(Tuần từ 17 – 24/01/2022)
Thực hiện: Nguyễn Nhật Minh, Lưu Việt Hà, Lê Đức Tâm, Đoàn Thị Hằng Ni, Lê Xuân Phương, Trần Phạm Bình Minh
Biên tập: Phạm Huệ Việt
Tư liệu: South China Sea News

Tải bản PDF ở
———–
Trong Bản Tin Biển Đông Số 91 có những nội dung sau:
I- TRÊN BIỂN ĐÔNG
II- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN
III- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
IV- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
V- QUAN HỆ MỸ – TRUNG
VI- QUAN HỆ EU – TRUNG QUỐC
VI- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
VIII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
———–
I- TRÊN BIỂN ĐÔNG
Khu trục hạm Hoa Kỳ thực hiện chiến dịch tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa
Theo thông báo của Hạm đội 7, ngày 20/1, tàu khu trục USS Benfold đã thực hiện tự do hàng hải (FONOP) tại “các vùng biển lân cận của quần đảo Hoàng Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế”. Trong năm 2021, tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke này cũng đã tiến hành FONOP gần khu vực quần đảo Hoàng Sa vào ngày 12/7.
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho biết lực lượng Không quân và Hải quân nước này đã cảnh báo, xua đuổi tàu chiến Mỹ đồng thời tố cáo Hoa Kỳ theo đuổi bá quyền hàng hải và quân sự hóa Biển Đông khi đưa USS Benfold đã đi vào “lãnh hải Trung Quốc”. PLA cũng kêu gọi quân đội Mỹ “chấm dứt ngay lập tức các hành động khiêu khích như vậy, nếu không sẽ gánh chịu hậu quả nghiêm trọng khó lường trước được”.
Trong khi đó, Thông báo trên website của Hạm đội 7 cho biết, Tuyên bố của CHND Trung Hoa là sai sự thật, USS Benfold đã tiến hành FONOP “phù hợp với luật pháp quốc tế” và hành động đó phản ánh cam kết của Hoa Kỳ trong việc tôn trọng quyền tự do hàng hải. “Hoạt động tự do hàng hải này duy trì các quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp các vùng biển được công nhận trong luật pháp quốc tế bằng cách thách thức các hạn chế đối với việc đi lại vô hại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHND Trung Hoa), Đài Loan, Việt Nam và thách thức yêu sách của CHND Trung Hoa về các đường cơ sở thẳng bao quanh quần đảo Hoàng Sa”, trích thông báo trên website của Hạm đội 7.
Xem thêm:
America’s Navy ngày 20/1/2022: 7th Fleet Destroyer conducts Freedom of Navigation Operation in South China Sea
South China Morning Post ngày 20/1/2022: China says it warned off US warship in Paracel Islands. American navy differs
Stars And Stripes ngày 20/1/2022: China’s military demands end to Navy demonstrations in the South China Sea
Tàu sân bay Mỹ tập trận. Trung Quốc triển khai 39 máy bay chiến đấu
Theo tuyên bố từ Hải quân Hoa Kỳ, các Nhóm tàu sân bay tấn công Carl Vinson và Abraham Lincoln đã tiến vào Biển Đông hôm Chủ Nhật ngày 23/1/2022. Hai nhóm tàu sẽ tham gia vào các hoạt động nhằm tăng cường các hoạt động tích hợp hàng hải trên biển và khả năng sẵn sàng chiến đấu. Các hoạt động bao gồm các hoạt động liên lạc hàng hải tăng cường, hoạt động tác chiến chống tàu ngầm, tiếp liệu trên biển và các hoạt động ngăn chặn hàng hải.
Hải quân Hoa Kỳ đã công bố hình ảnh cho thấy hai nhóm tàu sân bay đang tiến hành các cuộc tập trận cùng với tàu đổ bộ tấn công và một tàu khu trục Nhật Bản, JS Hyuga, ở Biển Philippines. Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản cho biết trong một tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung kéo dài sáu ngày và diễn ra ở phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản, trong vùng lân cận của Đài Loan.
Sau khi những hình ảnh trên được công bố, Trung Quốc đã triển khai 39 máy bay bay vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan, theo thông báo của Bộ Quốc phòng Đài Loan. Đây được coi là đợt triển khai lớn nhất kể từ tháng 10/2021, bao gồm 34 máy bay chiến đấu, 4 máy bay tác chiến điện tử và một máy bay ném bom. Trước đó vào ngày 4/10/2021, Trung Quốc đã triển khai 56 máy bay cùng khoảng thời gian tàu sân bay Mỹ và Anh đi qua eo biển Ba Sĩ.
Sang thứ Hai, Trung Quốc tiếp tục triển khai 13 máy bay quân sự khác gần Đài Loan, trong đó có 10 chiếc J-16, bao gồm 2 chiếc J-16D. Đây là lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Đài Loan xác nhận rằng các máy bay J-16D là một phần trong các cuộc triển khai của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Các cuộc xuất kích của PLA là một phần trong những gì Đài Loan mô tả là một hình thức chiến tranh “vùng xám”, được thiết kế để thăm dò và làm cạn kiệt khả năng phòng thủ của hòn đảo trong khi ngăn chặn Đài Bắc thắt chặt quan hệ với Washington và các đồng minh. Năm ngoái, Bắc Kinh đã gửi hơn 950 máy bay chiến đấu bay qua vùng nhận dạng phòng không của Đài Bắc.
Hải quân Mỹ cho biết trong một thông cáo báo chí hôm thứ Hai rằng hai nhóm tác chiến tàu sân bay sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tập trận trong khu vực để chứng tỏ “khả năng cung cấp một lực lượng hàng hải hùng mạnh”.
Ngày 25/1, tàu sân bay USS Carl Vinson và tàu khu trục USS Chafee (tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke) đã đi qua eo biển gần đảo Verde, Philippines rời Biển Đông tới Biển Philippines. Như vậy tàu sân bay USS Carl Vinson cùng với tàu sân bay USS Abraham Lincoln mới chỉ tới tập trận tại Biển Đông vào ngày 23 và 24/1 sau khi diễn tập với các tàu chiến của Hải quân Nhật Bản trong ngày 23/1 tại Biển Philippines. Trong cuộc tập trận tại Biển Đông ngày 24/1, máy bay chiến đấu F-35C đã gặp trục trặc khi hạ cánh trên boong tàu sân bay USS Carl Vinson. Vụ việc đã khiến 7 người bị thương trong đó có 3 người được đưa đến Manila để điều trị và hiện đã ổn định trong khi 4 người còn lại được điều trị trên tàu sân bay.
Xem thêm:
Bộ Quốc phòng Đài Loan ngày 23/01/2022: 即時軍事動態
DVIDS ngày 24/01/2022: US Indo-Pacific Command Joint Force Conducts Dual Carrier Operations in South China Sea
The Wall Street Journal ngày 24/01/2022: China Scrambles Fighter Jets Near Taiwan in Wake of US Carrier Exercises
——
II- CHUYỂN ĐỘNG ASEAN
Ngoại trưởng Malaysia nói có sự thay đổi trong cách viện dẫn của Trung Quốc về việc bành trướng các tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên sự thay đổi này không phải là một điều mới được phát hiện gần đây
Mới đây, Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Saifuddin Abdullah cho biết Trung Quốc hiện ít nói về “đường chín đoạn” và thường xuyên nói về “Tứ Sa”. Qua đó Trung Quốc đang chuyển từ cái gọi là “đường chín đoạn” sang một lý thuyết mới nhằm củng cố các yêu sách chủ quyền bành trướng của quốc gia này trên Biển Đông, mặc dù trên thực tế các chuyên gia pháp luật quốc tế cũng chỉ ra cách chuyển hướng này của Trung Quốc cũng vấp phải các vấn đề liên quan đến pháp luật quốc tế.
Việc Trung Quốc chuyển hướng từ đường chín đoạn sang Tứ Sa đã gây ra những quan ngại cho các bên tranh chấp trên Biển Đông. Theo các chuyên gia nghiên cứu, vẫn chưa thể đánh giá được thuyết Tứ Sa hay yêu sách đường chín đoạn hung hăng hơn, nhưng việc thay đổi trong yêu sách này cung cấp cho Trung Quốc những lời biện minh đối với các động thái hung hăng mà quốc gia này dự định thực hiện.
Trên thực tế, nhận định được đưa ra bởi các học giả và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia không phải là một nhận định mới. Vào tháng 7/2016, ngay sau khi phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông được công bố, Andrew Chubb đã phát hiện ra những chuyển hướng trong yêu sách của Trung Quốc và cũng đã cho rằng Trung Quốc cực kỳ tinh tế khi sử dụng cụm từ Nam Hải Chư Đảo để chỉ về các nhóm đảo trên Biển Đông và đưa ra các yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa nhằm giữ vững lập trường của Bắc Kinh nhưng không mâu thuẫn với các kết luận được đưa ra bởi Tòa Trọng tài thành lập theo phụ lục VII.
Vào năm 2017, một báo cáo của Bill Gertz cho biết các quan chức Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã thảo luận về âm mưu mới của Trung Quốc nhằm tìm kiếm việc kiểm soát trên Biển Đông thông qua yêu sách Tứ Sa mà Trung Quốc gọi các nhóm đảo này lần lượt là Đông Sa, Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa.
Xem thêm:
RFA ngày 18/1/2022: Malaysian FM sees shift in China’s justification of sweeping South China Sea claims
East Asia Forum, ngày 14/7/2016, Did China just clarify the nine-dash line?
The Washington Free Beacon, ngày 21/9/2017, Beijing Adopts New Tactic for S. China Sea Claims
Việt Nam phản bác bài báo của chuyên gia Trung Quốc về lực lượng dân quân tự vệ biển
Ngày 20/1/2022, trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam, khi nhận được câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước bài viết của học giả Ding Duo thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải, Trung Quốc đăng trên trang China Daily hôm 7/1, trong đó cho rằng Việt Nam đang đẩy mạnh lực lượng “dân binh trên biển” và bày tỏ lo ngại việc này sẽ làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Biển Đông, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố đây là thông tin “không đúng sự thật” và Việt Nam “hoàn toàn bác bỏ”. Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, “Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ. Hoạt động của các lực lượng chức năng Việt Nam tuyệt đối tuân theo pháp luật Việt Nam, luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 20/1/2022: Nội dung Họp báo thường kỳ lần thứ 01 năm 2022
China Daily ngày 7/1/2022: What’s behind Vietnam’s maritime militia construction?
Việt Nam: Thượng cờ Tổ quốc trên tàu Hải đội dân quân tự vệ thường trực
Vào buổi chiều cùng ngày 20/1/2022, tại TP Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Tỉnh ủy – UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cùng các ngành chức năng đã long trọng tổ chức lễ thượng cờ Tổ quốc trên 5 tàu của Hải đội dân quân tự vệ thường trực. Theo báo Tuổi Trẻ, năm tàu đều có chữ đứng đầu là “BV” và có công suất từ 1.000 đến 1.800 mã lực với đầy đủ trang thiết bị hiện đại. Về nhân lực, hải đội gồm hơn 130 chiến sĩ dân quân tự vệ.
Phát biểu tại lễ thượng cờ, thiếu tướng Du Trường Giang, phó tư lệnh Quân khu 7, khẳng định từ bao đời nay, các thế hệ người Việt Nam đã đổ công sức, xương máu để khai phá, xác lập và thực thi quyền chủ quyền đối với các vùng biển và hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Việc ra đời Hải đội dân quân tự vệ thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân và an ninh nhân dân trên biển.
Thiếu tướng Du Trường Giang nêu rõ các nhiệm vụ chủ yếu của dân quân tự vệ trên biển gồm khẳng định chủ quyền biển đảo kết hợp với khai thác thủy, hải sản; sẵn sàng chiến đấu, phục vụ chiến đấu cũng như phòng chống tội phạm, bảo vệ ngư dân và tham gia cứu nạn, cứu hộ, tiếp tế trên biển. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tuyên truyền cho ngư dân không khai thác hải sản trái phép…
Sắp tới đây, Hải đội sẽ nhận 4 con tàu vào biên chế với mỗi con tàu có công suất 4.000 mã lực. Hải đội này hoạt động dưới sự chỉ huy của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Xem thêm:
Tuổi Trẻ ngày 20/1/2022: Thượng cờ Tổ quốc trên tàu Hải đội dân quân tự vệ thường trực
Philippines nhận 20 triệu USD viện trợ quân sự từ Trung Quốc
Theo thông báo của Bộ Quốc phòng và quân đội Philippines, Trung Quốc viện trợ cho quân đội nước này lượng trang bị trị giá khoảng 20 triệu USD, trong đó một bộ phận đã tới Manila hôm 16/1, còn một bộ phận sẽ được chuyển đến trong tháng 2. Hàng viện trợ bao gồm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn, hệ thống máy bay không người lái, máy dò, xe lọc nước, xe cứu thương, xe cứu hỏa, máy chụp X quang, robot gỡ bom, quần áo gỡ bom và phương tiện vận chuyển, cũng như các trang thiết bị thi công như máy xúc, xe ben, xe nâng hạ hay máy ủi.
Xem thêm:
Rappler ngày 21/1/2022: LOOK: China donates P1 billion worth of equipment to PH military
——
II- CHUYỂN ĐỘNG TRUNG QUỐC
Kurt Campbell: Bất ngờ chiến lược của Trung Quốc
Ngày 10/1/2021, Điều phối viên của Mỹ về Ấn Độ – Thái Bình Dương, Kurt Campbell đã cảnh báo về một “bất ngờ chiến lược” của Trung Quốc ở Thái Bình Dương có thể thay đổi tính toán chiến lược truyền thống của khu vực. Ông Campbell không cung cấp thông tin chi tiết nhưng nói rằng bất ngờ chiến lược này có thể xuất hiện trong “một hoặc hai năm tới” đồng thời yêu cầu Hoa Kỳ và đồng minh trong khu vực phải “đẩy mạnh cuộc chơi trên diện rộng”. Scott Harold, nhà khoa học chính trị cao cấp tại RAND Corporation cho biết, Trung Quốc đã tính toán khả năng xây dựng các cơ sở lưỡng dụng ở các quốc đảo Thái Bình Dương là Kiribati và Vanuatu. “Hậu cần là một trong những khía cạnh yếu nhất của PLA và kiểm soát tầm xa cũng vậy”, Harold nói.
Trung Quốc tăng cường năng lực R&D trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Vào ngày 14/1/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc đã ban hành thông báo về việc tăng cường năng lực R&D trong lĩnh vực khoa học công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cụ thể, Bộ muốn:
– Tạo quỹ quốc gia để hỗ trợ nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
– Đơn giản hóa các quy trình quản trị đối với trợ cấp tài chính và giảm thuế
– Đảm bảo các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận các tài năng khoa học công nghệ hàng đầu. Kế hoạch khuyến khích các nhà khoa học trực thuộc tổ chức làm việc cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ, để đổi lấy các nhượng bộ về tài chính và thuế.
Nhưng các công ty được trợ cấp phải tận dụng tốt sự trợ giúp: Đến năm 2025, Bộ KHCN muốn thấy có tối thiểu 50.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghệ kỹ thuật cao sản xuất ít nhất một sản phẩm sử dụng công nghệ cốt lõi và không dưới 6% chi phí vốn dành cho R&D.
Theo nhận định của các nhà quan sát Trung Quốc thuộc nhóm Trivium, Bắc Kinh không muốn bỏ sót bất kỳ viên đá nào trong nhiệm vụ phá vỡ các nút thắt công nghệ quan trọng. Điều đó có nghĩa là khai thác sức mạnh kinh doanh của những giới nhỏ hơn, không chỉ gói gọn trong giới học thuật và công nghệ lớn.
Xem thêm:
Bộ Khoa học Công nghệ Trung Quốc ngày 14/1/2022: 科技部办公厅关于营造更好环境支持科技型中小企业研发的通知
Trung Quốc lên kế hoạch kết nối giao thông với các nước láng giềng
Theo bản quy hoạch giao thông tổng thể giai đoạn 2021-2025 mới được Quốc vụ viện Trung Quốc công bố, nước này sẽ tiếp tục thúc đẩy kết nối cơ sở hạ tầng với các nước láng giềng, xây dựng đường sắt và đường bộ ở các khu vực cảng và ven sông biên giới, cũng như tăng cường các tuyến đường vận tải qua Nga, Mông Cổ, Đông Nam Á, Nam Á và Trung Á.
Xem thêm:
Quốc vụ viện Trung Quốc ngày 18/1/2022: Modern comprehensive transportation system for 14th Five-Year Plan approved
Thứ trưởng Ngoại giao chỉ ra 6 điểm nhấn của ngoại giao Trung Quốc năm 2021
Trong bài phát biểu tại Đại học Nhân dân Trung Quốc ngày 18/1/2022, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành chỉ ra 6 điểm nhấn lớn của ngoại giao Trung Quốc trong năm 2021, bao gồm: Chủ tịch Tập Cận Bình đề xướng “Sáng kiến Phát triển Toàn cầu” (Global Development Initiative); kỷ niệm 20 năm Hiệp ước Láng giềng Hữu nghị và Hợp tác Trung – Nga; hội đàm thượng đỉnh trực tuyến lần đầu tiên với Mỹ; Mạnh Vãn Châu về nước an toàn; đường sắt Trung – Lào hoạt động; vaccine của Trung Quốc giúp thế giới chống đại dịch.
Trong bài phát biểu, ông Lạc cũng tuyên bố trên thế giới có quá nhiều thông tin “dối trá, độc hại” nhằm vào Trung Quốc, buộc ngoại giao nước này phải “tiêu độc”. Ông tuyên bố đây không chỉ là nhiệm vụ của ngành ngoại giao, mà còn là của cả giới chuyên gia, học giả.
Xem thêm:
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/1/2022: 变乱交织的世界与勇毅前行的中国外交
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 18/1/2022: Vice Foreign Minister Le Yucheng: China’s Diplomacy Is Bravely Striving Forward amid World-wide Turmoil
Thủ tướng Lý Khắc Cường tuyên bố giữ ổn định kinh tế vĩ mô
Trong hội nghị của chính phủ Trung Quốc hôm 20/1 bàn về báo cáo công tác của chính phủ, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố nước này cần giữ ổn định kinh tế vĩ mô và giữ nền kinh tế vận hành trong một quy mô hợp lý. Ông cũng khẳng định nền kinh tế Trung Quốc đang đứng trước áp lực đi xuống, trong khi các nhân tố bất định đang gia tăng và kêu gọi “lấy ổn định làm ưu tiên” và “tăng cường vai trò của tăng trưởng một cách ổn định”.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 20/1/2022: 李克强主持召开国务院全体会议 讨论《政府工作报告(征求意见稿)》 韩正等出席
Tân Hoa Xã ngày 21/1/2022: Chinese premier stresses implementing macro policies innovatively
Thượng Hải thu hút nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn và hỗ trợ phát triển chip nội địa
Chính quyền thành phố Thượng Hải đang dành hàng loạt ưu đãi để thu hút nhân tài và các công ty trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn như một phần của nỗ lực nhằm đẩy nhanh sự phát triển của ngành công nghệ chip trong nước và đối phó với lệnh trừng phạt của Mỹ. Theo tài liệu chính sách của Chính phủ được công bố ngày 19/1, Thượng Hải sẽ trợ cấp lên tới 30% vốn đầu tư, tối đa 100 triệu nhân dân tệ (15 triệu USD) đối với các dự án về thiết bị và vật liệu bán dẫn cũng như các dự án phần mềm chip tại thành phố. Chính sách hỗ trợ 30% cũng sẽ được áp dụng đối với băng từ để kiểm tra chất bán dẫn trước khi được đưa vào sản xuất hàng loạt với các chip có nút nhỏ hơn 28 nanomet. Ngoài việc hỗ trợ nhà ở, chính quyền Thượng Hải cũng cung cấp các khoản trợ cấp lên tới nửa triệu nhân dân tệ đối với các chuyên gia trong lĩnh vực bán dẫn làm việc tại thành phố.
Các nhà phân tích cho rằng động thái này thể hiện quyết tâm của Thượng Hải trong việc giúp Trung Quốc vượt qua các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhằm vào ngành công nghệ chip của nước này. Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc được công bố vào tháng 3 năm 2021 đã liệt kê chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là hai trụ cột làm nền tảng cho sự phát triển công nghệ trong tương lai 5 năm tới. Hỗ trợ tiền mặt là một biện pháp phổ biến đối với các chính quyền địa phương của Trung Quốc về các dự án chất bán dẫn. Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ của nhà nước, sản lượng vi mạch tích hợp (IC) của Trung Quốc năm ngoái đã đạt 359,4 tỷ đơn vị vào năm 2021, tăng 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng vi mạch của năm 2020 cũng đạt 261,3 tỷ đơn vị, tăng 16,2% so với năm trước.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 19/1/2022: US-China tech war: Shanghai to woo semiconductor talent and support local chip development with shower of cash
Trung Quốc tuyên bố sẽ kiềm chế ảnh hưởng của các công ty công nghệ đối với các chính phủ
Trung Quốc tuyên bố sẽ hạn chế ảnh hưởng của những gã khổng lồ công nghệ lên các chính phủ khi nước này tái khẳng định nỗ lực phá vỡ mối quan hệ giữa tiền bạc và quyền lực. Đảng Cộng sản sẽ tiếp tục tấn công rộng rãi vào các phe nhóm và nhóm lợi ích trong nội bộ, đồng thời sẽ diệt trừ tận gốc nạn tham nhũng đã tạo điều kiện cho sự phát triển mất trật tự và độc quyền, theo một thông cáo được công bố sau phiên họp toàn thể của Uỷ ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19. Điều này dự báo tình hình càng bất lợi hơn cho những tập đoàn công nghệ khổng lồ của Trung Quốc vốn đã phải vật lộn với các quy định thắt chặt của Bắc Kinh hơn một năm qua.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 20/1/2022: China Vows to Curb Technology Firms’ Influence on Governments. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây.
Tân Hoa Xã ngày 20/1/2022: (受权发布)中国共产党第十九届中央纪律检查委员会第六次全体会议公报
Tân Hoa Xã ngày 20/1/2022: China Focus: China’s disciplinary agency vows to maintain strong, persistent crackdown on corruption
Iran, Trung Quốc và Nga tập trận ở Bắc Ấn Độ Dương
Ngày 18/1/2021, Iran, Trung Quốc và Nga đã tổ chức diễn tập chống hỏa hoạn trên tàu, chống cướp biển và tấn công các mục tiêu trên không vào ban đêm trong khuôn khổ cuộc tập trận “Vành đai An ninh biển 2022” nhằm “tăng cường an ninh và các nền tảng trong khu vực, đồng thời mở rộng hợp tác đa phương giữa ba nước để hỗ trợ hòa bình, an ninh hàng hải và tạo ra cộng đồng hàng hải chung tương lai”. Ba nước bắt đầu các cuộc tập trận hải quân chung vào năm 2019 ở khu vực Ấn Độ Dương và Biển Oman. Kể từ khi lên nắm quyền vào tháng 6 năm ngoái, Tổng thống theo đường lối cứng rắn của Iran, Ebrahim Raisi đã theo đuổi chính sách “hướng Đông” nhằm làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Trung Quốc và Nga. Tehran đã gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải vào tháng 9, một cơ chế an ninh trung tâm châu Á do Bắc Kinh và Moscow đứng đầu.
Xem thêm:
Reuters ngày 21/1/2022: Iran, China and Russia hold naval drills in north Indian Ocean | Reuters
Hãy nhớ đến Liên Xô, cố vấn chính sách hàng đầu của Trung Quốc nói khi cảnh báo chống lại việc theo đuổi an ninh tuyệt đối một cách mù quáng
Theo Jia Qingguo, nguyên hiệu trưởng trường quan hệ quốc tế thuộc Đại học Bắc Kinh, việc theo đuổi an ninh “sẽ khiến chi phí tăng lên đáng kể và lợi ích giảm đi đáng kể, cho đến khi chi phí lớn hơn lợi ích”. Bỏ qua bản chất tương đối của an ninh và theo đuổi an ninh tuyệt đối một cách mù quáng sẽ dẫn đến việc làm cho đất nước kém an ninh hơn, vì nó gây ra những chi phí không thể chịu nổi và không đạt được an ninh tuyệt đối, Jia, người ngồi trong cơ quan cố vấn hàng đầu của Ủy ban Thường vụ Bộ chính trị hàng đầu Trung Quốc đã viết trong số mới nhất của Tạp chí Nghiên cứu An ninh Quốc tế của Trung Quốc.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 22/1/2022: Remember the Soviet Union, top Chinese policy adviser says in warning against blind pursuit of absolute security
Giao thương giữa Phúc Kiến và Đài Loan vượt 100 tỷ nhân dân tệ vào năm 2021
Trao đổi thương mại giữa tỉnh Phúc Kiến và Đài Loan đã tăng 26,2% so với cùng kỳ năm ngoái lên 100 tỷ nhân dân tệ (khoảng 15,77 tỷ đô la Mỹ) vào năm 2021, theo báo cáo hoạt động của chính quyền tỉnh Phúc Kiến.
Báo cáo cho biết tổng cộng 1.495 doanh nghiệp có vốn đầu tư Đài Loan được thành lập mới tại Phúc Kiến vào năm ngoái, tăng 21,2% so với cùng kỳ năm trước đó.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 24/1/2022: Fujian’s trade with Taiwan exceeds 100 bln yuan in 2021
—–
III- CHUYỂN ĐỘNG ẤN ĐỘ DƯƠNG – THÁI BÌNH DƯƠNG
Một dự luật mới của Hoa Kỳ sẽ chặn các nhà thầu quốc phòng sử dụng kim loại đất hiếm của Trung Quốc
Vào thứ 6 ngày 21/1/2022, một đạo luật lưỡng đảng sẽ được đưa ra tại Thượng viện Hoa Kỳ với nội dung buộc các nhà thầu quốc phòng ngừng mua kim loại đất hiếm từ Trung Quốc vào năm 2026 và sử dụng Lầu Năm Góc để tạo ra một kho dự trữ lâu dài các khoáng sản chiến lược.
Xem thêm:
Reuters ngày 15/1/2022: EXCLUSIVE U.S. bill would block defense contractors from using Chinese rare earths
“Một trong những vũ khí đáng sợ nhất” của Hải quân Mỹ đến Guam
Các nhà phân tích cho biết, một trong những vũ khí mạnh nhất trong kho vũ khí của Hải quân Mỹ là tàu ngầm USS Navada có chuyến ghé cảng hiếm hoi đến Guam vào 15/1 vừa qua có thể nhằm gửi thông điệp tới các đồng minh và đối thủ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. USS Navada là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ohio mang theo 20 tên lửa đạn đạo Trident và hàng chục đầu đạn hạt nhân. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu ngầm tên lửa đạn đạo tới Guam kể từ năm 2016 và là chuyến thăm thứ hai được công bố kể từ năm 1980. “Chuyến thăm nhằm tăng cường hợp tác giữa Hoa Kỳ và các đồng minh trong khu vực; thể hiện khả năng, sự linh hoạt, sẵn sàng của Hoa Kỳ đồng thời thể hiện cam kết đối với an ninh và ổn định của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương,” một tuyên bố của Hải quân Hoa Kỳ cho biết.
Xem thêm:
CNN ngày 17/1/2021: One of the US Navy’s most powerful weapons makes a rare appearance in Guam
Mỹ triển khai 26 tiêm kích F-35 ở Tây Thái Bình Dương
Hải quân Mỹ đã triển khai 10 máy bay F-35C thuộc Phi đội Không quân chiến đấu VFA-147 từ Trạm Không quân Hải quân Lemoore đến tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) và 10 chiếc F-35C thuộc Phi đội Không quân Chiến đấu Thủy quân lục chiến 314 của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ từ Trạm Không quân Thủy quân lục chiến Miramar, California trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln (CVN-72). Ngoài ra, 6 máy bay biến thể cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng F-35B của Thủy quân Lục chiến đang hoạt động trên tàu USS America (LHA-6). Đây được xem là lần triển khai các máy bay F-35 lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ từ trước đến nay. Năm ngoái, Mỹ và Anh đã triển khai 18 chiếc F-35B trên tàu sân bay HMS Queen Elizabeth (R06) của Hải quân Hoàng gia Anh.
Xem thêm:
USNI News ngày 19/1/2022: More than Two Dozen Naval F-35s Now Underway in the Western Pacific
Phó Tổng thống Đài Loan sẽ quá cảnh qua California trong chuyến đi Honduras, hội đàm với các quan chức Hoa Kỳ
Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (賴清德) sẽ quá cảnh qua California và hội đàm với các quan chức Mỹ nhân chuyến thăm từ ngày 27-29/1 tới Honduras, phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Xavier Chang (張 惇 涵) cho biết trong một tuyên bố hôm thứ năm. Trong thời gian dừng chân ở Mỹ, Phó Tổng thống sẽ có một loạt cuộc điện đàm và các cuộc gặp gỡ trực tuyến với các quan chức chính phủ Mỹ và đại diện chính trị, cũng như các cộng đồng Đài Loan ở nước ngoài.
Xem thêm:
Focus Taiwan ngày 20/1/2022: VP to transit through California on Honduras trip, hold talks with U.S. officials
Bộ trưởng Nhật Bản: Pháp và Nhật Bản đối mặt với tình hình an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ‘khó khăn hơn’
Trước cuộc họp “2+2” giữa Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng hai nước Nhật Bản và Pháp vào ngày 20/1/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cho biết: “Những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực đang tiếp tục diễn ra ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, và môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản và Pháp đang trở nên khó khăn hơn và bất ổn”. Đối diện với điều đó, một tuyên bố cuối cùng đã cho biết rằng hai nước cũng đã nhất trí tăng cường hợp tác an ninh và nâng cao mức độ hợp tác song phương ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Xem thêm:
Reuters ngày 20/1/2022: France and Japan face ‘tougher’ Indo-Pacific security situation, minister says
Hội đàm cấp Bộ trưởng Úc – Anh nhằm thúc đẩy AUKUS
Hôm thứ Sáu ngày 20/1/2022, Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Quốc phòng Anh đã có cuộc hội đàm với những người đồng cấp Úc tại Sydney, tập trung vào việc thúc đẩy hiệp ước an ninh AUKUS liên quan đến năng lượng hạt nhân tàu ngầm và chia sẻ quan điểm về việc đối mặt với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tại Úc, Ngoại trưởng Vương quốc Anh Liz Truss cảnh báo những kẻ thù đang tìm cách “xuất khẩu chế độ độc tài ra khắp thế giới”, kêu gọi các nước đồng minh “cần đoàn kết đáp trả những kẻ xâm lược toàn cầu” đồng thời bà cho biết thêm rằng việc Trung Quốc cưỡng bức kinh tế Australia là một lời cảnh tỉnh cho các quốc gia khác.
Trong cuộc hội đàm, hai bên đã đã ký các thỏa thuận tài trợ cơ sở hạ tầng để thúc đẩy cơ hội đầu tư cơ sở hạ tầng “trung thực và đáng tin cậy” cho các quốc gia Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Hai bên đã đi tới thỏa thuận về quan hệ đối tác công nghệ quan trọng và không gian mạng. Theo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Australia Marise Payne, mối quan hệ hợp tác “sẽ giúp hình thành một môi trường công nghệ tích cực và duy trì một mạng Internet cởi mở, miễn phí, hòa bình và an toàn”. Thông tin từ cuộc hội đàm cũng cho biết Hải quân Anh sẽ tăng cường hiện diện ở Thái Bình Dương để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Xem thêm:
The Guardian ngày 19/1/2022: Senior UK ministers head to Australia to cement defence and trade ties
Australian Minister for Foreign Affairs Minister for Women ngày 20/1/2022: Statement on the UK-Australia Cyber and Critical Technology Partnership
GOV.UK ngày 21/1/2022: Foreign Secretary Liz Truss’ speech to the Lowy Institute
Financial Times ngày 21/1/2022: UK foreign secretary calls on allies to curb rise of Russia and China. Một bản PDF được lưu trữ ở đây
Bloomberg ngày 21/1/2022: Australia, U.K. Work on Security Ties as China’s Clout Grows. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Reuters ngày 21/1/2022: Britain warns Putin and Xi: West will stand up to ‘dictatorship’
Independent ngày 21/1/2022: Liz Truss: China’s economic coercion of Australia a wake-up call to other states
Tổng thống Biden với Thủ tướng Kishida của Nhật Bản tổ chức cuộc hội đàm chính thức đầu tiên về Trung Quốc, vũ khí hạt nhân
Vào ngày 21/1/2022, Tổng thống Biden đã có cuộc hội đàm đầu tiên với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio kể từ khi ông nhận chức lãnh đạo nội các Nhật Bản. Cuộc hội đàm nhằm nêu bật sức mạnh của mối quan hệ Mỹ – Nhật và thúc đẩy tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở, được cho là vốn rất quan trọng đối với cuộc sống của người dân Mỹ và Nhật Bản.
Xem thêm:
The White House ngày 21/1/2022: Readout of President Biden’s Meeting with Prime Minister Kishida of Japan
The Philadelphia Inquirer ngày 22/1/2022: Biden-Kishida hold first formal talks touch on China, nuclear weapons
—–
IV- QUAN HỆ MỸ – TRUNG
FBI và Uỷ ban Đầu tư Nước ngoài tại Mỹ điều tra đầu tư của Trung Quốc vào nhà sản xuất máy bay của Mỹ liên quan tới rủi ro an ninh quốc gia
Theo các nguồn tin và tư liệu mà The Wall Street Journal có được, Cục điều tra Liên bang và một uỷ ban sàng lọc đầu tư của nước ngoài tại Hoa Kỳ đang điều tra khoản đầu tư của Trung Quốc vào công ty khởi nghiệp máy bay Icon Aircraft Inc. sau cáo buộc công ty này chuyển giao những công nghệ có thể ứng dụng trong quân sự cho Trung Quốc. Công ty đầu tư được chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn hiện đang là cổ đông lớn nhất của Icon Aircraft Inc. và chiếm tới 47% cổ phần của công ty khởi nghiệp này.
Xem thêm:
The Wall Street Journal ngày 18/1/2022: Chinese Investment in US Plane Maker Draws FBI, National-Security Reviews
Mỹ chưa sẵn sàng gỡ bỏ thuế quan đối với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm thứ Tư 19/1/2022 cho biết ông chưa sẵn sàng dỡ bỏ các loại thuế dưới thời Trump vì Bắc Kinh đã không thực hiện được những lời hứa mà họ đã đưa ra theo thỏa thuận thương mại giai đoạn một đã hết hạn vào cuối năm ngoái.
Bộ trưởng Nông nghiệp Hoa Kỳ Tom Vilsack cũng xác nhận điều này trong phiên điều trần tại Uỷ ban Nông nghiệp Hạ viện. Ông cho biết Trung Quốc “đang thiếu 13 tỷ đô la mua hàng và có bảy lĩnh vực chính mà họ vẫn chưa thực hiện.”
“Phía Trung Quốc luôn tin rằng việc hủy bỏ các mức thuế bổ sung là tốt cho Trung Quốc, Hoa Kỳ và thế giới,” phát ngôn viên của Bộ Thương mại Trung Quốc Shu Jueting cho biết khi được yêu cầu bình luận về tuyên bố của Biden. “Đặc biệt trong tình hình lạm phát hiện nay, việc dỡ bỏ thuế quan bổ sung là lợi ích cơ bản của người tiêu dùng và nhà sản xuất ở cả Trung Quốc và Mỹ, đồng thời có lợi cho sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu”.
Theo Stratfor, Biden cho biết Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai đang giải quyết vấn đề thuế quan với Trung Quốc, nhưng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp muốn dỡ bỏ hoặc đình chỉ thuế quan đã chỉ trích chính sách của chính quyền đối với Trung Quốc là quá chậm và không thay đổi cách tiếp cận của cựu Tổng thống Donald Trump. Các rò rỉ với giới truyền thông cho thấy có sự chia rẽ trong Nhà Trắng về việc liệu có nên nới lỏng thuế quan để xoa dịu lạm phát và giúp đỡ nền kinh tế Mỹ hay sử dụng thuế quan để tăng đòn bẩy trong các cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Với các cuộc bầu cử quốc hội giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ sắp diễn ra vào tháng 11, có vẻ như chính quyền Biden sẽ không thể nới lỏng chính sách đối với Trung Quốc, vì vậy có khả năng mức thuế sẽ được giữ nguyên hoặc được sửa đổi một chút để giữ chúng ở mức cao, ngay cả khi có sự thay đổi trong các loại hàng hoá.
Xem thêm:
Bloomberg ngày 19/1/2022: Biden Says ‘Uncertain’ Whether China Tariffs Will Be Lifted. Một bản PDF được lưu trữ ở đây.
Bloomberg ngày 20/1/2022: China Hasn’t Kept Agricultural Trade Commitments, Vilsack Says. Một bản toàn văn được lưu trữ ở đây.
South China Morning Post ngày 20/1/2022: China balks at Biden’s insistence on maintaining Trump-era tariffs, while think tank urges ‘recoupling’
Stratfor ngày 20/1/2022: US, China: Washington Not Ready to Lift Tariffs on Beijing
Hoa Kỳ điều tra nền tảng đám mây của Alibaba vì quan ngại về rủi ro an ninh quốc gia
Trọng tâm của cuộc điều tra là cách công ty lưu trữ dữ liệu của khách hàng Hoa Kỳ, bao gồm thông tin cá nhân và sở hữu trí tuệ, và liệu chính phủ Trung Quốc có thể truy cập vào nó hay không, theo những nguồn tin của Reuters. Một trong những nguồn tin này cho biết khả năng Bắc Kinh làm gián đoạn quyền truy cập của người dùng Hoa Kỳ vào thông tin của họ được lưu trữ trên đám mây Alibaba cũng là một mối lo ngại.
Cuộc điều tra này được thực hiện bởi một văn phòng nhỏ trong Bộ Thương mại Hoa Kỳ được gọi là Văn phòng Tình báo và An ninh.
Xem thêm:
Reuters ngày 19/1/2022: Exclusive: US examining Alibaba’s cloud unit for national security risks – sources
Trung Quốc chỉ trích Hoa Kỳ trừng phạt các công ty quốc phòng của nước này
Ngày 21/1/2022, Bắc Kinh đã chỉ trích Washington áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty quốc phòng Trung Quốc mà phía Mỹ cho rằng “đã xuất khẩu công nghệ tên lửa” đồng thời cáo buộc Mỹ đạo đức giả khi bán tên lửa hành trình có khả năng hạt nhân. “Đây là một hành động bá quyền điển hình. Trung Quốc kêu gọi Hoa Kỳ ngay lập tức sửa chữa cho những sai lầm của mình, hủy bỏ các lệnh trừng phạt liên quan, ngừng đàn áp các doanh nghiệp Trung Quốc và dừng bôi nhọ Trung Quốc”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Zhao Lijian nói. Ông Zhao cũng chỉ trích Hoa Kỳ đã theo đuổi “tiêu chuẩn kép” khi bán tên lửa hành trình Tomahawk có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Australia. Trước đó, Hoa Kỳ đã công bố các hình phạt đối với ba công ty bao gồm: Viện Nghiên cứu số 1, Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc; Viện Nghiên cứu số 4, Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc cùng với Poly Technologies Inc và các công ty con được cho là “tham gia vào các hoạt động phổ biến công nghệ tên lửa” không xác định; đồng thời cấm các công ty này tham gia vào thị trường Hoa Kỳ và không được phép tiếp cận các công nghệ có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí.
Xem thêm:
Defense News ngày 21/1/2022: US hits Chinese defense companies with sanctions
Blinken: Bắc Kinh đang đem tới nhiều gây hấn hơn trong các mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh
Ngoại trưởng Mỹ cho biết mối quan hệ song phương Mỹ – Trung đang ngày càng trở nên đối nghịch nhau, đồng thời thừa nhận rằng việc Washington từ chối chủ nghĩa đa phương trong những năm gần đây đã cho phép Bắc Kinh có vai trò toàn cầu nổi bật hơn.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 25/1/2022: China-US relations: Blinken says Beijing is bringing more aggression to competitive and cooperative ties
—–
V- QUAN HỆ EU – TRUNG QUỐC
Thủ tướng, ngoại trưởng Trung Quốc lần đầu điện đàm với các người đồng cấp Đức
Ngay 17/1/2022, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Sau đó, ngày 20/1, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị có cuộc điện đàm đầu tiên với tân Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ông Vương kêu gọi phía Đức giữ nguyên tắc “công bằng và công lý”, cũng như “loại bỏ can thiệp từ bên ngoài. Trong khi đó, phía Đức khẳng định cơ sở của sự hợp tác là cùng tôn trọng luật pháp quốc tế và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ.
Xem thêm:
Tân Hoa Xã ngày 17/1/2022: Chinese premier pledges to promote steady, long-term development of China-Germany ties
Website Thủ tướng Đức ngày 17/1/2022: Bundeskanzler Scholz telefoniert mit dem chinesischen Premierminister Li Keqiang
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 21/1/2022: Wang Yi Holds a Virtual Meeting with New German Foreign Minister Annalena Baerbock
Thông báo trên Twitter của Bộ Ngoại giao Đức ngày 21/1/2022 tại đây
Quyền Đại sứ Đức tại Trung Quốc cho biết Trung Quốc phải ‘khẩn trương’ tìm các giải pháp để thúc đẩy quan hệ thương mại với Đức
Tại buổi công bố khảo sát hàng năm của Văn phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc về kinh doanh của Đức tại Trung Quốc vào ngày 18/1/2022, quyền đại sứ Frank Rueckert của Berlin cho biết quyền hạn chế đi lại và kiểm dịch là hai trong số những khó khăn theo “nhiều hướng khác nhau” mà Trung Quốc và Đức phải đối mặt. Trong đó, Trung Quốc đã và đang thúc đẩy cái gọi là chiến lược lưu thông kép, nhằm chú trọng thêm vào tiêu dùng nội địa và tăng cường khả năng tự cung tự cấp trong sản xuất công nghệ cao. Tuy nhiên, cách tiếp cận này đã gây lo ngại cho các công ty nước ngoài rằng họ có thể bị loại khỏi thị trường Trung Quốc.
Xem thêm:
South China Morning Post ngày 18/1/2022: China must ‘urgently’ find solutions to boost trade ties with Germany, Berlin’s top diplomat says
Bản Khảo sát Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc về mức độ tin cậy của doanh nghiệp
Theo bản khảo sát, xu hướng “tự lực cánh sinh” của Trung Quốc ảnh hưởng đến sân chơi bình đẳng. Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc tập trung chính trị vào chính nền kinh tế Trung Quốc, việc đối xử ưu đãi với các công ty địa phương đã trở thành thách thức pháp lý quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Đức tại Trung Quốc. Dù vậy, kết quả của cuộc khảo sát sự tin cậy do Phòng Thương mại Đức tại Trung Quốc hợp tác với KPMG AG Wirtschaftsprüfungsgesellschaft cho thấy niềm tin vào sự tăng trưởng của thị trường Trung Quốc vẫn còn mạnh mẽ. Các công ty Đức đang ngày càng tăng tốc quá trình nội địa hóa ở Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu thị trường, xu hướng phân biệt đối xử ngày càng tăng và quyền hạn chế đi lại.
Xem thêm:
Business Confidence Survey German Chamber of Commerce in China
Các nhà lập pháp Pháp chính thức công nhận việc Trung Quốc đối xử với người Tân Duy Nhĩ là ‘tội ác diệt chủng’
Nghị quyết không ràng buộc, được thông qua với 169 phiếu thuận và chỉ một phiếu chống, được đề xuất bởi Đảng Xã hội ở hạ viện. Bên cạnh đó, nghị quyết cũng được Đảng Nền Cộng hoà Tiến bước của Tổng thống Emmanuel Macron ủng hộ.
Xem thêm:
France24 ngày 20/1/2022: French lawmakers officially recognise China’s treatment of Uyghurs as ‘genocide’
Một nhóm sinh viên vận động kêu gọi các trường đại học ở Vương quốc Anh cắt đứt quan hệ với các công ty liên kết với nhà nước của Trung Quốc
Chiến dịch Nghiên cứu Đạo đức, được thành lập bởi một nhóm sinh viên, đã kêu gọi các trường đại học ở Anh chấm dứt tất cả các dự án nghiên cứu với Tập đoàn BGI khổng lồ về gen của Trung Quốc vì những lo ngại về quyền riêng tư dữ liệu.
Xem thêm:
Evening Standard ngày 20/1/2022: Campaign group urges UK Universities to cut ties with Chinese state-linked companies
—–
VI- PHÂN TÍCH/BÌNH LUẬN
AMTI: Các tàu nạo vét hiện diện ở ngoài khơi căn cứ hải quân Ream của Campuchia
Các bức ảnh vệ tinh từ Maxar, Planet và ảnh đăng trên trang Facebook của Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Tea Banh cho thấy có ít nhất hai tàu nạo vét hoạt động tại khu vực ngoài khơi bờ biển Ream cùng với sà lan thu gom cát từ ngày 13 đến 18/1. Quy mô của việc nạo vét là không rõ ràng nhưng có thể đánh dấu một sự nâng cấp đáng kể về khả năng của căn cứ này đối với các tàu hải quân. Việc nạo vét các cảng sâu hơn là cần thiết cho các tàu quân sự cỡ lớn cập cảng tại Ream và có thể là một phần của thỏa thuận bí mật giữa Trung Quốc và Campuchia mà các quan chức Mỹ đã cho biết đã phát hiện ra vào năm 2019. Thỏa thuận được cho là cho phép quân đội Trung Quốc tiếp cận căn cứ Ream để đổi lại các tài trợ cho việc cải tạo cơ sở vật chất. Các quan chức Campuchia xác nhận rằng Trung Quốc đang tài trợ xây dựng tại Ream nhưng khẳng định không có kế hoạch tiếp cận quân sự của Trung Quốc.
Xem thêm:
Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ngày 21/1/2022: Dredgers Spotted at Cambodia’s Real Naval Base
Riko Watanabe: Triển vọng nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Campuchia năm 2022
Theo tác giả, về vấn đề Myanmar, các động thái của Campuchia cho thấy nước này không hài lòng với cả sự vắng mặt của Myanmar trong các hội nghị ASEAN, cũng như với chính quyền quân sự Myanmar. Nếu Campuchia có thể thuyết phục Myanmar trở lại, sẽ có khả năng các nước ASEAN chấp nhận sáng kiến này. Tác giả nhận định Campuchia, Indonesia và Thái Lan sẽ là những nhân tố chính trong vấn đề này năm 2022.
Bên cạnh đó, với việc Myanmar là nước điều phối quan hệ ASEAN – Trung Quốc trong năm 2022, tác giả lo ngại sự thống nhất trong ASEAN sẽ bị xói mòn nếu cả Myanmar và Campuchia hành động có lợi cho Trung Quốc.
Về Covid-19, tác giả nhận định việc ứng phó tốt với đại dịch là cơ hội cho Campuchia trong năm chủ tịch. Về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), tác giả cho rằng khó có khả năng có bước tiến quan trọng trong năm 2022, trong khi Campuchia có thể tìm cách giảm sự chú ý tới vấn đề này, mà thay vào đó hướng sự chú ý tới Myanmar.
Xem thêm:
East Asia Forum ngày 18/1/2022: Prospects for Cambodia’s chairing of ASEAN in 2022
Jay L. Batongbacal: Bầu cử tổng thống và Biển Tây Philippines: Một sự thay đổi lớn?
Tác giả nhận định Tổng thống mới của Philippines sau cuộc bầu cử năm 2022 sẽ xác định cách nước này giải quyết vấn đề Biển Đông, cả trong nội bộ lẫn trên trường quốc tế. Tác giả nhận định ứng cử viên Ferdinand Marcos Jr. dường như sẽ lặp lại sai lầm của ông Duterte, thậm chí theo thuyết chiến bại hơn cả đương kim Tổng thống. Trong khi đó, các ứng viên còn lại có thể có chính sách cách biệt hơn với Trung Quốc, tuy ở mức độ khác nhau.
Theo tác giả, chiều hướng vấn đề Biển Đông sẽ phụ thuộc vào quan điểm của tân Tổng thống Philippines trên ba lĩnh vực: quyền lợi của nước này ở Biển Đông, quan hệ đồng minh với Mỹ và phương hướng thảo luận vấn đề này trong ASEAN. Nếu ông Macros thắng cử, ông có thể tiếp tục chính sách hòa giải của Tổng thống Duterte, thậm chí dừng hiện đại hóa quân sự. Những điều này có thể khiến các cuộc thảo luận về Biển Đông trong ASEAN mất phương hướng. Trong khi đó, nếu một ứng cử viên khác thắng cử, tân Tổng thống có thể quay về cách tiếp cận thông thường, có quan điểm tích cực hơn về phán quyết tòa trọng tài, liên minh Philippines – Mỹ hay ủng hộ sự gắn kết của ASEAN trong quan điểm về Biển Đông. Tác giả nhận định nếu Philippines tiếp tục chính sách của ông Duterte về Biển Đông trong nhiệm kỳ tới, lợi ích của nước này sẽ chịu tác động tiêu cực, cũng như ảnh hưởng đến cả khu vực và tình hình Biển Đông nói chung.
Xem thêm:
Fulcrum ngày 19/1/2022: Presidential Polls and the West Philippine Sea: A Sea Change?
Elizabeth Economy nói về tham vọng toàn cầu của Trung Quốc trên các mặt chính trị, kinh tế và công nghệ
Theo cố vấn cao cấp về Trung Quốc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ Elizabeth Economy, tác giả cuốn sách The World According to China, trên trường quốc tế, Tập Cận Bình có tham vọng không chỉ là người cải cách hệ thống mà còn là người thay đổi cả hệ thống. Điều này được thể hiện trên 5 khía cạnh: chủ quyền lãnh thổ, sức mạnh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, lan tỏa giá trị và lợi ích ra toàn cầu, kinh tế và dẫn dắt cải cách hệ thống quản trị toàn cầu. Bà cũng chỉ ra bên cạnh tham vọng của Trung Quốc, giới quan sát cũng cần chú ý đến các thành quả cụ thể của các sáng kiến đối ngoại của Trung Quốc – khi một số sáng kiến như Viện Khổng Tử không đạt được kỳ vọng.
Xem thêm:
Quartz ngày 19/1/2022: How Beijing’s global ambitions are playing out in politics, economics, and technology
Máy quét an ninh trên khắp châu Âu gắn liền với chính phủ, quân đội Trung Quốc
Tại một số điểm nhạy cảm nhất trên thế giới, các nhà chức trách đã lắp đặt các thiết bị kiểm tra an ninh do một công ty Trung Quốc có quan hệ sâu sắc với quân đội Trung Quốc và các cấp cao nhất của Đảng Cộng sản cầm quyền sản xuất. Công ty Nuctech đã bị loại khỏi Hoa Kỳ trong nhiều năm do lo ngại về an ninh quốc gia, nhưng công ty này đã thâm nhập sâu rộng khắp các nước châu Âu, lắp đặt các thiết bị ở 26 trong số 27 quốc gia thành viên EU, theo hồ sơ mua sắm công, hồ sơ của chính phủ và doanh nghiệp được đánh giá bởi Associated Press.
Xem thêm:
AP News ngày 20/1/2022: Security scanners across Europe tied to China govt, military
Lamont Colucci: Giai đoạn mới của Hải quân nước xanh Trung Quốc
Điều quan trọng đối với khả năng hoạt động của Hải quân nước xanh (hoạt động tại các vùng biển xa) không chỉ là khả năng cho tàu chiến băng qua các đại dương mà còn kết hợp với ổn định các lợi ích kinh tế và thương mại để tạo ra sức mạnh tổng hợp giữa kinh tế, quân sự và ngoại giao. Sáng kiến Một vành đai, Một con đường với các khoản vay dễ dàng nhưng vượt quá khả năng chi trả có thể là một phần trong tham vọng đẩy mạnh hoạt động của Hải quân nước xanh của nước này thông qua các khoản vay, áp lực ngoại giao và “bóng đen của sự ép buộc quân sự” kết hợp với các “chế độ tham nhũng” để biến các quốc gia vay nợ trở thành “chư hầu” trong tham vọng của Trung Quốc. Mỹ đã rất lo lắng cho lợi ích của mình khi Cảng Bata của Guinea Xích Đạo có thể trở thành căn cứ quân sự của Trung Quốc khi nước này vay Bắc Kinh khoản nợ vượt quá 49% GDP. Ngoài Bata, Tình báo Mỹ đã báo cáo với Quốc hội việc Trung Quốc đang đang xem xét việc xây dựng căn cứ ở Kenya, Seychelles, Angola và Tanzania.
Một phương pháp mở rộng ảnh hưởng “tiên tiến” hơn của Trung Quốc là xây dựng thể chế kinh tế và ngoại giao. Ví dụ điển hình là Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Châu Phi thành lập năm 2020 được xem như là nỗ lực tạo ra hệ thống toàn Châu Phi phụ thuộc kinh tế và quân sự Trung Quốc dưới chiêu bài phát triển và an ninh. Theo cách này, Trung Quốc có thể tiến đến các căn cứ hải quân ở Đại Tây Dương và cả khu vực Caribe.
Xem thêm:
Washington Times: China’s new blue water naval phase
Grzegorz Stec, Zsuzsa Anna Ferenczy: Mối quan hệ EU-Đài Loan: Giữa kỳ vọng và thực tế
Theo tác giả Grzegorz Stec và Zsuzsa Anna Ferenczy, một quá trình hợp tác chín muồi đã bắt đầu giữa EU và Đài Loan, nhưng xét về kỳ vọng của cả hai thì vẫn còn nhiều khả năng cải tiến. Trên thực tế một mặt EU muốn liên kết với Đài Loan nhưng mặt khác khối này vẫn giữ cam kết với chính sách “Một Trung Quốc” của mình. Và một nghi vấn được đặt ra rằng: Liệu EU có thực hiện điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc và Đài Loan hay không và bằng cách nào – trước những ràng buộc cố hữu của một khối gồm 27 quốc gia thành viên có chủ quyền với các năng lực và tham vọng khác nhau?
Xem thêm:
Merics ngày 17/1/2022: EU-Taiwan ties: Between expectations and reality
Loạt bài về cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
“Cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại” là khái niệm ưa thích của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình, nhưng dường như Trung Quốc chưa thể lan tỏa khái niệm này ra các quốc gia khác hay giới học giả thế giới. Trong thời gian qua, một số học giả Trung Quốc đã có những nghiên cứu về vấn đề này: Học giả Tôn Diễm (Sun Yan) tại Viện Nghiên cứu Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) có bài viết “Kiên trì nghĩ đến thiên hạ, không ngừng thúc đẩy xây dựng cộng đồng chung vận mệnh”. Học giả Tiết Lực (Xue Li) tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, CASS có bài viết “Truyền thống văn hóa Trung Quốc, cộng đồng chung vận mệnh của nhân loại và xây dựng ‘Vành đai và Con đường’ chất lượng cao”. Học giả Mâu Chung Giám (Mou Zhongjian) có bài viết “Cộng đồng chung: Kinh nghiệm Trung Quốc với vận mệnh nhân loại”. Hai học giả Tuân Khánh Trị (Hun Qingzhi) và Triệu Duệ Phu (Zhao Ruifu) tại Viện Chủ nghĩa Marx, Đại học Bắc Kinh có bài viết “Nền tảng giá trị chung của nhân loại và sự phát triển thời đại của việc xây dựng cộng đồng chung vận mệnh”.
Xem thêm:
Aisixiang ngày 28/12/2021: 孙艳:坚持胸怀天下 不断推动构建人类命运共同体
Aisixiang ngày 30/12/2021: 薛力:中国传统文化、人类命运共同体与高质量建设“一带一路”
Aisixiang ngày 1/1/2022: 牟钟鉴:共同体:人类命运中国经验
Aisixiang ngày 3/1/2022: 郇庆治 赵睿夫:构建人类命运共同体的人类共同价值基础及其时代拓展
Michael Clarke & Matthew Sussex: Cạnh tranh Mỹ – Trung nhìn từ Trung Quốc
Từ phân tích tuyên bố của mỗi nước và phản ứng của giới chuyên gia Trung Quốc sau hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11/2021, tác giả chỉ ra đang có sự khác biệt giữa hai quốc gia trong quan điểm về cạnh tranh Mỹ – Trung. Về vị thế của Trung Quốc, nước này nhấn mạnh có sự bình đẳng về vị thế và vai trò giữa họ và Mỹ, cả hai nước đã chia sẻ quyền lãnh đạo thế giới. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng bác bỏ những nghi ngờ rằng nước này muốn “xuất khẩu” mô hình nhà nước của mình và nhấn mạnh đến nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác qua vấn đề nhân quyền”. Ngoài ra, nước này cũng bày tỏ mong muốn được công nhận địa vị cường quốc từ Mỹ, được đảm bảo rằng Mỹ sẽ không tìm cách lật đổ chính quyền hay gây chiến tranh với Trung Quốc, hay cam kết với nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Trong khi đó, giới chuyên gia Trung Quốc coi Mỹ là cường quốc đang đi xuống và sẽ có hành động để kiềm chế Trung Quốc.
Xem thêm:
World Politics Review ngày 11/1/2022: The U.S.-China Rivalry According to China. Một bản PDF được lưu trữ ở đây
Trần Lý: Lý giải sâu sắc về “hai xác lập”, tự giác dẫn đến “hai giữ gìn”
Trong bài viết trên tạp chí Cầu Thị – tạp chí lý luận của ĐCS Trung Quốc, tác giả – là Chủ nhiệm Ủy ban Học thuật và Biên tập của Viện Nghiên cứu Lịch sử Tư liệu của ĐCSTQ – phân tích sâu về cơ sở về lý luận, lịch sử và thực tiễn của khái niệm “hai xác lập”, cũng như quan hệ giữa khái niệm này và khái niệm “hai giữ gìn” của ĐCSTQ.
(“Hai xác lập” là khái niệm mới được Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị TW6 khóa 19 vừa qua, theo đó “đảng xác lập địa vị hạt nhân của trung ương đảng, của toàn đảng đối với đồng chí Tập Cận Bình, xác lập địa vị chỉ đạo của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. “Hai giữ gìn” là khái niệm được đưa ra từ trước đó, bao gồm “giữ gìn địa vị hạt nhân của Trung ương đảng, của toàn đảng đối với đồng chí Tập Cận Bình, giữ gìn uy quyền và sự chỉ đạo tập trung thống nhất của trung ương đảng”.)
Xem thêm:
Cầu Thị ngày 16/1/2022: 深刻理解“两个确立” 自觉做到“两个维护”
—–
VII- NGHIÊN CỨU KHOA HỌC – BÁO CÁO CHÍNH SÁCH
Zachary Haver (2022) The People’s Liberation Army in the South China Sea- An Organizational Guide
Các đơn vị Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) hoạt động ở các tiền đồn quân sự hóa ở Biển Đông bảo vệ các tuyên bố chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc đồng thời phô trương sức mạnh trên vùng biển Đông Nam Á. Để hiểu rõ hơn về tổ chức của PLA ở Biển Đông, tác giả đã xác định và phân tích 9 đơn vị cụ thể của PLA được triển khai và đồn trú tại các tiền đồn ở Biển Đông bao gồm: Đơn vị 91431, Bộ chỉ huy đồn biển Tây Sa, Lữ đoàn radar số 3, Trạm sân bay Yongxing, Bộ chỉ huy đồn Tam Sa, Đơn vị 91531 (“Đơn vị công binh Hải quân”), Trạm quan sát vệ tinh Tây Sa, Đơn vị 92155 (“Lữ đoàn phòng không hải quân”) và Đơn vị 92508. Ngoài ra, tài liệu cũng kiểm tra, đánh giá một số đơn vị khác đã duy trì sự hiện diện ít nhất trên các tiền đồn của Trung Quốc ở nhiều điểm khác nhau bao gồm: Lữ đoàn 1 Thủy quân lục chiến PLA, Đơn vị 92690 , Đơn vị 92053 và Đơn vị 91522.
Tải toàn văn báo cáo ở đây.
CISS Tsinghua: Báo cáo triển vọng nguy cơ an ninh bên ngoài của Trung Quốc năm 2022
Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu An ninh và Chiến lược, Đại học Thanh Hoa (Trung Quốc) chỉ ra 10 mối nguy an ninh bên ngoài lớn với Trung Quốc trong năm 2022:
1. Va chạm ở biên giới, vùng biển và vùng trời xung quanh Trung Quốc tái xuất hiện;
2. Xung đột kinh tế thương mại tiếp diễn, tác động tiêu cực tới môi trường kinh tế bên ngoài của Trung Quốc;
3. Thách thức “chính trị hóa” trên toàn cầu gây ra các sự cố an ninh đối với các “hàng hóa công”
4. Thay đổi trong quan hệ quốc tế ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc;
5. Sự đối lập về quan điểm chính trị khiến quan hệ giữa các nước lớn xấu đi;
6. Các thế lực bên ngoài can dự, làm trầm trọng thêm căng thẳng ở eo biển Đài Loan;
7. Các sự việc khẩn cấp về an ninh mạng;
8. Dịch bệnh kéo dài, dẫn tới phản ứng dây chuyền;
9. Nguy cơ về tài chính ở các nền kinh tế lớn;
10. Thay đổi chính trị ở các nước tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) khiến chủ nghĩa khủng bố trỗi dậy.
Trong đó, về Biển Đông, báo cáo nhắc riêng đến nguy cơ lãnh đạo mới của Philippines có điều chỉnh lớn về chính sách, dẫn đến phát sinh các sự việc khẩn cấp ở khu vực tranh chấp giữa hai nước.
Xem toàn văn báo cáo tại đây
Xem thêm:
SCMP ngày 17/1/2022: From the South China Sea to the Indian border – a Chinese think tank weighs in on China’s geopolitical risks in 2022
———-
Dự án Đại Sự Ký Biển Đông đang nỗ lực duy trì tri thức mở, độc lập và phi chính trị. Mỗi sản phẩm của Dự án đều được thực hiện với thái độ nghiêm túc, khoa học dù trong giới hạn thời gian cá nhân của các thành viên và cộng tác viên Dự án. Nếu độc giả thấy sản phẩm của Dự án Đại Sự Ký Biển Đông hữu ích, hãy chung tay với Dự án để Dự án có thể duy trì hoạt động. Xem hướng dẫn tài trợ ở đây: https://dskbd.org/tai-tro-cho-du-an/. Báo cáo tài chính sẽ được tổng kết vào cuối năm. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn.