

Financial Times ngày 30/11/2022: Nato holds first dedicated talks on China threat to Taiwan. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 30/11/2022: Nato debates measures to confront ‘challenge’ from China. Một bản PDF được lưu ở đây.

Valentin Weber: Lợi ích và rủi ro của việc mở rộng cung cấp vũ khí cho Miền Mạng

Các thành viên NATO có khả năng mở rộng việc cung cấp vũ khí hiện tại tới Ukraine và Georgia để bao gồm cả vũ khí tấn công mạng. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích những ưu và nhược điểm của sự hỗ trợ này. Theo tác giả, vũ khí mạng chiến lược có thể bổ sung cho các năng lực thông thường bằng cách giúp làm chậm lại một cuộc xâm lược thù địch hoặc thúc đẩy các cuộc phản công bên trong quốc gia bị tấn công. James Lewis cho rằng tiện ích của các hoạt động tấn công mạng trong thời chiến “sẽ tập trung vào việc phá vỡ các cơ chế chỉ huy, phần mềm vũ khí và thông tin nhiều hơn là phá hủy vật chất.” Sự hỗ trợ của phương Tây có thể tập trung vào việc tạo điều kiện cho Ukraine âm thầm phá hỏng tính nguyên vẹn và sự tin cậy của thông tin về mạng lưới quân sự và hệ thống vũ khí ở các vị trí tiền phương của Nga ở Crimea và Donbas.

Xem thêm:

Lawfare ngày 02/12/2022: The Benefits and Risks of Extending Weapons Deliveries to the Cyber Domain 

———-

V- MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI TRONG QUÂN SỰ

Châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tập trung vào các UUV cỡ lớn và cực lớn

Lực lượng hải quân của các nước ở Châu Á-Thái Bình Dương đang tăng cường triển khai các hệ thống không người lái để vượt qua thách thức về nguồn nhân lực hạn chế. Tiến bộ công nghệ trong số hóa và trí tuệ nhân tạo (AI) đã hỗ trợ những nỗ lực đó. Điều này đã dẫn đến sự xuất hiện của các khái niệm mới về hoạt động (CONOP) chẳng hạn như sự hình thành các biện pháp đối phó với mìn hoàn toàn không người lái (MCM).

Xem thêm:

Janes ngày 22/11/2022: Making it big: Asia-Pacific’s increasing focus on large and extra-large UUVs

Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến muốn khu vực doanh nghiệp phát triển năng lực AI mới nhằm cải thiện năng lực chiến đấu trên không của máy bay không người lái

Văn phòng Công nghệ Chiến thuật của Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) hôm thứ Hai ngày 21/11/2022 đã phát đi Thông báo về chương trình Tăng cường trí tuệ nhân tạo mới, với mục tiêu phát triển các công cụ để đạt được “quyền tự chủ chiến thuật vượt trội” đối với máy bay không người lái thực hiện vai trò chiến đấu trên không. DARPA muốn khu vực doanh nghiệp tư nhân hỗ trợ phát triển những công cụ này để tăng cường năng lực “mô hình hóa và mô phỏng” và AI cho các năng lực chiến đấu trên không tấn công và phòng thủ.

Xem thêm: 

DefenseScoop ngày 21/11/2022: DARPA calling for AI ‘reinforcements’ to bolster US air combat capability 

Các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ được báo động về mối đe dọa gián điệp máy bay không người lái của Trung Quốc

Hàng trăm máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất đã bị phát hiện trong không phận bị hạn chế ở Washington, D.C., trong những tháng gần đây, một xu hướng mà các cơ quan an ninh quốc gia lo ngại có thể trở thành một phương tiện mới cho hoạt động gián điệp nước ngoài.

Xem thêm:

Politico ngày 23/11/2022: Senators alarmed over potential Chinese drone spy threat 

———-

VI- CHUYỂN ĐỘNG QUÂN SỰ – CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG – CÔNG NGHỆ

Máy bay chiến đấu hải quân J-15 của Trung Quốc hiện được trang bị động cơ sản xuất trong nước

J-15 hoạt động trên tàu sân bay là chiếc Flanker mới nhất của Trung Quốc sử dụng động cơ sản xuất trong nước, thay thế cho động cơ gốc của Nga.

Xem thêm: 

The War Zone ngày 23/11/2022: China’s J-15 Naval Fighter Is Now Powered By Locally Made Engines 

Công ty đóng tàu Indonesia đóng tàu tuần tra xa bờ cho Hải quân Indonesia 

Dự kiến, nhà máy đóng tàu PT Daya Radar Utama sẽ giao hai tàu tuần tra xa bờ 2100 tấn cho hải quân vào năm 2024. Những tàu mới có tầm hoạt động 9.600 hải lý, tốc độ tối đa 28 hải lý/giờ và sẽ được trang bị nòng pháo 76 mm, một khẩu súng 35 mm phía sau và bốn bệ phóng tên lửa chống hạm. Đây là một phần trong nỗ lực của Jakarta tăng cường năng lực đóng tàu trong nước. PT DRU là một công ty thuộc sở hữu nhà nước.

Xem thêm:

Asia Pacific Defense Journal ngày 18/11/2022: Indonesia reaches keel laying for two new offshore patrol vessels

Công ty đóng tàu Ấn Độ hạ thủy tàu khảo sát lớn thứ 3 được đóng trong nước cho Hải quân Ấn Độ

Garden Reach Shipbuilders & Engineers Ltd (GRSE) đã làm lễ hạ thủy chiếc thứ ba trong số bốn tàu khảo sát lớn (Survey Vessel (Large) – SVL) có tên “Ikshak” cho Hải quân Ấn Độ vào ngày 26/11/2022 tại Kattupalli, Chennai.

Các tàu SVL sẽ thay thế các tàu khảo sát Lớp Sandhayak hiện có với thiết bị thủy văn thế hệ mới để thu thập dữ liệu hải dương học. Các tàu SVL dài 110 m, rộng 16 m với lượng choán nước sâu 3400 tấn và bổ sung 231 nhân sự. Hệ động lực của tàu gồm 2 Máy chính cấu hình trục đôi và được thiết kế với tốc độ hành trình 14 hải lý/giờ và tốc độ tối đa 18 hải lý/giờ. Thân của những con tàu này được làm từ thép DMR 249-A được phát triển trong nước do Cơ quan Thép Ấn Độ Limited sản xuất.

Với năng lực mang theo bốn Thuyền máy Khảo sát và một máy bay trực thăng tích hợp, vai trò chính của các con tàu sẽ là thực hiện khảo sát thủy văn quy mô đầy đủ các vùng nước sâu và ven biển của các Cảng và các kênh hàng hải. Các tàu này cũng sẽ được triển khai để thu thập dữ liệu hải dương học và địa vật lý cho các ứng dụng quốc phòng cũng như dân sự. Trong vai trò thứ yếu, các tàu này có khả năng cung cấp khả năng phòng thủ hạn chế, bên cạnh vai trò là tàu Bệnh viện trong các trường hợp khẩn cấp.

Xem thêm:

Naval News ngày 26/11/2022: GRSE Launches 3rd Large Survey Vessel For The Indian Navy 

Sáu doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc được tham gia chương trình phát triển Tên lửa Chim sẻ Biển Tiến hoá (Evolved Sea Sparrow Missile) toàn cầu

BAE Systems Australia đã trao hợp đồng cho sáu doanh nghiệp vừa và nhỏ của Úc tham gia vào việc cung cấp các cụm phụ phần cứng và phần mềm quan trọng cho chương trình Evolved Sea Sparrow Missile (ESSM) toàn cầu theo hợp đồng sản xuất đầy đủ ba năm mới với một khách hàng đã ký hợp đồng ở Hoa Kỳ.

ESSM là tên lửa đất đối không tầm trung được phát triển để bảo vệ tàu chiến khỏi các tên lửa hành trình chống hạm tiên tiến. BAE Systems là công ty dẫn đầu ngành của Úc trong Hiệp hội ESSM của NATO giám sát chương trình có sự tham gia của tối đa 12 quốc gia trong đó có Hoa Kỳ, Úc, Canada và Na Uy.

Xem thêm:

Australian Defense Magazine ngày 29/11/2022: Six Australian SMEs contracted to ESSM program 

Hoa Kỳ: P-8 Poseidon của Hải quân giờ có thể thả ngư lôi có cánh trong lúc đang chiến đấu

Hải quân Hoa Kỳ trong tuần này đã tuyên bố về năng lực tác chiến ban đầu của Năng lực Vũ khí Tác chiến Chống Tàu Ngầm Từ Trên Cao (HAAWC). HAAWC là bộ cánh lượn và thả dù dẫn đường bằng GPS được trang bị cho ngư lôi hạng nhẹ Mark 54, cho phép thả vũ khí từ các bệ tầm cao như máy bay tuần tra trên biển P-8A Poseido của Hải quân Hoa Kỳ. Với HAAWC, máy bay có thể giữ ở khoảng cách xa mục tiêu trong khi thả vũ khí, sau đó lướt đến khu vực mục tiêu và lao xuống biển bằng dù trước khi giao chiến với tàu ngầm đối phương. Boeing, công ty đã chế tạo bộ HAAWC, đã không tiết lộ công khai phạm vi hiệu quả của hệ thống HAAWC, nhưng các nhà phân tích cho rằng hệ thống này có hình thức và chức năng tương tự như bộ bom dẫn đường chính xác Joint Direct Attack Munition (JDAM) có tầm bắn khoảng 60 km và giống như JDAM, HWAAC có thể nhận được thay đổi hành trình giữa chuyến bay. Ngư lôi chống ngầm nhẹ, thả từ trên không thông thường yêu cầu tốc độ thấp và thả ở độ cao thấp để tránh làm hỏng vũ khí, có thể khiến máy bay chống ngầm trước lực lượng phòng không của đối phương, bao gồm cả vũ khí phòng không có thể phóng từ tàu ngầm, trong khi HWAAC có thể cho phép KBTB tấn công từ tầm xa ở độ cao hành trình.

Xem thêm:

The Drive ngày 22/11/2022: Navy P-8 Poseidon Can Now Drop Winged Torpedoes In Combat 

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ thành lập Văn phòng Vốn Chiến lược

Lầu Năm Góc mới đây đã thành lập một văn phòng tập trung vào việc thúc đẩy vốn của khu vực tư nhân hướng tới phát triển công nghệ để giúp các lực lượng quân sự đổi mới với tốc độ nhanh hơn.

“Vì ngày nay vốn của khu vực tư nhân là nguồn tài trợ chính cho phát triển công nghệ, chúng ta có thể xây dựng các lợi thế lâu dài thông qua việc khích lệ những nguồn vốn đáng tin cậy tập trung vào các lĩnh vực công nghệ quan trọng của Bộ Quốc phòng,” Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết trong một bản ghi nhớ ngày 01/12/2022.

Văn phòng Vốn Chiến lược, hay OSC (Office of Strategic Capital), sẽ được biên chế trong văn phòng giám đốc công nghệ của Lầu Năm Góc, do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách Nghiên cứu và Kỹ thuật Heidi Shyu đứng đầu. Bản ghi nhớ cho biết OSC sẽ xác định “các lĩnh vực công nghệ quan trọng đầy hứa hẹn,” đặc biệt là những lĩnh vực có ứng dụng an ninh quốc gia, chưa nhận được đủ đầu tư từ khu vực tư nhân. Sau đó, văn phòng sẽ đi đầu trong việc thu hút tài trợ cho các lĩnh vực đó.

Xem thêm:

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 01/12/2022: Secretary of Defense Establishes Office of Strategic Capital

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 01/12/2022: Memorandum for Senior Pentagon Leadership

B-21: Máy bay ném bom chiến lược thế hệ tiếp theo của Hoa Kỳ cho kỷ nguyên mới của chiến tranh trên không

Lực lượng Không quân Hoa Kỳ đã thông báo vào ngày 02/12/2022, công ty quốc phòng khổng lồ Northrop-Grumman sẽ tiết lộ một trong những hệ thống vũ khí mới đắt tiền và sát thương nhất của Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 – máy bay ném bom tàng hình có năng lực hạt nhân thế hệ tiếp theo, được đặt tên là B-21 Raider. B-21. Bản vẽ đầu tiên, với hình hài của một máy bay ném bom tầm xa, được Bộ trưởng Không quân Hoa Kỳ Deborah Lee James tiết lộ vào ngày 26/2/2016 tại Hội nghị Chuyên đề về Tác chiến Trên không của Hiệp hội Không quân. Các quan chức Lực lượng Không quân Hoa Kỳ hình dung một phi đội cuối cùng gồm ít nhất 100 máy bay với dự tính chi phí trung bình là 692 triệu USD. Chiếc B-21 được giới thiệu hôm 02/12 là một trong 6 chiếc đang được sản xuất.

Xem thêm:

Northrop-Grumman: B-21 Raider – Northrop Grumman 

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ngày 02/12/2022: Remarks by Secretary of Defense Lloyd J. Austin III at the Unveiling of the B-21 Bomber (As Delivered)

Air Force ngày 02/12/2022: B-21 Raider makes public debut; will become backbone of Air Force’s bomber fleet 

Breaking Defense ngày 02/12/2022: Ahead of B-21 Raider reveal, Northrop CEO touts tech you won’t see 

Defense One ngày 02/12/2022: Air Force Unveils New B-21 Stealth Bomber After Seven Years in the Making

Defense News ngày 03/12/2022: ‘Deterrence the American way’: The new B-21 bomber debuts 

Hoa Kỳ tiếp tục sản xuất HIMARS

Vào ngày 01/12/2022, Quân đội Hoa Kỳ đã trao một hợp đồng trị giá gần 431 tỷ USD cho Tập đoàn Lockheed Martin để sản xuất đầy đủ các bệ phóng Hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao M142 hỗ trợ Quân đội và các bạn hàng quân sự nước ngoài khác của Hoa Kỳ. Hợp đồng sẽ cho phép chính phủ Hoa Kỳ bổ sung nhanh hơn kho dự trữ của Bộ Quốc phòng ​​sau khi viện trợ cho Ukraine, và hỗ trợ các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ.

Giám đốc điều hành Raytheon: Hoa Kỳ chuyển hệ thống phòng không từ Trung Đông sang Ukraine

Giám đốc điều hành của Raytheon Technologies Greg Hayes cho biết Hoa Kỳ đang trao đổi với các nước Trung Đông để chuyển một số hệ thống phòng không ở Trung Đông sang Ukraine. Ông cho biết mục tiêu là gửi các đơn vị NASAMS trong khu vực tới Kyiv trong vòng 3 đến 6 tháng tới. Hệ thống phòng thủ ở Trung Đông sau đó sẽ được thay thế bằng các hệ thống NASAMS mới trong hai năm tới. Việc chuyển đổi các hệ thống nhanh hơn so với việc xây dựng các đơn vị mới cho Ukraine vì phải mất hai năm để xây dựng NASAMS nhưng sau đó sẽ có nhiều thời gian hơn để triển khai đầy đủ. Chính quyền Biden sẽ phải phê chuẩn việc di chuyển hệ thống này.

Xem thêm:

Politico ngày 01/12/2022: U.S. looks to shift air defense systems from Middle East to Ukraine, Raytheon chief says 

Defense One ngày 01/12/2022: US Trying to Persuade More Allies to Send NASAMS Missiles to Ukraine, Raytheon CEO Says 

Như một bước ngoặt, Kishida lần đầu tiên đặt mục tiêu chi tiêu quốc phòng ở mức 2% GDP

Thủ tướng Fumio Kishida đã chỉ thị cho Bộ trưởng Quốc phòng Yasukazu Hamada và Bộ trưởng Tài chính Shunichi Suzuki “khẩn trương” tăng chi tiêu quốc phòng lên 2% tổng sản phẩm quốc nội trong vòng năm năm – mục tiêu mà đảng cầm quyền tìm kiếm từ lâu nhưng giờ đây lần đầu tiên Kishida đề cập đến như một con số ngân sách cụ thể.

Xem thêm:

The Japan Times ngày 29/11/2022: In major shift, Kishida sets defense spending target at 2% of GDP for first time

Nhật Bản hướng tới 43 nghìn tỷ yên cho kế hoạch chi tiêu quốc phòng 5 năm

Nhật Bản đã quyết định để dành 40 nghìn tỷ đến 43 nghìn tỷ yên cho chi tiêu quốc phòng trong 5 năm kể từ tháng 4 năm 2023, ba nguồn tin nói với Reuters hôm thứ Sáu ngày 02/12/2022. Đây sẽ là một bước nhảy vọt so với 27,5 nghìn tỷ yên dành cho kế hoạch phòng thủ 5 năm hiện tại.

Xem thêm:

The Business Times ngày 02/12/2022: Japan eyes up to 43t yen for 5-year defence spending plan, International

Nhật muốn mua tới 500 tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ

Theo một số nguồn tin chính phủ Hoa Kỳ và Nhật Bản, trong cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào ngày 13/11/2022, Thủ tướng Fumio Kishida đã xác nhận kế hoạch thúc đẩy các cuộc đàm phán mua 500 tên lửa hành trình Tomahawk do Hoa Kỳ sản xuất trước năm tài chính 2027. Kế hoạch hiện đang được Bộ Quốc phòng xem xét nhằm đẩy nhanh quá trình chuẩn bị để sở hữu các năng lực phản công.

Hoa Kỳ đã hạn chế nghiêm ngặt việc bán tên lửa Tomahawk, loại tên lửa đã chứng minh hiệu quả chiến đấu trong các trận chiến khác nhau kể từ khi quân đội Hoa Kỳ triển khai chúng trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Trong hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản – Hoa Kỳ tại Phnom Penh vào ngày 13/11/2022, ông Kishida đã đưa vấn đề Tomahawk vào chương trình nghị sự, bày tỏ với ông Biden quyết tâm tăng cường mạnh mẽ khả năng phòng thủ của Nhật Bản. Biden công nhận rằng Nhật Bản là khách hàng ưu tiên của Hoa Kỳ trong lĩnh vực thiết bị quốc phòng và ông sẽ xúc tiến các thủ tục tại Hoa Kỳ để việc mua bán được tiến hành.

Xem thêm:

The Japan News ngày 30/11/2022: Japan seeks to buy up to 500 Tomahawk cruise missiles from U.S. 

Nhật Bản dự định trang bị năng lực phản công tối thiểu

Để ngăn chặn một cuộc tấn công vũ trang, chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu có được năng lực phản công nhưng sẽ hạn chế sử dụng chúng ở mức tối thiểu để tự vệ, theo một tài liệu phác thảo quan điểm của chính phủ trong nỗ lực để công chúng hiểu biết về sự thay đổi trong các chính sách an ninh của chính phủ liên quan đến sở hữu các năng lực phản công.Tài liệu cho biết các quốc gia khác đang “tăng cường năng lực tên lửa cả về chất lượng và số lượng, đồng thời cải thiện các công nghệ liên quan và năng lực vận hành,” ám chỉ đến Triều Tiên và Trung Quốc. Tài liệu nhận định “rất khó để chống lại hoàn toàn các mối đe doạ này chỉ bằng các mạng lưới phòng thủ tên lửa.” Theo tài liệu, Nhật Bản sẽ duy trì các lực lượng an ninh được thiết kế dành riêng cho phòng thủ và sử dụng các năng lực phản công trong phạm vi Hiến pháp và luật quốc tế. Việc sử dụng các năng lực phản công sẽ được quyết định dựa trên từng tình huống cụ thể, đồng thời tuân theo luật quốc tế chỉ giới hạn tấn công các mục tiêu quân sự. 

Xem thêm:

The Japan News ngày 02/12/2022: Minimal level of counterstrike capabilities eyed

Nhật Bản mở rộng đơn vị lực lượng mặt đất ở Okinawa

Nhật Bản đang xem xét mở rộng một đơn vị lực lượng mặt đất có trụ sở tại Okinawa để bảo vệ các hòn đảo xa xôi phía tây nam và chuẩn bị cho một tình huống bất ngờ liên quan đến Đài Loan trước sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc, một nguồn tin chính phủ thân cận với vấn đề này cho biết hôm thứ Bảy ngày 03/12/2022. Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch tăng số lượng trung đoàn bộ binh thuộc Lữ đoàn 15 của Lực lượng Phòng vệ Mặt đất lên 2, cũng như nâng cấp bậc cao nhất từ thiếu tướng lên đại tướng, nguồn tin cho biết.

Xem thêm:

The Japan Times ngày 03/12/2022: Japan to expand Okinawa-based ground force unit amid China threat 

———-

VII- CHUYỂN ĐỘNG AN NINH MẠNG

Phần mềm độc hại Android nhắm mục tiêu tài khoản Facebook, chủ yếu tập trung vào Việt Nam

Công ty bảo mật di động Zimperium đã phát hành một báo cáo về một chiến dịch phần mềm độc hại Android đang cố gắng đánh cắp thông tin đăng nhập tài khoản Facebook kể từ năm 2018. Báo cáo cho biết chiến dịch này được thực hiện thông qua các ứng dụng đọc và giáo dục giả mạo và đã lây nhiễm ít nhất 300.000 thiết bị trên 71 quốc gia, trong đó tập trung vào Việt Nam. Hiện chưa rõ tác nhân đe dọa đằng sau các cuộc tấn công.

Xem thêm:

BleepingComputer ngày 01/12/2022: Android malware infected 300,000 devices to steal Facebook accounts 

Gerard McDermott và Alice Larsson: Chủ nghĩa độc tài kỹ thuật số âm thầm phát triển ở Việt Nam

Các quyền trên không gian mạng ở Việt Nam đang giảm dần khi một hệ thống giám sát và kiểm soát mới xuất hiện ở nước này, với sự hỗ trợ của những gã khổng lồ công nghệ phương Tây. Tương tự như những nơi khác ở Đông Nam Á, cư dân mạng ở Việt Nam đang mất dần và ngày càng đáng kể những quyền kỹ thuật số. Chính quyền Việt Nam đã thông qua các luật trấn áp, phát triển các thể chế nhằm mục đích giám sát và kiểm soát thông tin, phát triển một hệ thống kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội và sử dụng điều tiết băng thông để chặn những tiếng nói bất đồng chính kiến.

Xem thêm:

The Diplomat ngày 19/11/2022: The Quiet Evolution of Vietnam’s Digital Authoritarianism 

Globe ngày 23/11/2022: Vietnamese cybersecurity law reveals Hanoi’s “obsession with control” . Một bản PDF được lưu ở đây.

Lầu Năm Góc công bố chiến lược không gian mạng “zero-trust”, hướng tới triển khai năm 2027

Không giống các mô hình an ninh mạng cũ hơn, Zero Trust là một mô hình mới giả định rằng các mạng luôn gặp rủi ro hoặc đã bị xâm phạm. Do đó, cần phải xác thực liên tục người dùng, thiết bị và quyền truy cập. Giám đốc Thông tin Lầu Năm Góc John Sherman đã ví nó giống như việc “không tin tưởng bất kỳ ai hay bất kỳ điều gì.”

Xem thêm:

C4ISRNET ngày 22/11/2022: Pentagon publishes zero-trust cyber strategy, eyes 2027 implementation 

Breaking Defense ngày 22/11/2022: DoD releases zero-trust strategy to thwart hackers who ‘often’ breach network ‘perimeter’ 

Singapore công bố kế hoạch chống tấn công mạng tống tiền, nhấn mạnh đây là vấn đề quốc tế “cấp bách”

Lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan Singapore, được thành lập để thúc đẩy các nỗ lực chống ransomware (tấn công mạng tống tiền) của quốc gia, đã công bố một kế hoạch chi tiết để chống lại mối đe dọa tấn công mạng tống tiền đang gia tăng, và đưa ra các hướng dẫn về cách giảm thiểu các cuộc tấn công như vậy. 

Cơ quan An ninh Mạng (CSA) cho biết rủi ro ransomware đã tăng lên đáng kể về quy mô và tác động, trở thành một vấn đề quốc tế “cấp bách” mà các quốc gia bao gồm Singapore phải giải quyết.

Xem thêm:

The Straits Times ngày 30/11/2022: Task force publishes report on how govt, institutions and firms in S’pore can defend against ransomware

———-

VIII- CHUYỂN ĐỘNG CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN

Ấn Độ ký thỏa thuận với IMEC có trụ sở tại Bỉ để có được công nghệ sản xuất chip

Tham vọng thành lập một nhà máy bán dẫn trong nước của Ấn Độ đang dần thành hiện thực. Chính phủ đã ký một thỏa thuận với một trung tâm nghiên cứu và đổi mới có trụ sở tại Bỉ, Trung tâm vi điện tử liên trường đại học (IMEC), sẽ cung cấp công nghệ sản xuất chip từ 28 nanomet trở lên mà người dùng phải trả tiền bản quyền.

“Đó là cách tốt nhất để bắt đầu, vì có nhu cầu lớn đối với chip trên 28 nanomet ở nước này trong các lĩnh vực ô tô, điện tử tiêu dùng và điện tử công suất,” một quan chức chính phủ hàng đầu của Bộ Công nghệ Thông tin và Truyền thông nói.

Theo quan chức này, một trong số ba công ty đã đăng ký thành lập nhà máy sản xuất chip ở Ấn Độ sẽ được chọn. Ấn Độ sẽ được cung cấp công nghệ và sẽ phải trả tiền bản quyền cho IMEC.

Xem thêm:

Business Standard ngày 30/10/2022: India signs deal with Belgium-based IMEC to get chip-making technology 

Nhật Bản đầu tư 2,4 tỷ USD cho trung tâm nghiên cứu chip chung với Hoa Kỳ

Trung tâm nghiên cứu chung sẽ được thành lập vào cuối năm nay với mục tiêu phát triển năng lực sản xuất hàng loạt chip bán dẫn tiên tiến với độ rộng đường mạch 2 nanomet vào nửa cuối thập kỷ này. Mạch càng mịn thì hiệu suất chip càng cao. Tên của các công ty Nhật Bản tham gia và các chi tiết khác sẽ được công bố trong tháng này. Đại học Tokyo, Viện KH&CN công nghiệp tiên tiến quốc gia và viện khoa học Riken cũng như các công ty và tổ chức nghiên cứu ở Hoa Kỳ và Châu Âu sẽ tham gia.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 06/11/2022: Japan to spend $2.4bn on joint chip research hub with U.S.. Một bản toàn văn được lưu ở đây

Nikkei Asia ngày 10/11/2022: Toyota joins 7 other Japan companies to make next-generation chips. Một bản PDF được lưu ở đây.

Đức chặn Trung Quốc đầu tư vào ngành công nghiệp chip ở Đức

Sau chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tới Bắc Kinh, Bộ trưởng Kinh tế Đức cho biết Đức sẽ thắt chặt các hạn chế đối với đầu tư của nước ngoài không phải Châu Âu vào cơ sở hạ tầng quan trọng. Truyền thông cho biết chính phủ Đức đã chặn đầu tư của Trung Quốc vào hai nhà sản xuất chất bán dẫn trong nước do những lo ngại về an ninh quốc gia, đặc biệt là việc chuyển giao bí quyết công nghệ.

Xem thêm:

Financial Times ngày 08/11/2022: Germany set to block Chinese chip deal. Một bản PDF được lưu ở đây

Financial Times ngày 09/11/2022: Germany blocks another Chinese acquisition of a chip company . Một bản PDF được lưu ở đây

TSMC để mắt đến việc mở rộng nhà máy trị giá hàng tỷ USD ở Arizona

Công ty bắt đầu đặt cược lớn vào việc sản xuất chip ở Hoa Kỳ sau khi Washington đồng ý cung cấp cho các nhà sản xuất vật liệu bán dẫn các khoản tài trợ ưu đãi để đưa ngành sản xuất tiên tiến trở lại đất Mỹ. Cơ sở mới của TSMC sẽ sản xuất bóng bán dẫn 3 nanomet, một trong những bóng bán dẫn nhỏ nhất và nhanh nhất có thể hiện nay. TSMC cho biết họ có kế hoạch tổ chức một buổi lễ ở Arizona vào tháng 12 để lắp đặt lô thiết bị sản xuất đầu tiên mà đã được công bố hai năm trước. Khi đó, công ty đã nói rằng họ sẽ sản xuất chip 5 nanomet ở đó. Theo những người quen thuộc với vấn đề này, hãng hiện đang chuẩn bị sản xuất chip 4 nanomet tiên tiến hơn với công suất lớn hơn tại nhà máy. Nhà máy dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt vào năm 2024.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 09/11/2022: Chip-Making Juggernaut TSMC Eyes Multibillion-Dollar Arizona Factory Expansion. Một bản PDF được lưu ở đây.

Reuters ngày 21/11/2022: TSMC planning advanced chip production in Arizona, says company’s founder 

Nikkei Asia ngày 10/11/2022: TSMC to secure neon in Taiwan after Ukraine shock for chip sector. Một bản PDF được lưu ở đây.

Doanh nhân bị mắc kẹt trong cuộc chiến chip giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Chuyên gia vật liệu bán dẫn Gerald Yin đã rời Hoa Kỳ và dành 18 năm ở Trung Quốc để xây dựng cái mà ông nói sẽ là một cường quốc trên toàn thế giới về thiết bị sản xuất chip. Giờ đây, công việc cả đời của người công dân Hoa Kỳ này đã rơi vào tình trạng không chắc chắn khi các hạn chế của Hoa Kỳ làm suy yếu sự hội nhập toàn cầu mà ông đã tôn vinh.

Xem thêm:

The Wall Street Journal ngày 09/11/2022: Entrepreneur Caught in the Middle of U.S.-China Chip War. Một bản PDF được lưu ở đây

The New York Times ngày 16/11/2022: Engineers From Taiwan Bolstered China’s Chip Industry. Now They’re Leaving. – The New York Times. Một bản PDF được lưu ở đây.

Singapore muốn giữ chuỗi cung ứng mở

Nhà ngoại giao hàng đầu của Singapore đang thúc đẩy các chuỗi cung ứng công nghệ “mở, toàn diện” để chống lại sự phân tách kinh tế đang tăng tốc sau khi Hoa Kỳ ban hành các quy định hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với các vật liệu bán dẫn tiên tiến.

Phát biểu tại một sự kiện hôm thứ Tư ngày 09/11/2022, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Vivian Balakrishnan cho biết sự chia rẽ như vậy sẽ dẫn đến lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, tiến bộ công nghệ chậm hơn và “làm gián đoạn thêm các hệ thống toàn cầu”. Con đường phía trước sẽ là một mạng lưới đa phương về khoa học, công nghệ và chuỗi cung ứng.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 09/11/2022: Chip Market: Singapore Wants Open Supply Chains After US Restricts China Access. Một bản PDF được lưu ở đây.

Nhà sản xuất chip hàng đầu của Trung Quốc SMIC cảnh báo về tác động tiêu cực từ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ sau khi công bố doanh thu quý ba không tăng

“Nhu cầu yếu trong lĩnh vực điện thoại thông minh và điện tử tiêu dùng, cùng với việc một số khách hàng cần thời gian để hiểu các quy định kiểm soát xuất khẩu mới của Hoa Kỳ, doanh thu quý IV dự kiến ​​sẽ giảm 13% đến 15%,” SMIC cho biết.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 10/11/2022: China’s top chip maker SMIC warns on negative impact from US export controls after posting flat third-quarter revenue. Một bản PDF được lưu ở đây

Nikkei Asia ngày 11/9/2022: Top China chipmaker SMIC sees ‘no end’ to market downturn. Một bản PDF được lưu ở đây.

YMTC có thể được đưa vào danh sách đen thương mại của Hoa Kỳ vào tháng tới

Chính quyền Biden đang xem xét bổ sung nhà sản xuất chip bộ nhớ YMTC và hàng chục thực thể khác của Trung Quốc vào danh sách đen thương mại ngay sau ngày 06/12/2-22, theo bài phát biểu được chuẩn bị sẵn của một quan chức của Bộ Thương mại mà Reuters xem được.

Xem thêm:

Reuters ngày 14/11/2022: YMTC could be added to U.S. trade blacklist next month: U.S. official 

Trung Quốc kêu gọi một hệ thống “mở” cho ngành công nghiệp bán dẫn trong bối cảnh Hoa Kỳ kiểm soát xuất khẩu

Tại Hội nghị Thế giới về Mạch tích hợp, do Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin và chính quyền tỉnh An Huy tổ chức, các thành viên tổ chức Sáng kiến ​​Hợp Phì (Hefei Initiative) đã kêu gọi các công ty trong ngành công nghiệp chip toàn cầu thúc đẩy thương mại và đầu tư tự do, đồng thời tăng cường hợp tác về năng lực, vốn, nhân tài và quyền sở hữu trí tuệ trong một hệ sinh thái “thân thiện hơn”, “mở” và “bao trùm”. Được thành lập từ năm 2019, Sáng kiến Hợp Phì được hỗ trợ bởi Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Trung Quốc. Những thực thể ủng hộ khác bao gồm chính quyền thủ phủ Hợp Phì của tỉnh An Huy, nhà sản xuất chip bộ nhớ của Trung Quốc Changxin Memory Technologies, Học viện Kỹ thuật Trung Quốc và Siemens EDA, nhà cung cấp phần mềm thiết kế chip hàng đầu.

Xem thêm:

South China Morning Post ngày 17/11/2022: Tech war: China calls for ‘open’ semiconductor system as chip players debate strategies after US export controls. Một bản PDF được lưu ở đây.

China.org ngày 20/9/2019: Hefei Initiative unveiled at World Manufacturing Convention 

Các nhà sản xuất chip Đông Á coi việc tách rời Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao là điều không thể tránh khỏi

Những bên chơi chính trong chuỗi cung ứng vật liệu bán dẫn ở Đông Á dường như thấy việc tách khỏi Trung Quốc trong các ngành công nghiệp tiên tiến liên quan đến công nghệ nhạy cảm là điều không thể tránh khỏi, do lo ngại về tốc độ hiện đại hóa quân sự nhanh chóng của Bắc Kinh. Hoa Kỳ đang đi đầu trong việc xây dựng liên minh “Chip 4” với Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản để tăng cường an ninh kinh tế trước nguy cơ khủng hoảng chip toàn cầu có thể xảy ra trong trường hợp xảy ra bất trắc giữa Đài Loan và Trung Quốc.

Xem thêm:

The Japan Times ngày 20/11/2022: East Asia chipmakers see high-tech decoupling with China as inevitable 

Công ty chip Nhật Bản Ferrotec tổ chức lại chuỗi cung ứng để tiếp cận cả Hoa Kỳ và Trung Quốc

Ferrotec đã bắt đầu tổ chức lại chuỗi cung ứng và nhà máy của mình trong chiến lược được thiết kế để tiếp cận cả thị trường Hoa Kỳ và Trung Quốc sau khi Washington đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip mới.

Giám đốc điều hành nhóm của Ferrotec có trụ sở tại Tokyo nói với Financial Times rằng công ty đang đẩy nhanh kế hoạch mở rộng sản xuất ra bên ngoài Trung Quốc để đáp ứng yêu cầu từ các khách hàng Hoa Kỳ bao gồm Lam Research and Applied Materials. Công ty dự định trong tương lai sẽ sản xuất không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở Nhật Bản, Malaysia và có thể là ở Hoa Kỳ.

“Thị trường Trung Quốc sẽ phát triển trong tương lai, vì vậy chúng tôi sẽ đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc bằng việc sản xuất tại Trung Quốc. Bằng cách đó, chúng tôi có thể tiếp tục là người chiến thắng,” ông cho biết.

Xem thêm:

Financial Times ngày 27/11/2022: Japanese chip company Ferrotec rejigs supply chains to access US and China. Một bản PDF được lưu ở đây.

Josep Borrell: EU sẽ không đi theo chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Người phụ trách đối ngoại của EU đã tách rời khối này khỏi nỗ lực rộng rãi của Hoa Kỳ nhằm cấm xuất khẩu chip cao cấp, được coi là một nỗ lực nhằm làm tê liệt lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc và đã gây ra sự kinh ngạc cho các nhà sản xuất chất bán dẫn của chính EU. Borrell đã có một cuộc tranh cãi nảy lửa với các nhà lập pháp trong phái đoàn Trung Quốc của Nghị viện Châu Âu do Reinhard Buetikofer dẫn đầu.

Xem thêm:

Bloomberg ngày 22/11/2022: Dutch Resist US Call to Ban More Chip Equipment Sales to China. Một bản PDF được lưu ở đây

Chính phủ Đức không có kế hoạch cấm Hoa Vi

Người phát ngôn của Bộ Kinh tế Đức cho biết hôm thứ Sáu ngày 02/12/2022 rằng Đức không muốn theo chân Hoa Kỳ trong việc cấm các sản phẩm do các nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc như Hoa Vi sản xuất, nhưng sẽ xem xét quyết định trong từng trường hợp cụ thể.

Xem thêm:

Reuters ngày 02/12/2022: German government not planning blanket Huawei ban

Trung Quốc phát triển chip mới từ thiết kế nguồn mở nhằm chống lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ

Chính phủ Trung Quốc đã thành lập một liên minh gồm các công ty và viện nghiên cứu, trong đó có các tập đoàn công nghệ khổng lồ Alibaba, Tencent, và Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, để tạo ra tài sản trí tuệ chip mới. Bắc Kinh muốn giảm sự phụ thuộc vào Arm thuộc sở hữu của SoftBank, công ty có công nghệ làm nền tảng cho phần lớn vật liệu bán dẫn trên toàn thế giới.

Nhóm hiện đang sử dụng Risc-V – một thiết kế chip nguồn mở được tạo ra vào năm 2010 bởi Đại học California, Berkeley. Risc-V đã nổi lên như một đối thủ cạnh tranh của Arm trong những năm gần đây.

Xem thêm:

Financial Times ngày 30/11/2022: China enlists Alibaba and Tencent in fight against US chip sanctions. Một bản PDF được lưu ở đây.

Ngành công nghiệp chip của Trung Quốc chiến đấu để tồn tại trong bối cảnh Hoa Kỳ siết chặt kiểm soát

Khi Hoa Kỳ tiếp tục ngăn cản ngành sản xuất chip của Trung Quốc bằng các biện pháp trừng phạt, các nhà công nghệ hàng đầu trong nước như Hoa Vi đang âm thầm làm việc để xây dựng chuỗi cung ứng tự cung tự cấp trong nước.

 Liệu chiến dịch âm thầm này có thể giúp Bắc Kinh cuối cùng đạt được điều mà họ đã tìm kiếm từ lâu – ngành công nghiệp bán dẫn tiên tiến của chính họ? Các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ liệu có sẽ hiệu quả? Theo tác giả, không phải tất cả các con chip đều cần phải là loại tiên tiến nhất và “Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển mạnh việc tạo ra các thế hệ cũ hơn của công nghệ sản xuất chip.”

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 30/11/2022: China’s chip industry fights to survive U.S. tech crackdown. Một bản PDF được lưu ở đây.

Thị trường vật liệu bán dẫn thế giới sẽ giảm 4% vào năm 2023

Theo Thống kê thương mại bán dẫn thế giới mới công bố ngày 29/11/2022, thị trường vật liệu bán dẫn toàn cầu được dự báo sẽ giảm 4% vào năm 2023 xuống còn 557 tỷ USD. Đây là lần thu hẹp hàng năm đầu tiên kể từ năm 2019, một sự suy giảm có thể báo trước những khó khăn kinh tế lớn hơn. Thị trường bộ nhớ, chiếm hơn 1/5 tổng số, được cho là giảm 17%.

Xem thêm:

Nikkei Asia ngày 30/11/2022: World semiconductor market to shrink 4% in 2023 as server investment slows. Một bản PDF được lưu ở đây.

Vishnu Kannan & Mubashar Rizvi: Những điểm cần chú ý trong các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ gần đây của Bộ Thương mại Hoa Kỳ đối với Trung Quốc

Bài viết tóm tắt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới của Cục Công nghiệp và An ninh của Bộ Thương mại Hoa Kỳ nhằm hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với chất bán dẫn và linh kiện siêu máy tính. Họ đã đánh giá tác động tiềm tàng của các hạn chế mới đối với quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc, cách thức các hạn chế này phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận cơ bản của Hoa Kỳ đối với tiến bộ công nghệ và phản ứng của chính phủ Trung Quốc đối với các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới.

Nói chung, quy định mới nhất tạm thời mới thực hiện ba điều. Thứ nhất, nó áp đặt các biện pháp kiểm soát mới nhắm vào các con chip vượt quá ngưỡng hiệu suất nhất định, các mặt hàng máy tính có chứa các con chip đó và cái gọi là siêu máy tính. Thứ hai, nó áp đặt các biện pháp kiểm soát mới nhắm vào các mặt hàng được sử dụng để sản xuất các con chip đó và các biện pháp kiểm soát người dùng cuối chi phối hoạt động của những người Hoa Kỳ có khả năng hỗ trợ phát triển các con chip dành cho mục đích quân sự. Thứ ba, nó thiết lập các biện pháp để giảm thiểu tác động ngắn hạn của hai yếu tố đầu tiên đối với chuỗi cung ứng. 

Xem thêm:

Lawfare ngày 23/11/2022: What’s in the Commerce Department’s Recent Export Controls on Technology Bound for China?

Think Tank Trung Quốc viết về chính sách chip và Chiến lược An ninh Quốc gia của Hoa Kỳ

Viện Phát triển Phúc Đán, một trong những tổ chức tư vấn của Trung Quốc được đánh giá cao nhất, đã công bố một nghiên cứu mới có tựa đề “Từ ‘Phòng ngừa’ đến ‘Kiềm chế’: Báo cáo về An ninh hóa Chính sách Công nghiệp Bán dẫn của Hoa Kỳ”. Tác giả của nó là Thẩm Dật (沈逸) và Mạc Phi (莫非). Thẩm Dật là một giáo sư gây tranh cãi về chính trị quốc tế và là giám đốc của Trung tâm Quản trị Không gian mạng Quốc tế tại Đại học Phúc Đán. Với gần hai triệu người theo dõi trên Weibo cũng như thường xuyên có các video và ý kiến ​​thảo luận về quan hệ quốc tế, ông đã trở thành một trí thức nổi tiếng của công chúng ở Trung Quốc. Thẩm trước đây đã viết về trải nghiệm bản thân khi bị FBI thẩm vấn và bị thu hồi thị thực Hoa Kỳ vào năm 2018. Tác giả thứ hai, Mạc Phi, là nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Quan hệ Quốc tế và Quan hệ Công chúng của Đại học Phúc Đán và là trợ lý nghiên cứu tại Trung tâm Quản trị Không gian mạng Quốc tế nói trên.

Báo cáo này dường như đã được hoàn thành vào tháng 9, trước khi Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu công nghệ cao gần đây nhất. Tuy nhiên, các tác giả đã biết rằng “chính quyền Biden có kế hoạch tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và sản xuất chip, đồng thời họ đang xem xét thiết lập một hệ thống trong chính phủ Hoa Kỳ để được trao quyền trực tiếp chặn các thực thể Hoa Kỳ đầu tư vào Trung Quốc và yêu cầu tiết lộ thông tin.” Lập luận chính từ báo cáo này gồm:

– Hoa Kỳ đang mắc một sai lầm chiến lược trong việc dồn phần lớn năng lượng của mình vào việc vượt qua Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Vật liệu bán dẫn chỉ chiếm một phần nhỏ trong cuộc cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. 

– Năng lực sản xuất chip của Hoa Kỳ thua xa Đông Á. Đạo luật CHIPS không có khả năng cung cấp đủ kinh phí và động lực để thay đổi điều này.

– Các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ không sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của họ vì lợi ích của Hoa Kỳ.

– Trung Quốc có mạnh về tài chính, dư địa vô song trong việc điều phối giữa chính phủ và ngành công nghiệp và quyết tâm tuyệt đối để đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghiệp chip của mình, bất kể điều gì có thể xảy ra.

Xem thêm:

Sinification ngày 27/10/2022: New Fudan Report: US-China Chip War 

Chris Miller nói về Quá khứ, Hiện tại và Tương lai của Cuộc chiến Chip

Chris Miller là phó giáo sư về lịch sử quốc tế tại Trường Luật và Ngoại giao Fletcher tại Đại học Tufts, thành viên thỉnh giảng tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ, và giám đốc Á-Âu tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại. Ông là tác giả của một số cuốn sách về chính trị và các vấn đề đối ngoại của Liên Xô và Nga, cũng như cuốn sách mới phát hành gần đây là “Cuộc chiến chip: Cuộc chiến công nghệ quan trọng hơn của thế giới” (2022). Trong bài trả lời phỏng vấn được thực hiện bởi The Wire China, Miller thảo luận về nguồn gốc lịch sử của cạnh tranh vật liệu bán dẫn, cách Hoa Kỳ áp dụng chính sách công nghệ tích cực hơn liên quan đến Trung Quốc và ý nghĩa của những hạn chế gần đây về chuyên môn và xuất khẩu chip của Hoa Kỳ đối với ngành công nghiệp chip của Trung Quốc.

Xem thêm:

The Wire China ngày 30/10/2022: Chris Miller on the Past, Present and Future of the Chip War. Một bản PDF được lưu ở đây.

Jonathan Corrado (2022) Clash or Consensus?- The Conflicting Economic and Security Imperatives of Semiconductor Supply-Chain Collaboration in the Indo-Pacific

Là một nút quan trọng trong chuỗi cung ứng công nghệ, vật liệu bán dẫn là một phần quan trọng của nền kinh tế toàn cầu và đặc biệt quan trọng đối với khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi tập trung các nhà sản xuất chip và mạng lưới sản xuất quan trọng nhất. Tính chất của ngành là phân bố và tập trung cao. Không có quốc gia nào hội nhập theo chiều dọc, và do đó, tất cả đều dựa vào nguồn cung và hợp tác trên toàn khu vực. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng gần đây cho thấy sự mong manh của hệ sinh thái. Mỗi chính phủ và khu vực tư nhân của họ phải cân bằng các yêu cầu cạnh tranh về đổi mới, hợp tác và năng lực phục hồi, đồng thời tìm cách đối phó với những nỗ lực bóp méo thị trường và đánh cắp tài sản trí tuệ của chính phủ Trung Quốc. Các chính sách công nghiệp của Bắc Kinh nhằm đạt được năng lực sản xuất chip tiên tiến hơn, điều này có thể cho phép Bắc Kinh chiếm các điểm thắt nút trong chuỗi cung ứng và sử dụng đòn bẩy này để buộc các đối tác thương mại phải nhượng bộ chính trị. Bài viết này xem xét những thách thức này và cho rằng, bất chấp sự phức tạp và hạn chế của nó, hợp tác đa phương liên quan đến khu vực công và tư nhân của Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Liên minh Châu Âu cuối cùng là giải pháp dài hạn khả thi duy nhất để đảm bảo một chuỗi cung ứng mạnh mẽ, duy trì lợi thế công nghệ, giảm tác động ngược về kinh tế và hạn chế khả năng của Trung Quốc trong việc ép buộc các nước đối tác và bóp méo thị trường toàn cầu.

Tải toàn văn báo cáo ở đây

Xem thêm:

Project Syndicate ngày 21/11/2022: The False Promise of America’s CHIPS Act. Một bản PDF được lưu ở đây.

Gary Clyde Hufbauer & and Megan Hogan (2022) CHIPS Act will spur US production but not foreclose China

Hệ thống sản xuất vật liệu bán dẫn toàn cầu rất phức tạp, tích hợp lẫn nhau và khó phân tách. Mỗi trong số năm nhà sản xuất chất bán dẫn lớn trên toàn cầu—Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ—cũng là một nhà nhập khẩu chip lớn.

Đạo luật Khoa học và CHIPS, được Tổng thống Joe Biden ký ngày 09/8/2022, thể hiện bước đột phá lớn nhất của Hoa Kỳ vào chính sách công nghiệp trong 50 năm nhằm hồi sinh ngành sản xuất vật liệu bán dẫn của Hoa Kỳ và củng cố chuỗi cung ứng vật liệu bán dẫn toàn cầu. Bản tóm tắt chính sách này đánh giá liệu Đạo luật CHIPS và các chính sách thương mại đồng hành có đáp ứng nhiều nguyện vọng của những người ủng hộ chúng hay không.

Tải toàn văn báo cáo ở đây.

———-

IX- BỘ QUY TẮC ỨNG XỬ Ở BIỂN ĐÔNG

Ngoại trưởng Philippines: Đàm phán về COC ở Biển Đông sẽ tiếp tục vào năm tới

Enrique Manalo bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán có thể kết thúc sau một hoặc hai năm nhưng thừa nhận rằng “các vấn đề kỹ thuật” là một thách thức đối với các cuộc đàm phán.

“Đây là một bài tập kỹ thuật khá phức tạp vì nó thực sự sẽ là một bộ quy tắc. Theo quan điểm của chúng tôi, điều quan trọng là nó phải thực chất và hiệu lực,” ​​Manalo nói. Ông cho biết ông hy vọng là bộ quy tắc sẽ được hoàn thành trong một hoặc hai năm, nhưng vì đây là các cuộc đàm phán giữa 11 quốc gia, họ không thể hứa hẹn mà “sẽ cố gắng hết sức để kết thúc nó trong thời gian sớm nhất có thể.”

Xem thêm: 

Philippine News Agency ngày 24/11/2022: Negotiations on COC in South China Sea to continue next year: DFA 

Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng 

Ngày 23/11/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh đã có bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN tại Campuchia. Ông bày tỏ hy vọng rằng các cuộc đàm phán đang diễn ra về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông sẽ phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Nhấn mạnh lợi ích hợp pháp của Ấn Độ trong khu vực, ông nói: “Chúng tôi tin rằng các sáng kiến an ninh khu vực phải mang tính tham vấn và định hướng phát triển, để phản ánh sự đồng thuận lớn hơn … Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở, giải quyết hòa bình tranh chấp hàng hải.” Nhận xét của Rajnath Singh được đưa ra trong bối cảnh này khi các quốc gia như Ấn Độ, Hoa Kỳ và Nhật Bản cảnh báo ASEAN về việc đưa ra một bộ quy tắc ứng xử chỉ có lợi cho Trung Quốc.

Xem thêm: 

India Express ngày 26/11/2022: ​​What is the proposed Code of Conduct for South China Sea?. Một bản PDF được lưu ở đây.

———-

X- DIỄN ĐÀN HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KHU VỰC TRUNG QUỐC – ẤN ĐỘ DƯƠNG

Trung Quốc tập hợp các nước Ấn Độ Dương cho diễn đàn nhưng không mời Ấn Độ

Ngày 21/11/2022, Cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc (CIDCA) thuộc chính phủ Trung Quốc đã tổ chức một diễn đàn đầu tiên tập trung vào Ấn Độ Dương, mang tên Diễn đàn Hợp tác Phát triển Khu vực Trung Quốc-Ấn Độ Dương. Người đứng đầu CIDCA là cựu Thứ trưởng Ngoại giao và Đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ Luo Zhaohui. Diễn đàn là dấu hiệu mới nhất cho thấy Bắc Kinh đang mở rộng ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương, vốn được coi là tuyến hàng hải chiến lược và tuyến đường thương mại biển quan trọng.

Theo bản tuyên bố chung mà Trung Quốc công bố sau diễn đàn, đã có xác quan chức cấp bộ trưởng và các nhà ngoại giao cấp cao đến từ 19 quốc gia tham dự diễn đàn theo lời mời của Trung Quốc, bao gồm Indonesia, Pakistan, Myanmar, Sri Lanka, Bangladesh, Maldives, Nepal, Afghanistan, Iran, Oman, South Africa, Kenya, Mozambique, Tanzania, Seychelles, Madagascar, Mauritus, Djibouti, và Úc, cùng 3 tổ chức quốc tế.

Theo các quan chức Ấn Độ, Ấn Độ đã không được mời.

Úc và Maldives là hai quốc gia đầu tiên lên tiếng cho biết họ đã không tham dự diễn đàn, bác bỏ thông tin phía Trung Quốc. 

Xem thêm:

Hindustan Times ngày 26/11/2022: China gathers India Ocean countries for forum, leaves India out. Một bản PDF được lưu ở đây.

Press Trust of India/India Today ngày 29/11/2022: Australia, Maldives deny China’s claims of their participation in its Indian Ocean meet 

———–

XI- HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH THƯỜNG NIÊN TỔ CHỨC HIỆP ƯỚC AN NINH TẬP THỂ 

Quang cảnh trước giờ chụp hình tại Hội nghị thượng đỉnh CSTO. Ảnh cắt từ thước phim của hãng thông tấn nhà nước Nga TASS. Mâu thuẫn giữa các thành viên CSTO khác và Nga gia tăng bởi cuộc chiến Ukraine, Kazakhstan bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về hành vi của Nga đối với một quốc gia thuộc Liên Xô cũ. 

Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), một liên minh quân sự giữa Nga và năm quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác, đã nhóm họp tại Armenia trong tuần này cho hội nghị thượng đỉnh thường niên. CSTO thường được coi là phương tiện gây ảnh hưởng của Nga ở Tây và Trung Á, nhưng điều này dường như đang suy yếu dần, khi Armenia, nước chủ nhà hiện đang giữ chức chủ tịch, chỉ trích tổ chức này đã không cung cấp bất kỳ hỗ trợ nào cho cuộc chiến của họ chống lại Azerbaijan vào đầu năm nay: Thủ tướng Armenia Nikol Pashinian cho biết họ “rất buồn vì tư cách thành viên của Armenia trong CSTO đã không thể ngăn chặn sự gây hấn của người Azerbaijan,” điều này “gây tổn hại nghiêm trọng đến hình ảnh của CSTO cả ở trong nước và nước ngoài.” Pashinian sau đó đã từ chối ký các tuyên bố chung của CSTO bao gồm các biện pháp rõ ràng để hỗ trợ Armenia, nhưng theo Pashinian, đã không thỏa mãn những lo ngại của họ liên quan đến Azerbaijan. Mâu thuẫn giữa các thành viên CSTO khác và Moscow cũng gia tăng do cuộc chiến Ukraine, với các quốc gia như Kazakhstan bày tỏ mối quan ngại đặc biệt về hành vi của Nga đối với một quốc gia thuộc Liên Xô cũ.

Xem thêm: 

RFE/RL ngày 24/11/2022: Armenian PM Attacks Russian-Led Alliance At Summit In Yerevan 

The Moscow Times ngày 23/11/2022: Russian Activists, Armenian Nationalists Protest in Yerevan Ahead of Putin Visit 

Geopolitical Monitor ngày 21/11/2022: War a Possibility as Iran-Azerbaijan Tensions Flare 

CEPA ngày 21/11/2022: Russia’s Dying Eurasian Dream 

PanArmenian ngày 26/11/2022: Armenia Security Council chief to travel to France, Germany 

—————

Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Dựa vào hỗ trợ tài chính từ cộng đồng là cách để chúng tôi có thể tồn tại độc lập, không phụ thuộc vào tổ chức chính trị hay thương mại nào. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy cần phải có một dự án tri thức độc lập, hãy chung tay với chúng tôi để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.

2 thoughts on “Bản Tin Biển Đông Số 125 – Phần 1

Leave a comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.